Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 29


Kinh Thánh: Mác 9:38-50
Trong bài này, chúng ta sẽ nói thêm về 9:38-50. Chúng tôi đã chỉ ra rằng trong phân đoạn Phúc Âm Mác này, chúng ta có lời dạy của Chúa về tính dung chịu vị sự hiệp nhất
HIỂM HỌA CỦA VIỆC
XEM CHÚNG TA TỐT HƠN NGƯỜI KHÁC
Trong 8:27-9:13, chúng ta có khải tượng Đấng Christ là sự thay thế bao – hàm – tất – cả của chúng ta qua sự chết và phục sinh của Ngài. Suốt chương 9, Chúa dạy các môn đồ ý thức rằng họ bị kết liễu và không là gì cả. Tuy nhiên, trong 9:33-37, chúng ta thấy họ đang tranh luận với nhau về việc ai lớn hơn. Chúa đang dạy các môn đồ và cố gắng giúp đỡ họ nhận thức rằng họ không là gì cả, nhưng họ đang cố tranh cãi để trở thành người nào đó, thậm chí là một người lớn hơn những người khác. Vì vậy trong 9:33-37, chúng ta có lời dạy của Chúa về tính khiêm nhường

Trong 9:38, Giăng thưa với Chúa Jesus: “Thưa thầy,  chúng tôi thấy một người nhơn danh Thầy mà đuổi quỉ, thì chúng tôi cầm, vì người ấy không theo chúng ta”. Phần còn lại của chương ấy được dành trọn cho sự dạy dỗ của Chúa về việc dung chịu vì cớ hiệp nhất, một lời dạy để đáp lời của Giăng trong câu 38.
Cần thấy rằng nếu cấm người khác theo cách của Giăng trong câu 38, thì điều này cho thấy chúng ta tự cho mình lớn hơn người khác. Hơn nữa, khi cấm đoán người khác, tức là cho mình lớn hơn,  chúng ta cũng làm cho người khác vấp phạm. Khi làm cho người khác vấp phạm. Kẻ ác có thể sử dụng các chi thể của thân thể chúng ta – tay, chân hoặc mắt – để bày tỏ tư dục và làm chúng ta vấp phạm. Chúng ta cần phải cẩn thận về điều này.
Chúng ta không nên tự cho mình là lớn. Thay vào đó , chúng ta cần nhận thức rằng mình không là ai cả và không là gì cả. Nếu có nhận thức  như vậy, chúng ta sẽ cầu nguyện. Cầu nguyện cho thấy rằng chúng ta không là gì cả và không làm được gì cả. Chúng ta cần một Đấng kháctức là chính Đấng Christ – thay thế chúng ta.
Nếu không tự cho mình là lớn, lớn hơn người khác, chúng ta sẽ không làm cho người khác vấp phạm. Nhưng nếu cho mình là lớn, chúng ta sẽ làm cho người khác vấp phạm. Đồng thời chúng ta cũng mở cửa cho kẻ thù sử dụng tư dục trong các chi thể của chúng ta để làm chúng ta vấp phạm.
Các chi thể trong thân thể chúng ta, nhất là đôi mắt, thì đầy tư dục. Nếu chúng ta làm cho người khác vấp phạm bằng cách tự cho mình lớn hơn họ thì chúng ta có đôi mắt gian ác. Khi ấy, chúng ta đã mở đường để kẻ thù lợi dụng tư dục trong các chi thể của chúng ta mà làm cho chúng ta vấp phạm.
Tất cả chúng ta cần phải học tập vác thập tự giá, mang thập tự giá vá áp dụng sự chết kết liễu của Chúa vào trong hoàn cảnh của mình. Nếu đặt mình vào chỗ chết như vậy, chúng ta sẽ không cho mình là lớn. Trái lại chúng ta sẽ xem mình là không ra gì. Kết quả là sẽ không có chỗ  để kẻ thù xen vào lợi dụng  các chi thể của thân thể chúng ta làm chúng ta vấp phạm.
Nếu không tiếp nhận thập tự giá và áp dụng thập tự giá cho chính mình, không những chúng ta gây cho người khác vấp phạm mà còn gây cho chính mình vấp đi vấp lại. Chúng ta sẽ bị tư dục ở tay, chân và mắt làm cho vấp phạm. Nếu đây là tình trạng của chúng ta thì cuối cùng khi thời đại Vương Quốc đến, chúng ta sẽ cần bị ướp muối vì vẫn còn đầy “vi khuẩn”.
ĐƯỢC LỬA THANH TẨY VÀ BẢO TOÀN
Việc ướp muối mà tôi dang nói là ướp muối bằng lửa. Về điều này, Chúa Jesus phán: “Vì mỗi người sẽ bị muối bằng lửa” (c.49). Ở đây, chúng ta có “muối – lửa”, hoặc lửa như là muối. Trong thời đại sắp đến, một số người có thể bị bỏ vào trong lửa để được ướp. Việc ướp bằng lửa sẽ thanh tẩy họ. Theo một ý nghĩa, sự thanh tẩy này là kỷ luật, là sửa phạt, là một hình phạt. Nhưng theo một nghĩa khác, sự thanh tẩy này làm cho tín đồ được bảo toàn. Vì vậy sự thanh tẩy này không chỉ là một hình phạt mà cũng là sự bảo toàn để giữ người bị thanh tẩy khởi bị diệt vong, khỏi bị hư mất đời đời.
Như chúng tôi đã chỉ ra, lửa trong 9:49 là lửa tinh luyện (Malachi. 3:2), lửa thanh tẩy. Như trong 1Cô-rin-tô 3:13 và 15, trong thời đại Vương Quốc, lửa này sẽ thanh tẩy những tín đồ phạm tội mà không chịu ăn năn trong thời đại này. Vì vậy, sự luyện lọc bởi lửa sẽ là một hình phạt mang tính thời kỳ. Chúng ta đã thấy rằng thậm chí trong thời đại này, Đức Chúa Trời vẫn thanh tẩy tín đồ qua thử thách như lửa (1Phi. 1:7; 4:12, 17). Hình phạt như lửa mang tính thời kỳ trong thời đại sắp đến là cùng nguyên tắc với sự trừng phạt của Đức Chúa Trời qua những nỗi khổ như bởi lửa trong thời đại này.
HÒA THUẬN VỚI NHAU
Trong 9:50, là lời kết luận của Chúa cho phần này, chúng ta thấy được ý nghĩa thật của phân đoạn này của sách Mác. Trong câu này, Chúa phán: «Muối vốn tốt, song nếu muối mất mặn đi, thì lấy chi mà nêm lại? Khá có muối trong các ngươi và hãy hòa thuận cùng nhau». Ở đây, chúng ta thấy rằng ẩn ý của phân đoạn này là chúng ta nên hòa thuận với nhau.
Chúng tôi đã nhấn mạnh đến sự kiện là đoạn 9:38-40 bắt đầu bằng lời của Giăng về viêc cấm người nào đó đuổi quỉ trong danh Chúa chỉ vì người đó không theo các môn đồ. Đáp lại lời của Giăng, dường như Chúa muốn nói những câu này: «Người đuổi quỉ trong danh Ta đã không theo ngươi. Nhưng dù vậy người ấy là một trong các tín đồ của Ta, và ngươi nên hòa thuận với người ấy. Tuy nhiên, ngươi đã không hòa thuận với người ấy vì  ngươi  cho mình là lớn hơn. Ngươi cũng cho rằng ngươi gần gũi với Ta hơn người ấy. Ngươi nghĩ rằng ngươi tốt hơn người ấy. Loại suy nghĩ này làm cho người ấy vấp phạm và cũng mở cửa cho kẻ thù bước vào làm cho ngươi vấp phạm bằng cách sử dụng các chi thể đầy tư dục của ngươi».
Thật ra, phần này của Phúc Âm Mác thật thâm thúy. Ở đây, chúng ta thấy nguyên nhân thật của sự chi rẽ giữa vòng Cơ-đốc nhân ngày nay. Chắc chắn Cơ-đốc nhân đã không hòa thuận với nhau. Trong 9 :50, Chúa phán : « Khá có muối trong các người và hãy hòa thuận cùng nhau ». Nhưng tòan bộ tình trạng giữa vòng tín đồ ngày nay thì ngược lại. Chúng ta không thể nói rằng tín đồ đang hòa thuận với nhau.
Lý do tín đồ không hòa thuận với nhau là vì quá nhiều người tự cho mình là ai đó và tự nghĩ mình lớn hơn người khác. Kết quả là người khác bị làm cho vấp phạm và đã mở cửa cho kẻ thù lợi dụng các chi thể đầy tư dục của thân thể tín đồ làm cho họ vấp phạm. Vì vậy, cuối cùng đa số các Cơ-đốc nhân ngày nay đã bị làm cho vấp phạm.
Những Cơ-đốc nhân mà chưa từng bị làm cho vấp phạm hoặc bởi người khác hoặc bởi việc làm của chính họ thì đang ở đâu? Tình trạng là các tín đồ làm cho người khác vấp phạm và sau đó Sa-tan nhảy vào lợi dụng tay, chân và mắt của họ để làm cho họ vấp phạm. Vì vậy, tín đồ đã gây vấp phạm cho nhau và mỗi người làm cho chính mình vấp phạm.
MUỐI VÀ ÂN ĐIỂN
Vì trình trạng giữa vòng tín đồ là một tình trạng đầy vấp phạm nên chúng ta cấp bách cần khải tượng về Đấng Christ mà các môn đồ đã thấy trên núi hóa hình. Mác 9:7 chép : « Lại có đám mây kéo che phủ họ, và từ trong mây có tiếng phán rằng : Nầy là Con Yêu Dấu của ta, hãy nghe Người! ». Chúng ta cũng cần nghe Đấng Christ, là Đấng Yêu Dấu của Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên nghe chính mình hay bất cứ người nào khác.
Chúng ta cần một khải tượng, trong đó chúng ta không những thấy Đấng Christ mà cũng thấy sự chết bao-hàm-tất-cả của Ngài. Chúng ta cần được thay thế bởi Đấng Christ qua sự chết và phục sinh của Ngài. Điều này có nghĩa là chúng ta cần áp dụng sự chết của Ngài cho chính mình và rồi tiếp nhận sự cung cấp phong phú của Ngài trong sự phục sinh tuyệt diệu. Nếu được Đấng Christ thay thế như vậy, chúng ta sẽ được chữa lành khỏi các «vi khuẩn» bên trong. Chúng ta sẽ được ướp muối thậm chí trong thời đại này. Không cần phải chờ thời đại sắp đến mới được ướp muối.
Được muối trong thời đại này là được muối bởi ân điển qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ. Nhưng nếu chờ đến khi bị muối trong thời đại sắp đến, chúng ta sẽ bị muối bằng lửa. Nếu ngày nay tự muối mình qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ, chúng ta sẽ có ân điển.
Trong Cô-lô-se 4:6, Phao-lô đặt ân điển và muối chung với nhau: «Lời nói của anh em phải có ân điển luôn luôn và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp với mỗi người là thế nào». Trong Ê-phê-sô 4:29, Phao-lô nói đến những lời ban ân điển cho người nghe: «Chớ có lời thối tha nào ra từ miệng anh em, nhưng khi có cần thì hãy dùng lời lành có thể gây dựng, để ban ân điển cho kẻ nghe» .Ân điển là Đấng Christ như là sự vui hưởng và nguồn cung ứng của chúng ta. Lời nói của chúng ta nên truyền ân điển đến người khác. Lời xây dựng người khác luôn luôn cung ứng ân điển như thế cho người nghe. Để lời nói của chúng ta có ân điển nghĩa là Đấng Christ được bày tỏ qua lời của chúng ta. Điều này nghĩa là lời của chúng ta phải là sự bày tỏ và là sự phát ngôn của Đấng Christ. Mỗi một lời phải là sự bày tỏ Đấng Christ là ân điển.
Theo Cô-lô-se 4:6, lời nói của chúng ta cũng cần được nêm muối. Muối làm cho mọi thứ dễ chịu cho khẩu vị. Lời nói được nêm muối sẽ giữ chúng ta hòa thuận với nau. Đây là lý do Chúa bảo chúng ta trong Mác 9:50 là hãy có muối trong chính mình và sau đó hòa thuận với nhau. Nếu lời nói của chúng ta có  ân điển và có muối thì những lời nói đó làm cho mọi sự trở nên dễ chịu.
Khi muối chính mình bằng sự chết và phục sinh của Đấng Christ, chúng ta nhận lãnh ân điển. Nhưng nếu không muối chính mình bằng sự chết và phục sinh của Đấng Christ, chúng ta sẽ mất cơ hội nhận lãnh ân điển. Kết quả là chúng ta sẽ bị muối bằng lửa như là hình phạt trong thời đại sắp đến.
Tôi khích lệ các thánh đồ đọc-cầu nguyện Mác 9:38-50. Qua việc đọc-cầu nguyện các câu Kinh Thánh này, anh em sẽ được soi sáng. Rồi anh em không nên ngăn cấm người khác, và anh em không bao giờ nên ép buộc người khác theo mình.
HAI CÂU CÁCH NGÔN Về Cách Thức Bề Ngoài
Trong bài này, tôi cũng muốn gây ấn tượng cho anh em với hai câu cách ngôn mà Chúa Jesus đã phán, cách ngôn thứ nhất trong Ma-thi-ơ 12 :30 và cách ngôn thứ hai trong Mác 9:40. Trong 9:40, Chúa phán: «Vì ai không nghịch cùng chúng ta là thuận với chúng ta». Cách ngôn này nói về cách thức bề ngoài trong sự thực hành liên quan đến những người không chống lại Chúa (c. 39). Theo câu 38, có người nào đó đuổi quỉ trong danh Chúa Jesus, mặc dầu người ấy không đi theo các môn đồ gần gũi với Chúa. Ở đây, chúng ta có vấn đề cách thức bên ngoài. Cả người này và các môn đồ của Chúa đều đang đuổi quỉ. Tuy nhiên, người ấy không theo Chúa giống như cách các môn đồ. Ở đây, chúng ta thấy sự khác biệt về cách thức. Cách thức của các môn đồ là theo Chúa Jesus, nhưng cách thức của nhóm khác là không theo Ngài cùng với các môn đồ Ngài. Các môn đồ đuổi quỉ bởi đi theo Chúa; người khác này đuổi quỉ không phải theo Chúa trong danh Chúa. Những gì chúng ta có ở đây là sự khác nhau trong cách thức thực hành, một sự khác biệt về cách thức bên ngoài.
Liên quan đến những khác biệt về cách thức bên ngoài, chúng ta cần phải rất cởi mở. Người được đề cập trong câu 38 đang đuổi quỉ trong danh Chúa Jesus. Người ấy làm điều này là đúng vì người ấy đàng làm cùng một điều như các môn đồ đang làm. Cũng vậy, tín đồ ngày nay có thể rao giảng Phúc Âm theo cách khác với cách chúng ta rao giảng Phúc Âm, nhưng cả họ và chúng ta vẫn đang rao giảng Phúc Âm. Đây là vấn đề cách thức thực hành bên ngoài, và thái độ của chúng ta về điều này cần phải thoáng.
Về Sự Hiệp Nhất Bên Trong
Cách ngôn thứ hai là trong Ma-thi-ơ 12:30: «Ai không thuận với ta là nghịch cùng ta, ai không qui tụ lại với ta thì tan tác» . Lời này liên quan đến sự hiệp một bên với một mục đích và lời ấy được nói về những người chống lại Chúa. Cụ thể là lời này được nói ra chỉ về người Pha-ri-si là những người đã nói rằng: «Người nầy không đuổi quỉ được trừ phi nhờ Bê-ên-xê-bun, chủ quỉ thôi» (Mat. 12 :24). Người Pha-ri-si không là một với Chúa Jesus; trái lại họ chống lại Ngài. Thay vì qui tụ với Ngài, họ tan tác khỏi Ngài. Vì vậy, họ hoàn toàn phân rẽ Ngài và kết hiệp với kẻ thù của Ngài là Sa-tan.
Chúng ta cần thấy câu cách ngôn trong Ma-thi-ơ 12:30 có liên quan đến sự hiệp một bên trong với một mục đích. Cách ngôn này chắc chắn áp dụng cho chúng ta ngày nay trong hội thánh của Chúa. Vì chúng ta ở đây cho hội thánh nên chúng ta phải là một với nhau. Chúng ta không thể nói rằng: «Mặc dầu chúng tôi không là một với anh em nhưng chúng tôi vẫn vì hội thánh của Chúa». Chúng ta không tin rằng người nào đó có thể vì hội thánh của Chúa mà vẫn không làm một với những người trong hội thánh. Cần phải có sự hiệp một bên trong vì một mục đích.

Đối với hai câu cách ngôn này, chúng ta cần thấy sự khác biệt giữa thực hành và mục đích. Về thực hành thì chúng ta cần bao dung. Về mục đích, chúng ta cần phải cụ thể. Về thực hành bên ngoài, Chúa phán : «Vì ai không nghịch cùng chúng ta là thuận với chúng ta». Nhưng về sự hiệp nhất bên trong vì một mục đích thì Ngài phán: «Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta ».