Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 27


Kinh thánh: Mác 9:14-50
Ở bài trước, chúng ta thấy trong 8:27-9:13 có khải thị về Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của Ngài như là một sự thay thế hoàn vũ cho tất cả những gì không phải là chính Đức Chúa Trời. Trong bài này, chúng ta tiếp tục xem xét 9:14-50.
Hiểu được những gì được khải thị trong 9:14-50 là không dễ. Chủ đề chính trong phần này của Phúc Âm Mác là gì? Nếu chia phần này thành các phần nhỏ hơn, chúng ta có thể hiểu đôi điều về những điểm đặc biệt. Nhưng chúng ta thấy gì khi đặt tất cả các câu Kinh Thánh này lại với nhau?
ĐUỔI MỘT LINH CẢM
Phân đoạn này gồm 37 câu bắt đầu với trường hợp đuổi một linh câm ra khỏi con trai của một người đàn ông (9:14-29). Điều này xảy ra ngay sau khi Chúa và ba môn đồ từ núi hóa hình xuống. “Khi Ngài đến cùng các môn đồ kia, thấy quần chúng đông xung quanh họ, và mấy Kinh luật gia biện bác với họ. Cả quần chúng vừa thấy Ngài, liền kinh ngạc quá bội, đều chạy đến chào Ngài” (cc.14-15). Khi Chúa Jesus hỏi họ về cuộc tranh luận thì “có một người trong quần chúng đáp rằng: Thưa thầy, tôi đem con trai tôi đến thầy, nó bị linh câm ám; không cứ chỗ nào linh ám vào thì vật nó nhào xuống; nó sôi bọt mồm, nghiến răng, rời xàu đi; tôi đã xin môn đồ thầy đuổi linh ra, song họ bất lực” (cc.17-18). Ở đây, chúng ta thấy trường hợp liên quan đến một linh câm; đây không phải vấn đề về một người cần được chữa lành toàn bộ. Trong câu 25, chúng ta thấy linh câm và điếc bị đuổi ra khỏi đứa trẻ. Vì vậy, một lần nữa các cơ quan nghe và nói lại cần được xử lý đặc biệt.

Lý do thất bại của các môn đồ
Cha của đứa trẻ đã yêu cầu các môn đồ của Chúa đuổi quỉ, nhưng họ không thể làm được việc đó. Là học trò, lẽ ra họ phải có khả năng đuổi quỉ này. Nhưng vì họ không thể làm điều đó nên có một cuộc tranh luận nghiêm trọng. Khi Chúa từ núi hóa hình xuống, Ngài đã gặp tình trạng ấy. Sau đó, Ngài tiếp tục đuổi linh câm và điếc
Mác 9:28 chép: “Khi đã vào nhà rồi, môn đồ hỏi riêng Ngài rằng: Sao chúng tôi không thể đuổi linh ấy được?” Các môn đồ dường như muốn nói với Chúa: “Chúng tôi đã theo Ngài và học Ngài một thời gian khá dài. Thầy đuổi quỉ dễ dàng, nhưng ao chúng tôi không có khả năng làm điều ấy?”
Trong câu 29, chúng ta có câu trả lời của Chúa: “Thứ này ngoài sự cầu nguyện thì không thể trục xuất”. Lời của Chúa ở đây cho thấy các môn đồ đã không cầu nguyện và đó là lý do họ không thể đuổi quỉ.
Cầu nguyện và từ chối bản ngã
Anh em có biết cầu nguyện nghĩa là gì không? Cầu nguyện nghĩa là nhận thức nhận thức rằng mình không là gì cả và không thể là gì cả. Điều này ngụ ý rằng cầu nguyện là thật sự từ chối bản ngã. Vì vậy, cầu nguyện là từ chối chính mình, biết rằng mình không là gì cả và không có khả năng làm gì. Hơn nữa, cầu nguyện là thật sự tuyên bố: “không phải tôi mà là Christ”
Thay vì cầu nguyện, các môn đồ đã cố gắng đuổi quỉ. Có lẽ họ tự nhủ: “chúng ta đã thấy Chúa đuổi quỉ hơn hai năm rồi và chúng ta đã học Ngài. Chúng ta phải có khả năng đuổi quỉ ra khỏi đứa bé này”. Tuy nhiên dù đã cố gắng đuổi quỉ, nhưng họ không thành công. Chúng ta có thể nói rằng họ cố gắng đuổi quỉ mà không có sức mạnh, năng lượng và điện năng thần thượng cần thiết
Tôi muốn nhấn mạnh rằng chữ “cầu nguyện” trong 9:29 thật ra có nghĩa là “không còn tôi nữa, mà là christ”. Về điều này, chúng ta cần hiểu tại sao trường hợp này tiếp theo ngay sự khải thị về Đấng Christ là sự thay thế của chúng ta và lời Chúa về việc từ chối chính mình. Chúng ta cần từ chối chính mình để Đấng Christ có thể là sự thay thế của chúng ta và trở nên mọi sự cho chúng ta. Mặc dầu các môn đồ thấy khải thị này nhưng họ đã không thực hành điều ấy hay sống theo điều ấy. Thấy khải thị là một chuyện, nhưng sống khải thị lại là chuyện khác
Áp dụng khải thị về Đấng Christ
Là sự thay thế của chúng ta
Mác 9:14-50 thật ra là việc thực hành khải thị về Đấng Christ là sự thay thế của chúng ta. Các môn đồ đã được khải thị rằng Đấng Christ là sự thay thế toàn bộ qua sự chết và phục sinh của Ngài. Sự chết kết liễu chúng ta và sự phục sinh đem Đấng Christ đến với chúng ta. Kết quả là “không còn tôi nữa, mà là Christ”. Nhưng làm thế nào có thể áp dụng được khải thị này? Theo trường hợp đuổi linh câm ra khỏi con trai của người đàn ông, khải tượng này được áp dụng bởi sự cầu nguyện
Là con người, tất cả chúng ta đều có nan đề với bản tính của mình. Vì vậy, chúng ta có thể dùng vấn đề bản tính đặc biệt là trong đời sống hôn nhân, để làm minh họa về sự kiện một số “quỷ” nào đó có thể bị đuổi ra chỉ nhờ cầu nguyện. Trong đời sống hôn nhân, vợ chồng rất dễ có nan đề về bản tính. Chắc chắn người chồng nào cũng có nan đề về bản tính, người vợ nào cũng gặp rắc rối về bản tính. Bản tính là một nan đề nghiêm trọng trong đời sống hôn nhân và là nguyên nhân dẫn đến ly thân hay ly dị. Nếu một người chồng hay người vợ không bao giờ lời qua tiếng lại và không bao giờ bị bản tính gây rắc rối thì hấu hết các nan đề trong đời sống hôn nhân sẽ bị loại trừ. Nhưng bản tính là một nan đề. Vì vậy, chắc chắn chúng ta cần Đấng Christ trong đời sống hôn nhân của mình. Tôi muốn nói rằng không có phương diện nào trong đời sống con người lại cần Ngài hơn là trong đời sống hôn nhân
Anh em có biết làm sao để có được đời sống hôn nhân tốt nhất không? Phương cách là thực hành “không phải tôi, mà là Christ”. Nhưng làm thế nào chúng ta thực hành được điều này. Cách thực hành là cầu nguyện. Chẳng hạn, anh em không nên cố gắng chinh phục bản tính. Nếu tự cố gắng chinh phục bản tính, cuối cùng anh em sẽ có nan đề nghiêm trọng hơn với bản tính. Càng nổ lực chinh phục bản tính, anh em càng “gửi vào” trong “ngân hàng bản tính” nhiều hơn. Sớm muộn gì anh em cũng sẽ nổi nóng nghiêm trọng hơn. Đó là cố gắng đuổi “quỷ” bản tính bằng nổ lực riêng thay vì bởi cầu nguyện
Thay vì cố gắng chính phục bản tính, anh em không thể đuổi được quỉ nóng tính thì có thể Ngài phán: “Thứ này không thể đuổi được ngoại trừ cầu nguyện – Ngươi cần cầu nguyện”
Kêu cầu Chúa
Thật ra, chúng ta không cần cầu nguyện dài dòng. Chỉ kêu “Ô Chúa Jesus!” là đủ rồi. Thậm chí một lời cầu nguyện ngắn cũng cho thấy “không còn tôi nữa, mà là Christ”. Lời cầu nguyện của anh em làm chứng rằng anh em không cần vận dụng nỗ lực riêng để giải quyết tình trạng. Thay vào đó, anh em áp dụng Đấng Christ. Đây là thực hành khải tượng về Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của Ngài làm sự thay thế của chúng con
Anh em không nên cố gắng đuổi quỉ bằng nỗ lực riêng. Để đuổi quỉ, anh em cần cầu nguyện. Như chúng tôi đã chỉ ra, cầu nguyện có nghĩa là “không còn tôi nữa mà là Christ”. Vì vậy, trường hợp trong 9:14-29 chỉ ra rằng nếu muốn được Đấng Christ thay thế, chúng ta cần cầu nguyện thay vì cố gắng tự mình đuổi quỷ.
TIẾT LỘ LẦN THỨ HAI
VỀ SỰ CHẾT VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA
Trong 9:30-32, Chúa Jesus tiết lộ sự chết và phục sinh của Ngài lần thứ hai. Câu 31 chép: “Vì Ngài dạy môn đồ rằng: Con người phải bị nộp vào tay người ta, họ sẽ giết Người, giết xong, sau ba ngày Người sẽ sống lại”. Tuy nhiên, như câu 32 chép, các môn đồ “không hiểu lời ấy, lại sợ không dám hỏi Ngài”.
DẠY VỀ TÍNH KHIÊM NHƯỜNG
Sau khi không đuổi quỷ được, các môn đồ có thể hiểu biết phần nào cầu nguyện là vấn đề “không phải tôi mà là Christ”và cầu nguyện ngụ ý là chúng ta từ chối chính mình, nhận thức rằng chúng ta không thể làm được điều gì và không là gì cả mà cần được Đấng Christ thay thế. Để được Ngài thay thế, chúng ta cần cầu nguyện để Chúa bước vào và trở nên mọi sự cho chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không thể được huấn luyện để thực hành điều này chỉ bởi một trường hợp, vì một trường hợp cụ thể là rất giới hạn. Vì vậy trong 9:33-37, chúng ta có một trường hợp khác – dạy dỗ về tính khiêm nhường – nhấn mạnh cùng một điểm
Mác 9:33 và 34 chép: “Khi đến Ca-bê-na-um, đã vào nhà rồi, thì Ngài hỏi họ rằng. Lúc đi đường các ngươi bàn bạc chi với nhau? Nhưng họ điều làm thinh, vì dọc đường đã tranh luận cùng nhau ai là lớn hơn”. Không môn đồ nào dám nói điều gì cả. Nhưng Chúa biết họ đang tranh luận về ai giữ vòng họ là lớn hơn. Rồi Chúa tiếp tục dạy về sự khiêm nhường. “Ngài... gọi mười hai môn đồ đến mà phán rằng: Nếu ai muốn làm đầu thì phải làm rốt hết cảm và làm tôi tớ mọi người” (c.35). Sau đó, Ngài đem một con trẻ đặt giữa họ, rồi ẵm nó mà phán cùng họ rằng “Hễ ai vì danh Ta và tiếp đãi một đứa giống như con trẻ này, tức là tiếp đãi  Ta, còn hễ ai tiếp đãi Ta, thì không phải tiếp đãi Ta mà tiếp đãi Đấng đã sai Ta vậy”. Bằng hành động ẵm đứa trẻ, Chúa bày tỏ nhân tính của Ngài trong sự yêu thương dịu dàng đối với những người nhỏ bé.
Anh em có biết khiêm nhường là gì không? Giống như cầu nguyện, khiêm nhường nghĩa là chúng ta không là gì cả. Khiêm nhường nghĩa là “không còn là tôi nữa mà là Christ”
Ở đây, Chúa đang dạy các môn đồ cùng bài học như trường hợp liên hệ đến việc đuổi linh câm. Các môn đồ đã thấy được khải tượng về Thân Vị Đấng Christ, sự chết của Ngài để kết liễu họ và sự phục sinh để đem Ngài đến làm sự thay thế. Dù khải tượng này đã được khải thị cho họ nhưng họ vẫn cần thực hành điều ấy. Trong vấn đề đuổi quỉ, họ cần phải thực hành khải tượng ấy bằng cách cầu nguyện. Cầu nguyện là làm chứng rằng “không còn tôi nữa mà là Christ”. Về vấn đề làm lớn, các môn đồ cần thực hành khải tượng bằng cách học tập khiêm nhường. Khi đang bàn cãi về vấn đề ai lớn hơn, họ đã bỏ qua khải tượng về Đấng Christ là sự thay thế của họ, khải tượng về sự chết của Ngài xóa bỏ họ, và sự phục sinh cung ứng cho họ. Vì vậy, Chúa cần huấn luyện họ để thực hành khải tượng về chính Ngài là sự thay thế của họ.
DẠY VỀ SỰ DUNG CHỊU ĐỂ HIỆP NHẤT
Trong 9:38, Giăng, con trai của sấm sét, thình lình thưa với Chúa: “Thưa thầy chúng tôi thấy một người nhơn danh thầy mà đuổi quỉ, thì chúng tôi cấm, vì người ấy không theo chúng ta”. Đó là hành động hùng hổ của Giăng là con trai sấm sét. Hành động này trái với mỹ đức của Cứu Chúa-Nô Lệ mà ông đang theo. Thái độ của Giăng giống như thái độ của Giô-suê trong Dân Số Ký 11:28.
Có lẽ Giăng định đánh trống lãng. Cuộc tranh luận về ai lớn hơn có lẽ đã được hai con trai sấm sét là Gia-cơ và Giăng chủ mưu. Tôi tin rằng họ đóng vai trò khởi xướng trong cuộc tranh luận này.
Thay vì khiến trách Giăng, Chúa Jesus đáp lại theo cách rất khôn ngoan. Phần còn lại của các câu Kinh Thánh trong chương này (cc.39-50) là lời đáp của Chúa với những gì Giăng nói trong câu 38
Trong câu 39, Chúa Jesus phán “Đừng cấm người bởi chưng chẳng ai nhơn danh Ta làm việc quyền năng mà có thể vội nói xấu Ta nữa”. Trong sự thực hành phục vụ Phúc Âm, đây là sự dung chịu của Cứu Chúa-Nô Lệ đối với những người tin Ngài là những người khác với những người thân cận với Ngài. Về phương diện này, thái độ của sứ đồ Phao-lô trong Phi-líp 1:16-18 và thái độ của Môi Se trong Dân số ký 11:26-29 giống như Ngài, nhưng thái độ hùng hổ của Giăng thì khác

Thật có ý nghĩa khi phân đoạn 38 đến 50 tiếp theo phân đoạn 33 đến 37, là phần Cứu Chúa-Nô Lệ dạy các môn đồ về tính khiêm nhường bởi vì họ tranh luận với nhau xem ai lớn hơn. Trong cuộc tranh luận ấy, hai con trai của sấm sét, là Gia-cơ và Giăng, có lẽ đã đóng vai trò khởi xướng (xem 10:35-45). Cũng Giăng này là người không dung chịu được một tín đồ khác. Hành động hùng hổ này có lẽ liên hệ đến tham vọng của ông là muốn làm lớn. Có thể chính vì tham vọng  này đã làm cho ông không dung chịu những thực hành khác của những tín đồ khác. Đây là nhân tố gây chia rẽ căn bản giữa các Cơ-đốc nhân. Cứu Chúa-Nô Lệ chắc chắn không đồng ý với Giăng trong vấn đề này.