Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

VƯƠNG MINH ĐẠO (1900-1991)


VƯƠNG MINH ĐẠO (1900-1991)
-Nhà Truyền Giảng Phúc Âm Độc Lập Ở Bắc Kinh



Vương Minh  Đạo  ( 王明 )  sanh ngày 25 tháng bảy năm 1900 và qua đời ngày 28 tháng bảy năm 1991. Ông là một mục sư Tin Lành độc lập người Trung Quốc và là nhà truyền giảng phúc âm bị giam giữ  đức tin từ năm 1955 đến năm 1980, tại Trung hoa.

 Tiểu sử

1. Tuổi thơ và sự hoán cải:

Wang sinh ra trong
khu phố sứ quán nước ngoài Bắc Kinh vào năm 1900, khi cha mẹ ông trú ẩn ở đó vì khu vực đó đang bị bọn Quyền Phỉ vây hãm. Lúc ấy bố mẹ ông ở vào tình thế hiểm nghèo, vì trước đó ông bà có kết hợp với các giáo sĩ nước ngoài. Vì quá kinh sợ, nên bố của Wang đã tự tử trước khi ông được sinh ra. Mẹ ông đặt tên cho ông là” Sắt” vì cớ cá tính mạnh mẽ của ông; mà không bao lâu sau đó trở thành “Tie-Zi” (Thiết Tử= Con trai Sắt); tên nầy dự báo cuộc đời can đảm của ông sau nầy.

 Thời thơ ấu của ông là một thời sống trong sự nghèo đói cùng cực và bệnh tật lặp đi lặp lại, nhưng ông đã có một tâm trí tìm hiểu và đã làm tốt ở một trường của Hội truyền giáo Luân Đôn. Mẹ của Wang ghét nấu nướng, nên ông lớn lên khi thiếu thức ăn mà có nhiều sự ấu đã. Về sau đó, ông cho biết sự đói nghèo của ông đã đem lại một lợi ích thuộc linh gì đó, để có nhiều tiền phải phạm nhiều tội lỗi. Sau thời thơ ấu gian ác, ông trở nên cơ đốc nhân khi lên 14 tuổi.

Khi đã được hoán cải theo cơ đốc giáo, Wang đã tin rằng tất cả các loại hành vi tội lỗi trong xã hội đã có các đối tác chính xác của chúng trong hội thánh”. Hội truyền giáo London giúp ông học hành và chịu báp têm tại Bắc kinh. Giống như mọi cậu bé thông minh khác của thế hệ mình, ông cảm thấy có bổn phận dự phần công việc đem sự cứu rỗi cho dân tộc.

Lúc đầu, Wang hy vọng để trở thành một nhà lãnh đạo chính trị lớn, và ông đặt một bức hình của Abraham Lincolnon trên tường của nhà mình để nhắc nhở bản thân về mục tiêu của mình. Ông không có ao ước trở thành chức sự cơ đốc, một phần vì vào thời đó các mục sư lãnh lương thấp và không được người ta kính trọng nhiều. Nhưng vào năm 1918, cơn bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng ông, nên ông hứa cùng Đức Chúa Trời nếu ông còn sống sót, ông sẽ từ bỏ chính trị và theo đuổi chức vụ cơ đốc. Wang đã được bình phục và giữ đúng lời hứa nguyện. Sau đó có nhiều sự tranh chiến nội tâm xảy ra mãi đến khi ông hiểu rằng Christ yêu cầu sự vâng phục hoàn toàn. Cuối cùng ông từ bỏ ước mơ trở thành chính trị gia. Vào năm 1920, ông đổi tên mình ra Minh Đạo (Lời), có nghĩa là “hiểu Lời Chúa”. Thậm chí ông từ bỏ địa vị an ổn của ông trong ngôi trường cơ đốc khi ông nhấn mạnh phải chịu báp-têm lần nữa như tín đồ thanh tráng. Ông và 5 người bạn đập vỡ băng trên mặt một con sông nhỏ trong tháng giêng và nhận chìm chính họ trong nước giá lạnh để vâng phục theo lương tâm của họ. " Ông quyết định rằng  Hội thánh "cần một cuộc cách mạng" và rằng Đức Chúa Trời đã giao phó cho mình sứ mạng thực hiện điều đó.

 Như đã nói, từ năm 1919, Wang đã trở thành giáo viên tại một trường học của hội truyền giáo Trưởng lão ở Baoding, một trăm dặm về phía nam của thủ đô, nhưng đã bị sa thải vào năm 1920 khi ông khẳng định phép báp têm là theo lối trầm mình. Vì sự việc chịu báp têm chung với 5 người bạn đã đến tai Ban giám hiệu hội truyền giáo. Mẹ và em gái của ông nghĩ rằng hành vi của ông quá đặc biệt đến nỗi họ tin rằng ông bị bệnh tâm thần, về sau Wang thừa nhận rằng "sự bắt bớ", ông đã nhận được từ những người khác, một phầnkết quả của sự non nớt của mình.

    Ẩn trốn đến vùng đồi núi phía tây Bắc Kinh, ông đọc toàn bộ Kinh thánh 6 lần trong vòng 62 ngày. Sau những năm mà Đức Chúa Trời đã huấn luyện, Wang yêu cầu được giảng dạy. Các sứ điệp của ông lập nền vững chắc trong kinh thánh, ông nhấn mạnh thật nhiều về sự ăn năn, hoán cải, thánh khiết và lẽ thật. Năm 1928, ông kết hôn với Liu Jingwen, con gái một vị mục sư.

Mục vụ

Trong năm 1923, sau khi
tìm cách nghiên cứu Kinh Thánh cách cá nhân nhưng không được đào tạo chính thức về thần học, Wang tiến tới một sự hiểu biết trưởng thành hơn về giáo lí Tin lành như sự xưng công chính  bởi đức tin. Trong tháng 2 năm 1925, ông bắt đầu tổ chức các cuộc nhóm họp tôn giáo trong tư gia của mình ở Bắc Kinh, các cuộc họp mà cuối cùng đưa đến việc thành lập Christian Tabernacle, một  hội thánh mà đến năm 1937 thì phòng nhóm có chỗ ngồi hàng trăm người, và là một trong những hội Hội Thánh Tin Lành lớn nhất ở Trung Quốc trong những năm 1940.
     Vào năm 1937, giảng đường của hội thánh Wang được xây dựng-- Christian Tabernacle. Sự thuộc linh thấy được là tiêu chuẩn cho quyền làm thành viên; không ai được làm báp-têm mà trước hết không bày tỏ những bông trái thật của sự cứu rỗi, điều nầy làm cho sĩ số của hội chúng thấp đi. Tuy nhiên, hội thánh đã lớn lên rất vững chắc, vào năm 1949, khi Trung hoa có chính quyền mới, Christian Tabernacle đã có số thành viên là 570 người, đó là một trong những hội thánh Tin lành lớn nhất ở Bắc Kinh vào thời đó.

Wang được nhìn nhận cách rộng rãi như là một trong những nhà lãnh đạo cơ đốc trong hội Thánh Trung Hoa, những người làm công tác xây dựng hội thánh bản xứ dựa trên nguyên tắc ba mặt: tự truyền bá, tự trị và tự cung cấp. Wang cũng đã có một chức vụ lưu động, giảng các hội đồng trên khắp Trung Quốc, đến thăm 24 trong 28 tỉnh đứng ở bục giảng trong nhà thờ của ba mươi hệ phái khác nhau. Wang
 thường xuyên vắng mặt tại nhà giảng riêng của mình suốt sáu tháng trong năm. Năm 1926, Wang bắt đầu xuất bản một tờ báo tôn giáo, “Linh Lương”, mỗi quý  một số, trong suốt thập niên 30 và 40.

 Xung đột với Nhật Bản và
Chính Quyền Mới

Từ khi Wang từ bỏ tham vọng chính trị của mình để tận hiến cả cuộc đời cho chính nghĩa phúc âm tại Trung Hoa, ông nắm thế đứng chống lại bất cứ hình thức nào có liên quan đến chính trị. Ông tin rằng chỉ có phúc âm mới cứu đồng bào ra khỏi tội lỗi và sự đồi bại. Wang tin rằng cả hai hội thánh và nhà nước nên được tách biệt và rằng các cơ đốc nhân không nên "mang ách chung với người không tin." Nguyên tắc  phân rẽ nầy liên hệ chặt chẽ với sự đối đáp của Wang đối với những tình hình chính trị trong những năm 1940 và 1950.

Trong suốt cuộc chiến tranh Hoa Nhật (1937-1945), Bắc kinh rơi vào sự kiểm chế của quân đội Nhật bản. Họ tìm cách kiểm chế các hội thánh ở Hoa Bắc.
Đó là sự chiếm đóng của quân Nhật tại Bắc Kinh trong thế chiến II, họ nhấn mạnh rằng tất cả các hội thánh ở Hoa Bắc phải tham gia trong một liên bang các hội thánh được Nhật Bản tổ chức. Wang từ chối trong một số cơ hội và nói rằng hội thánh của ông là hội thánh bản địa, không dựa Anh quốc hay Hoa kỳ. Mặc dù quân Nhật đe dọa đủ loại khác nhau, ông không bị bắt giữ, và nhà giảng của ông được phép tiếp tục tổ chức các phụng vụ. Ông để sẵn một chiếc quan tài trong nhà mình, đề phòng hậu quả của thế đứng của ông—rước lấy hình phạt tử hình. Sự khước từ của ông làm nhà cầm quyền Nhật tức giận, nhưng họ không làm gì chống lại ông. Wang giải thích sự chuyển biến kì diệu của các sự việc như vậy là sự che chở thần thượng, làm kéo dài quan điểm của ông, là không vướng mắc chính trị, và củng cố tình trạng sẵn sàng tuận đạo của ông. Chắc chắn đều nầy chuẩn bị cho ông đối đầu biến động khác vào những năm 1950.

Khi những người cách mạng đã giành được quyền kiểm soát Trung Quốc (1949), Wang tin rằng chính phủ mới thực sự có thể cho phép tự do tôn giáo, như họ đã hứa. Tuy nhiên, Hội Thánh Trung Hoa phải đối đầu nan đề sống còn dưới chính quyền mới. Khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, chính phủ áp lực nhà thờ đã được bắt đầu bởi các nhà truyền giáo phương Tây phải đoàn kết lại tố cáo chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Để thanh tẩy hội thánh khỏi “chủ nghĩa đế quốc”, mọi giáo sĩ nước ngoài được nhà cầm quyền yêu cầu lìa khỏi đất nước. Wang đã bị áp lực, nhưng từ chối với lý do nhà thờ của ông đã không bao giờ có bất kỳ sự kết nối nào với các giáo sĩ. Mọi cơ đốc nhân Trung Hoa phải góp phần tái xây dựng đất nước.

    Dưới sự hướng dẫn của nhà nước, phong trào Tam Tự được tổ chức để chỉ đạo Hội thánh cơ đốc toàn quốc. Đối đầu với chính sách tôn giáo không thích hợp do Hội thánh Tam tự hướng dẫn, Wang vẫn cách biệt và khước từ tham gia phong trào nầy. Các lý do khước từ của ông không nằm về mặt chính trị nhưng về mặt thần học, vì ông chống đối cách cứng rắn đối với phong trào kinh thánh Tân phái trong hội thánh Tam tự. Vào đỉnh cao của sức ép chính trị, ông đăng bài “Chúng tồi vì đức tin” trong tạp chí “Linh lương” của mình, tạo ra cuộc khủng hoảng. Vào tháng 9 năm 1954, một cuộc họp lớn bao gồm dân chúng của mọi hội thánh tại Bắc kinh để tố cáo Wang. Nhiều người tố cáo ông, ông ngồi im lặng, mắt nhìn trần nhà, và khước từ  trả lời. Nhiều người trong buổi nhóm đó khóc.

      Biết mình sẽ bị bắt, ông viết nhiều bài báo bày tỏ rằng “thuốc độc của đế quốc” do các giáo sĩ đem đến phần lớn đều là chân lí của Kinh thánh....chúng tôi sẵn sàng trả bất cứ giá nào đển bảo vệ Lời Đức Chúa Trời..Đừng thỏa hiệp!” Một vài tháng trước đó Wang đã viết một bài viết dài tấn công ban lãnh đạo Tam ​​tự đứng đầu là Wu Yiaozong, như là một nhóm gồm người không tin theo tân phái với một số cơ đốc nhân đích thực không có việc gì để làm. Tình trạng không thích hợp như vậy khó được chấp nhận, nên ông bị bắt bỏ tù vào mùa hè năm 1955. Wang giảng bài cuối cùng tại nhà giảng của mình vào ngày đó, 7 tháng 8 năm 1955, với chủ đề: “ Con Người bị nộp vào tay các tội nhân”. Vào khoảng nửa đêm hôm đó, Wang, vợ ông và 18 thanh niên cơ đốc đều bị bắt đưa vào ngục thất.

     Wang bị kết án 15 năm tù vì bị gọi là” chống lại nhà nước”. Sau khi ở tù một thời gian, ông gần như bị suy sụp thần kinh và ký tên vào một bản thú nhận. Ông được phóng thích, nhưng ông cảm thấy mắc tội, lương tâm cáo trách, và so sánh mình với sứ đồ Phi-e-rơ, người đã chối Chúa ba lần. Sau khi tâm trí ông bình phục, ông và vợ ông đồng ý rằng ông phải nói cho nhà cầm quyền biết rằng bản thú nhận của ông đã được viết ra do sự cưỡng ép, nó không đại diện cho cảm xúc trung thực của ông. Cuối cùng vào năm 1958, ông hủy bỏ các lời thú nhận trước đây, thì lập tức bị trở lại khám tù trải 22 năm, vợ ông cũng bị kết án như vậy. Cả hai vợ chồng đều chịu cực hình suốt những năm họ ở trong tù ngục và trong các trại lao động.

Sau khi Hoa Kỳ tái lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1972, các tổ chức nhân quyền bắt đầu gây áp lực Trung Quốc  phóng thích tù nhân chính trị của họ. Khi chính phủ Trung Quốc đã cố gắng  phóng thích Wang vào năm 1979, ông từ chối (như Thánh Paul Sứ 16: 35-40) cứ ở lại cho đến khi tên của ông đã được xóa bỏ . Năm 1980, nhà tù  lừa  bịp Wang lìa khỏi, mà theo những lời của Wang "không  phóng thích nhưng ... bị buộc phải ra bởi sự lừa dối."

    Bà Wang đã được thả ra trong năm 1973, mù một con mắt, còn Wang thì ở tù mãi đến năm 1979, già cỗi, không còn một chiếc răng nào, gần như mù lòa và điếc. Họ đã sống tại Thượng hải với người con trai, thường xuyên có các buối nhóm họp với các cơ đốc nhân trong căn hộ nhỏ của họ cho đến khi Wang qua đời ngày 28 tháng 7 năm 1991. Bà Wang đã đoàn tụ với chồng vào ngày 18 tháng 4 năm 1992 trong lạc viên của Chúa. Tro tàn thi hài họ được chôn tại nghĩa trang Dongshan bên cạnh Hồ Tây, khoảng 40 cây số về phía tây nam Suzhou, tỉnh Giang tô.

Wang được coi là nhà Tin lành cơ bản ngoại hạng trong các hội thánh Trung Hoa. Ông có sự hiểu biết tốt về Kinh thánh, tin sự vô ngộ của Kinh thánh và sự đồi bại của con người sa ngã. Ông phác họa sự xưng nghĩa và sự thánh hóa là các giai đoạn của sự cứu rỗi, rao giảng rằng con người được xưng nghĩa bởi đức tin, nhưng sự liêm chính của người tín đồ trở nên bông trái đời sống thánh hóa của anh ta. Wang nhấn mạnh về những điều không thuộc về thế giới nầy, như xây dựng kho tàng trên trời, thay vì trên đất. Thần học của ông rất gần gũi thần học của Calvin, nhấn mạnh tối thượng quyền của Đức Chúa Trời và sự hư hoại của con người. Wang phân chia thế giới hành các phần: các tín đồ đối kháng người vô tín; Đức Chúa Trời đối kháng Satan; và ánh sáng đối kháng sự tối tăm. Sự phản ứng tương liên giữa tín đồ và người vô tín nên được duy trì mức độ tối thiểu, ngoại trừ vì sự rao giảng phúc âm. Trong sự tiếp cận nầy, các cơ đốc nhân có thể dễ dàng bị coi là tự tuyên bố xưng nghĩa, người coi mình đã ra khỏi thế giới.

Trong khi rao giảng hay khi viết bài, ông luôn luôn là người mạnh mẽ chống đối thần học tự do, mà đã nắm được đại chúng trong một số hệ phái ở Trung hoa sau thập niên 1920. Ông chủ yếu chống đối các nhà thần đạo tự do, vì họ không tin sự phục sinh của Jesus, cũng không tin bất cứ phép màu siêu nhiên nào có thể xảy ra. Giáo lí trung tâm của thần học Wang là sự tái sinh trong Christ, trên đó mà cơ đốc giáo đứng hay đổ. Trong khi các nhà tự do rao giảng một vương quốc thế hạ của Đức Chúa Trời, do nổ lực của con người thiết lập, Wang khẳng định rằng chỉ con người được trải qua sự tân sinh chân thật mới có thể thay đổi xã hội. Sự dạy dỗ nầy đang ảnh hưởng cách có ý nghĩa đối với hội thánh Trung Hoa ngày nay trong tầm nhìn của họ về sự truyền giáo thế giới và sự vướng mắc của xã hội.

   Một trong những tính cách của ông là ông mạnh mẽ chống đối bất cứ điều gì gian ác hay bất chính mà xảy ra trong xã hội Trung Hoa và ông mạnh mẽ nhấn mạnh rằng các cơ đốc nhân Trung Hoa nên sống cuộc đời thánh khiết. Ông luôn luôn nắm lấy cơ hội để chỉ tỏ và chỉ trích bất cứ sự thiếu khuyết nào của hội thánh Trung hoa trong xã hội. Ông ví sánh mình với tiên tri Giê-rê-mi, vì Giê-rê-mi tấn công các sự hư hoại của xã hội và mọi tiên tri giả trong thời của mình.

    Ông khuyến khích hội chúng rằng, ngoài việc đọc Kinh thánh, cơ đốc nhân cũng nên “ nghiên cứu các sách vở, nghiên cứu các sự kiện và nghiên cứu các tính cách”  có nghĩa là dân chúng cũng nên có có tri thức tốt về sách sở, bao gồm cả các biến cố quá khứ và tương lai. Ông nhấn mạnh rằng các đặc tính của các nhà lãnh đạo nổi bật được xác định cách cẩn thận để xem họ có vai trò gương mẫu tốt đáng cho dân chúng kính trọng và bước theo chăng. Wang không tiếp nhận học vấn thần học nào và tin rằng cả Kinh thánh và Thánh Linh là đầy đủ để cấu tạo nên tôi tớ của Đức Chúa Trời. Sự rao giảng của ông rất thực tiễn và có quyền năng, và suốt cả chức vụ mình, ông tấn công không khoan nhượng tình trạng thế tục của cơ đốc nhân và sự bội đạo của các hội thánh.

   Wang nhấn mạnh tính đơn giản trong nếp sống và phụng sự cơ đốc đến mức độ không có điều gì được đề cập trong Kinh thánh mà không được thi hành. Không có giáo nghi truyền thống, không ban hát, không có túi dâng tiền, và không có lễ giáng sanh. Các nhà lãnh đạo hội thánh không được gọi là “mục sư”, và bài giảng dâng phần mười tiền bạc không được giảng trên bục giảng. Wang cũng nói rằng lễ giáng sanh không được cử hành vì nó “không có ý nghĩa gì cả”. Hội thánh không đóng góp công việc từ thiện gì cho xã hội và ông khước từ liên kết các phong trào hội thánh hiệp nhất thế giới.

   Wang đứng vững cách sáng tỏ cho phúc âm và cho một hội thánh tự do khỏi bất cứ sự kiểm chế nào từ bên ngoài, và bênh vực rằng các sự vụ giữa hội thánh và nhà nước phải phân rẽ. Là một nhà lãnh đạo hội thánh độc lập và bướng bỉnh như vậy, Wang hành động như cây gai nhọn đâm vào sườn, trước hết là các giáo sĩ trong thời trước cách mạng tại Trung hoa, sau đó đối với quân Nhật bản xâm lăng, và cuối cùng là phong trào hội thánh Tam tự. Nên kết quả, ông nhận lãnh một sự dự phần công bằng các mối đe dọa và hỗn độn của thời kì đó.

    Sau khi Wang được trả tự do, ông nói cùng dân chúng rằng ông đã sa ngã vào tội nói dối vào năm 1955 khi sợ tù ngục bắt ông, và ông đã  thú nhận giả tạo rằng ông là một tội phạm vì không liên kết với hội thánh tam tự. Trong khi suy gẫm Mi chê 7:7-9, sự tương giao của ông với Chúa Jesus được phục hồi, và sự sống thuộc linh của ông được hồi sinh hoàn toàn. Từ đó trở đi, ông đề ra cho mình một tiêu chuẩn tuyệt đối chân thật và chân chính, không khoan dung bất cứ dấu vết giả tạo nào. Ông quyết định thà chết trong ngục tù là tốt hơn nói dối. Câu chuyện về sự sa ngã của ông giấu kín trong 4 bức tường khám tù. Thế giới bên ngoài không biết gì cả về điều đó, nên rất dễ dàng cho ông khiến hội thánh chỉ nhớ ông là người anh hùng cứng như sắt. Sự việc ông trung thành với lẽ thật không cho phép có điều nầy. Ông đích thực là người chân thật và là một vị anh hùng chân chính.

 
Ngày cuối cùng

Sau khi Wang
được phóng thích, ông tiếp rất nhiều du khách trong căn hộ bé nhỏ của mình ở Thượng Hải, bao gồm cả người nước ngoài từ châu Âu, Bắc Mỹ, và châu Á. Khối lượng tuyệt đối của khách thăm đã làm cho nhân viên an ninh Trung Quốc đau thần kinh, đặc biệt là kể từ khi Wang đã đưa ra những lời tuyên bố thẳng thắn về chính phủ đối xử với ông trong quá khứ. Wang vẫn không biện hộ, và khi một thành viên của Giáo Hội Tam-Tự  gửi cho ông một quà tặng, Wang đã gửi nó trở lại.

Giữa năm 1987 và 1989, khả năng thể chất và tinh thần của Wang
suy sụp cách đáng chú ý. Tháng 7 năm 1991, Wang đã được chẩn đoán thấy có các cục máu đông  trên não bộ của mình, và ông qua đời vào ngày 28 tháng 7. Một người có uy tín đã ghi nhận, mặc dù tuổi già của Wang và ảnh hưởng suy giảm, ông đã "vẫn là một biểu tượng vô song của đức tin kiên quyết cho đến khi ông  chết”.
 
 Hôn nhân và đặc điểm cá nhân

Năm 1928, Wang (thông qua những gì có thể được gọi là
sự sắp xếp) đã kết hôn với Liu Jingwen, con gái trẻ của một mục sư Tin lành ở Hàng châu. Họ đã trải qua một cuộc hôn nhân lâu dài và hạnh phúc và có một đứa con trai, Wang Tianzhe, người sống lâu hơn họ; nhưng tính khí của họ thì khác nhau cách đáng kể. Wang thường bị ám ảnh về chi tiết, trong khi vợ của ông (theo lời ông) "chỉ quan tâm đến hiệu quả chung", "hạnh phúc-bước đi-may mắn," và "rất hay quên." Wang có thể  vội vàng đến điểm của sự dại dột, và ông cũng thường xuyên thất bại trong việc bày tỏ thiện cảm hoặc sự nhạy cảm. Jingwen là người kiên nhẫn đặc biệt và quan tâm đến người khác, nhưng bà làm Wang choáng váng bằng cách sửa sai ông ở nơi công cộng, dựa vào quan điểm rằng ông ưa nói chuyện thiếu khôn ngoan trước mặt người khác, nên bà có nhiệm vụ nhắc nhở ông ta trước mặt những người khác. Wang nhớ lại rằng sau hai mươi năm được vợ mình sửa dạy, ông đã thực hiện "một lượng sự tiến bộ", nhưng ông cũng cảnh báo các độc giả đọc cuốn tự truyện của mình rằng Jingwen  không nhất thiết phải được tiếp nhận như là một mô hình trong lĩnh vực này."

 
Giáo lý tôn giáo

Wang Mingdao tin
sự vô ngộ của Kinh Thánh, sự đồi bại của con người, và sự xưng nghĩa bởi đức tin. Ông chỉ trích những thiếu sót của cả hai nhà thờ của Trung Quốc và của hội truyền giáo, nhấn mạnh rằng các cơ đốc nhân phải sống đời sống thánh thiện. Wang so sánh mình với tiên tri Giê-rê-mi, người đã tấn công xã hội hư hoại các tiên tri giả, và Wang đặc biệt phản đối những nhà cung cấp  thần học tự do như các nhà truyền giáo phương Tây và hội YMCA (Thanh niên cơ đốc), mà ông cho biết, đã phá hủy đức tin của những người trẻ tuổi.

Wang thành lập Hội
thánh cơ đốc trong Christ (CCIC), nhấn mạnh những khía cạnh thực tế của đời sống cơ đốc”. Wang tin rằng trách nhiệm lớn nhất của các nhà lãnh đạo hội thánh là  giúp đỡ các cơ đốc nhân "bước đi con đường của sự thánh thiện."  Ông thường từ chối làm báp-têm người hoán cải cho đến khi họ đã chứng minh rằng cơ đốc giáo của họ hơn một "sự bày tỏ bằng môi miệng của họ." Đối với một người đàn ông bị ám ảnh có trật tự, lời khuyên của Wang bao gồm những lời khuyên nhủ không khạc nhổ, đùa giởn, đánh nhau, và nhai tỏi nguyên. Ngược lại, ông khuyên các cơ đốc nhân đúng giờ, mặc trang phục thích hợp, và chấp hành luật lệ giao thông. Mặc dù vị giảng Ngũ Tuần, đã làm báp-têm trầm mình cho Wang  cố gắng giúp ông nói tiếng lạ, Wang đã thất bại khi cố làm cho có các âm thanh vô nghĩa lặp đi lặp lại, và ông được đẩy lùi. "bởi hành vi không lịch sự của một số người Ngũ tuần đang nhảy múa, vỗ tay, và hét lên dữ dội trong các cuộc nhóm họp phục hưng."

Wang không bao giờ
dùng danh hiệu "mục sư", ông không cho phép có ca đoàn, và nhà thờ của ông đã không có giáo nghi. Ông hiếm khi cho phép bất cứ ai ngoại trừ các bạn đồng công gần gũi của mình rao giảng trên bục giảng của ông, sợ các giảng sư khác có thể nuôi dưỡng những ý tưởng dị giáo hoặc họ là những người có cuộc sống đầy sự lừa dối, tham lam, dâm dục, kiêu ngạo, ghen tị và ích kỷ”./.