SỰ
BIẾN ĐỔI TRONG
VIỆC
THỰC
HÀNH NẾP SỐNG THÂN THỂ
(2)
Trong bài trước,
chúng ta đã xem xét các vấn đề về sự biến đổi vì nếp sống
Thân Thể, dâng thân thể chúng ta làm một sinh tế sống để làm thỏa lòng Đức Chúa
Trời, và việc biến đổi tâm trí để chứng minh ý muốn của Đức Chúa Trời, ý muốn ấy
là có nếp sống Hội Thánh. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một vài khía cạnh
khác của sự biến đổi trong việc thực hành nếp sống Thân Thể.
IV.
BẰNG CÁCH
VẬN
DỤNG NHỮNG ÂN TỨ CỦA CHÚNG TA
A.
Chớ Nên Coi Mình Cao Quá Đáng, Nhưng Phải Suy
Nghĩ
Cách Đúng Mực Theo Như Lượng Đức Tin
La-mã 12:3 chép:
“Vậy, tôi nhờ ơn đã ban cho tôi và nói với mỗi người trong anh em rằng, chớ nên
coi mình cao quá đáng, nhưng phải coi mình vừa mực (hay: nhưng phải suy nghĩ
cách đúng mực) theo như lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phân phát cho từng
người”. Trong câu này, chúng ta đến một điểm rất thực tế. Mỗi người đều nghĩ
cao về mình. Bên ngoài anh em có thể tỏ ra khiêm nhường, nhưng bên trong anh em
nghĩ khá cao về mình. Đó là nan đề cho nếp
sống Hội Thánh. Nếu muốn
có nếp sống Hội Thánh đúng đắn, điều đầu
tiên phải bị phá đổ là tư tưởng cho mình cao. Chúng ta cần “suy nghĩ cách đúng
mực”. Nếu xem mình cao thì tâm trí anh em không đúng mực hay không bình thường.
Có nghĩa là anh em có yếu tố bất thường trong tâm trí.
Tâm trí anh em cần được điều chỉnh và đổi mới, tất cả những yếu tố tiêu cực
trong đó cần được sự sống của Đấng Christ nuốt đi. Rồi tâm trí anh em sẽ được
đổi mới và trở nên đúng mực.
Hơn nữa, chúng
ta cần suy nghĩ “theo như lượng đức tin Đức Chúa Trời đã phân phát cho
từng người”. Không khó hiểu ý nghĩa của “lượng đức tin”. Mức độ Đức Chúa Trời
truyền chính Ngài vào trong anh em cấu tạo
nên lượng đức tin của anh em. Lượng đức tin của
anh em tương đương với lượng yếu tố Đức Chúa Trời được truyền vào trong anh em.
Đó là lượng đức tin Đức Chúa Trời đã phân phát cho anh em, và anh em cần đánh
giá mình đúng mực theo lượng ấy.
B.
Nhận Biết Một Thân Thể Với Nhiều Chi Thể
Có
Những Chức Năng Khác Nhau
“Vì như trong một
thân chúng ta có nhiều chi thể và các chi thể không đồng một công dụng, thì
cũng vậy, chúng ta dầu nhiều mà vẫn một Thân trong Christ, và là
Chi Thể của nhau” (cc. 4-5). Chúng ta cần nhận thức rằng các Chi Thể của Thân
có chức năng khác nhau. Hai chị em trẻ có thể xấp xỉ tuổi nhau, nhưng vẫn có những
chức năng khác nhau. Điều chị này có thể làm thì chị kia không thể làm. Nếu tất
cả đều nhận biết điều này, chúng ta sẽ không coi mình cao quá đáng, nhưng sẽ
tôn trọng người khác. Tôi hi vọng nhiều anh em trẻ tuổi có thể nói với nhau rằng:
“Anh ơi, điều mà tôi có thể làm thì anh không thể làm, và điều anh có thể làm
thì tôi không thể làm”. Tất cả chúng ta đều có chức năng khác nhau.
Chức năng khác
nhau của các Chi Thể trong Thân được minh họa bởi khuôn mặt con người. Hãy nhìn
khuôn mặt anh em: có mắt, tai, mũi và miệng. Mắt có thể nói với anh Mũi rằng:
“Anh có biết tôi không thể làm điều anh có thể làm, và anh không thể làm điều
tôi có thể làm không?” Anh Mũi trả lời: “Đúng vậy. Anh Mắt ơi, sự kiện ấy thật
tuyệt diệu. Và cả hai chúng ta phải nhận biết rằng mình không thể làm điều anh
Tai có thể làm”. Khi ấy, có lẽ anh Tai đáp: “Các anh nói đúng. Nhưng anh Môi có thể làm điều mà không ai trong chúng ta có thể làm”. Khuôn mặt minh họa
sự thật trong toàn
bộ Thân Thể: chúng ta có nhiều Chi Thể, và mỗi Chi Thể đều có chức năng khác
nhau. Nếp sống Hội Thánh phải theo cách như vậy. Khi tôi thấy các Chi Thể hoạt
động trong buổi nhóm, tôi rất vui mừng vì họ làm điều mà tôi không thể làm. Tất
nhiên, sự thật cũng là tôi có thể làm điều mà họ không thể làm.
C. Như Những Chi Thể Phối Hợp Với Nhau
Câu 5 chép: “Thì
cũng vậy, chúng ta dầu nhiều mà vẫn một Thân trong Christ, và là
Chi Thể của nhau”. Điều này có nghĩa là chúng ta dầu nhiều nhưng chỉ là một
Thân Thể. Chúng ta là nhiều Chi Thể, chứ không phải nhiều đơn
vị riêng rẽ. Là các Chi Thể, chúng ta phải phối hợp với
nhau để làm một Thân Thể sống động, hoạt động. Nếu không cộng tác với nhau,
chúng ta là những Chi Thể rời rạc, và nếp sống Thân
Thể không thể được thực tại hóa cách thực tế. Khi câu 5 chép: “Chúng ta dầu nhiều...
là Chi Thể của nhau”, từ “nhiều” không có nghĩa là tách biệt, mà có nghĩa là
khác nhau. Từ này có nghĩa là anh em là một Chi Thể và tôi là một Chi Thể khác.
Có lẽ anh em là cái mũi, tôi là con mắt, và một chị em khác là cái tai. Vì vậy,
chúng ta là nhiều Chi Thể riêng biệt nhưng là của nhau. Điều này cần một sự phối
hợp đầy đủ.
D. Vận Dụng
Các Ân Tứ Khác Nhau
Theo Ân
Điển Đã Ban Cho
Chúng ta cần đọc
các câu từ 6 đến 8: “Vì chúng ta có các ân tứ khác nhau theo như ân điển đã ban
cho chúng ta: hoặc ai nói tiên tri, hãy theo lượng đức tin mà nói; hoặc ai phục
sự, hãy chăm mà phục sự; hoặc ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; hoặc ai khuyên
lơn, hãy chăm mà khuyên lơn, ai chẩn tế; hãy rộng rãi mà chẩn tế; ai cai trị,
hãy ân cần mà cai trị; ai thương xót, hãy vui vẻ mà thương xót”. Trong câu 6,
Phao-lô nói chúng ta
có “các ân tứ khác nhau theo như ân điển đã ban cho chúng ta”. Ân điển là gì?
Như chúng ta đã thấy trong bài trước, ân điển đơn giản là Đức
Chúa Trời trong Đấng Christ
làm
sự vui hưởng của chúng ta. Khi ân điển này, tức yếu tố thần thượng này, là sự sống
thần thượng vào trong bản thể chúng ta, ân điển đó sẽ đem theo những kỹ năng và
khả năng nào đó, tức là các ân tứ. Các ân tứ, tức khả năng thuộc linh, đến từ yếu
tố thần thượng mà chúng ta đã vui hưởng. Khi anh em vui hưởng Đức Chúa Trời, nhận
lãnh và hấp thụ yếu tố thần thượng của Ngài vào trong bản thể
mình, thì một ân tứ, kỹ năng hay khả năng nào đó sẽ hình thành từ yếu tố thần
thượng này. Những ân tứ này khác nhau theo yếu tố thần
thượng mà chúng ta đã vui hưởng và hấp thụ vào trong bản thể mình. Ân điển ban
cho chúng ta chỉ về ân điển chúng ta đã vui hưởng và hấp thụ. Vì vậy, những ân
tứ được đề cập trong La-mã chương 12 là các ân tứ
của ân điển trong sự sống.
Điều này có thể
minh chứng bằng những câu khác trong Sách La-mã. La-mã 5:17 chép rằng “những kẻ
nhận lãnh ân điển và sự ban tứ của sự công nghĩa cách dư dật, lại sẽ... làm vua
trong sự sống”. Câu này cho thấy ân điển liên quan
đến sự sống. Hơn nữa, trong 5:21, Phao-lô nói “ân
điển cũng phải nhơn sự công nghĩa mà làm vua thể ấy, để dẫn đến sự sống
đời đời bởi Jesus
Christ, Chúa
chúng ta”. Hai câu này trong La-mã chương 5 chứng minh rằng ân điển liên quan đến
sự sống. Ân điển là gì? Đó là sự sống
thần thượng để chúng ta vui hưởng. Khi sự sống
đời đời của Đức Chúa Trời trở nên sự vui hưởng của chúng ta, đó là ân điển.
Trong lCô- rin-tô 15:10, Phao-lô nói: “Tôi đã quá lao khổ hơn họ hết thảy,
nhưng nào phải tôi, bèn là ân điển Đức Chúa Trời ở cùng tôi”. Ân điển của Đức Chúa Trời ở với Phao-lô là sự sống thần thượng
trong Phao-lô như là sự vui hưởng của ông. Do đó, ông lao khổ nhiều hơn những sứ
đồ khác, mặc dầu thật ra đó không phải là chính Phao-lô, mà là sự sống thần thượng
ông đã vui hưởng. Do đó, ân điển trong Sách La-mã là vấn đề sự sống.
Các ân tứ
trong La-mã chương 12 tùy thuộc vào ân điển. Điều này có nghĩa
là các ân tứ được ban cho theo lượng sự sống. Nếu
anh em vui hưởng sự sống của Đức Chúa Trời đến một
mức độ cao, anh em sẽ nhận được một ân tứ cao hơn. Tuy nhiên, nếu anh em vui hưởng
sự sống của Đức Chúa Trời cách giới hạn, ân tứ
của anh em cũng giới hạn, vì lượng ân tứ của anh em được giới hạn bởi mức độ
anh em vui hưởng sự sống thần thượng như ân điển ở trong mình.
Các ân tứ được liệt kê trong La-mã chương 12 không phải là những ân tứ phép lạ
đến với anh em cách bất ngờ. Không, các ân tứ trong La-mã chương 12 giống
như những khả năng của các chi thể trong thân thể con người. Lượng khả năng tùy
thuộc vào lượng sự sống trong thân thể. Nếu thân thể trưởng thành với sự sống
được lớn lên đáng kể, nó sẽ có sự sống tuôn
tràn dư dật, và sự sống bề trong tuôn tràn này của thân thể sẽ sinh ra các khả
năng. Những khả năng này giống như những ân tứ trong La-mã chương 12. Tất cả những
yếu tố trong các câu từ 6 đến 8 là những ân tứ của ân điển trong sự sống. Chúng
ta có thể liệt kê bảy điều: nói tiên tri, phục vụ, dạy dỗ, khuyên lơn, ban cho,
lãnh đạo và bày tỏ lòng thương xót. Chúng ta cần nhớ rằng mỗi điều trong bảy điều
này là một ân tứ, kể cả việc bày tỏ lòng thương xót.
Dường như nhiều
Cơ-đốc nhân nghĩ rằng những ân tứ duy nhất là nói các thứ tiếng [lạ], thông giải,
chữa bệnh, và các phép lạ. Tuy nhiên, thật lạ khi không một ân tứ nào trong những
ân tứ này được đề cập đến trong La-mã chương 12. Trong
La-mã chương 12, Phao-lô không nói gì về việc nói các thứ tiếng [lạ], thông giải,
chữa bệnh và các phép lạ, nhưng ông nói về các ân tứ cần thiết cho nếp sống Thân
Thể. Xin lưu ý rằng câu 6 chép: “Có các ân tứ khác nhau theo như ân điển đã ban
cho chúng ta”, và câu này không nói theo cái gọi là báp-têm. Tôi cần nhắc lại định
nghĩa của ân điển một lần nữa: ân điển là yếu tố thần thượng đến trong bản thể
chúng ta làm sự sống để chúng ta vui hưởng. Ân điển không
phải điều gì đó bề ngoài; đó là yếu tố của sự sống thần thượng được đem vào
trong bản thể chúng ta và ban cho chúng ta một kỹ năng hay khả năng nào đó.
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét các ân tứ của ân điển trong sự sống cách chi tiết
hơn.
1. Nói Tiên Tri Theo Lượng Đức Tin
Nếu tra cứu Kinh
Thánh theo những bản dịch khác nhau của Sách La-mã, anh em sẽ thấy hầu hết các
bản ấy đều đồng ý rằng nói tiên tri trong La-mã chương 12 không chủ yếu chỉ về
tiên đoán. Ngay cả trong toàn bộ Kinh Thánh, từ nói tiên tri không chủ yếu có
nghĩa là nói trước. Trong cả Cựu Ước và Tân Ước, nói tiên tri có nghĩa là: (1)
nói cho, tức là nói cho người khác; (2) nói ra, tức nói ra các sự việc; và (3)
nói trước, tức là đoán trước, nói những sự việc trước khi chúng xảy ra. Cả Sách
Ê-sai là một Sách tiên tri. Sách này không chỉ gồm những lời nói trước, nhưng
phần nhiều là nói ra và nói cho. Đúng là Sách Ê-sai có chứa một số lời tiên tri
nói trước, nhưng phần lớn sấm ngôn và lời nói trong Sách ấy là lời vị tiên tri
nói thay cho Đức Chúa Trời. Vì vậy, ý nghĩa của từ tiên tri chủ yếu là “nói
cho” và “nói ra”. Nói tiên tri là gì? Đó là nói cho Đức Chúa Trời trong sự cảm
thúc của Ngài. Trong quyển Nghiên Cứu Các Từ Trong Tân Ước (Word Studies in the
New Testament, quyển
3, trang 156), Marvin Vincent nói về lời
tiên tri rằng: “Trong Tân Ước, cũng như Cựu Ước, ý tưởng
nổi bật không phải là nói trước mà là rao ra lời được cảm thúc để cảnh cáo,
khuyên bảo, dạy dỗ, phán xét và
bày tỏ những điều kín nhiệm trong lòng. Xin xem lCô-rin-tô 14:3,24 và 25. Các
tiên tri Tân ước khác với các giáo sư bởi họ nói trong sự cảm thúc trực tiếp”. Do
đó, ý chính của việc nói tiên tri trong Kinh Thánh không phải là nói trước,
nhưng là nói cho Đức Chúa Trời khi được Ngài trực tiếp cảm thúc.
2. Ai Phục Vụ, Hãy Chăm Mà Phục Vụ
Từ “phục vụ”
trong câu 7 chỉ về sự phục vụ của các nam, nữ chấp sự trong các Hội Thánh địa
phương (xin xem La. 16:1; lTi. 3:8-13; và Phi.
1:1). Các nam-và nữ chấp sự là những người phục vụ trong một Hội Thánh địa
phương. Họ cần phải cổ linh phục vụ và thái độ phục vụ. Họ phải giữ mình luôn
luôn trong sự phục vụ. Việc thực hành nếp sống Thân
Thể cần sự phục vụ này.
3. Ai Dạy Dỗ, Hãy Chăm Mà Dạy Dỗ
Dạy dỗ và nói
tiên tri có gì khác nhau? Như chúng ta đã thấy, nói tiên tri là nói cho Chúa dưới
sự cảm thúc trực tiếp của Ngài, tức là nói theo sự khải thị Chúa đã truyền.đạt.
Dạy dỗ khác với điều dó. Dạy dỗ là nói dựa trên lời tiên tri. Một số anh em có
thể lấy những gì được nói trong lời tiên tri của người khác và theo đó dạy người
ta. Đó là dạy dỗ. Những người dạy dỗ phải giữ mình trong sự vận dụng ân tứ dạy
dỗ.
4. Ai Khuyên Lơn, Hãy Chăm Mà Khuyên Lơn
Khuyên lơn là
gì? Khuyên lơn khác với nói tiên tri và dạy dỗ như thế
nào? Nói tiên tri, dạy dỗ và khuyên lơn đều là những ân tứ nói. Tuy nhiên,
khuyên lơn dựa vào lời tiên tri và dạy dỗ. Có lẽ trong một hội đồng hay kỳ huấn
luyện, một anh em nói tiên tri theo sự cảm thúc trực tiếp của Đức Chúa Trời. Một
vài anh em khác nhận sự khải thị được ban cho trong lời tiên tri ấy, đem
về địa phương của mình, và theo dó dạy dỗ người khác. Đó là dạy dỗ. Sau đó, dựa
trên lời nói trực tiếp theo cảm thúc và dạy dỗ theo cảm thức
ấy, một vài người khác có thể khuyên lơn. Đó là khuyên lơn. Ba loại nói này là
để xây dựng Thân Thể, cung ứng sự sống cho các thánh đồ dể họ cùng lớn lên bằng
Lời của Đức Chúa Trời. Những người khuyên lơn cũng phải giữ mình trong sự vận dụng
ân tứ khuyên lơn.
5. Ai Ban Cho, Hãy Ban Cho Trong Sự
Đơn Sơ
Khả năng ban cho
trong sự đơn sơ cũng là một ân tứ của ân điển trong sự
sống. Điều này chỉ về sự cung cấp và chăm sóc những người
thiếu thốn trong Hội Thánh. Trong Hội Thánh, chúng ta cần những người ban cho
như vậy. Chúng ta cần những người có khả năng bán cho của cải vật chất để giúp
đỡ những người thiếu thốn, làm cho công việc Chúa tiến nhanh và
chăm sóc những nhu cầu thực tế của Hội Thánh. Do đó, chúng ta
cần nhiều thánh đồ với một mức lượng sự sống như vậy để họ có được ân tứ ban
cho và có thể ban cho trong đơn sơ.
6. Chuyên cần Mà Dẫn Dắt
“Ai dẫn dắt” chỉ
về những anh em dẫn dắt trong Hội Thánh. Ai muốn làm anh em dẫn dắt trước hết
phải học tính chuyên cần. Nếu biếng nhác, anh em không thể dự phần trong chức vụ
dẫn dắt. Tôi muốn lưu ý tất cả anh em dẫn dắt một điều: phẩm chất đầu tiên của
chức vụ dẫn dắt là chuyên cần. Một anh em dẫn dắt, tức một trưởng lão, cần phải
luôn luôn chuyên cần trong mọi sự và về mọi phương diện. Khả năng, chức năng và
ân tứ của các trưởng lão trong việc dẫn dắt tùy thuộc vào tính chuyên cần của họ.
7. Bày Tỏ Lòng Thương Xót Cách Vui vẻ
Khả năng bày tỏ
lòng thương xót trong sự sống cũng là một ân tứ. Bày tỏ lòng thương xót cách
vui vẻ không phải là vấn đề rộng rãi thiên nhiên. Một số người có tính rộng rãi
thiên nhiên, bẩm sinh họ như vậy. Tuy nhiên, bày tỏ lòng thương xót cách vui vẻ
là phẩm chất được thành hình trong chúng ta bởi được biến đổi.
Khi anh em lớn
lên trong sự sống của Đấng Christ và đến chỗ yêu mến Chúa nhiều hơn, một
phẩm chất nào đó sẽ hình thành trong anh em, anh em sẽ có gánh nặng chăm sóc
người khác và bày tỏ lòng thương xót cho những người không xứng đáng. Đó không
phải là đặc tính bẩm sinh mà là phẩm chất được phát triển bên trong do anh em lớn
lên trong sự sống qua tiến trình biến đổi. Như vậy, bày
tỏ lòng thương xót cũng là một trong các ân tứ trong sự sống.
Bày tỏ lòng thương xót có nghĩa là giúp đỡ với sự cảm thông. Bất cứ khi nào anh
em thật sự giúp đỡ một người bằng cách cảm thông với người
ấy, điều đó có nghĩa là anh em đang bày tỏ lòng thương xót với người ấy. Giả sử,
một anh em gặp nan đề hay khó khăn, anh em thông cảm với người ấy và ít nhiều
giúp đỡ người ấy. Đó là một hành động bày tỏ lòng thương xót.
Nếu đặt tất cả bảy
ân tứ được đề cập trong La-mã chương 12 lại với nhau, anh em sẽ khám phá rằng
đó là những ân tứ cần thiết để thực hành nếp sống Thân Thể cho Hội Thánh địa
phương. Trong Hội Thánh địa phương, trước hết chúng ta cần phát ngôn cho Đức
Chúa Trời khi được Ngài cảm thúc. Dựa trên sự phát ngôn được cảm thúc này,
chúng ta có lời dạy dỗ, và dựa trên lời nói tiên tri và dạy dỗ, chúng ta có
khuyên lơn. Cùng với điều này, chúng ta có sự dẫn dắt của các trưởng lão và sự
phục vụ của các chấp sự. Thêm vào đó, chúng ta có những người có khả năng dâng
của cải vật chất cho Hội Thánh, chăm lo đến những người thiếu thốn và mở mang
công việc Chúa. Cuối cùng, có những người bày tỏ lòng thương xót với người
khác. Trong một thời đại đầy dẫy những khó khăn và rắc rối, họ có thể cảm thông
với người khác và bày tỏ lòng thương xót đối với người khác. Bảy ân tứ này đủ để
thực hành nếp sống Hội Thánh. Phao-lô thật tuyệt vời.
Ông là một chuyên gia trong nếp sống Hội Thánh, trình bày tất cả những vấn đề
này cách rất đơn giản nhưng bao hàm tất cả. Chúng ta nên thờ phượng Chúa vì một
sứ đồ như vậy biết bao!
Tất cả chúng ta
đều được ấn tượng với sự kiện là trong La-mã chương 12, những ân tứ như nói các
thứ tiếng [lạ], thống giải, chữạ bệnh và phép lạ không được đề cập đến. Những
ân tứ như vậy là những ân tứ về phép lạ, nhưng trởng La-mã chương 12, chúng ta
thấy những ân tứ của ân điển trong sự sống. Một ví dụ về ân tứ phép lạ là con lừa
của Ba-la-am nói tiếng người. Mặc dầu con lừa ấy không có sự sống
người, nhưng nó nói tiếng người. Đó chắc chắn là ân tứ phép lạ. Những ân tứ được
liệt kê trong La-mã chương 12 không phải là những
ân tứ phép lạ; đó là những ân tứ của ân điển trong sự sống.
Khi vui hưởng Đức Chúa Trời như sự sống và lớn lên trong sự sống, anh em thấy rằng
tương ứng với sự lớn lên của mình trong sự sống, anh
em có một kỹ năng hay khả năng nào đó. Đó là điều chúng ta gọi là ân tứ của ân
điển trong sự sống. Con lừa không cần lớn lên trong sự sống mà vẫn nói được tiếng
người. Con lừa lớn hay nhỏ, già hay trẻ không thành vấn đề.
Ân tứ có tính cách phép lạ là: không tùy thuộc vào sự lớn lên của con lừa. Tuy
nhiên, làm một trưởng lão trong Hội Thánh không tùy thuộc vào ân tứ phép lạ. Đừng
nghĩ rằng sau khi được cứu một thời gian ngắn, anh em có thể cầu nguyện suốt
vài tiếng đồng hồ, nhận lãnh cái gọi là báp-têm và bỗng nhiên trở nên một trưởng
lão. Nếu một người có thể trở nên trưởng lão như vậy thì có nghĩa là chức vụ
trưởng lão là ân tứ phép lạ. Nhưng để làm trưởng lão, anh em không cần các ân tứ
phép lạ; anh em cần ân tứ của ân điển bằng cách lớn lên trong sự sống. Anh em cần
lớn lên hằng ngày và hằng năm. Nếu không bày tỏ [tình trạng] lớn lên trong sự sống,
anh em không thể làm trưởng lão. Anh em không thể làm trưởng lão nếu thiếu mức
lượng sự sồng đầy dủ. Tôi hi vọng tất cả những ai đọc
bài này bây giờ có thể phân biệt giữa hai loại ân tứ-ân tứ phép lạ và ân tứ của
ân điển trong sự sống.
Nhiều ân tứ được
đề cập trong lCô-rin-tô chương 12 là những ân tứ phép lạ. Tuy
nhiên, ngay cả trong chương đó, vẫn có một vài ân tứ không thuộc về phép lạ. Chẳng
hạn như lời khôn ngoan và lời tri thức
đều không mang tính phép lạ. Như chúng ta đã thấy,
trong La-mã chương 12, không một ân tứ nào mang tính phép lạ; tất cả các ân tứ
được tìm thấy ở đây là những ân
tứ của ân điển trong sự sống, đòi hỏi phải lớn lên trong
sự sống. Sự lớn lên của anh em trong sự sống ban cho anh em một lượng sự sống
nào đó, và từ lượng sự sống ấy, kỹ năng hay khả năng của anh em
được bày tỏ ra. Điều đó làm anh em đủ điều kiện cho một chức vụ hay sự phục vụ
nào đó trong nếp sống Hội Thánh.
Các ân tứ của ân
điển trong sự sống; đều cần thiết cho việc thực hành nếp
sống Thân Thể. Nếu xao lãng những ân tứ của ân điển trong sự sống và tập trung
vào các ân tứ phép lạ thì chẳng bao lâu Hội Thánh sẽ chia rẽ. Chắc chắn là
chúng ta không bao giờ có thể trở nên một bằng cách nhấn mạnh các ân tứ phép lạ. Các ân tứ phép lạ có khuynh
hướng gây chia rẽ trọng khi các ân tứ của ân điển trong sự sống thì xây dựng.
Phao-lô rất kinh nghiệm trong nếp sống Thân Thể và ông biết các ân tứ của ân điển
trong sự sống là cần thiết để xây dựng Hội Thánh. Vì vậy, trong La-mã chương
12, ông không liệt kê những ân tứ phép lạ giữa những điều cần thiết cho nếp sống
Hội Thánh. Không ai có thể phủ nhận sự khôn ngoan của sứ đồ
Phao-lô. Mặc dầu ông đề cập đến việc nói các thứ tiếng [lạ] trong Cô-rin-tô Thứ
Nhất, nhưng ông không đề cập đến điều này trong Sách La-mã. Chắc chắn điều này
phải có lý do. Là một chuyên gia trong nếp sống Hội Thánh, qua việc viết Thư
Cô-rin-tô Thứ Nhất, Phao-lô biết các ân tứ phép lạ là nguyên nhân gây chia rẽ tại
Cô-rin-tô. Ngay cả trong Sách Cô-rin-tô Thứ Nhất, chúng ta có thể thấy sự kiện
nói các thứ tiếng [lạ] và những ân tứ phép lạ khác có tác động gây chia rẽ Hội
Thánh. Vì vậy, Phao-lô không đề cập đến những ân tứ này trong Sách La-mã.
Phao-lô vừa khôn ngoan, vừa cẩn thận, ông nhận ra được sự kiện các ân tứ phép lạ
là ích lợi cho cá nhân Cơ-đốc nhân. Trong Cô-rin-tô Thứ Nhất, Phao-lô nói rằng
việc nói các thứ tiếng là xây dựng cho cá nhân nào thực hành điều này, nhưng
không xây dựng Hội Thánh (lCô. 14:4). Ông bảo người Cô-rin-tô hãy quan tâm đến
sự xây dựng Hội Thánh (1Cô. 14:12,26). Trong Sách La-mã, điều ông quan tâm
không phải là xây dựng một cá nhân nào đó mà là xây dựng Thân Thể. Do đó, ông
không đề cập đến những ân tứ phép lạ trong Sách này. Tôi biết lời này khó nghe
đôi với những người có xuất thân đã từng nói các thứ tiếng [lạ]. Tuy nhiên, tôi
xin anh em hãy kiên nhẫn và suy xét xem về lâu về dài, điều nào tốt nhất cho nếp
sống Hội Thánh. Nếu thật lòng muốn thực hành nếp sống Hội Thánh, anh em không
nên đánh giá các ân tứ phép lạ cao như vậy, nhưng nên hoàn toàn chú ý đến các
ân tứ của ân điển trong sự sống là điều sẽ xây dựng Hội Thánh.
Sách La-mã được
viết ngay sau Cô-rin-tô Thứ Nhất. Cả hai đều được
Phao-lô viết trong cuộc hành trình chức vụ lần thứ ba. Trong khi ở lại Ê-phê-sô trong cuộc hành trình
chức vụ lần thứ ba, tin tức về sự rối loạn và chia rẽ lan tràn tại Cô-rin-tô đến
với ông. Do đó, từ Ê-phê-sô, ông viết lá thư đầu tiên cho người Cô-rin-tô điều
chỉnh họ về việc lạm dụng các ân tứ phép lạ. Sau khi viết thư ấy, ông đích thân
đến thăm Cô-rin-tô. Trong khi ở lại Cô-rin-tô, ông viết Thư La-mã. Đó là những
sự kiện lịch sử. Cô-rin-tô Thứ Nhất được viết hoặc vào năm 56, 57 hoặc 59 S.C,
và Sách La-mã được viết khoảng một năm sau đó. Trong Sách Cô-rin-tô Thứ Nhất, Phao-lô
điều chỉnh sự lạm dụng nói các thứ tiếng [lạ] và những ân tứ phép lạ khác.
Không bao lâu sau, khi viết Sách La-mã, ông không nói gì về những ân tứ phép lạ,
có lẽ vì ông nhạy bén nhận ra sự rối loạn mà những ân tứ này đã đem vào
Cô-rin-tô. Hãy nhớ rằng ông viết Sách La-mã tại Cô-rin-tô, là nơi rối loạn và lạm
dụng các ân tứ phép lạ. Chúng ta không nên bỏ qua lịch sử, vì lịch sử có nhiều
bài học dạy dỗ. Thật ý nghĩa khi Sách La-mã được viết từ Cô-rin-tô. Vào thời điểm
ấy, Cô-rin-tô là điểm nóng về các ân tứ phép lạ, nhưng Phao-lô không nói một lời
về những ân tứ phép lạ trong Sách La-mã. Điều này đầy ý nghĩa và đáng cho chúng
ta chú ý.
Tôi muốn nói một
chút nữa về các ân tứ được hình thành từ sự lớn lên của sự sống. Trước khi
Phao-lô nói về các ân tứ trong 1Cô-rin-tô chương 12 và 14, ông mạnh mẽ nói về lớn
lên trong sự sống ở chương 3. Phao-lô nói với người Cô-rin-tô rằng: “Anh em là
ruộng của Đức Chúa Trời, Nhà của Đức Chúa Trời” (1Cô. 3:9). Như chúng tôi đã
nêu lên nhiều lần trong quá khứ, nông trại trồng
vật liệu cho sự xây dựng. Tất cả những vật liệu cần thiết dể xây dựng Nhà Đức
Chúa Trời là những sản phẩm được lớn lên trên nông trại. Rồi Phao-lô nói ông đã
lập nền như một tay kiến trúc
khôn khéo và tất cả chúng ta đều cần phải cẩn thận về cách mình xây trên nền đó
(lCô. 3:10). Chúng ta nến xây bằng vàng, bạc, và đá quí;
không xây bằng gỗ, cỏ khô hay rơm rạ
(c. 12). Nếu đem tất cả những câu này trong lCô-rin-tô chương 3 lại với nhau, anh
em sẽ thấy Phao-lô đang nói với người Cô-rin-tô về phương cách đúng đắn để xây
dựng Hội Thánh tại địa phương của họ. Phương cách đúng đắn để xây dựng Hội
Thánh không phải là bằng những ân tứ phép lạ, nhưng bằng sự lớn lên thật trong
sự sống là điều sẽ biến đổi thánh đồ thành những vật liệu quí cho
Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Phao-lô nói ông nuôi và trồng họ, còn
A-bô-lô tưới họ (1Cô. 3:2-6). Nuôi dưỡng, trồng trọt và tưới nước là để lớn
lên, sự lớn lên đó sẽ vun đắp những ta-lâng và ân tứ ích
lợi cho việc xây dựng Nhà Đức Chúa Trời bằng những vật liệu đúng đắn được biến
đổi.
Xin hãy xem xét
một đứa bé mới ra đời. Vào lúc mới sinh, đứa bé có tất cả những cơ quan cần thiết.
Tuy nhiên, chỉ một ít cơ quan có thể hoạt động khi đứa bé mới ra đời vì nó thiếu
mức độ lớn lên cần thiết trong sự sống. Người mẹ càng nuôi dưỡng đứa bé, nó
càng lớn lên. Sau một thời gian, đứa bé biết đi, và một thời gian nữa, nó biết
nói. Cuối cùng, nó sẽ lớn lên trọn vẹn, và tất cả những năng khiếu của nó sẽ được
trau dồi cách hoàn chỉnh để sử dụng trong thực tế. Khi trưởng thành, nó sẽ có
những kỹ năng cần thiết, và những kỹ năng này là những ân tứ được hình thành từ
sự lớn lên trong sự sống. Đó là điều Phao-lô muốn nói khi đề cập đến các ân tứ
trong La-mã chương 12.