Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

LINH CỦA ÂN ĐIỂN VÀ SỰ NÀI XIN


Xachari 12:10 chép lời hứa của Đức Giê-Hô-Va cho dân sót của tuyển dân vì tính chất vĩnh cửu của chân lý, câu này vẫn áp dụng cho cơ đốc nhân hôm nay. Nhà tiên tri phát ngôn dùm Chúa: “Ta sẽ đổ thần của ơn phước và của sự nài xin ra trên nhà Đavít và trên dân cư Giêrusalem”. Câu này cần sửa chữa cho đúng là: “Ta sẽ đổ Linh của ân điển và của sự nài xin…”. Linh của ân điển nằm về mặt khách quan của chúng ta. Linh Chúa sẽ trang bị, cung cấp, đổ đầy, ngự trị, nội trú chúng ta. Còn Linh của sự nài xin nằm về mặt chủ quan, vận hành, phát lộ, phát sinh các bông trái thuộc linh hướng trở lại Chúa.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

KHOA HỌC MINH HỌA-9

1- Tiềm lực của than đá
Bất cứ khi nào bạn thấy một đống than đá, hãy lột mũ, cúi đầu thờ lạy  Đức Chúa Trời vì sự thương xót nhân từ của Ngài. Chúa biết rằng chúng ta sẽ có mùa đông lạnh lẽo nên Ngài dự bị than đá. Sự kiện Ngài dự bị là bằng chứng không chối cải được rằng Ngài yêu thương và chăm sóc tạo vật của mình. Ngài làm nên mùa đông nhưng Ngài đã dự bị cho sự an ủi của chúng ta trong giữa mùa đông ấy. Ngài đã cất giấu than đá trong lòng đất, nơi đó nó không bị lãng phí và rồi ban cho loài người tri thức và quyền năng cần thiết, nhờ đó tìm kiếm và khai mỏ.
Hãy suy nghĩ về các tiềm lực giấu kín trong miếng than đá. Từ đó chúng ta có được ánh sáng, đến nỗi đổi đêm tối ra ban ngày. Nhờ phương tiện của than đá , hơi nước được sáng tạo để vận hành  dynamô điện lực, và điện khí soi sáng cả nước. Nhờ than đá có được năng lực lái tàu hỏa, đẩy tàu lớn, vận hành máy móc các loại.
Nhờ phương tiên của than đá tư gia bạn được sưởi ấm, văn phòng có tiện nghị, các bữa ăn được nấu nướng. Than đá cung cấp sức nóng cho hàng ngàn cơ xưởng. Than có thể làm cho con cái chúng ta đến trường vào mùa đông, làm phòng học có đủ tiện nghi.
Than đá là nguồn gốc nguyên thủy của than luyện, hắc in, ăm-mô-nhắc, khí than, than chì và nhiều bản thể quan trọng và hữu ích khác. Gián tiếp từ than đá và các phó sản của nó chúng ta có hắc in làm giấy dầu lợp nhà; lưu toan (lưu hoàng); chất màu xanh da trời do hóa chất prussiate, hóa chất benzol tẩy quần áo, axít carbolic (thạch thán toan), thuốc nhuộm cho ngành chụp ảnh, thuốc nhuộm cho bông vải, len và nỉ. Thuốc aspirin là một phó sản xa của than đá. Nên còn có axít salicylic, dầu nhục quế, chất analine, thuốc sát trùng lysol, chất phenol, và nhiều loại dầu khác.
2- Hóa học của than đá.
Than đá phải nằm ngủ và vô dụng mãi đến khi bàn tay như có ma thuật của con người đụng đến tạo nên sự hữu dụng trong mọi tiềm lực đó. Than không có năng lực trong chính mình. Người thường không thể khai triển các tính chất hữu dụng của than đá. Nhà hóa học có thể làm được không phải tất cả các nhà hóa học có thể làm điều đó, nhưng những ai đã được huấn luyện về hóa học than đá. Đời sống bạn cũng phải ở trong bàn tay Đấng có thể đưa ra tất cả các tiềm lực trong đó, cả đến các tiềm lực tốt nhất. Chỉ Đức Thánh Linh có thể làm được. Ngài biết bạn làm điều gì thích hợp nhất, Ngài biết làm sao bạn có khả năng làm điều đó. La mã 12:1 là lời mời của Đức Chúa Trời cho bạn, kẻ đã được rửa sạch trong huyết Chiên con hầu Đức Thánh Linh sử dụng thân thể bạn theo như Ngài thấy là thích hợp. Ngài sẽ làm cho cuộc đời bạn có thành quả.
3- Các bài học từ than đá.
Để than đá truyền đạt năng lực cho chúng ta, than phải bỏ mất hình dạng, để ban phát sức nóng, nó phải bị đốt cháy. Nếu phải truyền phát năng lực nó phải bị ném vào lò lửa. Để tỏa ánh sáng nó phải cháy thành lửa. Không gì có thể cứu chính mình nếu muốn làm phước hạnh cho kẻ khác. Thậm chí Christ phó mạng sống mình hầu người tín đồ có thể có sự sống. Thực vậy kẻ thù Ngài nói, “hắn đã cứu kẻ khác mà không thể cứu mình được”.
Tiếp sau sự tiêu hủy, sự thay đổi, sự hoán chuyển than đá chúng ta chiếm được các loại thuốc uống mạnh, các màu sắc diễm lệ, các loại hương thơm ngọt ngào, các loại axít năng động, các loại khí đốt năng lực, các loại thuốc nhuộm quí giá, nguyên liệu lợp nhà, mực để in ấn, viết lách.
4- Than Carbon.
Thật là một phép lạ khi Đức Chúa Trời tiếp lấy chất Carbon, mà vốn là một nguyên cất cơ bản đen đúa, không hòa tan, không mùi vị, rồi do sự đụng chạm như có sức huyền bí của Ngài đã chuyển nó đôi khi thành đường trắng tinh dịu ngọt, đôi khi thành than đá đen và hữu dụng. Chỉ một Đức Chúa Trời làm phép lạ mới có thể tạo nên than đá mà vốn là vật có giá trị cho con người, và từ đó có thể lấy được rất nhiều chất hữu ích và cần thiết.
5- Tính bách khoa của than đá.
Con người với hết cả trí tuệ mình cũng không bao giờ có thể phát minh một mẫu than đa. Tâm trí người không hề nghĩ rằng một mẫu vật chất như vậy, được tạo nên từ quả đất mà từ đó có thể lấy ra 123 nguyên liệu giá trị hay nhiều hơn nữa cho sự hữu dụng hằng ngày của loài người. Các sản phẩm nầy được dùng trong nhà máy, trong phòng khách nhà giàu, trong cung điện vua chúa và trong nhà tranh của kẻ nghèo. Các phó sản của than đa được tìm thấy trong cửa hàng dược phẩm, torng bệnh viện và văn phòng bác sĩ. Bạn có thể tìm thấy chúng trong phòng khách diễm lệ, trong nhà hàng ăn uống, và trong phòng thí nghiệm. Chúng được tìm thấy trên mái nhà và trên kệ cửa hàng tạp hóa. Nước đá được làm từ sản phẩm than đá và thuốc nhuộm ở quần áo bạn có thể từ cùng nguồn gốc. Chúng ta nên làm như nhà tiên tri nói, “truyền các công việc lạ lùng Ngài giữa các dân” (Thi 96:3).
Bất luận được tìm thấy ở đâu than đá luôn luôn đen đúa, con người luôn luôn ô tội bất luận họ được tìm thấy ở đâu. Than đá vô dụng cho đến khi nào con người dùng nó. Tôi nhân cũng cần sự đụng chạm thần thượng từ trời để biến đổi cuộc đời lạnh lão, cứng cỏi của họ thành cuộc sống ấm áp, hữu dụng, chói sáng, làm phước hạnh cho kẻ khác.
6- Các phó sản của than đá.
Hương thơm mà chúng ta chiếm được từ các phó sản của than đá có giá trị cao với nữ hoàng, và được tình nhân đánh giá lớn lao. Có ai không thích hương thơm? Thậm chí từ trong đời sống của tội nhân Đức Chúa Trời cũng có thể lấy ra các loại ân điểm thơm tho của tính tình mà sẽ mang niềm vui cho lòng nhiều người.
Cũng như nhà hóa học rút ra từ than đá đen các phó sản, các bột màu rất diễm lệ - xanh lá cây, cam, vàng, đỏ, thiên thanh, tím, tím nhạt, nâu, và màu chàm – cũng vậy Chúa có thể tiếp lấy mỗi cuộc đời dâng lên Ngài, rồi rút ra các đặc điểm từ tính tình mà sẽ làm đẹp đời sống người đó và giúp anh ta tôn vinh Đức Chúa Trời.
7- Năng lực của than đá.
Như than đá chứa đựng trong chính mình năng lực kinh khủng để sản sinh năng lượng, nên Chúa nắm lấy con người, cứu anh ta, cung cấp anh các ân tứ diệu kỳ và ban cho anh Linh của quyền năng Ngài. Những người như vậy từ hiện diện Chúa bước ra chuyển động lòng nhiều người. Một người như vậy là Spurpeon; Moody cũng có năng quyền trên lòng loài người như vật. Luther khuấy động thế giới, còn anh em Wesley biến đổi nước Anh. Các tiềm năng của một người được cứu thì kỳ diệu. Ô, nguyện chúng ta để cho Nhà hóa học bậc thầy (Jesus) hành động trên chúng ta để hoàn thành các mục đích diệu kỳ của Ngài.
8- Than đá mềm và cứng.
Một số than đá thì mêm, số khách cứng. Loại than đá được gọi là “trung bình”, không cứng không mềm. Than cứng được dùng vào chỗ than mềm không hữu dụng. Mỗi loại than phục sự mục đích riêng, giữa cơ đốc nhân không phải như vậy sao? Một số dân Đức Chúa Trời có lòng mềm mại, dễ bắt lửa cho Đấng họ yêu; số khác cháy bùng chậm hơn, nhưng cháy có sức nóng mãnh liệt hơn, sản sinh năng lượng hơn kẻ khác. Nguyện Chúa vinh quang có quyền trên mỗi một đời sống hầu Ngài có thể làm theo điều Ngài muốn./.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Chúng Tôi Đã Sai Lầm--5

PHẦN 2:


BÀN VỀ NHỮNG QUAN TÂM TRONG
BỨC THƯ NGÕ:
VỀ BẢN CHẤT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


            Những vấn đề nêu ra trong Thư Ngõ, ngoài quá khứ đã tiến hành những vụ kiện các Cơ đốc nhân theo Phúc Âm, còn bao gồm những giáo huấn của Hội Thánh Địa Phương về bản chất của Đức Chúa Trời, bản chất của nhân tính và tính hợp pháp của các hội thánh và giáo phái Tin lành.  Đề cập đến các giáo huấn đó, là thư đã nêu ra: “Do những phát biểu sau đây của Witness Lee có vẻ mâu thuẫn hoặc phương hại đến giáo lý nòng cốt về đức tin Cơ đốc, chúng tôi trân trọng kêu gọi ban lãnh đạo Living Stream Ministry và các ‘hội thánh địa phương’ phủ nhận và ngưng công bố những tuyên xưng này và những tuyên xưng tương tự.”

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Christmas Truths and Traditions


Every December I look forward to two things: enjoying special times with my family, the people that I love and cherish the most, and then receiving numerous, often passionate calls to the Bible Answer Man broadcast about Christmas. Others are asking questions which are theological in perspective such as "Was it a literal virgin birth? Are the Gospels really reliable?" Then there are whose who ask these cultural questions like "Is it right to have a Christmas tree this Christmas? What should we tell our children about Santa Claus?" Then a few people, perhaps misled by the claims of the Jehovah's Witnesses, have even called into question the practice of giving gifts.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

CHÚNG TÔI ĐÃ SAI LẦM--4

PHẦN 1: 

“Hội Thánh Địa Phương” như là Phong Trào và Nguồn Gốc của Tranh Luận


            Hội Thánh Địa Phương, như là một phong trào có thể được truy nguyên từ việc hoán cải của một thiếu niên mười bảy tuổi sáng dạ và đầy hứa hẹn tên Nee To-sheng (1903-1972) ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung quốc. “Watchman Nee”,  (“Lính Canh” họ Nghê) (sau đó được biết đến theo tên đó) đã hết lòng dâng cuộc đời mình cho việc phục sự Đức Chúa Trời.  Những gì mà Nee thiếu về mặt huấn luyện chính thức được anh ta bù lại bằng cách đọc ngấu nghiến hoặc bất kỳ tài liệu Cơ đốc giáo nào có được và bằng kinh nghiệm thực tế về sự rao giảng phúc âm và gieo trồng hội thánh. Nee đã nổi tiếng có sự am hiểu sâu sắc về sự sống bề trong của Cơ đốc nhân và về nếp sống hội thánh Tân Ước, mà ông đã trình bày thông qua các sách báo ông xuất bản sau khi di trú đến Thượng Hải vào năm 1927.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

CHÚNG TÔI ĐÃ SAI LẦM--3

Liệu Có Phải Là Có Tính Cách Dị Giáo, Lầm lạc hay Chính thống (một cách khác với thông lệ)?  Một cuộc Đánh Giá Lại Phong Trào “Hội Thánh Địa Phương”.

Elliot Miller


(dịch từ Christian Research Journal tập 32 số 06 – trang 7-13)

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

CHÚNG TÔI ĐÃ SAI LẦM-2


Trại Huấn Luyện Thuộc Linh

(dịch từ Christian Research Journal tập 32 số 06 năm 2009 – trang 06)

Sách Phúc Âm là trung tâm điểm của đức tin Cơ đốc nhân.  Nếu Cơ đốc nhân không biết cách để chia sẻ đức tin của họ thì có thể là họ chưa từng trãi qua “trại huấn luyện thuộc linh”.  Phúc Âm phải chiếm lĩnh một phần lớn trong bạn để trở thành một bản chất thứ nhì.  Sau đây là phương cách thật dễ dàng để bạn làm điều đó.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Chúng Tôi Đã Sai Lầm-1

Hình bìa bản dịch tiếng Việt
Hình bìa bản gốc tiếng Anh

Chúng Tôi Đã Sai Lầm
Một cuộc đánh giá lại Phong trào
“Hội Thánh Địa Phương” của
Watchman Nee và Witness Nee



Chúng Tôi Đã Sai Lầm!

(dịch từ Christian Research Journal
Tập 32 số  06 năm 2009- trang 03-04)

Chuyên san quí vị đang có trong tay chính là thành quả của công trình nghiên cứu suốt sáu năm về một phong trào phát nguồn từ một Cơ Đốc nhân Trung Hoa tên Watchman Nee.  Mặc dù Nee đã bỏ mình vì Đấng Messiah của ông trong một trại giam Trung quốc, nhưng chức vụ của ông vẫn tiếp tục tồn tại.  Dưới sự dẫn dắt của người chân truyền Witness Lee, chức vụ và thông điệp của Nee đã lan rộng từ Trung Quốc xuyên suốt những quốc gia ở bờ tây Thái Bình Dương, từ Singapore đến Đài Loan, và dần dà đặt chân lên phương Tây.  Năm 1962 Lee đã di trú qua miền Nam California và thành lập các hội thánh địa phương với cơ quan ngôn luận Living Stream Ministry (tạm dịch: Chức Vụ Suối Hằng Sống[1]).
            Với tư cách là Chủ Tịch của Christian Ressearch Institute (Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc ) tôi đã thừa kế cả một kho tàng thông tin về các nhánh giáo phái, các thuyết thần học Cơ Đốc thần bí và khác thường.  Tôi cho rằng vốn là một tổ chức về nghiên cứu hàng đầu, những thông tin trong hồ sơ của chúng tôi đương nhiên là chính xác.  Giả định này đã được xác định nhiều lần trong trên hai mươi năm qua.  Tuy nhiên không có nghĩa là luôn luôn như vậy.  Vào giữa thập kỷ 70 Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc phối hợp với hai nhà nghiên cứu Bob và Gretchen Passantino phát động một công tác đánh giá các hội thánh địa phương và điều đó đã trở thành sự khởi nguồn của thông tin sai lạc.
            Thực tế đã bắt đầu lộ diện vào năm 2003 khi tôi đề nghị  Gretchen Passantino và Elliot Miller, chủ biên của CHUYÊN SAN NGHIÊN CỨU CƠ ĐỐC, cùng tôi tham dự một cuộc họp với các đại diện của Chức Vụ Suối Hằng Sống.  Trong cuộc họp đó tôi đã nghe được những khẳng định sôi nổi về những giáo lý mà các hội thánh địa phương bị cho là phủ nhận.  Tuần tự từng người một và chính từ miệng họ những đại diện của các hội thánh địa phương đã tuyên xưng đức tin vào một Đức Chúa Trời, hiện thân trong ba thân vị vĩnh hằng khác nhau; (tuyên xưng) về thực tại rằng con người không thể bao giờ bằng bản thể đạt được Thần Tính (Godhood); và (tuyên xưng) về sự việc rằng họ “đơn thuần là hội thánh” khác với rằng “hội thánh duy nhất”.
            Từ đó tôi đã phát động một công trình nghiên cứu khai triển tối đa trong câu truyện trang bìa bổ sung của Ấn bản đặc biệt này của tờ CHUYÊN SAN NGHIÊN CỨU CƠ ĐỐC. Công trình nghiên cứu ban đầu đã được tiến hành không chỉ ở Mỹ mà còn những nơi xa xôi như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Anh Quốc. Công trình này đã đánh giá một cách thận trong hàng trăm sách, báo, các tài liệu hội thánh và các bản ghi âm, ghi hình.  Ngay cả hồ sơ của tòa án.[2]  Kết quả của công trình nghiên cứu ban đầu của chúng tôi được gói gọn trong những từ sau đây:”Chúng tôi đã sai lầm!”.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH-6



ĐƯỜNG LỐI CHO CÔNG TÁC VỀ SAU

(Một cuộc đàm luận với các đồng công như các khóa
sinh trên Núi Kuling, 19/08/1948 và được xuất bản trong
Những Người Cung Phụng, ngày 01/11/1948)

Lối mòn trước đây của chúng ta trong công tác của
Chúa khiến chúng ta chạm trán một số khó khăn thực
tiễn. Năm nay, chúng ta đã dành nhiều thời gian giải
quyết nan đề của mình trong hai buổi nhóm ở Phúc Châu
và Thượng Hải. Hôm nay, chúng ta sẽ trở lại với vấn đề
này.

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH-5


SỰ PHỤC VỤ CỦA HỘI THÁNH

(Các phần trong hai cuộc đàm luận của Anh
Watchman Nee với các đồng công là các khóa sinh trên
Núi Kuling vào năm 1948. Phần đầu được xuất bản vào
04/1949, trong chương bốn mươi chín của Các Sứ Điệp vì
Sự Xây Dựng Các Tín Đồ Mới, và phần thứ hai được xuất
bản vào 03/1950, trong chương thứ ba của Các Sự Vụ Hội
Thánh.)

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--4 B

SỰ HIỆP NHẤT TRONG KINH THÁNH

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét loại hiệp nhất thứ ba, tức
là sự hiệp nhất trong Kinh Thánh.

Sự Hiệp Nhất Vốn Có Của Thân Thể

Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta rằng hội thánh là
Thân Thể Christ và chỉ có một Thân Thể. Kinh Thánh
cũng bày tỏ cho chúng ta rằng Đức Chúa Trời qua Thánh
Linh cư trú trong hội thánh và Thánh Linh là một Linh.
Do đó, Kinh Thánh đặc biệt chú ý đến “một Linh” và “một
Thân Thể” (1 Cor. 12:12-13; Eph. 4:4). Chúng ta cũng phải
đặc biệt chú ý đến điều này.

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--4 A


SỰ HIỆP NHẤT CỦA HỘI THÁNH

(Cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải vào
06/03/1951, được phát hành trong tập san Cánh Cửa Mở,
ngày 15/04/1951).

Nan đề quan trọng, rõ ràng nhất ngày nay có lẽ là
sự hiệp nhất của hội thánh. Ngày nay chúng ta phải
nhìn thấy đường lối hiệp nhất và cách bước đi trong sự
hiệp nhất.
Theo sự hiểu biết của tôi, có bốn loại hiệp nhất. Trong
bốn loại hiệp nhất khác nhau này, chúng ta phải tìm ra
một loại để bước đi như con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta
phải sáng tỏ loại nào là phù hợp với ý muốn của Đức Chúa
Trời, là thuộc linh, là đường lối đúng đắn cho hội thánh và
là loại mà chúng ta phải nhận lấy. Chúng ta phải học tập
từ chối các loại còn lại. Khi nhìn thấy một loại thuộc về
Đức Chúa Trời, chúng ta phải từ chối những loại không
thuộc về Đức Chúa Trời.

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--3


NỘI DUNG CỦA HỘI THÁNH

(Một cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải
vào 04/12/1950, được phát hành trong tập san Cánh Cửa
Mở, ngày 01/03/1951.)

Tôi muốn nói với các anh em thêm một ít nữa về nan
đề của hội thánh. Hội thánh phải có cả quyền bính của
Linh lẫn lập trường địa phương. Tuy nhiên, lập trường địa
phương không phải là một vấn đề đơn giản, vì một hội
thánh vẫn cần nội dung. Nếu không có nội dung thì nó vẫn
không thể được xem là hội thánh địa phương. Việc đúng
đắn trên danh nghĩa là một vấn đề rất quan trọng, nhưng
việc đúng đắn trên danh nghĩa không hẳn có nghĩa là
không có nan đề. Đây là lý do tại sao tôi muốn cùng với
các anh em nhìn thấy từ Kinh Thánh, một số đòi hỏi của
một hội thánh trong một địa phương. Chỉ nói rằng chúng
ta đang đứng trên lập trường địa phương là không đủ. Để
nói rằng hội thánh đang đứng trên lập trường địa phương,
nó phải thỏa đáp một số đòi hỏi và điều kiện cũng như
phải có một nội dung. Nếu không có điều nào trong các đòi
hỏi và điều kiện này được đáp ứng, thì chúng ta vẫn không
đang đứng trên lập trường địa phương.

BẢY LINH--10


KHẢI THỊ LÀ MỘT QUYỂN SÁCH
VỀ SỰ CHIẾN THẮNG

Chúng ta đã thấy rằng sách Khải Thị là một quyển
sách về Linh tăng cường gấp bảy, về các hội thánh địa
phương, về Christ, về sự sống, và cũng là một quyển sách
về sự ngợi khen. Bây giờ, chúng ta phải thấy rằng sách
này cuối cùng là một quyển sách về sự chiến thắng.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

BẢY LINH--9


KHẢI THỊ LÀ MỘT QUYỂN SÁCH
VỀ SỰ NGỢI KHEN

Trong kỳ phát hành trước, chúng ta thấy rằng Khải
Thị là một quyển sách sự sống. Trong sứ điệp này, chúng
ta sẽ thấy rằng đó là một quyển sách ngợi khen. Trong
Khải Thị 5:8-14, có các lời ngợi khen ở đầu sách, rồi trong
Khải Thị 19:1-8, lại có các lời ngợi khen ở cuối sách. Và ở
giữa, trong Khải Thị 7:9-12, 14:1-3, 15:2-4, cũng như ở
những chỗ khác, cũng có các lời ngợi khen. Khải Thị thật
sự là một quyển sách ngợi khen.

BẢY LINH--8

CHƯƠNG TÁM

KHẢI THỊ LÀ MỘT QUYỂN SÁCH SỰ SỐNG

Anh em có bao giờ nhận thức rằng Khải Thị là một
quyển sách sự sống không? Nhiều quyển sách đã được viết
như một sự giải thích cho sách này, nhưng hầu như tất cả
đều đi theo đường hướng lời tiên tri. Nhưng Chúa đã bày
tỏ cho chúng ta rằng đây là một quyển sách sự sống,
không chỉ là lời tiên tri!

BẢY LINH--7


CÁC ĐÒI HỎI CỦA CHRIST
VỀ CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

Chúng ta đã thấy trong sứ điệp trước rằng Christ
trong Khải Thị thì rất khác. Bây giờ chúng ta phải nhìn
thấy từ sách này thể nào các hội thánh địa phương trong
sự khôi phục của Chúa cũng rất khác. Sau khi đọc các thư
tín gửi cho bảy hội thánh địa phương, chúng ta nhận thức
rằng sự phát ngôn của Chúa ở đây rất khác với sự phát
ngôn của Ngài trong các thư tín Sứ Đồ Paul viết. Tôi tin
rằng tình trạng của chúng ta ngày nay giống y như tình
trạng được đề cập đến trong bảy thư tín này. Nói cách
khác, điều Chúa phát ngôn trong các thư tín này phù hợp
chính xác với tình trạng hiện tại của chúng ta. Các thư tín
này được viết cho các hội thánh trong tình trạng suy thoái,
và chắc chắn, các hội thánh ngày nay cũng ở trong sự suy
thoái. Vì vậy, tất cả các thư tín này phù hợp với tình trạng
của chúng ta.

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--2


HỘI THÁNH TRONG THÀNH PHỐ
VÀ HỘI THÁNH TRONG NHÀ

(Một cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải
vào 01/04/1950, được xuất bản trong tập san Cánh Cửa Mở,
ngày 30/06/1950).

Hỏi: Về lập trường hội thánh, chúng ta đã nói rằng
chỉ nên có một hội thánh trong một thành phố, vì chỉ có
một đơn vị. Tuy nhiên, một số người nói về “hội thánh
trong nhà”, trích dẫn Kinh Thánh làm nền tảng của họ,
như một đơn vị thêm vào địa phương. Họ ngụ ý rằng hội
thánh có thể có nhiều đơn vị trong một địa phương. Chúng
ta phải nói gì với loại tuyên bố này?

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--1


CHƯƠNG MỘT

LẬP TRƯỜNG HỘI THÁNH

(Một cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải
vào 01/04/1950, được xuất bản trong tập san Cánh Cửa Mở,
ngày 30/06/1950.)

Hỏi: Tất cả các anh chị em đã nhóm với chúng ta hơn
mười năm dường như đều nhận biết lập trường của chúng
ta và cách phân biệt lập trường đó với lập trường của
những người khác. Tuy nhiên, các anh chị em được cứu
trong bảy hoặc tám năm qua (đặc biệt là những người được
cứu trong sáu hoặc bảy năm gần đây nhất), không biết lập
trường của chúng ta là gì. Vì vậy, tôi muốn hỏi lập trường
thật sự của hội thánh là gì.

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--Lời tựa


BẢY LINH--6

7 LampsFire.jpg (5529 bytes) 
CHRIST TRONG SÁCH KHẢI THỊ

Trong sứ điệp này, chúng ta phải nhìn thấy đôi điều
về Christ trong sách Khải Thị. Christ trong sách này hoàn
toàn khác với mọi sách khác của Kinh Thánh. Chúng ta
hãy đọc Khải Thị 1:13-16. “Và ở giữa bảy chân đèn có một
Đấng giống như Con Loài Người, mặc áo dài đến chân, và
thắt đai vàng ngang ngực. Đầu và tóc Ngài trắng như lông
chiên, như tuyết; mắt Ngài như ngọn lửa; và chân Ngài
giống như đồng chiếu sáng, đã được nung trong lò; giọng
nói của Ngài giống như tiếng của nhiều dòng nước. Và
Ngài cầm bảy ngôi sao trong tay hữu; ra từ miệng Ngài là
một thanh gươm bén hai lưỡi; mặt Ngài như mặt trời chiếu
sáng hết sức.”

BẢY LINH--5

Twenty-four Elders Worshipping God
24 Trưởng Lão Thờ Lạy Chúa
LỬA ĐANG CHÁY VÀ NƯỚC TUÔN CHẢY

Khải Thị là sách cuối cùng trong Kinh Thánh và sách
cuối cùng cho hội thánh. Và chúng ta đã thấy cách sáng tỏ
rằng sách này là từ bảy Linh gửi cho các hội thánh địa
phương. Không có giáo lý nào trong sách này. Đó là một
quyển sách dài 22 chương, nhưng không có giáo lý nào.
Vậy thì sách này bàn về điều gì? Đó là một quyển sách về
các hội thánh địa phương. “John gửi cho bảy hội thánh
Asia” (Khải 1:4).

BẢY LINH--4

CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG LÀ VÌ
VIỆC ĂN VÀ UỐNG CHRIST

SỰ NHẤN MẠNH LẠ THƯỜNG TRONG KHẢI THỊ

Trong Sách Khải Thị, có một điều gì đó rất lạ. Trong
chương một, sự nhấn mạnh là về các hội thánh. John viết
cho bảy hội thánh ở Asia (1:4). Chúa Jesus bảo ông viết
những điều ông thấy vào một quyển sách và gửi cho bảy
hội thánh: “Gửi cho Ephesus, cho Smyrna, cho Pergamos,
cho Thyatira, cho Sardis, cho Philadelphia và cho
Laodicea” (1:11). Bảy hội thánh tương đương với bảy thành
phố; vì vậy, gửi cho một hội thánh nghĩa là gửi cho một
thành phố, và gửi cho một thành phố nghĩa là gửi cho một
hội thánh. Đây là sự nhấn mạnh trong chương một.

BẢY LINH--3

A harlot rides a beast with ten horns. (Rev.17) <br>
What is God telling us?
BỐN KHẢI TƯỢNG TRONG SÁCH KHẢI THỊ
TRONG LINH

Trong Sách Khải Thị, tác giả là Sứ Đồ John bảo chúng
ta bốn lần rằng ông ở trong linh. Lần đầu tiên ông ở trong
linh vào ngày của Chúa và nhìn thấy bảy chân đèn vàng:
“Vào ngày của Chúa, tôi ở trong linh và nghe đằng sau tôi
một tiếng lớn như tiếng kèn. Và tôi xoay lại để xem tiếng
đã nói với tôi. Và khi xoay lại, tôi thấy bảy chân đèn
vàng” (1:10, 12).

BẢY LINH--2


SỰ KHẢI THỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ SỰ KHÔI PHỤC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Sách sau cùng trong Kinh Thánh là một quyển sách
vàng. Phần đầu có bảy chân đèn vàng, và phần cuối có
thành phố vàng, Jerusalem Mới. Những gì được đề cập đến
ở phần đầu và phần cuối của bất kỳ sách nào luôn luôn là
nội dung chính của sách đó. Có bảy ấn, bảy kèn, bảy bát
v.v. được đề cập đến trong sách này, nhưng những điều
này không ở phần đầu hay phần cuối. Phần đầu là bảy
chân đèn vàng, và phần cuối là thành phố vàng. Và chúng
ta được cho biết cách sáng tỏ là bảy chân đèn vàng là bảy
hội thánh địa phương. Chúng ta cũng được bảo rằng thành
phố vàng là Cô Dâu của Christ. Vì vậy, ở cả hai đầu của
sách này, chúng ta đều nhìn thấy Hội Thánh. Trước hết có
các hội thánh địa phương và cuối cùng có sự tổng kết tối
hậu của các hội thánh, là Jerusalem Mới. Vì vậy, chúng ta
phải có một cái nhìn thấu đáo về các hội thánh địa
phương, vì như chúng ta đã thấy, sách này là một quyển
sách về bảy Linh vì các hội thánh địa phương.

BẢY LINH--1


LINH ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG

Để nhìn thấy Linh được tăng cường, chúng ta cần
dành một ít thời gian xem xét toàn bộ Tân Ước. Trang
đầu tiên của Tân Ước cho chúng ta biết thể nào Christ
Đức Chúa Trời nhục hóa trở nên một người, và con người
kì diệu này được gọi là Emmanuel, “Đức Chúa Trời ở với
chúng ta”. Đây là chương đầu tiên của Matthew. Đức
Chúa Trời nhục hóa trở nên một người hầu cho Ngài có
thể ở với chúng ta. Sau đó, vào cuối Phúc Âm Matthew,
chúng ta được bảo đi đến phần tận cùng thế giới và môn
đồ hóa mọi dân tộc, baptism họ vào trong danh của Cha,
của Con và của Thánh Linh.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Bụi gai ở Silo xứ Israel.

Đây là hình bụi gai ở Silo xứ Israel. Một chị em đi du lịch chụp được hình nầy. Xin chia sẽ cùng các thánh đồ. 

Bia văn ở Silo xứ Israel

Đây là hình bia văn ở Silo xứ Israel. Một chị em đi du lịch chụp được hai hình nầy. Xin chia sẽ cùng các thánh đồ.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Sứ mạng, ý nghĩa và sứ điệp của Giêsu Christ—4


Sứ Đồ John



- Trong Tin Mừng của John

 Chúa ôi, mỗi ngày đều cần sự tươi mới. Chúng tôi cảm thấy rằng khi tiến hành trong điều này, nhu cầu của chúng tôi trở nên lớn hơn. Một thời gian ngắn nữa và thời đại này sẽ được đóng lại, do đó, nên Chúa cần làm việc chăm chỉ để có được điều trong trái tim của Ngài. Chúng tôi cảm thấy rằng ngày hôm nay mang đến một nhu cầu rất đặc biệt. Ngày nầy có thể là điểm chuyển biến của hội nghị này. Chúa ôi, nếu Chúa để ý, chúng tôi yêu cầu sự giúp đỡ đặc biệt cần thiết. Chúa ôi, chúng tôi cần sự phát ngôn của Ngài—sự giải phóng Lời Chúa trong chúng tôi, và sự giải phóng chúng tôi trong Lời. Xin Ngài phụ trách, và làm điều đó ngày nay. Ngài đã chọn cách nói chuyện thông qua con người, nhưng Chúa ôi, Ngài đừng bỏ mặc cho con người, Ngài phải nắm lấy người đó. Hãy lấy dụng cụ Ngài ra khỏi bàn tay của chính họ mà đặt vào tay Ngài. Nguyện điều này không ra từ con người, nhưng ra từ Đức Chúa Trời, chúng tôi không muốn bất cứ ai bao giờ nói rằng điều đó là của con người. Cả tấm lòng của chúng tôi mong muốn tất cả mọi người nên nói, "Đó là Chúa." Nếu Ngài làm điều này, tất cả vinh quang sẽ thuộc về Ngài. Cho đến nay chúng tôi quan tâm, sau đó, chúng tôi đặt mình vào tay Ngài. Xin Ngài làm việc và vinh quang dâng lên Ngài, trong danh của Chúa Giêsu. A Men.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Hình ảnh Ein Avdat, Negev, Israel


Để ghi nhớ khoảng khắc có một không hai trong dòng chảy thời gian:11 giờ, 11 phút, 11 giây, ngày11, tháng 11,năm 2011,thế kỷ 21,
xin mời độc giả viếng thăm thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ
của vùng đất khai sinh Do Thái giáo và Ki-tô giáo 
qua một số hình ảnh về Ein Avdat, 
trong hoang mạc Negev, Israel ngày nay. 

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

HÌNH ẢNH CÁC NHÂN VẬT CỰU ƯỚC DƯỚI CÁI NHÌN CỦA PHIERO

Phiero
Sô đôm
Các Bậc thẩm quyền của Do Thái giáo đương thời đều nhìn nhận Phiero, ngư phủ, là người vô học, bất tri. Nhưng nhờ sống với Chúa Jesus hơn 3 năm, và trí tuệ của Đức Thánh Linh cấu tạo, Phiero người dốt nát, đã sử dụng kinh văn Cưu ước rất lỗi lạc trong các cuộc nhóm họp của anh em ở đầu sách Sứ đồ. Dù theo lịch sử, chúng ta biết Phiero đã dùng Mác làm thông dịch viên, thơ ký, nhưng đọc qua hai tác phẩm của ông, chúng ta không thể không thấy cái nhìn sắc bén của ông về một số nhân vật Cựu ước như sau:

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

CHRIST THÀNH HÌNH TRONG LÒNG CƠ ĐỐC NHÂN

Tiên tri Giê-rê-mi
I. Lời Chúa Xảy Ra Cho Cơ Đốc Nhân:
   Lu. 3: 1-2 chép “năm thứ 15 đời Sê sa Tiberơ, Bôn xơ Philát làm tổng đốc……Anne và Cai phe làm thầy tế lễ thượng phẩm, lúc ấy lời Đức Chúa Trời đến với Giăng, con Xachari ở đồng vắng”.

   Lu ca đưa ra bản danh sách 7 yếu nhân thời đó để đánh dấu ngày lời Đức Chúa Trời đến cùng Giăng báp tít. Chữ “đến” theo nguyên văn là “to become, to happen”, trở nên , xảy ra. Tiếng Hi lạp là: ginomai.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

NHỮNG BIỂU HIỆU CỦA NGƯỜI TÍN Đồ--4


:
 1. Chiên: 
 Giăng 10 nói về các tín đồ như là chiên, cả tín đồ người Do thái và các dân tộc đều là chiên với Christ như là Đấng chăn giữ họ.

   Thứ nhất, chiên là các tín đồ Do thái giáo. Họ đã ra khỏi chuồng chiên Do thái giáo qua Christ như là cái cửa. Chuồng chiên trong Giăng 10 ngụ ý luật pháp, cũng là Do thái giáo, tôn giáo luật pháp. Trước khi Christ đến, Đức Chúa Trời đặt tuyển dân Ngài dưới sự canh giữ của luật pháp. Luật pháp là chuồng chiên, nơi đó dân Đức Chúa Trời như chiên đã được gìn giữ và che chở cách tạm thời mãi đến khi đồng cỏ, là chỗ ở thường trực cho chiên, đã sẵn sàng. Christ là đồng cỏ, là chỗ thường trực cho dân Đức Chúa Trời cư ngụ. Trước khi Christ đến, Đức Chúa Trời chuẩn bị luật pháp như chuồng chiên để gìn giữ và quản chế tuyển dân Ngài cách tạm thời. Tuy nhiên dân Do thái dùng luật pháp hình thành Do thái giáo, mà sau đó trở thành chuồng chiên.

   Thứ hai, chiên trong Giăng 10 là  các tín đồ ngoại bang. Họ đã được Christ đem vào để làm bầy, hội thánh, chung với các tín đồ Do thái. Câu 16, “Ta còn có chiên khác chẳng thuộc về chuồng nầy, Ta sẽ dẫn chúng về nữa”. Tại đây Chúa Jesus khải thị rằng ngoài các tín đồ Do thái, là chiên Ngài canh giữ dưới chuồng chiên luật pháp, Ngài còn có  chiên khác chẳng thuộc về chuồng nầy của dân Do thái, đó là tuyển dân của Chúa giữa các dân tộc mà Ngài phải đem vào. Lời tiên tri nầy được ứng nghiệm trong Công vụ 10, khi Phiero rao phúc âm cho nhà Cọt-nây, là dân ngoại bang, và Phao-lô rao giảng phúc âm cho các dân tộc, nhiều người đã được cứu cho Chúa từ các tiếng nói, và họ đều trở nên chiên của Chúa.

   Chiên trong bầy có Christ là Đấng chăn giữ họ, Đấng phó mạng sống hồn mình cho họ, hầu họ có thể có sự sống thần thượng, và có sự sống cách dư dật. Chúa Jesus nói, “Ta đến hầu cho họ có thể có sự sống và có cách dư dật”. Rồi trong câu 11, Ngài nói, “Ta là Người chăn tốt, người chăn tốt vì chiên mình mà phó sự sống mình”. Trong hai câu nầy có hai chữ Hi lạp đều đuợc dịch là sự sống. Chữ Hi lạp trong câu 10 là zoe, là sự sống thần thượng, đời đời. Trong câu 11, chữ Hi lạp psuche, là cùng một chữ dịch là “hồn”, sự sống thuộc hồn, sự sống con người, để hoàn thành sự cứu chuộc cho chiên của Ngài, hầu họ chia sẻ sự sống zoe của Ngài, sự sống thần thượng (c.10), sự sống đời đời (C.28), bởi đó họ được hình thành một bầy do Ngài là Đấng chăn giữ, là người chăn tốt, Ngài nuôi dưỡng bầy mình bằng sự sống thần thuợng.

2.Nhiều Hạt Lúa Mì:
   Nhiều hạt lúa mì cũng làm biểu hiệu tín đồ. Giăng 12:24 chép, “trừ khi hạt lúa mì rơi xuống đất và chết, nó cứ ở một mình, nhưng nếu nó chết, nó kết quả nhiều”.

   Trong Giăng 12:24 Chúa ám chỉ Ngài, Đức Chúa Trời nhục hoá, là hạt lúa mì độc nhất, rơi xuống đất và chết. Các tín đồ là nhiều hạt lúa mì được sản xuất từ Christ, là hạt đầu tiên.

   Nhiều hạt lúa mì đuợc sản sinh qua sự chết và phục sinh của Christ. Trong công tác Ngài trên thập tự giá, Chúa Jesus đã chết như một hạt lúa mì rơi xuống đất, giải phóng sự sống thần thượng. Sự sống thần thượng ở trong Jesus như bị giam hãm trong hạt lúa mì, cái vỏ phải vỡ ra, để sự sống bên trong được giải phóng. Sự chết tổng bao hàm của Christ giải phóng sự sống thần thượng bên trong Ngài. Ngài giải phóng sự sống thần thượng để sản sinh nhiều hạt.

   Nhiều hạt là sự gia tăng của một hạt, sự gia bội nầy là sự nhân giống của hạt lúa mì. Vì vậy sự phục sinh của Chúa là sự nhân giống để sản sinh hội thánh như sự tái sản xuất của Ngài.

3. Các Nhánh Cây Nho:
   Các tín đồ cũng là nhiều nhánh của cây nho. Điều nầy có nghĩa các tín đồ là các chi thể của Đấng Christ Đức Chúa Trời, hình thành cơ cấu của Đức Chúa Trời tam nhất trong sự phân phát thần thượng. Trong Giăng 15:1 Chúa Jesus tuyên bố, “Ta là cây nho thật” và trong câu 5, Ngài nói, “Ta là cây nho, các ngươi là nhánh”. Cây nho nầy, Christ, với các nhánh của nó, là các tín đồ trong Christ, là cơ cấu của Đức Chúa Trời tam nhất trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, lớn lên chung với các sự phong phú của Ngài và biểu hiện sự sống thần thượng của Ngài.

   Christ và các tín đồ, cây nho và các nhánh nho, hình thành cơ cấu của Đức Chúa Tròi tam nhất trong sự phân phát thần thượng. vì vậy, cây nho trong Giăng 15, là cây nho vũ trụ bao gồm Christ và các tín đồ Ngài, như là các nhánh. Trong cây nho nầy, Đức Chúa Trời tam nhất sống, biểu hiện chính mình Ngài, và phân phát Ngài đến cực điểm.

   Trong Giăng 15, chúng ta thấy tiêu điểm của những gì Đức Chúa Trời làm trong vũ trụ. Tại đây, Cha là người làm vườn, nông dân, trồng tỉa cây nho thật, Christ, với các nhánh của nó, các tín đồ trong Christ. Trong cuộc gia tể của Ngài. Đức Chúa Trời đang làm cho Christ lớn lên, và tất cả chúng ta là các nhánh trong Christ, như cây nho thật.

   Christ, Đức Chúa Trời vô hạn, là cây nho, và chúng ta là các nhánh của Ngài. Chúng ta thực sự là các nhánh của Đức Chúa Trời vô hạn, làm một cách hữu cơ với Ngài. Điều nầy có nghĩa chúng ta đã được liên kết cách hữu cơ với Đức Chúa Trời tam nhất. Bây giờ, chúng ta là một phần của Đức Chúa Trời, thậm chí như các chi thể của thân thể chúng ta là các phần của chúng ta. Nếu chúng ta ở trong ánh sáng, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta là các chi thể của Christ, chúng ta là các phần của Ngài

4. Các Chiếc bình Của Sự Thương xót:
   Các tín đồ trong Christ là các bình sự thương xót cho danh dự và vinh quang. Rô. 9:21 chép, “Thợ gốm há chẳng có quyền trên đất sét, cùng trong một đống mà làm phần nầy ra các bình sang trọng, phần kia ra các bình hèn hạ sao?”. Câu 23 tiếp tục nói về việc Đức Chúa Trời bày tỏ, “các sự giàu có của vinh hiển Ngài đối với những bình đáng thương xót mà Ngài đã sắm sẵn trước cho sự vinh hiển”. Là chiếc bình, chúng ta không phải là dụng cụ hay vũ khí, -- chúng ta là các bình chứa. Theo Rô. 9, chúng ta chứa đựng sự thương xót, danh dự, vinh quang. Sự thương xót, danh dự, vinh quang nầy thực ra là Đức Chúa Trời tam nhất. Trong giai đoạn khởi đầu, chúng ta kinh nghiệm Đức Chúa Trời tam nhất là sự thương xót; trong giai đoạn tiến triển, Ngài là danh dự của chúng ta, và trong giai đoạn hoàn tất, Ngài là sự vinh hiển của chúng ta. Hiện tại chúng ta vui hưởng Đức Chúa Trời của chúng ta như sự thương xót và một phần như là danh dự. Khi Chúa Jesus  trở lại, chúng ta sẽ được đem vào sự danh dự và vinh quang cách đầy đủ. Rồi chúng ta sẽ được đổ đầy Đức Chúa Trời tam nhất, không chỉ như sự thương xót, nhưng cũng như vinh dự và vinh quang của chúng ta.

   Là bình của sự thương xót cho vinh dự và vinh quang, chúng ta được Đức Chúa Trời chọn lựa theo sự thương xót tối thượng của Ngài (Rô. 9:11-16). Lời diễn tả “sự thương xót tối thượng” ngụ ý sự thương xót của Đức Chúa Trời tuyệt đối theo tối thượng quyền của Ngài. Chiếc bình của sự thương xót không phải là kết quả do sự chọn lựa của chúng ta, nó phát xuất từ tối thượng quyền của Đức Chúa Trời. Do tối thượng quyền của Ngài, Ngài sáng tạo chúng ta như chiếc bình chứa đựng Ngài. Tối thượng quyền của Ngài là cơ bản sự chọn lựa của Ngài.

   Một minh họa khác về sự thương xót tối thượng của Ngài được tìm thấy trong Rô. 9 là về người thợ gốm và đất sét. Phao-lô nó, “nhưng, ớ người kia, ngưoi là ai mà dám gạn lại Đức Chúa Trời? Vật được nắn nên há lại nói với kẻ nắn nên nó rằng: sao ngươi làm nên ta như vậy? thợ gốm há chẳng có quyển uy trên đất sét, cùng trong một đống mà làm phần nầy ra bình sang trọng, phần kia ra bình hèn hạ sao?” Đức Chúa Trời là nguời thợ gốm, chúng ta là đất sét. Là Thợ gốm, Đức Chúa Trời có quyền uy trên đất sét. Nếu Ngài muốn, Ngài có thể tạo một chiếc bình cho vinh dự và chiếc khác cho sự hèn hạ. Điều nầy không tuỳ thuộc trên sự chọn lựa của chúng ta—mà tuỳ thuộc trên tối thượng quyền của Ngài.

   Rô-ma 9 khải thị rằng tuyệt đỉnh của tình trạng hữu dụng của chúng ta đối với Đức Chúa Trời, chúng ta là bình chứa đựng và biểu hiện Ngài. Chúng ta là bình chựa đựng Ngài và sự biểu hiện Ngài, và Ngài là nội dung và sự sống của chúng ta. Ngài sống trong chúng ta hầu chúng ta có thể sống Ngài. Cuối cùng, Ngài và chúng ta, chúng ta và Ngài sẽ hoàn toàn là một trong sự sống và bản chất. Đây là định mệnh của chúng ta như là bình của sự thương xót.

   Bình tôn trọng vừa bằng bản chất thần thượng (vàng) và bản chất phàm nhân được cứu chuộc và tái sinh (bạc). Giống như Timothe và các tin đồ chân chính khác, cấu tạo nền tảng chắc chắn (Tim 2:19) biểu minh lẽ thật. Bình hèn hạ là bản chất phàm nhân sa ngã (gỗ và đất). Hi-mênê, Phi-lết (2 Tim. 2:17) và các tín đồ giả mạo khác được tạo bằng chất liệu nầy.

   2 Timothe 2:20 và 21 chỉ tỏ rằng, căn cứ trên sự thương xót của Đức Chúa Trời, mà đã tạo chúng ta nên bình tôn trọng, chúng ta phải tẩy sạch mình khỏi các chiếc bình hèn hạ. chúng ta cần phân rẽ chính mình khỏi các chiếc bình nầy. Thí dụ, chúng ta phải tách biệt khỏi các nhà tân phái ngày nay, những nguời chối bỏ rằng Jesus là Đức Chúa Trời và Kinh thánh do Đức Chúa Trời hà hơi. Những người như vậy là bình hèn hạ, chúng ta không nên ở với họ. Để làm bình tôn trọng, chúng ta cần phân rẽ chính mình, tẩy sạch chính mình, khỏi những chiếc bình hèn hạ.

5.Nhánh Ô-liu :
   Cây oliu vun trồng trong Rô. 11:24 là tuyển dân Israel của Đức Chúa Trời với Christ như là thực tại và mọi sự của họ (Rô. 9:4-8). Cây ôliu được vun trồng không chỉ là Israel suông,-- đó là Israel với Christ là thực tại. Ngoài Christ, con cái Israel trống rỗng, không có thực tại.

   Christ là rễ cũa cây ôliu vun trồng nầy. Không có rễ, cây không ra gì. Christ là rễ của tuyển dân Israel. Hơn nữa, các sự phong phú của cây ôliu cho chúng ta vui hưởng đều ở trong Christ, như là rễ của cây nầy. Nếu cây bị chặt rễ, nó mất mọi sự. Ngày nay, Israel vẫn còn từ bỏ Christ và do đó bị cắt đứt đối với Ngài. Nhưng ngày kia, họ sẽ trở về cùng Ngài. Trong thời gian Israel bị cắt dứt khỏi Christ, chúng ta, các dân tộc ngoại bang, được tháp vào cây ôliu được vun trồng nầy, hầu chúng ta vui hưởng Christ như rễ sự màu mỡ của cây nầy.

   Các tín đồ ngoại bang như các nhánh ôliu được vun trồng, đã được tháp vào nó để làm các người tham dự rễ màu mỡ của nó, tức là vui hưởng sự phong phú của Christ, Ngài là rễ của Israel. Ngợi khen Chúa, là các nhánh ôliu hoang, chúng ta có thể làm người đồng dự phần rễ màu mỡ của cây oliu. Đây là sự vui hưởng của chúng ta.

6. Cuộc Trình Diễn Các Trận Đấu Giữa Phạm Nhân Và Thú Dữ Trong Hí Trường Rô-ma:
   Trong 1 Cor. 4:9 Phao-lô dùng thành ngữ “sau rốt” (last of all). Lời diễn tả nầy, được hiểu chung chung vào thời đó, ám chỉ phần trình diễn cuối cùng trong hí trường La Mã. Theo phong tục thời xưa, khi các tử tội chiến đấu với thú dữ trong hí trường là để làm trò tiêu khiển cho dân chúng. Các tử tội không ra gì cả, phần thấp hèn trong dân chúng, được trình diễn sau cùng. Hành động cuối cùng, cuộc diễn trò sau cùng thì do các người tử tội , chiến đấu với thú dữ để mua vui cho dân chúng. Câu “sau rốt” ám chỉ điều nầy.

   Trong câu 9, Phao-lô dùng lời diễn tả theo phép so sánh để chuyển đạt tư tưởng rằng Đức Chúa Trời đưa các sứ đồ, và mọi tín đồ đắc thắng ra, sau hết mọi sự, có vẻ như họ là các tử tội thấp hèn nhất, bị kết án tử hình, làm thú tiêu khiển cho dân chúng. Vì vậy, các sứ đồ coi họ như là các người tử tội đã định án chết trước mặt thế giới.

   Trong 1Cor. 4:9, Phao-lô cũng nói rằng các sứ đồ trở nên, “cuộc diễn trò cho thế giới, cả các thiên sứ và loài người cùng xem”. Chữ Hi lạp dịch là “cuộc diễn trò” là chữ dành cho chữ “rạp hát”. Nó ám chỉ một sô diễn, cuộc trình diễn, được tạo ra theo phương cách của rạp hát để tiêu khiển. Đây cũng là phép ẩn ý, ám chỉ các cuộc chiến đấu giữa các phạm nhân tử hình và thú dữ trong hí trường. thời xưa.

7. Rác Rến Của Thế Giời, Cặn Bả Của Muôn Vật:
   Trong 1 Cor. 4:13 phao-lô nói, “ chúng tôi trở nên như rác rến của thế giới, cặn bả của muôn vật”. Rác rến và cặn bả đồng nghĩa. Rác rến chỉ tỏ vật gì đó được ném đi để tẩy sạch, do đó nó là rác, đồ thừa. Cặn bả chỉ tỏ vật phải quét sạch, tức là vật bỏ đi, phế thải. Cả hai chữ nầy đồng nghĩa, được dùng theo phép ẩn dụ, đặc biệt chỉ về các tội nhân bị kết án, có giai cấp thấp nhất, họ bị ném xuống biển hay quăng cho dã thú trong hí trường.
    Tại đây Phao-lô so sánh chính mình với các phạm nhân thấp hèn nhất, với rác rến, cặn bả, đồ phế thải, vật bỏ đi. Đây là sự đánh giá của Phao-lô về chính mình trước mặt cả dân Do thái và ngoại bang. Trước mặt một số người thế tục nào đó, tình trạng của chúng ta cũng như vậy. So sánh với họ, chúng ta là rác rến và cặn bả. Họ có thể cực kỳ thành đạt, và giàu có, nhưng chúng ta trở nên rác rến của thế giới và cặn bả của muôn vật. Chúng ta chỉ đủ tư cách trở thành cặn bả, bị ném bỏ đi.