Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 28



Kinh thánh: Mác 9:38-50
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét 9:38-50
SỰ DUNG CHỊU CỦA CỨU CHÚA – NÔ LỆ
Như chúng tôi đã chỉ ra ở bài trước, trong câu 38 Giăng thưa với Chúa Jesus: “Thưa thầy, chúng tôi thấy một người nhơn danh thầy mà đuổi quỉ, thì chúng tôi cấm, vì người ấy không theo chúng ta”. Đó là hành động hùng hổ của Giăng là con trai sấm sét. Hành động này trái ngược với mỹ đức của Cứu Chúa – Nô Lệ, Đấng mà ông đang theo. Điều này được chứng minh bởi lời của Chúa trong câu 39: “Đừng cấm người; bởi chưng chẳng ai nhơn danh ta làm việc quyền năng mà có thể lại vội nói xấu ta nữa”. Ở đây, chúng ta thấy sự dung chịu  của Cứu Chúa Nô- Lệ trong sự thực hàh phục vụ Phúc Âm đối với những người tin Ngài, tức là những người khác với những người cận kề Ngài

Trong những câu từ 40 đến 50, có nhiều điều rắc rối. Trong câu 40, Chúa Jesus phán: “Vì ai không nghịch cùng chúng ta là thuận với chúng ta”. Tôi gặp rắc rối với câu này rất nhiều năm, không thể hiểu nổi vì tôi nghĩ rằng câu ấy mâu thuẫn với lời Chúa trong Ma-thi-ơ 12:30--Ai không thuận với ta là nghịch cùng ta. ai không thâu tập cho ta thì tan tác.. Thật ra, không có gì mâu thuẫn giữa các câu này. Cả hai đều do chính miệng của Cứu Chúa-Nô Lệ nói ra và có thể được xem là những câu cách ngôn. Cách ngôn trong 9:40 nói về cách thức thực hành bên ngoài của những người không chống lại Cứu Chúa-Nô Lệ (c. 39). Cách ngôn trong Ma-thi-ơ nói về sự liên hiệp có mục đích bên trong của những người chống lại Ngài (Mat. 12:24). Để duy trì sự liên hiệp bên trong, chúng ta cần thực hành lời trong Ma-thi-ơ, và về cách thức bên ngoài, chúng ta nên thực hành lời ở đây và dung chịu các tín đồ khác biệt với chúng ta.
Trong 9:41, Chúa tiếp tục phán: “Vậy hễ ai cho các ngươi uống một chén nước trong danh Ta vì các ngươi thuộc về Đấng Christ, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, kẻ ấy hẳn chẳng mất phần thưởng mình đâu”. Trong câu 38, chúng ta thấy cách Giăng đã hành xử như người xử lý người khác. Lời khôn ngoan của Cứu Chúa-Nô Lệ trong câu 40 đã biến ông và các môn đồ khác trở nên những người được người khác chăm sóc. Điều này ngụ ý rằng cho dù là họ hay những tín đồ khác thì tất cả cũng đều ở dưới sự chăm sóc của Chúa vì tất cả đều thuộc về Ngài. Cho dù đó là cách họ đối xử vơi tín đồ khác hay tín đồ khác đối xử với họ, nhưng nếu điều đó ở trong danh Chúa thì ngay cả việc cho một chén nước, cũng sẽ được Ngài khen thưởng.
Trong câu 41, Chúa nói về việc một người nào đó đã cho môn đồ một chén nước trong danh Ngài vì người ấy thuộc về Đấng Christ. Điều này cho thấy rằng Cứu Chúa-Nô Lệ công nhận người bị Giăng cấm đoán là một tín đồ đích thực và thuộc về Ngài. Điều này có lẽ là một bài học cho Giăng.
PHẦN THƯỞNG SẮP ĐẾN
Trong 9:41, Chúa nói rằng người nào cho các môn đồ một chén nước “hẳn chẳng mất phần thưởng mình đâu”. Phần thưởng này sẽ được ban cho trong thời đại Vương Quốc sắp đến (Lu. 14:14). Phần thưởng được đề cập ở đây là điều gì đó ngoài ự cứu rỗi đời đời. Sự cứu rỗi đời đời bởi đức tin, không liên quan gì đến công việc của chúng ta (Êph. 2:8-9), trong khi phần thưởng là dành cho công việc của chúng ta sau khi đã được cứu (1Cô. 3:8, 14). Có thể chúng ta không nhận được phần thưởng mà thay vào đó phải chịu lỗ cho dù chúng ta đã được cứu, là do chúng ta đang thiếu loại công việc mà Chúa chấp nhận (1Cô. 3:15). Khi Chúa trở lại, phần thưởng sẽ được ban cho chúng ta tùy theo công việc chúng ta đã làm (Mat. 16:27); Khải. 22:12; 1Cô. 4:5). Điều này sẽ được quyết định tại tòa phán xét của Đấng Christ (2.Cô. 5:10) và được vui hưởng trong Vương Quốc sắp đến (Mat. 25:21, 23).
Trong Mác 9:42, Chúa tiếp tục nói rằng: “Còn hễ ai gây cho một trong những đứa nhỏ này đã tin ta phải vấp phạm, thì thà đeo cối xay lớn ở cổ người ấy mà quăng xuống biển còn hơn”. Ở đây, Cứu Chúa-Nô Lệ chuyển chủ đề từ Giăng và các môn đồ khác sang các tín đồ của Ngài nói chung, tức là tất cả những người Ngài xem là bé nhỏ (không liên quan đến con trẻ trong câu 37), bao gồm cả Giăng, các môn đồ kia và người bị họ cấm đoán. Lời này có thể được xem là lời cảnh cáo cho Giăng và các môn đồ kia, rằng h5 đừng gây vấp phạm cho bất cứ tín đồ nào của Ngài là những người khác biệt với họ trong việc theo Ngài.
GÂY CỚ VẤP PHẠM
CHO NGƯỜI KHÁC VÀ CHO CHÍNH MÌNH
Câu 43 chép: “Nếu tay ngươi gây cho người vấp phạm, hãy chặt nó đi, vì lấy làm tốt cho người thà cụt tay mà vào sự sống còn  hơn có đủ hai tay mà phải xuống Ghê-hen-na, trong lửa chẳng hề tắt” . Ở đây, điều gây nên vấp phạm được thay đổi từ một người thành một chi thể trong thân thể phần xác của tín đồ. Tín đồ không nên gây vấp phạm cho nhau, cũng không nên bị các chi thể phần xác của mình làm vấp phạm. Điều này cho thấy tín đồ quí báu như thế nào trong cách nhìn của Cứu Chúa-Nô Lệ. Tất cả họ cần phải được gìn giữ trọn vẹn cho Ngài. Tất cả các nhân tố gây vấp phạm liên hệ đến tín đồ cần phải được xử lý cách nghiêm túc.
Trong câu 43, “sự sống” chỉ về sự sống đời đời mà tín đồ đắc thắng sẽ vui hưởng trong Vương Quốc sắp đến. Thừa hưởng sự sống đời đời (Mát. 19:29) là được hưởng trong thời đại sắp đến (Lu. 18:29-30) bằng sự vui hưởng sự sống thần thượng trong sự hiện lộ của Vương Quốc.
“Ghê-hen-na” là từ Hy Lạp tương đương ới từ Hê-bơ-rơ Ge Hinnom, thung lũng Hi-nôm. Đây là một thung lũng sâu và hẹp gần Giê-ru-sa-lem, là bãi rác của thành phố, nơi vứt thi thể phạm nhân và mọi thứ ô uế. Nơi này cũng được gọi là Tô-phết (2Vua. 23:10; Ês. 30:13). Vì lửa cháy liên tục nên nơi ấy đã trở nên biểu tượng của chỗ hình phạt đời đời là hồ lửa.—là địa ngục.
Trong 9:43, “lửa chẳng hề tắt” là ngữ đồng vị với Ghê-hen-na. Theo văn cảnh, từ liệu này nói về hình phạt mang tính thời kỳ mà tín đồ thất bại phải chịu, chẳng hạn như bị đau đớn sự chết lần thứ hai trong Khải Thị 2:11. Như được dùng trong câu này, từ liệu ấy không chi về sự diệt vong đời đời.
Trong 9:45, Chúa phán: “Lại nếu chơn ngươi gây cho ngươi vấp phạm, hãy chặt nó đi; vì lấy làm tốt cho ngươi thà què mà vào sự sống còn hơn là đủ hai chân mà bị quăng vào Ghê-hen-na”. Điều này rất giống với lời trong câu 43. (Như trong câu 44 và 46, một số thủ bản xem vào “là nơisâu bọ chẳng hề chết, lửa chẳng hề tắt”).
Trong câu47, Chúa tiếp tục phán rằng: “Còn nếu mắt ngươi gây cho ngươi vấp phạm , hãy móc nó đi, vì lấy làm tốt cho ngươi thà một mắt mà vào Vương Quốc Đức Chúa Trời là bước vào vui hưởng sự sống đời đời trong thời đại sắp đến.
Câu 48 nói về Ghê-hen-na “là nơi sâu bọ chẳng hề chết, lửa chẳng hề tắt”. Lời này là câu trích từ Ê-sai 66:24.
MUỐI BẰNG LỬA
Câu 49 chép: “Vì mỗi người sẽ được muối bằng lửa”. mục đích của việc muối này là để giết chết và trừ khử những vi khuẩn gây bại hoại do tội gây ra để các tín đồ phạm tội có thể được gìn giữ (xem Lê. 2:13; Êxc. 43:24).
Lửa trong Mác 9:49 là lửa tinh luyện (Mal. 3 :2), lửa thanh tẩy, luyện lọc như trong 1Cô-rin-tô 3 :13,15 (xem Ês. 33:14), là lửa trong thời đại Vương Quốc, sẽ tinh luyện các tín đồ phạm tội mà không chịu ăn năn trong thời đại này, như là một hình phạt mang tính thời kỳ. Ngay cả trong thời đại này, Đức Chúa Trời cũng tinh luyện tín đồ qua các thử thách như là lửa (1Phi. 1:7; 4:12, 17). Hình phạt bằng lửa mang tính thời kỳ trong thời đại sắp đến thì cũng cùng một nguyên tắc như sự sửa phạt của Đức Chúa Trời qua những khổ sở bởi lửa trong thời đại này.
Trong câu 50, Chúa Jesus kết luận: “Muối vốn tốt, song nếu muối mất mặn đi, thì lấy chi mà nêm lại? Khá có muối trong các ngươi và hãy hòa thuận cùng nhau”. Về bản chất, muối là yếu tố giết chết và trừ khử các vi khuẩn gây hư hoại. Tín đồ Đấng Christ đánh mất vị mặn nghĩa là họ đã mất chức năng muối của họ. Trong trường hợp như vậy, họ đã trở nên giống như những người thuộc đất và không còn phân biệt được với người vô tín.
Sự áp dụng lời Chúa ở đây về muối khác với sự áp dụng trong Ma-thi-ơ 5:13 và Lu-ca 14:34. Trong Ma-thi-ơ và Lu-ca, muối mô tả ảnh hưởng của tín đồ trên thê giớilà để ướp muối thê giớihư hoại; Muối ở đây là ngữ đồng vị với lửa luyện lọc, dùng để ướp muối các tín đồ phạm tội, tức là sự sửa phạt của Đức Chúa Trời sẽ ướp muối hay luyện lọc tín đồ phạm tội trong thời đại này. Vì vậy, tín đồ nên “có muối trong chính họ” để họ có thể được luyện lọc không những khỏi tội lỗi mà con khỏi bất cứ yếu tố chi rẽ nào, chẳng hạn như những gì được Giăng hùng-hổ lộ ra trong việc cấm đoán một anh em khác với mình và trong việc tranh cãi xem ai lớn hơn. Việc luyện lọc này là để họ có thể “hòa thuận cùng nhau”. Muối luyện lọc như vậy luyện lọc sự nói năng của các thánh đồ bằng ân điển (Êp. 4:29) để họ có thể giữ hòa bình với nhau (Côl. 4:6). Cách nói này hoàn toàn khác lời của Giăng nói với người anh em khác biệt với ông. Vì vậy, cả phần này ở cuối  chương 9 (cc. 38-50) trình bày sự dạy dỗ của Cứu Chúa-Nô Lệ về việc dung chịu tín đồ để được hiệp một.
CHÌA KHÓA
CHO PHÂN ĐOẠN NÀY TRONG SÁCH MÁC
Chúng ta cần hiểu 9:38-50 trong ánh sáng của khải tượng được ban cho trong 8:27-9:13 về Đấng Christ, sự chết của Ngài và sự phục sinh của Ngài. Ngài khải tượng đó, chúng ta không cách gì hiểu được phần này của Phúc Âm Mác. Chìa khóa để mở các câu này là Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của Ngài.
Chúng tôi đã chỉ ra rằng trong 9:28, Giăng nói với Chúa Jesus là họ thấy  người nào đó đuổi quỉ trong danh Ngài là người không theo họ và họ đã cấm đoán người ấy vì người ấy không đi theo họ. Dường như Giăng muốn nói: “Chúa ơi, người này đang đuổi quỉ trong danh Ngài, nhưng người ấy không theo chúng ta. Người này là người chi rẻ, bè phái. Vì người ấy gây rắc rối nên chúng tôi đã cấm người ấy đuổi quỉ trong danh Ngài. Tôi bảo người ấy hoặc là theo chúng ta hoặc là ngưng đuổi quỉ trong danh Ngài”.
Trong tình huống ấy, Giăng có thể nào nói rằng ông đang sống Đấng Christ, rằng bây giờ không phải ông sống nữa mà là Đấng Christ không? Chắc chắn là không? Giăng có bị kết liễu bởi sự chết của Đấng Christ, và sự sống phục sinh của Ngài đã được đem vào trong ông chưa? Hoàn toàn chưa. Trong 9:38,  Giăng vẫn còn là người con thiên nhiên của sấm sét. Ông vẫn còn ở trong chính mình, tức là trong bản ngã được mở rộng. Khi Chúa đang dạy các môn đồ về tính khiêm nhường thì Giăng thậm chí vẫn tiếp tục thay đổi đề tài trong câu 38.
Lời Chúa đáp trong câu 39 chắc hẳn làm Giăng rất ngạc nhiên: “Đừng cấm người; bởi chưng chẳng ai nhơn danh Ta làm việc quyền năng mà lại có thể vội nói xấu Ta nữa”. Ở đây, Chúa Jesus muốn nói với Giăng rằng “Ngươi không nên cấm đoán người ấy. Người ấy không chống lại ta mà ủng hộ Ta. Tất cả các tín đồ là của Ta”
Trong câu 41, Chúa tiếp tục phán: “Vậy hễ ai cho các ngươi uống một chén nước vì các ngươi thuộc về Christ, quả thật, Ta nói cùng các ngươi kẻ ấy chẳng mất phần thưởng mình đâu”. Ở đây, có lẽ Chúa muốn nói rằng: “Thay vì cấm người này đuổi quỉ trong danh Ta, các ngươi nên cho người ấy uống một chén nước. Nếu người nào cho ai đó trong các ngươi một chén nước, điều này sẽ được Ta ghi nhớ. Bất cứ người nào cho các ngươi một chén nước trong danh Ta, họ sẽ nhận lãnh phần thưởng trong thời đại sắp đến”.
MỘT LỜI NGHIÊM TÚC VỀ SỰ VẤP PHẠM
Trong câu 42, Chúa tiếp tục nói một lời nghiêm túc về việc làm vấp phạm những người tin Ngài. “Còn hễ ai gây cho một trong những đứa nhỏ này đã tin Ta phải vấp phạm thì thà đeo cối xay lớn vào cổ người ấy mà quăng xuống biển còn hơn”. Làm vấp phạm những người tin Chúa thật nghiêm trọng biết bao! Có lẽ Giăng đã sửng sốt về lời liên quan đến tính nghiêm trọng của việc gây cho tín đồ khác vấp phạm. Có lẽ ông đã tự nhủ: “Nếu mình làm cho một tín đồ khác vấp phạm, tương lai mình còn tệ hơn tương lai của người bị đeo cối xoay lớn vào cổ và quăng xuống biển”.
Trong các câu từ 43 đến 48, Chúa chuyển từ vấn đề làm cho người khác vấp phạm đến vấn đề làm cho chính mình vấp phạm. Ngài chỉ ra rằng chúng ta có thể bị tay, chân hay mắt mình làm cho vấp phạm. Làm cho một tín đồ khác vấp phạm  là nghiêm trọng và việc chúng ta bị bất cứ phần nào của thân thể xác thịt mình gây vấp phạm cũng nghiêm trọng như vậy. Sự kiện nếu một chi thể của thân thể làm chúng ta vấp phạm thì chúng ta có thể bị quăng vào Ghê-hen-na, vào lửa chẳng hề tắt, nói lên tính nghiêm trọng của vấn đề này
PHẦN THƯỞNG VÀ HÌNH PHẠT TRONG THỜI ĐẠI SẮP ĐẾN
Một số Cơ-đốc nhân có thể vô cùng ngạc nhiên khi nghe một tín đồ nào đó có thể bị quăng vào lửa không hề tắt. Họ thắc mắc làm thế nào một người đã được cứu lại có thể bị phạt bằng lửa. Về điều này, chúng ta cần xem xét lời Chúa Jesus. Ngài là Đấng đã phán rằng nếu chúng ta bị một chi thể của thân thể mình làm cho vấp phạm thì có thể bị quăng vào lửa chẳng hề tắt.
Trong 9: 41, Chúa nói về phần thưởng, còn trong 9:42-48, Ngài nói về hình phạt. Cả phần thưởng lẫn hình phạt đều sẽ ở trong thời đại sắp đến, tức trong thời đại Vương Quốc. Trong thời đại sắp đến, người nào cho một mốn đồ uống một chén nước lạnh vì môn đồ ấy thuộc về Đấng Christ thì sẽ được thưởng. Cũng vậy, hình phạt được nói trong những câu này cũng sẽ ở trong thời đại sắp đến.
Trong 9:43, Chúa nói về việc bước vào sự sống. Một phương diện của hình phạt trong thời đại sắp đến là sẽ mất vui hưởng sự sống đời đời. Như chúng ta đã thấy, ở đây không phải là vấn đề nhận lãnh sự sống đời đời; trái lại, đó là vấn đề bước vào sự sống đời đời. Chúng ta đã nhận lãnh sự sống đời đời khi được tái sinh. Nhưng bước vào sự sống đời đời là vấn đề của thời đại sắp đến, khi Vương Quốc Đức Chúa Trời được hiển lộ. Việc chúng ta có bước vào vui hưởng sự sống đời đời trong thời đại sắp đến hay không vẫn còn tùy. Chúng ta có thể có tư dục của tay của chân hoặc tư dục của mắt ngăn trở. Tư dục trong các chi thể của chúng ta có thể làm cho chúng ta hụt mất việc vui hưởng sự sống đời đời trong thời đại Vương Quốc sắp đến. Thay vì bước vào lĩnh vực vui hưởng này, chúng ta có thể bị trừng phạt bằng lửa.
Khi một số người nghe rằng tín đồ có thể chịu khổ trong thời đại sắp đến, họ có thể nói: “Điều này thật nghiêm trọng! Làm thế nào những người đã được chuộc lại có thể chịu hình phạt như thế? Sự cứu chuộc của Đấng Christ không trọn vẹn và đầy đủ sao?” Vâng, sự cứu chuộc của Đấng Christ chắc chắn trọn vẹn và đầy đủ. Tuy nhiên, sự thật là những người được cứu chuộc thường được Đức Chúa Trời sửa trị trong thời đại này. Theo 1 Phi-e-rơ 1:7 và 4:12, 17, tín đồ có thể được luyện lọc qua thử thách như lửa. Chẳng hạn như trong 1 Phi-e-rơ 4:12: “Hỡi kẻ yêu dấu, về cơn lửa thử thách đến giữa anh em để thử nghiệm anh em, thì chớ lấy làm lạ như một việc khác thường xảy đến cho anh em đó”. Từ Hi Lạp được dịch “lửa thử thách” là purosei. Từ nay có nghĩa là đốt cháy và chỉ về sự đốt cháy của lò luyện để luyện vàng bạc (Châm.27:21; Thi.66:10). Phi-e-rơ xem sự bắt bớ mà tín đồ chịu là lò luyện được Đức Chúa Trời sử dụng để tinh luyện đời sống họ. Đây là cách Đức Chúa Trời xử lý tín đồ trong sự phán xét thuộc về sự tể trị mang tính tể trị của Ngài, bắt đầu từ chính nhà của Ngài (1Phi.4:17-19).
Nhiều giáo sư Kinh Thánh nhận biết rằng dân được chuộc của Đức Chúa Trời có thể chịu sự sửa trị của Đức Chúa Trời trong thời đại này. Vì những người được chuộc này có thể chịu sự sửa  trị của Đức Chúa Trời trong thời đại này thì tại sao chúng ta lại cho rằng họ không thể chịu sự sửa trị của Ngài trong thời đại sắp đến? Ai có nền tảng để nói rằng tín đồ này không thể chịu sự sửa trị của Đức Chúa Trời trong thời đại sắp đến? Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết một điều như vậy. Ngược lại, Kinh Thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời biết cách thi hành sự tể trị của Ngài cả trong thời đại này lẫn trong thời đại sắp đến. Chẳng hạn, người cha có thể cân nhắc xem cách nào là tốt nhất để thi hành kỷ luật trên con cái của mình. Người cha có thể chọn cách thi hành kỷ luật ngay lập tức, hay có thể chờ đời một thời gian. Người cha sẽ cân nhắc lúc nào tốt nhất để kỷ luật con mình. Tương tự như vậy, Đức Chúa Trời biết lúc nào là tốt nhất để kỷ luật con cái Ngài, và Ngài cũng biết phương cách nào tốt nhất.
Tân Ước chỉ ra bằng các tín đồ đích thực, là những người đã hoàn toàn được Đấng Christ cứu chuộc, vẫn có thể chịu kỷ luật của Đức Chúa Trời, sự sửa phạt của Đức Chúa Trời. Sự kiện Đức Chúa Trời có thể sửa phạt tín đồ không có nghĩa là sự cứu chuộc của Đấng Christ không trọn vẹn hoặc không đầy đủ. Cho dù sự cứu chuộc của Đấng Christ là hoàn toàn trọn vẹn và đầy đủ thì chúng ta vẫn cần nhận lấy Đấng Christ và cần được Ngài thay thế. Chúng ta vẫn cần cầu nguyện Và bởi đó chúng ta có thể nói cách thực tiễn: “Không còn tôi nữa mà là Christ”. Nếu không nhận Đấng Christ theo cách này, chúng ta có thể bị tư dục  của tay, chân và mắt làm cho vấp phạm. Khi ấy, thay vì vui hưởng sự sống đời đời trong thời đại Vương Quốc sắp đến, chúng ta sẽ bị Đức Chúa Trời phạt.
CÁCH ĐỂ BƯỚC VÀO VƯƠNG QUỐC SẮP ĐẾN
Trong thời sắp đến, chúng ta sẽ vui hưởng sự sống đời đời hay chịu hình phạt là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta ngày nay. Chúng ta cần có một đời sống cầu ngyện và liên tục kêu cầu danh Chúa, nói với Ngài rằng “Chúa ơi”, không còn là con nữa mà là Ngài. Chúa ơi, trong từng vấn đề của đời sống con, nguyện không phải là con nữa mà là Ngài. Chúa ơi, con nhận Ngài làm sự thay thế của con. Xin thay thế con qua sự chết và phục sinh của Ngài. Chúa ơi, con nhận thức rằng con đã bị kết liễu trên thập tự giá, và  con cũng nhận thức rằng trong sự phục sinh của Ngài, Ngài đang sống trong con. Bây giờ con có thể nói trong kinh nghiệm của con rằng không còn là con sống nữa, mà Chúa ơi,Ngài là Đấng đang sống trong con”.
Nếu đây là kinh nghiệm của anh em thì anh em sẽ đắc thắng tư dục ở tay, chân, và mắt của mình. Anh em sẽ là một người nhận lấy Đấng Christ làm sự thay thế, vui hưởng Ngài là mọi sự trong đời sống hằng ngày, và sống Ngài cách thực tiễn. Kết quả là không điều gì làm anh em vấp phạm và anh em cũng sẽ không làm người khác vấp phạm và anh em sẽ không làm người khác vấp phạm. Vì anh em được đổ đầy và dầm thấm Đấng Christ nên không phần nào của bản thể anh em có thể làm cho anh em vấp phạm. Thay vì bị làm cho vấp phạm, anh em có thể ngợi khen Chúa và nói: “Ha-lê-lu-gia, không là tôi nữa mà là Christ! Ha-lê-lu-gia bì Đấng Christ! Ha-lê-lu-gia vì sự chết và hục sinh của Ngài”. Sự vui hưởng ngày nay sẽ đem anh em vào vui hưởng sự sống đời đòi trong thời đại Vương Quốc sắp đến. Đó là bước vào Vương Quốc sắp đến và được giữ khởi hình phạt mang tính thời kỳ của Đức Chúa Trời trong thời đại Vương Quốc, một hình phạt diễn ra tạm thời trong một giai đoạn nào đó.
Trong 9:49, Chúa phán: “Vì mỗi người sẽ bị muối bằng lửa”. Điều này chỉ ra rằng lửa sẽ thực hiện chức năng như muối và chúng ta sẽ bị muối bằng lửa này. Muối này tiêu dệt vi khuẩn tư dục bên trong chúng ta. Mặc dầu đã được cứu và là con cái của Đức Chúa Trời nhưng chúng ta vẫn còn nhiều “vi khuẩn” bên trong.Vì vậy, chúng ta cần “muối” bằng “lửa”, “muối-lửa” để sát trùng và thanh tẩy chúng ta. Đây không chỉ là hình phạt mà còn là sự bảo toàn. Muối – lửa này sẽ bảo toàn chúng ta khỏi bị hư hoại đời đời
Nếu thấy những gì được bày tỏ trong các câu Kinh Thánh này, chúng ta sẽ cầu nguyện: “Chúa Jesus ơi, nguyện không phải là con nữa, mà là Ngài trong đời sống hàng ngày của con. Trong tất cả mọi sự và trong mối liên hệ với tất cả mọi người, nguyện không phải là con, mà là Ngài. Chúa ơi, con cần là một người cầu nguyện. Qua cầu nguyện, con có thể chiến thắng tư dục ở trong con. Chúa ơi, con đã bị đóng đinh với Ngài, và bây giờ Ngài đang sống trong”

Qua thập tự giá, chúng ta đã được kết liễu, và trong sự phục sinh, Đấng Christ đã được đem vào trong chúng ta. Bây giờ chúng ta nên vui hưởng Đấng Christ và sống Ngài. Hằng ngày, chúng ta nên sống một đời sống trong sự chết và phục sinh của Ngài. Khi ấy thật sự sẽ “không còn là tôi nữa mà Đấng Christ”. Nếu sống một đời sống như vậy, chúng ta sẽ không làm cho người khác vấp phạm và chúng ta sẽ không bị bất cứ tư dục nào bên trong mình làm cho vấp phạm. Khi ấy, chúng ta sẽ vui hưởng Đấng Christ trong thời đại này và trong thời đại sắp đến, chúng ta sẽ bước vào vui hưởng sự sống đời đời hơn, vui hưởng Vương Quốc hầu đến