Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

TRUYỀN THÔNG VỚI CON CÁI LỚN TUỔI CỦA CHÚNG TA


Tôi ước gì có thể nói chuyện với cha tôi về điều này.Tôi đã cố gắng, nhưng dường như ông không hiểu tôi. Tôi muốn biết tôi phải làm gì. . . . "
Bên kia căn phòng người cha thở dài."Tôi ước ao tôi có thể nói chuyện với con trai. Tôi cố gắng, nhưng cháu không nghe tôi. Cháu  không muốn mở ra với tôi. Tôi muốn biết tôi phải làm điều gì. . . . "
Khung cảnh trong nhà của chúng tôi thường căng thẳng như thế này. Rất có thể chúng ta và con cái của chúng ta đã có những cảm xúc tương tự với những điều này. Trong một nghĩa nào đó, đây có thể là dấu hiệu tốt. Sự thất vọng của chúng ta khi chúng ta không thể "vượt qua" cho thấy rằng chúng ta thực sự muốn vượt qua. Cho thấy rằng chúng ta và con cái muốn được gần gũi hơn với nhau; rằng con cái chúng ta muốn được giúp đỡ, cần chúng ta hỗ trợ và chúng  muốn được cha mẹ thấu hiểu chúng nó.

Truyền thông trong gia đình với nhau, là một trong những viên đá góc sự thành công của người cha. Đó là mối liên hệ giữa các thế hệ. Đó là một cây cầu mà con cái và cha mẹ cùng đi đến gặp nhau. Nó cần phải được xây dựng tốt và bảo dưỡng tốt.
Mặc dù chúng ta đã vượt qua được vấn đề truyền thông rất nhiều lần khi cùng nhau thảo luận một cuốn sách, nhưng chúng ta muốn đưa ra những suy nghĩ đặc biệt để giao tiếp với con cái trong những năm tháng thiếu niên của chúng. Với tất cả những thay đổi trong những năm qua, nhu cầu giao tiếp cha mẹ và con cái là quan trọng hơn bao giờ hết.

Khuyến khích Truyền thông
Trước khi chúng ta có thể hy vọng giao tiếp với con cái của chúng ta, có một số điều chúng ta phải truyền thông với chúng.
 - Đầu tiên là tình yêu. Con cái cần biết chúng ta quan tâm đến chúng và quan tâm rất sâu sắc đến phúc lợi, sự bình an của chúng. Chúng nên cảm thấy rằng chúng ta sẵn sàng muốn tham gia vào cuộc đấu tranh cũng như niềm vui của chúng. Con cái của chúng ta sẽ cảm nhận được điều này không chỉ bằng cách chúng ta mời chúng cách nghiêm trang vào một phòng khác để thảo luận cách sâu sắc hơn, nhưng bằng hàng tá cách khác nữa. Chúng sẽ đọc được điều đó trong giọng nói của chúng ta khi chúng ta nói chuyện với chúng và khi chúng ta hát "chúc mừng sinh nhật cho con". Chúng sẽ nhìn thấy hạnh phúc, niềm vui trong đôi mắt chúng ta khi chúng ta chăm chú nhìn chúng, đang khi chúng kể chuyện hoặc đặt câu hỏi.
- Thứ hai là sự tôn trọng- không phải tôn trọng chúng ta nhưng sự tôn trọng từ chúng ta, các cha mẹ. Ở đây, tôn trọng là đi theo cách khác từ cách chúng ta thường nghĩ về nó trong cách nuôi dạy con cái. Khi chúng lớn lên, chúng ta liên quan đến chúng theo một cách ngày càng phát triển- ngày càng xem chúng như người lớn. Tôn trọng là một bày tỏ sự ấm áp của trái tim biểu hiện tình yêu. Nó được nghe rõ khi cha mẹ nói với chúng nơi cửa phòng ngủ khi chúng còn thanh thiếu niên, "cốc cốc”. Mẹ có thể vào được không? "Nó cũng được nghe rõ khi chúng ta nói chuyện với chúng theo những âm điệu mà chúng đã nghe chúng ta sử dụng khi nói chuyện với bạn bè và hàng xóm của chúng ta.
- Đôi khi cha mẹ đưa ra câu hỏi "Ba có quyền kiểm tra thư điện tử của con không?" Thực vậy một người cha trả lời "Có, bạn có quyền. Nhưng hãy cẩn thận khi bạn sử dụng quyền đó". Ông ấy nói về việc hỏi một con cái: "Ba có thể đọc bức thư của con không? "Khi câu trả lời là "Vâng ạ", đó là tất cả những gì con muốn biết ý kiến của ba"
- Khi có các quyền mà chúng ta có nhưng chúng ta không vận dụng, nó cho thấy sự tôn trọng. Một ngoại lệ không kiểm tra thư điện tử của chúng nếu có bất cứ điều gì đáng nghi về điều đó hoặc về các hành động của con cái. Sau đó chúng ta phải chú ý đúng mức. Chúng ta có thể yêu cầu mở thư từ trước mặt chúng ta hoặc một cái gì đó tương tự. Chúng sẽ hiểu được mối quan tâm của chúng ta.
Bây giờ, có một số cách thiết thực truyền thông với con cái của chúng ta là gì?
- Đầu tiên là nói chuyện với chúng một cách đơn giản; thăm viếng chúng như bạn thăm bạn bè hoặc hàng xóm mình. Chúng ta thường nói nhiều hơn những gì chúng ta cần nói. Những người nghe lại nghiêm chỉnh bởi những gì tuyệt đối phải được nói có vẻ khá lạnh lùng. Với loại người đó, chúng ta thường kết thúc không biết làm thế nào để nói nhiều.
- Hãy trả lời những câu hỏi của chúng. "Sau nầy khi con cái anh  em hỏi, ....thì anh em hãy trả lời cho con cháu mình biết rằng. . . "(Phục truyền 6:20, 21). Chúng ta không cần lúc nào cũng tạo cơ hội  trò chuyện nếu chúng ta tiếp lấy  cơ hội khi chúng tự đến.
- Một cách khác để thông công là thăm dò chúng. Điều này được nói một cách thận trọng bởi vì nó không có nghĩa là "xoi mói". Chúng ta có thể nghe như thể chúng ta đang nắm giữ quyền tòa án và tìm tòi bằng chứng. Nhưng đôi khi con cái mong muốn cha mẹ đặt câu hỏi vì chúng như những người trẻ tuổi không biết cách bắt đầu một chủ đề hay quá ngượng ngập. Chúng ta nên xem nó như là trách nhiệm của chúng ta là mở các chủ đề mà chúng ta cảm thấy cần được thảo luận.
 - Một cách khác là chia sẻ kinh nghiệm của chính chúng ta. Nó giúp chúng nhận ra chúng ta cũng là con người. Đương nhiên chúng ta nên cẩn thận không làm cho chúng cảm thấy thoải mái với điều kém cỏi và điều tốt nhất trong những vấn đề đúng hay sai. Nhưng nếu chúng biết chúng ta không phải là những người xa lạ nghiêm khắc để dè chừng, chúng sẽ cởi mở hơn với chúng ta.
Một cách rất thực tế khuyến khích giao tiếp là sắp xếp thời gian khi sự chia sẻ được thực hiện cách dễ dàng hơn. Người ta nói rằng bà Susanna Wesley (mẹ của John và Charles Wesley. LND) dành riêng một giờ mỗi tuần cho mỗi đứa con bà trong gia đình. Và bà ấy có nhiều cơ hội hơn một vài lần! Cần lập kế hoạch để có những thời gian đặc biệt cho mỗi đứa con. Có thể cùng con cái làm việc chung trong một dự án. Hoặc đi du lịch một chuyến đi với hai vợ chồng. Có thể được ở lại với một trong hai con. Tất cả điều này sẽ mất thời gian chính yếu, chứ không phải chỉ là cách tiếp cận "khi thích hợp" hoàn cảnh.
- Điều quan trọng là cha mẹ cùng giao thông khi con cái có vấn đề cụ thể nào đó. Chúng ta sẽ học tập tốt nhất khi không có áp lực...Thí dụ như có lẻ học lái xe ở đất nước mới phát triển dễ dàng hơn nhiều so với chúng ta học ở New York trong giờ cao điểm! Khi chúng ta trau dồi sự cởi mở khi mọi thứ diễn ra suông sẻ, chúng ta chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những thời điểm khó khăn. Điều đó cũng sẽ giúp chúng tránh khỏi tình trạng căng thẳng khi chúng nhận ra rằng bạn muốn thông công thường xuyên - chứ không chỉ khi có một vấn đề đặc biệt. Điều này sẽ giữ chúng khỏi nhận được cảm giác "bây giờ con phải làm gì" khi bạn nói chuyện với chúng.
- Đây là một vài cách giúp tạo ra mối quan hệ tốt mỗi ngày. Cũng có những cách chúng ta có thể làm trái ngược với chính mình để chúng chú ý đến- nhưng chúng ta cố gắng có thể tránh được những điểm đó.

Những trở ngại trong truyền thông
 Đây là một vài điểm ngăn chặn sự giao tiếp thật sự. Một lần nữa, đây không phải gợi ý bất kỳ ai trong chúng ta đang tìm cách ngăn chặn giao tiếp. Đây là những cạm bẫy mà chúng ta có thể rơi vào cách vô tình nếu chúng ta không cẩn thận.
- "A, bạn lo lắng quá nhiều!" Khi con cái chúng ta mở lòng và chia sẻ cuộc đấu tranh, chúng ta có thể bị cám dỗ cư xử thấp kém khi bênh vực quan điểm chưa đúng đắn. Khi đã được cung cấp sự việc rõ ràng hơn, chúng ta có thể làm việc với một cái gì đó rõ ràng lớn hơn rất nhiều. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng đối với chúng, vấn đề này có thể là điều vô cùng quan trọng- ít nhất là vào lúc này. Nếu chúng ta không coi trọng những gì con cái chúng ta nói, tại sao chúng lại nói năng nhiều hơn? Nếu chúng ta nhanh chóng và phê phán chúng một cách lạnh lùng về những gì chúng đã chia sẻ, chúng ta có thể mong đợi điều gì? Chúng sẽ im lặng không trông mong điều gì nhiều hơn nữa nơi chúng ta.
- "Bạn không nên cảm thấy như thế này bởi vì. . ". Bắt đầu như thế này và kết thúc bằng bất kỳ lý do nào là một cách chắc chắn làm cho chúng cảm thấy không thích nói nhiều hơn với chúng ta. Chúng có thể biết rằng chúng không nên cảm thấy như chúng phải cảm thấy, và chúng cũng không thích điều đó nữa. Hy vọng của chúng để nhận được giúp đỡ thực sự giảm dần bởi vì chúng có xu hướng cảm thấy chúng không được chúng ta hiểu.
- "Tôi nghĩ bạn đã vượt qua điều này!" Một phản ứng như vậy có một âm điệu làm giảm uy tín khiến chúng cảm thấy bị từ chối và khiển trách. Những người trẻ tuổi có thể có vấn đề lâu dài hơn với những điều chúng chịu đựng. Như một số người trong chúng ta, những người lớn tuổi đã có những vấn đề chưa được giải quyết trải qua thời gian dài... .Đến khi con cái bộc lộ vấn đề chúng đang bức xúc cần được giúp đỡ mà lại nhận được những cọ xát đau đớn sâu hơn, nên chúng sẽ đi nơi khác tìm kiếm.
- "Tôi nghĩ chúng ta đã trải qua điều này trước đây". Có lẽ điều này nghe có vẻ là một trong những điều cuối cùng đã được đề cập. Điều này đưa ra thông điệp mà tôi đã một lần nói với bạn rồi, điều đó là đủ. Có thể điều đó cần, nhưng đó không phải là cách nó hoạt động. "mệnh lệnh thêm mệnh lệnh, mệnh lệnh thêm mệnh lệnh; hàng thêm hàng, hàng thêm hàng; một chút chỗ nầy, một chút chỗ kia"(Êsai 28:13) không kết thúc bất ngờ. Chúng ta phải sẵn sàng  đi qua những điều chúng cần phải biết, nhiều hơn và nhiều hơn nữa, cho đến khi chúng có được điều chúng cần hiểu. Nếu con cái có ấn tượng về sự thiếu kiên nhẫn, chúng có thể sẽ thấy rằng chúng ta cũng đã không "trải qua điều này nữa".
"Vâng, thật thú vị. Há không phải là thời gian để bạn đi ngủ sao? "Cuộc nói chuyện đã kết thúc. Có vẻ như cha không chắc chắn sau khi tất cả những điều "thú vị “được thảo luận. Cũng có vẻ ngắn ngủi và lạnh lùng và như thể bạn muốn tiếp tục với những thứ của chính mình- Sự truyền thông ấm áp thường là một quá trình chậm hơn điều đó.
"Tôi biết bạn có ý gì, và tôi nghĩ. . ". Đôi khi chúng ta lại trả lời một câu hỏi trước khi chúng ta nghe rõ. Sách Châm ngôn 18:13 bảo cho chúng ta biết đây là sự điên rồ và xấu hỗ đối với chúng ta. Sau khi nghe chưa tới một nửa sự việc, chúng ta có thể nghĩ chúng ta biết phần còn lại - và có thể là tình trạng chết chóc cách sai lầm. Chỉ có con cái của chúng ta biết những gì chúng ta bỏ lỡ. Và chỉ có chúng mới biết những gì chúng thực sự muốn nói!
"Ồ." Đôi khi chúng ta cố gắng làm một vài việc cùng một lúc. Nhưng điều này hiếm khi có hiệu quả khi ai đó đang bắt đầu cuộc trò chuyện nghiêm túc với chúng ta. Khi chúng ta cảm thấy rằng một đứa con muốn nói chuyện với chúng ta, chúng ta cần gác qua bất cứ điều gì chúng ta đang làm vào lúc này và lắng nghe chúng, nếu không mối quan hệ của chúng ta sẽ thiệt hại.
- "Đi ngủ, đi ngủ! Bạn đang làm gì ở đây? ". Đôi khi gửi đến con cái những tín hiệu gấp gáp như vậy. Một đứa trẻ có thể nán lại khi những người khác đi ngủ. Hoặc anh ta có thể đặc biệt yên lặng - hoặc quá ồn ào, tùy thuộc vào bản tính của con ta. Chúng ta bỏ lỡ những dấu hiệu này nếu chúng ta không chú ý.
- Một cách khác cắt ngắn sự truyền thông là áp đặt các từ ngữ vào miệng của một đứa con, bởi vì những từ ngữ của chúng ta có thể nhồi nhét vào trong cách diễn đạt từ ngữ của con cái. Thật rất hiếm hoi cho một đứa trẻ tiếp tục quay trở lại cuộc nói chuyện cởi mở tấm lòng với một người cha quá nhanh nhẩu.
- Truyền thông là một con đường hai chiều. Nó có nghĩa là cả hai nói chuyện và được nói chuyện và cùng được lắng nghe. Chúng ta cần giữ cho cả hai chiều giao thông trong tình trạng được tu sửa tốt. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu ở cuối con đường.

Truyền Thông Bằng Cách Lắng nghe
Theo tự nhiên hầu hết chúng ta dường như dễ dàng nói chuyện hơn chúng ta lắng nghe. Một than phiền phổ biến của thanh thiếu niên là cha mẹ không lắng nghe chúng cách kỹ lưỡng. Nếu chúng ta kiểm tra thói quen nghe của riêng mình, chắc chắn chúng ta có thể cần phải đồng ý. Hãy nhớ những gì Đức Chúa Jêsus đã phán với người Giu-đa rằng: “Tại sao các ngươi không hiểu điều Ta nói? Vì các ngươi không thể nghe được lời của Ta"(Giăng 8:43). Tâm trí của họ quá đầy ý tưởng riêng khi nghe những lời của Ngài. Tấm lòng của họ đều không có điều kiện nghe.
- Không chỉ muốn lắng nghe- cần thực sự lắng nghe- làm cho chúng ta nghe nhiều hơn; nó cũng sẽ cho chúng ta khả năng được lắng nghe tốt hơn khi đến lượt của chúng ta nói chuyện. Chúng ta cũng sẽ nghe nhiều hơn vì khi chúng ta thực sự lắng nghe,và  chúng sẽ nói được nhiều hơn.
- Làm thế nào để trở nên một người nghe tốt?
- Đầu tiên là mong muốn lắng nghe. Chúng ta có thật sự muốn nghe những gì mà con cái chúng ta đang cố gắng nói không? Chúng ta có quan tâm đủ để dành cho chúng sự chú ý đầy đủ của chúng ta không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng đang nói điều gì đó, cho thấy chúng ta đã thất bại khi không lắng nghe con cái nói ? Hoặc nếu hiển nhiên có nhiều vấn đề gì đó hơn là những gì chúng ta nghĩ? Liệu chúng ta có mong muốn ngay cả khi điều đó làm chúng ta đau đớn? Chúng ta cũng phải nghe, vì nếu không có sự mong muốn, chúng ta sẽ không có đủ nỗ lực lắng nghe. Lắng nghe thường là vất vả hơn nói chuyện.
- Lắng nghe là đang nghe những gì người khác đang nói ngay bây giờ- không phải những gì anh ta nói vào thời gian trước đây hoặc những gì chúng ta nghĩ rằng anh ta có thể nói về sau. Điều đó tránh được sự phán đoán tình cờ về những gì chúng ta đang nghe và chờ đợi cho đến khi chúng ta nghe được tất cả. Đây là công việc khó nhọc của tính kiên nhẫn.
- Lắng nghe thì nhiều hơn việc chỉ nghe từ ngữ suông. Đó là "nghe" có cảm xúc. Có lẽ đó là vấn đề cảm biết các cảm giác! Những khát vọng, lo lắng, thất vọng và buồn phiền có thể cần được lắng nghe và cảm nhận. Những thông điệp này đến với chúng ta không chỉ bằng lời nói suông. Chúng cũng đến bằng cử chỉ, giọng điệu, và thậm chí cả những điều không nói được. Chúng ta phải hòa điệu với toàn bộ một con người, để nhận được toàn bộ thông điệp.
- Hãy thử nhìn vào đôi mắt của con trai hoặc con gái của bạn. Không chỉ nhờ đó bạn sẽ chú ý tốt hơn và nghe tốt hơn; bạn cũng sẽ nghe nhiều hơn vì sự chú ý của bạn sẽ thu hút chúng về phía bạn nhiều hơn.
- Một phần của việc lắng nghe hiệu quả là tạo ra những phản hồi thích hợp trên toàn cảm xúc thân thể. Nó có thể là một cái gật đầu, một nụ cười thông cảm, hoặc một vài cử chỉ khác cho thấy chúng ta đang theo đuổi câu chuyện và không có ý làm gián đoạn. Hỏi những câu hỏi thích hợp trong cuộc đối thoại đảm bảo rằng chúng ta có nhìn vào sự việc cách thẳng thắn, cho thấy rằng chúng ta đang tham gia vào những gì con cái đang nói ra.
- Một yếu tố cuối cùng là sự việc "phát lại" với người đã nói chuyện với chúng ta. Chúng ta lặp lại với con cái những từ ngữ khác mà chúng ta nghĩ con nói hoặc đang cố gắng nói. Điều này không cần phán xét cách nghiêm khắc, nên thoải mái nói với chúng những gì chúng ta đã nghe. Hãy bắt đầu các cụm từ như "con đang cố gắng để nói. . ", hoặc "ba hiểu điều con ngụ ý. . ", hoặc "con đã nói. . ",  hoặc "ba nghĩ con nói. . " giúp chúng ta trong sự việc này. Nó cho phép người khác có cơ hội sửa sai chúng ta nếu chúng ta sai lầm. Nó cũng cho bất kỳ căng thẳng nào có cơ hội làm dịu xuống trước khi chúng ta đáp ứng. Tất cả điều này nên chuẩn bị chúng ta cách cẩn thận khi lắng nghe con chúng ta nói chuyện.

Truyền thông bằng cách nói chuyện
- Cuộc thảo luận về việc lắng nghe không nhằm ngụ ý rằng con cái của chúng ta chỉ có được 15 phút đầu tiên để nói chuyện và sau đó chúng ta chiếm phần còn lại của cuộc trò chuyện. Đây là những phát súng bắn không cần ngắm về những gì thường là một cuộc trao đổi liên tục trong suốt cuộc trò chuyện. Nhưng tốt nhất, nếu có thể, để cho người khác tự do nói chuyện bất cứ khi nào anh ta muốn nói vào lúc bắt đầu. Điều đó sẽ khuyến khích  anh ta tiếp tục nói chuyện. Chúng ta nên gợi ý và thúc đẩy để được nghe trọn vẹn vấn đề mà không phải vội vàng đưa ra các giải pháp dễ dàng và không chuẩn bị trước.
- Nói cách khác, mục tiêu đầu tiên của chúng ta là khơi gợi người khác bày tỏ tất cả những gì anh ta cần nói hoặc muốn nói. Lúc đầu, chúng ta không nên làm người phê bình. Chúng ta phải thể hiện sự quan tâm chân thành và thông cảm cho mọi tình huống. Hãy nhớ rằng câu tục ngữ của Ấn Độ xoay quanh một cái gì đó như sau: "Đừng đánh giá người khác cho đến khi bạn đã bước đi một dặm bằng giày dép của anh ta".  Chúng ta cũng không nên thử che đậy toàn bộ sự việc trong một tuyên bố lấp lững nữa vời không đúng. Điều đó sẽ vô cùng tai hại cho con chúng ta.
- Như đã đề cập trước đây, điều này không có nghĩa là chúng ta xin lỗi hành vi sai trái. Nếu chúng ta tỏ ra quá "hiểu biết" và thông cảm với sự thất bại và tham gia theo quá tình cảm, chúng ta có thể kết thúc cách thực tế lời khuyến khích mà những người trẻ cảm thấy thoải mái trong thất bại của chúng. Ở đây có thể hữu ích khi cho con cái của chúng ta biết rằng chúng ta đã từng nếm trải và không quên những trải nghiệm của chúng ta khi ở vào những năm tháng cùng lứa tuổi của chúng. Bất cứ điều gì chúng ta nói về cuộc trải nghiêm khó khăn của chúng ta thời niên thiếu đều mang tính xây dựng- làm thế nào chúng ta tìm ra sự giúp đỡ và giải đáp cho một nan đề tương tự. Chúng ta có thể hiểu về cuộc đấu tranh của chúng và đồng thời hướng dẫn chúng tìm giải pháp.
- Phản ứng của chúng ta cần phải trung thực Nếu một con cái sai lầm, chúng ta cần nói với anh ta một cách rõ ràng, và vẫn nói cách tử tế theo như chúng ta có thể. Rô-ma 15:14 cho thấy rằng một phần của sự trưởng thành của Cơ Đốc nhân đang "có thể  khuyên bảo lẫn nhau". Điều đó nói đến việc mỗi người phải đối mặt với sự thật và giúp đỡ anh ta khi cần. Mềm mại, và xin lỗi bằng sự thật sẽ chỉ tang thêm vào nan đề của con cái chúng ta. Chúng ta cần giúp con cái phải đối mặt với trách nhiệm cá nhân của chúng là những gì chúng thực sự cần đến- và những gì chúng có thể muốn, hoặc chúng sẽ không nói và làm về điều đó nữa.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu, mặc dù tất cả những nỗ lực của bạn, con cái của bạn dường như không được giúp đỡ? Nếu anh ta không mở ra cho bạn thì sao? Bạn đã thử tất cả những gì bạn biết. Bạn đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, mà con cái vẫn còn có nhu cầu.  Đó là lỗi của bạn phải không? Há điều đó vô vọng bởi vì mọi thứ đã không có hiệu quả sao?
- Hãy can đảm. Đôi khi có sự giúp đỡ thông qua người khác. Há không phải là việc mới mẻ cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi đi đến một bế tắc mà dường như họ không thể nghe được lẫn nhau. Đây là một nơi mà tình huynh đệ Cơ Đốc thật có giá trị. Bạn nên cân nhắc việc giới thiệu con mình tới mục vụ của bạn hoặc đến người khác mà bạn biết sẽ đưa ra loại trợ giúp đúng. Đóng góp lớn nhất của bạn vào thời điểm này là làm tất cả những gì bạn có thể để khuyến khích con cái bạn "nghe" người đó.
- Nếu sự việc thực tế và được tất cả mọi người đồng ý, tốt nhất nên chia sẻ với tư cách là một bộ ba -- đứa con và người trợ giúp, với người cha, là người lắng nghe và người có nguồn lực khi được hỏi. Có thể là một kinh nghiệm học tập tốt cho người cha khi ông quan sát một ai đó có thể giúp con cái mình.
  - Nhưng đừng bỏ cuộc cách quá dễ dàng. Chính bạn đừng bỏ bê việc nói chuyện với con cái đến nỗi anh ta biết bạn quan tâm chúng. Và đừng quên sự giúp đỡ vượt quá mọi sự giúp đỡ của con người- là Đức Chúa Trời, Đấng có câu trả lời. Đó là công việc của chúng ta, mang con cái của chúng ta đến với Đức Chúa Trời vào những thời điểm như vậy. Cùng nhau cầu nguyện và tìm kiếm Ngài trong Lời Ngài sẽ làm sụp đổ các bức tường thành ngăn cách giữa con cái và cha mẹ và ban bằng các vực sâu. Chúng ta nên coi bản thân mình là một liên kết giữa con cái của chúng ta với Đức Chúa Trời. Chúng ta nên cùng nhau tuyên bố những lời hứa của Đức Chúa Trời. (Tất nhiên chúng ta và con cái chúng ta cần phải chắc chắn rằng mình vâng lời để nhận lời hứa của Đức Chúa Trời).
Đức Chúa Trời muốn chúng ta có được một loại truyền thông gia đình, có thể giúp chúng ta vượt qua thời kỳ khó khăn đã có với con cái của chúng ta. Truyền thông này cần được phát triển hàng ngày. Thời điểm dễ chịu đang đến trước khi chúng ta dự trữ những kho dự trữ của tình yêu và thiện ý.