Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

LINH CẦU NGUYỆN



Kinh Thánh:
Giăng 4:24
Đức Chúa Trời là Linh, nên ai thờ lạy Ngài thì cần phải lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy (thờ phượng trong linh và thực tại).
Giu-đe 20
Cầu nguyện trong Thánh Linh.
Ê-phê-sô 6:18
Cầu nguyện… trong linh…
La-mã 8:26
Chính Linh cầu thay cho chúng ta…
I. LỜI CẦU NGUYỆN PHẢI Ở TRONG LINH
Chúng ta biết rằng sự hiện hữu và sự vận hành của vũ trụ cùng mọi điều trong đó được phi phối bởi những định luật. Nếu muốn làm việc gì có hiệu quả, chúng ta phải giữ những luật cụ thể về việc đó. Về cầu nguyện, có một luật  thép: lời cầu nguyện phải ở trong linh; vì trong sự cầu nguyện, anh em cầu nguyện với Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời là Linh. Nếu cầu nguyện trong tâm trí, tình cảm hay ý chí mà không cầu nguyện trong linh, anh em không thể chạm được Đức Chúa Trời cũng không cầu nguyện vào trong Ngài. Những khả năng này không thể đi xuyên qua anh em đến với Ngài. Để chạm được Đức Chúa Trời và cầu nguyện vào trong Ngài, chúng ta phải cầu nguyện trong linh. Chính khi Thánh Linh thốt ra lời cầu nguyện trong linh và với linh chúng ta, thì chúng ta có thể chạm được Đức Chúa Trời.

HAI MƯƠI BẢY MẪU CƠ ĐỐC NHÂN TRONG TÂN ƯỚC-


Mathio: Người công nghĩa
Chúa là công nghĩa của người tin,
Xưng nghĩa xong trước mặt Chúa Trời,
Sự sống Ngài từ trong biểu lộ,
Ta sống đời công nghĩa hơn đời.
-
Mác: Người Nghĩa và thánh
Trong chúng ta Chúa mong biểu lộ,
Hành vi công nghĩa ở bên ngoài,
Đức thánh khiết Ngài đang nhuần thấm,
Tiêu chuẩn người nghĩa thánh hôm nay.
-
Lu ca: Người lận cận
Người lân cận thân thương, gần gũi,
Người Sa-ma-ri cứu nạn nhân,
Bạn ơi, thực hành gương mẫu đó,
Ban dầu rượu, chăm sóc thiên dân

SỰ SỐNG CẦU NGUYỆN


Trong bất cứ việc gì chúng ta làm đều cần sự tương ứng để thực hiện công việc đó. Thật ra là chỉ sự sống cụ thể mới có thể thực hiện công việc cụ thể. Cầu nguyện không ở ngoài qui luật này. Cầu nguyện là vấn đề vô cùng thuộc linh, thánh khiết và siêu việt; vì vậy, cầu nguyện đòi hỏi một sự sống đặc biệt thậm chí hơn cả những điều khác. Để cầu nguyện cách đúng đắn, chúng ta không chỉ nên quan tâm đến hành vi bên ngoài mà còn phải đi sâu hơn để biết sự sống cầu nguyện bên trong. Khi còn trẻ, tôi đọc nhiều sách về sự cầu nguyện và lúc đó tôi được giúp đỡ. Dần dần, khi tiến thêm vài bước trong Chúa, tôi thấy sự giúp đỡ đó khá nông cạn và không có trọng lượng. Càng ngày tôi càng đến chỗ nhận biết rằng cầu nguyện không phải là vấn đề hành vi ở bên ngoài mà hoàn toàn là điều gì đó ở bên trong. Vì vậy, chúng ta phải biết những điều kiện cần thiết để cầu nguyện đúng đắn. Trong chương 3, chúng ta thấy rằng người cầu nguyện phải đúng đắn và ngay thẳng trước mặt Đức Chúa Trời. Cũng cần quan tâm đến tình trạng bên trong của người cầu nguyện, tức là sự sống cầu nguyện bên trong người đó.

NGƯỜI CẦU NGUYỆN-



  Chúng ta đều biết rằng bất cứ việc gì chúng ta làm, kết quả luôn tùy thuộc vào việc chúng ta là loại người nào. Anh em có thể làm cùng một việc mà người khác làm, nhưng khi anh em làm việc đó, nó lại hóa ra một cách khác. Người Hoa có tục ngữ này: “Kết quả của bất kỳ việc gì xoay quanh người làm ra nó”. Nhiều người xem phương pháp là chìa khóa cho mọi sự, nhưng thật ra con người quan trọng hơn phương pháp. Vì thế, chỉ có phương pháp thì không đủ mà cũng cần có con người cụ thể. Và trong những vấn đề thuộc linh, hầu hết mọi người đều cho rằng con người phương pháp. Nếu con người không đúng đắn, phương pháp sẽ vô dụng bất kể nó đúng thế nào; vì những điều thuộc linh là vấn đề của sự sống, và sự sống thì không tùy thuộc vào phương pháp. Sự sống chỉ biểu lộ chính nó theo bản chất của nó. Do đó, về những vấn đề thuộc linh, con người tương đương với phương pháp.
Trong cả Kinh Thánh hiếm khi Đức Chúa Trời dạy phương pháp phục vụ cho những người phụng sự Ngài; đúng ra, Ngài xử lý chính con người họ. Hãy lấy ví dụ về Môi-se, một trong những tôi tớ lớn nhất của Đức Chúa Trời vào thời Cựu Ước. Cả vào lúc hay trước lúc ông được kêu gọi, không có lời ký thuật nào về việc Đức Chúa Trời bảo ông nhiều phương pháp khác nhau để phụng sự. Đúng ra, Đức Chúa Trời đã dùng 80 năm để xử lý chính con người Môi-se; vì trong vấn đề tiếp xúc Đức Chúa Trời, con người là phương pháp. Dù chúng ta nói về một số nguyên tắc cầu nguyện để biết thể nào là lời cầu nguyện thật. nhưng nếu con người chúng ta sai trật và chúng ta chỉ cố gắng cầu nguyện theo những nguyên tắc đó thì sẽ không công hiệu. Do đó, nếu muốn học cách cầu nguyện, chúng ta phải biết người cầu nguyện cần phải là loại người nào. Vì đây là một chủ đề rộng như vậy nên chúng ta chỉ đề cập đến một số nguyên tắc quan trọng.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

SỰ AN NGHỈ TRONG CÕI ĐỜI ĐỜI-




Sự an nghỉ thánh đồ trên ấy,
Giê-ru-sa-lem mới trên cao,
Ở trong cung điện thần ái mãi,
Bước đi trên đường vàng tiêu dao.
-
Niềm vui Chúa tỏ bày nơi ấy,
Hành lang nhà Ngài chẳng tội ô,
Nơi Chúa Trời hạ cố cư trú,
Trong tấm lòng dân thánh bấy giờ.
-
Đông vầy thánh đồ hành lang thánh,
Sự vui mừng đầy dẫy tấm lòng,
Nếm vị ngọt thông công không dứt,
Tâm linh tôi khao khát không cùng.
-
Nơi an nghỉ không tội ô nhiễm,
Áng mây sầu muộn chẳng nhuốm màu,
Lời ngợi khen bất tận đầy tâm khảm,
Tình yêu đời đời trị vì lâu.
-
Chiên Con có ở đó, hồn hỡi,
Chúa Trời dẫn truyền thần ái ra,
Mọi người được chúc phước tuyệt đối,
Trong ái tâm thần thượng bao la.
-
Chúa Trời, Chiên Con chung ngai báu,
Đó là nguồn thần thượng nhiệm mầu,
Truyền niềm vui, tình thương tối hảo,
Phần hưởng tôi am hiểu dài lâu.
-
Ô kìa quyền năng Đức Linh đó,
Mở cửa thiên thượng đến muôn đời,
Đem tôi hưởng đặc ân quý hóa,
Khi lao nhọc đường đời qua rồi.
-
Bánh thần thượng ẩn giấu còn đó,
Đã một lần hạ mình tại đây,
Kho tàng quý trọng Cha ta có,
Tình yêu Ngài nuôi dưỡng hồn nầy.
-
Được gọi bằng một tên bí mật,
Niềm vui thích không tiết lộ đâu,
Đáp lại sự nhục mạ trên đất,
Khắc trên viên đá trắng nhiệm mầu.
-
Trong chói lọi sáng ngời vô hạn,
Ngài là Cứu Chúa, Hướng Dẫn Viên,
Con đi với Ngài trong ánh sáng,
Áo dài con sắc trắng tinh tuyền.
-
Theo phương cách không hề nhơ bợn,
Bàn tay Ngài chăm sóc chu toàn,
Bước chân con tiến tới không ngại,
Cõi đời đời chói sáng trường tồn.
-
Ai đã bày tỏ sáng ngời ấy,
Của ánh quang hằng sống đời đời,
Nơi Chúa Trời phô bày rực sáng,
Và mọi vinh hiển Chiên Con soi.
-
Nơi đó hồn tôi nhiệt thành nhất,
Tìm cách tôn thờ Chúa thỏa lòng,
Sự sống, niềm vui hồn không dứt,
Không cảm nhận mà nhìn thấy xong.
-
Chúa Trời và Chiên Con có đó,
Là Ánh Sáng, là Đền Thờ mà,
Cơ binh chói sáng cùng chia sẻ,
Huyền nhiệm tỏ bày cách sâu xa.
N.D. 12-5-2016











Đức Chúa Trời tìm kiếm những người thờ phượng thật


Các Cơ Đốc nhân đến với nhau để thờ phượng Đức Chúa Trời. Điều này là rất bình thường, vì Ngài là Đức Chúa Trời nên chỉ mình Ngài mới xứng đáng được thờ phượng. Tuy nhiên, chỉ một số ít Cơ Đốc nhân mới nghiêm túc tự hỏi: Đức Chúa Trời có thỏa mãn với cách họ đang thờ phượng Ngài hay không? Đức Chúa Trời có đẹp lòng khi chúng ta vào ngày Chúa Nhật hát ngợi khen, nghe bài giảng, dâng tiền và sau đó đi về nhà không? Cơ Đốc nhân có rất nhiều quan niệm khác nhau về cách thờ phượng Đức Chúa Trời. Một số người cho rằng thờ phượng là hát các bài thánh ca để tạo ra một không khí đặc biệt. Những người khác thờ Đức Chúa Trời bằng cách cầu nguyện hay trích dẫn Kinh Thánh. Và những người khác xem cả cuộc đời họ là thờ phượng. Tuy nhiên, câu hỏi mang tính quyết định ở đây chính là: Sự thờ phượng mà Đức Chúa Trời muốn và làm Ngài đẹp lòng là gì?
Chúa Giê-su có nói đến vấn đề này: "Nhưng giờ sắp đến và bây giờ đã đến, khi những người thờ phượng thật sẽ thờ phượng Cha trong linh và trong sự thật, vì Cha tìm kiếm những người thờ phượng Ngài như vậy. Đức Chúa Trời là Linh, và những người thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong linh và trong sự thật" (Giăng 4:23-24).
Kinh Thánh ít khi nói đến việc Đức Chúa Trời tìm kiếm một điều gì đó. Nhưng nếu Ngài phải tìm kiếm, thì nó phải là điều không dễ tìm thấy. Đức Chúa Trời là Cha, tìm kiếm những người thờ phượng thật, những người này phải thờ phượng Cha ở trong linh và trong sự thật. Như thế, Đức Chúa Trời có chấp nhận mọi hình thức thờ phượng không? Trái lại, Cha muốn có một sự thờ phượng cụ thể. Nhưng sự thờ phượng thật mà Cha tìm kiếm phải như thế nào?

SÁCH MÁC BÀI 27


Kinh thánh: Mác 9:14-50
Ở bài trước, chúng ta thấy trong 8:27-9:13 có khải thị về Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của Ngài như là một sự thay thế hoàn vũ cho tất cả những gì không phải là chính Đức Chúa Trời. Trong bài này, chúng ta tiếp tục xem xét 9:14-50.
Hiểu được những gì được khải thị trong 9:14-50 là không dễ. Chủ đề chính trong phần này của Phúc Âm Mác là gì? Nếu chia phần này thành các phần nhỏ hơn, chúng ta có thể hiểu đôi điều về những điểm đặc biệt. Nhưng chúng ta thấy gì khi đặt tất cả các câu Kinh Thánh này lại với nhau?
ĐUỔI MỘT LINH CẢM
Phân đoạn này gồm 37 câu bắt đầu với trường hợp đuổi một linh câm ra khỏi con trai của một người đàn ông (9:14-29). Điều này xảy ra ngay sau khi Chúa và ba môn đồ từ núi hóa hình xuống. “Khi Ngài đến cùng các môn đồ kia, thấy quần chúng đông xung quanh họ, và mấy Kinh luật gia biện bác với họ. Cả quần chúng vừa thấy Ngài, liền kinh ngạc quá bội, đều chạy đến chào Ngài” (cc.14-15). Khi Chúa Jesus hỏi họ về cuộc tranh luận thì “có một người trong quần chúng đáp rằng: Thưa thầy, tôi đem con trai tôi đến thầy, nó bị linh câm ám; không cứ chỗ nào linh ám vào thì vật nó nhào xuống; nó sôi bọt mồm, nghiến răng, rời xàu đi; tôi đã xin môn đồ thầy đuổi linh ra, song họ bất lực” (cc.17-18). Ở đây, chúng ta thấy trường hợp liên quan đến một linh câm; đây không phải vấn đề về một người cần được chữa lành toàn bộ. Trong câu 25, chúng ta thấy linh câm và điếc bị đuổi ra khỏi đứa trẻ. Vì vậy, một lần nữa các cơ quan nghe và nói lại cần được xử lý đặc biệt.

SÁCH MÁC BÀI 26


Kinh Thánh: Mác 8:27-9:13
ĐIỂM NỔI BẬT CỦA PHÚC ÂM MÁC
Trong 8:27-9:13, chúng ta có khải thị về huyền nhiệm của Thân Vị Chúa, về sự chết và phục sinh của Ngài. Có thể nói rằng những gì được ghi nhận ở đây là điểm nổi bật nhất của Phúc Âm Mác. Ở đây, phần tường thuật của Phúc Âm này đạt đến cao điểm.
Trong chương 8, Cứu Chúa-Nô Lệ đã chữa lành một người mù ở Bết-sai-đa. Trong trường hợp chữa lành này, Chúa đã làm nhiều điều hơn trong bất cứ trường hợp nào khác. Chẳng hạn như trường hợp chữa lành đầu tiên trong Phúc Âm Mác là chữa lành bà gia của Phi-e-rơ. Việc chữa lành này được thực hiện dễ dàng. Chúa chỉ đến với bà và cầm tay đỡ dậy. Rồi cơn sốt rét lìa bà và bà phục vụ họ (1:31). Từ sự chữa lành đầu tiên ấy, sách tiến từng bước cho đến chương 7, chúng ta thấy tấm lòng con người bị phơi bày, tình trạng bên trong của con người bị phơi bày.
Sau khi phơi bày tình trạng tấm lòng con người, Chúa Jesus bày tỏ rằng Ngài là bánh, là nguồn cung ứng sự sống của chúng ta. Ngài không những là Đức Chúa Trời tha thứ mà còn là Thầy Thuốc, Chàng Rể, Đa-vít ngày nay và Đấng Giải Phóng. Ngài cũng vừa là Đấng Nuôi Dưỡng và vừa là Bánh.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

ĐÈN NHÂN LINH—


Đèn nầy đâu phải lời Kinh thánh,
Mà các bạn ngộ nhận nhiều rồi,
Đây là nhân linh của con người,
Được tái tạo kết Linh của Chúa,
Linh Ngài truyền sự sống cho nó,
Rồi mỗi ngày uống nước trường sinh,
Thờ Cha trong sự thật và linh,
Cầu nguyện thường xuyên cho linh lớn,
Không khẩn nguyện xin xỏ quá trớn;
Trong sa-mạc dân ăn ma-na,
Nhân linh ăn lời Kinh thánh mà,
Hầu phát triển nên người cường tráng,
Như Giăng Báp-tít nơi đồng vắng,
Tâm linh thật mạnh mẽ, vững vàng,
Phao-lô khuyên linh có nhiệt năng,
Chúa cảnh cáo đèn linh phải sáng,
Trong thời kì cuối rốt kinh hoảng,
Đèn lu mờ bị chặn cửa nha,
Không vào tiệc cưới hát hoan ca,
Phải đứng ngoài hổ thẹn, khóc mướt,
Vì nhân minh mỏi mòn, bạc nhược,
Bạn ơi, thức tỉnh ngày hôm nay,
Kíp mua dầu cho linh cháy hoài.
Minh Khải 8-5-2016
-
Châm 20:27--Tâm linh trong con người là ngọn đèn của CHÚA-
Giăng 3:6; 4:24; 6:63--Thể xác sinh ra phần xác, Thánh Linh sinh hạ phần linh--Đức Giê-su đáp: “Ai uống nước nầy rồi cũng khát lại, nhưng uống nước Ta ban cho sẽ chẳng bao giờ khát nữa. Nước Ta ban cho sẽ biến thành giếng nước trong người, tuôn tràn sự sống vĩnh phúc.”- “Đức Chúa Trời là Linh Thần, nên những người thờ phụng Ngài phải lấy tâm linh, lẽ thật mà thờ phụng.”- linh mới tạo nên sự sống, còn thể xác chẳng ích gì cả! Những lời Ta truyền cho các con là linh và sự sống.
Lu ca 1:80-Con trẻ lớn lên, tâm linh càng mạnh mẽ, sống trong đồng hoang …-
Rô ma 12:11-Phải có lòng sốt sắng ( bừng cháy trong tâm linh), phải phục vụ Chúa
Mathio 25:7-7 Các trinh nữ đều thức dậy, khêu đèn lên cho sáng
Lu ca 12: 35-36--Hãy thắt lưng và thắp đèn lên. Các con hãy làm như người chờ đợi chủ mình khi người đi dự tiệc cưới về, vừa đến gõ cửa thì mở ngay.

NHÀ ĐỜI ĐỜI-


Trong khung cảnh chói sáng hạnh phước,
Nơi mà tội lỗi không tràn vào,
Tâm linh đói khát cai thế giới,
Lúc còn đi vơ vẩn khổ đau.
-
Sao tôi dám gọi nhà mình nhỉ?
Là nhà Cha tôi ở trên cao,
Nơi Ngài nghỉ ngơi tôi an nghỉ,
Lãnh vực được tự do dường nào!
-
Trong ánh sáng không gì nhơ bợn,
Hồn tinh khiết tôi sống an lành,
Những khao khát từ cõi lòng trống,
Chúa Trời ban an nghỉ trường sanh.
-
Thời gian sẽ không bao giờ tàn tắt,
Có hiện diện Ngài hồn nghỉ ngơi,
Niềm vui không kể xiết khởi phát,
Các thời đại vô tận vẫn trôi.
-
Chúa tôi là trung tâm mọi sự,
Hiện diện Ngài đầy dẫy miền nầy,
Hàng vạn điều thuộc Ngài mãi mãi,
Quây quần phủ phục Đấng trên ngai.
-
Đức Chúa Trời mà tôi đã biết,
Tỏ rõ trong ái đức Jesus,
Tỏ bày trên hạnh phước dân Ngài,
Trước mặt Đấng Chủ Tề thiên thu.
-
Vinh quang tối thượng đầy dẫy đó,
Vinh quang tỏa sáng qua mọi người,
Thần ái san sẻ điều quý giá,
Cho những ai đã được gọi mời.
-
Giống như Jesus trong chỗ đó,
Đấng dẫy đầy ánh sáng yêu thương,
Người Buồn Khổ ân hồng sáng tỏa,
Chủ đề vĩnh cửu thiên đàng mừng.
-
Yêu Ngài! Ô ân điển tối thượng,
Yêu Ngài phủ phục xuống trước ngai,
Yêu Ngài thấy vinh quang tỏ rạng,
Trên mọi gương mặt hoan hỉ thay.
-
Ô tình thương tối thượng ngời sáng,
Ích lợi cho hồn yếu đuối đây,
Đã cấp ban tôi thật vô hạn,
Ánh sáng thần sớm thuộc tôi hoài.
-
Ô hỡi Chúa, xin đừng cất bỏ,
Ánh sáng thần ái thật dịu hiền,
Xin ở đây trong đêm kinh sợ,
Khi con giẫm đường Chúa đi lên.
-
Như ánh sáng thần thượng ở với,
Chiếu lòng con nhìn thấy ngôi nhà,
Khung cảnh hoan hỉ trong miền ấy,
Sớm là phần hưởng con tìm mà.
N.D. 8-5-2016

CON NGƯỜI BUỒN KHỔ--


Người Khách Lạ không nhà để ở,
Người Bạn thân ái nhất của tôi,
Bị ruồng bỏ bơ vơ máng cỏ,
Thế mà Ngài đến với chúng tôi!
-
Bài hát vang lừng trong đêm tối,
Đoàn mục đồng sợ ẩn mặt đi,
Ánh thiên thần sáng ngời vô đối,
Tiếng thiên binh vang vọng diệu kì.
-
Tiếng hoan ca trong đêm thâu đó,
Hơn tiếng đoàn thần sứ đầu tiên,
Mừng ngày Chúa tạo nên trái đất,
Bằng bàn tay thần thượng năng quyền.
-
Hãy đến mà nhìn vào máng cỏ,
Đức Chúa Trời vinh hiển hiện ra,
Người Khách không nhà, không chỗ ở,
Giữa thế giới say đắm sê-sa.
-
Với Chúa Trời là vinh quang lớn,
Bình an cho nhân thế bất an,
Câu chuyện kì diệu Vua vô hạn,
Là niềm hỉ lạc của muôn dân.
-
Thiên binh, thần sứ trên thượng giới,
Càng lúc niềm vui thích gia tăng,
Dù chúng ta khuyết điểm, ô tội,
Chúa hài lòng chấp nhận vẹn phần.
-
Hãy hát về vinh quang cao nhất,
Của Đấng đáng được sự tôn cao,
Kể ra câu chuyện thật kinh ngạc,
Đấng yêu thương nhục hóa nhiệm mầu.
-
Từ buổi ban đầu thật lạ quá,
Mọi con người đều sống thê lương,
Ân điển Chúa chinh phục tất cả,
Làm họ am hiểu Chúa tinh tường.
-
Hài Nhi thánh chịu thấp hèn quá,
Máng cỏ là nôi lúc chào đời,
Giáng thế từ linh giới chói lóa,
Dự phần sầu muộn chúng ta rồi.
-
Bản chất vô tội sống thích ứng,
Theo lối đường thần thượng tình yêu,
Tạo vật sa ngã được xây dựng,
Những chiếc bình ca ngợi Chúa nhiều.
-
Ô Tình Yêu! Ngoài tầm suy tưởng!
Chúa ơi, sao Ngài đến nơi đây?
Bao giờ khải hoàn được vui hưởng,
Khi trở thành con đỏ thơ ngây?
M.K. 8-5-2016

CON CHỜ ĐỢI CHÚA ƠI-


Con chờ đợi ngày giờ kinh khủng,
Lời Ngài sẽ được ứng nghiệm đây,
Sa-tan phục dưới quyền Ngài,
Nơi chân của Chúa vào ngày vẻ vang.
-
Ý muốn của Chúa đang thực hiện,
Việc ấy không là chuyện viển vông,
Khiên che, sức mạnh, vui mừng,
Chúa là mọi sự lạ lùng cho con.
-
Niềm vui vô tận lòng con được
Thấy phong phú Ngài suốt tương lai,
Hiểu rằng ân điển của Ngài,
Ban cho đại phúc khó ai phô bày.
-
Giúp con chỉ đợi Ngài thực hiện,
Cuộc đời con tận hiến cho Ngài,
Hôm nay hầu việc nơi đây,
Dự phần đại phúc tương lai trên trời.
-
Con mong sớm đến thời hoàn tất,
Ngài biết lòng con rất bồi hồi,
Thế gian buồn khổ đổi dời,
Tìm đâu an nghỉ ngoài nơi ở Ngài.
-
Con sẽ thấy chính Ngài đối mặt,
Ô hi vọng phước nhất xưa nay,
Chúa kêu con đến sum vầy,
Nhà Cha an nghỉ tương lai đời đời.
-
Ô an nghỉ tuyệt vời không đổi,
Của Chúa Trời tuyệt đối trường tồn,
Nơi Ngài là sở hữu con,
Niềm vui, ái đức chu toàn vô chung.
-
Nghị quyết Ngài toàn phần hoàn tất,
Công tác yêu thương đạt thành công,
Thiên binh an nghỉ mãn công,
Chân Ngài trái đất phục tòng vạn niên./.
M.K. 9-5-2016

NHẪN NẠI CỦA SỰ HI VỌNG-


1 Tê 1:3- “sự nhẫn nại của hi vọng anh em trong Jêsus Christ Chúa chúng ta”
-
Ô Jesus, Cứu Chúa thật yêu quý,
Mãi đến bao giờ Chúa sẽ hồi lai,
Lòng chúng con quen khổ đau rên rỉ,
Hướng tâm về Ngài, Người Chủ hôm nay.
-
Đau thương chúng con Ngài đều vui nếm,
Niềm vui tùy thuộc nơi ái tâm Ngài,
Tai họa, niềm vui đưa chúng con đến,
Gần bên Ngài cõi thiên đàng tương lai.
-
Chúng con suy gẫm truyện dài trần thế,
Những lối đường buồn bã phải trải qua,
Lòng suy nghĩ tới vinh quang ngoại lệ,
Sống bên Ngài cõi hằng hữu bao la.
-
Chúng con thấy trật tự thần thượng thật,
Dân địa cầu đã hủy hoại quá lâu,
Lòng nhu mì bị ám ảnh tai ách,
Khi thấy rối loạn dẫu hội thánh nào.
-
Khi xem qua sách thánh từng trang ấy,
Ghi chép những lời kì diệu của Ngài,
Lối con người trải qua nhiều thời đại,
Chép kỹ càng chúng con đọc hôm nay.
-
Chép về thất bại, đổ nát, sầu muộn,
Truyện dài thê thảm còn thấy ngày nay,
Tình thương Chúa đem tương lai xán lạn,
Cho nhân loại sớm vui hưởng nay mai.
-
Nhiệt thành ngưỡng trông Ngài, hỡi Cứu Chúa,
Đấng có tình yêu bất biến vẹn toàn,
Chúng con chờ quyền năng giải phóng nữa,
Khỏi ách nô lệ, tội lỗi, sầu than.
-
Hết lòng trông chờ Chúa sớm hiển hiện,
Hiện diện Ngài dân thánh cảm nhận đây,
Chúng con chào mừng ngày mới hiện đến,
Khi mọi tai ương sẽ đình chỉ ngay.
-
Chúc tán Cứu Chúa chúng con đã thấy,
Số phận tương lai rạng rỡ dường nào,
Ở chung với Ngài ngàn đời phước bấy,
Nơi tội ác không thể xâm phạm vào.
-
Hỡi Chúa, Ngài yêu chúng con hết mực,
Mong sớm thấy Ngài đối mặt trên cao,
Trải nhiều năm ân điển Ngài thúc giục,
Nếm biết tình yêu thương Ngài dường nào.
-
Được ở bên Ngài đời đời nơi ấy,
Hồn chúng con quá vui thỏa hết lòng,
Không hành động, tư tưởng nào chặn lại,
Niềm vui đầy trọn với Chúa vô cùng.
-
Ân huệ toàn hảo Cha Ngài, Chúa hỡi,
Là chỗ cư trú đời đời chúng con,
Vinh quang của Cha hiện ra tuyệt đối,
Chiếu tỏa chúng con với Ngài chu toàn.
-
Ô Chúa Jesus xin Ngài mau đến,
Trong sự nhẫn nại, chúng con đợi Ngài,
Quyền năng giải phóng xin mau thể hiện,
Chúng con vào nơi thiên thượng lâu dài.
M.K 10-5-2016

SÁCH MÁC Bài 25

Kinh Thánh: Mác 8:27-9:13
Trong 8:34, Chúa Jesus phán: “Hễ ai muốn theo Ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta”. Trong bài trước, chúng ta đã chỉ ra rằng theo Chúa là có được Ngài, kinh nghiệm Ngài, vui hưởng Ngài và dự phần Ngài. Nếu muốn theo Chúa như vậy, chúng ta cần từ chối chính mình, vác thập tự giá mà theo Ngài. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét vác thập tự giá có ý nghĩa gì.
VÁC THẬP TỰ
Bị Kết Liễu
Nhiều Cơ Đốc nhân đã hiểu sai về thập tự giá. Họ nghĩ rằng vác thập tự là chịu khổ. Đây là quan niệm của tôi cách đây hơn bốn mươi năm. Tôi nói với người khác rằng khó khăn trong hoàn cảnh của họ là thập tự đối với họ. Chẳng hạn như chồng hay vợ gây rắc rối cho chúng ta, đó là thập tự giá. Nhưng khi Chú Jesus nói về việc vác thập tự, Ngài không có ý này. Ngài có ý nói rằng chúng ta nên áp dụng thập tự giá vào đời sống của mình. Ý nghĩa thật của thập tự giá không phải là chịu khổ mà là kết liễu. Vào thời xưa, hình phạt đóng đinh không chỉ được dùng để gây đau khổ, đóng đinh là để làm cho chết. Vì vậy, đóng đinh tương đương với chết, kết liễu.

SÁCH MÁC--BÀI 24


Kính Thánh: Mác 8:27 – 9:13
Trong bài này, chúng ta đến 8:27 – 9:13. Phân đoạn này của Phúc Âm Mác có thể được xem là điểm nổi bật nhất về việc Chúa tiếp xúc với các môn đồ Ngài.
ĐƯỢC ĐEM ĐẾN SÊ-SA-RÊ PHI-LÍP
Để các môn đồ được đem đến chỗ như được mô tả trong 8:27– 9:13, họ cần phải qua một số bước. Chúng ta có thể lấy Phi-e-rơ làm ví dụ. Trong Phúc Âm Mác chương 1, Phi-e-rơ được Chúa kêu gọi và bắt đầu đi theo Ngài. Từ chương 1 đến chương 8, Phi-e-rơ và những môn đồ trung tín khác đã trải qua một số bước khác nhau. Họ tiếp tục từng bước một, càng lúc càng cao cho đến khi được đưa đến một chỗ gọi là Sê-sa-rê Phi-líp.
Mác 8:27 chép: “Jesus và môn đồ đi ra đến các làng thuộc Sê-sa-rê Phi – líp. Dọc đường Ngài hỏi các môn đồ rằng: “Người ta nói Ta là ai?” Sê-sa-rê Phi-líp nằm ở phía bắc của Đất Thánh, gần biên giới, tại chân núi Hẹt-môn, là núi Chúa đã biến hình. Sê-sa-rê Phi-líp cách xa Thành thánh với Đền thờ thánh, là nơi mà bầu không khí tôn giáo Do Thái cũ kỹ chiếm đầy tư tưởng mọi người, không còn chỗ cho Đấng Christ, là Cứu Chúa-Nô Lệ. Chúa cố ý đem các môn đồ đến một nơi như vậy, nơi có bầu không khí trong sáng, để tư tưởng họ có thể được thoát khởi tác động của bối cảnh tôn giáo trong Thành Thánh và trong Đền thờ thánh, và để Ngài có thể khải thị cho họ một điều gì đó mới mẻ về chính Ngài. Chính ở đây mà khải tượng về Ngài là Đấng Christ được ban cho Phi-e-rơ.