Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI CHÍN


Ở TRONG LINH
ĐỂ KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CỦA LINH
Kinh Thánh: Rô 8:4-16, 23, 26-27
Trong 8:9, Phao-lô nói: “Nhưng nếu quả Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh em, thì anh em không thuộc (RcV: ở trong) xác thịt, bèn là thuộc Thánh Linh (RcV: trong linh). Song nếu ai không có Thánh Linh của Christ thì nấy chẳng thuộc về Ngài”. Trong bài trước, chúng tôi đã nêu lên rằng ra từ Đấng Christ là vấn đề địa vị, nhưng ở trong linh là vấn đề tình trạng. Địa vị ra từ Đấng Christ của chúng ta đã được giải quyết ổn thỏa một lần đủ cả; tuy nhiên, tình trạng trong linh có thể dao động. Vì lý do này, chúng ta cần suy xét làm thế nào để tình trạng trong linh của chúng ta được vững bền.

TUYÊN BỐ CHÚNG TA Ở TRONG LINH
Một phương cách làm cho vững bền tình trạng này là tuyên bố chúng ta ở trong linh. Hãy học nói: “Tôi ở trong linh!” Trong quá khứ tôi khích lệ anh em kêu cầu: “Ô, Chúa Jesus”. Bây giờ tôi khích lệ anh em nói: “Tôi ở trong linh”. Đôi khi chúng ta có thể tiếp xúc với Chúa chỉ bằng cách nói: “Ô”; không nhất thiết phải nói: “Ô, Chúa Jesus”. Cũng theo nguyên tắc này, chúng ta không cần phải luôn luôn nói: “Tôi ở trong linh”, vì có lẽ chỉ nói từ “ở trong” là đủ rồi. Nếu anh em sắp nổi nóng, hãy luyện tập nói “Ô” hay “ở trong”. Điều này sẽ giúp anh em ở lại trong linh. Theo câu 9, chúng ta ở trong linh vì Linh của Đức Chúa Trời cư ngụ bên trong chúng ta. Bây giờ chúng ta có thể cứ ở trong tình trạng này bằng cách tuyên bố sự thật chúng ta ở trong linh.

Giữa vòng các Cơ-đốc nhân ngày nay, có nhiều sự dạy dỗ về phương cách kinh nghiệm Linh. Tôi có thể làm chứng rằng những dạy dỗ này có thể ngăn trở chúng ta kinh nghiệm công tác của Linh. Trong La-mã chương 8, Phao-lô không nói: “Để được giải thoát khỏi luật của tội và sự chết, anh em phải kiêng ăn và cầu nguyện. Luật của tội kinh khủng và quá mạnh mẽ nên anh em không thắng được. Đó là lý do tôi kêu lên: ‘Ôi, tôi là người khốn nạn dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi?”’ Phao-lô không dạy dỗ tín đồ như vậy. Ông cũng không dạy tín đồ phải xưng mọi tội vái Đức Chúa Trời và con người rồi mới có thể kinh nghiệm Linh.
Để hiểu vấn đề ở trong linh như được đề cập trong câu 9 thì thật ích lợi nếu xem xét về cách chúng ta được cứu. Khi nghe rao giảng Phúc Âm, chúng ta nhận biết và công nhận Phúc Âm. Chúng ta không cần nói: “Từ nay trở đi tôi phải cư xử sao cho đẹp lòng Đức Chúa Trời. Trong quá khứ tôi đã làm nhiều điều tội lỗi. Nếu tôi xưng tội và quyết định cải thiện hành vi thì tôi sẽ được cứu”. Nói như vậy là sai. Quan niệm sai lầm này có thể ảnh hưởng đến đời sống Cơ-đốc của một người suốt nhiều năm. Sau khi nghe giảng Phúc Âm, một người chỉ nên thốt lên “A-men!” cách mạnh mẽ và nói: “Cảm tạ Chúa Jesus”. Bất cứ ai có lòng tiếp nhận, thừa nhận điều đã được công bố cho mình qua việc rao giảng Phúc Âm, chắc chắn sẽ được cứu.

THỪA NHẬN VIỆC RAO GIẢNG PHÚC ÂM
Thừa nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời không những giúp một người được cứu mà còn giúp ích rất nhiều cho đời sống Cơ- đốc của người ấy trong tương lai. Mọi khía cạnh của đời sống Cơ- đốc đều đòi hỏi sự thừa nhận này. Mỗi khi một người thừa nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, đáp a-men với Phúc Âm và cảm tạ Chúa Jesus, thì Linh của Đức Chúa Trời vào trong người ấy ngay lập tức. Điều này được Ê-phê-sô 1:13 và 14 chứng minh: “Trong Ngài, sau khi anh em đã nghe đạo chân thật (RcV: lời về lẽ thật), là Phúc Âm về sự cứu rỗi anh em -trong Ngài, sau khi anh em đã tin, thì được ấn chứng bằng Thánh Linh đã hứa. Sự ấn chứng ấy là của đặt cọc về cơ nghiệp của chúng ta cho đến kỳ sản nghiệp của Đức Chúa Trời được chuộc lại, để ngợi khen sự vinh hiển Ngài”. Ở đây chúng ta thấy rằng khi Phúc Âm được rao giảng, công bố cho chúng ta, và chúng ta thừa nhận, thì ngay lập tức chúng ta được ấn chứng bằng Linh của Đức Chúa Trời. Từ thời điểm ấy về sau, Linh vào trong chúng ta và cư ngụ bên trong chúng ta. Điều này có nghĩa là sự kiện chúng ta được Linh của Đức Chúa Tròi nội cư bắt đầu từ thời điểm chúng ta thừa nhận Phúc Âm. Điều này đúng ngay cả khi một người thừa nhận cách yếu ớt, nói a-men và cảm tạ Chúa về sự cứu rỗi của Ngài được công bố ra. Ngay giây phút đó, Linh của Đức Chúa Trời vào trong người ấy và bắt đầu cư ngụ bên trong người ấy.
Nếu người rao giảng Phúc Âm là người hiệp một với Đức Chúa Trời và lệ thuộc Đức Chúa Trời, người ấy sẽ tiếp tục giải thích cho người mới được cứu rằng vì đã tin Đấng Christ và tiếp nhận Linh, nên anh cần phải cứ trong linh. Người rao giảng có thể nói với tín đồ mói rằng: “Ngay bây giờ anh không những thuộc về Đấng Christ và thuộc về Linh, mà anh còn ở trong linh. Từ nay trở đi, hãy cứ trong linh. Mỗi khi anh có tư tưởng hay ý muốn làm gì trái với Chúa, hãy tuyên bố: ‘Tôi ở trong linh’. Làm như vậy sẽ giúp đỡ anh rất nhiều trong đời sống Cơ-đốc”.
Có một điệp khúc nổi tiếng của một bài Thánh Ca về Phúc Âm như thế này: “Này là truyện ký tôi, bài hát của tôi, ngợi khen Cứu Chúa tôi suốt ngày không thôi”. Nếu nói về sự kiện mình trong linh, câu chuyện và bài hát của chúng ta sẽ là ở trong linh. Suốt ngày chúng ta có thể ngợi khen Chúa rằng: vì Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong chúng ta nên bây giờ chúng ta đang trong linh. Đó sẽ là thuốc chích ngừa rất hiệu nghiệm chống lại tất cả “những con rệp” do kẻ thù sai đến quấy rối chúng ta trong đời sống Cơ-đốc.

XAO LÃNG KHỎI LINH
Nhiều Cơ-đốc nhân đã nhận những dạy dỗ làm cho họ xao lãng khỏi linh. Một số người được dạy như sau: “Bây giờ anh là con của Đức Chúa Trời, anh phải cư xử tốt và tôn vinh Ngài. Tuy nhiên ma quỉ rất bận rộn. Hắn không bao giờ ngủ. Hắn sẽ cám dỗ anh, dụ dỗ anh và xui anh làm nhiều điều xấu. Trước đây anh ở dưới quyền điều khiển của hắn. Bây giờ anh đã trở nên một người con của Đức Chúa Trời, hắn sẽ không để anh yên. Thay vào đó, hắn sẽ làm nhiều điều quấy rối anh. Vì vậy, anh cần kiêng ăn, cầu nguyện và hết sức nỗ lực sống một đời sống Cơ-đốc đúng đắn”. Qua kinh nghiệm của mình, chúng ta học biết sự dạy dỗ ấy làm chúng ta xao lãng khỏi linh. Càng quyết định cư xử tốt vì vinh hiển của Đức Chúa Trời, chúng ta càng trở nên con người khốn khổ được mô tả trong La-mã chương 7.
Những Cơ-đốc nhân thất bại tìm lời khuyên của những người giảng dạy có thể được khuyên bảo phải cầu nguyện nhiều hơn và đọc Kinh Thánh nhiều hơn. Nhưng nếu đó chỉ là những việc làm của riêng chúng ta, thì ngay cả những hành động ấy cũng có thể khiến chứng ta “tắt” linh. Điện thần thượng đã được lắp đặt vào trong chúng ta. Một khi điện này được “bật lên”, chúng ta đừng bao giờ “tắt đi”. Tuy nhiên, do những việc làm ngây thơ của họ, nhiều Cơ-đốc nhân đã tắt mất công tắc. Kết quả là một số người bắt đầu nghi ngờ không biết có thật sự được cứu chưa, hoặc thật sự có Linh chưa. Điều này có thể khiến họ đi hết nhóm Cơ-đốc nhân này đến nhóm Cơ-đốc nhân khác để tìm sự giúp đỡ. Đó là tình trạng của nhiều Cơ-đốc nhân ngày nay.
Tình trạng này rất khác với tin mừng của Phúc Âm. Phúc Âm là như vầy: Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta, tiền định chúng ta và biệt riêng chúng ta trong cõi đời đời. Rồi một ngày nọ, Con Đức Chúa Trời đến để hoàn thành mọi sự nhằm cứu rỗi chúng ta. Ngài đã trải qua tiến trình nhục hóa, cuộc sống làm người, đóng đinh, phục sinh và đã trở nên Linh ban-sự-sống. Khi anh em nghe lời công bố tin mừng và thừa nhận Phúc Âm, Linh ban- sự-sống này vào trong anh em và bắt đầu cư ngụ trong linh anh em. Bây giờ chỉ hãy cứ ở trong linh. Đừng làm những gì đem anh em xa khỏi Linh. Trái lại, chỉ hãy tuyên bố mình ở trong linh. Hãy tuyên bố sự kiện kỳ diệu này: “Phúc Âm là lời tuyên bố và tôi đã thừa nhận lời tuyên bố ấy. Bây giờ Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong tôi, và tôi ở trong linh”. Nếu tuyên bố điều này trong đức tin, không gì có thể đánh bại chúng ta. Trái lại, mọi sự sẽ ở dưới chân chúng ta. Đó là tin vui, là Phúc Âm của Đấng Christ và Phúc Âm của Đức Chúa Trời. Thật kỳ diệu biết bao!
Những người đã là Cơ-đốc nhân một thời gian dài có thể vẫn còn nhớ những lần bị đánh bại và những thất bại của mình. Do đó, khi nghe về việc công bố sự kiện vì Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong chúng ta nên chúng ta ở trong linh, có lẽ họ nêu lên những câu hỏi về nhiều điều. Có lẽ họ thắc mắc về điều này, điều kia. Chúng ta cần quên tất cả những vấn đề ấy và tuyên bố mình trong linh. Đừng nói: “Còn các nan đề của tôi ở sở làm và ở nhà thì sao?” Thay vào đó, hãy nói: “Tôi ở trong linh”.
Từ liệu bé nhỏ “trong” có tầm quan trọng rất lớn. Theo 8:1, bây giờ không còn sự định tội cho những người ở trong Đấng Christ. Theo 8:9, vì Linh của Đức Chúa Trời cư ngụ bên trong chúng ta nên chúng ta không ở trong xác thịt, mà ở trong linh. Chúng ta không cần cố gắng làm nhiều điều. Chúng ta chỉ đơn giản thừa nhận các sự thật và công bố chúng ra.
Khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ tuổi tìm kiếm Chúa, tôi mua nhiều Sách về các đề tài chẳng hạn như làm thế nào để cầu nguyện, làm thế nào để trở nên thánh khiết, làm thế nào để đắc thắng tội. Lúc ấy tôi luôn luôn quan tâm đến “làm thế nào”: làm thế nào để trở nên thuộc linh, làm thế nào để đắc thắng, làm thế nào để đẹp lòng Đức Chúa Trời, làm thế nào để rao giảng Phúc Âm. Tuy nhiên cuối cùng tôi học biết những Sách ấy không thể giúp tôi. Thay vì đọc các Sách về làm thế nào để làm điều này, điều kia, tốt hơn nên đọc cầu nguyện La-mã chương 8 từng câu một. Điều này sẽ làm anh em đầy vui mừng. Anh em cần đặc biệt chú ý đến câu 9, tập trung vào những từ: “trong linh”. Chúng ta cần cầu nguyện và nhiều lần tuyên bố sự kiện mình ở trong linh.

LINH HÒA QUYỆN
Khó có thể quyết định xem có nên viết hoa từ linh trong cụm từ “trong linh” hay không. Lý do của nan đề này là vì từ này chỉ về linh hòa quyện, chỉ về Linh thần thượng hòa quyện với nhân linh được tái sinh của chúng ta. Câu 16 nói đến hai linh này: “Chính Thánh Linh cùng tâm linh chúng ta đồng chứng rằng (RcV: Chính Linh làm chứng với linh chúng ta rằng) chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời”. Câu này không nói Linh làm chứng và linh chúng ta cũng làm chứng, nhưng nói Linh làm chứng với linh chúng ta. Nói rằng Linh làm chứng với linh chúng ta sậu xa hơn nói Linh và linh chúng ta cùng làm chứng, vì như vậy cho thấy hai linh là một. Nói rằng Linh và linh chúng ta làm chứng có nghĩa là hai linh này vẫn là hai. Nhưng nói Linh làm chứng với linh chúng ta cho thấy hai linh đã hòa quyện và trở nên một.

CÔNG TÁC CỦA LINH NỘI CƯ
Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục xem xét những phương diện khác nhau về công tác phước hạnh của Linh từ La-mã chương 8. Trước hết, Linh là Linh Nội Cư (cc. 9, 11). Có Linh cư ngụ bên trong chúng ta là một vấn đề lớn. Giả sử Tổng thống Mỹ đến thành phố của anh em và ở ít lâu trong nhà anh em. Điều đó sẽ được kể là một vinh dự và đặc quyền lớn. Nhưng chúng ta có Đấng cao hơn Tổng thống đang cư ngụ bên trong -chúng ta có Linh của Đức Chúa Trời nội cư trong linh!
Chức năng thứ hai của Linh là ban sự sống. Khi Linh nội cư trong chúng ta, Ngài không nhàn rỗi. Nhưng Ngài tích cực truyền sự sống cho chúng ta. Linh Nội Cư là Linh ban-sự-sống, tức Linh ban cho sự sống.
Chức năng thứ ba của Linh dược tìm thấy trong câu 13: “Vì nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết, song nếu nhờ Thánh Linh làm cho chết các hành vi của thân thể thì anh em sẽ sống”. Theo câu này, Linh không những ban sự sống mà cũng giết chết, làm cho chết, về mặt tích cực, Linh ban sự sống; về mặt tiêu cực, Ngài giết chết và giải quyết tất cả những điều tiêu cực trong , chúng ta.
Thứ tư, trong câu 14 chúng ta có chức năng dẫn dắt của Linh: “Bởi chưng phàm ai được Thánh Linh của Đức Trời dẫn dắt, đều là con của Đức Chúa Trời”. Linh Nội cư dẫn dắt chúng ta và sự dẫn dắt của Ngài thật ngọt ngào. Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng rằng Linh là Đấng dẫn dắt chúng ta đến các buổi nhóm khi chúng ta có khuynh hướng muốn làm điều khác. Ngợi khen Ngài, Ngài là Đấng dẫn dắt chúng ta!
La-mã 8:15 cho chúng ta chức năng thứ năm của Linh: “Vì anh em chẳng nhận lãnh tâm linh của danh phận tôi mọi để lại sợ hãi, bèn là đã nhận lãnh tâm linh của danh phận con cái, và nhơn đó chúng ta kêu: ‘A-ba, Cha!’ “ Linh kêu lên: “A-ba, Cha” rất ngọt ngào. Mỗi khi kêu: “A-ba, Cha”, chúng ta cảm nhận sự ngọt ngào và an ủi. Linh thật là Linh đang kêu như vậy.
Như chúng tôi đã nêu, theo câu 16, Linh làm chứng với linh chúng ta. Vì vậy, Ngài là Linh làm chứng. Vì Linh làm chứng nên chúng ta có sự khẳng định và lời chứng bên trong rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời. Có một Đấng sống động, là Linh Nội Cư, đang làm chứng trong chúng ta rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời.
Thứ bảy, câu 26 chép: “Cũng một lẽ ấy, Thánh Linh giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng ta chẳng biết thể nào cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Thánh Linh lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng ta”. Ở đây chúng ta thấy Linh thực hiện chức năng bằng cách tham gia giúp đỡ chúng ta trong sự yếu đuối của mình. Nếu chúng ta không yếu đuối, Linh đã không tham gia giúp đỡ chúng ta. Nhưng chỉ vì chúng ta yếu đuối, Ngài trở nên bạn đồng hành của chúng ta, giúp đỡ chúng ta trong sự yếu đuối và chia sẻ sự yếu đuối của chúng ta. Đó là phước hạnh kỳ diệu mà ngôn ngữ con người không thể nào giải thích đầy đủ.
Thứ tám, trong câu 27 chúng ta có sự cầu thay của Linh: “Đấng dò xét lòng dạ hiểu biết chí hướng của Thánh Linh; vì Thánh Linh theo ý chỉ của Đức Chúa Trời mà cầu thay cho các thánh đồ”. Sự cầu thay của Linh cũng được đề cập trong câu 26, trong câu đó chúng ta được biết Linh lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu thay cho chúng ta. Theo các câu này, sự cầu thay của Linh không xảy ra trên các từng trời, nhưng bên trong chúng ta. Hãy lưu ý câu 27 nói rằng Đức Chúa Trời, tức Đấng dò xét lòng chúng ta, biết tâm trí của, Linh. Điều này cho thấy Ngài đã hòa quyện chính Ngài không những với linh chúng ta, mà thậm chí còn hòa quyện tâm trí Ngài với tấm lòng chúng ta. Đức Chúa Trời dò xét lòng chúng ta để biết tâm trí của Linh. Điều này có nghĩa là tâm trí của Linh là một với lòng chúng ta.
Đến đây tôi xin hỏi một câu: Linh là Đấng than thở hay chúng ta là những người than thở? Câu 26 nói Linh lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu thay. Chắc chắn chúng ta là những người than thở. Nhưng sự than thở của chúng ta là sự cầu thay của Linh. Một lần nữa, điều này cho thấy chúng ta và Linh, Linh và chúng ta, là một. Sự than thở của chúng ta trở nên sự cầu thay của Linh. Hơn nữa tâm trí của Linh liên quan đến tấm lòng chúng ta. Thật kỳ diệu vì Linh không những hòa quyện với linh chúng ta mà tâm trí Ngài còn hòa quyện với tấm lòng chúng ta và sự cầu thay của Ngài ở trong sự than thở của chúng ta! Thật kỳ diệu vì Ngài là một với chúng ta như vậy!
Cuối cùng, theo câu 23, chúng ta có “trái đầu mùa của Thánh Linh”. Những gì chúng ta vui hưởng ngày nay chỉ là trái đầu mùa, chưa phải là mùa thâu hoạch đầy trọn. Trái đầu mùa là vật mẫu, là tiền vị, là sự bảo đảm của mùi vị đầy đủ sắp đến. Như câu 23 cho thấy, mùi vị đầy đủ này liên hệ đến sự cứu chuộc thân thể chúng ta. Ngày, nay chúng ta đang vui hưởng Đức Chúa Trời Tam-Nhất trong linh và nhiều lắm là cũng trong hồn. Thân thể chúng ta chưa được đem vào sự vui hưởng đầy trọn Đức Chúa Trời Tam—Nhất. Vì vậy, chúng ta cần sự cứu chuộc thân thể. Trong khi vui hưởng trái đầu mùa của Linh, chúng ta cũng đang mong đợi vui hưởng mùi vị đầy trọn trong tương lai, là sự cứu chuộc thân thể chúng ta.
Cứ ở trong linh không phải là vấn đề vô nghĩa. Khi cứ ở trong linh, chúng ta vui hưởng Linh cư ngụ bên trong, ban sự sống, giết chết, dẫn dắt, kêu la, làm chứng, tham gia giúp đỡ trong sự yếu đuối của chúng ta và cầu thay. Cuối cùng chúng ta vui hưởng Ngài như trái đầu mùa của Đức Chúa Trời Tam-Nhất, là Đấng sẽ trở nên mùi vị đầy trọn của chúng ta. Đây không phải là sự dạy dỗ suông, mà là sự bày tỏ và cũng là sự công bố các sự kiện để chúng ta vui hưởng.
Khi đọc về tất cả những phương diện về công tác của Linh, không cần phải kiêng ăn và cầu nguyện. Thay vào đó chỉ nói a- men với mỗi chức năng của Linh: “Trong linh, a-men. Cư ngụ bên trong, a-men. Ban-sự-sống, a-men. Làm cho chết, a-men. Dẫn dắt, a-men. Kêu lên, a-men. Làm chứng, a-men. Tham gia, a-men. cầu thay, a-men. Trái đầu mùa, a-men. A-men, tôi ở trong linh, vui hưởng công tác của Linh trong tôi”. Tôi khích lệ anh em nói a-men đối với mỗi câu trong La-mã chương 8, đặc biệt là cụm từ “trong linh”. Nếu công bố sự kiện mình trong linh và nói a- men với mỗi phương diện về công tác của Linh, anh em sẽ kinh nghiệm một sự thay đổi trong đời sống Cơ-đốc của mình. Điều này sẽ biến đổi anh em, xây dựng anh em, và ban cho anh em được lớn lên trong sự sống./.
Hết-