Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI NĂM MƯƠI TÁM


SỰ LỰA CHỌN CỦA ÂN ĐIỂN
Trong 1:9, Phao-lô nói ông hầu việc Đức Chúa Trời trong Phúc Âm của Con Ngài. Phúc Âm này bao hàm nhiều điều kỳ diệu: quyền làm con, sự chứng minh, phục sinh, xưng công chính, thánh hóa, biến đổi, đồng hóa, vinh hóa và hiển lộ. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một điều sâu xa hơn —sự lựa chọn của ân điển. Nếu muốn biết Phúc Âm của Con Đức Chúa Trời cách thấu đáo, chúng ta cần thấy rằng sự lựa chọn của Đức Chúa Trời được bao gồm trong Phúc Âm đó. Lựa chọn này là lựa chọn của ân điển. Như 11:5 chép: “Hiện nay cũng vậy, theo sự lựa chọn của ân điển thì có một số còn sót lại”.

SỰ LỰA CHỌN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong xã hội, lựa chọn liên quan đến sự ra đời, lớn lên, việc học hành và thành công trong thế gian. Sự lựa chọn thần thượng tuyệt đối khác hẳn. Chúng ta được lựa chọn trước khi ra đời, thật ra là trước khi tạo dựng thế giới. Sự lựa chọn của con người tùy thuộc vào chính họ như thế nào. Những người tài giỏi, đầy triển vọng và thành công rất có thể được lựa chọn. Trái lại, sự lựa chọn của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào chúng ta là gì, mà hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn Ngài.
Trong chương 9, Phao-lô dùng trường hợp của Gia-cốp và Ê- sau để minh họa cho sự lựa chạn của Đức Chúa Trời. Trước khi họ ra đời, Đức Chúa Trời đã phán với Rê-bê-ca: “Đứa lớn sẽ hầu việc đứa nhỏ” (9:12). Đức Chúa Trời lựa chọn trước khi các đứa bé ra đời, trước khi chúng làm bất cứ điều gì tốt hay xấu. Đó là “để chỉ định của Đức Chúa Trời theo sự lựa chọn cứ còn mãi, chẳng phải bởi việc làm bèn là bởi Đấng kêu gọi” (c. 11). Tuy nhiên, khi còn trong lòng mẹ, Gia-cốp đã tranh đấu để được ra trước. Chính là bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời mà Gia-cốp không thành công. Nếu thành công, ông đã không được Đức Chúa Trời lựa chọn.
Theo một ý nghĩa rất thật, tất cả chúng ta đều là những Gia- cốp tranh đấu để đứng đầu. Ngay từ khi ra đời, chúng ta đã có quan niệm phải tranh đấu để được một điều gì đó cho chính mình. Thậm chí dầu thất bại nhiều lần, chúng ta vẫn tiếp tục tranh đấu. Chúng ta ging như Gia-cốp, người tiếm quyền, là người Đức Chúa Trời tiền định phải là người thứ hai, nhưng vẫn tranh đấu để làm người thứ nhất. Ngợi khen Đức Chúa Trời về bàn tay kiểm chế thương xót của Ngài đã ngàn cản chúng ta thành công trong những nỗ lực của mình! Ngài kiểm chế chúng ta vì Ngài đã lựa chọn chúng ta trước khi chúng ta ra đời rất lâu.

LỰA CHỌN, TIỀN ĐỊNH VÀ KÊU GỌI
Lựa chọn của Đức Chúa Trời liên quan đến sự tiền định và kêu gọi của Ngài. Trong ba điều này, lựa chọn là điều đầu tiên, theo sau là tiền định và kêu gọi. Trước hết Đức Chúa Trời lựa chọn chúng ta. Sau đó Ngài biệt riêng chúng ta, tức là tiền định chúng ta. Cả lựa chọn lẫn tiền định đều xảy ra trước khi chúng ta ra đời. Rồi vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời chúng ta, Đức Chúa Trời đến kêu gọi chúng ta.
Ê-phê-sô 1:4 và 5 chứng minh sự lựa chọn và tiền định của Đức Chúa Trời xảy ra trong quá khứ đời đời: “Cũng như trước buổi sáng thế Ngài đã lựa chọn chúng ta trong Christ, để chúng ta nên thánh không chỗ trách được trước mặt Ngài. Lại nhơn sự thương yêu và y theo sự đẹp lòng của ý chỉ Ngài, Ngài đã dự định cho chúng ta nhờ Jesus Christ được danh phận con cái (RcV: Ngài đã tiền định chúng ta cho quyền làm con nhờ Jesus Christ)”. Trước khi vũ trụ hiện hữu, Đức Chúa Trời đã lựa chọn và tiền định chúng ta cho quyền làm con. Chúng ta cần vận dụng linh trong đức tin để tin lời này được viết trong Kinh Thánh. Vào ngày Đức Chúa Trời chỉ định, chúng ta được sinh ra. Cuối cùng, cũng vào thời điểm Ngài chỉ định, chúng ta được cứu. Mặc dầu chúng ta không có ý định tin Chúa Jesus, nhưng chúng ta đã tin Ngài vì chúng ta đã được Đức Chúa Trời lựa chọn và tiền định. Đó là sự lựa chọn của ân điển trong đó sự thương xót của Đức Chúa Trời được tỏ ra. Như Phao-lô nói trong 9:16: “Vậy, điều đó chẳng phải bởi kẻ mong mun, cũng chẳng phải bởi kẻ bôn ba, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót”.

ĐỨC CHÚA TRỜI SẮP ĐẶT CUỘC ĐỜI CHÚNG TA
Nếu nhìn lại quá khứ của mình, chúng ta sẽ thờ phượng Chúa. Chúng ta sẽ nhận biết những từng trải của mình không thuộc về chính mình, nhưng thuộc về Ngài. Trước khi chúng ta ra đời, Ngài đã lựa chọn, tiền định và sắp đặt mọi sự liên quan đến chúng ta, kể cả thời điểm và nơi chứng ta được sinh ra. Hơn nữa, Ngài ấn định cho chúng ta sẽ sống bao lâu và chỉ định mọi nơi chúng ta sẽ đến. Theo sắp đặt của Đức Chúa Trời, tôi đã ra đời vào thế kỷ hai mươi. Hơn nữa, tôi ra đời tại một vùng dễ tiếp xúc với Cơ-đốc nhân. Điều đó hoàn toàn thuc về Đức Chúa Trời. Hơn nữa, đời sống tôi với Chúa chứng minh rằng con đường của chúng ta được Ngài quyết định, và kinh nghiệm của tôi làm chứng rằng không phải do ai mong muốn hay bôn ba, mà do Đấng thể hiện lòng thương xót. Mọi sự xảy đến cho chúng ta là vấn đề sự thương xót thần thưng.

BẰNG CHỨNG VỀ
SỰ LỰA CHỌN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Tôi không muốn vướng vào tranh luận thần học về trách nhiệm của con người trong mối liên hệ với quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh sự kiện về sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đã trở nên Cơ-đốc nhân vì lựa chọn này. Nhiều người trong chúng ta thậm chí không biết vì sao ban đầu mình trở thành Cơ-đốc nhân. Một số người trong chúng ta thậm chí cố gắng thôi không tin Chúa nữa, nhưng đã không thành công. Một mặt làm Cơ-đốc nhân là điều kỳ diệu, nhưng mặt khác đó là điều cực kỳ thử thách và khó khăn. Cơ-đốc nhân không những là các Gia-cốp, mà còn là những Gióp nữa. Do sự lựa chọn của Đức Chúa Trời, chúng ta không có lựa chọn nào khác hơn là trở thành Cơ-đc nhân. Bây giờ khi đã tin vào Chúa Jesus, đơn giản là chúng ta không thể thoát khỏi Ngài. Điều này chứng minh rằng chúng ta đã được Đức Chúa Trời lựa chọn.
Bên trong chúng ta có một điều gì đó làm cho chúng ta tin Chúa, dầu có muốn tin Ngài hay không. Điều này đến từ sự lựa chọn của ân điển. Có thể chúng ta muốn “ly dị” Chúa, nhưng Ngài từ chối ký giấy ly dị. Đức Chúa Trời không sợ chúng ta tìm cách thoát khỏi Ngài. Ngài biết dầu cố gắng đến đâu, chúng ta vẫn không thể thoát được. Đó là bằng c mạnh mẽ nhất chứng tỏ chúng ta đã được Đức Chúa Trời lựa chọn. Sự lựa chọn thần thưng của ân điển thật kỳ diệu biết bao!

SỰ LƯA CHỌN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ VIỆC RAO GIẢNG PHÚC ÂM
Chúng ta đã thấy sự lựa chọn của Đức Chúa Trời cách thiết thực trong việc rao giảng Phúc Âm. Nhiều người chưa tin có thể tham dự cùng một buổi nhóm và nghe cùng một sứ điệp, tuy nhiên chỉ có một s người nào đó đáp ứng. Điều đó thật khó giải thích. Chúng ta chỉ có thể cho rằng đó là sự lựa chọn, tiền định và kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Tôi nhớ một câu chuyện về D. L. Moody. Một ngày kia, một sinh viên tỏ ra lo ngại rằng khi anh rao giảng Phúc Âm, người không được Đức Chúa Trời lựa chọn lại được cứu. Moody bảo anh đừng bối rối, mà hãy cứ tiếp tục rao giảng Phúc Âm. Hơn nữa, Moody nói anh nên để người nào muốn tin đều được tiếp nhận Chúa. Moody nói tiếp rằng trên cổng vào thiên đàng sẽ có hàng chữ: “Ai muốn hãy đến”, nhưng sau khi đi qua cổng, người ta sẽ thấy bên trong có hàng chữ: “Được chọn từ trước buổi sáng thế”.

TẤT CẢ LÀ SỰ THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Nếu muốn hầu việc Đức Chúa Trời cách đúng đắn trong Phúc Âm của Con Ngài, chúng ta phải biết Phúc Âm bao hàm sự lựa chọn của ân điển. Phúc Âm hoàn toàn là vấn đề sự thương xót mang tính tể trị của Đức Chúa Trời. Cách đây nhiều năm, tôi nhận thức chút ít về điều này, nhưng ngày nay nhận thức của tôi về điều này mạnh mẽ hơn nhiều. Qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi được thuyết phục mạnh mẽ và sâu xa rằng mọi sự xảy đến cho chúng ta đều ra từ Đức Chúa Trời. Tất cả đều là sự thương xót của Đức Chúa Trời. Càng thấy điều này, tự nhiên chúng ta càng phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa.
Tuy nhiên, ngay cả việc chịu trách nhiệm cũng thuộc về sự thương xót của Đức Chúa Trời. Tại sao một số tín đồ bằng lòng mang trách nhiệm còn người khác thì không? Câu trả lời là sự thương xót của Đức Chúa Trời. Trong 9:15, Phao-lô trưng dẫn lời Chúa: “Ta sẽ thương xót kẻ Ta thương xót”. Vì thương xót của Đức Chúa Trời nằm nơi sự lựa chọn của ân điển Ngài, nên chúng ta đáp ứng với Phúc Âm khi người khác không đáp ứng; chúng ta tiếp nhận lời về Đấng Christ là sự sống của mình khi người khác từ chi không tiếp nhận; và chúng ta đi con đừơng khôi phục của Chúa ngày nay khi người khác lui lại không đi con đường này. Một số người có thể làm chứng rằng mặc dầu họ ở trong sự khôi phục của Chúa ngày nay, nhưng chính những người đem họ đến đường lối này lại không đi con đường này.
Về sự khôi phục của Chúa, Đức Chúa Trời thương xót người Ngài thương xót. Chúng ta trong sự khôi phục của Chúa không do thông minh hơn người hay vì tìm kiếm Chúa hơn người. Chúng ta ở đây hoàn toàn do thương xót của Đức Chúa Trời. Nếu suy xét cách Chúa đem mình vào nếp sống Hội Thánh trong sự khôi phục của Chúa, anh em sẽ thờ phượng Ngài về sự thương xót của Ngài. Tôi tin rằng trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta ở trong số dân sót theo lựa chọn của ân điển (11:5). về Phúc Âm, chức vụ sự sng và nếp sống Hội Thánh trong sự khôi phục của Chúa, Đức Chúa Trời đã và đang thương xót chúng ta. Chúng ta phải ngợi khen Ngài về sự thương xót mang tính tể trị của Ngài biết bao!
Không nên tin cậy chính mình, và đừng nghĩ chúng ta ở đây vì mình là gì hay đã làm gì. Việc chúng ta ở trong sự khôi phục của Chúa ngày nay không do chúng ta mong mun hay bôn ba, nhưng do Đức Chúa Trời là Đấng biểu lộ lòng thương xót. Thật là đầy thương xót khi chúng ta được cứu và bằng lòng đi con đường của Chúa! Hơn nữa, thật là đầy thương xót khi chúng ta muốn được phân rẽ khỏi thời đại gian ác này. Thế giam vừa hấp dẫn vừa lôi cuốn. Tuy nhiên tôi có thể làm chứng rằng tôi không thấy ham mun những điều của thế gian này. Tôi được bao phủ bằng một loại cách ly thần thượng, sự cách ly giữ tôi khỏi hệ thng thế gian. Đó là một phương diện khác trong sự thương xót của Đức Chúa Trời.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VỀ THƯƠNG XÓT CỦA NGÀI
Nếu mun hầu việc Chúa, chúng ta phải biết Linh, sự sng ở trong Linh, và sự công chính của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, chủng ta phải biết sự thương xót của Đức Chúa Trời trong sự lựa chọn của ân điển. Trong quá khứ, tôi mơ ước có một công tác phát triển mạnh tại miền bắc Trung Quốc, ngay cả vùng Nội Mông và Mãn Châu. Nhưng ước mơ ấy chưa bao giờ được thực hiện và thay vào đó, nhờ sự thương xót của Chúa, hiện nay tôi đang ở tại đất nước này. Tôi ngửa trông Chúa, mong Ngài gây ấn tượng sâu xa trong chúng ta về sự thương xót của Ngài trong việc lựa chọn chúng ta. Đừng tin cậy những gì anh em có thể làm hay những gì anh em định làm. Trái lại, hãy sấp mình xuống trước mặt Chúa và thờ phượng Ngài về sự thương xót của Ngài. Càng thờ phượng Chúa về sự thương xót của Ngài, anh em càng được nâng cao. Thay vì nỗ lực gánh trách nhiệm, anh em sẽ thấy trong sự thương xót của Ngài, Chúa đang mang anh em. Tất cả chúng ta đều cần biết Chúa như vậy. Thật là đầy thương xót khi Ngài lựa chọn, tiền định, kêu gọi và đặt chúng ta trong sự khôi phục của Ngài! Chúng ta không tin cậy mình cho tương lai, nhưng tin cậy Ngài và sự thương xót kỳ diệu của Ngài. Mọi điều về chúng ta đều được Chúa khởi xướng. Tất cả đều ra từ Ngài; không có gì ra từ chúng ta. Tôi có thể làm chứng rằng càng thờ phượng Đức Chúa Trời về sự thương xót của Ngài, chúng ta càng ở sâu trong lòng Ngài và càng hiệp một với Ngài.

TIN CẬY SỰ THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA
Đừng nỗ lực mang trách nhiệm. Thay vào đó, hãy thờ phượng Đức Chúa Trời về sự lựa chọn của Ngài. Nếu anh em làm như vậy, Ngài sẽ mang anh em trong việc gánh trách nhiệm. Càng cố gắng trong chính mình để gánh trách nhiệm, chúng ta càng chịu đựng bề trong. Khẩu vị bề trong của chúng ta sẽ là cay đắng. Nhưng nếu thờ phượng Chúa về sự thương xót của Ngài và kinh nghiệm Ngài mang chúng ta trong việc gánh trách nhiệm, thì khẩu vị bề trong của chúng ta sẽ ngọt ngào như mật ong. Một lý do tôi vui mừng hằng ngày là tôi học tập tin cậy nơi sự thương xót của Chúa và thờ phượng Ngài về điều đó. Cách đây nhiều năm, tôi thường xin Chúa làm nhiều điều cho tôi. Nhưng bây giờ tôi cầu nguyện bằng cách cảm tạ Ngài về sự thương xót của Ngài. Ngài nói Ngài sẽ thương xót người Ngài thương xót và làm Ợn cho người Ngài làm ơn. Nếu vui hưởng sự thương xót của Chúa và thờ phượng Chúa về lựa chọn của Ngài, chúng ta sẽ trong cõi thiên thượng.
Việc chúng ta tiến bước với Chúa không phải do chúng ta mong muốn hay bôn ba, nhưng do Đức Chúa Trời thương xót. Lòng mong mun của chúng ta là vô ích, và sự bôn ba của chúng ta là không hiệu quả. Nhưng sự thương xót của Đức Chúa Trời lại vận hành một cách kỳ diệu. Chúng ta hay thay đổi, thường xuyên dao động. Đối với chúng ta, dường như tình trạng thuộc linh của mình giống như thời tiết, không ổn định. Vì vậy, cần thấy rằng sự lựa chọn của ân điển không tùy thuộc vào chúng ta, nhưng tùy thuộc Đức Chúa Trời lựa chọn chúng ta trước khi tạo lập thế giới. Điều chúng ta kinh nghiệm hôm nay liên quan đến sự lựa chọn của Đức Chúa Trời trong quá khứ đời đời. Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ xoay mắt khỏi chính mình, khỏi hoàn cảnh của mình và nhìn chăm vào Ngài cách kiên định.

PHÚC ÂM CỦA ÂN ĐIỂN
Phúc Âm mà trong đó chúng ta hầu việc Đức Chúa Trời là Phúc Âm của ân điển, không phải Phúc Âm của việc làm. Như 11:6 chép: “Nhưng nếu đã bởi ân điển, thì chẳng còn phải bỏi công việc nữa; bằng chẳng thì ân điển không còn phải là ân điển nữa”. Tuy nhiên sự kiện Đức Chúa Trời lựa chọn hoàn toàn là vấn đề ân điển không có nghĩa là chúng ta được tự do làm bất cứ điều gì mình muốn. Nếu đó là thái độ của chúng ta, thì hoặc chúng ta không được Đức Chúa Trời lựa chọn, hoặc chúng ta thối lui khỏi sự lựa chọn của Ngài. Ôi, nguyện chúng ta quên chính mình, hoàn cảnh của mình và nhìn chăm vào Chúa. Chúng ta hãy thường xuyên nói: “Chúa ơi, chúng con ngợi khen Ngài về sự lựa chọn của ân điển Ngài. Chúa ơi, chúng con thờ phượng Ngài về sự thương xót của Ngài”. Đó là Phúc Âm được khải thị trong Sách La-mã.