Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI BA MƯƠI LĂM



ĐƯỢC GIẢI THOÁT KHỎI SỰ CHẾT
(1)
Như chúng ta đã thấy, tâm điểm của khải thị trong Sách này là Đức Chúa Trời đang biến đổi tội nhân thành con cái của Ngài để hình thành Thân Thể Đấng Christ. Đức Chúa Trời được biểu lộ trong Con, Con được biểu lộ trong Thân Thể, và Thân Thể được biểu lộ trong các Hội Thánh địa phương. Trước khi trở thành con, chúng ta là tội nhân trong cấu tạo (5:19), không những trên danh nghĩa và địa vị mà còn trong cấu tạo. Chúng ta là tội nhân trong cấu tạo vì tội đã vào trong chúng ta.

TỘI VÀO TRONG BẢN THỂ CHÚNG TA
Để một chất được cấu tạo theo cách thức nào đó, một yếu tố cụ thể phải được thêm vào chất ấy. Bởi được Đức Chúa Trời sáng tạo, chúng ta là những con người tốt lành, công chính. Tuy nhiên, do sự sa ngã của A-dam, tội đã bị tiêm vào bản thể chúng ta. Khi con người sa ngã, không những họ phạm lỗi mà còn làm một điều gì đó sai trái. Nếu con người chỉ phạm lỗi, sự sa ngã của họ không đến nỗi trầm trọng như vậy. Tuy nhiên, trong sự sa ngã, một điều gì đó nghiêm trọng hơn là lỗi lầm đã xảy ra: tội bị tiêm vào bản thể con người.

Giả sử một người mẹ có chai thuốc độc trong nhà. Bà cất nó riêng một nơi và bảo đứa con nhỏ đừng bao giờ đụng đến chai thuốc ấy. Một ngày kia, trong khi người mẹ vắng nhà, đứa nhỏ tò mò muốn biết trong chai có gì, nó cầm lấy, mở chai ra, và uống một ít thuốc độc. Khi biết được, người mẹ không quan tâm đến lỗi lầm đứa con đã phạm. Bà lo lắng về chất độc đã vào trong con mình. Hầu hết Cơ-đốc nhân đều nghĩ rằng con người chỉ là không vâng lời Đức Chúa Trời và phạm lỗi khi ăn trái Cây Biết Thiện-Ác. Không bao nhiêu người nhận biết rằng khi con người ăn trái Cây Biết Thiện-Ác ấy, một điều gì đó xấu xa, thậm chí là thuộc về Sa-tan, đã vào trong họ. Qua sự sa ngã, yếu tố xấu xa, thuộc Sa-tan đã tiêm vào trong con người. Kinh Thánh gọi yếu tố này là tội. Tội không chỉ là vấn đề nói dối hay trộm cắp. Những điều ấy là kết quả của tội, chứ không phải là tội. Tội chính là bản chất của Sa-tan, tức Kẻ Ác.
Trong La-mã chương 5 đến chương 8, có nhiều dấu chỉ cho thấy tội giống như một thân vị sống: tội bước vào (5:12), cai trị (5:21), có thể làm chủ chúng ta (6:14), đánh lừa chúng ta (7:11), giết chết chúng ta (7:11) và cư ngụ trong chúng ta (7:17). Một khi con người bị tội, tức yếu tố gian ác của Sa-tan, tiêm vào trong thì con người bị cấu thành tội nhân. Bây giờ thay vì làm người đúng đắn, chúng ta là tội nhân bởi chính cấu tạo của mình. Số lượng điều thiện hay điều ác chúng ta đã làm không tạo nên một khác biệt nào vì bây giờ tội ở trong bản thể chúng ta. Mặc dầu theo bề ngoài, chúng ta có thể không có hành vi phạm tội, nhưng vẫn có bản chất tội ở bề trong.

HẬU QUẢ CỦA TỘI
Tội dẫn đến nhiều điều. Tội dẫn đến xác thịt và Luật. Vì vậy, chúng ta có nan đề tội, xác thịt, và Luật. Nhưng chúng ta vẫn có một nan đề khác, là hậu quả sau cùng của tội, đó là sự chết. Nơi nào có tội, nơi đó có sự chết. Trong 5:12, Phao-lô nói: “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi đã vào thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, và như vậy, sự chết đã lan khắp mọi người vì mọi người đều đã phạm tội”. Sự chết đến qua tội và cai trị bởi tội. Vì vậy, tội dẫn đến ba điều: Luật, xác thịt, và sự chết.

ĐƯỢC GIẢI THOÁT KHỎI TỘI,
LUẬT, VÀ XÁC THỊT
La-mã chương 5 khải thị rằng chúng ta đã bị cấu thành tội nhân, và La-mã chương 6 khải thị rằng “thân thể của tội” đã bị “diệt trừ (hoặc: làm cho mất hiệu lực)” (6:6) vì người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ. Qua sự chết của người cũ, chúng ta được giải thoát khỏi tội. Như chúng tôi đã chỉ ra trong một bài trước đây, trong La-mã chương 6, chúng ta được giải thoát khỏi tội, trong La-mã chương 7, chúng ta được giải thoát khỏi Luật, và trong La-mã chương 8, chúng ta được giải thoát khỏi xác thịt. Chúng ta được giải thoát khỏi tội vì người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh. Sự chết của người cũ làm cho thân thể của tội bị “thất nghiệp”, bị mất hiệu lực. Vì thân thể của tội đã mất việc làm nên chúng ta không còn phải phục vụ cho tội như nô lệ nữa. Điều này có nghĩa là chúng ta đã được giải thoát khỏi tội. Cũng vậy, chúng ta đã được giải thoát khỏi Luật vì người chồng cũ đã chết và đã bị mai táng. Lúc đám tang, chúng ta được gả cho người chồng mới. Nhờ mất người chồng cũ và lấy người chồng mới, chúng ta được thoát khỏi Luật. Như La-mã chương 8 cho thấy, chúng ta được giải thoát khỏi xác thịt bởi bước theo linh. Chúng ta được giải thoát khỏi tội bởi người cũ bị đóng đinh và thân thể của tội bị mất hiệu lực; chúng ta được giải thoát khỏi Luật bằng cách chôn người chồng cũ, và bởi lấy một người khác; và chúng ta được giải thoát khỏi xác thịt bởi bước theo linh.

HÀNH ĐỘNG CỦA SỰ CHẾT
Nhưng bây giờ chúng ta phải đối diện một nan đề khác, nan đề làm thế nào có thể được thoát khỏi sự chết. Nếu muốn biết điều này, chúng ta cần hiểu sự chết là gì. Mọi người đều ở dưới quyền cai trị của sự chết và dưới hành động của sự chết. Bên trong mỗi con người đang sống là một điều gì đó mà Kinh Thánh gọi là hành động của sự chết. Giả sử một anh em nào đó yêu mến Chúa. Một buổi sáng nọ, khi tương giao với Chúa, anh quyết định từ nay sẽ luôn tôn trọng và vâng phục cha mẹ, yêu vợ, tử tế với con cái. Đó là ước muốn của lòng anh. Anh cũng quyết định không bao giờ nổi nóng. Tuy nhiên, ngay sau đó, một tình huống khó khăn dấy lên, và anh lại nổi nóng. Có lẽ anh em nói đó là hậu quả do tội hành động. Tôi đồng ý. Nhưng tác động của tội là sự chết; đó là sự chết hành động trong chúng ta. Sau khi bị sự chết tiêm vào, chúng ta trở nên yếu đuối đến nỗi dầu cố gắng tôn trọng cha mẹ và yêu vợ đến đâu thì đơn giản là chúng ta không thể làm được.
Trong 7:7-8, Phao-lô nói: “Vì nếu Kinh Luật không nói: ‘Ngươi chớ tham dục’ thì tôi không biết sự tham dục là gì. Song tội lỗi đã nhơn dịp bởi điều răn mà gây nên đủ thứ tham dục trong tôi, vì không có Kinh Luật thì tội lỗi đã chết rồi”. Tham lam không phải là vấn đề bề ngoài, đó là ước muốn bề trong. Một ngày nọ, tại Trung Quốc, có một giáo sĩ nói với đầu bếp của ông rằng mọi người đều có tội. Người đầu bếp tranh luận với ông rằng anh ta chân thật và không bao giờ ăn cắp của người khác. Khi hỏi thêm, hóa ra đang khi họ thảo luận về tình trạng tội lỗi và chân thật, người đầu bếp vẫn đang suy nghĩ về con ngựa của giáo sĩ và làm thế nào để có được con ngựa ấy. Sau đó, giáo sĩ này nói với anh: “Đó là tham lam và tham lam là tội”. Trong La-mã chương 7, Phao-lô cũng dùng tham lam để minh họa. Chúng ta khó kiềm chế lòng tham biết bao! Càng cố gắng không tham lam, chúng ta càng tham lam. Sứ đồ Phao-lô cố gắng công chính, thánh khiết, và hoàn hảo. Ít ra ở một mức độ nào đó, ông đã thành công. Ông giữ mình khỏi trộm cắp, nhưng không thể giữ mình khỏi lòng tham. Thật ra, ông học biết rằng mình không thể kiềm chế lòng tham. Vì vậy, ông kêu lên: “Ôi, tôi là người khốn khổ dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết này?” (7:24).

“SỰ CHẾT NÀY”
Phao-lô có ý gì khi nói “sự chết này”? Ông có ý nói rằng dưới hình thức tham lam, sự chết này thường xuyên giết chết ông. Cũng vậy, một điều gì đó bên trong đang giết chết chúng ta mỗi giây phút trong ngày. Nếu bất cẩn hay cẩu thả, chúng ta sẽ không nhận thấy điều này. Nhưng nếu cố gắng ngay thẳng, thánh khiết, thuộc linh, và hoàn hảo, chúng ta sẽ thấy thay vì hoàn hảo, chúng ta thường xuyên bị sự chết giết chết. Chúng ta không cần chờ đợi cho đến khi già nua và sắp lìa đời rồi mới kinh nghiệm sự chết. Thậm chí sự chết thuộc thể cũng là vấn đề chết dần. Ngay khi đang sống, mỗi ngày chúng ta cũng đang chết đi một chút. Càng già, chúng ta càng chết. Giả sử anh em có bảy mươi Mỹ kim, nếu tiêu năm Mỹ kim, anh em còn lại sáu mươi lăm Mỹ kim. Nếu tiêu sáu mươi chín Mỹ kim và chín mươi chín xu, anh em chỉ còn lại một xu mà thôi. Cũng vậy, chúng ta đang tiêu dùng tuổi đời của mình. Dầu già hay trẻ, chúng ta đang chết dần. Tôi là một cụ già với nhiều con cháu. Khi chúng nói với tôi về tuổi tác, đôi khi tôi nghĩ: “Các cháu không đang sng. Tất cả các cháu đều đang chết dần”.
Sự chết là một vấn đề thâm thúy. Nó giết chết thân, hồn, linh chúng ta. Ngây bây giờ nó cũng đang giết chết thân thể, tâm trí, ý chí, và tình cảm chúng ta. Nó đang giết tấm lòng và đặc biệt là linh anh em. Đó là lý do vì sao rất nhiều người đến buổi nhóm của Hội Thánh cách chết chóc. Họ ngồi trên ghế, không cầu nguyện cũng không thi hành chức năng vì họ bị chết và chôn. Một người chết như vậy không thể la lên: “Ngợi khen Chúa!” Một vài anh em chết chóc trong các buổi nhóm vì họ đã nổi nóng vi vợ. Dầu không nổi nóng bên ngoài, nhưng nếu không vui với vợ, linh anh em sẽ bị giết chết. Đôi khi các anh em dẫn dắt hỏi tôi vì sao rất nhiều anh chị em không thi hành chức năng của họ trong các buổi nhóm. Tôi nói lý do là vì những thánh đồ này đang chết và ở trong hòm. Làm sao anh em có thể mong đợi một người chết thi hành chức năng? Đừng khuyên họ hay cho họ những luật lệ gì cả. Thay vào đó, hãy làm một điều gì đó để họ được phục sinh từ mồ mả. Rồi họ sẽ nói trong buổi nhóm. Điều tôi muốn nói là tất cả chúng ta đều có một điều gì ở bên trong mà Kinh Thánh gọi là sự chết. Đừng nghĩ rằng sự chết chỉ đến trong tương lai. Không, hôm nay có thể nó đã thắng trong anh em. Mặc dầu tên nó là sự chết, nhưng nó rất tích cực và mạnh mẽ, mạnh hơn anh em nhiều. Anh em không thể tự mình đánh bại nó.
Nhiều khi trong buổi nhóm, có lẽ anh em cảm thấy muốn ngợi khen Chúa hay làm chứng. Tuy nhiên, ngay lập tức anh em bắt đầu suy xét và cân nhắc, nghĩ rằng mình không nên nói điều gì cẩu thả. Nếu cẩn thận như vậy, chứng tỏ anh em đang ở dưới ảnh hưởng của sự chết. Nếu được gọi đến đứng trên bục nhân chứng trước mặt một quan tòa, khi ấy anh em phải cẩn thận. Nhưng khi đến buổi nhóm của Hội Thánh, anh em không cần phải cẩn thận như vậy. Anh em cần phải đánh mất tính cẩn thận của mình, hãy giải phóng linh và nói: “Ngợi khen Chúa! A- men! Tôi muốn làm chứng rằng Đấng Christ là sự sống của tôi”. Mọi sự cân nhắc sẽ làm anh em chết chóc. Anh em có biết vì sao mình cẩn thận trong những buổi nhóm như vậy không? Vì anh em mun tôn vinh mình và không muốn bị mất mặt. Sự cân nhắc như thế giết chết linh anh em. Chúng ta đã thấy rằng vì yếu tố tội ở bên trong nên chúng ta đã và đang là tội nhân trong cấu tạo. Kết cuộc của tội là sự chết, là điều giết chết và làm chúng ta chết. Ngày nay, không những chúng ta có nan đề tội mà còn có nan đề chết. Sự kiện tội và sự chết đi chung với nhau được La-mã 8:2 chứng minh: “Luật của Thánh Linh của sự sng trong Christ Jesus đã buông tha tôi khỏi luật của tội và sự chết”. Luật của tội và sự chết không phải chỉ về hai luật, mà chỉ về một luật bao gồm hai yếu tố là tội và sự chết, ở đâu có luật của tội, ở đó cũng có luật của sự chết.

THÂN THỂ CỦA TỘI VÀ THÂN THỂ CỦA sự CHẾT
La-mã 6:6 đề cập đến “thân thể của tội”, và 7:24 nói về “thân thể của sự chết”. Thân thể của tội rất tích cực và đầy năng lực khi làm những điều tội lỗi. Khi làm những điều thuộc về Đức Chúa Trời, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, và cần nghỉ ngơi. Nhưng khi có cơ hội làm điều gì đó tội lỗi, sự mệt mỏi biến mất vì thân thể của tội rất mạnh mẽ. Mặc dầu thân thể của tội là mạnh mẽ nhưng thân thể của sự chết lại yếu đui. Khi đến với những thú tiêu khiển thế gian, thân thể của tội tích cực, nhưng khi đến buổi nhóm của Hội Thánh, thân thể của sự chết thật yếu đuối. Thân thể của sự chết có thể làm cho chúng ta nói: “Tôi không đi nhóm được. Tôi không cảm thấy khỏe, đêm qua con tôi làm tôi mất ngủ. Tôi yếu đui và mệt mỏi quá. Tôi cần ở nhà nghỉ ngơi”. Tùy thuộc vào điều có liên quan, cùng một thân thể đó lại có thể là thân thể của tội hoặc thân thể của sự chết. Khi liên quan đến tội, nó mạnh mẽ; khi liên quan đến Đức Chúa Trời, nó yếu đui. Khi linh chúng ta được dứt dấy, sống động, và được vận dụng, thân thể không mệt mỏi. Nhưng khi linh lạnh lẽo, hoặc thậm chí hâm hẩm, chúng ta không muốn đi nhóm mà chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi. Một vài chị em nói: “Ba ngày qua tôi bận rộn đến kiệt sức. Tôi không thể đi nhóm; tôi cần nghỉ ngơi”. Mặc dầu điều này có vẻ như thật, nhưng đúng ra đó chỉ là lời bào chữa giả tạo mà thôi.

SỰ SỐNG
CHO THÂN THỂ HAY CHẾT CỦA CHÚNG TA
Như chúng ta đã thấy, trong 7:24, Phao-lô kêu lên: “Ôi, tôi là người khốn khổ dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết này?” Phương cách thoát khỏi sự chết này được tìm thấy trong 8:2. y là bởi Linh Sự Sống. Chúng ta cần quay qua linh và bước theo linh. Đừng tin cậy cảm giác mệt mỏi của anh em. Trong một trăm lần có cảm nhận như vậy, hết chín mươi chín lần là giả dối. Khi đến giờ đi nhóm, anh em đừng nói mệt mỏi. Đó là một lời giả dối, anh em không nên tin lời ấy. Cũng đừng cố gắng quyết định làm gì, vì sẽ không hiệu quả. Điều chúng ta cần làm thật đơn giản: Quay qua linh, ở trong linh, hành động, cư xử, bước theo linh. Nếu làm như vậy, Linh Sự Sống trong linh chúng ta sẽ ban sự sng thậm chí cho thân thể hay chết của chúng ta. Những người được Chúa ban gánh nặng kiêng ăn có thể không ăn suốt nhiều ngày mà vẫn không cảm thấy đói hay mệt mỏi, vì họ không sống bằng sức mạnh vật lý mà bằng sức mạnh đến từ trong linh. Linh bên trong tr nên nguồn năng lực cho họ sống. Nếu người vô tín kiêng ăn như vậy, họ sẽ mất sức lực chỉ trong một hoặc hai ngày. Nhưng nếu tín đồ được Chúa dẫn dắt kiêng ăn, và nếu kiêng ăn trong linh, chúng ta có thể kiêng ăn nhiều ngày mà không có nan đề gì cả. Trong thời gian ấy, chúng ta không sống bằng sức mạnh vật lý của mình, mà bằng sức mạnh đến từ linh. Từ trong linh, Linh Nội Cư ban sự sống cho thân thể vật lý của chúng ta. Chúng ta được giải thoát khỏi sự chết cũng theo nguyên tắc này.
Nếu im lặng trong các buổi nhóm, đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bị sự chết giết chết, làm cho mất năng lực. Vào những lúc như vậy, phải quay qua linh và ngợi khen Chúa. Nếu chán nhóm họp, cầu nguyện, hay chán tương giao với các thánh đồ, đó cũng là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bị sự chết giết chết và làm suy yếu. Nếu muốn thoát khỏi tình trạng này, chúng ta phải hướng về linh và nói: “Ngợi khen Chúa! Chúa Jesus! Ha- lê-lu-gia! A-men!” Ngay lập tức anh em sẽ cảm thấy có quyền năng và sức mạnh từ một nguồn trong linh đang truyền vào trong thân thể hay chết của chúng ta.

ĐẤNG CHRIST LẬP NHÀ NGÀI TRONG CHÚNG TA
La-mã chương 8 là một chương sâu sắc, không những về mặt giáo lý mà cả trong kinh nghiệm. Càng kinh nghiệm, chương này dường như càng trở nên sâu xa hơn. về mặt giáo lý, rất dễ học thuộc lòng các câu Kinh Thánh trong chương này. Nhưng kinh nghiệm chứa đựng trong đó sâu xa không đo lường được. Chẳng hạn như không thể dò thấu kinh nghiệm trong câu 11: “Nhưng nếu Linh của Đấng đã khiến cho Jesus từ kẻ chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã khiến cho Christ Jesus từ kẻ chết sng lại cũng sẽ nhờ Linh Ngài ở trong anh em mà làm cho thân thể hay chết của anh em lại sống động”. Câu này cho thấy rằng Linh Nội Cư ban sự sống cho thân thể hay chết của chúng ta. Chúng ta phải kết hợp câu này với câu đi trước: “Vậy nếu Christ ở trong anh em thì thân thể nhơn tội lỗi mà chết, còn tâm linh nhơn sự công nghĩa mà sng”. Vì Đấng Christ trong anh em nên linh chúng ta là sự sống mặc dầu thân thể vì cớ tội lỗi mà chết. Câu 11 nói Đấng Christ này, tức là Linh, không những ở trong chúng ta, mà còn cư ngụ trong chúng ta. Có Đấng Christ trong chúng ta là một điều, có Ngài cư ngụ trong chúng ta lại là một điều khác. Trong câu 10, chúng ta có từ “trong”; tuy nhiên, trong câu 11, không còn chỉ là vấn đề “trong” mà là cư ngụ ở trong. Đấng Christ chỉ trong anh em, hay Ngài cư ngtrong anh em? Chúng ta cần sự nội cư của Đấng Christ. Để có điều này, chúng ta cần phải cho Ngài có nền tảng trong bản thể mình. Đấng Christ trong anh em, nhưng có thể Ngài không cư ngụ trong anh em vì Ngài không có nền tảng, không có chỗ trong anh em. Nếu anh em cho phép Đấng Christ nội cư trong mình, thì Đấng Christ Nội Cư, tức là Linh Nội Cư, sẽ truyền sự sống từ linh vào thân thể hay chết của anh em. Điều này có nghĩa là Linh Nội Cư sẽ lan rộng chính Ngài vào trong các chi thể của thân thể anh em.
Sau khi Đấng Christ Nội Cư làm cho linh anh em sng động, Ngài mun làm cho các chi thể của thân thể hay chết của anh em cũng sống động. Tôi tin chắc anh em có Đấng Christ trong linh và linh anh em là sự sống, nhưng tôi e rằng Đấng Christ chưa thể truyền sự sng vào trong các chi thể của thân thể chết chóc, hay chết của anh em. Một mặt, thân thể chúng ta là một thân thể chết chóc; mặt khác, nó là thân thể hay chết. Ngợi khen Chúa vì trong 8:11, chúng ta thấy cách cung ứng sự sống cho thân thể chết chóc của chúng ta! Phương cách ấy là để cho Đấng Christ nội cư trong chúng ta, lập Nhà Ngài trong chúng ta. Từ Hi-lạp được dịch là “cư ngụ bên trong” không phải là từ được dịch là cứ ở, mà có cùng một gốc từ với từ được dùng trong E- phê-sô 3:17 cho việc Đấng Christ lập Nhà Ngài trong lòng chúng ta. Gốc từ này có nghĩa là nhà hay gia đình. Vì vậy, đó không phải là từ bình thường cho việc cứ ở, nhưng là từ quan trọng, liên quan đến việc Đấng Christ lập Nhà Ngài trong chúng ta.

CHO ĐẤNG CHRIST CÓ NỀN TẢNG
Đấng Christ muốn dành thêm nền tảng trong chúng ta và muốn lập Nhà Ngài trong chúng ta. Nhưng có thể Ngài không được tự do định cư trong chúng ta. Chắc chắn linh chúng ta là sự sống, nhưng có thể chúng ta không có sự sống trong thân thể. Chúng ta có thể có Đấng Christ trong linh, nhưng không biểu lộ Ngài. Một số người nói rằng la lớn và ngợi khen là vô ích. Nhưng nếu vô ích, tại sao một số người có thể nói: “Ngợi khen Chúa!” còn một s người khác lại không thể nói được? Nhiều mục sư không thể nói câu này vì theo một ý nghĩa, họ đã bị giết chết. Cách đây vài năm, trong một kỳ hội đồng, một thanh niên đứng lên và nói anh không đồng ý với việc kêu cầu danh Chúa Jesus. Nhưng khi anh đang nói, tự nhiên anh kêu lên: “0, Chúa Jesus!”. Đã có nhiều trường hợp tương tự như vậy.
Nhiều người không thể ngợi khen Chúa vì linh họ yếu đuối và thân thể họ, tức phần chưa được Đấng Christ Nội Cư làm cho sống động, đã bị sự chết nội cư làm cho chết chóc. Tuy nhiên, nếu để cho Đấng Christ chiếm hữu từng chút nền tảng trong mình thì sự sống sẽ được cung ứng cho thân thể hay chết của chúng ta. Sự sng ấy sẽ lan rộng từ linh vào trong các chi thể chết chóc, và chúng ta sẽ bắt đầu ngợi khen Chúa. Càng ngợi khen Chúa, toàn bản thể chúng ta càng được mạnh mẽ.

LÀM NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI PHÓNG
Không thể phủ nhận rằng các yếu tố của tội và sự chết đang trong chúng ta. Cảm tạ Chúa biết bao vì chúng ta cũng có yếu t gọi là “Linh Sự Sống”. Hơn nữa, chúng ta cũng có yếu tố của Đấng Christ Nội Cư. Vì có tất cả những yếu tố này bên trong, nên vấn đề là chúng ta sẽ dùng yếu tố nào khi “nấu nướng”. Một chị em có nhiều yếu t trong bếp, nhưng mọi sự tùy thuộc vào việc chị chọn những yếu t nào để nấu ăn. Chúng ta luôn luôn cần xoay vào linh và sống theo linh. Nếu như vậy, Đấng Christ Nội Cư sẽ thực hữu đối với chúng ta, và chúng ta sẽ thấy Ngài vô hạn dường nào. Cuối cùng, Ngài sẽ lan rộng chính Ngài từ linh vào trong thân thể chết chóc, thân thể hay chết của chúng ta. Bằng cách này, chúng ta sẽ hoàn toàn được giải thoát khỏi sự chết.
Khi được giải thoát khỏi tội, Luật, xác thịt, và sự chết, chúng ta thật sự là những người được giải phóng. Là người như vậy, chúng ta không còn dưới tội, Luật, xác thịt, và sự chết nữa. Phương cách được giải thoát khỏi mọi điều này là để người cũ bị đóng đinh, để người chồng cũ bị chôn, và xoay qua linh, đặt tâm trí vào linh, bước theo linh. Nếu làm như vậy, cuối cùng chúng ta sẽ được giải phóng hoàn toàn. Lời này có thể đơn sơ và ngắn gọn, nhưng nếu thực hành và kinh nghiệm, chúng ta sẽ thấy lời đó thật vô hạn, không thể dò thấu, sâu xa và thâm thúy.