Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

GIÚP ĐỠ CON CÁI VỀ TÀI CHÍNH



Có lẽ tiền bạc đã hủy hoại gia đình nhiều người hơn bất cứ thế lực nào khác. Các nhà thống kê nói rằng tài chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều khó khăn và thất bại trong hôn nhân. Thất bại trong việc xử lý tiền bạc cũng đã hủy hoại nhiều người về mặt thuộc linh. Điều này không làm chúng ta ngạc nhiên khi chúng ta chấp nhận những gì Kinh Thánh nói: "Vì lòng tham tiên bạc là cội rể của mọi điêu ác, một số người vì đeo đuổi nó mà từ bỏ đức tin,tự chuốc lấy nhiều nỗi đau nhức nhối” ( I Ti-mô-thê 6:10). Hãy lưu ý rằng lời cảnh báo không chỉ nói với những người có tiền; nhưng cũng nói với những người tham (yêu) tiền.
Đức Chúa Jêsus đã nói điều tương tự về người giàu ở Mác 10:23: "Người giàu vào vương quốc  Đức Chúa Trời thật khó biết bao!”
Áp dụng điều nầy cho ngày hôm nay thật đúng biết bao! Chúng ta sống trong một thế giới cuộn tròn trên bánh xe tiền bạc. Đây là phương tiện trao đổi để có được những gì chúng ta không thể tự mình sản xuất. Vì xã hội đã chuyển mình từ một lối sống nông thôn tự cung tự cấp, sang lối sống đô thị, chúng ta ngày càng phụ thuộc vào tiền bạc. Các hệ thống tài chính thế giới ngày càng trở nên phức tạp. Các nền kinh tế quốc gia dường như đang ngày càng không ổn định. Chúng ta không thể tránh khỏi sự phát triển của thời kì cuối cùng có liên quan đến kinh tế.

Con cái chúng ta bị đẩy vào những tình huống này. Áp lực lớn lao nhắm vào chúng. Chúng cần sự hướng dẫn của chúng ta để thực hành theo cách của Kinh thánh, một phương cách mà sẽ không hủy diệt đức tin của chúng. Chúng ta có trách nhiệm không chỉ dạy dỗ chúng bằng lời nói mà còn dạy cho chúng mạnh mẽ hơn bằng cách cho chúng một ví dụ về tài chính hợp lý.
Để đặt nền móng vững chắc cho bản thân và con cái của chúng ta, chúng ta phải sử dụng tiền bạc cho đúng cách.

-Khái niệm lành mạnh về tiền bạc
 Một số người sẽ nói, "Thật dễ dàng.  Để sử dụng tiền cách đúng đắn là phải thấy rằng bạn thu thập đủ về tiền bạc thôi. Hãy thu lấy tất cả những gì bạn có thể".  Nếu không được kiểm soát bởi luật pháp hay lương tâm, thì đó là cách mà hầu hết mọi người hành động.
Ngược lại, một Cơ Đốc nhân không nghĩ mình cần sở hữu bất cứ thứ gì; với anh ta, tiền bạc là của Chúa. Chúng ta phải nhìn nhận mình là người quản lý của Đức Chúa Trời. Khi ai đó yêu cầu chúng ta mua thứ gì đó cho anh ta bằng tiền của anh ta, bằng cách nào đó chúng ta cảm thấy có trách nhiệm lớn hơn để làm điều đó cách đúng đắn là khi chúng ta làm điều đó cho chính mình. Đó là cách chúng ta nên cảm thấy về việc sử dụng tiền bạc của Đức Chúa Trời, ngay cả khi nó ở trong túi của chúng ta.

- Khái niệm quan trọng thứ hai để truyền đạt tới con cái chúng ta là phải biết rằng không phải tất cả mọi người đều có một khoản tiền bằng nhau. Vì lý do đó, Kinh thánh nhiều lần cảnh báo chúng ta không được thèm muốn những điều mà Đức Chúa Trời đã không ban cho chúng ta. Chúng ta cũng không ghen tị với những người dường như có một sự khéo léo để có được tiền bạc cách dễ dàng hơn chúng ta làm. Khúc kinh thánh trong Ti-mô-thê 6:9 cũng nói, "Còn những ai ham giàu có thì rơi vào sự cám dỗ, mắc vào cạm bẫy,sa vào những tham muốn dại dột và nguy hại, là những điều nhận chìm con người trong sự hủy diệt và hư mất”.

Mặt khác của khái niệm này có liên quan đến cách chúng ta nhìn vào những người có tiền bạc ít hơn. Đôi khi những người có ít tài sản trên thế giới này được những người có nhiều tiền xem xét với một chút thái độ khinh khi. Nhưng tiền không phải là thước đo công bằng về bất kỳ người nào. Một số người nghèo nhất về vật chất lại là giàu nhất trong tính cách và về mặt tâm linh. Một số trong những người này đã dùng tiền bạc bằng mọi cách để chúng có thể sẵn sàng làm công việc của Chúa.
-  Khái niệm thứ ba là Đức Chúa Trời đã cung cấp tiền bạc để sử dụng-- không được tích trữ. "hãy khuyên bảo những người giàu có trên thế giới này,. . . rằng chúng làm việc thiện, làm nhiều việc phước đức,có lòng rộng rãi; sẵm sang chia sẻ , như vậy học tích lũy cho tương lai mình mộ nền tảng vững bền để nắm chắc sự sống thật "(1 Ti-mô-thê 6: 17-19).
- Chúa Jêsus đã dạy hai lẽ thật vĩ đại trong dụ ngôn về người quản gia không trung tín. Điều đầu tiên là "còn Ta bảo các con: Hãy dùng tiền của bất nghĩa mà kết bạn, để khi tiền của ấy hết đi, họ sẽ tiếp các con vào nhà đơi đời" (Luca 16: 9. Lời giải thích: hãy sử dụng tiền bạc của bạn để đưa nhiều linh hồn đến cùng Đức Chúa Trời hầu họ có thể gặp các bạn ở trên thiên đàng.
- Chân lý thứ hai theo sau: " Vậy nếu các con không trung tín về của cải bất nghĩa, ai sẽ đem của cải thật giao cho các con” (Luca 16:11). Ở đây, Chúa Jêsus dạy rằng cách chúng ta xử lý tài chính có thể làm chúng ta mất tư cách cho những cơ hội và phước lành lớn hơn. Điều này tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa trách nhiệm về tài chính và những trách nhiệc thuộc linh.
Thể yếu của điều này là Đức Chúa Trời dự định tiền bạc làm tôi tớ của chúng ta. Tiền bạc sẽ làm cho chúng ta thành tôi tớ hữu ích hơn của Đức Chúa Trời.

Đối với quá nhiều người, đó là cách khác để dạy con cái: chúng trở thành những tôi tớ của tiền bạc. Tiền bạc trở thành động lực cuộc sống của chúng. Mọi thứ được đo bằng đô la và tiền đồng. Vài ngày trước, một người bạn nói với tôi về ai đó muốn trở thành một triệu phú. Người này làm việc vì các kế hoạch và làm việc nhiều hơn vì tiền, thay vì tiền bạc làn tôi tớ anh, anh đã làm cho mình thành đầy tớ của nó. Có lẽ chữ  “nô lệ” là lời mô tả tốt hơn.
 Một thực tế khác về tiền bạc là dường như không có một số tiền nhất định nào đó làm cho một người nào đó hài lòng. Một người đàn ông giàu có đã được hỏi: “Ông phải có được bao nhiêu tiền để thỏa mãn?”. Câu trả lời của ông là "Thêm một chút nữa". Những người có thể thành thật nói rằng "Tôi có đủ" là những người thực sự hài lòng.
Có rất nhiều cách thực tế giúp chúng ta chuẩn bị cho con cái của chúng ta cách xử lý tài chính. Điều chúng ta muốn thảo luận bây giờ là phải làm gì đó nhiều hơn nữa là với tiền bạc.

 --Sự Quản Lý
Thậm chí chúng ta sẽ không thảo luận về tiền bạc thật nhiều trong phần này. Những gì con cái học được về cách chăm sóc những thứ khác sẽ ảnh hưởng đến cách chúng sử dụng tiền, --sử dụng (hoặc lạm dụng) tài sản. Nếu chúng lớn lên mà nghĩ rằng không có giới hạn nhiều về đồ chơi và sách, chúng sẽ bước đạp trên sách và ném quần áo của búp bê ở khắp mọi nơi. Vài năm sau, chúng sẽ không quan tâm đến tiền bạc, mà suy nghĩ, "luôn luôn có đồ chơi từ nhiều nơi gởi đến tôi". Con cái có thể cần phải học biết rằng, nếu chiếc xe đạp bị bỏ nằm ngoài mưa hoặc tiếp sau đó những chiếc xe đạp có thể được gởi đến tặng cho chúng, nhưng nó chỉ có thể biến mất trong một thời gian. Điều tương tự có thể xảy ra nếu chúng trượt lốp xe quá nhiều.
Con cái nên học cách có được tổng số đồ chơi của chúng. Nếu chúng có thể được ngoại lệ hoặc sửa chữa lại đồ chơi , là tốt. Trẻ em học cách hài lòng với cái gì đó vẫn hữu ích khi những đồ chơi mới không được gởi đến quá dễ dàng. Quan điểm này sẽ phục vụ tốt cho chúng sau này trong cuộc đời.
Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng khi con cái sử dụng thiết bị và dụng cụ. Không có lý do để con cái lạm dụng máy khoan hoặc người quét dọn. Khi con trai hoặc con gái muốn sử dụng công cụ hoặc thiết bị, chúng ta sẽ ban ân huệ cho chúng bằng cách nhấn mạnh rằng chúng làm điều đó một cách nhẹ nhàng. Đây là tất cả các cách để chuẩn bị con cái cho việc sử dụng tiền bạc cách khôn ngoan.

- Một lần nữa, chúng ta hãy nhớ ví dụ riêng của chúng ta. Tính tiết kiệm trong cách sống của chúng ta sẽ làm cho con cái chúng ta thấy rằng chúng ta tin tưởng vào tiền bạc và tài sản. Khi chúng thấy chúng ta không nghĩ rằng chúng ta cần mọi thứ mà mọi người khác có, chúng đang học được cùng thái độ với tiền bạc.
 Cung cấp cho con cái của chúng ta một số tài sản cá nhân để chăm sóc sẽ giúp chúng học cách quản lý. Cần có đồ chơi gia đình, trò chơi và và những vật để làm trò chơi. Nhưng sau đó phải có đồ chơi cá nhân mà một đứa trẻ đặc biệt cần phải chăm sóc. Đồ chơi sẽ cho anh ta một tinh thần trách nhiệm. Nó cũng giúp thiết lập các thói quen tốt mà sẽ theo anh ta suốt cuộc sống.
Áp dụng các nguyên tắc này để là người quản lý tốt về mọi thứ chuẩn bị cho con cái của chúng ta cách xử lý tiền bạc.

--Tiết kiệm tiền bạc
Con cái rất sớm bắt đầu liên kết tiền bạc với một cách để có được mọi thứ. Vì vậy, chúng nhận thức được thực tế của tiền bạc khi chúng còn khá trẻ trong cuộc sống.
Con cái có thể học tiết kiệm tiền bạc bằng cách sử dụng ngân hàng con heo đất truyền thống. Có một nơi đặc biệt cất số tiền chúng có dọc theo đường đời, cho chúng cảm giác rằng tiền là điều bạn cần phải  xử lý cẩn thận. Đúng là các đồng tiền kền và đồng hào có thể không tăng lên rất nhanh. Nhưng sự quan tâm đối với chúng thì cao vì những gì con cái học được từ đó.
 Con cái nên học cách cảm thấy một sự miễn cưỡng lớn, khi lấy tiền ra khỏi khoản tiền tiết kiệm của mình trong con heo đất để mua bất cứ thứ gì ngoại trừ một cái gì đó cần thiết.
Một số người cha đã sử dụng một hệ thống trợ cấp giúp con cái mình học  cách tiết kiệm tiền. Nhiều năm trước, một số bạn học của tôi đã nói về khoản trợ cấp mà họ nhận được, rút ra từ việc quét rác và cắt cỏ tại nhà mình. Điều đó không được gợi ý ở đây. Con cái của chúng ta nên học cách làm việc ở nhà mà không mong đợi được chúng ta trả tiền.
Nếu được cấp một khoản trợ cấp, đơn giản chỉ cần cho trẻ em học về giá trị của việc có và chăm sóc tiền. Tiền bạc không phải đến cho con cái sử dụng tùy theo ý thích. Con cái nên học cách tiết kiệm tiền bạc chứ không phải chi tiêu xài nó. Một phần tư trong ngân hàng con heo đất thay vì mua kẹo sẽ tạo ra sự quan tâm nhiều đến việc sử dụng tiền trong tương lai. Tự mình dâng tiền của mình cho Chúa giúp anh ta học hỏi về việc dâng hiến sẵn sàng hơn nếu cha anh bỏ một đồng xu vào tay anh ta trong giờ dâng tiền trong buổi nhóm.
Có một chiều hướng ngoài việc tiết kiệm khi một người cha Cơ đốc muốn dạy con cái của mình.


--Ban Cho
Dường như sự ban cho tiền bạc có thể là một mâu thuẫn với sự tiết kiệm. Nhưng với Cơ Đốc nhân, chúng là một cặp đôi đẹp. Cho ra là một trong những lý do chính để tiết kiệm! Kinh Thánh nói với chúng ta rằng một Cơ Đốc nhân nên "tự tay mình làm việc lương thiện để có thể giúp người thiếu thốn thì hơn " (Ephêsô 4:28. Tiết kiệm có thể trở thành nỗi ám ảnh khi được thực hiện vì những lý do sai lầm. Tìm ra sự cân bằng cho sự tiết kiệm. Sự ban ra đóng vai trò như là thuốc giải độc vì sự tiết kiệm trở nên quá khốn khổ.
Việc ban cho là một trong những nguyên tắc tuyệt vời của đời sống Cơ Đốc nhân . Chúng ta phải dâng mình cho Đức Chúa Trời làm "một sinh tế sống" (Rô-ma 12: 1). Chúng ta phải dành cả cuộc đời mình khi dâng mình cho nhu cầu của những người bạn đồng hành của chúng ta chứ không phải là những theo đuổi ích kỷ.
Các cơ hội để ban cho tiền bạc thì rất nhiều. Chúng ta có một trong các  phụng vụ thờ phượng buổi sáng Chúa nhật hàng tuần. Sứ đồ Phao-lô nói với các thánh đồ ở 1 Cô-rinh-tô 16:2 “Vào mỗi ngày đầu tuần, mỗi người trong anh em, tùy khả năng của mình, hãy dành ra một phần”. Một đứa trẻ nên học cách dâng tiền một cách có hệ thống (tất nhiên, nếu được trợ cấp). Con cái nên giữ thói quen dâng hiến có hệ thống khi anh ta lớn lên. Bằng cách nào đó có vẻ như ngay cả những đứa trẻ lớn tuổi cũng có thể cảm thấy rằng cha đang ban tiền cho cả gia đình mặc dù chúng đang kiếm được tiền của riêng chúng. Khi nào có thời gian tốt hơn cho những người trẻ tuổi của chúng ta học cách dâng tiền tỉ mỉ hơn trước khi chúng có các trách nhiệm về gia đình?
Cho đến nay chúng ta đã suy nghĩ chủ yếu về việc dâng tiền cho công việc của Chúa. Trách nhiệm của người cha đối với số tiền mà con cái kiếm được khi chúng lớn lên là gì? Có phải như một người cha đã nói, "Đó là tiền của con trai vì anh ấy kiếm được nó không"(khó hiểu quá) không?
Không, vì một vài lý do. Thứ nhất, tiền là quyền lực, và một người trẻ tuổi có quyền lực thì anh lại không quen với việc nó có thể tự hủy mình mà không có sự hướng dẫn. Thứ hai, một đứa con mang về nhà ít nhất một phần thu nhập của mình để học biết được đôi điều về sự chia sẻ và thể hiện sự đánh giá cao đối với ngôi nhà của mình. Một người cha không nên cảm thấy có lỗi khi có thu nhập của trẻ em đổ vào những nhu cầu của gia đình. Cuối cùng, ngay cả khi những khoản thu nhập đó không cần thiết, con cái cũng nhận thấy rằng cha mình có quyền kiểm soát một phần cuộc sống của chúng.

Một phần khác của việc ban cho là để khuyến khích một tâm linh nhân hậu đối với những người có nhu cầu. Chúng ta muốn chúng chịu cảm động trước các nhu cầu của người khác và muốn chia sẻ khi chúng có thể. Nếu chúng ta muốn con cái của chúng ta quan tâm đến nhu cầu thuộc linh của người khác, chúng ta không thể quay lưng lại với nhu cầu vật chất, với anh chị em đang gặp khó khăn xung quanh chúng ta. Điều này đòi hỏi sự thận trọng và chỉ đạo.
Tất cả những sự ban cho mà chúng ta muốn con cái chúng ta làm đều cần phải đến từ trái tim như một biểu hiện của tình yêu và mong muốn trở thành người quản lý tốt về những gì Đức Chúa Trời đã ban phước cho chúng.
Lãnh vực tiếp theo cần suy gẫm là việc kiếm tiền

--Kiếm tiền
Có một số điều chúng ta cần dạy con cái về việc kiếm tiền. Một trong những điều quan trọng nhất là có những cách đúng và cách sai để làm điều đó.
Chúng ta cần lựa chọn cách cẩn thận đúng loại hình việc cần làm. Một số sản phẩm không phù hợp với người Cơ đốc khi ta giúp sản xuất. Điều này đặt việc sản xuất nhu yếu quân đội sang một bên cũng như ngành công nghiệp thuốc lá và rượu. Nó cũng loại trừ việc xử lý và bán các mặt hàng bị phản đối nầy.
Môi trường nơi làm việc cần được chú ý. Sẽ là không công bằng khi phơi bày con cái của chúng ta với những tình huống có những cám dỗ mạnh mẽ vì chỉ để được trả lương cao hơn. Sẽ tốt hơn nếu chúng làm việc cùng với những Cơ Đốc nhân nhất quán hơn là để cho chúng bị hư hỏng và bị sụp đổ về mặt thuộc linh. Tại một số nơi làm việc, đài phát thanh liên tục phát thanh om sòm, và công nhân sử dụng ngôn ngữ dơ bẩn và kể những câu chuyện gợi ý xấu. Chúng không thể thoát khỏi thực tế là môi trường như vậy ảnh hưởng đến các mô hình tư duy của bất kỳ ai bởi vì chúng ta luôn có xu hướng suy nghĩ những gì chúng ta nghe được.
Một nhân viên Cơ đốc muốn ban tiền ra nhiều hơn tiền anh kiếm được. Một trong những lời khen xuất sắc nhất cho thấy điều này như sau: "Anh ta bước ra kiếm sống, không phải là giết người"
Đó là một phương châm tốt để hướng dẫn công việc của chúng ta. Chúng ta phải tạo ra một số lượng công việc hoặc sản phẩm nhất định cho số tiền thanh toán mà chúng ta mong đợi. Một số người trong thị trường lao động dường như cảm thấy rằng nếu họ chỉ xuất hiện để làm việc, họ có quyền được trả tiền, cho dù họ có sản xuất hay không. Một người lao động Cơ đốc là một người đáng tin cậy, và trả lương không phải là động lực duy nhất của ông.
Nhân viên Cơ đốc tuân theo chủ của mình. 1 Phi-e-rơ 2:18 nói với chúng ta rằng anh ta phải tuân lệnh ngay cả những ông chủ cau mày hay khó khăn. Một công nhân nên đánh giá cao ông chủ của mình mà đã cho anh ta đặc quyền kiếm sống. Anh thực sự thu được lợi ích từ những nỗ lực của ông chủ. Nhiều nhân viên có thái độ đối nghịch. Họ phẫn nộ với chủ nhân của họ vì chủ họ kiếm lợi nhuận từ họ.
Như bạn thấy, số tiền kiếm được không phải là vấn đề quan trọng nhất đang bị đe dọa. Bản chất của công việc, của môi trường, và khoảng thời gian còn lại cho những thứ khác rất quan trọng trong việc quyết định về việc kiếm tiền. Các bậc cha mẹ cần có những quyết định đúng đắn cho con cái mình về những vấn đề này bởi vì những người trẻ tuổi có khuynh hướng xem tiền quan trọng hơn những nguy hiểm khác có liên quan đến tiền bạc.
Bây giờ chúng ta đã nghĩ đến việc kiếm được tiền, chúng ta chuyển sang việc làm gì với nó.

--Chi tiêu
Thông qua những năm tháng đang lớn lên, chúng ta nên hướng dẫn sự chi tiêu của con cái một cách cẩn thận. Con cái không nên lớn lên mà lại cảm thấy phải chi tiêu tất cả tiền trong túi của mình. Trong thực tế, nếu bạn cho chúng một số tiền trong hành trình học tập ở trường học, chúng nên thích đưa lại một số tiền nào đó.
Chừng nào con cái còn sống ở nhà, chúng cần phải có một mức độ trách nhiệm đối với chúng ta về cách chúng chi tiêu tiền của chúng. Đó là một trong những cách thực tế mà chúng thực hành sự thuận phục đối với thẩm quyền cha mẹ. Điều đó cũng bảo vệ chúng khỏi những cảnh túng thiếu của một người có thể gặp.
Con cái chúng ta cần được giúp đỡ là luôn luôn nhớ những giới luật đơn giản "Sống trong phương tiện của mình". Mua tín dụng và đi vay nợ có thể là một cạm bẫy thực sự. Giúp con cái chúng ta tiết kiệm trước khi chúng mua, trừ khi ngoại lệ và sự cần thiết sẽ rất có giá trị đối với chúng.
Chúng ta nên khuyến khích con cái của chúng ta rằng không phải là khôn ngoan, khi mong muốn có tất cả những thứ gì mới nhất và hiện đại nhất. Hãy học tập sống hài lòng với những gì chúng ta có là một bài học quý giá.
Con cái chúng ta nên có một ý thức sâu sắc về trách nhiệm đối với nợ nần. Nếu nợ nần phát sinh, cần phải nỗ lực hoàn trả nó càng sớm càng tốt. Cho đến khi khoản nợ đã được thanh toán, người mắc nợ thậm chí không nên nghĩ đến việc đi nghỉ mát hoặc mua một thiết bị đắt tiền. Chúng ta nên giữ nguyên tắc chung là sở hữu được một số điều đúng và hãy mua sắm khi một người không có nợ nần, nhưng sai trật khi có mắc nợ.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nếu chúng ta thoát khỏi nợ, chúng ta có thể mua bất cứ thứ gì chúng ta có thể mua được. Cha trên trời của chúng ta, Chủ sở hữu của tất cả những gì chúng ta có, Ngài luôn luôn có những cách rộng rãi và tốt hơn để sử dụng tiền bạc của Ngài hơn là để cho chúng ta chi tiêu nó theo sự hài lòng riêng của chúng ta.
Việc chi tiêu của chúng ta cho thấy chúng ta có là nạn nhân của áp lực từ bạn bè hay không.Thật là tự nhiên khi mọi người không muốn đứng sau những người khác theo bất kỳ cách nào. Sử dụng những người đó như một ví dụ về người tiết kiệm với từng khoản tiền có thể là một điều tốt nếu nó giúp chúng ta sống một cách kinh tế và cống hiến cho Chúa.
Sau đó, có những vấn đề chi tiêu lớn, ví dụ, mua đất, nhà ở, hoặc khởi đầu một doanh nghiệp. Dạy cho chúng đầu tư thận trọng thay vì tìm kiếm một đề xuất có sinh lợi nhưng có xác xuất nguy cơ cao. Dạy cho chúng ban cho một anh em đang  vật vã nghèo khó mượn tiền mà không có lãi là việc đáng quý biết bao. Có sự hài lòng lớn lao trong việc biết tiền của bạn đang hoạt động cho một người anh em Cơ đốc.
Đầu tư tiền bạc thường mắc phải nợ nần-- ví dụ như mua nhà hoặc kinh doanh. Hãy nhớ rằng, các kế hoạch thanh toán nợ dài hạn có thể là một trở ngại lớn cho cuộc sống thuộc linh.
Những cam kết này cũng có thể ảnh hưởng đến sự sẵn lòng của chúng ta đối với công việc của Chúa. Những bổn phận có thể khó thoát khỏi (mặc dù có lẽ không khó khăn như mọi người tin tưởng). Nếu không có câu hỏi, chính sách tốt nhất là hãy nhìn một cách chăm chỉ về một cam kết lớn trước khi bạn hạ mình xuống. Thường tốt hơn cho người thanh niên là không lao vào những loại đầu tư này ở độ tuổi còn quá nhỏ. Điều đó có khuynh hướng khuyến khích một quan điểm vật chất về cuộc sống thay vì quan điểm phục vụ thuộc linh mà Đức Chúa Trời mong muốn chúng nên có.
Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta trở thành những người khách lạ và lữ khách (Hê-bơ-rơ 11:13.  “Tất  cả những người ấy...xưng mình là kiều dân và lữ khách trên đất”.  Chúng ta dễ dàng trích dẫn những từ ngữ đó biết bao - và chúng ta vẫn chưa sống theo giới luật này ở mức thích hợp của chúng ta. Có thể sự quản lý của chúng ta, sự tiết kiệm của chúng ta, sự ban cho của chúng ta, sự chi tiêu của chúng ta, và sự đầu tư của chúng ta cho những người khác thấy rằng yêu cầu của chúng ta là chân chính. Hãy để lời Chúa nói về chúng ta: ‘Bằng cách họ đối xử với tiền bạc, họ đã tuyên xưng rằng mình là “kiều dân và lữ khách trên trái đất" (Hê-bơ-rơ 11:13).