Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI MƯỜI TÁM



NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ SỰ VINH HIỂN
(1)
Trong bài này, chúng ta đến vấn đề vinh hóa. Mục tiêu của vinh hóa là gì? Mục tiêu của vinh hóa là quyền làm con trọn vẹn của con cái Đức Chúa Trời. Sự định tội đòi hỏi sự xưng công chính, xưng công chính là để thánh hóa, thánh hóa để vinh hóa, và vinh hóa là vì quyền làm con trọn vẹn của con cái Đức Chúa Trời.
I. PHƯỚC HẠNH CỦA QUYỀN LÀM CON
Trước 8:14, những từ “con cái của Đức Chúa Trời” và “các con (nguyên văn: con trai) của Đức Chúa Trời” chưa được sử dụng trong Sách La-mã. Khái niệm về “con cái Đức Chúa Trời” đến lúc này mới được đem vào, chứng tỏ rằng Phao-lô đã dự định viết Sách La-mã với một mục đích sâu xa. Từ 8:14, Phao-lô bắt đầu nói về con trai của Đức Chúa Trời và con cái của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khái niệm sau cùng của phần nói về vinh hóa (8:14-39) không liên quan đến con cái hay con trai, mà là những người thừa kế. Chúng ta có thể là con cái của Đức Chúa Trời mà không có sự lớn lên của con trai Đức Chúa Trời, hay là con trai của Đức Chúa Trời nhưng không đủ điều kiện làm người thừa kế. Do đó, quan niệm sau cùng của Phao-lô trong phần này của Sách La-mã đề cập đến những người thừa kế sự vinh hiển.

La-mã 8:14 chép: “Bởi chưng phàm ai được Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, đều là con của Đức Chúa Trời”. Câu này tiếp theo phần trước, là phần Phao-lô nói rằng chúng ta phải bước theo linh (c. 4). Theo một ý nghĩa, bước theo linh là ở dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh. Do đó, câu 14 tiếp tục ý tưởng của Phao-lô, nói rằng bao nhiêu người được Thánh Linh dẫn dắt hay được Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, đều là các con trai của Đức Chúa Trời. Bằng câu ngắn ngủi này, Phao-lô chuyển toàn bộ khái niệm về những người được thánh hóa thành khái niệm về các con trai của Đức Chúa Trời. Tư tưởng ở cuối câu 13 nói về những người được thánh hóa, là những người đã bị định tội, được xưng công chính, được giải hòa, được đồng nhất và cuối cùng được thánh hóa. Với câu 14, Phao-lô giới thiệu khái niệm về các con trai của Đức Chúa Trời. Làm thế nào chúng ta được thánh hóa? Bằng cách bước theo linh. Theo một ý nghĩa, bước theo linh có nghĩa là được Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, và “Bởi chưng phàm ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, đều là con [trai] của Đức Chúa Trời”. Bằng cách này, Phao-lô xoay chúng ta khỏi sự thánh hóa đến quyền làm con. Bây giờ, chúng ta đến vấn đề con trai của Đức Chúa Trời.
Chúng ta cần tiếp cận vấn đề về quyền làm con trong linh, chứ không trong văn tự. Nếu ở trong văn tự, chúng ta sẽ gặp khó khăn. Tại sao? Vì theo văn tự, mọi chị em đều bị loại trừ. Làm thế nào chị em lại có thể là con trai được? Phao-lô không nói: “Bởi chưng phàm ai được Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều là con trai và con gái của Đức Chúa Trời”. Tuy nhiên, tất cả chúng ta, anh em và chị em, đều là con trai của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải đọc Kinh Thánh không chỉ trong vãn tự mà còn trong linh. Mặc dầu là người nam, người nữ, là anh chị em, nhưng trong linh, chúng ta đều là con trai của Đức Chúa Trời. Trong cõi đời đời không có con gái, chỉ có con trai.
Một ngày nọ, người Sa-đu-sê đến tranh luận với Chúa Jesus về sự phục sinh (Mat. 22:23-33). Họ nghĩ rằng họ khá khôn ngoan. Họ nói với Ngài về trường hợp một người đàn bà lần lượt lấy bảy anh em. Sau khi tất cả đều chết, bà ta cũng chết. Rồi người Sa-đu-sê hỏi Ngài rằng trong sự phục sinh, bà sẽ là vợ của ai vì cả bảy người đều đã cưới bà. Chúa nói họ lầm vì không biết Kinh Thánh, cũng không biết quyền năng của Đức Chúa Trời. Chúa nói thêm rằng trong sự phục sinh, chúng ta sẽ không cưới cũng không gả, nhưng sẽ như thiên sứ của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ là những người kỳ diệu, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Chúng ta không những được xưng công chính và thánh hóa mà còn được vinh hóa. Tất cả chúng ta sẽ là những con người được vinh hóa, những con trai đời dời của Đức Chúa Trời. Nếu bước theo linh thì sẽ không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, không được quên rằng chúng ta vẫn đang ở trong xác thịt. Trong xác thịt, chúng ta có nam và nữ, chồng và vợ. Chúng ta không được áp dụng một điều gì đó là đúng trong sự phục sinh cho tình trạng hôm nay. Nếu làm như vậy, sẽ gặp rắc rối. Tuy nhiên, tất cả chúng ta, anh em cũng như chị em, đều là con trai của Đức Chúa Trời.
A. Linh Của Quyền Làm Con
“Vì anh em chẳng nhận lãnh tâm linh của danh phận tôi mọi để lại sợ hãi, bèn là nhận lãnh tâm linh của danh phận con cái (hoặc: linh của quyền làm con) và nhơn đó chúng ta kêu: ‘A-ba, Cha!”’ Chúng ta đã nhận lãnh linh của quyền làm con như thế nào? Bởi Linh của Con Đức Chúa Trời vào trong linh chúng ta. Ga-la-ti 4:6 là câu tương tự với La-mã 8:15, nói rằng: “Lại vì anh em đã là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: ‘A-ba, Cha!’” La-mã 8:15 nói rằng chúng ta đã “nhận lãnh linh của quyền làm con”; Ga-la-ti 4:6 chép “Đức Chúa Trời đã sai Linh của Con Ngài” vào trong chúng ta. Vì Linh của Con Đức Chúa Trời vào trong linh chúng ta nên linh chúng ta trở nên linh của quyền làm con. Do đó, câu 15 nói chúng ta “nhận lãnh tâm linh của danh phận con cái (hay: linh của quyền làm con)”. Hơn nữa, câu 15 đề cập “tâm linh của danh phận con cái (hay: linh của quyền làm con) và nhơn đó chúng ta kêu ‘A-ba, Cha!’ nhưng Ga-la-ti 4:6 chép: “Linh của Con Ngài” kêu: “A-ba, Cha!”. Có một sự khác biệt ở đây. Tuy nhiên, dầu chúng ta kêu hay Ngài kêu thì cả hai đều cùng kêu. Khi chúng ta kêu, Ngài kêu trong tiếng kêu của chúng ta. Khi Ngài kêu, chúng ta kêu với Ngài. Theo văn phạm, chủ từ của [động từ] kêu trong câu 15 là “chúng ta”, nhưng trong Ga-la-ti 4:6, chủ từ của [động từ] kêu là “Linh”. Hai câu này chứng minh rằng chúng ta và Ngài, linh chúng ta và Linh, là một. Khi chúng ta kêu: “A-ba, Cha!” thì Ngài liên kết với chúng ta để kêu. Linh kêu khi chúng ta kêu vì Linh của Con Đức Chúa Trời cư ngụ trong linh chúng ta. Vì vậy, không có sự sợ hãi, chỉ là tiếng kêu êm dịu: “A-ba, Cha!”.
“A-ba” là một từ trong tiếng Aramaic, cũng có nghĩa là cha. Khi hai từ “A-ba” và “Cha” được đặt chung với nhau, kết quả là một cảm nhận ngọt ngào, sâu xa, một cảm nhận thân mật, tha thiết. Tiếng “A-ba, Cha” thật ngọt ngào đậm đà. Con cái của mọi chủng tộc đều gọi chà mình một cách ngọt ngào: Mỹ gọi là: “Daddy”; Trung Quốc họ gọi là: “Baba”; và ở Phi-luật-tân họ gọi là “Papa”. Chúng ta không gọi một tiếng như “Da”, “Ba”, hay “Pa”. Nếu chỉ gọi một tiếng thì không ngọt ngào gì cả. Chúng ta nên nói: “Daddy”, “Baba”, hay “Papa”. Chúng ta cần gọi: “A-ba, Cha”. Gọi như vậy, anh em sẽ thấy ngọt ngào biết bao.
Tại sao chúng ta gọi là “A-ba, Cha”? Vì chúng ta có linh của quyền làm con. Nếu một người nào đó không phải ba tôi, tôi rất khó gọi ông ấy là “Ba”. Tôi dễ gọi ông ấy là “ông” nhưng không thể gọi ông ấy là “Ba”. Gọi ông ta là “A-ba, cha” thì lại càng khó hơn. Thật ra, tôi không thể gọi như vậy được. Nếu cha yêu quí của tôi còn sống, tôi thích gọi ông: “Cha ơi”. Thật ngọt ngào khi gọi ông như vậy vì ông sinh tôi ra. Các bạn thanh niên ơi, anh em không cần phải nghi ngờ mình có phải là con Đức Chúa Trời hay không. Khi nói: “A-ba, Cha”, anh em có cảm thấy ngọt ngào, thân mật bên trong không? Nếu có, điều đó chứng minh anh em là con Đức Chúa Trời và anh em có linh của quyền làm con. Nếu thấy mình có thể gọi Ngài là Đức Chúa Trời, chứ không gọi là A-ba, Cha được, thì điều đó cho thấy anh em không phải con của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, hễ có thể gọi “A-ba, Cha” cách ngọt ngào, thì anh em có thể biết chắc mình là con của Đức Chúa Trời.
B. Linh Làm Chứng
“Chính Thánh Linh cùng tâm linh chúng ta đồng chứng rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời”. Trong câu 14, chúng ta thấy “các con trai của Đức Chúa Trời”, và trong câu 15 “linh của quyền làm con”. Tại sao trong câu 16, Phao-lô bất ngờ đề cập đến “con cái”? Vì Linh làm chứng cho một điều gì đó cơ bản. Ngài làm chứng cho mối quan hệ sơ giao hay ban đầu giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Như tôi đã đề cập, chúng ta có thể làm con cái mà không có sự lớn lên của con trai, và chúng ta có thể làm con trai mà không đủ điều kiện làm người thừa kế. Để Thánh Linh làm chứng rằng tất cả chúng ta đều là người thừa kế của Đức Chúa Trời thì sm quá. Hầu hết chúng ta chưa trưởng thành đủ để được làm chứng như vậy. Do đó, Linh làm chứng cho mối quan hệ căn bản và sơ đẳng nhất-là con cái của Đức Chúa Trời. Ngài làm chứng cùng với linh chúng ta rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời. Vì vậy, sự làm chứng của Thánh Linh bắt đầu với lứa tuổi trẻ nhất, thậm chí từ sự ra đời thuộc linh của chúng ta. Bất kể anh em trẻ hay mới đến đâu đi nữa, nếu là con của Đức Chúa Trời thì Linh của Đức Chúa Trời sẽ làm chứng với linh anh em. Xin lưu ý câu này không nói “trong linh chúng ta”. Nếu câu này nói: “trong linh chúng ta”, thì có nghĩa là chỉ có Linh của Đức Chúa Trời làm chứng mà thôi, còn linh chúng ta không làm chứng. Tuy nhiên, câu này nói Linh làm chứng cùng với linh chúng ta, nghĩa là cả hai cùng làm chứng. Linh của Đức Chúa Trời làm chứng, và đồng thời linh của chúng ta cùng làm chứng với Ngài. Điều này thật kỳ diệu.
Có lẽ một số người nói: “Tôi không cảm thấy Linh của Đức Chúa Trời làm chứng. Linh của Đức Chúa Trời ở đâu? Tôi không cảm nhận được Ngài. Tôi không cảm thấy Linh của Đức Chúa Trời ở trong tôi. Tôi không bao giờ thấy Ngài và không thể cảm nhận về Ngài. Đơn giản là tôi không thể cảm nhận gì về Ngài”. Tuy nhiên, anh em không cảm thấy linh mình làm chứng sao? Anh em phải nhận biết rằng hễ linh của anh em làm chứng, có nghĩa là Thánh Linh cũng đang làm chứng. Anh em không thể phủ nhận linh của anh em làm chứng trong anh em. Sứ đồ Phao-lô rất khôn ngoan. Ông nói Linh làm chứng với linh chúng ta. Khi linh chúng ta làm chứng, đó cũng là lời làm chứng của Linh, vì hai linh đã hòa quyện với nhau làm một. Rất khó có thể phân biệt được hai linh này.
C. Sự Dấn Dắt Của Linh
Nhiều Cơ-đốc nhân có một quan niệm thiên nhiên, lầm lạc về sự dẫn dắt của Linh. Người ta luôn luôn nghĩ rằng sự dẫn dắt của Linh đến cách bất ngờ từ từng trời thứ ba hay một nơi nào đó. Một số người xin Chúa một dấu lạ, họ nói: “Chúa ôi, xin cho con một dấu hiệu, một dấu chỉ là con có nên mua món này không. Chúa ôi, nếu có phương tiện giao thông sẵn sàng, đó là dấu hiệu Chúa muốn con mua, nhưng nếu không có phương tiện giao thông, có nghĩa là Ngài không muốn con mua. Chúa ôi, xin giữ cho các tiệm m cửa, vì nếu người ta đóng cửa thì đó là dấu hiệu Ngài không muốn con mua gì hết”. Đó là một ví dụ về quan niệm lầm lạc liên quan đến sự dẫn dắt của Chúa.
Anh em có lưu ý thấy từ đầu tiên trong câu 14 về sự dẫn dắt của Chúa không? Từ đầu tiên là: “Bởi chưng (hoặc: Vì)”, là từ nhắc chúng ta trở lại với những gì Phao-lô đề cập trước đó và là từ cho thấy câu 14 là phần tiếp theo của vấn đề ấy. Do đó, sự dẫn dắt trong câu 14 liên quan đến những điều được đề cập đến trong những câu trước. Bây giờ, điểm chính của những câu trước là bước theo linh để có thể làm trọn đòi hỏi công chính trong Luật của Đức Chúa Trời. Làm thế nào chúng ta có sự dẫn dắt của Linh? Không phải bởi cầu nguyện hay trông đợi dấu hiệu hay dấu chỉ. Chúng ta có được sự dẫn dắt của Linh bằng cách bước theo linh.
Sự dẫn dắt của Linh không ra từ hay tùy thuộc vào những điều bên ngoài. Sự dẫn dắt của Linh là kết quả của sự sống bề trong. Tôi muốn nói sự dẫn dắt này đến từ cảm nhận của sự sng, từ ý thức của sự sống thần thượng trong chúng ta. Từ liệu sự sống được đề cập ít nhất năm lần trong La-mã chương 8. Vì vậy, sự dẫn dắt của Linh là vấn đề sự sng, vấn đề cảm nhận và ý thức của sự sống. Tâm trí đặt nơi Linh là sự sống (c. 6). Làm thế nào chúng ta biết sự sống này? Không phải bởi những điều bề ngoài, nhưng bởi cảm nhận ở bề trong và ý thức của sự sống. Có một cảm nhận bề trong bởi đặt tâm trí vào linh. Nếu tâm trí được đặt vào linh thì ngay lập tức chúng ta được mạnh mẽ và thỏa mãn ở bề trong. Chúng ta cũng được tưới mát và dược làm cho tươi mới. Bởi cảm nhận và ý thức ấy, chúng ta có thể biết sự sống bên trong mình và bởi cảm nhận của sự sống này, chúng ta có thể biết mình đang bước đi đúng đắn. Nói cách khác, chúng ta biết mình đang ở dưới sự dẫn dắt của Linh. Vì vậy, sự dẫn dắt của Linh trong câu 14 không tùy thuộc vào những điều bề ngoài mà tuyệt đi tùy thuộc vào cảm nhận của sự sng trong linh chúng ta.
Các chị ơi, khi sắp đi mua sắm, các chị không cần cầu nguyện: “Chúa ơi, con nên đi mua sắm hay không? Nếu con không nên đi, xin cho con một dấu hiệu”. Các chị không cần cầu nguyện như vậy. Các chị không nên nói: “Ôi Chúa, nếu Ngài không muốn con đi đến trung tâm thương mại, xin ngăn cản con”. Đừng bao giờ cầu nguyện hay suy nghĩ như vậy. Đừng nghĩ nếu Chúa không ngăn cản các chị đi mua sắm có nghĩa là các chị có sự dẫn dắt của Ngài. Mọi sự bên ngoài có thể thông suốt, nhưng còn bề trong thì sao? Có lẽ sau khi đậu xe và trong khi đi về phía cửa tiệm, bên trong các chị không được bình an. Thay vì được mạnh mẽ ở bề trong, các chị cảm thấy bị ngăn cản. Tuy nhiên, vì bên ngoài mọi sự đều êm ả nên các chị cứ tiến tới. Tuy nhiên, càng đến gần cửa tiệm, các chị càng cảm thấy trống rỗng ở bên trong. Có thể các chị tự biện hộ bằng những điều bề ngoài: mình có tiền, chồng vốn sợ mình cũng đồng ý cho mình đi; thời tiết và ít xe cộ. Các chị tự nhủ: “Mi không tin Đức Chúa Trời tể trị mọi sự sao? Mọi sự hiệp lại đều tt đẹp cả mà”. Tôi không hỏi về những điều bề ngoài. Tôi hỏi về cảm nhận bề trong. Mặc dầu mọi sự bề ngoài đều tích cực nhưng các chị vẫn trống rỗng và yếu đui ở bề trong. Các chị không được xức dầu, tưới mát hay bình an bên trong.
Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là sự dẫn dắt của Linh thì trong anh em, trong sự sống bề trong của anh em. Người vô tín không có sự sống thần thượng là điều có trong chúng ta. Sự sống thần thượng bên trong dẫn dắt chúng ta liên tục, không bởi dấu hiệu hay dấu chỉ, mà bằng cách cho chúng ta một cảm nhận, cảm giác hay sự nhận biết ở bề trong. Do đó, Phao-lô nói: “Bởi chưng phàm (hoặc: Vì) ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, đều là con cái (nguyên văn: con trai) của Đức Chúa Trời”. Nếu anh em được những điều bề ngoài dẫn dắt, điều đó không chứng minh anh em là con trai của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu anh em được cảm nhận bề trong của sự sng thần thượng dẫn dắt, điều đó cho thấy anh em là con trai của Đức Chúa Trời. Tại sao người thế gian không phải là con trai của Đức Chúa Trời? Vì họ thiếu sự sống của Đức Chúa Trời.
Hãy xem xét trường hợp con lừa mà Ba-la-am, một tiên tri ngoại đạo, đã sử dụng. Chắc chắn con lừa được dẫn dắt để nói tiếng người. Tuy nhiên, sự dẫn dắt ấy không ra từ sự sống, mà đến từ ân tứ phép lạ. Sự dẫn dắt đến từ một ân tứ như vậy không cho thấy chúng ta là con trai của Đức Chúa Trời. Phải, con lừa được dẫn dắt nói tiếng người, nhưng điều đó không chứng tỏ nó có sự sống con người, huống chi là con trai của Đức Chúa Trời.
Khi các chị sắp đi đến một cửa hàng bách hóa, mặc dầu bề ngoài mọi sự đều sáng tỏ, nhưng các chị cần vâng phục cảm nhận sự sống bề trong. Khi đến gần lối vào cửa hàng, có lẽ một điều gì đó ở bề trong nói rằng: “Hãy trở về”. Các chị không nghe một lời rõ ràng, nhưng có một cảm nhận tối tăm, yếu đuối, và khô hạn khi sắp bước vào cửa tiệm . Vì là con trai của Đức Chúa Trời nên các chị mới có dấu chỉ như vậy từ sự sng bề trong. Các chị có điều mà người thế gian không có. Vì có sự sống của Đức Chúa Trời nên các chị có sự dẫn dắt phát xuất từ sự sống ấy. Sự dẫn dắt này cho thấy các chị là con trai của Đức Chúa Trời. Đó là lý do trong câu 14 Phao-lô nói hễ ai được Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều là con trai của Ngài.
Sự dẫn dắt Phao-lô đề cập trong câu 14 đâu? ở trong câu 4 và 6. Sự dẫn dắt của Linh đến khi anh em bước theo linh và đặt tâm trí vào linh. Nếu bước theo linh và đặt tâm trí vào linh, anh em sẽ thấy có sự dẫn dắt của Linh. Anh em sẽ nhận thức mình đang bước đi, cư xử, và sống theo linh. Anh em không nên vi phạm cảm nhận bề trong này hay bất phục nhận thức bề trong này vì đó thật sự là sự dẫn dắt của Linh. Khi có cảm nhận này bên trong, điều đó có nghĩa là anh em đang được Linh dẫn dắt. Vì vậy, đặt tâm trí vào linh là được đặt dưới sự dẫn dắt của Linh. Thậm chí trong những việc nhỏ, sự sống bề trong cũng cho anh em cảm nhận là anh em có đang ở dưới sự dẫn dắt của Chúa hay không. Do đó, chúng ta được Linh dẫn dắt bằng cách bước theo linh và bằng cách đặt tâm trí vào linh. Vì vậy, sự dẫn dắt của Linh được đề cập trong câu 14 không đến từ hoàn cảnh bên ngoài, nhưng từ cảm nhận bề trong và từ nhận thức của sự sống thần thượng. Sự dẫn dắt này chứng tỏ rằng chúng ta là con trai của Đức Chúa Trời, vì “Bởi chưng Phàm (hoặc: Vì) ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, đều là con cái (nguyên văn: các con trai) của Đức Chúa Trời”.
Tôi mun đặc biệt nói một lời yới những thiếu niên đang đọc bài này. Trong khi các bạn cùng lớp nói chuyện theo lối thế gian thì một lúc nào đó, có thể các em thấy mình không thể tham gia câu chuyện ấy được. Mặc dầu bề ngoài không có gì cản trở các em nhưng các em cảm nhận rõ một sự ngăn cấm ở bề trong. Sự điều chỉnh bề trong này đến từ sự sng của Đức Chúa Trời bên trong các em, là sự sng làm cho các em trở nên con của Đức Chúa Trời. Các bạn cùng lớp có thể đang thảo luận những điều tội lỗi cách vui vẻ, hào hứng, nhưng sự sng thần thượng bên trong các em không cho phép các em nói lời nào. Thay vào đó, sự sng ấy xoay các em xa khỏi họ. Đó là sự dẫn dắt của Linh. Sự dẫn dắt của Linh đánh dấu các em là con trai của Đức Chúa Trời. Vì sự dẫn dắt của Linh đánh dấu các em nên các bạn cùng lớp thắc mắc không biết điều gì xảy đến cho các em. Họ tự hỏi không biết vì sao các em không nói chuyện và không hiểu sao các em có gì lạ. Họ tự hỏi như vậy, vì họ là con cái của ma quỉ còn các em là con của Đức Chúa Trời. Các em có sự dẫn dắt của Linh ở bên trong.
Tôi cũng muốn nói một lời về thời trang và các kiểu y phục. Ngày nay con cái của ma quỉ có các kiểu y phục và thời trang của họ. Chắc chắn tất cả những thời trang hiện đại đều là sự dẫn dắt của ma quỉ. Thời trang hiện đại là dấu hiệu của con cái kẻ ác. Không Cơ-đốc nhân nào nên ăn mặc như vậy. Mặc dầu các Hội Thánh trong sự khôi phục của Chúa không niêm yết bản liệt kê những luật lệ bề ngoài về cách ăn mặc, nhưng ở bên trong anh chị em có sự sng thần thượng làm cho mình nên con trai của Đức Chúa Trời. Khi bạn bè, họ hàng và bạn cùng lớp ăn mặc theo li của ma quỉ, cảm nhận bề trong của anh chị em không cho phép anh chị em ăn mặc như vậy. Đó là sự dẫn dắt của Linh, là dấu hiệu chứng tỏ anh chị em là con trai của Đức Chúa Trời.
Làm thế nào chúng ta biết mình là con trai của Đức Chúa Trời? Chúng ta biết nhờ sự dẫn dắt của Linh, vì sự dẫn dắt của Linh đánh dấu chúng ta. Sự sống bề trong liên tục ban cho chúng ta cảm nhận hay nhận thức mình không nên hành xử như người thế gian. Chúng ta phải khác với họ hàng, bạn bè, bạn cùng lớp và láng giềng của mình. Khi vâng phục cảm nhận của sự sống bề trong, tự phát chúng ta bày tỏ dấu hiệu cho người khác biết chúng ta khác với con cái ma quĩ, chúng ta có sự sng của Đức Chúa Trời bên trong làm chúng ta nên con trai của Đức Chúa Trời. Đó là sự dẫn dắt của Linh. Đừng xem sự dẫn dắt của Linh được đề cập trong câu 14 là vấn dề bề ngoài. Đó hoàn toàn là cảm nhận bề trong đến từ sự sống thần thượng trong linh chúng ta.
Sự dẫn dắt của Linh bởi cảm nhận bề trong của sự sống thần thượng này không xảy ra cách tình cờ. Đó là vấn đề liên tục trong đời sống hằng ngày của chúng ta giống như hít thở. Hít thở bình thường là hít thở liên tục. Khi việc hít thở trở nên tình cờ, thì đó là dấu hiệu cho thấy sức khỏe chúng ta có gì đó trục trặc. Vì sự dẫn dắt của Linh là vấn đề sự sống nên sự dẫn dắt này cần diễn tiến bình thường trong mọi phương diện trong bước đi hằng ngày của chúng ta. Đó là sự dẫn dắt của Linh. Sự dẫn dắt của Linh trong đời sng hằng ngày của chúng ta là bằng cớ chúng ta là con trai của Đức Chúa Trời.
Nếu không sống và bước theo sự dẫn dắt của Linh, chúng ta vẫn có thể là con cái của Đức Chúa Trời liên quan đến vấn đề Linh cùng làm chứng với linh chúng ta khi kêu: “A-ba, Cha!”, nhưng không có dấu hiệu chứng tỏ chúng ta là con trai của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể là con cái của Đức Chúa Trời, nhưng không được lớn lên bi sống và bước theo sự dẫn dắt của Linh trong sự sống. Sự dẫn dắt của Linh đánh dấu chúng ta là con trai của Đức Chúa Trời trong sự lớn lên của sự sống.
Chúng ta cần nhận biết sự khác biệt giữa con cái của Đức Chúa Trời trong câu 16 và con trai của Đức Chúa Trời trong câu 14. Con cái của Đức Chúa Trời là ở giai đoạn đầu của sự sống thần thượng, tức giai đoạn chủ yếu liên quan đến sự sinh ra, trong khi con trai của Đức Chúa Trời là ở trong giai đoạn tiến triển hơn, giai đoạn liên quan đến lớn lên trong sự sống. Để làm con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta cần Linh cùng với linh chúng ta làm chứng, nhưng để làm con trai của Đức Chúa Trời, chúng ta cần sự dẫn dắt của Linh bởi cảm nhận của sự sống thần thượng. Hễ khi nào có sự làm chứng của Linh cùng với linh của mình, chúng ta biết chắc rằng mình là con cái của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, để có bằng chứng, có dấu hiệu mình là con trai của Đức Chúa Trời, chúng ta cần có sự dẫn dắt của Linh và cần phải sng, bước theo cảm nhận bề trong của sự sống thần thượng. Tất cả Cơ-đốc nhân thật đều là con cái của Đức Chúa Trời, có sự làm chứng của Linh với linh họ, nhưng không phải tất cả đều có dấu hiệu là con trai của Đức Chúa Trời đang lớn lên trong sự sống thần thượng và đang sống, bước theo sự dẫn dắt của Linh. Vì vậy, tất cả chúng ta phải tiến tới trong sự lớn lên của sự sng, từ giai đoạn đầu của tình trạng làm con cái Đức Chúa Trời đến giai đoạn tiến triển hơn, chứng tỏ mình là con trai của Đức Chúa Trời bằng cách mang dấu rõ ràng về sự dẫn dắt của Linh trong sự sống.