Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC--BÀI 24


Kính Thánh: Mác 8:27 – 9:13
Trong bài này, chúng ta đến 8:27 – 9:13. Phân đoạn này của Phúc Âm Mác có thể được xem là điểm nổi bật nhất về việc Chúa tiếp xúc với các môn đồ Ngài.
ĐƯỢC ĐEM ĐẾN SÊ-SA-RÊ PHI-LÍP
Để các môn đồ được đem đến chỗ như được mô tả trong 8:27– 9:13, họ cần phải qua một số bước. Chúng ta có thể lấy Phi-e-rơ làm ví dụ. Trong Phúc Âm Mác chương 1, Phi-e-rơ được Chúa kêu gọi và bắt đầu đi theo Ngài. Từ chương 1 đến chương 8, Phi-e-rơ và những môn đồ trung tín khác đã trải qua một số bước khác nhau. Họ tiếp tục từng bước một, càng lúc càng cao cho đến khi được đưa đến một chỗ gọi là Sê-sa-rê Phi-líp.
Mác 8:27 chép: “Jesus và môn đồ đi ra đến các làng thuộc Sê-sa-rê Phi – líp. Dọc đường Ngài hỏi các môn đồ rằng: “Người ta nói Ta là ai?” Sê-sa-rê Phi-líp nằm ở phía bắc của Đất Thánh, gần biên giới, tại chân núi Hẹt-môn, là núi Chúa đã biến hình. Sê-sa-rê Phi-líp cách xa Thành thánh với Đền thờ thánh, là nơi mà bầu không khí tôn giáo Do Thái cũ kỹ chiếm đầy tư tưởng mọi người, không còn chỗ cho Đấng Christ, là Cứu Chúa-Nô Lệ. Chúa cố ý đem các môn đồ đến một nơi như vậy, nơi có bầu không khí trong sáng, để tư tưởng họ có thể được thoát khởi tác động của bối cảnh tôn giáo trong Thành Thánh và trong Đền thờ thánh, và để Ngài có thể khải thị cho họ một điều gì đó mới mẻ về chính Ngài. Chính ở đây mà khải tượng về Ngài là Đấng Christ được ban cho Phi-e-rơ.

Tôi ước mong nhấn mạnh sự kiện Chúa Jesus đem các môn đồ đến Sê-ra-sê Phi-líp để họ có thể ở trong bầu không khí trong sáng, một bầu không khí không có mây hoặc sương mù. Ngài biết rằng trong bầu không khí như vậy, sự hiểu biết và cái nhìn thuộc linh của họ mới được sáng tỏ.
Chúa đem các môn đồ từ sông Giô-đanh và biển Ga-li-lê đến Sê-sa-rê Phi-líp. Ngài cần ít nhất hai năm để đem môn đồ trải qua tất cả các bước ấy hầu làm cho họ có thể đến điểm này. Các bước này đã được ghi lại trong các chương trước của Phúc Âm Mác. Đặc biệt ba môn đồ của Chúa là Phi-e-ro, Giăng và Gia-cơ thì hoàn toàn đủ điều kiện để thấy được điều gì đó mà không một người nào khác có thể nhìn thấy được. Họ có thể thấy một Thân Vị tuyệt diệu, một Thân Vị là bí mật của vũ trụ và là huyền nhiệm đối với toàn thể nhân loại. Đấng này cũng là bí mật của cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời. Mặc dầu là con người, thậm chí là một người trong hình thể của một nô lệ, nhưng Ngài là một Thân Vị tuyệt hảo, kỳ diệu và huyền nhiệm.
Để thấy khải tượng về Thân vị này, các môn đồ phải trải qua các bước được ghi lại trong các chương trước. Họ phải qua được chữa lành cách tổng quát và sau đó theo cách cụ thể. Mọi chức năng của bản thể họ - nghe, thấy và nói – cần phải được chữa lành. Kết quả của việc kinh nghiệm cả sự chữa lành tổng quát và cụ thể này là họ hội đủ điều kiện và có khả năng lãnh khải tượng về Chúa là ai.
KHẢI THỊ VỀ ĐẤNG CHRIST
Trong câu 27, Chúa hỏi các môn đồ: “Người ta nói Ta là ai?” Là một con người, Đấng Christ là một huyền nhiệm không những đối với thế hệ đó mà còn đối với con người ngày nay. Các môn đồ trả lời câu hỏi của Chúa: “Giăng Báp-tít, kẻ khác thì nói E-li, còn kẻ khác thì lại nói một trong các tiên tri” (c.28). Điều này cho thấy có khải thị thì cùng lắm người ta chỉ có thể nhận biết Jesus là một người vĩ đại nhất giữa vòng các tiên tri. Không có khải thị thiên thượng, không ai có thể biết rằng Ngài thật sự là Đấng Christ.
Câu 29 chép: “Ngài lại hỏi: Còn các ngươi thì nói ta là ai? Phi-e-rơ thưa rằng: Ngài là Đấng Christ”. Ờ đây, chúng ta thấy Phi-e-rơ đi đầu trong việc tuyên bố Jesus là Đấng Christ. Phi-e-rơ không chỉ nói về Chúa một cách chung chung là Đấng Christ, là Đấng được xức dầu. Trái lại, ông còn nói: “Ngài chính là Đấng Christ ấy”. Từ liệu này có thể không thu hút sự chú ý đối với chúng ta ngày nay như vào thời các môn đồ. Phi-e-rơ đã tuyên bố rằng Jesus là Đấng Christ, Đấng được xức dầu, Đấng Mê-si-a-a.
Khi Phi-e-rơ tuyên bố Jesus là Đấng Christ, có lẽ ông không sáng tỏ lắm về điểm này. Tuy nhiên, ông thấy Đâng này không tầm thường, Ngài không phải là một người thường. Ông nhận thấy một điều gì đó rất đặc biệt đối với Chúa, rằng Ngài là Đấng Christ, Đấng được Đức Chúa Trời xức dầu, là Đấng Mê-si-a-a. Như chúng tôi đã chỉ ra, để Phi-e-rơ thấy được khải tượng này, ông và các môn đồ khác cần phải trải qua tất cả các bước trong các chương trước để đem đế giai đoạn thấy được khải tượng về Thân Vị của Đấng Christ.
KHẢI THỊ VỀ SỰ ĐÓNG ĐINH
VÀ PHỤC SINH CỦA ĐẤNG CHRIST
Sau khi Phi-e-rơ tuyên bố Jesus là Đấng Christ, “Ngài bèn nói rằng họ chớ tỏ Ngài cùng ai hết” (c.30). Sau đó, “Ngài khởi dạy họ rằng: Con người cần phải chịu khổ nhiều nỗi, bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, cùng các Kinh luật gia loại ra, và bị giết, rồi sau ba ngày thì sống lại” (c.31). Ở đây, chúng ta thấy rằng sau khai thị về huyền nhiệm của Đấng Christ, chúng ta có khải thị về sự đóng đinh và phục sinh của Đấng Christ. Để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời, Đấng Christ phải đi đến trung tâm tôn giáo, trải qua sự đóng đinh và bước vào sự phục sinh.
Trong câu 31, Chúa mở ra một số huyền nhiệm của cuộc gia tể Đức Chúa Trời về chính Ngài là Đấng Christ, Đấng được xức dầu của Đức Chúa Trời. Trong câu này, Chúa đề cập đến chính Ngài là Con Người. Sau khi Phi-e-rơ thấy được khải tượng về Jesus người Na-xa-rét là Đấng Christ, Chúa tiếp tục khải thị sự kiện Ngài, tức Đấng được xức dầu của Đức Chúa Trời, là Con Người. Nhìn thấy Đấng Mê-si-a là Con Người là một vấn đề lớn.
Trong câu 31, Chúa tiếp tục khải thị rằng Đấng Mê-si-a là Con Người phải chịu khổ và bị khước từ. Thay vì được tôn trọng, kính nể và tôn cao, Ngài sẽ bị sỉ nhục, khinh thường và khước từ. Chúa nói rằng Ngài sẽ bị chịu khổ nhiều điều, bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, các Kinh luật gia khước từ và thậm chí bị giết.
PHI-E-RƠ TRÁCH CHÚA
VÀ CHÚA KHIỂN TRÁCH PHI-E-RƠ
Sự tiết lộ về việc Đấng Christ bị khước từ, chịu khổ và chết chắc hẳn làm cho Phi-e-rơ kinh ngạc. Hẳn ông đã bị sốc bởi một khải thị như thế. Chắc chắn Phi-e-rơ chưa bao giờ nghĩ rằng Đấng Mê-si-a sẽ bị bắt bớ và thậm chí bị xử tử. Từ thuở nhỏ, vì ở giữa những người Do Thái nên Phi-e-rơ đã nghe nhiều điều về Đấng Mê-si-a. Chắn chắn ông trông mong Đấng Mê-si-a sắp đến sẽ được tôn trọng, tôn cao, được coi trọng bậc nhất. Ông chưa bao giờ nghe rằng Đấng Mê-si-a phải chịu khổ và bị giết.
Cuối câu 31, Chúa Jesus nói rõ rằng Ngài, tức Đấng Christ, sẽ sống lại sau ba ngày. Vì vậy, Ngài đã nói về sự phục sinh của Ngài cách vắn tắt. Tuy nhiên, không chắc là lời về việc Chúa sống lại từ giữa kẻ chết đã tạo ấn tượng nơi Phi-e-rơ. Ông không hiểu gì về việc Chúa sống lại sau ba ngày. Phi-e-rơ đã không nghe lời này cũng không nhận thức về điều này.
Chúng ta được biết trong 8:32 là Chúa “nói lời đó cách tỏ tường”. Câu này cũng nói: “Phi-e-rơ đem Ngài ra và trách Ngài”. Phi-e-rơ thật sự bắt đầu trách Chúa Jesus! Trách người nào là ngụ ý rằng người ấy sai và cần được điều chỉnh. Nếu một người không sai thì người ấy không cần bị khiển trách và được điều chỉnh. Sự kiện Phi-e-rơ trách Chúa cho thấy Phi-e-rơ nghĩ rằng Chúa sai khi nói rằng Đấng Mê-si-a sẽ bị sỉ nhục, chịu bắt bớ và bị giết. Ở đây, dường như Phi-e-rơ muốn nói rằng: “Chúa ơi, Ngài đang nói gì vậy? Ngài là Đấng Mê-si-a. Chắc chắn Ngài đã sai khi nói với chúng tôi rằng Đấng Mê-si-a sẽ bị khinh thường, khước từ và bị giết. Tôi phải điều chỉnh Ngài về vấn đề này”.
Theo câu 32, Phi-e-rơ thậm chí đem Chúa ra để trách Ngài. Dường như Phi-e-rơ đang nỗ lực huấn luyện Chúa, dạy dỗ và mở mắt Ngài để Ngài thấy điều ông đã thấy. Chỉ trong Phúc Âm Mác mới cho chung ta thấy chi tiết Phi-e-rơ đem Chúa ra để trách chứ Ma-thi-ơ hoặc Lu-ca không nói về điều này. Mác nhận được lời tường thuật này từ chính Phi-e-rơ. Vì thế, có lẽ Phi-e-rơ đã kể cho Mác nghe rằng ông đã đem Chúa ra và bắt đầu trách Ngài.
Chúa có đi theo Phi-e-rơ khi ông đem Ngài ra để trách không. Dường như Ngài đã đi. Nhưng sau khi Phi-e-rơ bắt dầu trách Ngài thì Ngài khiển trách Phi-e-rơ. Phi-e-rơ cố gắng điều chỉnh Chúa và sau đó Chúa điều chỉnh ông.
Trong câu 33, chúng ta thấy cách Chúa khiển trách Phi-e-rơ: “Nhưng Ngài xây lại ngó môn đồ mà quở Phi-e-rơ rằng: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Vì tâm ý người chẳng chăm về việc Đức Chúa Trời, song chăm về việc loài người”. Trong bốn sách Phúc Âm, lời này có lẽ là lời tiêu cực mạnh nhất mà Chúa Jesus thốt ra. Ngài biết rằng không phài Phi-e-rơ mà là Sa-ta đả ngăn trở Ngài vác thập tự giá. Điều này khải thị rằng con người thiên nhiên của chúng ta mà không sẵn sàng vác thập tự giá, thì là hiệp một với Sa-tan. Khi chúng ta không đặt tâm trí vào những điều thuộc về Đức Chúa Trời mà vào những điều thuộc con người thì chúng ta trở nên Sa-tan, là hòn đá vấp chân Chúa trong việc hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời.
ĐẶT TÂM TRÍ VÀO
NHỮNG ĐIỀU THUỘC VỀ CON NGƯỜI
Trong câu 33, Chúa nói cách cụ thể rằng Phi-e-rơ không đặt tâm trí vào những điều thuộc về con người. Đó là những ác tưởng được đề cập trong 7:2. Lòng hư hoại của con người đầy dẫy các ác tưởng. Ở đây, dường như Chúa Jesus nói với Phi-e-rơ rằng: “Phi-e-rơ ơi, trong lòng ngươi có những ác tưởng. Đặc biệt là có những ác tưởng bên trong ngươi liên quan đến lời Ta phán về việc Ta chịu chết. Đầu tiên ngươi lý luận và sau đó ngươi trách Ta. Lý lẽ này cho thấy rằng tâm trí ngươi đã đặt vào những điều của con người sa ngã chứ không đặt vào những điều thuộc về Đức Chúa Trời”.
Lời Chúa ở đây nhắc chúng ta nhớ đến lời của Phao-lô trong La-mã 8:6 nói đến tâm trí: “Và tâm trí đặt vào xác thịt là sự chết, còn tâm trí đặt vào linh là sự sống và bình an” .Chắc chắn vào lúc ấy, Phi-e-rơ đã đặt tâm trí vào xác thịt. Khi đang lý luận về sự chịu khổ và sữ chết của Đấng Christ, ông đang đặt tâm trí vào xác thịt.
THEO CHÚA
Câu 34 chép: “Đoạn Ngài gọi quần chúng và môn đồ đến, mà phán rằng: Hễ ai muốn theo Ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta”. Theo Chúa là có Ngài, kinh nghiệm Ngài, vui hưởng Ngài, dự phần Ngài. Nếu muốn có được Chúa như vậy, kinh nghiệm Ngài, vui hưởng Ngài và dự phần gài, chúng ta phải từ chối chính mình. Nếu chúng ta vẫn như cũ thay vì từ chối chính mình thù Chúa sẽ ra đi. Nếu muốn có Chúa, chúng ta phải ra đi, chúng ta phải từ chối chính mình.
Trong một bài trước nói về việc Chúa phơi bày tình trạng tấm lòng chúng ta, tôi đã chỉ ra rằng ở phần cuối chương 7, chúng ta không có giải pháp cho tình trạng bên trong của con người. Ở đây trong chương 8, chúng ta phải có Đấng Christ là giải pháp. Giải pháp đó là: là con người sa ngã, với tấm lòng gian ác, chúng ta phải có Đấng Christ. Chúng ta phải theo Ngài, dự phần Ngài, vui hưởng Ngài và kinh nghiệm Ngài. Rồi chính Ngài sẽ là “thuốc” chữa lành lòng gian ác của chúng ta. Vì vậy, giải pháp cho tình trạng tấm lòng gian ác của chúng ta là chính Đấng Christ.
Trong Mác chương 8, chúng ta có sự khải thị không những về Thân Vị kỳ diệu của Đấng Christ mà cũng về sự chết tuyệt diệu của Ngài. Trong sự chết của Ngài, chúng ta bị đóng đinh, bị kết liễu và bị hủy bỏ. Vì vậy, khi đến dự phần Ngài, chúng ta cần từ chối chính mình, tức là cần gạt mình sang một bên và quên chính minh đi.
CẦN CÓ CÁC THƯ TÍN CỦA PHAO-LÔ

Thật ra, lời  Chúa ở đây về sự chết của Ngài cần phải có tất cà các Thư tín của sứ đồ Phao-lô để định nghĩa. Nếu không thông hiểu các Thư tín của Phao-lô, chúng ta sẽ không thể hiểu tường tận lời Chúa trong 8:34-37. Theo khải thị về sự chết của Đấng Christ trong các Thư tín của Phao-lô thì Đấng Christ đã trải qua tiến trình chết cho Đức Chúa Trời và cho chúng ta. Sự chết bao-hàm-tất-cả của Ngài xử lý các tội phạm, bản chất tội, bản ngã, xác thịt, sáng tạo cũ, Ma Quỉ, thế giới và tất cả các quy định. Qua sự chết bao hàm tất cả của Đấng Christ, chúng ta đã bị kết liễu. Bây giờ nếu muốn vui hưởng Đấng Christ và dự phần Ngài, chúng ta cần nhận biết rằng mình đã bị kết liễu rồi. Dựa trên sự kiện chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ (Ga. 2:20), chúng ta nên từ chối chính mình, vác thập tự giá và theo Chúa.