Một người cầu nguyện không những cần có một linh đúng đắn
mà các phần khác của hồn người ấy cũng cần phải bình thường. Nếu muốn học tập để
cầu nguyện đúng đắn, chúng ta cần điều chỉnh toàn thể mình. Cần nhận thức rằng
chúng ta là những người sa ngã và không một phần nào của bản thể chúng ta là
lành mạnh hoàn toàn. Đừng bao giờ nghĩ rằng mọi nan đề của bản thể chúng ta đã
được giải quyết bởi sự tái sinh. Vấn đề không đơn giản như thế. Mặc dầu sự tái
sinh làm cho linh chúng ta sinh động, nhưng các phần khác của bản thể chúng ta
vẫn chưa tuyệt đối nga thẳng hay đúng đắn. Vì vậy, chúng cần được sửa lại.
Chính vỉ tâm trí chúng ta vẫn chưa đúng đắn nên Kinh Thánh bảo rằng một người
được cứu cần phải được đổi mới trong tâm
trí. Sự đổi mới này hầu như bao gồm mọi vấn đề liên quan đến sự điều chỉnh tâm
trí. Tuy nhiên, Kinh Thánh cũng bảo chúng ta rằng: «Hãy vui với kẻ vui, khóc với
kẻ khóc: (La. 12:15). Đây là vấn đề về sự điều chỉnh tình cảm. Một số người
không có tình cảm đúng đắn. Họ không vui khi mà lẽ ra họ phải vui, cũng không
khóc khi mà lẻ ra họ phải khóc. Tình cảm như vậy là không thích hợp nếu người ấy
muốn làm một Cơ-đốc nhân bình thường. Nấu cần thiết phải có một tình cảm được
điều chỉnh cho bước đi con đường của chúng ta thì huống chi việc có một tình cảm
được điều chỉnh cho sự cầu nguyên lại cần thiết càng hơn là dường nào.
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016
LƯỢC GIẢI SÁCH THI THIÊN 36-
-
1 Sự vi phạm
của kẻ ác nói nơi sâu kín lòng tôi rằng:
Không có sự
kính sợ Đức Chúa Trời trước mắt nó.
2 Trong ánh
mắt nó có sự khoe khoang rằng
Tội lỗi
mình không bị lộ và chẳng bị ai ghét bỏ.
3 Những lời
nói từ miệng nó đều gian ác và lừa gạt.
Nó không
còn hành động khôn ngoan và lương thiện.
4 Khi còn ở
trên giường nó mưu toan điều gian ác,
Đi theo con
đường không lương thiện,
Không từ bỏ
điều dữ.
5 Lạy CHÚA,
tình yêu thương của Ngài cao tận trời xanh,
Sự thành
tín của Ngài đến tận các tầng mây.
6 Sự công
chính của Ngài như ngọn núi hùng vĩ,
Sự công
bình của Ngài như vực thẳm thâm sâu.
Lạy CHÚA,
Ngài bảo tồn cả loài người lẫn thú vật.
7 Lạy Đức
Chúa Trời, tình yêu thương của Ngài quý báu biết bao!
Nhân loại
trú ẩn dưới bóng cánh Ngài.
8 Trong sự
sung mãn của nhà Chúa họ dự yến tiệc,
Ngài cho họ
uống nước từ dòng sông vui thỏa.
9 Vì nguồn
sự sống ở nơi Ngài,
Nhờ ánh
sáng Ngài chúng tôi thấy ánh sáng.
10 Xin tiếp
tục ban tình yêu thương Ngài cho những người biết Chúa,
Và sự công
chính Ngài cho những người có lòng ngay thẳng.
11 Xin chớ
để chân kẻ kiêu ngạo đạp trên tôi,
Và tay những
kẻ ác xua đuổi tôi.
12 Kìa, những
kẻ gian ác sa ngã,
Chúng bị xô
ngã và không thể nào đứng dậy nổi.
Ý NGHĨA CỦA SỰ CẦU NGUYỆN-- CẦU NGUYỆN VÀ ĐỌC LỜI PHẢI TƯƠNG XỨNG
Thi Thiên
119:147-148 chép:
“Tôi thức trước
rạng đông và kêu cầu;
Tôi trông cậy
nơi Lời Chúa.
Canh đêm chưa
khuya, mắt tôi mở tỉnh ra,
Đặng suy gẫm Lời
Chúa.
Giăng 15:7
chép:
“Ví bằng các
ngươi cứ ở trong Ta, và Lời Ta cứ ở trong các ngươi, hễ điều gì các ngươi muốn,
hãy xin, thì Ta sẽ làm điều đó cho các ngươi”.
Trước khi nói về
ý nghĩa của sự cầu nguyện, chúng ta hãy xem cầu nguyện và đọc Lời tương xứng với
nhau như thế nào. Hai phần Lời trên cho thấy rõ rằng hai vấn đề này---cầu nguyện
và đọc Lời – liên hệ chặt chẽ với nhau. Thi Thiên 119 cho thấy có một người tìm
kiếm Đức Chúa Trời sống trước mặt Ngài. Ông làm cho việc tìm kiếm Lời Đức Chúa
Trời của mình tương xứng với sự kêu cầu, tức sự cầu nguyện trước mặt Đức Chúa
Trời. Trong Giăng chương 15, nói về lời hứa đáp lời cầu nguyện, Chúa cho chúng
ta thấy từ một phương diện khác thể nào chúng ta phải làm cho sự cầu nguyện
tương xứng với việc đọc Lời. Lời Chúa bày tỏ rằng sự đáp lời cầu nguyện dựa
trên hai điều: một là chúng ta phải cứ ở trong Ngài và hai là Lời Ngài cũng phải
cứ ở trong chúng ta. Ngài hứa rằng nếu có hai điều kiện căn bản này thì chúng
ta có thể xin bất cứ điều gì mình muốn và điều đó sẽ xảy ra cho chúng ta. Thế
nên, ở đây nói về sự cầu nguyện phải tương xứng với việc đọc Lời.
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016
SÁCH MÁC Bài 30
Kinh Thánh : Mác 10:1-31
Trong bài này, chúng ta đến với Phúc Âm Mác chương 10.
Trong câu 1, chúng ta có lời về việc Chúa đến Giu-đê. Sau đó trong 10:2-31,
chúng ta có sự dạy dỗ của Ngài về vấn đề ly dị (cc. 2-12), việc Ngài ban phước
cho con trẻ (cc.13-16) và sự dạy dỗ của Ngài về người giàu và về Vương Quốc Đức
Chúa Trời (cc. 17-31).
MỘT
CHƯƠNG DÀNH CHO NHỮNG AI Ở TRONG
ĐIỂM
NỔI BẬT CỦA KHẢI THỊ THẦN THƯỢNG
Nhiều người đọc Tân Ước không xem Mác sâu nhiệm như
Ma-thi-ơ, Giăng hoặc ngay cả Lu-ca. Thậm chí một số người xem Phúc Âm Mác chỉ
là các câu chuyện dành cho thiếu nhi. Chúng ta cảm tạ Chúa vì Ngài đã soi sáng
cho chúng ta về nhiều phần khác nhau của Phúc Âm này. Như chúng tôi đã chỉ ra
trong 8:27-9:13, chúng ta được dẫn đến điểm nổi bật nhất, khải tượng quan trọng
nhất về các vấn đề thuộc lĩnh vực của những điều thần thượng, huyền nhiệm. Khải
tượng này về Đấng Christ cùng với sự chết bao-hàm-tất-cả và sự phục sinh kỳ diệu
của Ngài trở thành sự thay thế toàn bộ, bao quát của chúng ta.
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016
SÁCH MÁC BÀI 29
Kinh Thánh: Mác
9:38-50
Trong bài này, chúng
ta sẽ nói thêm về 9:38-50. Chúng tôi đã chỉ ra rằng trong phân đoạn Phúc Âm Mác
này, chúng ta có lời dạy của Chúa về tính dung chịu vị sự hiệp nhất
HIỂM HỌA CỦA VIỆC
XEM CHÚNG TA TỐT HƠN
NGƯỜI KHÁC
Trong 8:27-9:13,
chúng ta có khải tượng Đấng Christ là sự thay thế bao – hàm – tất – cả của
chúng ta qua sự chết và phục sinh của Ngài. Suốt chương 9, Chúa dạy các môn đồ
ý thức rằng họ bị kết liễu và không là gì cả. Tuy nhiên, trong 9:33-37, chúng ta
thấy họ đang tranh luận với nhau về việc ai lớn hơn. Chúa đang dạy các môn đồ
và cố gắng giúp đỡ họ nhận thức rằng họ không là gì cả, nhưng họ đang cố tranh
cãi để trở thành người nào đó, thậm chí là một người lớn hơn những người khác.
Vì vậy trong 9:33-37, chúng ta có lời dạy của Chúa về tính khiêm nhường
SÁCH MÁC BÀI 28
Kinh thánh: Mác 9:38-50
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét 9:38-50
SỰ DUNG CHỊU CỦA CỨU CHÚA – NÔ LỆ
Như chúng tôi đã chỉ ra ở bài trước,
trong câu 38 Giăng thưa với Chúa Jesus: “Thưa thầy, chúng tôi thấy một người
nhơn danh thầy mà đuổi quỉ, thì chúng tôi cấm, vì người ấy không theo chúng
ta”. Đó là hành động hùng hổ của Giăng là con trai sấm sét. Hành động này trái
ngược với mỹ đức của Cứu Chúa – Nô Lệ, Đấng mà ông đang theo. Điều này được chứng
minh bởi lời của Chúa trong câu 39: “Đừng cấm người; bởi chưng chẳng ai nhơn
danh ta làm việc quyền năng mà có thể lại vội nói xấu ta nữa”. Ở đây, chúng ta
thấy sự dung chịu của Cứu Chúa Nô- Lệ
trong sự thực hàh phục vụ Phúc Âm đối với những người tin Ngài, tức là những
người khác với những người cận kề Ngài
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016
NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦU NGUYỆN
Ê-xê-chi-ên
36:37 chép: “Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Ta còn muốn nhà I-xra-ên cầu hỏi Ta để
Ta làm như nầy cho; Ta sẽ thêm nhiều người nam nó như một bầy chiên”.
Giê-rê-mi
29:10-14 chép:“Vả, Đức Giê-hô-va phán như vầy: Khi bảy mươi năm sẽ mãn cho
Ba-by-lôn, Ta sẽ thăm viếng các ngươi, sẽ làm trọn lời tốt lành cho các ngươi,
khiến các ngươi trở về đất nầy. Đức Giê-hô-va phán: Vì Ta biết ý tưởng Ta nghĩ đối cùng các ngươi, là ý tưởng
bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối
cùng của mình. Bấy giờ các ngươi sẽ kêu cầu Ta, sẽ đi và cầu nguyện Ta, và Ta sẽ
nhận lời. Các ngươi sẽ tìm Ta và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng.
Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ cho các ngươi tìm được Ta và sẽ đem những phu tù các
ngươi trở về. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ nhóm các nhóm các ngươi lại từ mọi nước
và mọi nơi mà Ta đã đuổi các ngươi đến, và sẽ đem các ngươi về trong đất mà Ta
đã khiến các ngươi bị đày đi khỏi đó”.
Chúng ta đã thấy ý nghĩa của sự cầu nguyện; bây giờ chúng ta đến với những
nguyên tắc cầu nguyện. Chúng tôi sẽ chỉ ra mười nguyên tắc cầu nguyện quan trọng
nhất. Bất kỳ lời cầu nguyện tốt nào, lời cầu nguyện có gia trị nào và lời cầu
nguyện nào đạt tiêu chuẩn đều phải phù hợp với những nguyên tắc nầy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)