SỰ TỰ DO CỦA LINH TRONG
LINH CHÚNG TA
(2)
Trong bài
này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét La-mã 8:1-6.
Như chúng ta đã thấy, La-mã chương 8 tương phản với La-mã chương 7 cách rõ nét.
Trong La-mã chương 7, chúng ta thấy ách nô lệ của luật trong xác thịt chúng ta,
và trong La-mã chương 8, chúng ta thấy sự tự do của Linh trong linh chúng ta.
Khi đến chương 8, chúng ta quay khỏi ách nô lệ trong xác thịt sang sự tự do
trong Linh.
II.
SỰ TỰ DO CỦA LUẬT CỦA LINH SỰ SỐNG
A.
Hiện Nay Không Có Sự Định Tội
Vào cuối
La-mã chương 7, Phao-lô kêu lên: “Ôi, tôi là người khốn khổ! Ai sẽ giải cứu tôi
khỏi thân thể của sự chết này?” (c. 24). Phao-lô mở đầu chương 8 rằng: “Cho nên
hiện nay chẳng có sự định tội cho những kẻ ở trong Christ Jesus” (c. 1). Trong Sách La-mã
có hai loại định tội: sự định tội bề ngoài, khách quan, và sự định tội bề
trong, chủ quan. Sự định tội bề ngoài đến từ Đức Chúa Trời, và sự định tội bề
trong đến từ chính chúng ta. Chúng ta thấy sự định tội khách quan của Đức Chúa
Trời trong những chương đầu của Sách La-mã, chẳng hạn như trong 3:19 chép rằng:
“hầu cho mọi miệng phải ngậm lại, và cả thế gian đều phải phục dưới sự
xét đoán của Đức Chúa Trời”. Như vậy, sự định tội khách quan là hậu quả của việc
ở dưới sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời. Loại định tội này được giải
quyết hoàn toàn bởi huyết cứu chuộc của Đấng Christ. Huyết
cứu chuộc của Đấng Christ
đã cứu chúng
ta khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời.
1. Sự Định Tội Ở Ngoài
Đấng Christ
Sự định tội
bên trong, chủ quan, được tìm thấy trong chương 7. Khi Phao-lô than: “Ôi, tôi
là người khốn khổ dường nào”, ông không đang kinh nghiệm sự định tội của Đức
Chúa Trời mà kinh nghiệm sự định tội đến từ chính mình, là sự tự định tội của
người cố gắng giữ Luật. Sự định tội này ra từ chính người ấy, chứ không phải ra
từ Đức Chúa Trời. Anh em càng cố
gắng trở nên tốt
và làm trọn Luật, càng bị định tội ở bên trong. Nếu là một người cẩu thả, không
bao giờ cố gắng
trở nên tốt thì anh em sẽ không kinh nghiệm sự định tội bên trong. Tuy nhiên, nếu
nói: “Tôi phải đúng đắn và hoàn hảo”, thì anh em sẽ bị chính mình định tội.
Càng cố gắng tự cải thiện, anh em càng bị định tội. Sự định tội trong La-mã
chương 7 là sự định tội của người ở ngoài Đấng Christ, mặc
dầu vẫn có nhiều Cơ-đốc nhân kinh nghiệm sự định tội này. Họ là những Cơ-đốc nhân cố gắng
làm trọn Kinh Luật sau khi được cứu. Sự định tội này không đến từ Đức Chúa Trời.
Có lẽ Đức Chúa Trời phán: “Đứa con ngu dại ơi, Ta không muốn con bị định tội như vậy.
Con tự gây rắc rối cho mình”. Sau khi đã giải quyết nan đề về sự định tội khách
quan, nhiều Cơ-đốc nhân tự tạo cho mình nan đề về sự định tội bên trong. Một số
bị định tội đến nỗi mất ăn mất
ngủ. Thậm chí tôi biết một số người sinh ra bệnh tâm thần do sự định tội chủ
quan. Một số
anh em tự định tội mình cách gay gắt vì đã không thương yêu vợ, và một số chị em tự phán
xét mình vì đã không nhân từ với chồng. Cuối cùng, cảm nhận về sự định tội chủ
quan trở nên cực kỳ trầm trọng đến nỗi phát sinh bệnh tâm thần. Những người như
vậy bị sự tự định tội đè nặng trên mình.
2.
Hiện Nay Không Có Sự Định Tội Trong Đấng Christ
Sau khi kêu
lên khốn khổ vào cuối chương 7, Phao-lô tuyên bố cách đắc thắng rằng: “Cho nên hiện
nay chẳng có sự định tội trong Christ
Jesus”. Điều
này có nghĩa là những gì ông kinh nghiệm trong La-mã chương 7 không phải là
kinh nghiệm trong Đấng Christ.
Không có Đấng
Christ, hay ở bên ngoài Đấng Christ, ông vật lộn theo luật
trong tâm trí để giữ Luật của Đức Chúa Trời hầu có thể làm hài lòng Đức Chúa Trời,
nhưng ông vẫn hoàn toàn bị luật của tội đánh bại. Điều đó xảy ra khi ông còn ở ngoài
Đấng Christ. Do đó, Phao-lô tự định tội
mình. Ông bị cảo trách sâu xa bởi sự định tội chủ quan bên trong. Nhưng “hiện
nay” “trong Christ
Jesus” không
còn có loại định tội này nữa. Phao-lô “chẳng có sự định tội” vì trong Đấng Christ, ông không cần tự mình giữ
Luật của Đức Chúa Trời nữa, đó là nỗ lực sinh ra sự tự định tội; “chẳng có sự định
tội” vì trong Đấng Christ,
ông có luật
của Linh Sự Sống mạnh hơn luật của tội, giải thoát ông khỏi luật của tội; “chẳng
có sự định tội” ngày nay không phải vì huyết cứu chuộc của Đấng Christ cất bỏ sự định tội khách
quan của Đức Chúa Trời, mà là vì luật của Linh Sự Sống đem lại sự tự do của
Linh trong linh ông và khắc phục mọi sự định tội chủ quan của ông; và “chẳng có
sự định tội” vì ông được giải thoát khỏi Luật của Đức Chúa Trời lẫn luật của tội.
B.
Sự Tự
Do Của Luật Của Linh Sự sống
Trong La-mã
chương 8, Phao-lô không nói: “Chẳng có sự định tội trong Christ Jesus vì huyết của Jesus đã tẩy sạch tôi”. Sự định tội này
không được giải quyết
bằng huyết. Chúng ta được thoát khỏi sự định tội chủ quan không phải vì huyết tẩy
sạch, mà là vì luật giải phóng chúng ta. Có một luật giải phóng chúng ta khỏi sự
định tội bên trong. Luật giải phóng chúng ta có uy lực lớn hơn hết trong các luật.
Mặc dầu có Luật của Đức Chúa Trời bên ngoài luôn đòi hỏi, luật của điều thiện
trong tâm trí đồng ý với Luật của Đức Chúa Trời, và luật của tội trong thân thể
chống lại
và đánh bại luật của điều thiện, nhưng chúng ta phải ngợi khen Chúa vì
trong linh chúng ta là luật của Linh Sự Sống. Không luật nào có thể thắng hơn
luật này. Ai có thể đánh bại Linh Sự Sống? Không ai và không điều gì-có thể
đánh bại Linh Sự Sống.
Luật của Linh Sự Sống
là quyền năng tự phát của Linh Sự Sống.
Đó là luật mạnh mẽ nhất trong vũ trụ; luật này ở trong chúng ta và giải phóng
chúng ta.
Luật của
Linh Sự Sống
giải phóng chúng ta như thế nào? Luật này giải phóng chúng ta cách “siêu đẳng”.
Theo chiến thuật cổ xưa, nếu một vài người lính bị quân địch bao vây, họ phải
phá vòng vây. Nhưng trong chiến tranh hiện đại thì không cần làm như vậy. Nếu bị
kẻ thù bao vây, chúng ta không cần phá vòng vây -chúng ta có đường đi lên.
Chúng ta có đường đi lên. Do đó, chúng ta có thể nói với Sa-tan rằng: “Hỡi
Sa-tan, so với ta thì ngươi mạnh mẽ. Nhưng ngươi không biết rằng ta có một Đức
Chúa Trời kỳ diệu vừa ở trong linh ta, vừa ở trên các từng trời sao? Lên trời
khó đối với ta, nhưng dễ đối với Ngài. Ngài vừa ở trong ta vừa ở trên trời. Hỡi
Sa-tan, ta không cần phá vòng vây. Ta chỉ nói: ‘Ngợi khen Chúa và ta ở từng trời
thứ ba. Sa-tan, ngươi và quân đội tấn công của ngươi ở dưới chân ta, và ta tự
do”.
Nếu anh em
nghĩ đây chỉ là một lý thuyết tốt, tôi xin áp dụng và làm cho nó rất thực tế.
Giả sử chúng ta có một chị em muốn thuận phục chồng theo Ê-phê-sô chương 5. Chị
ấy nói: “Tôi yêu thích lời này. Lời này ngọt ngào và thánh khiết. Tôi muốn thuận phục chồng”. Đó
chỉ là sự vận dụng tâm trí cố gắng
thực hiện mạng lệnh trong Ê-phê-sô chương 5. Tuy nhiên, khi chị quyết định làm
như vậy, một điều kỳ lạ xảy ra. Dường như môi trường xung quanh chị thay đổi và
chính điều trái với sự vâng phục lại xảy ra. Chồng chị vốn luôn luôn tử tế và
hòa nhã với chị lại rất khó chịu vào chính buổi sáng chị quyết định thuận phục
anh. Trước thất vọng lớn của chị, chị không thực hiện được điều răn này. Sa-tan
đến chông đối, bao vây, và tấn công chị. Càng cố gắng đè nén cơn bực dọc trước
cách cư xử của chồng, chị càng giận
dữ, cho đến cuối cùng, chị không còn kiềm chế được tánh nóng nảy của mình.
Tranh đấu, nỗ lực của chị thật vô ích. Chị em này bị đánh bại vì đã dùng sai chiến thuật.
Bất cứ khi nào bị kẻ thù bao vây chúng ta không nên cố gắng phá vòng vây mà phải
nói: “Ngợi khen Chúa! A-men!” Ngay lập tức chúng ta sẽ vượt trỗi. Mọi kẻ thù, kể
cả những người làm chúng ta bực mình, đều sẽ ở dưới chân chúng ta. Nếu không
tin, tôi mời anh em hãy làm thử. Chiến thuật này có hiệu quả, “hiện đại” hơn hết,
là vũ khí lợi hại nhất để chống kẻ thù. Thay vì định tội thì có ngợi khen. Tại
sao có ngợi khen và giải phóng thay vì định tội? Vì luật của Linh Sự Sống giải
phóng chúng ta khỏi luật của tội và sự chết.
Chúng ta có
hai phương thuốc cho hai loại định tội. Huyết của Đấng Christ chịu đóng đinh là thuốc
chữa cho sự định tội khách quan, và Linh Sự Sống-tức Đấng Christ đã trải qua một tiến
trình để trở nên Linh Ban Sự Sống-ở trong linh chúng ta là phương
thuốc cho sự định tội chủ quan. Khi kinh nghiệm sự định tội chủ quan, tất cả
chúng ta đều cần ngợi khen Chúa và chúng ta sẽ vượt lên cao. Đừng cầu nguyện
vào những lúc như vậy, vì càng cầu nguyện, anh em càng kinh nghiệm sự định tội.
Anh em cũng không nên nói: “Chúa ơi, con áp dụng huyết Ngài”. Đó không phải
phương thuốc cho hoàn cảnh này. Đó là chữa bệnh sai thuốc. Khi ở dưới sự định tội
chủ quan, chúng ta cần Linh Sự Sống.
“Vì luật của Linh Sự Sống
trong Christ Jesus đã buông tha tôi khỏi luật
của tội và sự chết”.
2. Trong Đấng Christ
Đây không
phải là một kinh nghiệm ngoài Đấng Christ,
mà là kinh
nghiệm hoàn toàn ở trong Đấng Christ.
Trong Đấng Christ, không phải trong A-đam
hay trong chính chúng ta, mà trong Đấng Christ,
chúng ta có
Linh của sự sống,
chính Đấng Christ
là Linh Ban
Sự Sống ở
trong linh chúng ta. Trong Đấng Christ,
linh chúng
ta được làm cho sống
động bằng Đấng Christ
là sự sống. Vì chúng ta ở trong Đấng Christ, nên Linh Sự Sống, là chính Đấng Christ, cư ngụ trong linh chúng
ta và hòa quyện chính Ngài với linh chúng ta làm một linh. Trong Đấng Christ, chúng tá có linh được làm
cho sống động,
sự sống
thần thượng và Linh Sự Sống.
Trong Đấng Christ,
ba điều này
“ linh chúng ta, sự sống
thần thượng và Linh Sự Sống-hòa
quyện với nhau làm thành một đơn vị. Trong Đấng Christ, đơn
vị này có quyền năng tự phát, tức
là luật của Linh Sự Sống,
liên tục giải phóng chúng ta khỏi luật của tội và sự chết khi chúng ta bước đi
theo linh hòa quyện.
2. Hằng Ngày
Kinh nghiệm
này không phải một lần đủ cả, mà phải là một kinh nghiệm liên tục hằng ngày. Hằng
ngày, từng giây phút, chúng ta cần sống trong linh hòa quyện, bước đi theo linh
này, và đặt tâm trí vào linh kỳ diệu này, đừng cố gắng giữ Luật của Đức Chúa Trời
hay cố gắng làm điều tốt. Vì một khi quay lại thói quen cũ là cố gắng làm điều
tốt, chúng ta liền bị cách ly với luật đầy quyền năng của Linh Sự Sống. Chúng ta phải ngửa trông Chúa để có thể tiếp tục
ở trong linh luôn luôn hầu vui hưởng sự tự do của luật của Linh Sự Sống.
C. Sự Bất Năng Của Kinh Luật
La-mã
8:3 chép: “Vì điều Kinh Luật không làm nổi, tại xác thịt làm cho nó ra yếu
đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì tội mà sai chính Con Ngài lấy
hình trạng của xác thịt tội lỗi (nguyên văn: xác thịt của tội) và định tội cho
tội ở trong xác thịt”. Câu này nói rằng có một sự bất năng liên quan đến Luật;
Luật ở đây không chỉ về luật của Linh Sự Sống vì đối với luật của Linh Sự Sống không có điều gì bất năng cả, mà chỉ về Luật của Đức Chúa
Trời bên ngoài chúng ta. Có một sự
bất năng liên kết với Luật của Đức Chúa Trời vì Luật ấy yếu đuối do xác thịt. Xác thịt
là nhân tố của
sự yếu đuối,
sinh ra tình trạng bất năng được đề cập trong 8:3.
Chủ từ của
8:3 là Đức Chưa Trời. Đức Chúa Trời sai chính Con Ngài trong hình trạng của xác
thịt của tội, liên quan đến tội và kết án tội trong xác thịt. Câu này là câu
sâu xa nhất trong La-mã chương 8, rất khó hiểu.
“Xác thịt của
tội” là gì? Xác thịt của tội là thân thể chúng ta. “Xác thịt của tội” trong 8:3
tương ứng với cụm từ “thân thể của tội” trong 6:6, là câu cho biết người cũ của
chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ
trên thập tự
giá để “thân thể của tội” bị mất hiệu lực. Tại sao thân thể của chúng ta được gọi
là “thân thể của tội” và “xác thịt của tội”? Vì tội cư trú trong thân thể chúng
ta như đã thấy từ La-mã chương 7. Vì thân thể của chúng ta là nơi cư ngụ của tội,
nên nó được gọi là “thân thể của tội”. Vì thân thể chúng ta đã trở nên một thân
thể sa ngã, nên nó cũng được gọi là “xác thịt”, tức là “xác thịt của tội”.
Sự yếu đuối
của chúng ta trong việc giữ Luật của Đức Chúa Trời là ở thân thể của tội. Thân
thể chúng ta yếu đuối đến tột cùng trong việc giữ Luật của Đức Chúa Trời. Mặc dầu
tâm trí chúng ta muôn giữ Luật của Đức Chúa Trời, nhưng thân thể chúng ta không
có sức lực thực hiện điều đó. Nó bị tội làm cho yếu đuối và tê liệt. Tội giống như bệnh bại liệt làm
cho cơ thể của trẻ em bị liệt và tàn tật. Cũng vậy, thân thể con người của chúng
ta đã bị tội làm tê liệt. Thân thể của tội này là nhân tố cơ bản của sự yếu đuối
trong việc giữ Luật của Đức Chúa Trời. La-mã 8:3 nói Luật của Đức Chúa Trời là
yếu đuối do
xác thịt. Tại sao Luật của Đức Chúa Trời trở nên yếu đuối? Vì xác thịt. Luật của
Đức Chúa Trời đưa ra những đòi hỏi, nhưng thân thể của tội nhân không thể thực
hiện vì bên trong thân thể này là tội, tức nhân tố làm cho yếu đuối.
Mặc dầu
thân thể của tội hay xác thịt của tội cực kỳ yếu đuối trong việc giữ Luật của
Đức Chúa Trời, nhưng lại rất mạnh mẽ trong việc phạm tội. Nếu không có sự
thương xót và ân điển của Chúa, anh em khó có thể ngồi suốt các buổi nhóm của Hội
Thánh. Khi nghĩ đến việc tham dự buổi nhóm cầu nguyện, có lẽ anh em nói: “Đêm
qua tôi ngủ không
ngon và tôi bị nhức đầu. Tôi mệt quá không thể đến nhóm được”. Tuy nhiên, nếu
có người rủ đi xem phim thì thân thể của tội lại tràn đầy sinh lực và mạnh mẽ.
Vì vậy, thân thể chúng ta yếu đuối đối với Luật của Đức Chúa Trời, nhưng rất mạnh
mẽ đối với việc phạm tội. Cho nên, do thân thể của tội mà Luật của Đức Chúa Trời
bị yếu đuối.
D. Tội Bị Kết Án
Kinh Luật yếu
đuối do thân thể của tội, như vậy Đức Chúa Trời đã làm gì đối với điều này? Đức
Chúa Trời đã làm gì đối với tình huống
ấy? Luật của Đức Chúa Trời đưa ra những đòi hỏi, nhưng nó bị yếu đuối do xác thịt.
Nan đề không phải tại Kinh Luật; sự khó khăn chính là tội và xác thịt của tội.
Tội là kẻ vi phạm, và xác thịt của tội là kẻ giúp đỡ (tòng phạm). Hai kẻ ấy hợp
tác với nhau. Nếu Đức Chúa Trời muốn
giải quyết nan đề, hẳn Ngài phải xử lý cả tội lẫn xác thịt. Mặc dầu tội, chứ
không phải xác thịt, là nan đề lớn nhất, nhưng Đức Chúa Trời phải xử lý cả hai.
Ngài thực
hiện điều ấy như thế nào? Đức Chúa Trời thực hiện điều đó thật kỳ diệu theo
cách mà ngôn ngữ loài người không thể giải thích đầy đủ được. Đức Chúa Trời giải
quyết nan đề bằng cách sai chính Con Ngài “lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi
(nguyên văn: xác thịt của tội)”. Đức Chúa Trời thật khôn ngoan. Ngài biết không
nên sai Con Ngài làm xác thịt của tội, vì nếu làm như vậy, Con Ngài hẳn đã bị
vướng vào tội. Vì vậy, Ngài sai Con Ngài “lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi
(nguyên văn: xác thịt của tội)”, như đã được tượng trưng bởi con rắn bằng đồng
mà Môi-se treo lên trong đồng vắng (Dân. 21:9) và được chính Chúa Jesus đề cập đến. Trong Giăng
3:14, Jesus
phán:
“Ví như Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con [Loài] Người
cũng cần phải chịu treo lên thể ấy” cho thấy con rắn bằng đồng là hình bóng của
chính Ngài trên thập tự giá thay cho chúng ta. Khi Ngài ở trên thập tự giá, Jesus ở trong
hình dạng của con rắn theo cách nhìn Đức Chúa Trời. Khi Đức
Chúa Trời nhìn vào Jesus
lúc Ngài bị
đóng đinh vào thập tự giá, Ngài thấy Jesus
trong hình
dạng của con rắn. Con rắn là ai? Sa-tan. Tội mà đã tiêm vào trong thân thể
con người và biến nó thành xác thịt của tội, là gì? Đó là bản chất của Satan. Vì vậy, xác thịt của tội
thật ra có nghĩa là xác thịt với bản chất của Sa-tan. Kinh Thánh nói Jesus, Con của Đức Chúa Trời, đã
trở nên xác thịt (Gi. 4:14). Tuy nhiên, điều này tuyệt nhiên không có nghĩa là Jesus trở nên xác thịt với bản chất của
Sa-tan vì 8:3 nói Ngài được sai đến trong “hình trạng của xác thịt của tội”,
qua đó cho thấy Jesus
chỉ khoác
lên “hình trạng của xác thịt”, chứ không phải bản chất tội của xác thịt.
Hơn nữa, 2Cô-rin-tô 5:21 chép: “Vì Đức Chúa Trời đã khiến cho Đấng [Christ]... trở nên tội vì chúng ta”.
Mặc dầu câu này nói rõ Đấng Christ
được làm cho
trở nên
tội, nhưng điều này không có nghĩa là Ngài có tội trong bản chất. Ngài chỉ được
làm cho trở nên “hình trạng của xác thịt của tội”. Con rắn bằng đồng có
hình dạng của con rắn nhưng không có nọc độc
của rắn. Nó có hình dạng của rắn, nhưng không có bản chất của rắn. Đấng Christ đã được làm cho trở nên tội
trong hình dạng. Bên trong Ngài “không có tội”; (2Cô. 5:21; Hê. 4:15); Ngài
không liên quan gì đến bản chất của tội. Ngài chỉ được làm cho trở nên hình dạng
của con rắn, “hình trạng của xác thịt của tội” vì chúng ta.
Giăng 12:31
chép: “Hiện nay có sự xét đoán thế gian này, hiện nay bá chủ của thế gian này bị
đuổi
ra”. Khi nói những lời này, Chúa Jesus
nói về cái
chết sắp đến trên thập tự giá của Ngài. Chúa phán rằng thời điểm Ngài chịu đóng
đinh sẽ là thời điểm phán xét Sa-tan, vì Satan
là bá chủ của
thế gian này, sự phán xét hắn được công bố
trong Giăng 12:31. Chính Jesus
bị treo trên
thập tự giá, nhưng theo cách nhìn Đức Chúa Trời, Sa-tan bị phán xét tại đó. Vì
vậy, Hê-bơ-rơ 2:14 nói rằng nhờ sự chết, Đấng Christ hủy
diệt kẻ có quyền lực của sự chết, là Ma Quỉ, tức Sa-tan. Đấng Christ hủy diệt Sa-tan bởi sự chết
của Ngài trong xác thịt trên thập tự giá. Trên thập tự giá, Đấng Christ “lấy hình trạng của xác thịt
tội lỗi (nguyên văn: xác thịt của tội)” không những là sự thay thế cho tội
nhân, cất đi mọi tội của họ, mà còn bị đóng đinh dưới hình dạng của con rắn,
hoàn toàn hủy diệt Sa-tan, là ma quỉ.
Do xác thịt
của tội, Luật của Đức Chúa Trời bị yếu đuối. Vì vậy, Đức Chúa Trời phải xử lý cả
xác thịt lẫn tội. Ngài sai Con Ngài đến “trong hình trạng của xác thịt tội lỗi
(nguyên văn: xác thịt của tội)”, tức là trong hình dạng của con rắn. Đấng Christ đem xác thịt này lên thập
tự giá và đóng đinh nó tại đó. Mọi hữu thể trong thế giới thuộc linh, các thiên
sứ và các ác linh, đều biết ý nghĩa của điều này. Khi vào cõi đời đời, chúng ta
sẽ nhìn lại và nói: “Bây giờ, tôi mới hiểu Sa-tan đã bị giày đạp qua xác thịt của
Đấng Christ trên thập tự giá là như
thế nào”. Sa-tan bị giày đạp, bị hủy diệt qua chính xác thịt mà Đấng Christ đã mặc lấy, vì xác thịt ấy
ở dưới hình dạng con rắn. Khi xác thịt ấy bị đóng đinh trên thập tự giá, Sa-tan
bị giày đạp và bị hủy diệt.
La-mã 8:3
không những nói Đức Chúa Trời sai Con Ngài “lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi
(nguyên văn: xác thịt của tội)”, mà Ngài cũng sai Con Ngài đến “vì tội”. Một số bản Kinh Thánh dịch “vì
tội” là “như một của lễ cho tội”, lấy từ liệu tội ở đây để chỉ về của lễ chuộc
tội. Sự diễn dịch này tuy không sai, nhưng chưa chuyển đạt tư tưởng cách đầy đủ.
Phao-lô có ý nói Đức Chúa Trời sai Con Ngài, không những “lấy hình trạng của
xác thịt của tội”, mà còn “vì tội”, tức là vì mọi điều liên quan đến tội, để
Ngài có thể lên án tội và mọi điều liên quan đến tội. Mọi điều gắn liền với tội
đều bị định tội trong xác thịt của Đấng Christ
trên thập tự
giá. Đừng bao giờ quên rằng tội là bản chất của Sa-tan. Bản chất của Sa-tan, tức
là tội, ở trong xác thịt, và Đấng Christ
mặc lấy xác
thịt này, trong đó tội, tức là bản chất của Sa-tan, cư trú. Sau đó, Đấng Christ đem xác thịt này lên thập
tự giá và đóng đinh xác thịt. Do đó, cả tội và Sa-tan đều bị định tội.
Sa-tan hăm
hở và vui mừng vào trong thân thể con người, là thân thể đã trở nên xác thịt
sau khi hắn bước
vào, và hắn hài lòng vì có một nơi ở. Bất kể khôn ngoan đến đâu, Sa-tan cũng
không bao giờ có thể trội hơn Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời khôn ngoan hơn nhiều,
Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến trong hình trạng của xác thịt mà Satan đang ở
trong đó, và định tội xác thịt trên thập tự giá. Dường như Sa-tan nghĩ: “Bây giờ, ta vào được trong thân
thể con người”. Tuy nhiên, Sa-tan không nhận biết đó là một cái bẫy. Khi Sa-tan
ăn miếng mồi, hắn đã mắc bẫy. Chúng ta có thể lấy bẫy chuột để minh họa. Khó bắt
được chuột vì chúng luôn luôn bỏ chạy. Tuy nhiên, chúng ta có thể dùng bẫy với
một ít mồi. Vì muốn
chiếm lấy miếng mồi, con chuột đã vào trong cái bẫy. Sau đó nó mắc bẫy, và người
ta có thể dễ dàng đè bẹp nó. Cũng vậy, Sa-tan đã bị mắc bẫy, và bị giày đạp
trong xác thịt của Đấng Christ
trên thập tự
giá. Khi làm như vậy, Đức Chúa Trời giải quyết hai nan đề cùng một lúc: Ngài giải
quyết nan đề tội và nan đề xác thịt của tội. Đức Chúa Trời đã giải quyết nan đề
tội mà tội là bản chất của Sa-tan và bắt nguồn từ Sa-tan, và cũng giải quyết
nan đề xác thịt. Ngợi khen Chúa!
E. Đòi Hỏi Công Chính Của Kinh
Luật Được Thực Hiện
La-mã 8:4
chép: “Hầu cho điều nghĩa mà Kinh Luật buộc được thành tựu trong chúng ta, là kẻ
chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Linh (RcV: linh)”. Sự kiện 8:3 chấm dứt
với một dấu phẩy ngụ ý rằng điều
được thực hiện trong câu ấy là cho câu tiếp theo. Đức Chúa Trời kết án tội
trong xác thịt để đòi hỏi công chính của Kinh Luật được thực hiện trong chúng
ta. Vì cớ xác thịt, Luật của Đức Chúa Trời không thể được thực hiện, Vì vậy, Đức
Chúa Trời sai Con Ngài “lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi (nguyên văn: xác thịt
của tội)” và kết án tội, giải quyết nan đề gồm hai mặt là tội và xác thịt, để
đòi hỏi công chính của Kinh Luật được thực hiện trong chúng ta. “Chúng ta” chỉ
về những ai “chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo linh”. Điều Phao-lô viết
thật kỳ diệu.
Trong 8:2,
ông đề cập đến Thánh Linh, và trong 8:4, ông không những đề cập đến Thánh Linh,
mà hơn thế nữa còn đề cập đến nhân linh. Thánh Linh là Linh Sự Sống, và nhân linh được
Thánh Linh cư ngụ và hòa quyện, chính là linh mà chúng ta phải bước theo. Thánh
Linh sự sống ở trong nhân linh. Nếu bước đi theo linh hòa quyện này, mọi đòi hỏi
công chính của Kinh Luật sẽ tự phát được thực hiện. Chúng ta không cần giữ Kinh
Luật. Những đòi hỏi của Kinh Luật được thực hiện cách tự phát bởi luật của Linh
Sự Sống.
F. Tâm Trí Là Chìa Khóa
Câu tiếp
theo giải thích thêm: “Vì kẻ ở theo xác thịt thì chí hướng về những sự thuộc xác
thịt, còn kẻ ở theo Linh (RcV: linh) thì chí hướng về những sự thuộc Linh”. Sau
khi đề cập đến Linh Sự Sống và nhân linh hòa quyện với Thánh Linh, Phao-lô nói
đến tâm trí. Trước đó Phao-15 đã đề cập đến tâm trí trong 7:25: “Chính mình tôi
lấy tâm trí phục Luật của Đức Chúa Trời...”
Cụm từ “chính mình tôi lấy tâm trí” cho thấy tâm trí trong 7:25 độc lập. Tâm
trí trong chương 8 thì khác; đó là tâm trí đặt nơi những điều thuộc về Linh.
Trong La-mã chương 7, tâm trí đi ra để hành động độc lập; trong La-mã chương 8,
tâm trí quay về nương dựa trên linh, không còn tự hành động nữa.
Tâm trí có
địa vị của một người vợ. Cách sống khôn ngoan nhất của một người vợ là không
hành động độc lập mà đến với chồng. Nếu gặp khó khăn, người vợ không nên giải
quyết một mình mà nên nói với chồng. Trong La-mã chương 7, tâm trí hành động độc
lập, một người vợ cư xử như người chồng. Trong La-mã chương 8, tâm trí duy trì
địa vị làm vợ, không còn tự hành động, nhưng luôn quay về với chồng. Tâm trí
trong chương 8 nói: “’Chồng
linh’ yêu
quí ơi, em nên làm gì?” “Chồng linh” trả lời: “Vợ yêu quí ơi, em không cần làm
gì cả. Anh sẽ lo liệu cho”. La-mã chương 7 và 8 cho thấy rằng cùng một tâm trí
có thể có hai hành động khác nhau. Trong chương 7, tâm trí hành động độc lập với một địa vị sai, tự
tác như người chồng. Trong chương 8, tâm trí trở nên người vợ đúng đắn, duy trì
địa vị đúng đắn và quay về nương dựa nơi chồng mình là linh.
Chúng ta kết
luận với 8:6: “Vì tâm trí đặt nơi xác thịt là sự chết, nhưng tâm trí đặt nơi
linh là sự sống và bình an” (RcV). Qua câu này, chúng ta có thể thấy rằng ngay cả
tâm trí cũng có thể là sự sống.
Tâm trí độc lập không thể giữ Luật của Đức Chúa Trời, nhưng tâm trí đặt nơi
linh là sự sống và bình an. Một tâm trí như vậy đầy dẫy sự vui hưởng và an nghỉ.
Sự bình an là để an nghỉ còn sự sống là để vui hưởng. Khi tâm trí đặt nơi linh
thì không có sự thất bại, sự định tội, hay những cảm xúc tiêu cực, mà chỉ có sự
sống, bình an, vui hưởng và an nghỉ. Chính tâm trí không thể tự giữ Luật của Đức
Chúa Trời lại có thể là tâm trí của sự sống và bình an bởi được đặt nơi linh.
Đây không
phải là lý thuyết mà có hiệu quả thực tế. Nếu thực hành điều này, anh em sẽ tự
mình phát hiện. Phao-lô không viết La-mã chương 8 theo lý thuyết, nhưng theo
kinh nghiệm của ông. Kinh Luật được thực hiện cách tự phát là điều dễ dàng. Thật
ra, thậm chí chúng ta không cần tự mình làm điều đó, vì Kinh Luật sẽ được thực
hiện trong chúng ta cách tự phát và trong tiềm thức. Mặc dầu không có ý định thực
hiện Kinh Luật, nhưng chúng ta thấy Kinh Luật được thực hiện. Có thể anh em
không cố ý
yêu vợ, nhưng anh em yêu vợ cách vô thức. Có lẽ chị em không ý thức là phải thuận
phục chồng, nhưng chị em hoàn toàn thuận phục cách vô thức. Đó là tự phát, tự động
thực hiện đòi hỏi của Kinh Luật bằng cách đặt tâm trí nơi linh.
Trong cả
7:25 lẫn 8:6, dầu độc lập hay lệ thuộc
nơi
linh, tâm trí vẫn đại diện cho chính con người. Cho nên khi tâm trí độc lập với
linh, có nghĩa là con người tự hành động, không nương dựa nơi linh. Nhưng khi
tâm trí lệ thuộc linh, con người không tự hành động, mà nương cậy nơi linh. Vì
vậy, tâm trí đặt nơi linh có nghĩa là cả bản thể mình đặt nơi linh và hành động
theo linh. Khi Đấng Christ,
hiện nay là
Linh Ban Sự
Sống, cư ngụ trong linh chúng ta để làm sự sống và mọi sự của chúng ta thì
chúng ta không còn tự hành động theo tâm trí độc lập nữa. Chúng ta phải giữ cho
tâm trí hiệp một với linh và hành động, bước đi, tồn tại theo linh để được
thoát khỏi luật của tội và khỏi xác thịt, và để có thể tự phát thỏa đáp đòi hỏi
công chính của Luật Đức Chúa Trời. Đổ là thoát khỏi luật của tội và sự chết bởi
luật của Linh Sự Sống trong Đấng Christ.
Điều này
cũng để vui hưởng Đấng Christ
Nội Cư là sự
sống
và nguồn cung ứng sự sống
của chúng ta.