Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

TẤM LÒNG CHÂN THẬT CỦA TỘI NHÂN HƯỚNG VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI




Trước khi chúng ta đến sự dự bị thứ ba mà Đức Chúa Trời dành sẵn cho biến động sự cứu rỗi của nhân sinh, tôi sắp nói lạc đề, vì trước hết bàn về những gì hầu như đối với tôi phải là đòi hỏi độc nhất có cần từ phía con người.
Khi anh em rao giảng phúc âm về sự hối cải, về đức tin qua Jesus  Christ và sự tha thứ các tội lỗi, anh em chạm trán các khó khăn khác nhau trong thính giả mình, có thể làm anh em thiếu hụt, khi một người, sau khi nghe anh em nói về tội lỗi và sự hình phạt, có vẻ thành thật nói: “vâng, tôi biết tất cả, nhưng tôi thích phạm tội”. Anh em sẽ làm gì? Như chúng tôi gợi ý, Ban của các tội nhân là Đấng giúp đỡ anh ta tại đây. Người khác lắng nghe anh em và đồng ý mọi sự, song le hầu như không tiếp nhận được. Ngày hôm sau anh em gặp anh ta, anh ta nói “Tôi quên điểm thứ ba rồi. Điểm đó là gì vậy?” Sự cứu rỗi không phải là vấn đề các “điểm” thậm chí sự cứu rỗi không phải là vấn đề của hiểu biết hay của ý muốn. Như chúng ta đã thấy, đó là vấn đề gặp gỡ Đức Chúa Trời của loài người, đến để tiếp xúc trực tiếp với Đấng Christ, Cứu Chúa. Nên những gì anh em hỏi tôi là đòi hỏi tối thiểu trong con người để có thể tiếp xúc là gì?

NẮM BẮT TỘI NHÂN CHO CHÚA




Làm sao ép loài người vào vương quốc? Chúng ta đã suy gẫm dài dòng thế nào một giảng sư phúc âm được chuẩn bị cách cá nhân trong tâm linh cho công việc mình? Nhưng về các thính giả thì thế nào? Đòi hỏi tối thiểu trong tội nhân là gì nếu anh ta phải tìm kiếm Chúa và được cứu rỗi? Bây giờ vấn đề này đòi hỏi chú tâm của chúng ta, vì điều đó quan trọng cho giảng sư biết những gì anh ta nỗ lực làm hầu anh chuẩn bị trong linh để làm điều đó.
Khi thảo luận những gì tiếp theo chúng ta chỉ có thể bàn một điểm đơn độc khi rao giảng phúc âm. Tôi được phép nói rằng tôi tớ Chúa biết các sự kiện sự cứu chuộc qua sự chết chuộc tội của Đấng Christ, và rằng anh ta được Linh sinh ra. Tôi cũng giả sử rằng anh nên biết làm sao trình bày các sự kiện đó cách minh bạch và bằng quyền năng. Tại đây tôi không lưu tâm về bản thể sự rao giảng của anh ta, nhưng đúng ra với các nguyên tắc nên hướng dẫn trong công việc hiện thực để hướng dẫn một linh hồn cá thể đến cùng Đấng Christ.

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

NỖI ĐAU KHỔ VÀ VINH QUANG CỦA ĐẤNG CHRIST-




Thời gian chúng ta hát khen ngợi,
Con đồng đẳng của Jehovah,
Lời tôn cao qui hướng lên trời,
Chúc tôn kỳ tích Chúa làm ra.
-
Từ nơi linh giới thật sáng lòa,
Áo ánh sáng Ngài ôi quá trắng!
Thuộc tính toàn tại rất nhanh chóng,
Trên đôi cánh hằng hữu tình yêu.

SỰ CHẤN HƯNG CHÂN THẬT CHO CUỘC SỐNG-




Đời tôi còn đến bao lâu,
Ngày qua, tháng lại đến đâu mãn đời?
Tôi mong chuẩn bị xong xuôi,
Làm người thừa kế cõi trời thích nghi.
-
Phút giây quí giá trôi đi,
Thì giờ vàng bac cũng thì tiêu tan,
Con mong nhận được hồng ân,
Ngai Ngài, hỡi chúa, con cần quì đây.

KHO TÀNG CỦA CƠ ĐỐC NHÂN-




Kho tàng ta có bao la,
Chúa ban rộng rãi khó mà hình dung,
Đời nầy, lai thế vô cùng,
Địa cầu chỗ nghỉ, thiên cung là nhà.
-
Ân ban mọi vật cho ta,
Giá mua của huyết Chúa đà hi sinh,
Thánh Linh khải thị phân minh,
Để ta sử dụng, chỉnh hình cơ ngơi.

JESUS –SỰ BẢO ĐẢM VÀ CỨU CHÚA CỦA CHÚNG TA-




A-đam, tổ phụ chúng ta,
Dẫn đầu phạm tội quá đà hư vong,
Luật nghiêm minh phán quyết xong,
Hết đường hủy bỏ, chớ hòng thứ tha.
-
Nhưng hồng ân Chúa bao la,
Con Trời chiếm lấy chỗ mà A-đam,
Xuống làm Cứu Chúa trần gian,
Dang tay, máu đổ, chết oan trên đồi.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

CƠN THỊNH NỘ VÀ SỰ THƯƠNG XÓT THẦN THƯỢNG-




Tôn thờ, run sợ Chúa Trời,
Ngài là đám lửa diệt người kiêu căng,
Mắt ghen tương giận nhiều lần,
Báo thù thật nặng các dân chối Ngài.

NHỮNG NGƯỜI TUẬN ĐẠO VINH HÓA




Những ai chói sáng vinh quang,
Áo dường ánh sáng hợp đoàn vui tươi,
Từ đâu họ đến đây rồi,
Sống ngày vĩnh cửu muôn đời với nhau?

Phần III: Sự gia bội của ân điển




Kinh văn I Phi. 1:3,23, 2:2, II Phi. 1:2-4, 3:18
Trong các sứ điệp trước chúng ta đã thấy rẳng ân điển không gì khác hơn một thân vị thần tượng, diệu kỳ, và thân vị nầy là Jesus Christ. Đấng Christ là thân vị diệu kỳ đã được ban cho chúng ta như ân điển. Nhưng ân điển không đơn giản là chính thân vị diệu kỳ nầy. Ân điển là thân vị diệu kỳ nầy y như khâu làm việc của Ngài. Ngài đã phó chính mình Ngài cho chúng ta, và bây giờ Ngài đang làm nhiều điều cho chúng ta. Trong rất nhiều sự vật, chúng ta không thể gánh gánh nặng cho mình. Khâu gánh vác gánh nặng của chúng ta, là ân điển. Nhiều lúc chúng ta có một nan đề mà chúng ta không thể giải quyết, nhưng Đấng Christ bên trong chúng ta giải quyết nan đề. Đây là ân điển.

TRONG VÀ NGOÀI DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG-




Phao -lô đã luận giải cách sâu sắc về Đức Chúa Trời là: “nhưng đối với chúng ta chỉ có một Đức Chúa Trời là Cha, muôn vật đều bởi Ngài, và chúng ta cũng về Ngài; lại chỉ có một Chúa, là Jêsus Christ, muôn vật đều do (qua) Ngài mà có, và chúng ta cũng vậy” (1 Cor. 8:6).
  Cuối sách Khải thị sứ đồ Giăng minh họa, “Thiên sứ lại chỉ cho tôi xem sông nước sự sống ở giữa đường của thành, trong như thuỷ tinh, từ ngai Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra” (22:1). Đó là dòng chảy thần thượng mà muôn vật hữu hình, và cả đến bản thể Đức Chúa Trời và mọi điều tích cực của Ngài cũng đều tuôn chảy ra từ Ngài. Ngài tuôn chảy ra qua Chúa Jesus Christ, là Đức Chúa Trời Con, bởi Đức Linh và quay lại về Đức Chúa Trời Cha. “Vì muôn vật đều là từ (out of) Ngài, bởi (through) Ngài, và về (into) Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời! A-men” (Rô 11:36).

Phần IV Ân điển trong II Ti mô thê




Kinh văn: II Ti 1:7, 9-10, 13-14; 2:1, 19, 22; 3:1-4, 15-17; 4:3-4, 22
II Ti mô thê là sách cuối cùng do Phao-lô viết. Đó là một sách ngắn ngủi, Song le đề cập ân điển 3 lần. Nó được đề cập ở chương 1, 2 và 3. Thậm chí nó được đề cập ở câu cuối cùng. Trong chương 1 chúng ta đọc, “Đấng đã cứu chúng ta, và đã kêu gọi chúng ta bằng một sự kêu gọi thánh, không theo các công việc của chúng ta, nhưng theo mục đích riêng và ân điển của Ngài, mà đã ban cho chúng ta trong Christ Jesus từ trước muôn đời, mà bây giờ mới được biểu lộ ra bởi sự hiện đến của Cứu Chúa chúng ta là Christ Jesus, là Đấng đã bải bỏ sự chết, nhờ Phúc âm mà phơi sáng sự sống và sự chẳng hay hư nát ra” (II Ti 1:9-10).

GIA-CƠ VÀ ĐẢNG CẮT BÌ TẠI JERUSALEM-




Công 12:16-17; 15:13-19, 11:2-3-
Rô. 15: 30-31, “Anh em ơi, tôi nhơn Chúa chúng ta là Jêsus Christ, và nhơn sự thương yêu của Thánh Linh, mà nài khuyên anh em hãy cùng tôi chiến đấu trong sự cầu nguyện Đức Chúa Trời cho tôi,  hầu tôi được giải cứu khỏi những kẻ không vâng phục tại Giu-đê..”
Galati 2: 11-12, “Nhưng khi Sê-pha đến An-ti-ốt, tôi có ngăn cản trước mặt ông, vì ông có chỗ đáng trách.  Bởi trước khi mấy kẻ từ Gia-cơ chưa đến, thì ông ăn chung với người Ngoại bang;nhưng khi họ đã đến thì ông lại lui riêng ra, vì sợ những kẻ chịu cắt bì”.

Lễ Bánh Không Men


 

 

 

 

 

Chúng ta phải thấy rõ men là gì. Vì nếu chúng ta không thấy, chúng ta sẽ không khao khát loại bỏ nó và cũng sẽ không quý sự sống tuyệt vời của Chúa Giê-su Christ trong chúng ta. Chúa muốn chúng ta loại bỏ tất cả men trong lòng. Chúng ta luôn nói đến sự sống, nhưng tiếc rằng đó là sự sống đầy men. Làm sao sự sống của Chúa có thể tác động trong anh em được nếu anh em không loại bỏ men? Không thể được. Nếu chúng ta muốn giữ lễ Bánh Không Men thì việc loại bỏ chất men là một việc quan trọng. Trọng tâm của lễ này chính là Đấng Christ tuyệt vời, là người không có men nào. Nếu chúng ta ăn bánh không men, bánh này sẽ tác động, giúp loại sạch men trong cuộc sống cá nhân cũng như trong cuộc sống Hội Thánh.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

VINH QUANG ĐẠI PHÚC CỦA CÁC THÁNH ĐỒ-




Họ là thiên sứ hay người,
Mặc y phục trắng sáng ngời phước thay,
Từ đâu quần chúng đến đây,
Sống trong lãnh vực dẫy đầy vinh quang?
-
Từ nơi lửa đỏ khốc hình,
Vượt qua biển máu điêu linh hãi hùng,
Từ nơi tra tấn, gông cùm,
Áo kia huyết Chúa tẩy giùm sạch tinh.

CON MỌT VÀ CON SƯ TỬ--


Ô-sê 5:11-15, “Ép-ra-im bị hà hiếp, bị nghiền nát trong sự đoán xét, vì nó đã bằng lòng theo điều răn của loài người. Vậy nên, ta giống như con mọt cho Ép-ra-im, và như sự mục nát cho nhà Giu-đa. Khi Ép-ra-im đã biết bịnh mình, và Giu-đa đã biết vết thương mình, thì Ép-ra-im đi đến cùng người A-si-ri, và sai đến cùng vua Gia-rép. Nhưng nó không thể chữa lành các ngươi, và không buộc vết thương cho các ngươi. Vì ta sẽ như một con sư tử cho Ép-ra-im, như một sư tử con cho nhà Giu-đa. Thật, chính ta, chính ta sẽ cắn xé rồi đi luôn; ta sẽ bắt đem đi và chẳng ai có thể giải cứu. Ta sẽ đi, sẽ vào nơi ta, cho đến chừng nào chúng nó nhìn biết mình phạm tội và tìm kiếm mặt ta. Trong cơn khốn nạn, chúng nó sẽ cố tìm ta”.

NGƯỜI CẤP DƯỠNG VÀ NGƯỜI NÔ LỆ-






Mathio 25:25-27, “Jêsus bèn gọi họ đến mà phán rằng: "Các ngươi biết rằng các vua chúa dân ngoại bang đều chủ trị họ, và các quan lớn đều cầm quyền trên họ.  Song trong các ngươi thì không phải như vậy đâu; trái lại, hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi thì phải làm tôi tớ (minister) của các ngươi, còn hễ ai trong các ngươi muốn làm đầu thì phải làm tôi mọi (slave) các ngươi”
  Về một mặt Martin Luther nói, “nếu bạn không được Chúa kêu gọi, hãy chạy trốn chức vụ chăn chiên như trốn lửa địa ngục”. Nhưng mặt khác, Phao-lô nói, “Ví bằng có ai mong ước được chức giám mục, ấy là ao ước một việc tốt đẹp; lời đó đáng tin lắm” (1 Tim. 3:1). Tôi e sợ rằng còn nhiều thánh đồ chưa sáng tỏ về chức vụ chăn chiên nầy.
  Chúa Jesus đã phán dạy về chức chăn chiên trong mấy câu Kinh thánh ghi trên đây. Có chức năng hai diện, có hai sự đòi hỏi trên người chăn chiên, nếu không đủ điều kiện, tôi khuyên bạn nên chạy trốn chức vụ đó đi:

Phần III: Sự gia bội của ân điển




Kinh văn I Phi. 1:3,23, 2:2, II Phi. 1:2-4, 3:18
Trong các sứ điệp trước chúng ta đã thấy rẳng ân điển không gì khác hơn một thân vị thần tượng, diệu kỳ, và thân vị nầy là Jesus Christ. Đấng Christ là thân vị diệu kỳ đã được ban cho chúng ta như ân điển. Nhưng ân điển không đơn giản là chính thân vị diệu kỳ nầy. Ân điển là thân vị diệu kỳ nầy y như khâu làm việc của Ngài. Ngài đã phó chính mình Ngài cho chúng ta, và bây giờ Ngài đang làm nhiều điều cho chúng ta. Trong rất nhiều sự vật, chúng ta không thể gánh gánh nặng cho mình. Khâu gánh vác gánh nặng của chúng ta, là ân điển. Nhiều lúc chúng ta có một nan đề mà chúng ta không thể giải quyết, nhưng Đấng Christ bên trong chúng ta giải quyết nan đề. Đây là ân điển.

Phần II-- Những phương diện khác nhau của ân điển




 Sứ 4:33; 11:23; 15:40, La mã 5:20-21; 3:24; 12:6, I Cô 15:10, II Cô 12:9; 13:14, Gal 6:18, Ê phe sô 3:8; Hê 12:28
Ân điển là gì? Nếu chúng ta chỉ đáp rằng ân điển là Đấng Christ, điều đó quá đơn giản. Nếu điều đó quá đơn giản, đã không cần có nhiều câu trong Tân Ước bao gồm sự việc của ân điển. Các câu ở trên chỉ là một số ít. Nếu chúng ta đã nhìn vào tất cả các câu về ân điển, chúng ta sẽ kinh ngạc.