Trong La-mã 1:9,
Phao-lô nói: “Vì Đức Chúa Trời, là Đấng tôi lấy tâm linh mà phụng sự trong Phúc
Âm của Con Ngài, làm chứng cho tôi”. Nhiều Cơ-đốc nhân nghĩ Phúc Ầm chỉ là tin
mừng về Đấng Christ
là
Cứu Chúa đã chết để tội nhân được tha thứ, và một ngày kia, sẽ lên thiên đàng.
Nhưng Phúc Âm phong phú và sâu xa hơn thế nhiều. Phúc Âm trong 1:9 bao hàm cả
Sách La- mã.
PHÚC ÂM TRONG SÁCH LA-MÃ
Ngay trong câu đầu
của Sách La-mã, Phao-lô nói rằng là nô lệ của Đấng Christ và là sứ
đồ được kêu gọi, ông được “biệt riêng ra cho Phúc Âm của Đức Chúa Trời”. Điều
này cho thấy ý định của Phao-lô trong Sách này là viết về Phúc Âm; Phúc Âm là
chủ đề của Thư Tín này. Cả Sách này trình bày Phúc Âm, là tin mừng của Đức Chúa
Trời, cách trọn vẹn nhất.
Trong Sách
La-mã, Phao-lô đề cập đến Phúc Âm nhiều hơn so với bất cứ Thư Tín nào khác của
ông. Trong 2:16, ông nói: “Đức Chúa Trời bởi Jesus Christ sẽ xét
đoán sự kín nhiệm của người ta y theo Phúc Âm tôi”. Theo quan niệm tôn giáo,
thiên nhiên, Đức Chúa Trời sẽ đoán xét theo Kinh Luật. Nhưng ở đây Phao-lô nói
Đức Chúa Trời sẽ đoán xét họ theo Phúc Âm của ông.
Phúc Âm không những
để chúng ta tin mà cũng để chúng ta vâng phục. Điều này được chứng minh trong
10:16, là câu Phao- lô nói: “Nhưng chẳng phải mọi người đều vâng phục Phúc Âm
đâu”. Những người không vâng phục Phúc Âm có thể trở nên kẻ thù của Phúc Âm
(11:28). Chính thái độ của chúng ta đối với
Phúc Âm quyết định chúng ta vâng phục hay bất phục, và chúng ta có phải là kẻ
thù hay không.
Phúc Âm Phao-lô
tuyên bố trong Sách La-mã phải được rao giảng
không những cho người vô tín mà cũng cho tín đồ trong Chúa nữa. Trong 1:15,
Phao-lô nói: “Ấy vậy, theo lực lượng tôi, tôi cũng sẵn sàng giảng Phúc Âm cho
anh em là người ở La-mã nữa”.
Hơn nữa, Phao-lô tin rằng Đức Chúa Trời sẽ vững lập thánh đồ theo Phúc Âm của
ông: “Duy Đức Chúa Trời là Đấng có thể làm vững vàng anh em theo Phúc Âm của
tôi và sự rao giảng Jesus
Christ” (16:25).
La-mã 15:16
chép: “Nên tôi được làm kẻ sai dịch của Christ Jesus giữa người Ngoại
Bang, để làm việc tế tư của Phúc Âm Đức Chúa Trời, hầu cho sự phụng hiến người
Ngoại Bang lên nhờ sự nên thánh bởi Thánh Linh mà được Ngài vui nhận”. Đối với
Phao-lô, việc rao giảng Phúc Âm là chức vụ tế lễ, sự phục vụ của một thầy tế lễ.
Là những thầy tế lễ, tất cả chúng ta phải phục vụ Đức Chúa Trời trong Phúc Âm của
Con Ngài.
ĐÃ HỨA TRONG CỰU ƯỚC
Bây giờ chúng ta
phải hỏi một câu cơ bản và chủ yếu: Phúc Âm là gì? Những gì Phao-lô nói về Phúc
Âm trong Sách La-mã rất sâu xa và thâm thúy. Từ “Phúc Âm” có nghĩa là tin tức tốt
lành hay tin mừng. Phúc Âm là tin tức làm người
nghe vui mừng. Đó là tin tức tốt lành từ Đức Chúa Trời, từ các từng trời. Trong
1:2, Phao-lô nói Phúc Âm của Đức Chúa Trời “trước kia Ngài đã dùng các tiên tri
mà hứa trong Kinh Thánh”. Điều này cho thấy nếu muốn
hiểu nội dung của Phúc Âm là tin tức tốt lành,
chúng ta phải biết Cựu ước. Cựu ước không chỉ là ký thuật về sự sáng tạo và lịch
sử. Một số yếu tố rất
quan trọng liên quan đến Phúc Âm được khải thị trong Cựu Ước.
Yếu tố đầu tiên
được tìm thấy trong Sáng Thế Ký 1:26, câu này cho biết con người được tạo dựng
theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Hình ảnh của Đức Chúa Trời là một phần của nội
dung Phúc Âm. Thật kỳ diệu khi con người bằng đất sét
có thể mang hình ảnh của Đức Chúa Trời! Thật là tin tức tốt lành! Lòng ai không
vui mừng trước một tin tốt lành như vậy? Nếu thật sự thấy được ý nghĩa của việc
mang hình ảnh của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ ngợi khen Chúa.
Điều thứ hai
liên quan đến Phúc Âm được tìm thấy trong Sáng Thế Ký chương 2, ở đây, chúng ta
thấy con người mà Đức Chúa Trời tạo dựng được đặt trước Cây Sự Sống.
Điều này cho thấy không những chúng ta có hình ảnh ấy ở bên ngoài mà còn có thể
có sự sống thần thượng ở bên trong.
Trong Sáng Thế
Ký chương 3, con rắn đến cám dỗ con người ăn Cây Tri Thức Thiện-Ác. Nhưng
chương này cũng cho chúng ta biết Phúc Âm. Câu 15 nói dòng dõi người nữ sẽ giày
đạp đầu con rắn. Mặc dầu con rắn đã bước vào,
nhưng câu này lại nói tiên tri rằng dòng dõi người nữ sẽ đến để xử lý con rắn.
Yếu tố
thứ tư được tìm thấy trong chương kế tiếp, Sáng Thế Ký 4:4 nói
A-bên “dâng con đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê-hô-va đoái xem
A-bên và nhậm lễ vật của người”. Điều này cho thấy bởi của lễ đúng đắn, tội
nhân được Đức Chúa Trời chấp nhận.
Trong chương 1 của
Sáng Thế Ký, có nhiều phương diện hơn nữa về nội
dung của Phúc Âm. Câu 9 nói các dòng nước qui tụ lại một chỗ và đất khô hiện
ra. Câu 11 chép tiếp: “Đức Chúa Trời lại phán rằng:
Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây
trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong
mình trên đất; thì có như vậy”.
Nhiều loại sự sống - thực vật, động vật, và thậm chí sự sống
loài người - đều có liên hệ đến đất này, là đất tượng
trưng cho Đấng Christ Bao Hàm
Tất Cả. Đó là một phần Phúc Âm của Đức Chúa Trời.
Trong Sáng Thế
Ký 2:18, Chúa phán: “Loài người ở một mình thì không tốt”. Con người trong Sáng
Thế Ký 2:18 là hình bóng Đấng Christ. Nói rằng loài người ở một mình không tốt nghĩa là Đấng Christ ở một mình không tốt. Là Chàng Rể, Đấng Christ ao ước
có một Cô Dâu, tức một người tương xứng với Ngài. Vấn đề Đức Chúa Trời sản sinh
một Cô Dâu cho Đấng Christ
cũng
là một yếu tố của Phúc Âm đã hứa trong Cựu Ước.
VỀ MỘT THÂN VỊ KỲ DIỆU
Trong 1:3,
Phao-lô nói Phúc Âm về Con Đức Chúa Trời là Jesus Christ, Chúa chúng ta. Mối
quan tâm chính yếu của Phúc Âm không phải là tha thứ hoặc chinh phục hồn người,
hay cứu tội nhân để lên thiên đàng, mà chính là Thân Vị của Đấng Christ, Con Đức
Chúa Trời. Phúc Âm không phải giáo lý hay một sự dạy dỗ hay một tôn giáo. Phúc
Âm là một Thân Vị kỳ diệu.
Thân Vị kỳ diệu
này có hai bản chất, bản chất thần thượng và bản chất phàm nhân. Trong câu 3,
Phao-lô nói về Đấng Christ
là
Con. Điều này chỉ về bản chất thần thượng của Ngài. Nhưng Phao-lô cũng nói
trong câu này rằng Đấng Christ
“theo
xác thịt thì được sanh ra bởi dòng giống Đa-vít”. Điều này chỉ về bản chất phàm
nhân của Ngài. Bởi nhục hóa, Con Đức Chúa Trời đã trở nên con người, hậu tự của
Đa-vít theo xác thịt.
Câu 4 chép rằng
“theo thần linh (RcV: Linh) của sự thánh khiết, thì nhơn sự từ kẻ chết sống lại,
Ngài được chứng minh cách có quyền là
Con Đức Chúa Trời”. Linh của sự thánh
khiết ở đây tương phản với xác
thịt trong câu 3. Như xác thịt trong câu 3 chỉ về thể yếu con người của
Đấng Christ,
thì
Linh trong câu này không chỉ về Thân Vị của Thánh Linh Đức Chúa Trời mà chỉ về
thể yếu thần thượng của Đấng Christ, tức là “sự đầy đủ của thể yếu Đức Chúa
Trời (nguyên văn: sự đầy đủ của Thần Cách)” (Côl. 2:9). Thể yếu thần thượng này
của Đấng Christ,
là
chính Đức Chúa Trời Linh (Gi. 4:24), là thể yếu thánh khiết, đầy dẫy bản chất
và phẩm chất thánh khiết. Theo một Linh như vậy, Đấng Christ đã được
chứng minh, được tỏ rõ, là Con Đức Chúa Trời trong quyền năng bởi được phục
sinh từ kẻ chết. Bởi nhục hóa, Đấng Christ, là Con Đức Chúa Trời, đã trở nên
con người trong xác thịt, nhưng bởi phục sinh, là con người trong xác thịt,
Ngài đã được chứng minh là Con Đức Chúa Trời
theo Linh của sự thánh khiết.
Phúc Âm đề cập đến
một Thân Vị kỳ diệu đã trở nên xác thịt và được chứng minh là Con Đức Chúa Trời
theo Linh của sự thánh khiết. Đấng Christ được chứng minh là Con Đức Chúa
Trời theo Linh của sự thánh khiết khác với sự kiện Ngài là Con Đức Chúa Trời
trong cõi đời đời. Là Con đời đời của Đức Chúa Trời, Ngài không có bản chất
phàm nhân. Nhưng việc Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời trong sự phục
sinh liên quan nhiều đến bản chất phàm nhân
của Ngài. Jesus
Christ, một
con người trong xác thịt, đã được chứng minh là Con Đức Chúa Trời.
Sứ điệp trung
tâm của Sách La-mã là con người tội lỗi, xác thịt được làm cho trở nên các con
của Đức Chúa Trời và được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Bằng
cách này, Đấng Christ
trở
nên Con Trưởng giữa nhiều em. Do đó, trọng điểm của Phúc Âm không phải là tha tội,
nhưng là sinh ra nhiều con của Đức Chúa Trời, nhiều em của Con Đức Chúa Trời.
NHIỀU CON ĐƯỢC ĐỒNG HÓA
THEO
HÌNH ẢNH CỦA ĐẤNG CHRIST
Đấng Christ là kiểu
mẫu, khuôn mẫu, của Phúc Âm. Ngài sinh ra trong xác thịt, nhưng được làm nên
Con Đức Chúa Trời qua sự phục sinh trong Linh của sự thánh khiết. Ba chương đầu
của Sách La-mã khải thị tình trạng tội lỗi của chúng ta; chương 4 khải thị sự
xưng công chính cho chúng ta; chương 6 cho thấy sự chết và chôn của chúng ta;
và chương 7, nan đề của chúng ta với xác thịt và sự sống thiên nhiên. Nhưng
chương 8 khải thị rằng chúng ta được đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ, là Con
Trưởng giữa nhiều em. Đấng Christ được chứng minh là Con Đức Chúa Trời, và
chúng ta cũng được chứng minh là nhiều con của Đức Chúa Trời. Đó là điểm chính
yếu của Phúc Âm.
Trong chương 1,
chúng ta có kiểu mẫu, khuôn mẫu, trong khi trong chương 8 chúng ta có sự sản
sinh hàng loạt. Trong chương 1, chúng ta có một Thân Vị trong xác thịt được chứng
minh là Con Đức Chúa Trời; tuy nhiên trong chương 8 chúng ta có nhiều người
trong xác thịt được chứng minh là các con của Đức Chúa Trời. Vì vậy, cuối cùng
Con Đức Chúa Trời sẽ là Con Trưởng, tức Anh Cả, giữa nhiều em.
Ngày nay Cơ-đốc
nhân nói nhiều về việc lên thiên đàng. Nhưng chúng ta không tìm thấy quan niệm
này trong cả Sách La-mã. Những Cơ-đốc nhân có phần nào tiến bộ nói về điều gọi
là sự sống sâu xa hơn và về tình trạng thuộc linh. Tuy nhiên, thậm chí - sự sống sâu xa hơn hay tình trạng thuộc
linh cũng không phải là kết quả sau cùng của Phúc Âm. Theo Sách La-mã, rất nhiều
người từng là xác thịt sẽ trở nên những người được chứng minh là con Đức Chúa
Trời. Theo một ý nghĩa, tôi không quan tâm đến tình trạng thuộc linh. Nhiều người
tuyên bố mình thuộc linh lại không biểu lộ hình ảnh Con Đức Chúa Trời. Sách La-mã
khải thị rằng chúng ta sẽ được đồng hóa không phải
theo tình trạng thuộc linh, nhưng theo hình ảnh Con Đức Chúa Trời.
Một người có thể
nhân từ và khiêm nhường nhưng không đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ. Người
khác có thể thấy sự nhân từ của người ấy, nhưng không thấy hình ảnh của Con Đức
Chúa Trời. Tôi xin nhắc lại, trọng điểm của Phúc Âm không gì kém hơn là đồng
hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Ha-lê-lu-gia, một ngày kia chúng ta,
những người trong xác thịt, sẽ trở nên các con vinh hiển của Đức Chúa Trời!
QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong 1:16,
Phao-lô nói Phúc Âm là quyền năng của Đức Chúa Trời. Lý do Phúc Âm đầy quyền
năng như vậy là vì sự công chính của Đức Chúa Trời được khải thị trong Phúc Âm ấy.
Nhiều bản giải nghĩa Sách La-mã không cho một định nghĩa đầy đủ về sự công
chính của Đức Chúa Trời. Đành rằng sự công chính của Đức Chúa Trời đơn giản là
Đấng Christ,
nhưng
định nghĩa ấy có tính cách quá giáo lý.
Phúc Âm của Đức
Chúa Trời đầy quyền năng để cứu mọi người vì Phúc Âm ấy khải thị sự công chính
của Đức Chúa Trời. Nhiều Cơ-đốc nhân nghĩ rằng quyền năng của Phúc Âm là Thánh
Linh hay tình yêu của Đức Chúa Trời. Người khác nói quyền năng của Phúc Âm là
ân điển của Đức Chúa Trời. Nhưng trong Sách La- rnã, Phao-lô không nói quyền
năng của Phúc Âm là Thánh Linh hay tình yêu của Đức Chúa Trời hoặc ân điển. Ông
nói ấy là sự công chính của Đức Chúa Trời. Không có gì vững chắc và đáng tin cậy
hơn sự công chính. Trái lại tình yêu hay lay chuyển và có thể dao động. Đối với
ân điển cũng vậy. Chẳng hạn như nếu tôi thích anh em, tôi có thể cho anh em một
số tiền lớn làm quà. Nhưng nếu tôi không thích, có thể tôi không cảm thấy muốn
cho anh em gì cả. Tương tự như vậy, sự ban cho của Thánh Linh có phần nào đó liên quan đến sự vâng phục,
và do đó, không phải vô điều kiện. Nhưng với sự công chính thì không thể có sự
thay đổi. Khi hành động theo sự công chính, chúng
ta hành động không do yêu thương mà do sự công chính bắt buộc. Hãy xem xét việc
trả tiền thuê nhà. Một người thuê nhà hằng tháng phải đóng
tiền, không phải vì thương yêu chủ nhà mà vì họ buộc phải thực hiện đòi hỏi công
chính của hợp đồng thuê nhà. Dầu cá nhân người ấy có cảm thấy thế nào về chủ
nhà thì họ vẫn phải trả tiền nhà. Theo ý nghĩa này, trả tiền nhà là vấn đề công
chính.
Một ngày kia,
tôi thấy mình được cứu không những chỉ bởi tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời
mà còn bởi sự công chính của Ngài. Tôi có thể nói
với Chúa cách tin tưởng: “Chúa ơi, dầu Ngài có vui với con hay không, Ngài vẫn
bị sự công chính của Ngài buộc phải cứu con. Thậm chí Ngài không yêu con, Ngài
vẫn phải cứu con vì Ngài là công chính. Tình yêu của Ngài đời đời, nhưng nền tảng
để cứu rỗi con không phải tình yêu của Ngài. Đó là sự công chính của Ngài”.
Ha-lê-lu-gia, đó là quyền năng của Phúc Âm!
Khi rao giảng
Phúc Âm, thỉnh thoảng chúng ta đối diện với những chống đối từ phía con người
hay suy luận. Sau khi lắng nghe Phúc Âm về tình yêu của Đức Chúa Trời, một số
người nói với chúng tôi: “Phải, Đức Chúa Trời là tình yêu, nhưng tôi không đáng
yêu. Anh nói tình yêu của Đức Chúa Trời vô điều kiện, nhưng làm thế nào tôi biết
tình yêu Ngài dành cho tôi không thay đổi, nhất là khi tôi làm một điều gì đó tội
lỗi?” Trước khi được soi sáng về vấn đề sự công chính của Đức Chúa Trời, chúng
ta khó có thể trả lời những câu hỏi như vậy. Nhưng bây giờ, chúng ta có thể dạn
dĩ công bố sự công chính của Đức Chúa Trời như là chính quyền năng của Ngài
trong Phúc Âm. Vì Đức Chúa Trời là công chính nên Ngài buộc phải
tha thứ nếu chúng ta đến với Ngài qua Đấng Christ, dầu Ngài có cảm thấy thế nào về
điều đó.
CUNG ỨNG ĐẤNG CHRIST TRONG
PHÚC ÂM
Nếu muốn hầu việc
Đức Chúa Trời cách đúng đắn, chúng ta - cần hầu việc Ngài trong Phúc Âm. Để làm
điều này, trước hết chúng ta cần biết Phúc Âm là gì, và sau đó cần kinh nghiệm
tất cả những gì Phúc Âm bao hàm. Chúng ta cũng cần học biết cách cung ứng Phúc
Âm cho người khác, tức là thi hành chức năng như những thầy tế lễ trong khi
cung ứng Phúc Âm của Đức Chúa Trời. Hầu việc Đức Chúa Trời không chỉ là vấn đề
quây quần lại để hát, cầu nguyện, và vui mừng. Tương tự như vậy, hầu việc Ngài
không những là chinh phục hồn người hay giúp đỡ thánh đồ theo cách nào đó. Hầu
việc Đức Chúa Trời là thi hành chức năng như những thầy tế lễ Phúc Âm. Điều này
có nghĩa là mỗi khi tiếp xúc ai, dầu là tín đồ hay người chưa tin, chúng ta cần
biết nhu cầu của người ấy theo Phúc Âm. Chẳng hạn như nếu một người không hiểu
rõ về sự cứu rỗi, chúng ta phải giúp họ sáng tỏ và thậm chí vui mừng trong sự cứu
rỗi của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phục vụ Phúc Âm cho người ấy. Người khác có
thể hiểu rõ về sự cứu rỗi, nhưng chưa hiểu rõ về những phương diện khác của
Phúc Âm. Do đó, chúng ta phải cung ứng một điều gì đó để đáp ứng nhu cầu của họ.
Điểm trọng yếu trong sự phục vụ trong nếp sống Hội Thánh là cung ứng Đấng Christ cho người
khác trong Phúc Âm. về điều này, tất cả chúng ta phải học biết những yếu tố và chi tiết của Phúc Âm, và cần
kinh nghiệm trong nội
dung của Phúc Âm. Cùng với điều này, chúng ta phải phát triển kỹ thuật và kỹ
năng cung ứng Đấng Christ
cách
đúng đắn trong Phúc Âm theo những gì chúng ta đã kinh nghiệm.
Sách La-mã là khải
thị đầy đủ về Phúc Âm. Trong bài này tôi có gánh nặng nêu lên trọng điểm của
Phúc Âm là Đức Chúa Trời đang biến đổi tội nhân trong xác thịt thành những người
con được lựa chọn của Đức Chúa Trời trong linh. Nếu muốn phục vụ Đức Chúa Trời trong Phúc Âm, tất cả
chúng ta cần lấy chính điều này làm mục tiêu. Vì sao
chúng ta rao giảng Phúc Âm? Chúng ta rao giảng Phúc Âm không chỉ để người ta được cứu hay được
tha tội hoặc trở nên thuộc linh mà còn để họ trở nên con cái
của Đức Chúa Trời. Đó là mục tiêu của chúng ta.
Dĩ nhiên Sách
La-mã không dừng lại với chương 8, tức là với vấn đề nhiều con được đồng hóa
theo hình ảnh của Đấng Christ.
Trong
chương 12, Phao-lô nói về Thân Thể. Thân Thể của Đấng Christ không thể
được xây dựng bằng những người trong xác thịt, mà chỉ được xây dựng bằng những
người con vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó là lý do việc xây dựng Thân Thể Đấng Christ không được
đề cập trước chương 12. Để Thân Thể được sản sinh, những người trong xác thịt
phải được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Bởi sự công chính của Đức
Chúa Trời được khải thị trong Phúc Âm, nên Đức Chúa Tròi đang biến đổi tội nhân
trong xác thịt thành những người con của Đức Chúa Trời trong linh để xây dựng
Thân Thể Đấng Christ.
Đó
là mục tiêu của Phúc Âm.