Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI HAI MƯƠI CHÍN



SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC TIẾP NHN TÍN ĐỒ
(2)
Trong bài này, chúng ta cần xem xét thêm một vài điểm về vấn đề sự biến đổi trong việc tiếp nhận tín đồ.
III. THEO NGUYÊN TẮC YÊU THƯƠNG
Chúng ta cần tiếp nhận tín đồ theo nguyên tắc yêu thương. Trong 14:13-15, Phao-lô nói: “Vậy, chúng ta chớ xét đoán lẫn nhau nữa, nhưng thà định rằng chớ ai để đá vấp chơn hoặc làm dịp vấp phạm cho anh em mình. Tôi biết và tin chắc trong Chúa Jesus rằng chẳng có vật gì tự nó là bất khiết; chỉn có ai kể vật nào là bất khiết, thì nó là bất khiết cho người ấy mà thôi. Vì nếu bởi một thức ăn, ngươi làm cho anh em mình buồn rầu, thì ngươi chẳng còn ăn ở theo sự thương yêu nữa. Chớ nhơn thức ăn làm hư mất người mà Christ đã chịu chết cho”. Nếu tiếp nhận tín đồ trong tình yêu, chúng ta sẽ không phán xét người khác, không đặt đá vấp chân trước mặt họ, không làm buồn anh em mình, không hủy diệt người mà Đấng Christ đã chịu chết cho, nhưng trái lại là bước đi trong tình yêu. Chúng ta phải tiếp nhận theo nguyên tắc yêu thương tất cả tín đồ mà Đấng Christ đã chết cho họ. Xin nhớ rằng Phao-lô viết Sách La-mã không bao lâu sau khi ông viết thư Cô-rin-tô Thứ Nhất, và ông dã viết Thư La-mã tại Cô-rin-tô. Phao-lô dành 1Cô-rin-tô chương 13 cho vấn đề yêu thương, đặt chương này vào giữa hai chương đề cập đến các ân tứ thuộc linh. Trong chương 13, Phao-lô trình bày con đường tuyệt hảo để sử dụng các ân tứ và ông liệt kê nhiều thuộc tính và đức tính của tình yêu thương. Tôi tin rằng quan niệm về tình yêu thương như vậy rất tươi mới trong ông khi ông viết chương 14 của Thư La-mã. Vì vậy, trong Thư La-mã, dường như Phao-lô đang nói với các thánh đồ: “Anh em phải tiếp nhận người khác theo nguyên tắc yêu thương. Tình yêu phải quản trị anh em. Tình yêu phải là nguyên tắc chủ đạo trong việc tiếp nhận thánh đồ”.

IV. VÌ NẾP SỐNG VƯƠNG QUỐC
Tiếp nhận tín đồ không phải là vấn đề không quan trọng. Điều này liên quan đến ngai phán xét trong tương lai và liên quan đến nếp sống Vương Quốc trong hiện tại.
A.    Đừng Để Điều Thiện Của Anh Em Bị Nhạo Báng
Theo văn mạch, câu 16 chỉ về việc ăn của những người mạnh mẽ hơn trong đức tin. Mạnh mẽ trong đức tin đến nỗi không có gì là phàm tục và mọi sự đều có thể ăn được là điều tt. Nhưng không nên để điều tốt của anh em bị nhạo báng trong việc không muốn quan tâm đến những người có đức tin yếu đuối. Vì cớ họ, anh em phải cẩn thận khi ăn những điều mình nghĩ là tốt. Ý định của Phao-lô là vì cớ những người yếu đuối hơn, anh em không ăn là tốt hơn.
B. Sng Nếp Sống Vương Quốc Của Đức Chúa Trời
1. Hội Thánh
-Vương Quốc Của Đức Chúa Trời Trong Thời Đại Này
Hội Thánh là Vương Quốc của Đức Chúa Trời trong thời đại này (Mat. 16:18-19; 1Cô. 6:10; Ga. 5:21; Êph. 5:5). Có nhiều tranh luận giữa những trường phái dạy dỗ khác nhau về Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Một trường phái quan niệm là Vương Quốc của Đức Chúa Trời không ở với chúng ta ngày nay. Theo trường phái này, Vương Quốc của Đức Chúa Trời đã bị tạm ngưng vào thời điểm của Ma-thi-ơ chương 13. Trường phái này khẳng định rằng khi Chúa Jesus đến, Ngài đến với Vương Quốc của Đức Chúa Trời và trao Vương Quốc cho dân Do-thái. Vì dân Do-thái khước từ Vương Quc của Đức Chúa Trời, Chúa tạm ngưng Vương Quốc cho đến khi Ngài trở lại. Do đó, trường phái này dạy rằng trong thời kỳ chúng ta đang sống kng có Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, La- mã 14:17 chép: “nước (hay: Vương Quốc) Đức Chúa Trời... “ Đây là bằng cớ mạnh mẽ cho thấy rằng Vương Quốc của Đức Chúa Trời đang ở đây ngày nay. Bằng cớ khác cho thấy Hội Thánh là Vương Quốc Đức Chúa Trời ngày nay được tìm thấy trong Ma-thi-ơ 16:18-19, trong phần Kinh Thánh này chúng ta thấy những từ Hội Thánh và Vương Quốc đồng nghĩa với nhau và chính Chúa Jesus dùng chúng hoán đổi cho nhau. Trong câu 18, Chúa phán: “Ta sẽ lập Hội Thánh Ta”, và trong câu 19, Ngài phán: “Ta sẽ giao các chìa khóa nưc trời (hay: Vương Quốc thiên thượng) cho ngươi”. Như vậy, xây dựng Hội Thánh thật ra là thiết lập Vương Quốc. Hơn nữa, trong Các Thư Tín, Phao-lô xem Vương Quốc của Đức Chúa Trời tương đương với Hội Thánh (1Cô. 6:10; Ga. 5:21; Êph. 5:5). Thật sai lầm khi nói rằng Vương Quốc đã bị tạm ngưng và sẽ trở lại khi Chúa đến! Chúng ta không nên chấp nhận quan niệm này về Vương Quốc. Chúng ta phải trở lại với Lời thuần khiết là Lời nói rằng nếp sống Hội Thánh là Vương Quốc của Đức Chúa Trời.
2. Vấn Đề Luyện Tập Và Kỷ Luật
Hội Thánh là vấn đề ân điển và sự sng, trong khi Vương Quốc là vấn đề luyện tập trong đời này và kỷ luật trong thời đại sắp đến (Mat. 25:15-30; 1Cô. 3:13-15). Ging như cái đầu của một người, Hội Thánh có diện mạo khác nhau khi người ta nhìn từ những góc độ khác nhau. Nếu nhìn vào phía sau đầu tôi, anh em không thấy một lỗ nào cả; tuy nhiên, nếu nhìn từ phía trước, anh em sẽ thấy bảy lỗ (thất khiếu). Mặc dầu phía sau đầu tôi khác với phía trước nhưng cả hai đều là những phương diện khác nhau của một thực thể. Với Hội Thánh cũng vậy. Từ một góc độ, chúng ta thấy Hội Thánh là vấn đề ân điển và sự sống; từ một góc độ khác, chúng ta thấy Hội Thánh là Vương Quc của Đức Chúa Trời với sự luyện tập và kỷ luật. Trong Hội Thánh, một mặt chúng ta vui hưởng ân điển và kinh nghiệm sự sống, trong khi về mệt khác, chúng ta trải qua một sự luyện tp nào đó.
Chúng ta không nên xao lãng nhu cầu luyện tập ấy. Vì nhu cầu luyện tập của chúng ta nên Hội Thánh là Vương Quốc hiện tại của Đức Chúa Trời. Theo một vài giáo sư Hội Anh Em, mỗi tín đồ sẽ bước vào thời đại một ngàn năm như một vị vua. Nhưng hãy nhìn vào chính mình xem. Anh em có giống vua không? Nếu Chúa Jesus đến và mời anh em làm vua, tôi nghĩ anh em sẽ sợ hãi vì anh em không biết cách làm vua. Anh em chưa bao giờ tập luyện và chưa được huấn luyện để làm vua. Tôi được biết các vua nước Anh được huấn luyện để làm vua từ khi còn trẻ. Sinh ra như một vị vua thì chưa đủ; một vị vua phải được huấn luyện và luyện tập. Mặc dầu anh em có tiềm năng làm vua nhưng vương quyền cũng tùy thuộc vào sự luyện tập của anh em. Đừng lơi lỏng và cẩu thả. Nếu không muốn luyện tập trong thời đại này, anh em sẽ bị kỷ luật trong thời đại sắp đến. Phần định của anh em là làm vua, không sớm thì muộn Chúa sẽ làm cho anh em nên một vị vua.
Đức Chúa Trời đã sắp đặt mọi chi tiết trong đời sống hằng ngày để làm cho anh em có thể luyện tập. Mỗi một sự kiện xảy ra trong đời sống anh em là một phần của sự sắp đặt do Đức Chúa Trời tể trị. Không có sự giúp đỡ của môi trường và hoàn cảnh, anh em không thể biết chính mình. Anh em sẽ tưởng mình là thiên sứ, cho mình là dễ thương tuyệt vời, nhưng không biết mình thật sự nghèo nàn, kém cỏi và buông tuồng dường nào. Cần phải có vợ chồng, con cái, anh chị em trong Hội Thánh, và nhiều hoàn cảnh khác nhau để cho anh em một bức ảnh đa chiều về chính mình để anh em được phơi bày từ mọi phương diện! Khi thấy bức ảnh này, anh em sẽ tuyên b: “Tôi đó sao? Tôi không biết mình tệ như vậy”. Chính tôi đã kinh nghiệm điều này. Khi tôi bị cám dỗ đổ lỗi cho người khác, Chúa bảo tôi hãy đổ lỗi trên chính mình. Ngài bảo tôi hãy cảm tạ Ngài về những anh em yêu dấu đã phơi bày tôi và cho tôi một cái nhìn lành mạnh về chính mình. Không có những anh em như vậy, tôi không thể bị phơi bấy. Đó là một sự luyện tập mà chúng ta phải trải qua trong nếp sống Hội Thánh vì cớ Vương Quốc.
Theo một ý nghĩa, Hội Thánh là gia đình của Đức Chúa Trời, Nhà của Đức Chúa Trời (Êph. 2:19; lTi. 3:15). Trong nhà này, chúng ta vui hưởng ân điển và nhận được sự cung ứng sự sng. Theo một ý nghĩa khác, Hội Thánh cũng là Vương Quốc. Từ Vương Quốc có nghĩa là gì? Đó là sự cai trị. Nhiều Cơ-đốc nhân nói: “Tôi thích tham dự những buổi nhóm, nhưng tôi không muốn bị cai trị. Các trưởng lão ấy nghĩ họ là ai? Tại sao họ phải cương vị lãnh đạo?” Một mặt, Hội Thánh là gia đình, một mái ấm đầy dẫy ân điển và sự sống; mặt khác, Hội Thánh là Vương Quốc, là chính quyền để cai trị. Trong Hội Thánh là Vương Quốc, chắc chắn chúng ta có sự lãnh đạo và sự cai trị dưới quyền làm đầu của Đấng Christ. Đó là vấn đề luyện tập. Để có nếp sống Hội Thánh, chúng ta cần sự luyện tập của Vương Quốc. Do đó, Hội Thánh là Nhà của chúng ta và Hội Thánh cũng là Vương Quốc của chúng ta. Trong Nhà mình, chúng ta vui hưởng tình yêu, được cung ứng ân điển và sự sng phong phú. Trong Vương Quốc, chúng ta có sự cai trị, chính quyền, sự rèn luyện và kỷ luật. Ngợi khen Chúa về cả hai phương diện của Hội Thánh! Tôi dã nghe nhiều thánh đồ tuyên b về Hội Thánh: “Ngợi khen Chúa, con ở trong Nhà!” Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tuyên b: “Ha-lê-lu-gia, con cũng ở trong Vương Quốc!”
3. Nếp sống Vương Quốc Là Gì
La-mã 14:17 chép: “Vì nước (hay: Vương Quốc) Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công nghĩa, bình an và vui vẻ trong Thánh Linh”. Khi sắp tiếp nhận thánh đồ, phải nhận biết rằng không được tiếp nhận thánh đồ theo quan niệm giáo lý của anh em hay những sự thực hành tôn giáo của anh em về việc ăn và uống. Vương Quốc Đức Chúa Trời không ti ăn, cũng không tại uống. Vương Quốc Đức Chúa Trời là công chính đối với chính mình, bình an đối với người khác, và vui mừng với Đức Chúa Trời trong linh. Anh em ăn rùa hay bắp cải không có ý nghĩa gì cả. Tuy nhiên, sự công chính, bình an và vui mừng có ý nghĩa rất nhiều, vì những điều này ìà sự biểu lộ Đấng Christ. Khi Đấng Christ được biểu lộ, Ngài là sự công chính của chúng ta đối với chính mình, là sự bình an của chúng ta đối với người khác, và là sự vui mừng của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nghiêm khắc đối với chính mình và không bào chữa cho chính mình. Đối với chính mình, chúng ta phải đúng đắn, chặt chẽ và công chính trong mọi điều mình làm. Đối vi người khác, chúng ta phải cố gắng theo đuổi sự bình an, liên tục tìm cách sống hòa thuận với họ. Tuy nhiên, một số anh em thậm chí không hoà bình với vợ, và một số chị em không bình an với chồng. Chúng ta phải cẩn thận duy trì sự bình an với mọi người có liên hệ với mình. Sự bình an này là Đấng Christ được sống bày tỏ ra qua bản thể chúng ta. Hơn nữa, chúng ta cần vui mừng. Hằng ngày, chúng ta nên vui mừng. Nếu mỗi ngày chúng ta không thể nói: “Ha-lê-lu-gia, ngợi khen Chúa”, điều đó có nghĩa là chúng ta bị đánh bại và không trong Thánh Linh. Thánh Linh là Linh vui mừng. Chúng ta phải thường xuyên vui mừng với Đức Chúa Trời, ngợi khen Ngài, và nói: “Ha-lê-lu-gia”. Sự công chính, bình an và vui mừng là những đặc điểm của Vương Quốc Đức Chúa Trời ngày nay. Và Vương Quốc của Đức Chúa Trời là luyện tập nếp sống Hội Thánh. Nếp sống Hội Thánh là vì nếp sống Vương Quốc, và nếp sống Vương Quốc là luyện tập đời sống Cơ-đốc. Chúng ta cần một sự luyện tập như vậy.
C. Hầu Việc Đấng Christ Trong Điều Này
Trong câu 18, Phao-lô nói: “Ai theo cách ấy mà hầu việc Đấng Christ, thì đẹp lòng Đức Chúa Trời và được người ta công nhận”. Bởi lời này, chúng ta có thể thấy những gì được đề cập trong câu 17 là dể chúng ta hầu việc Đấng Christ. Điều này có nghĩa là tiếp nhận tín đồ là hầu việc Đấng Christ. Chúng ta phải làm điều này đang khi ở trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời và theo cách hầu việc Đấng Christ như một nô lệ, theo cách pụa sự công chính, bình an và vui mừng trong Thánh Linh, không theo cách quan tâm đến những quan niệm giáo lý. Chắc chắn cách này sẽ đẹp lòng Đức Chúa Trời và được con người tán thành. Cách này sẽ không bao giờ gây nên chia rẽ, nhưng luôn luôn giữ sự hiệp một của Linh cho nếp sống Thân Thể thực tế.
D. Theo Đuổi Những Điều Hòa Bình Và
Những Điều Xây Dựng
Hơn nữa, Phao-lô nói trong câu 19: Đã vậy, chúng ta hãy theo đuổi những sự làm nên hòa bình và gây dựng lẫn nhau”. Những điều hòa bình là những điều giữ sự hiệp một của Thân Thể. Những (điều xây dựng lẫn nhau là những điều cung ứng sự sống cho các Chi Thể của Thân để xây dựng hỗ tương. Chúng ta phải theo đuổi cả hai điều này. Chúng ta phải tìm kiếm những điều giữ sự hiệp một của Thân Thể với sự hòa bình và những điều cung ứng sự sống cho những người khác. Để làm điều này, chúng ta phải bỏ lại tất cả những quan niệm giáo lý và đắc thắng tất cả những ngăn trở bắt nguồn từ kiến thức của tâm trí. Sa-tan rất quỉ quyệt. Suốt mọi thế kỷ, hắn đã và đang dùng những quan niệm giáo lý và kiến thức của tâm trí để ngăn trở chức vụ sự sng và chia rẽ Thân Thể Đấng Christ. Vì vậy, chúng ta phải đắc thắng sự quỉ quyệt của hắn bằng cách theo đuổi những điều hòa bình để giữ sự hiệp một và những điều cung ứng sự sống cho người khác để xây dựng Thân Thể.
E. Không Phá Hoại Công Việc Của Đức Chúa Trời
Câu 20-21 chép: “Chớ vì thức ăn mà phá hoại công việc của Đức Chúa Trời. Mọi vật vẫn trong sạch, nhưng ai ăn mà làm cớ cho người nào vấp ngã thì là ác. Không ăn thịt, không uống rượu và không làm gì gây cho anh em mình vấp ngã, ấy là tốt”. Có một lượng công tác của Đức Chúa Trời trong tất cả những người được cứu. Đức Chúa Trời đã kêu gọi và cứu họ. Ít nhất Đức Chúa Trời đã làm công việc thần thương đến mức ấy trong họ. Nếu gây cho một tín đồ nào vấp ngã bởi quan niệm giáo lý của mình, chúng ta làm hỏng, phá hoại công việc ân điển của Đức Chúa Trời trong người ấy. Chúng ta nên quan tâm đến công việc của Đức Chúa Trời, đừng quan tâm đến quan niệm giáo lý của mình. Chúng ta cần bỏ tất cả những thực hành tôn giáo của mình qua một bên vì cớ công việc của ân điển Đức Chúa Trời trong người khác. Chúng ta được tự do ăn bất cứ điều gì và có thể làm bất cứ điều gì không tội lỗi, nhưng không nên ăn những gì hay làm những gì khiến cho một anh em vấp phạm. Chúng ta phải quan tâm đến việc xây dựng anh em trong sự sng, không giữ những quan niệm tôn giáo trong kiến thức.
F. Làm Mọi Sự Trong Đức Tin, Không Nghi Ngờ
Trong câu 22 và 23, Phao-lô nói: “Ngươi có dức tin thì hãy tự giữ lấy trước mặt Đức Chúa Trời. Phước cho kẻ không định tội cho mình trong sự mình xét nhận. Nhưng kẻ hồ nghi mà ăn thì bị định tội rồi, vì chẳng bởi đức tin mà ăn; phàm điều gì không bởi đức tin đều là tội”. Nếu là những người mạnh mẽ trong đức tin, chúng ta nên có đức tin cho mình trước mặt Đức Chúa Trời. Thật phưc hạnh khi chúng ta không phán xét những gì mình bằng lòng làm vì; chúng ta có đức tin khi làm điều đó. Nhưng những người yếu đuối hơn trong đức tin, là những người không có đức tin như chúng ta, bị lên án nếu họ ăn những gì họ nghi ngờ, vì họ không ăn bởi đức tin. Tất cả những gì không bởi đức tin đều là tội. Cho nên chúng ta phải chăm sóc người yếu đuối hơn trong đức tin, không khiến họ làm những điều họ không có đức tin.                                                                                                                                       
V. THEO ĐẤNG CHRIST
Phao-lô rất khôn ngoan. Nếu không ở trong linh khi đọc phần này của Sách La-mã, chúng ta sẽ hụt mất phần lớn sự sâu nhiệm trong những gì Phao-lô viết. Phao-lô bắt đầu phần nói về việc tiếp nhạn thánh đồ vi vấn đề về những quan niệm giáo lý, những quan niệm này chủ yếu do người Do-thái tôn giáo nắm giữ, và ông kết luận phần này với việc tiếp nhận thánh đồ theo Đấng Christ. Chúng ta không được tiếp nhận tín đồ theo quan niệm giáo lý, nhưng theo Đấng Christ.
A. Mang Sự Yếu Đuối Của Người Yếu Đuối
La-mã 15:1 chép: “Vậy chúng ta là kẻ mạnh đáng phải gánh vác sự yếu đuối của kẻ kém mạnh, chớ làm đp lòng mình”. Trong việc tiếp nhận tín đồ, chúng ta phải mang sự yếu đuối của người yếu đuối và không làm đẹp lòng mình. Chúa Jesus luôn luôn mang sự yếu đui của tín đồ Ngài (2Cô. 12:9) và không làm đẹp lòng mình. Trong việc tiếp nhận tín đồ, chúng ta phải làm giống như Ngài, không làm đẹp lòng mình, nhưng mang sự yếu đui của người khác.
B. Làm Đẹp Lòng Người Lân Cận Để Xây Dựng
Như Đấng Christ Đã Làm
“Mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân cận, để họ được ích và gây dựng. Vì Đấng Christ cũng không làm đẹp lòng mình, như có chép rằng: ‘Sự lăng nhục của kẻ lăng nhục Chúa đều đổ trên tôi’ “ (cc. 2-3). Chúng ta phải làm đẹp lòng người khác để họ được xây dựng trong Thân Thể. Chúng ta không cần làm đẹp lòng người ta vì mục đích nào khác hơn là để họ được xây dựng trong Thân Thể. Vì mục đích này, chúng ta phải trả giá để làm đẹp lòng người khác. Đấng Christ không làm đẹp lòng mình; Ngài làm đẹp lòng Cha bằng cách mang sự lăng nhục lẽ ra đổ trên Cha. Cũng vậy, chúng ta không nên làm đẹp lòng mình mà nên làm dẹp lòng người khác bằng cách mang sự yếu đui của họ để họ được xây dựng trong Thân Thể của Đấng Christ.
C. Đng Tâm Trí Vi Nhau Theo Đấng Christ
“Bởi hễ điều gì trước đã chép là chép để dạy dỗ chúng ta, hầu nhờ sự nhẫn nại và sự yên ủi (RcV: sự khích lệ) do Kinh Thánh mà chúng ta được hi vọng. Nguyện Đức Chúa Trời của sự nhẫn nại và sự yên ủi ban cho anh em đồng tâm chí vi nhau y theo Christ Jesus” (cc. 4-5). “Điều gì trước đã chép” chỉ về những gì được trích trong câu 3 về Đấng Christ và về sự dạy dỗ sinh ra sự nhẫn nại và sự khích lệ với hi vọng. Phần Kinh Thánh ghi lại về Đấng Christ chắc chắn đầy dạy dỗ. Nếu tiếp nhận sự dạy dỗ này, chúng ta sẽ được cung ứng sự nhẫn nại và khích lệ của Đấng Christ dể có hi vọng. Trong việc tiếp nhận tín đồ, chúng ta cần sự nhẫn nại và khích lệ với hi vọng này. Trong việc tiếp nhận tín đồ, cần chịu đựng sự yếu đuối của những người mà chúng ta sẽ tiếp nhận, phúng ta cũng cần được khích lệ với hi vọng là họ sẽ trở nên tốt hơn và nhờ ân điển của Chúa, họ sẽ được trở nên mạnh mẽ trong đức tin. Khi tiếp nhận những tín đồ yếu đui hơn, chúng ta phải nhận biết; rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự nhẫn nại và khích lệ, là Đấng có thể làm cho chúng ta chịu được sự yếu đuối ca người: khác, và được khích lệ với những gì Ngài có thể làm trong người khác bởi ân điển Ngài. Nếu được một Đức Chúa Trời như vậy khích lệ, chúng ta sẽ đồng tâm trí với nhau trong Christ Jesus, không theo bất cứ điều nào khác. Vì chỉ có một Christ Jesus nên nếu chúng ta đều theo Đấng Christ, chúng ta sẽ đồng tâm trí với nhau. Tuy nhiên, nếu tâm trí chúng ta theo sự dạy dỗ, quan niệm, ân tứ, những thực hành tôn giáo, hay những điều tương tự như vậy, chúng ta sẽ chia rẽ. Cách duy nhất để đồng tâm trí với nhau là hãy theo Đấng Christ. Tiếp nhận tín đồ theo sự dạy dỗ, quan niệm, ân tứ, hay thực hành tôn giáo của mình thì không cần sự nhẫn nại hay sự khích lệ với hi vọng. Nhưng tiếp nhận tất cả tín đồ theo Đấng Christ thì rất cần một mức lượng nhẫn nại và khích lệ với hi vọng mà chính Đức Chúa Trời của sự nhẫn nại và khích lệ sẽ cung cấp nếu chúng ta quan tâm giữ sự hiệp một và xây dựng Thân Thể.
D. Một Lòng Một Miệng Tôn Vinh Đức Chúa Trời
Câu 6 chép: “Để anh em một lòng một miệng tôn vinh Đức Chúa Trời, là Cha của Chúa chúng ta là Jesus Christ”. Một vài bản khác thì dịch: “một tâm trí và một miệng”. Tuy nhiên, trong tiếng Hi-lạp, từ này là hòa hợp, chứ không phải tâm trí. Nhưng từ hòa hợp thật ra nghĩa là một tâm trí. Tất cả chúng ta đều cần đồng tâm trí. Khi đồng tâm trí, chúng ta sẽ đồng lòng hiệp ý với nhau và sẽ có cùng một miệng, nghĩa là có cùng một quan niệm và cùng một cách nói nặng. Sẽ có nhiều tín đồ, nhưng chỉ có một miệng. Khi nào có cùng một tâm trí và hòa hợp với nhau, chúng ta sẽ nói cùng một điều. Vì vậy, chúng ta tôn vinh Đức Chúa Trời và Cha của Chúa Jesus Christ chúng ta.
La-mã 9:5 nói Đấng Christ trên hết mọi sự, tức là Đức Chúa Trời đáng chúc tụng đời đời. Đó là theo thần tính của Ngài. Nhưng ở đây nói về Đức Chúa Trời của Chúa Jesus Christ chúng ta. Đó là theo nhân tính của Ngài. Theo thần tính, Ngài là Đức Chúa Trời trên hết mọi sự và đáng chúc tụng; theo nhân tính, Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Ngài. Trong việc tiếp nhận tín đồ, nếu cư xử theo Chúa Jesus, chúng ta sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời như Chúa Jesus tôn vinh Đức Chúa Trời.
E. Tiếp Nhận Ln Nhau
Như Đấng Christ Đã Tiếp Nhận Chúng Ta
Câu 7 chép: “Vậy nên anh em hãy tiếp nhận lẫn nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp nhận anh em, để Đức Chúa Trời được vinh hiển”. Khi đi kèm với 14:3, câu này chứng minh rằng sự tiếp nhận của Đấng Christ là sự tiếp nhận của Đức Chúa Trời. Những gì Đấng Christ tiếp nhận, Đức Chúa Trời tiếp nhận. Đấng Christ đã tiếp nhện chúng ta cho vinh hiển của Đức Chúa Trời.‘Chúng ta phải tiếp nhận tín đồ theo sự tiếp nhận của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ, chứ không theo bất cứ điều gì khác. Ai là người được Đức Chúa Trời và Đấng Christ tiếp nhận, chúng ta cũng phải tiếp nhận, dầu quan niệm giáo lý hay thực hành tôn giáo của người ấy khác với chúng ta bao nhiêu chăng nữa. Đó là vì vinh hiển của Đức Chúa Trời.
F. Đấng Christ,
Tôi Tớ Cho Người Chịu Cắt Bì Và Cho Các Dân
Chúng ta cần đọc 15:8-11: “Tôi nói rằng Christ đã vì lẽ thật của Đức Chúa Trời mà làm Chấp Sự (hay: tôi tớ) cho người chịu cắt bì, hầu chứng thực cho lời hứa với các tổ phụ, cốt để khiến Dân Ngoại tôn vinh Đức Chúa Trời vì sự thương xót của Ngài, như có chép rằng: ‘Bởi cớ đó tôi sẽ thừa nhận Chúa giữa các dân, và hát ngợi khen danh Chúa’. Lại rằng: ‘Hỡi các dân, hãy đồng vui với dân Chúa’. Lại rằng: ‘Hỡi hết thảy Dân Ngoại, hãy ngợi khen Chúa, muôn dân khá tán mỹ Ngài”’. Trong những câu này, chúng ta thấy Đấng Christ bao hàm tất cả. Tại sao Ngài trở nên tôi tớ của người chịu cắt bì, là người Do-thái? Ngài đã trở nên tôi tớ cho người Do-thái vì cớ lẽ thật của Đức Chúa Trời, để khẳng định những lời hứa được ban cho các tổ phụ của họ. Tuy nhiên, câu 9 nói không những Ngài là tôi tớ của người chịu cắt bì, nhưng cũng “cốt để khiến các dân tôn vinh Đức Chúa Trời vì sự thương xót của Ngài”. Đấng Christ là tôi tớ cho người chịu cắt bì, tức người Do-thái vì lẽ thật của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài cũng là tôi tớ cho các dân để họ tôn vinh Đức Chúa Trời về sự thương xót của Ngài. Đấng Christ là bao hàm tất cả. Ngài vì các dân tộc, tức Dân Ngoại, cũng như vì người chịu cắt bì, là người Do-thái.
Đối với người Do-thái, vấn đề là lẽ thật của Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời đã lập những lời hứa với các tổ phụ của họ. Đấng Christ trở nên tôi tớ cho họ để xác nhận mọi lời hứa Đức Chúa Trời đã ban cho các tổ phụ của họ. Về điều này, Đức Chúa Trời là chân thật. Đối với Dân Ngoại, vấn đề là sự thương xót của Đức Chúa Trời. Đấng Christ trở nên tôi tớ để họ tôn vinh Đức Chúa Trời về sự thương xót của Ngài. Đấng Christ xưng nhận Đức Chúa Trời và ngợi khen danh Ngài giữa Dân Ngoại. Ngài bảo Dân Ngoại hãy vui mừng và ngợi khen Đức Chúa Trời về sự thương xót của Ngài. Đối với người Do-thái, Đức Chúa Trời là chân thật, nhưng đối với Dân Ngoại, Đức Chúa Trời là thương xót. Về điều này, Dân Ngoại chúng ta phải ngợi khen Ngài để Ngài được tôn vinh trong sự thương xót của Ngài.
G. Đấng Christ, Gốc Gie-sê Dành Cho Các Dân Tộc
Câu 12 thậm chí bày tỏ nhiều hơn nữa về sự bao-hàm-tất-cả của Đấng Christ. “Ê-sai cũng nói rằng: ‘Sẽ có gốc Gie-sê nứt lên, Tức là Đấng sẽ dấy lên để cai trị Dân Ngoại; Dân Ngoại sẽ ngưỡng vọng danh Ngài”. Mặc dầu Đấng Christ là gốc Gie-sê, nguồn của các tổ phụ người Do-thái, nhưng Ngài sẽ là người cai trị Dân Ngoại, và Dân Ngoại sẽ hi vọng nơi Ngài. Ở đây chúng ta thấy sự bao-hàm-tất-cả của Đấng Christ. Ngài là gốc Gie-sê, nghĩa là Ngài là sự cung ứng cho người Do-thái. Theo La-mã chương 11, Ngài là gốc có nghĩa Ngài là nguồn và sự cung ứng cho người Do-thái. Trong tương lai, gốc Gie-sê này sẽ dấy lên cai trị trên các dân tộc của Dân Ngoại. Do đó, Ngài cung ứng cho người Do-thái và bao phủ Dân Ngoại. Qua việc Ngài là gốc cho dân Do-thái, và là Đấng bao phủ, người cai trị các dân tộc, Ngài đem người Do-thái và các dân tộc lại với nhau và làm cho họ nên một. Tôi tin rằng đó là ý niệm sâu xa nhất của sứ đồ Phao-lô khi ông viết phần này của Sách La-mã. Đấng Christ chấp nhận cả người Do-thái và Dân Ngoại. Bởi là gốc Do-thái và Đấng bao phủ các dân tộc nên Đấng Christ chấp nhận cả hai dân tộc và đem họ lại với nhau vì một Thân Thể, vì một Người Mới, là Hội Thánh!
Đấng Christ bao hàm tất cả và gồm tóm mọi điều. Vì Đấng Christ là Đấng bao gồm tất cả như vậy, đem người Do-thái và Dân Ngoại lại với nhau, nên chúng ta phải tiếp nhận tất cả túi đồ khác nhau theo Đấng Christ này. Đừng bao giờ nói: “Đó là người Mỹ, đó là người Anh, đó là người Đức, đó là người Nhật, đó là người Phi, và đó là người Hàn. Tôi không thể chấp nhận nhiều người khác nhau như vậy”. Hãy xem Đấng Christ gốc của một dân tộc và là Đấng cai trị, Đấng bao phủ, trên một dân tộc khác. Ngài bao hàm tất cả. Khi tiếp nhận thánh đồ, chúng ta cũng phải bao gồm tất cả như vậy, tiếp nhận mọi người từ đông, tây, nam, bắc. Dầu họ là ai và họ là gì, chúng ta đều phải bao gồm tất cả tín đồ để cùng nhau làm một Thân Thể. Tôi tin rằng đó là ý nghĩa của việc tiếp nhận các thánh đồ theo Đấng Christ.
Trong bài này và trong bài trước, chúng tôi đã đề cập đến năm phương diện của sự biến đổi trong việc tiếp nhận tín đồ: theo sự tiếp nhận của Đức Chúa Trời, trong ánh sáng của ngai phán xét, theo nguyên tắc yêu thương, vì nếp sống Vương Quốc và theo Đấng Christ. Chúng ta cần ghi nhớ tất cả những điểm này và thực hành. Nếu tiếp nhận thánh đồ như vậy, chúng ta sẽ nhận được ơn phước của Chúa với hi vọng, vui mừng và bình an trong đức tin. Vì vậy, Phao-lô kết luận phần này của Sách La-mã bằng những lời như sau: “Nguyện Đức Chúa Trời của sự hi vọng khiến cho anh em nhơn đc tin mà được đầy dẫy mọi sự vui vẻ, bình an, hầu cho anh em nhờ quyền năng của Thánh Linh mà được hi vọng dư dật” (c. 13). Trong việc tiếp nhận tín đồ theo cách đã được chỉ dẫn trong phần này của Sách La-mã, chúng ta kinh nghiệm Đức Chúa Trời của sự nhẫn nại, khích lệ và Đức Chúa Trời của sự hi vọng. Trong nếp sng Hội Thánh đúng đắn, chúng ta sẽ đầy dẫy mọi niềm vui và bình an cùng với đức tin. Trong một nếp sống Hội Thánh như vậy, chúng ta kinh nghiệm quyền năng của Thánh Linh và có hi vọng dồi dào. Nếp sng Hội Thánh có ý nghĩa rất nhiều đối với chúng ta. Tất cả chúng ta đều cần bước vào và sng trong đó.