Kinh Thánh : Mác 10:1-31
Trong bài này, chúng ta đến với Phúc Âm Mác chương 10.
Trong câu 1, chúng ta có lời về việc Chúa đến Giu-đê. Sau đó trong 10:2-31,
chúng ta có sự dạy dỗ của Ngài về vấn đề ly dị (cc. 2-12), việc Ngài ban phước
cho con trẻ (cc.13-16) và sự dạy dỗ của Ngài về người giàu và về Vương Quốc Đức
Chúa Trời (cc. 17-31).
MỘT
CHƯƠNG DÀNH CHO NHỮNG AI Ở TRONG
ĐIỂM
NỔI BẬT CỦA KHẢI THỊ THẦN THƯỢNG
Nhiều người đọc Tân Ước không xem Mác sâu nhiệm như
Ma-thi-ơ, Giăng hoặc ngay cả Lu-ca. Thậm chí một số người xem Phúc Âm Mác chỉ
là các câu chuyện dành cho thiếu nhi. Chúng ta cảm tạ Chúa vì Ngài đã soi sáng
cho chúng ta về nhiều phần khác nhau của Phúc Âm này. Như chúng tôi đã chỉ ra
trong 8:27-9:13, chúng ta được dẫn đến điểm nổi bật nhất, khải tượng quan trọng
nhất về các vấn đề thuộc lĩnh vực của những điều thần thượng, huyền nhiệm. Khải
tượng này về Đấng Christ cùng với sự chết bao-hàm-tất-cả và sự phục sinh kỳ diệu
của Ngài trở thành sự thay thế toàn bộ, bao quát của chúng ta.
Trong 9:14-50, chúng ta có việc huấn luyện các môn đồ
theo ánh sáng của những gì được tiết lộ trong các chương trước. Cụ thể là các
môn đồ được huấn luyện phải hòa thuận với nhau để duy trì sự hiệp nhất. Sự hòa
thuận và hiệp nhất này giữa vòng các tìn đồ là vì nếp sống Thân Thể. Sau sự huấn
luyện trong 9:14-50 thì đến chương 10, Chúa tiếp tục huấn luyện chúng ta thêm.
Mác chương 10 không phải là một chương để nghiên cứu
thần học. Đây là một chương dạy dỗ dành cho những ai ở trong điểm nổi bật của
khải thị thần thượng trong Phúc Âm này; đó là cho những ai đã thấy Thân Vị sống
động của Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của Ngài là sự thay thế của
mình. Nếu đã thấy khải tượng này, chúng ta có chỗ đứng thích hợp và ở trong
lĩnh vực đúng đắn để nhận lãnh những gì được bày tỏ trong chương này.
Chúng ta không nên tách biệt bất cứ phần nào của
chương 10 ra khỏi khải tượng về Đấng Christ cùng với sự chế và phục sinh của
Ngài là sự thay thế của chúng ta. Chẳng hạn như trong 10:14, Chúa Jesus phán:
«Hãy để con trẻ đến cùng Ta, đừng cấm chúng nó, vì Vương Quốc Đức Chúa Trời thuộc
về những kẻ giống như chúng nó». Chúng ta đừng xem lời này chỉ là một lời để đọc
cho trẻ con nghe trước khi đi ngủ. Trái lại, chúng ta cần thấy điều này có liên
quan đến khải tượng thiên thượng về Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của
Ngài.
NHẬN LÃNH ĐẤNG CHRIST LÀM SỰ
THAY THẾ
ĐỂ CÓ THỂ BƯỚC VÀO VƯƠNG QUỐC
SẮP ĐẾN
Trong 10:2-31, có ba vấn đề được nó đến: hôn nhân, con
trẻ và sự giàu có. Các vấn đề này điều liên hệ đến Vương Quốc của Đức Chúa Trời.
Đặc biệt, những điều này liên hệ đến vệc chúng ta bước vào Vương Quốc.
Nếu muốn bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời, chúng ta cần
Đấng Christ làm sự thay thế và cũng cần áp dụng sự chết của Ngài và vui hưởng sự
phục sinh của Ngài. Theo những gì được bày tỏ về tấm lòng con người trong
chương 7, chúng ta ô uế ở bên trong, ô uế trong tấm lòng của mình. Tấm lòng của
chúng ta là tổng hợp các điều ô uế. Vì tấm lòng chúng ta ở trong tình trạng như
vậy nên chúng ta cần được Đấng Christ thay thế. Chúng ta cần bị kết liễu bởi sự
chết của Ngài và chúng ta cần sự phục sinh của Ngài đem chính Chúa vào như là
nguồn cung ứng sự sống, như là Bánh sự sống thật của chúng ta.
Nếu có Đấng Christ làm sự thay thế của mình và nếu
kinh nghiệm sự chết kết liễu và sự phục sinh cung ứng của Ngài, chúng ta sẽ có
thể giải quyết các vấn đề về hôn nhân, già nua và giàu có. Khi ấy, chúng ta sẽ
đủ điều kiện để bước vào Vương Quốc. Bằng không, chúng ta sẽ đủ điều kiện để bước
vào Vương Quốc; chúng ta sẽ không có lối vào Vương Quốc. Nếu không có Đấng
Christ làm sự thay thế, nếu không có sự chết của Ngài kết liễu và nếu không có
sự phục sinh của Ngài cung ứng cho chúng ta chín Ngài là Bánh ban-sự-sống thì
chúng ta sẽ không có lối vào Vương Quốc.
Nghiên cứu Kinh Thánh không phải là dùng tâm trí thiên
nhiên để chỉ đọc chữ trên giấy trắng mực đen. Nếu muốn thấy khải tượng được khải
thị và truyền đạt bởi Lời Thánh thì chúng ta cần ánh sáng thần thượng. Chúng ta
cũng cần một số kinh nghiệm nào đó trong Chúa. Nếu thiếu ánh sáng thần thượng
và thiếu kinh nghiệm, chúng ta sẽ không thể thấy nhiều điều trong Lời, nếu
không muốn nói là không thấy gì cả. Chúng ta cảm ơn Chúa vì đã chỉ cho chúng ta
thấy điều gì đó tuyệt diệu về Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của
Ngài là sự thay thế của chúng ta. Đây là một vấn đề mà tâm trí thiên nhiên
không thể hiểu được. Để thấy điều này, chúng ta cần ánh sáng thiên thượng và
kinh nghiệm thuộc linh.
Tôi muốn nhấn mạnh đến việc chúng ta cần đọc chương 10
của Phúc Âm Mác trong ánh sáng của những gì được khải thị trong các chương 7, 8
và 9. Đặc biệt, chúng ta cần đọc chương 10 theo khải tượng về Đấng Christ cùng
với sự chết và phục sinh của Ngài làm sự thay thế bao-hàm-tất-cả của chúng ta.
Trong 8:27-9:13, chúng ta có điểm nổi bật, và chương 10 được trình bày theo điểm
nổi bật này. Nếu không có 8:27-9:13, chúng ta không thể có điểm nối bật này.
Bây giờ khi suy xét chương 10, chúng ta không nên xem những gì được ghi lại ở
đây chỉ là những câu chuyện dành cho thiếu nhi. Trái lại, mọi điều trong chương
này liên hệ đến khải tượng về Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của
Ngài.
ĐẾN
MIỀN GIU-ĐÊ
Mác 10 :1 chép : «Jesus từ đó đứng dậy
đi đến bờ cõi Giu-đê và bên kia Giô-đanh, có quần chúng lại nhóm họp cùng Ngài,
Ngài dạy dỗ họ như thường». Trong câu này, chữ «từ đó» chỉ về Ca-bê-na-um ở
Ga-li-lê. Cho đến lúc này, chức vụ của Cứu Chúa-Nô Lệ là ở tại Ga-li-lê, Ngài
chỗi dậy đến Giu-đê, là miền chung quanh Giê-ru-sa-lem. Câu này cũng nói về
Giô-đanh, là nơi Cứu Chúa-Nô Lệ được bổ nhiệm. Vì vậy, Giô-đanh nhắc chúng ta nớ
đến sự khởi đầu của Phúc Âm và sự bổ nhiệm Cứu Chúa-Nô Lệ. Trong khi nghiên cứu
Phúc Âm Mác, chúng ta cần tìm hiểu tại sao tác giả đề cập đến Giu-đê và
Giô-đanh.
Cứu Chúa-Nô-Lệ đã thi hành chức vụ trong sự phục vụ
Phúc Âm của Ngài hơn ba năm trong miền Ga-li-lê bị khinh thường, cách xa đền
thánh và thành thánh, là nơi Chúa phải chết để hoàn tất kế hoạch đời đời của Đức
Chúa Trời. Là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Gi. 1:29), Ngài cần phải được dâng
lên cho Đức Chúa Trời tại núi Mô-ri-a, là nơi Áp-ra-ham đã dâng Y-sác và vui hưởng
việc Đức Chúa Trời cung ứng một con chiên đực thay cho con mình (Sáng. 22:2,
9-14) và nơi Đền Thờ được xây lại tại Giê-ru-sa-lem (2 Sử. 3:1). Chính tại nơi
đó, Ngài đã bị nộp cho các nhà lãnh đạo Do Thái (Mác 9:31; 10:33) theo quyết
nghị được Đấng Tam-Nhất Thần Cách quyết định (Công. 2:23) và tại đó bị các nhà
lãnh đạo này, tức là những người xây nhà Đức Chúa Trời, khước từ (8:31; Công.
4:11). Cũng tại nơi ấy Ngài bị đóng đinh theo cách tử hình của người La-mã (Gi.
18:31-32; 119:6, 14-15) để ứng nghiệm hình bóng về cách mà Ngài sẽ chịu chết
(Dân. 21 :8-9 ; 1Gi. 3 :14). Hơn nữa, chính năm ấy là năm Đấng Mê-si-a
(Đấng Christ) sẽ bị trừ đi (chết) theo lời tiên tri của Đa-ni-ên (Đa.
9 :24-26). Hơn nữa là Chiên Con lễ Vượt Qua (1 Cô. 5 :7), Ngài phải bị
giết trong tháng của lễ Vượt Qua (Xuất. 12 :1-11). Vì vậy, Ngài phải đi đến
Giê-ru-sa-lem (Mác 10 :33 ; 11 :1, 11, 15, 27 ; Gi.
12 :12) trước lễ Vượt Qua (Gi. 12 :1 ; Mác 14 :1) để có thể
chết ở đó vào ngày lễ Vượt Qua (14 :12-17 ; Gi. 18 :28) tại địa
điểm và thời điểm mà Đức Chúa Trời đã ấn định trước.
Sự phục vụ Phúc Âm được chức vụ của Giăng Báp-tít, là
người dọn đường của Cứu Chúa-Nô Lệ, khởi xướng trong xứ Giu-đê (Mác
1 :1-11) là miền được tôn trọng. Nhưng sự phục vụ này được tiếp tục trong
khoảng ba năm bởi chức vụ của Cứu Chúa-Nô Lệ ở Ga-l-lê là một miền bị khinh thường
(1 :14-9 :50). Không giống như Giăng viết trong Phúc Âm của ông, Mác
không thuật lại bất cứ điều gì về chức vụ của Cứu Chúa-Nô Lệ ở Giê-ru-sa-lem và
Giu-đê trong suốt thời gian này cho tới khi Ngài rời Ga-li-lê đến Giê-ru-sa-lem
lần cuối để hoàn thành công tác cứu chuộc của Ngài trên đường đến
Giê-ru-sa-lem, tại Giê-ru-sa-lem và các miền lân cận (10 :1-14 :42).
Chức vụ này được kết thúc bằng sự chết cứu chuộc của Ngài, sự phục sinh ban sự
sống của Ngài, sự thăng thiên để được tôn cao của Ngài, và sự phục vụ Phúc âm của
Ngài được các môn đồ tiếp nối bằng cách ra đi rao giàng cho cả cõi thọ tạo
(14 :43-16 :20).
ĐỊA
ĐIỂM VÀ THỜI ĐIỂM
ĐƯỢC
ĐỨC CHÚA TRỞI ẤN ĐỊNH
Là Cơ-đốc nhân, chúng ta biết rằng Chúa
Jesus cần phài chết cho chúng ta. Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta cần đặt câu hỏi
rằng Chúa chết ở nơi nào và lúc nào. Theo Cựu Ước, cả địa điểm và thời điểm đều
do Đức Chúa Trời ấn định. Cứu Chúa-Nô Lệ là Nô Lệ của Đức Chúa Trời, và là một
Nô Lệ như thế, Ngài không được chọn địa điểm và thời điểm cho cái chết của Ngài. Cả nơi chốn và thời điểm
đều do Chủ của Ngài quyết định. Hơn nữa, chính hội nghị của Đấng Tam – Nhất Thần
Cách đã quyết định rằng Cứu Chúa- Nô Lệ phải bị nộp cho nhà lãnh đạo Do Thái Và
bị họ khước từ (Công. 2:23).
Chúng ta cần thắc mắc tại sao sau khi đã thi hành chức vụ
tại Ga – li – lê khoảng ba năm, Cứu
Chúa-Nô Lệthình lình chỗi dậy và đi về phía nam, đến miền Giu – đê và vượt qua
Giô– đanh. Ngài làm điều này vì thời điểm về cái chết của Ngài đã cận kề. Ngài
phải chết vào năm mà Đa– ni– ên đã nói tiên tri. Hơn nữa, theo hình bóng về
chiên con lễ Vượt Qua, Ngài phải chết vào ngày lễ Vượt Qua, tức là vào ngày 14
tháng giêng theo lịch Do Thái. Vì vậy, theo Mác 10:1, việc Chúa rời Ga– li– lê
để đến Giu – đê là một vấn đề rất có ý nghĩa.
GẠT BỎ
NHỮNG DẠY DỖ TRUYỀN THỐNG
ĐỂ TRỞ
VỀ VỚI LỜI THUẦN KHIẾT
CỦA ĐỨC
CHÚA TRỜI
Mặc dầu các chuyên gia Kinh luật rất tận tụy nghiên cứu
Kinh Thánh nhưng họ đã không thấy trong chương 9 của Đa – ni – ên về năm Đấng
Mê – si bị trừ đi, tức bị giết chết. Đa – ni – ên chương 9 cho chúng ta biết rằng
từ chiếu chỉ xây dựng Giê – ru – sa – lem “cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là
vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ…và sau sáu mươi hai tuần lễ
đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi…” (cc. 25-26). Các “tuần lễ” ở đây chỉ về
các năm, mỗi tuần lễ tương đương bảy năm. Vì vậy, khoảng thời gian từ khi “ra lệnh
tu bổ và xây lại Giê- ru – sa – lem” cho đến khi Đấng Mê – si bị trừ đi là 483
năm. Lẽ ra, các Kinh luật gia phải dễ dàng tính được năm Đấng Mê– si bị trừ đi.
Tuy nhiên, vì họ quan tâm đến truyền thống và bị điều này chiếm hữu thay vì
quan tâm đến Lời thuần khiết nên họ đã không nhìn thấy vấn đề này.
Giống như các Kinh luật gia bị chiếm hữu bởi truyền thống
chứ không bởi Lời thuần khiết thì đa số Cơ – đốc nhân ngày nay cũng bị sự dạy dỗ
truyền thống chiếm hữu thay vì Lời thuần khiết của Đức Chúa Trời. Nhiều người
đã không chịu trở về với Lời và nghiên cứu Lời ấy cách trực tiếp theo cách thuần
khiết. Nếu các Kinh luật gia thời xưa bằng lòng quên đi dạy dỗ truyền thống và
nghiên cứu Kinh Thánh cách thuần khiết thì họ đã biết chính xác năm Đấng Mê –
si bị trừ đi. Hơn nữa, hẳn họ đã nhận thức rằng chính vào năm đó, họ đã cố bắt
Chúa Jesus.
Mặc dù các Kinh luật gia không biết Đấng Mê– si sẽ bị trừ
đi lúc nào nhưng Chúa Jesus thì biết thời điểm Ngài sẽ bị giết. Ngài biết năm,
tháng và ngày. Ngài biết rằng Ngài sẽ bị giết vào lễ Vượt Qua, tức là ngày 14
tháng giêng theo lịch Do Thái. Vì biết như vậy nên Ngài dạn dĩ đến Giu– đê,
không muốn trễ nải. Ngài biết rằng Ngài cần phải ở lại Giê– ru– sa– lem bốn
ngày trước lễ Vượt Qua. Đó là khoảng thời gian mà con chiên lễ Vượt Qua được
khám nghiệm.
Chúa Jesus chắc chắn đã biết tất cả các lời tiên tri và
các hình bóng về cái chết của Ngài. Đặc biệt Ngài biết rằng Ngài sẽ bị đóng
đinh trên núi Mô– ri – a, là một tên gọi khác của níu Si– ôn. Chúa biết rằng
Ngài không phải bị đóng đinh tại Ga – li – lê. Ngài cần phải bị đóng đinh tại
núi Mô– ri – a là nơi mà Áp – ra – ham đã dâng Y – sác và nhận được sự cung ứng
từ Đức Chúa Trời. Chúa cũng biết rằng Ngài sẽ bị giết bằng cách bị đóng đinh, bị
treo trên cây sào được hình bóng bằng con rắn bằng đồng trong Dân Số Ký 21:8-9.
Mặc dầu các vấn đề liên hệ đến sự chết của Đấng Christ được
nói tiên tri và được hình bóng rõ ràng trong Cựu Ước, nhưng các Kinh luật gia,
là những người tự cho mình là “tiến sĩ” Kinh luật, đã không biết đến những điều
này. Vấn đề này nên là một lời cảnh báo cho chúng ta. Nếu bị rơi vào ảnh hưởng
của dạy dỗ truyền thống thì mắt chúng ta cũng sẽ bị che mờ, không thấy được khải
thị trong Lời thuần khiết. Vì vậy, chúng ta cần gạt bỏ những dạy dỗ truyền thống
mà trở về với Lời thuần khiết của Đức Chúa Trời. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ
nhận được nhiều ánh sáng từ Chúa.
Mác 10:1 nói rằng khi Chúa đến Giu– đê, Ngài dạy dỗ dân
chúng như Ngài vẫn thường làm. Trong 10:15, chúng ta thấy ở đây Chúa dạy về
Vương Quốc Đức Chúa Trời: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai nhận lấy
Vương Quốc Đức Chúa Trời như một con trẻ, thì hẳn chẳng được vào đó”. Câu này
rõ ràng cho thấy rằng sự giảng dạy của Chúa trong 10:13-16 về con trẻ là lien hệ
trực tiếp đến Vương Quốc Đức Chúa Trời.
NHẬN
LÃNH VƯƠNG QUỐC
VÀ BƯỚC
VÀO VƯƠNG QUỐC
Trong câu 15, chúng ta thấy hai phương diện liên quan đến
Vương Quốc: nhận lãnh Vương Quốc và bước vào Vương Quốc. Anh em đã nhận lãnh
Vương Quốc Đức Chúa Trời chưa? Đối với câu hỏi này, tất cả chúng ta đều có thể
trả lời “Amen! Chắc chắn tôi đã nhận lãnh Vương Quốc của Đức Chúa Trời”. Anh em
cũng chắc chắn mình sẽ bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời chứ? Chúng ta có thể
do dự khi trả lời câu hỏi này vì mặc dầu đang nỗ lực bước vào Vương Quốc Đức
Chúa Trời nhưng chúng ta cũng không chắc là sẽ được bước vào Vương Quốc ấy.
SỰ
GIÀU CÓ VÀ VƯƠNG QUỐC SẮP ĐẾN
Sự dạy dỗ về sự giàu có trong 10:17-31 cũng liên hệ đến
Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn trong câu 24, Chúa phán rằng: “Hỡi các
con, kẻ cậy tiền của vào Vương Quốc Đức Chúa Trời khó là dường nào”. Rồi trong
câu 25, Chúa tiếp tục phán rằng: “Lạc đà chui vào lỗ kim còn dễ hơn người giàu
vào Vương Quốc Đức Chúa Trời”. Những câu Kinh Thánh này cho thấy rằng những gì
chúng ta có trong 10:17-31 không chỉ là một câu chuyện dành cho thiếu nhi; những
gì chúng ta có ở đây là một lời nghiêm trọng về Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Trong câu 26, chúng ta thấy lời đáp của các môn đồ đối với
lời của Chúa về việc bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời: “Môn đồ càng kinh ngạc
quá đỗi, nói cùng Ngài rằng: Thế thì, ai có thể được cứu?” Ở đây, chúng ta thấy
rằng mặc dầu Chúa đang dạy về việc bước vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời nhưng
tâm trí của các môn đồ bị chi phối bởi vấn đề được cứu. Trong câu 27, Chúa tiếp
tục phán rằng: “Đối với loài người điều ấy vẫn bất năng, nhưng đối với Đức Chúa
Trời thì chẳng thế; vì mọi sự đều khả năng cho Đức Chúa Trời cả”.
Trong câu 28, Phi– e– rơ bắt đầu nói với Chúa cách thẳn
thắn: “Nầy chúng tôi đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Tôi đánh giá cao sự thẳng thắn
của Phi – e – rơ. Dường như ông muốn nói: “ Chúa ơi, xem kìa, chúng tôi đã lìa
mọi sự để theo Ngài. Chúng tôi đã lìa gia đình, bỏ thuyền đánh cá, và thậm chí
cả Biển Ga–li– lê. Điều này không xứng đáng sao?”
Trong câu 29 và 30, chúng ta có lời Chúa đáp: “Quả thật,
ta nói cùng các ngươi, chẳng ai vì cớ Ta và Phúc Âm mà bỏ nhà cửa, anh em, chị
em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, lại chẳng lãnh được trăm lần hơn trong đời nầy,
nào là nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng với sự bắt bớ và sự sống đời
đời trong lai thế nữa”. Ở đây, sự sống đời đời không được đề cập chung với sự cứu
rỗi của chúng ta. Trong câu này, sự sống đời đời là phần thưởng như là sự vui
hưởng của chúng ta trong thời đại sắp đến. Trong Vương Quốc sắp đến, các tín đồ
đắc thắng sẽ vui hưởng sự sống đời đời. Bước vào sự vui hưởng như vậy trong thời
đại sắp đến là bước vào Vương Quốc sắp đến và dự phần vào sự vui hưởng sự sống
đời đời của Vương Quốc ấy.
Bây giờ, chúng ta có thể thấy những gì được chứa đựng
trong chương 10 có lien hệ đến Vương Quốc. Lời của Chúa ở đây liên hệ đến việc
nhận lãnh Vương Quốc của Đức Chúa Trời và đặc biệt là bước vào Vương Quốc trong
thời đại sắp đến.
BA ĐIỀU
CÓ THỂ NGĂN CẢN CHÚNG TA
BƯỚC
VÀO VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong 10:2-31, chúng ta thấy ba vấn đề có thể ngăn trở
chúng ta bước vào Vương Quốc sắp đến: hôn nhân, sự già nua và giàu có. Các môn
đồ đã được đem vào con đường dẫn đến Vương Quốc. Bây giờ trong chương 10, họ cần
được dạy dỗ về ba điều ngăn trở họ bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Nếu muốn bước vào Vương Quốc sắp đến, chúng ta cần học tập
xử lý đúng đắn ba vấn đề là hôn nhân, tuổi tác và sự già nua và tiền bạc. Chúng
ta cần chăm sóc hôn nhân theo chỉ định của Đức Chúa Trời, chúng ta cần giữ mình
để không bị già nua về mặt thuộc linh và chúng ta cần quản lý tiền bạc cách
đúng đắn. Nguyện tất cả chúng ta được ấn tượng bởi lời dạy của Chúa về những vấn
đề này trong chương 10 là sự dạy dỗ có liên quan đến việc bước vào Vương Quốc Đức
Chúa Trời.