Một lương tâm không vấp phạm trước mặt Đức Chúa Trời lam chứng rằng Đức
Chúa Trời đẹp lòng với tín đồ và không có sự ngăn cách nào giữa Đức Chúa Trời
và tín đồ. Một lời chứng như vậy của lương tâm là điều không thể thiếu cho một
nếp sống bước đi theo linh. Đây phải là mục đích của tín đồ; tín đồ không được
bằng lòng khi chưa đạt đến điều này. Đây là nếp sống bình thường của một tín
đồ; sứ đồ Paul đã sống một nếp sống như vậy và các tín đồ ngày nay càng phải
sống một nếp sống như vậy. Enoch là người có một lương tâm không bị ô uế; vì
vậy, ông biết rằng ông biết rằng ông làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Lời chứng về
việc Đức Chúa Trời đẹp lòng với chúng ta có thể giúp chúng ta tiến bộ. Nhưng
chúng ta phải thận trọng; nếu không, chúng ta sẽ tôn cao “bản ngã”, cho rằng
chính mình có thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Mọi vinh hiển đều thuộc về Ngài.
Chúng ta phải “tự khích lệ mình” để giữ cho lương tâm của mình không vấp phạm.
Nếu lương tâm chúng ta thật sự không vấp phạm, chúng ta phải canh giữ, không
cho xác thịt bước vào cách quỷ quyệt.
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015
LƯƠNG TÂM
Ngoài trực giác và sự tương giao, linh chúng ta còn có một chức năng
quan trọng khác là điều chỉnh các hành vi sai trái của chúng ta và khiển trách
chúng ta hầu cho chúng ta không có sự bình an khi thiếu hụt vinh hiển của Đức
Chúa Trời. Chúng ta đang nói về lương tâm. Giống như sự thánh khiết của Đức Chúa
Trời kết án kẻ ác và vui thích trong điều thiện thì lương tâm của các tín đồ
cũng quở trách sự dơ bẩn và theo đuổi sự tốt lành. Lương tâm của các tín đồ là
nơi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời được biểu hiện. Nếu ao ước bước đi theo
linh, chúng ta không thể phớt lờ điều lương tâm nói với chúng ta vì dù ở bất cứ
giai đoạn nào, chúng ta cũng không thể không phạm sai lầm hoặc có xu hướng phạm
sai lầm. Lương tâm không chỉ khiển trách khi chúng ta làm một điều gì đó sai
trật để đem chúng ta đến chỗ ăn năn; nếu chỉ có như vậy thì chức năng của lương
tâm sẽ không trọn vẹn. Hơn nữa, đang khi chúng ta suy xét về con đường của mình
và trước khi chúng ta làm bất cứ điều gì, lương tâm sẽ trỗi dậy cùng với trực
giác để phản đối nếu chúng ta nghĩ về một điều gì đó không làm vui lòng Thánh
Linh. Điều này sẽ khiến chúng ta đánh mất cảm thức về sự bình an. Nếu các tín
đồ sẵn lòng lắng nghe tiếng nói của lương tâm đang phát ngôn qua trực giác thì
họ sẽ không thất bại như hiện nay.
Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015
SỰ TUONG GIAO TRONG NHÂN LINH (tt)
THUỘC LINH VÀ THUỘC XÁC THỊT
1 Corinth 3:1-2 nói: “Anh em ơi, tôi không thể nói với anh em như với người thuộc linh, nhưng như với người đầy xác thịt, như với con trẻ trong Đấng Christ. Tôi đã cho anh em uống sữa, chứ không phải thức ăn đặc, vì anh em chưa thể tiếp nhận, mà cho đến bây giờ cũng chưa thể”. Những câu này có liên hệ mật thiết với phần trước. Hơn nữa, sự dạy dỗ ở đây theo sau phần trước và tiếp tục chủ đề về nhân linh. Sau này Kinh Thánh được con người chia thành các chương và các câu là để cho tiện; điều đó không được cảm thúc bởi Thánh Linh. Vì vậy, chúng ta phải xem xét các lời này cùng với các lời trong chương trước.
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015
CHÚA JESUS SỐNG LẠI—
Giăng 20:1, “Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, lúc sáng sớm, trời
còn mờ mờ, Ma-ri Ma-đơ-len tới mộ, thấy tảng đá đã dời khỏi mộ”
Lê. 23: 10, “Khi nào các ngươi đã vào xứ mà ta sẽ ban cho, và
đã gặt mùa màng rồi, thì hãy đem đến cho thầy tế lễ một bó lúa đầu mùa của các
ngươi”
Thi 118: 24, “Nầy là ngày Đức Giê-hô-va làm nên, Chúng tôi sẽ
mừng rỡ và vui vẻ trong ngày ấy”.
CHÚA JESUS SỐNG LẠI TRONG TƯ CÁCH NÀO?
Chúa có 5 tư cách sau đây khi Ngài đã sống lại từ kẻ chết:
1.
Anh
Cả:
Về một phương diện Chúa là Anh cả, chúng ta đều là em của
Ngài-
Thi thiên 22: 22, Giăng 20:17 “Tôi sẽ rao truyền danh Chúa
cho anh em tôi, Và ngợi khen Chúa giữa hội chúng.- Jêsus phán rằng: “Chớ rờ đến ta, vì
ta chưa lên cùng Cha; nhưng hãy đi đến cùng anh em ta mà nói với họ rằng: 'Ta
lên cùng Cha ta, cũng là Cha các ngươi, cùng Đức Chúa Trời ta, cũng là Đức Chúa
Trời các ngươi”.
SỰ TƯƠNG GIAO TRONG NHÂN LINH
Giống như con người có sự tương giao với thế giới vật lý qua thân thể
thì con người cũng có sự tương giao với thế giới thuộc linh qua linh mình. Sự
tương giao này với lĩnh vực thuộc linh không qua tâm trí hay tình cảm mà là qua
linh. Điều đó là qua trực giác của linh. Một khi đã hiểu các chức năng của trực
giác, chúng ta sẽ hiểu bản chất của sự tương giao giữa Đức Chúa Trời với con
người. Để thờ phượng Đức Chúa Trời và có sự tương giao với Ngài, con người phải
có một tố chất giống với Đức Chúa Trời. “Đức Chúa Trời là Linh và ai thờ phượng
Ngài phải thờ phượng trong linh” (John 4:24). Không thể có sự tương giao giữa
hai tố chất khác nhau. Vì vậy, những người chưa được tái sanh, những người có
linh chưa được phục sinh, và những tín đồ đã được tái sanh nhưng không thờ
phượng bằng linh thì không thể có sự tương giao thật với Đức Chúa Trời. Mặc dù
một người có thể có các ý tưởng tốt đẹp và các cảm nhận mạnh mẽ nhưng người ấy
vẫn không bao giờ có thể bước vào trong thực tại thuộc linh và có sự tương giao
riêng tư với Đức Chúa Trời. Sự tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời ở
trong phần sâu thẳm nhất của bản thể chúng ta; điều đó ở trong phần sâu hơn tâm
trí, tình cảm và ý muốn. Chúng ta tương giao với Đức Chúa Trời qua trực giác.
Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015
ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHÁC BẰNG TRỰC GIÁC
Sự xức dầu này cũng dạy chúng ta cách đối xử với người khác.
Chúng ta đừng nên chỉ trích một người, nhưng chúng ta phải nhận biết
người ấy cách xác định để học cách kết hợp với người ấy hoặc giúp đỡ. Để làm
được điều này thì người ta thường kiểm tra người khác bằng cách quan sát và
nghiên cứu người ấy. Nhưng điều này thường dẫn chúng ta đi sai đường. Chúng ta
không nói rằng điều này hoàn toàn vô ích, nhưng đó chỉ là thứ yếu. Một linh
thuần khiết thường có sự biện biệt đúng đắn. Một số người trong chúng ta có thể
nhớ lại rằng khi còn nhỏ, chúng ta thường có thể có những sự quả quyết chính
xác về những người chúng ta nhìn thấy. Thời gian qua dần, tri thức, kinh nghiệm
và khả năng quan sát của chúng ta đều gia tăng nhưng khả năng nhận biết người khác
của chúng ta dường như không tốt hơn trước. Vào lúc đó, chúng ta không biết tại
sao mình lại có những sự quả quyết như vậy; một điều gì đó dường như có trong
lòng chúng ta nhưng chúng ta lại không thể thốt ra thành lời. Thời gian qua dần
và mọi sự đều thay đổi. Bây giờ sự thật đã chứng minh rằng “cảm nhận” của chúng
ta là đúng. Chúng ta không có các sự quả quyết đó bởi khai thác từ các cuộc
điều tra và thẩm vấn; chúng ta thậm chí cũng không thể đưa ra bất cứ bằng chứng
hoặc lý do nào cho các sự quả quyết của mình. Đây là công tác của một trực giác
thuần khiết mặc dù điều đó vẫn còn là thiên nhiên. Tuy nhiên, Chúa muốn chúng
ta đánh giá những điều của Đức Chúa Trời theo cùng một cách. Linh chúng ta phải
được hoán cải và chúng ta phải trở nên con trẻ. Chỉ khi đó, chúng ta mới có tri
thức sáng tỏ về Đức Chúa Trời.
CHÚA JESUS ĐÃ ĐI ĐÂU SAU KHI CHẾT?
1 Phi-e-rơ 3:18-19, “Bởi Christ cũng đã vì tội lỗi chịu khổ hại
một lần, là Đấng công nghĩa thay cho kẻ bất nghĩa, để dẫn chúng ta đến cùng Đức
Chúa Trời; Ngài đã chịu chết trong xác thịt, nhưng lại được sống động trong tâm
linh. Cũng nhờ tâm linh ấy mà Ngài đi rao giảng cho các linh bị tù”,
Rô-ma 10:7, “hay là: 'Ai sẽ xuống vực sâu?'" (ấy là để
đem Đấng Christ từ trong kẻ chết lên.)”
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015
NHỮNG ĐỊA ĐIỂM VÀ NHÂN VẬT LIÊN QUAN SỰ CHẾT CỦA CHÚA JESUS- -
A. Ghết Sê Ma-Nê-
Thánh Ca HTTL VN câu 1 của bài TC số 89 ghi, “Khuya nay trên dỉnh núi
Ô-li-ve…” để mô tả Chúa Jeus cầu nguyên trên núi Ô-liu.. Vườn
Ghết-sê-ma-nê nằm tại chơn núi Ô-liu, về phía tây, đối diện thành
Jerusalem. Chúa đã cầu nguyện trước khi bị bắt tại đó. Làng Bê-tha-ni
có Laxaro, Mari, Ma-thê, và làng Bê-pha-giê thì ở bên sườn phía đông của
ngọn núi nầy. Chúa thăng thiên về trời từ làng Bê-tha-ni, trên núi
Ô-liu, phía đông, nhưng Ngài bị bắt tại vườn Ghê-sê-ma-nê, bên sườn phía
tây của núi-Ô-liu.
Từ chân núi Ô-liu đi về phái tây phải trải qua thung Lũng Giô-sa-phát, ngày kia Chúa sẽ xét xử chiên và dê tại đó (Mathio 25: 31-46). Hết thung lũng sẽ có khe suối Xết-rôn, nơi đổ rác của thành phố, và bước vào cửa phía đông Jerusalem. Từ núi Ô-liu đến Jerusalem dài chừng 1 dặm, (1km, 300). Trong vườn có nhiều cây ô-liu, nghe nói còn mấy cây sống đến hôm nay. Chúa Jesus đã cỡi lừa con từ núi Ô-liu vào Jerusalem trước đó.
TRỰC GIÁC CỦA NHÂN LINH
Nếu chúng ta muốn hiểu biết sáng tỏ hơn về nếp sống thuộc linh, chúng
ta phải phân tích và hiểu được mọi luật của linh. Chỉ sau khi hiểu biết mọi
chức năng của linh chúng ta mới lĩnh hội được các luật mà bởi đó linh vận hành.
Một khi đã biết các luật của linh, chúng ta sẽ học cách bước theo linh, tức là
bước đi bởi các luật của linh. Những điều này là sự sinh tử đối với nếp sống
thuộc linh. Chúng ta không sợ có quá nhiều tri thức về linh; mối lo ngại duy
nhất của chúng ta là chúng ta quá ra sức theo đuổi tri thức về linh bằng tâm
trí của mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)