Từ A-đam đến Môi-se có chừng 2500 năm, và từ lúc Môi-se viết sách
Sáng Thế kí đến Đấng Christ có chừng 1500 năm nữa. Chữ Nho (Hán tự) là một loại
chữ tượng hình được những người Trung Hoa cổ đại sáng chế vào khoảng thế kỉ 25
TCN, nghĩa là trước Môi-se chừng 1000 năm. Họ di trú từ vùng Lưỡng hà, Iraq, đi
qua phía đông, rồi xuôi nam đến vùng Trung nguyên Hoa lục và định cư. Chữ Nho
được những người am hiểu lịch sử nhân loại trong Sáng 1-11 sáng chế ra. Họ đưa
những ý nghĩa câu chuyện xảy ra từ vườn Ê-đen đến tháp Ba-bên vào những chữ Hán
cơ bản ban đầu. Thí dụ chữ 船 “thuyền” gồm có chữ “chu” bên trái
nghĩa là thuyền, bên phải có chữ “bát” là tám và chữ “khẩu”, cái miệng. Chiếc
thuyền lớn, là tàu, có 8 người. Đó không phải là câu chuyện trong Sáng thế kí
6-7 hay sao?
Kinh thánh nói chung, cũng như sách Sáng thế kí nói riêng, lắm
khi chép quá kĩ lưỡng và dài dòng về một số sự kiện, trong khi đó lại lại giấu
kín một số sự kiện mà chúng ta phải nhờ cậy sự khôn ngoan của Chúa đào sâu và so
sánh kinh văn mới tìm ra. Hôm nay tôi muốn bàn về Sợi Dây Lưu Truyền Lời Đức
Chúa Trời thời thượng cổ trong sách Sáng thế kí.