Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI HAI MƯƠI



NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ SỰ VINH HIỂN
(3)
II. NHỮNG NGƯỜI THỪA K
ĐƯỢC ĐỒNG HÓA ĐỂ VINH HÓA
A. Nhiều Em Của Con Trưởng
Trong hai bài vừa qua, chúng ta đã xem xét phước hạnh của quyền làm con. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy những người thừa kế được đồng hóa để vinh hóa. Những người thừa kế được đồng hóa theo điều gì? Theo hình ảnh của Đấng Christ, là Con Trưởng của Đức Chúa Trời (Hê. 1:5-6). Đấng Christ là Con Trưởng của Đức Chúa Trời, và tín đồ là nhiều con của Đức Chúa Trời (Hê. 2:10). Là Con Trưởng của Đức Chúa Trời, Đấng Christ là người mẫu, gương mẫu, kiểu mẫu và nguyên mẫu cho tất cả các em của Ngài, tức nhiều con trai của Đức Chúa Trời, là những người sẽ đồng hóa theo hình ảnh Ngài. Sự đồng hóa này dành cho sự vinh hóa sắp đến. Chúng ta không nên mong được vinh hóa mà trước hết không lớn lên trong sự sống và chưa được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Nếu mong được vinh hóa mà không được đồng hóa, chúng ta sẽ thất vọng. Sự vinh hóa sắp đến tùy thuộc vào việc chúng ta được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Do đó, vinh hóa tùy thuộc vào sự lớn lên trong sự sống của chúng ta.

Một lần nữa tôi xin dùng hạt giống hoa cẩm chướng làm hình ảnh minh họa. Hạt ging này được gieo vào lòng đất và nảy mầm: đó là tái sinh. Rồi cây cẩm chướng mọc lên: đó là lớn lên trong sự sng, là giai đoạn biến đổi. Sau cùng, cây cẩm chướng lớn lên đến độ nở hoa: đó là biến hóa và vinh hóa. Giai đoạn nở hoa của cây cẩm chướng là giai đoạn vinh hóa. Nếu trong khi cây cẩm chướng giai đoạn nảy mầm, nó lại mong nở hoa và được vinh hóa mà không lớn lên, thì thời điểm nở hoa sẽ không bao giờ đến. Nếu không lớn lên trong sự sống, nhưng lại chờ đợi thời điểm nở hoa, tức thời điểm vinh hóa, thì anh em là người mơ mộng hão huyền. Tuy nhiên, đó chính là tình trạng của nhiều Cơ-đốc nhân ngày nay.
Gần đây tôi có dùng bữa với vài người, bạn Cơ-đốc là những người rất quen thuộc với tình hình thế giới bên ngoài. Họ cho chúng tôi biết rằng rất nhiều Cơ-đốc nhân đang quan tâm đến hai phương diện chính yếu của lời tiên tri: sự cất lên và những dấu hiệu liên quan đến việc Chúa đến. Tuy nhiên, nếu mong được cất lên mà không lớn lên trong sự sống, chúng ta là những người mơ mộng, vì cất lên thật ra là chúng ta được biến hóa và vinh hóa. Không một hạt cẩm chướng nào có thể từ mầm lớn lên thành hoa một sớm một chiều. Hãy tưởng tượng một mầm cây cẩm chướng mơ tưởng rằng nó sẽ lớn lên từ mầm thành hoa chỉ trong chốc lát. Điều đó có thể xảy ra trong mơ, nhưng không thể xảy ra trong đời sống thực tế, vì sự phát triển bất thường ấy tuyệt đối nghịch với luật sự sống. Theo luật sự sống, một cây cẩm chướng phải lớn lên dần dần cho đến khi đạt tới tình trạng trưởng thành. Khi ấy và chỉ khi ấy, hoa mới xuất hiện. Cũng vậy, chúng ta phải lớn lên dần dần cho đến khi đạt đến tình trạng một người tầm thước vóc giạc (Êph. 4:13, Hi văn). Một khi đã đạt đến tình trạng nở hoa, chúng ta sẵn sàng để được biến hóa và vinh hóa. Như vậy, sự vinh hóa với sự biến hóa chỉ có thể có sau khi chúng ta đã đến tình trạng trưởng thành.
Chúng ta cũng có thể dùng việc tốt nghiệp đại học làm hình ảnh minh họa. Giả sử một sinh viên năm thứ nhất mơ tưởng rằng qua một đêm, anh hoàn tất chương trình học và sáng hôm sau sẽ tốt nghiệp. Đó chỉ là giấc mơ. Trên thực tế, anh không nên mong tốt nghiệp cho đến khi nào hoàn tất chương trình bốn năm đại học. Sau khi đã hoàn tất mọi khóa học và đậu tất cả những kỳ thi, anh sẽ được công nhận tốt nghiệp. Tốt nghiệp không bao giờ đến cách bất ngờ.
Nhiều Cơ-đốc nhân sống trong mơ. Mặc dầu nhiều Cơ-đốc nhân mong được cất lên không trung, nhưng cuối cùng họ đều trở thành bụi đất. Trong một thế kỷ rưỡi qua, đã có nhiều lời tiên đoán kỳ quặc về việc Chúa đến. Nhiều người gọi là các giáo sư về lời tiên tri thậm chí còn dám xác định ngày Chúa giáng xuống không trung. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua và đã không có điều gì xảy ra. Mọi lời tiên đoán đều không thành sự thật.
Tôi được cứu khi còn là một thiếu niên, sau khi Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt vài năm. Tôi yêu thích đọc Kinh Thánh và biết những lẽ thật của Kinh Thánh. Vì vậy, dầu là một học sinh có ít tiền, tôi vẫn cố gắng mua các sách thuộc linh. Có nhiều người dạy dỗ và viết về những lời tiên tri, đã đưa ra nhiều lời tiên đoán, nhưng hầu hết những li tiên đoán ấy bị sự bùng nổ của Thế Chiến Thứ Hai đánh đổ hoàn toàn; không một lời nào ứng nghiệm. D. M. Panton, một giáo sư Kinh Thánh vĩ đại, xuất bản tờ báo mang tựa đề Bình Minh. Vào giữa thập niên 1930, ông in một bài báo có hai , bức ảnh, một của Sê-sa Nê-rô và một của Mussolini. D. M. Panton nói: “Hãy nhìn những bức ảnh này xem. Họ giống nhau dường nào. Mussolini hẳn phải là anti-Christ”. Sau khi biết bài báo này, tôi nói trong một buổi nhóm: “Thưa các thánh đồ quí mến, Panton đã xuất bản một bài báo nói rằng Mussolini anti-Christ. Nếu vậy thì chắc chắn Chúa gần đến rồi, chúng ta sẽ được cất lên. Thưa anh em, sâu xa trong linh tôi biết một nguyên tắc-cất lên là kết quả của tình trạng trưởng thành. Trong Tân Ước, cất lên được ví như mùa gặt, chỉ có thể có mùa gặt khi lúa đã trưởng thành và đã chín. Nếu lúa chưa chín mà vẫn còn mềm và xanh, làm sao mùa gặt đến được? Đó là điều không thé. Anh chị em ơi, hãy nhìn tình hình giữa vòng dân Chúa ngày nay. Hãy nhìn cây lúa. Lúa đã chín chưa? Anh em có tin rằng với tình trạng lớn lên hiện tại của lúa, mùa gặt sẽ đến không? Không thể nào có điều đó. Hãy nhìn cánh đồng-không nơi nào có sự lớn lên thật sự. Mặc dầu có hàng ngàn Cơ-đốc nhân thật ở khắp mọi nơi trên đất, là kết quả của hai thế kỷ truyền giáo, kết quả của cầc giáo sĩ đã đem Phúc Âm đến những nơi xa xôi nhất trên trái đất này, nhưng vẫn có rất ít sự lớn lên. Đâu là lớn lên thật sự trong sự sống? Hiếm có sự ln lên nào và cũng không có trưởng thành. Làm thế nào chúng ta mong có mùa gặt? Tôi dám nói rằng mùa gặt sẽ không tới cho đến chừng nào lúa đã chín”. Tôi nói lời này cách đây gần 40 năm; tuy nhiên, sự cất lên chưa xảy ra. Mussolini đã bị giết và chôn, và không có Cơ-đốc nhân nào đã thấy được anti-Christ.
Chúng ta không nên giải nghĩa lời tiên tri cách kỳ quặc theo lối tiên đoán. Nhiều tác giả dã làm điều này và tất cả đều bị xấu hổ. Chúng ta phải biết rằng sự vinh hóa với sự biến hóa tùy thuộc vào lớn lên trong sự sống cho đến khi chúng ta đạt đến tình trạng trưởng thành. Nếu muốn được vinh hóa, chúng ta phải lớn lên, vì vinh hóa là kết quả của trưởng thành. Khi chúng ta bước vào tình trạng trưởng thành, sự trưởng thành ấy sẽ đưa đến vinh hóa. Vinh hóa sẽ không đến cách tình cờ như một sự kiện xảy ra qua đêm mà đó là kết quả của sự lớn lên trong sự sống. Thưa anh chị em, chúng ta cần lớn lên. Là cây trồng của Đức Chúa Trời, chúng ta cần chín cho đến giờ thâu hoạch, là thời điểm biến hóa và vinh hóa của chúng ta.
Từ đây trở đi, chúng ta cần đọc thêm những câu trong La-mã chương 8 và chú giải những câu này, kể cả một số câu chúng tôi đã đề cập trong hai bài trước. Chúng ta có thể bắt đầu với câu 17: “Lại nếu đã là con cái, thì cũng là kẻ thừa thọ, tức là kẻ thừa thọ của Đức Chúa Trời và là đồng thừa thọ với Đấng Christ, miễn là chúng ta đồng chịu khổ với Ngài, hầu cho cũng đồng vinh hiển với Ngài”. Con trẻ không thể là những người thừa kế hợp pháp. Để trở nên những người thừa kế hp pháp, con trẻ phải lớn lên thành con trai, và con trai phải lớn lên thành người thừa kế. Khi đạt đến giai đoạn lớn lên này, chúng ta sẽ được vinh hóa. Mặc dầu chúng ta đã xem xét câu này trong bài trước, nhưng bây giờ tôi muốn giải nghĩa câu này từ một góc độ khác. Chúng ta cần hiểu rằng sự lớn lên đích thực của bất cứ loại sự sng nào cũng tùy thuộc vào gian khó và chịu khổ. Không có gian khó và chịu khổ thì bất cứ sự sống nào cũng khó lớn lên. Trong câu 17, chúng ta thấy vấn đề chịu khổ. Tôi đã chỉ ra rằng càng trải qua chịu khổ, mức độ vinh hiển của chúng ta càng lớn. Tuy nhiên, sự chịu khổ được đề cập trong câu 17 không chỉ liên quan đến sự vinh hóa bề ngoài; chịu khổ cũng để lớn lên trong sự sng. Càng chịu khổ, chúng ta càng lớn lên và càng mau trưởng thành. Nếu cây lúa ngoài đồng biết nói, lúa sẽ nói nó lớn lên không những nhờ đất, nước, phân bón, không khí và ánh nắng, mà cũng nhờ chịu khổ nữa. Ngay cả chính ánh nắng cũng là nguồn gc của hoạn nạn vì sức nóng của mặt trời nung đốt cây lúa cho đến chín vàng. Vì vậy, nếu mong lớn lên, anh em cần nói với Chúa: “Chúa ơi, con không khước từ bất cứ một nỗi khổ nào. Nỗi khổ giúp con lớn lên”. Chúng ta không nên mong một cuộc đời không có hoạn nạn.
Nhiều lần tôi đã dùng hôn nhân làm hình ảnh minh họa. Là một thanh niên, chắc chắn anh em mong có một chị em làm vợ, là người thật phù hợp với tình cảnh của mình. Tuy nhiên, cuối cùng anh em khám phá ra vợ mình hoàn toàn trái với lòng mong đợi của mình. Đừng nghĩ rằng cuộc hôn nhân đó được hoạch định để cắt anh em thành nhiều mảnh. Không, anh em phải nói: “Chúa ơi, con cảm tạ Ngài về một người vợ tốt như vậy. Vợ con không cắt con làm nhiều mảnh mà giúp con lớn lên”. Không một người chồng nào thích nghe vợ mình nói: “Không”. Tất cả chúng ta đều thích nghe vợ mình nói: “Vâng”. Điều đó ngọt ngào biết bao! Tuy nhiên, dường như hầu hết những người vợ đều quen nói: “Không”. Những tiếng “Không” này đem lại sự lớn lên nhiều hơn cho chúng ta là những người làm chồng. Vì vậy thưa các bạn trẻ, anh em được an ủi khi người vợ yêu dấu nói “Không” với mình. Đừng bối rối hay bị tổn thương, nhưng hãy nói: “Chúa ơi, con cảm tạ, Ngài về tất cả những tiếng ‘Không’ này”. Chịu khổ như vậy giúp chúng ta lớn lên và trưởng thành. Tuy nhiên, như Phao-lô nói trong câu 18: “Vả, tôi kể sự khổ sở hiện nay chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển sắp được bày tỏ ra cho chúng ta”. Chúng ta đã đề cập đến phương diện chịu khổ này trong bài trước.
Các câu 26 và 27 chép: “Cũng một lẽ ấy, Thánh Linh giúp đỡ cho sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng ta chẳng biết thể nào cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Thánh Linh lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng dạ hiểu biết chí hướng của Thánh Linh; vì Thánh Linh theo ý ch của Đức Chúa Trời mà cầu thay cho các thánh đồ”. Ở đây chúng ta có sự thông cảm, giúp đỡ, và cầu thay của Linh. Chúng ta có những điều này vì mục đích gì? Mục đích được tìm thấy trong các câu từ 28 đến 30. Phao-lô bắt đầu câu 28 với các từ: ‘Vả, chúng ta biết”, là những từ nối kết câu này với những câu trước. ‘Vả, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời làm cho mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ thương yêu Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo chỉ định (RcV: mục đích) của Ngài”. Mục đích kêu gọi của Đức Chúa Trời là gì? Chúng ta tìm thấy mục đích này trong câu 29. “Vì kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã dự định để trở nên ging như hình ảnh của Con Ngài, hầu cho Con ấy làm Con Sanh Đầu Nhứt giữa nhiều anh em”. Phao-lô không nói Đức Chúa Trời biết trước và tiền định cho chúng ta đi đến một nơi vui vẻ hay có một cuộc đời chịu khổ mãi mãi. Những điều đó không phải là phần định trước của chúng ta. Đức Chúa Trời định sẵn cho chúng ta được đồng hóa theo hình ảnh của Con Ngài. Phần định này đã được quyết định thậm chí trước khi chúng ta được dựng nên. Trước khi sáng tạo thế giới, Đức Chúa Trời đã quyết định phần định này cho chúng ta. Vì vậy, đó là phần định trước.
Con Trưởng của Đức Chúa Trời là nguyên mẫu, và chúng ta là sự sản xuất hàng loạt. Đấng Christ là người mẫu, khuôn mẫu và kiểu mẫu. Đức Chúa Trời đã đặt tất cả chúng ta vào trong Ngài để chúng ta được nắn đúc thành hình ảnh của Con Trưởng Ngài. Cuối cùng tất cả chúng ta sẽ được đồng hóa theo khuôn mẫu này. Thỉnh thoảng khi các chị em làm bánh, họ đổ bột vào một cái khuôn. Được đổ khuôn, bột sẽ nhận lấy kiểu mẫu và hình ảnh của khuôn. Hơn nữa, bột cũng phải được nướng để bánh không thay đổi, có thể mang kiểu mẫu của khuôn. Nếu nói được, có lẽ bột sẽ la lên: “Ch ơi, xin thương xót tôi. Đừng tạo nhiều áp lực như vậy. Tôi không thể chịu nổi. Xin cất bàn tay chị đi”. Tuy nhiên, chị em sẽ trả lời: “Nếu tôi rút tay lại thì làm sao bột vừa khớp với kiểu mẫu của khuôn được? Bột thân mến ơi, sau khi được đổ khuôn bột sẽ được bỏ vào lò. Có lẽ bột nghĩ rằng áp lực như vậy đã đủ là hoạn nạn cho bột rồi, nhưng bột còn cần bị nung nữa. Sau khi kinh nghiệm áp lực và sức nóng dữ dội, bột sẽ mang kiểu mẫu của khuôn mãi”. Cũng vậy, Đấng Christ, tức Con Trưởng của Đức Chúa Trời, là nguyên mẫu, kiểu mẫu và khuôn mẫu, còn chúng ta là bột. Tất cả chúng ta đều đã được cho vào khuôn, và bây giờ chúng ta đang được tay Đức Chúa Trời nhào trộn.
Chúng ta được định trước để đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời hầu Ngài có thể làm Con Trưởng giữa nhiều anh em. Đó là muc đích của Đức Chúa Trời. Mc đích của Đức Chúa Trời là sinh ra nhiều em của Con Trưởng Ngài. Khi Đấng Christ là Con Độc Sinh, Ngài là duy nhất, nhưng Đức Chúa Tri mong muốn có nhiều con là nhiều em của Con Ngài. Bằng cách này, Con Độc Sinh của Đức Chúa Trời trở nên Con Trưởng giữa nhiều em. Ngài là Con Trưởng, và chúng ta là nhiều con. Mục đích của điều này là gì? Là để chúng ta bày tỏ Đức Chúa Tri cách tập thể. Vương Quốc của Đức Chúa Trời được xây dựng bằng nhiều con của Ngài, và Thân Thể của Đấng Christ được xây dựng bằng nhiều em của Ngài. Không có nhiều con, Đức Chúa Trời không bao giờ có Vương Quốc, và không có nhiều em, Đấng Christ không bao giờ có một Thân Thể. Do đó, nhiều con của Đức Chúa Trời là cho Vương Quốc của Đức Chúa Trời, còn nhiều em của Đấng Christ là cho Thân Thể của Đấng Christ. Vương Quốc của Đức Chúa Trời đơn giản là nếp sống Thân Thể, và nếp sng Thân Thể trong Hội Thánh là Vương Quốc của Đức Chúa Trời, tức nơi Ngài được bày tỏ và là nơi quyền cai trị của Ngài được thi hành trên đất. Đó là mục đích của Đức Chúa Trời.
Vì vậy, câu 30 chép: “Lại kẻ Ngài đã dự định, thì Ngài cũng đã gọi, và kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng nghĩa; còn kẻ Ngài đã xưng nghĩa, thì Ngài cũng đã tôn vinh”. Chúng ta được dự định trong cõi đời đời và được kêu gọi trong cõi thời gian.
Tại sao Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh, môi trường và tình cảnh của chúng ta như vậy để chúng ta chịu khổ? Chúng ta không nên giải thích điều này theo quan niệm thiên nhiên và nói: “Cả trái đất đều đầy dẫy hoạn nạn và mỗi người đều phải chịu khể. Làm sao chúng ta là trường hợp ngoại lệ được?” Đó là quan niệm thiên nhiên, chúng ta không nên chấp nhận quan niệm này. Chúng ta phải nhận thức rằng mục đích của Đức Chúa Trời là làm cho chúng ta thành những người con trai trưởng thành, không phải những con cái nhỏ bé. Chúng ta không nên hài lòng cứ làm con trẻ vui hưởng sự ẵm ấp và yêu thương của Ngài. Đức Chúa Trời dự định làm cho chúng ta thành những con trai trưởng thành, lớn lên trọn vẹn để làm những người thừa kế hợp pháp, có thể thừa kế tất cả những gì Ngài là trong vũ trụ này hầu có thể bày tỏ Ngài và thi hành quyền cai trị của Ngài trên trái đất. Vì ý định của Đức Chúa Trời là đem chúng ta vào trong quyền làm cori trọn vẹn nên chúng ta cần phải lớn lên. Chắc chắn lớn lên đến từ sự nuôi dưỡng bề trong, nhưng sự nuôi dưỡng bề trong này cần sự hợp tác của hoàn cảnh bên ngoài. Theo cảm nhận của chúng ta, hầu hết hoàn cảnh bên ngoài đều không dễ chịu. Do đó, theo chúng ta, hoàn cảnh bên ngoài trở nên nỗi khổ. Tôi không nói hoàn cảhh bên ngoài không tốt; hoàn cảnh bên ngoài luôn luôn tốt, nhưng nó có vẻ không tốt đi với cảm nhận của chúng ta.
Thỉnh thoảng cha mẹ làm những điều cho con cái mà đối với cảm nhận của chúng, đó là những điều không tích cực. Con cái có thể khóc và kêu la, tưởng rằng mình phải chịu khổ. Tuy nhiên, những người là cha mẹ tốt không bị nước mắt của con cái lừa dối. Một vài người mẹ trẻ bị tiếng khóc của con cái đánh lừa và họ thay đổi chính sách khi thấy nước mắt của những đứa con bé bỏng. Con cái đánh lừa cha mẹ bằng nước mắt thì không có ích cho chúng. Người mẹ phải bảo con: “Mẹ không quan tâm đến tiếng khóc của con. Mẹ biết mẹ đang đem con vào một hoàn cảnh rất tốt, tốt nhất cho con. Có thể con nói như vậy là khổ lắm. Nhưng mẹ biết điều đó tốt cho con dường nào”.
Đức Chúa Trời cũng đối xử với chúng ta giống như vậy. Ngài biết chúng ta có thể lớn lên tốt trong hoàn cảnh nào và môi trường nào. Ngài là Cha chúng ta và mọi sự đều ở dưới sự sắp đặt của Ngài. Ngài không thể làm điều gì sai. Mọi sự Ngài làm cho chúng ta đều tuyệt hảo và kỳ diệu mặc dầu chúng ta cảm thấy không tốt. Tuy nhiên, chúng ta không nên quan tâm đến cảm xúc của mình; chúng ta nên quan tâm đến sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Có phải anh em là người quyết định mình ra đời vào thế kỷ 20 không? Có phải anh em là người hoạch định mình sẽ ra đời trong gia đình nào, mình muốn có cha mẹ, anh chị em nào không? Có phải anh em là người vẻ kiểu gương mặt của mình không? Anh em không làm điều nào trong những điều này. Chính Đức Chúa Trời là Đấng chọn lựa nơi anh em ra đời và thiết kế gương mặt của anh em. Đức Chúa Trời tuyển chọn, tiền đính, và làm cho chúng ta sinh ra vào đúng thời điểm và đúng nơi chốn. Ngài biết điều gì là tốt nhất cho chúng ta, và mọi sự đều ở dưới quyền kiểm soát của Ngài. Tôi xin nhắc lại, hoàn cảnh của chúng ta có thể là khốn-khổ theo cảm xúc của mình, nhưng thật ra đó là một phước hạnh; đó là sự cung cấp mang tính tể trị của Đức Chúa Trời. Mọi sự chúng ta cần để lớn lên trong sự sng đều đã được Đức Chúa Trời cung ứng theo quyền tể trị của Ngài. Mọi sự đều tốt. Vì vậy, khi kinh nghiệm đau đớn và khốn khổ, chúng ta phải từ chối chúng và nói: “Hỡi Sa-tan, ngươi là kẻ nói dối. Đó không phải là đau đớn hay khốn khổ đối với ta; đó là sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Đó là phước hạnh để ta lớn lên đạt đến quyền làm con trọn vẹn”. Tất cả chúng ta đều cần một hoàn cảnh thích hợp để cung ứng những yếu t cần thiết hầu được lớn lên trong sự sống. Tuy nhiên, khi những điều khó chịu xảy đến, có thể chúng ta không hiểu rằng chúng đến từ bàn tay của Cha để chúng ta lớn lên.
1. Ở Bề Trong Do Sự Hành Động Của Linh
Dầu hiểu rõ, chúng ta vẫn nói: “Làm thế nào tôi chịu nổi điều này? Ôi, tôi không biết làm sao cầu nguyện”. Vì vậy, anh em bắt đầu than thở, và trong khi anh em than thở, Linh than thở trong sự than thở của anh em. Lúc còn là một thanh niên, khi tiếp xúc với phân đoạn Kinh Thánh này, tôi nói: “Tôi chưa bao giờ nghe sự than thở của Linh. Ngài than thở cho tôi lúc nào?” Cuối cùng tôi khám phá ra rằng trong chương này, bất cứ điều gì chúng ta làm, Linh cũng làm. Khi chúng ta kêu: “A-ba, Cha”, Linh cũng kêu. Khi linh anh em làm chứng trong anh em, Linh cũng làm chứng. Cũng vậy, khi anh em than thở, Linh cũng than thở.
Tại sao chúng ta than thở? Vì chúng ta cảm thấy khốn khổ và không biết cách cầu nguyện. Dường như Thánh Linh không ban cho anh em lời để thốt ra. Anh em không biết, và cũng một thể ấy, Thánh Linh dường như cũng không biết. Anh em không biết cách cầu nguyện, và Linh dường như cũng không biết cách cầu nguyện. Linh cầu nguyện theo cách của anh em. Anh em than thở, và Ngài cũng than thở. Anh em than thở hầu như không có mục đích nhưng Linh than thở với một mục đích rõ rệt. Anh em không thể thốt lên mục đích này, nhưng Linh có thể nói lên được. Tuy nhiên, nếu Ngài nói, anh em sẽ không hiểu, vì đó là ngôn ngữ thiên thượng, thần thượng. Vì anh em khó có thể hiểu, nên Linh không nói lên. Ngài “lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng ta”. Tuy nhiên, trong mọi sự ấy đều có mục đích.
Mục đích ấy là gì? Thánh Linh than thở trong sự than thở của anh em để anh em hoàn toàn được nắn đúc theo khuôn và đồng hóa theo hình ảnh của Con Trưởng Đức Chúa Trời. Đó là mục đích. Khi nhiều thánh đồ gặp hoạn nạn, họ nói: “Tôi không biết tại sao điều này xảy đến cho tôi. Tại sao điều này xảy đến cho tôi vậy?” Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đã nói điều này hay hỏi điều này nhiều lần. Ngay cả anh em mới được cứu gần đây có lẽ cũng đã nói như vậy rồi. Tại sao một số điều nào đó xảy đến vi anh em? Vì Linh Than Thở cầu nguyện cho những điều đó. Mặc dầu anh em không biết mục đích, nhưng Ngài biết và Ngài cầu nguyện theo [ý muốn] của Đức Chúa Trời. Đấng Christ là kiểu mẫu, và Linh cầu nguyện để mọi sự xảy đến cho anh em sẽ nắn đúc anh em theo kiểu mẫu ấy, theo hình ảnh Con Trưởng của Đức Chúa Trời.
Không những Thánh Linh than thở trong chúng ta như vậy mà chúng ta cũng có thể cầu nguyện cho người khác giống như vậy. Tôi đã kinh nghiệm điều này nhiều lần trong chức vụ. Tôi nhớ lại trường hợp một anh em yêu dấu nọ rất yêu mến Chúa. Tuy nhiên, anh có một tính khí rất kỳ quặc, không ai thiu nổi. Vì vậy, chúng tôi cầu nguyện cho anh: “Chúa ơi, đây là một anh em yêu dấu có tiềm năng. Anh là vật liệu tốt. Chúa ơi, anh yêu Ngài. Nhưng không ai có thể chịu được bản tính kỳ quặc của anh. Chúa ơi, xin Ngài gii quyết điều này. Ngài biết tình trạng của anh em này”. Vì nhận thấy cu nguyện như vậy có phần nào nghiêm trọng, nên chúng tôi, chỉ nói: “Chúa ơi, xin Ngài giải quyết vấn đề này. Chúa ơi, Ngài biết tình cảnh của anh em chúng con”. Sau một thời gian, anh em này bị bệnh và bắt đầu than khóc: “Tôi không biết vì sao điều này xảy đến cho tôi”. Ngay lập tức, anh bảo vợ tiếp xúc các trưởng lão và mời họ đến thăm để tương giao. Chúng tôi đến. Câu đầu tiên miệng anh thốt ra là: “Các anh ơi, các anh biết tình trạng của tôi. Tôi không biết tại sao điều này xảy đến với tôi”. Sâu xa trong lòng chúng tôi, cũng ging như Thánh Linh, đều biết tại sao anh phải chịu khổ; nhưng chúng tôi không dám nói gì cả. Chúng tôi chỉ nói theo như người anh em đó: “Ô anh ơi, tại sao điều này xảy đến với anh?” Đó là tất cả những gì chúng tôi có thể nói. Khi anh yêu cầu chúng tôi cầu nguyện với anh, chúng tôi không biết phải cầu nguyện thế nào. Chúng tôi chỉ nói: “Ô Chúa Jesus, tại sao điều này xảy đến cho anh em chúng con?” Mặc dầu sâu xa trong lòng, chúng tôi biết lý do, nhưng tất cả những gì chúng tôi có thể nói chỉ là: “Chúa ơi, xin Ngài làm điều tốt nhất”. Lời ấy không làm anh tổn thương vì anh cũng mong điều tốt nhất, và anh nói: “A-men”. Anh hiểu lời cầu nguyện của chúng tôi theo một cách, còn chúng tôi hiểu theo một cách khác. Chúng tôi nghĩ: “Chúa ơi, xin làm điều tốt nhất để xử lý anh, bắt phục anh, nung đốt anh”. Mặc dầu không dám nói như vậy nhưng chúng tôi có mục đích ấy trong lòng, một mục đích không thể bày tỏ ra vào lúc ấy. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời là Đấng dò xét lòng dạ đã đáp lời cầu nguyện ấy, một lời cầu nguyện theo chính Ngài. Nan đề của anh em ấy vẫn tiếp diễn và bệnh tình dây dưa thêm một thời gian nữa. Anh phiền lòng và cho vợ đến mời chúng tôi một lần nữa. Chúng tôi đến và cùng hỏi với anh: “Anh ơi, sao bệnh lại kéo dài như vậy?” Một lần nữa chúng tôi sáng tỏ ở bề trong, nhưng không nói gì cả. Khi anh mời chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi chỉ cầu nguyện: “Chúa ơi, chúng con vẫn xin Ngài làm điều tt nhất”. Ngợi khen Chúa, sau một thời gian tình trạng của anh em ấy thay đổi. Trước hết, anh được giải cứu phần nào khỏi bản tính của mình; sau đó anh được chữa lành. Cuối cùng anh có thể la lên: “Ha-lê-lu-gia! Bây giờ, tôi biết. Bây giờ, tôi biết”.
Tại sao Linh than thở trong chúng ta với những lời không thể nói ra? Ngài than thở để chúng ta được nắn đúc, đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Nói về thánh hóa trong sự sống thì dễ hơn nhiều. Tuy nhiên, cùng với sự thánh hóa là vấn đề đồng hóa. Không những chúng ta cần được thánh hóa, dầm thấm những gì Đức Chúa Trời là, mà cũng cần được nắn đúc. Có thể chúng ta đã phân rẽ khỏi tất cả những điều tầm thường và được dầm thấm bản chất thánh của Đức Chúa Trời, nhưng vẫn thiếu sự đồng hóa này. Có lẽ sự thánh hóa không đòi hỏi phải chịu khổ. Trái lại sự đồng hóa cần chịu kh. Trong sự thánh hóa, không cần kiểu mẫu, chỉ có sự thay đổi về bản tính, bản chất, nhưng trong sự đồng hóa có một khuôn mẫu nhờ đó chúng ta được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Cùng với cái khuôn này là áp lực, sự nắn đúc, nhào nặn vi nước và nung đốt bằng lửa. Nếu bột nhào trắng mịn này nói được, nó sẽ nói: “Thật khổ thân tôi. Chị hòa tôi với những thứ khác, chị ép tôi, và thậm chí bỏ tôi vào lò để nung đốt. Cả quá trình nấu nướng thật là khổ sở”. Đúng vậy. Không chịu khổ, chúng ta không thể được nắn đúc theo kiểu mẫu.