Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

CHÚNG TÔI ĐÃ SAI LẦM--4

PHẦN 1: 

“Hội Thánh Địa Phương” như là Phong Trào và Nguồn Gốc của Tranh Luận


            Hội Thánh Địa Phương, như là một phong trào có thể được truy nguyên từ việc hoán cải của một thiếu niên mười bảy tuổi sáng dạ và đầy hứa hẹn tên Nee To-sheng (1903-1972) ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung quốc. “Watchman Nee”,  (“Lính Canh” họ Nghê) (sau đó được biết đến theo tên đó) đã hết lòng dâng cuộc đời mình cho việc phục sự Đức Chúa Trời.  Những gì mà Nee thiếu về mặt huấn luyện chính thức được anh ta bù lại bằng cách đọc ngấu nghiến hoặc bất kỳ tài liệu Cơ đốc giáo nào có được và bằng kinh nghiệm thực tế về sự rao giảng phúc âm và gieo trồng hội thánh. Nee đã nổi tiếng có sự am hiểu sâu sắc về sự sống bề trong của Cơ đốc nhân và về nếp sống hội thánh Tân Ước, mà ông đã trình bày thông qua các sách báo ông xuất bản sau khi di trú đến Thượng Hải vào năm 1927.

            Một trong những Cơ đốc nhân người Hoa sốt sắng nhất hưởng được sự ích lợi từ những ấn phẩm của Nee là một thanh niên tên Li Changshou (Lý Thường Thụ) -(1905-1997), sau này được gọi là Nhân Chứng họ Lý (Witness Nee).  Lee đã lớn lên như một người theo Baptist Miền Nam (Southern Baptist)[1] và tự mình tiếp nhận Đấng Christ làm Đấng Cứu Rỗi vào năm 1925.  Năm 1933 Lee đã sắp xếp cho Nee đến và phát biểu tại một hội thánh ông đã gieo trồng tại thị trấn quê nhà, Chefoo (Trá Phổ- Sơn Đông) và có nguyện vọng chức vụ của mình hoàn toàn kết hợp hoặc ‘trở thành một’ với chức vụ của Nee, sau đó trong cùng năm ông đã dời sang Thượng Hải.
            Trong những năm tiếp theo, Nee đã viết nhiều sách và tổ chức các hội nghị và đào tạo cho những công nhân hội thánh.  Nee, Lee và những công nhân khác đã gieo trồng các hội thánh khắp các nẻo đường của Trung Quốc và Đông Nam Á, lên đến con số ít nhất là sáu trăm hội thánh vào thời điểm có Cuộc Cách Mạng xã hội năm 1949.  Đó là một phong trào của người Trung hoa thực sự  là bản địa, sau đó được những người bên ngoài biết đến như là “Bầy Chiên Nhỏ” (do họ đã hát một bài ca từ quyển thánh ca của phái Plymouth Brethen có tên là Hymns for the Little Flock – Thánh ca dành cho Bầy Chiên Nhỏ), họ chú trọng vào một sự hiểu biết có trãi nghiệm về Đấng Christ, cuộc sống được dâng hiến và sự phục hồi  khuôn mẫu Tân Ước cho hội thánh địa phương.

Cội Rễ từ phái Anh Em Plymouth

(LND- Plymouth Brethren, tạm dịch là Anh Em Plymouth,  là một phong trào cơ đốc theo Phúc Âm bảo thủ có lịch sử từ Dublin, Ái nhĩ lan vào cuối thập niên 1820.  Điều nổi bật là họ không đặt tên hội thánh chính thức cho mình, không có phái tăng lữ cũng không nghi lễ.  Anh Em là danh xưng mà họ thấy thoải mái khi sử dụng vì Kinh Thánh gọi bất kỳ ai tin Chúa đều là Anh Em (the Bible designates all believers as "brethren”)
            Có rất nhiều ý tưởng của phong trào này, thí dụ như số lượng đông đảo những trưởng lão như là “người chăn dắt” tập thể của hội thánh, việc hủy bỏ sự phân biệt giữa tăng lữ và người tín đồ thường và sự thờ phượng tập chú vào Bàn Của  Chúa, có nguồn gốc từ phái Brethren Plymouth biệt lập, mà cả Nee lẫn Lee đều chịu ảnh hưởng mạnh mẻ.  Tuy nhiên Nee coi tính chia rẻ mà ông quan sát thấy giữa các Anh Em là phi kinh thánh và do đó tìm kiếm lập trường Tân Ước để có được sự hiệp nhất giữa các người tin Chúa, ông đã triển khai quan điểm rằng chỉ nên có một hội thánh cho mỗi thành phố, tự trị khỏi tất cả những hội thánh địa phương khác, các giáo phái, các Ban quản trị đoàn truyền giáo khác v.v...Cho dù được đón nhận vì mục đích hiệp nhất, nhưng việc đó đã chứng tỏ là một yếu tố gây tranh luận nhất về Hội Thánh Địa Phương, bởi vì trong cốt lõi việc đó là chống lại mọi hình thức giáo phái và bác bỏ tính hợp pháp của bất kỳ hội thánh nào nhóm họp lại dựa trên bất kỳ cơ sở nào khác không phải là địa phương – mặc dù Hội Thánh Địa Phương coi tất cả Cơ đốc nhân đều là con cái thực của Đức Chúa Trời (xem phần 4).
            Khi những người cách mạng nắm quyền lực, nhiều sự bức hại nặng nề đã đổ lên Hội Thánh Địa Phương và Nee đã bị giam cầm vào năm 1952, là nơi ông qua đời hai mươi năm sau.  Nee đã phái Lee sang Đài Loan để đảm bảo cho sự tồn vong của phong trào và những chân lý Tân Ước mà họ “đã khôi phục”.
            Tính đến năm 1955[2], tại Đài Loan phong trào đã phát triển thành sáu mươi lăm hội thánh với sự tham gia của hai mươi ngàn ‘thánh đồ’  (“thánh đồ” là từ ngữ mà các Hội thánh Địa phương yêu chuộng dùng để gọi những người tin Chúa). Lee đã giữ ‘chiếc áo tơi’ quyền lãnh đạo toàn bộ, mặc dù một số nhà lãnh đạo và một số hội thánh vốn là một phần trong phong trào “Bầy Chiên Nhỏ” của Nee đã không bao giờ “trở thành một” với Lee như Lee đã từng trở thành một với Nee, và cũng từ một số những người này mà lời buộc tội về dị giáo đã đầu tiên được buộc cho Lee.[3]

Lee Tiếp Tục Định Hình Cho Phong Trào

Trong thời kỳ này Lee triển khai đầy đủ hơn nhiều giáo huấn đã được trình bày trong chức vụ của Nee, thí dụ như sự trộn lẫn của Đức Chúa Trời và con người,[4]Đấng Christ như là Linh ban sự sống (giáo huấn này khiến ông bị buộc tội là theo Đoạn thần thuyết – xem phần 2), và sự hiểu biết về hội thánh như là Jerusalem Mới, cũng như những thực hành phụng hiến như đọc  cầu nguyện lời và kêu cầu danh Chúa.  Tất cả các điều đó được trình bày như là những khải thị mới, không phải theo ý nghĩa một lẽ thật mới vượt ngoài Kinh Thánh, mà là theo ý nghĩa một  lẽ thật của kinh thánh đã từng bị bỏ mất, nhưng Đức Linh đã phô bày ra và hội thánh khôi phục lại.[5] Do đó, phong trào thường coi mình là “Sự khôi phục của Chúa”, bởi vì họ thấy họ là thành phần của sự phục hồi liên tục về lẽ thật kinh thánh cho dân chúng của Đức Chúa Trời mà có thể truy nguyên từ thời kỳ tiền Cải Cách thông qua cuộc Cải Cách Tin Lành (Protestant Reformation) xuyên suốt đến các chức vụ của Watchman Nee và Witness Lee[6].

Đông Tây Gặp Nhau
            Năm 1958 Lee đã du hành qua Mỹ và nhóm họp với một nhóm tín đồ ở Los Angeles, họ đang khao khát được trãi nghiệm hội thánh Tân Ước.  Lee duy trì liên lạc với họ và trong năm 1962 ông đã di chuyển sang Los Angeless với niềm tin là  Chúa đang chỉ đường cho ông mở rộng sự “khôi phục” sang nước Mỹ.
            Năm 1969 đã có “các hội thánh địa phương” ở California, New York và Texas, tuy nhiên phần lớn đất nước này vẫn chưa được tiếp xúc bởi phong trào này.  Lee đã bắt đầu rao giảng rằng theo Sách Công Vụ, nếp sống hội thánh đã được truyền rộng ra bằng cách di trú, do đó các nhóm thành viên của Hội thánh Đia phương bắt đầu di chuyển đến những phần khác nhau của đất nước và thành lập các hội thánh ở đó.  Trước sự bùng nổ của phong trào Jesus trong thập niên 1970, nhiều thanh niên trẻ tuổi có lý tưởng, cũng như những người khao khát thuộc linh lớn tuổi hơn tìm kiếm trãi nghiệm sâu sắc hơn về Đấng Christ và cả hội thánh Tân Ước, do đó vị thế của Hội thánh Địa phương càng mạnh hơn và trở thành một lượng số người được biết đến, tối thiểu là với các Cơ đốc nhân trong nhiều thành phố khắp nước Mỹ.  Các hội thánh cũng đã được thành lập ở Canada và mọi lục địa.
            Chức vụ đối lập tà giáo cũng đã tự hình thành trong thập niên 1970 và, như đã lưu ý trước đây, Hội thánh Địa phương đã không thoát khỏi tầm ngắm của họ. Quan sát ngược lại quá khứ một cách khách quan tối đa có thể được, tôi phải nói rằng cả hai bên đều đã đối xử tồi tệ.  Các nhà nghiên cứu đối lập tà giáo đã không đủ nỗ lực để hiểu rõ Hội thánh Địa phương theo điều kiện văn hóa và thần học của riêng họ, do đó đã không thể đánh giá một cách đúng đắn những khác biệt lớn lao thường tồn tại giữa một phong trào Cơ đốc bản xứ Trung hoa (ngay cả đối với một số người Mỹ cải đạo trẻ tuổi) và phái truyền bá Phúc Âm tiêu biểu Mỹ.  Càng làm trầm trọng hơn là Lee có khuynh hướng đưa ra những tuyên bố gây ra sự tranh luận, nhưng không lập tức lý giải, do đó gây ra hiểu lầm sâu đậm.  Về phần mình các thành viên của Hội thánh Địa phương đã không hề bỏ qua tinh thần quyết chiến trước sự phê phán của công luận.  Các chiến lược và tuyên bố của những thành viên ấu trỉ đã càng làm trầm trọng thêm khái niệm sai lầm rằng họ là dị giáo.

            Tôi còn nhớ lại sự việc đã xảy ra.  Sau khi người sáng lập Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc, Walter Martin công khai phát biểu ở Anaheim về Hội thánh Địa phương vào tháng 10 năm 1977, tại một cuộc họp đặc biệt diễn ra trong Melodyland Christian Center (Trung Tâm Cơ Đốc Melodyland)  (- ông sử dụng công trình nghiên cứu mà ông được cung cấp bởi những nhà nghiên cứu về tà giáo trẻ tuổi, nhưng tài năng là Bob và Gretchen Passantino và ông tin tưởng mạnh mẽ vào những gì được họ diễn giải về các giáo huấn của Hội thánh Địa phương) thì các Hội thánh Địa phương và thành viên đã phản ứng lại bằng cách trưng ra những trang đầy quảng cáo trong tờ Orange County Register (LND- một tờ nhật báo về tin tức, giải trí, thể thao, quảng cáo, rao vặt….) để đấu tranh cho tính chính thống của các tín lý của họ và lên án chương trình phát thanh “The Bible Answer Man”(Người Giải Đáp Về Kinh Thánh) (vào thời điểm đó Martin làm Chủ bút).  Tôi cũng còn nhớ cách họ ào ạt tấn công các đường điện thoại của chương trình Người Giải Đáp về Kinh Thánh, cắt đứt toàn bộ buổi phát thanh để đấu tranh quyết liệt với Martin để bên vực về những giáo huấn của họ.

Lee Gặp Gỡ Martin

            Sự việc hẳn đã có thể trở thành rất khác đi. Tôi còn giữ lại bản văn ghi lại cuộc họp vào ngày 21-02-1977 giữa Walter Martin và Witness Lee.  Lee đã mời Martin ăn trưa với ông và vợ ông ở nhà mình và Martin nhận lời.  Họ đã có một cuộc thảo luận dài và thẳng thắn qua đó họ tìm hiểu về nhau, trao đổi về các niềm tin của họ, nhìn nhận nhau như là anh em trong Đấng Christ, là những người yêu Chúa và cuối cùng thì đã có được sự tương giao Cơ đốc rất thân thiết.  Họ kết luận là sẽ tiếp tục bằng nhiều đối thoại hơn về những giáo huấn của Hội thánh Địa phương.  Lee đã bày tỏ sự thông thoáng để sửa đổi và Martin cũng cởi mở để thấy rằng không có gì để sửa sai cả.  Họ đã đồng lòng rằng trong thời gian đó cả hai bên sẽ ngưng và từ bỏ những hành động khiêu khích.
            Tôi còn nhớ Martin trở về Viện Nghiên Cứu Cơ đốc tán dương về sự tương giao ông đã có với “anh em Lee” và lệnh cho chúng tôi ngưng nhận xét về Hội thánh Địa phương cho tới chừng nào sự đối thoại bắt đầu; tuy nhiên tôi cũng nhớ rằng bộ phận nghiên cứu đã mất hết nhuệ khí trước khúc ngoặc này.  Chúng tôi đã không tin vào Lee và lo sợ Martin có thể đã bị mê hoặc.  Chẳng bao lâu sau, người của hai bên đã vi phạm những điều kiện của “sự đình chiến” trong khi các người lãnh đạo liên quan không biết và bằng lòng.  Cả Martin lẫn Lee đều cho rằng bên kia phải chịu trách nhiệm về sự bội tín này, cho nên cuộc đối thoại đã tan thành mây khói và “chiến tranh” lại tiếp tục, càng dữ dội hơn trước.

Hội Thánh Địa Phương Đi Đến Giải Pháp Kiện Tụng

            Trận chiến của Hội thánh Địa phương với cộng đồng đối lập tà giáo trong năm 1977 đã mở rộng vượt quá Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc sau khi hai cuốn sách được xuất bản.  The Mind Benders (tạm dịch: Những Kẻ Bẻ Cong Tư Tưởng) là một sách về các tà giáo của nhà xuất bản Thomas Nelson, trong đó có một chương nói về Hội thánh Địa phương.  Chương đó được viết bởi Jack Sparks, cựu chủ tịch của Christian World Liberation Front (tạm dịch là Mặt trận Giải phóng Cơ đốc  Toàn thế giới) tại Berkeley, Californa, là nơi phát sinh ra Spiritual Counterfeits Project (tạm dịch là Dự Án Chống Lừa Bịp Thuộc Linh).  Vốn đi theo hình thức Chính thống Phương Đông và có những quan hệ rạn nứt với Dự Án Chống Lừa Bịp Thuộc Linh, nên Sparks nhìn vấn đề từ một góc cạnh riêng và đã sử dụng các tín điều cổ cũng như Kinh Thánh để bài bác các tà giáo.  Sách đó buộc tội Hội thánh Địa phương tẩy não và lạm dụng các thành viên của họ.  Sau một ấn bản vào năm 1978,  sách đó thêm vào một chương về Jim Jones’ People’s Temple (tạm dịch Đền Thờ Con Người của Jim Jones) nằm ngay sau chương nói về Hội thánh Địa phương, và toàn bộ những nỗ lực của họ nhằm giải quyết vấn đề không cần đến kiện tụng trở thành vô vọng, thì Hội thánh Địa phương đã nộp đơn kiện vào năm 1981.  Một dàn xếp hòa giải đã đạt được vào năm 1983 dẫn đến việc rút lại đơn kiện tụng được đăng trên mười tám tờ nhật báo ở Mỹ.  Nelson ngưng phân phối sách đó và những bản chưa bán ra được thu hồi lại.
            Cuốn thứ hai, The God-Men (tạm dịch ‘Những Con Người-Đức Chúa Trời), viết bởi ban biên tập của Dự Án Chống Lừa Bịp Thuộc Linh đã không bị thách thức một cách hợp pháp bởi Hội thánh Địa phương với ấn bản 1970.  Thế nhưng khi ấn bản tiếng Đức 1979 được hiệu đính thật nhiều bởi Neil T. Duddy và Dự Án Chống Lừa Bịp Thuộc Linh được xuất bản bởi nhà xuất bản Schwengeler-Verlag (ấn hành bằng tiếng Anh năm 1981 bởi Inter Varsity Press) thì Hội thánh Địa phương đã kiện Duddy, Dự án Chống Lừa Bịp Thuộc Linh và Schwengeler-Verlag.  Trong suốt gần năm năm trời, trước khi xử kiện Duddy đã rời bỏ đất nước, còn Schwengeler-Verlag đã không có mặt ở bất kỳ phiên xử nào.  Vào ngày đầu tiên của phiên xử thì Dự Án Chống Lừa Bịp Thuộc Linh (rõ ràng là sẽ thua kiện) đã tuyên bố phá sản với lý do không có khả năng thanh toán cho án quyết được dự kiến và do đó họ cũng đã không có mặt tại phiên xử.
            Mặc dù Dự Án Chống Lừa Bịp Thuộc Linh đã đổ lỗi rằng do Hội thánh Địa phương cố ý kéo dài vụ kiện khiến họ buộc phải phá sản và do đó không thể có khả năng bảo vệ, nhưng những thông tin truyền ra chống lại họ trong các khẩu cung và chứng cứ của chuyên gia khiến khó mà hình dung được liệu họ có thể có sự bảo vệ như thế nào (xem phần 5).  Vào ngày 26-01-1985 tòa đã tuyên án là The God-Men (Những Con Người-Đức Chúa Trời) đã “sai lầm về mọi mặt chủ yếu, xúc phạm danh dự và không được có đặc quyền, và do đó là bôi nhọ danh dự” và trả cho bên nguyên đơn 11.900.000 đô la, cho những thiệt hại, tuy nhiên do tình trạng phá sản cho nên bên nguyên đơn đã chỉ nhận được 34.000 đô la.
            Sau khi vụ kiện Những Con Người-Đức Chúa Trời kết thúc, xung đột giữa Hội thánh Địa phương và cộng đồng đối lập tà giáo lắng dịu và tạm nguội đi được nhiều năm.  Sự phát triển của Hội thánh Địa phương ở Mỹ đã chậm lại đáng kể, một phần do sự tồn tại dai dẳng của nhãn mác “tà giáo”.  Phong trào đã bị lay động mạnh trong thập niên 1980 bởi một số tranh luận và phân rẻ nội bộ[7], tuy nhiên vẫn có đủ thành viên hết lòng để chịu đựng những trận bão táp này.  Trong khi đó sự phát triển đã thành công ở Viễn Đông, đặc biệt là sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung hoa nhân nhượng hơn với những tôn giáo không đăng ký trong đầu thập niên 1980.  Một công trình thành công khác đã được tung ra ở Liên Xô cũ và Hội thánh Địa phương đã thành lập những trung tâm đào tạo dành cho thanh niên hầu việc Chúa trọn thì giờ của họ tại khoảng mười quốc gia khác nhau.  Witness Lee đã dành những năm còn lại của đời mình để hoàn tất công trình Nghiên Cứu sự sống về các loạt sách Kinh Thánh, hiệu đính lại Recovery Version (Phiên Bản Khôi Phục) về Kinh Thánh của ông và soạn ra những tài liệu mới làm sáng tỏ tầm nhìn chính của phong trào và tái cấu tạo lại sự thực hành của nếp sống hội thánh để phù hợp sát sao hơn với khuôn mẫu Tân Ước (thí dụ như 1 Cor.14)[8], và đã có hiệc lực mạnh mẽ lên những cuộc nhóm họp của họ.
            Năm 1997 Lee qua đời. Những người trong cộng đồng đối lập tà giáo đã phân vân không biết liệu thế hệ lãnh đạo mới có đưa ra những sửa đổi hoặc thu hồi nào không trong các giáo huấn của Giáo hội Địa phương.

Vụ Kiện Mới và Cuộc Tìm Kiếm
Tri Thức Phúc Âm

            Ngày 14-12-2001 Hội thánh Địa phương, bộ phận xuất bản của họ - Living Stream Ministry và chín mươi bảy giáo hội địa phương đã đệ đơn kiện nhà xuất bản Harvest House Publishers cùng các tác giả John Ankerberg và John Weldon về đầu sách năm 1999 của họ, Encyclopedia of Cults and New Religions (Bách Khoa Từ Điển Các Tà Giáo và Tôn Giáo Mới).  Nhiều thành viên của cộng đồng đối lập tà giáo đã ngạc nhiên không chỉ vì Hội thánh Địa phương lại kiện tụng nữa sau khi Lee qua đời, nhưng còn vì họ làm vậy vì một trang rưỡi trong cuốn bách khoa dày 731 trang.  Vào ngày 05-01-2006 tòa thượng thẩm Texas truy lại một quyết định của tòa cấp dưới bác bỏ đề nghị của bên bị kiện về án quyết đối với họ, họ nêu ra rằng Tòa án không có quyền quyết định tranh chấp “tôn giáo”.  Hội thánh Địa phương đã kháng án lên cả Tòa Thượng Thẩm Texas trong năm 2006 lẫn Tòa Thượng Thẩm toàn quốc Hoa Kỳ vào năm 2007, tuy nhiên cả hai tòa đều bác bỏ xem xét lại vụ này.
            Đồng thời với vụ kiện liên quan tới cuốn bách khoa về tà giáo và tôn giáo mới, Hội thánh Địa phương rõ ràng đã đang có nỗ lực phối hợp để xây dựng quan hệ với cộng đồng phúc âm rộng lớn.  Trong năm 2002, Living Stream Ministry đã được chấp nhận vào Evangelical Christian Publishers Association (ECPA, Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản Phúc Âm Cơ Đốc).  Họ đã trở thành những thành viên của Christian Booksellers Association (CBA, Hiệp Hội Các Nhà Bán Sách Cơ Đốc) và Evangelical Christian Credit Union (ECCU, Liên Đoàn Đức Tin Phúc Âm Cơ Đốc ).  Họ đã vươn tới, không những chỉ Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc  mà còn cả Fuller Theological Seminary (Viện Thần Học Fuller), đề nghị đối thoại và tìm hiểu tận tường về tính chính thống của những giáo huấn của họ.  Fuller đã đồng ý và đã có kết quả thuận lợi cho Hội thánh Địa phương.[9]  Hội thánh Địa phương cũng đã tìm cách tiếp xúc với vô số nhà thần học và thủ lĩnh Cơ đốc giáo, là những người họ tin là có đầu óc thông thoáng và có thể trở thành những liên minh.  Họ phát triển những đầu mối trong giới báo chí Cơ đốc chủ đạo và những gì được đăng tải từ những tập san đó đã trở nên thuận lợi hơn[10].

“Lá Thư Ngõ” Gửi Đến Hội Thánh Địa Phương của Các Nhà Lãnh Đạo Cộng Đồng Phúc Âm

            Cho dù đạt được những bước tiến như vậy, Hội thánh Địa phương vẫn tiếp tục gánh chịu sự nhạo báng, nghi ngờ và thẳng thừng bài trừ từ một số nguồn gốc.  Sự việc này trở nên rõ ràng vào ngày 09-01-2007, khi một cuộc họp báo đã công bố rằng “trên 60 học giả Phúc Âm Cơ Đốc và lãnh tụ chức vụ lời của bảy quốc gia đã ký tên một lá thư ngõ chưa hề xảy ra trước đây (www.open-letter.org) yêu cầu giới lãnh đạo của “các hội thánh địa phương” và Living Stream Ministry rút lại những phát biểu không chính thống của người sáng lập, Witness Lee.  Thư đó cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo phong trào từ bỏ cách sử dụng các vụ kiện và đe dọa kiện tụng kéo dài nhiều thập niên để đáp trả lại sự phê phán và dàn xếp tranh chấp với các tổ chức và cá nhân Cơ đốc giáo.[11]  Trong số những nhà lãnh đạo và học giả lổi lạc đã ký tên vào lá thư có một vài nhân viên cũ của Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc và các đương kim cộng tác viên của Chuyên San Nghiên Cứu Cơ Đốc, kể cả E.Calvin Beisner, James Bjornstad, Norman L.Geisler, H.Wayne House, Gordon R.Lewis, Ron Rhodes và James R.White.





[1] Thực là quan trọng để lưu ý rằng cả Lee lẫn Nee đều không xuất thân từ tầng lớp Phật tử..  Những khuynh hướng thần bí trong các văn phẩm của họ đều không thể truy nguồn từ các tôn giáo Đông phương, như đã bị gán cho, nhưng từ  những bậc thầy về sự sống bề trong của Cơ đốc giáo phương Tây như Jessie Penn-Lewis, Andrew Murray và Madame Guyon.
[2] The Lord’s Recovery of Experiencing Christ and Practicing the Church Life in Oneness History, “The Present Recovery – One City, One Church (A.D. 1937-Present)” 2. http:/www.lordsrecovery.org/history/iv.html

[3] Người phê bình thần học đầu tiên về Lee là James Chen, người trước đó đã được Nee đề cử  làm một trong hai trưởng lão ở Hongkong.  Đáng thú vị là chúng tôi đã không hề nghe về sự buộc tội của ông ấy ở Mỹ, rằng Lee đã dạy giáo lý của Arius (người bị Hội thánh đầu tiên kết án là tà giáo vào thế kỷ 3, vì Arius dạy Chúa Jesus chỉ là người, không phải là Đức Chúa Trời).  Ông James Chen dựa trên sự kiện là việc Lee gọi Đấng Christ nhục hóa là một tạo vật.  Thực sự  Lee đã rao giảng rằng Đấng Christ là một tạo vật về mặt nhân tính của Ngài, nhưng ông còn rao giảng rằng, về mặt thần tính của Ngài, thì Đấng Christ là Đấng Tạo Hóa vũ trụ.  Hình thức này, theo đó Lee đưa ra những lập luận cấp tiến và cân bằng những lập luận đó trong những phần khác trong giáo huấn của ông khiến cho những nhà phê bình về ông nắm lấy những lập luận cấp tiến nhưng không phân tích những lập luận đối trọng kia, và vẫn còn tiếp diễn cho tới ngày nay.  Thực sự thì đề tài này gói gọn khá đầy đủ sự cân nhắc của bài báo này nếu nói về mặt thần học.
[4] Hội thánh Địa phương đã thận trọng định nghĩa trộn lẫn theo một cách không hàm ý sự thay đổi về bản chất thuần túy của Đức Chúa Trời hoặc con người.  Xem “Trộn lẫn – Liệu Có Từ Ngữ Nào Chuẩn Hơn Không>” (Hòa quyện là chuẩn hơn)(“Mingling – Was There Ever a Better Word?” Khẳng Định và Phê Phán (Affirmation and Critique) 1,3 (07-1996); 31-62.
[5] “The Present Recovery-One City, One Church (A.D.1937-Present,”19 (Sự Khôi Phục Ngày Nay--Một Thành Phố, Một Hội Thánh”.
[6] Nếu bạn muốn đọc giải thích đầy đủ về những tín lý của họ liên quan đến lãnh vực này thì hãy xem toàn bộ phần Lịch sử (History) tại website, The Lord’s Recovery of Experiencing Christ and Practicing the Church Life, http://www.lordsrecovery.org/history/index.html.
[7] Các nhà phê bình liệt những tranh luận này như là minh chứng cho tính chất tà giáo  của Hội thánh Địa phương, tuy nhiên khi xem xét những sự việc này chúng ta thấy có minh chứng duy nhất liên quan đến giáo lý kinh thánh về sự hiện diện còn tiếp diễn của tội lỗi trong tín đồ (thí dụ: James 3:2 John 1:8).  Nói một cách khác thì phong trào đã không miễn dịch khỏi những cư xử xác thịt đã gây hại và chia rẻ các công trình của Cơ đốc nhân xuyên suốt lịch sử hội thánh.  Có lẽ là trong một số báo nào đó trong tương lai chúng tôi có thể đề cập đến những vấn đề này, tuy nhiên đã vượt quá phạm vi trong bài này vốn đặt trọng tâm vào những luận điệu nêu ra trong “bức thư ngõ” gửi cho Hội thánh Địa phương và Chức vụ Suối Nước Sống (Living Stream Ministry). (xem bên dưới).
[8] Xem, thí dụ Witness Lee, The Ministry of the New Testament Priesst of the Gospel (Anaheim, Living Stream Ministry, 1985)
8. Xem loạt 11 sách huấn luyện các trưởng lão của Lee,bao gồn tập 2, The vision of the Lord’s Recovery (Anaheim, LSM, 1985)
[9] Xem Hank Hanegraaff, Gretchen Passantino và Fuller Theological Seminary, The Local Churches: “Genuine Believers and Fellow Members of the Body of Christ” (Fullerton, CA.DCP Press, 2008), 29-32.
[10] Xem, thí dụ bài xã luận “Loose Cult Talk”, Christian Today, tháng 03-2006, số 27 (http://www.christiantoday.com/ct/2006/march/15.27.html); Ken Walker, “Former Local Church Critics Change Stance.” Charisma, 06-2009, số 20.
[11] “Leading Evangelical Scholars Call on ‘Local Churches’ to Renounce Doctrines, Legal Attacks”, họp báo, 09-01-2007, http://www.open-letter.org/pdf/OI_PressRelease.pdf.