Trước khi chúng ta đến sự dự bị thứ ba mà Đức Chúa Trời dành sẵn cho
biến động sự cứu rỗi của nhân sinh, tôi sắp nói lạc đề, vì trước hết bàn về
những gì hầu như đối với tôi phải là đòi hỏi độc nhất có cần từ phía con người.
Khi anh em rao giảng phúc âm về sự hối cải, về đức tin qua Jesus Christ và sự tha thứ các tội lỗi, anh em chạm
trán các khó khăn khác nhau trong thính giả mình, có thể làm anh em thiếu hụt,
khi một người, sau khi nghe anh em nói về tội lỗi và sự hình phạt, có vẻ thành
thật nói: “vâng, tôi biết tất cả, nhưng tôi thích phạm tội”. Anh em sẽ làm gì?
Như chúng tôi gợi ý, Ban của các tội nhân là Đấng giúp đỡ anh ta tại đây. Người
khác lắng nghe anh em và đồng ý mọi sự, song le hầu như không tiếp nhận được.
Ngày hôm sau anh em gặp anh ta, anh ta nói “Tôi quên điểm thứ ba rồi. Điểm đó
là gì vậy?” Sự cứu rỗi không phải là vấn đề các “điểm” thậm chí sự cứu rỗi
không phải là vấn đề của hiểu biết hay của ý muốn. Như chúng ta đã thấy, đó là
vấn đề gặp gỡ Đức Chúa Trời của loài người, đến để tiếp xúc trực tiếp với Đấng
Christ, Cứu Chúa. Nên những gì anh em hỏi tôi là đòi hỏi tối thiểu trong con
người để có thể tiếp xúc là gì?
Để trả lời, tôi chuyển anh em đến thí dụ người gieo giống. Tại đây
chúng ta được nói cách rõ rệt một điều mà Đức Chúa Trời đòi hỏi: “còn giống ở
nơi đó tốt là kẻ nghe lời, rồi lấy lòng thành thực (chân thật) lương thiện mà
gìn giữ, nhẫn nại mà kết quả” (Lu. 8: 15). Những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi con
người là “lòng thành thực và lương thiện”- tốt vì cớ chân thật. Một người muốn
hay không muốn được cứu không đáng kể, hoặc anh ta có hiểu hay không hiểu cũng
vậy, miễn anh ta sẵn sàng thành thực với Đức Chúa Trời về điều đó, Đức Chúa
Trời sẵn sàng giúp anh ta.
Vấn đề được đặt ra: làm sao anh em làm hòa hợp đòi hỏi của Đức Chúa
Trời về “tấm lòng thành thực và lương thiện” với lời tuyên bố rằng “tấm lòng
dối trá hơn mọi vật” (Giê 17:9). Nhưng điểm chính trong thí dụ người gieo giống
là người tiếp nhận lời hoàn toàn là con người thành thực trước mắt Đức Chúa
Trời, anh thành thực đối với Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì ở trong lòng anh,
anh sẵn sàng đến cùng Đức Chúa Trời cách thân thành và cởi mở về điều đó. Dĩ
nhiên đây là sự kiện và cứ là thực sự, rằng lòng con người “là dối trá hơn mọi
vật”. Nhưng với bản chất lừa đảo, con người vẫn có thể thành thực hướng về Đức
Chúa Trời. Một người không thành thực có thể đến cùng Đức Chúa Trời và thành
thực thưa cùng Ngài “Tôi là tội nhân, xin thương tôi”. Anh ta có thể chân thật
trong lãnh vực khao khát hướng về Đức Chúa Trời. Đây là những gì Đức Chúa Trời
tìm kiếm trong loài người, đôi phần theo ý nghĩa này được chứa đựng trong lời:
con mắt Đức Giê hô va soi xét, chạy đi chạy lại trên khắp trái đất, đặng giúp sức cho kẻ nào có
lòng thành đối với Ngài” (II Sử 16:9).
Điều kiện cơ bản của sự cứu rỗi tội nhân không phải là niềm tín ngưỡng
hay sự hối cải, nhưng chỉ cần sự thành thực của tấm lòng hướng về Đức Chúa
Trời. Đức Chúa Trời không đòi hỏi gì nơi người nhưng anh ta cần đến trong thái
độ đó. Tại điểm của tình trạng thẳng thắn đó, mà nằm giữa nhiều sự dối trá, hột
giống tốt rơi xuống và kết quả. Về hai tên ăn cướp hoàn toàn không chân thật bị
đóng đinh với Chúa, trong người này có một ít khao khát thành thực. Người thân
thuê mà cầu nguyện trong đền thờ là một người cong quẹo, nhưng trong ông ta
cũng có sự thành thực đó, nhìn nhận tình
trạng tội lỗi của mình và kêu la xin Đức Chúa Trời thương xót. Còn Sau lơ Tạt sơ
ra sao? Chắc chắn ông thiếu hụt thậm chí khát vọng về sự cứu rỗi qua Jesus Đấng
Christ, nhưng Chúa đã thấy trong ông có tấm lòng thành thực hướng về Đức Chúa
Trời trên đường Đa mách, đó là khởi điểm của lịch sử ông với Chúa. Ông đã chân
thật đụng chạm Chúa khi ông thưa: “Chúa ôi, Ngài muốn tôi phải làm gì?” và sự
“đụng chạm” đó có đủ để cứu ông ngay tức thì. Vì đây là thực sự của phúc âm,
làm cho sự đụng chạm sơ bộ với Jesus Christ trở nên có thể, hầu cứu tội nhân,
chớ tội nhân không cần hiểu sự cứu rỗi.
Như vài biến cố được kể lại đây chỉ dẫn, chúng tôi khuyến khích mọi tội
nhân quì xuống và tấm lòng thành thực và cầu nguyện, chân thành thưa cùng Chúa
nơi mình đang đứng. Là cơ đốc nhân chúng ta được bảo rằng chúng ta phải cầu
nguyện trong danh Chúa Jesus (Giăng 14:14, 15:16, 16:23-24) dĩ nhiên nhờ đó
chúng ta không hiểu công thức suông về các lời nhưng hành động đức tin nơi
Ngài. Nhưng với các tội nhân điều đó khác biệt vì có các lời cầu nguyện mà Đức
Chúa Trời đã nghe mà vốn không được thốt lên trong danh Jesus. Trong Sứ 10: 4
thiên sứ nói cùng Cọt nây “lời cầu nguyện cùng sự bố thí của người đã thấu đến
trước mặt Đức Chúa Trời”. Nếu có sự kêu la thành thực từ tấm lòng, Đức Chúa
Trời nghe. Tấm lòng tội nhân có thể đụng chạm Đức Chúa Trời.
Một thí dụ về con người có thể đến cùng Đức Chúa Trời thậm chí không
muốn được cứu do kinh nghiệm của một nữ quí phái Anh Quốc vào thế kỷ trước đưa
ra. Cô thuộc gia đình giàu có, có địa vị tốt trong xã hội. Cô học cao, một nhạc
sĩ giỏi và là nhà khiêu vũ thành thạo, cô còn trẻ đẹp. Đêm kia có cuộc khiêu vũ
và cô được mời. Cô khoác chiếc áo choàng đặc biệt cho cuộc khiêu vũ đặc biệt đó
và trong đêm đó cô được mọi người chú ý cùng theo đuổi. Người nào cũng có thể
hỏi đó là sự khải hoàn lớn cho nàng.
Sau khi cuộc khiêu vũ chấm dứt cô về nhà, cởi áo khoác ra, vứt vào xó.
Nàng ném mình xuống đất và thưa: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã có mọi sự mình
muốn, giàu có, nổi tiếng, sắc đẹp, tuổi trẻ- song le con tuyệt đối cùng khổ và
không thỏa mãn. Các Cơ Đốc nhân bảo cùng con rằng đây là bằng cớ thế giới trống
không và trống rỗng, rằng Jesus có thể cứu con và ban cho con bình an, niềm vui
cùng sự thỏa mãn. Nhưng con không muốn sự thỏa mãn Ngài có thể ban cho con,
cũng không muốn được cứu. Con ghét Ngài và con ghét sự bình an cùng niềm vui
của Ngài. Nhưng, lạy Đức Chúa Trời, xin ban cho con nhưng gì con không muốn và
nếu có thể xin Ngài làm cho con hạnh phúc. Có chép rằng sau khi quì gối xong
đứng dậy, nàng là phụ nữ được cứu và đã trở nên người biết Chúa theo đường lối
sâu nhiệm.
Tôi khẳng định lần nữa. Tất cả những gì có cần là tấm lòng thành thực.
Nếu anh em muốn Đức Chúa Trời không có sự khó khăn. Nhưng ngợi khen Đức Chúa
Trời, thậm chí nếu anh em không muốn Ngài, Ngài vẫn sẽ nghe anh em nếu anh em
đến cùng Ngài và thành thực về điều đó.
NGƯỜI GIÚP ĐỠ Ở GẦN
Chúng tôi đã nói rằng một tiếng kêu từ đáy lòng đến cùng Đức Chúa Trời
là đủ rồi. Theo các lời của Giô ên, do Phi e rơ trích dẫn: “Ai kêu cầu danh
Chúa sẽ được cứu”. Điều này là sao có thể: vì có Đức Chúa Trời đã làm ứng
nghiệm lời hứa khác (do Phi e rơ trích cùng lời tiên tri) rằng: “Ta sẽ đổ linh
ta trên mọi xác thịt” (Sứ 2:17,21) vì cớ Đức Thánh Linh đã được đổ ra trên cả
nhân loại, một tiếng kêu la là đủ.
Không giảng sư nào của Phúc âm được đại dụng trừ khi ông ta tin như
vậy. Sự hiện diện của Đức Thánh Linh và sự gẫn gũi của Ngài đối với tội nhân là
thiết yếu cho sự rao giảng của chúng ta. Đức Chúa Trời trên các từng trời thì
quá xa cách, Ngài ở ngoài tầm của con người. Nhưng đối với người La Mã, Phao Lô
viết: “Chớ nói trong lòng người rằng: ai sẽ lên trời là để đem Đấng Christ
xuống…..” Lời ở gần ngươi…vì hễ ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu? (La 10: 6,8,13).
Tôi luôn luôn tin rằng Đức Thánh Linh ở trên một người khi tôi rao
giảng cho anh ta. Tôi không có ý nói rằng Linh ở bên trong các kẻ vô tín, nhưng
nói rằng Ngài ở bên ngoài. Ngài đang làm gì? Ngài đang chờ đợi và cứ chờ đợi để
đưa Đấng Christ vào trong lòng họ. Đức Thánh Linh đang chờ đợi để ngự vào tấm
lòng thính giả của phúc âm. Ngài giống như ánh sáng. Thậm chí mở cánh cửa sổ
một ít, ánh sáng sẽ tràn vào và chói sáng bên trong. Chỉ cần có một tiếng kêu
từ tấm lòng đến Đức Chúa Trời, ngay lúc đó Linh sẽ ngự vào và khởi đầu công tác
biến đổi của Ngài về sự thuyết phục hối
cải và đức tin– phép lạ của sự tân sinh.
Phi e rơ đã không chỉ quan sát sự can thiệp phép lạ của Đức Thánh Linh
trên các thính giả của mình đang khi ông rao giảng cho họ trong tư gia Cọt nây,
dĩ nhiên, ông cũng có kinh nghiệm cá nhân về công tác của linh trong chính tấm
lòng của mình. Ông tường thuật “đang khi tôi khởi sự nói, Thánh Linh đã giáng
trên họ, như trên chúng ta lúc ban đầu vậy” (Sứ 11:15) Có lẽ điều kiện lớn nhất
để thành công trong việc dẫn người ta đến cùng Đấng Christ là phải nhớ rằng
cùng Đức Thánh Linh mà đã đến để giúp đỡ chúng ta trong giờ tối tăm, thì đang
chờ đợi gần bên để cũng bước vào và soi sáng lòng họ, để làm tốt công tác cứu
rỗi cho họ đang khi kêu la đến Đức Chúa Trời, mà họ đã mở cửa lòng.
Tôi có một người bạn đi rao giảng tại thành phố nọ. Một phụ nữ tìm kiếm
anh, anh nói chuyện cùng nàng và rao giảng Đấng Christ cho nàng. Anh diễn giảng
về tội lỗi nàng về sự hình phạt tội lỗi, về thế nào Chúa đã đến để cứu. Nhưng
người phụ nữ nói cùng anh: Tôi không nghĩ anh biết được tội lỗi dễ chịu là
dường nào, anh chưa hề nếm được niềm thỏa thích của nó mà. Tôi thích phạm tội.
Sự sống là trống rỗng mà thôi”. Sau một lúc bạn tôi đề nghị họ cầu nguyện người
đàn bà nói: “một người quá tội lỗi như tôi lại có thể nói chuyện cùng Đức Chúa
Trời sao? Tôi không thể tìm được sự hối cải trong lòng mình. Tôi không có gì để
có thể thưa mà đáng kể cho Đức Chúa Trời chấp nhận” Nhưng bạn tôi đáp: “Đức
Chúa Trời tôi hiểu được. Ngài đang ở gần
chị và Ngài có thể nghe bất cứ lời cầu nguyện nào, nên chị nói cùng Ngài đúng
những gì chị vừa nói cùng tôi đó”. Chị ấy kinh ngạc vì mãi đến lúc bấy giờ chị
đã chỉ nghe loại cầu nguyện chính thức, nhưng cũng là nơi anh em phải nói những
gì anh em không tin, vì cớ sự lễ phép, rồi anh ấy cho chị đó xem một câu trong
Sứ 11 chép rằng dân ngoại bang mà Đức Thánh Linh đã giáng trên thì Đức Chúa
Trời đã “ban” cho họ sự hối cải để được sự sống. Nên chị đã cầu nguyện, thưa
hết cùng Đức Chúa Trời Đấng hiểu các tội nhân. Chị van xin “dù con không muốn
ăn năn, lạy Đức Chúa Trời, xin giúp đỡ con và ban sự an năn cho con”. Và Ngài
đã ban cho. Chị đã mở các cửa sổ của tấm lòng đối với sự soi sáng của Linh
Ngài, nên khi quì gối xong đứng đây chị là một phụ nữ được cứu.
Vậy đây là nguyên tắc, vì cớ Jesus là Bạn của các tội nhân và vì cớ Đức
Thánh Linh gánh vác làm những gì chính loài người không thể làm, vì vậy các tội
nhân chỉ có thể đến cùng Đức Chúa Trời với chính tình trạng họ là gì. Họ không
cần thay đổi gì cả, họ cũng không cần tìm trong mình khả năng để làm điều gì.
Nếu người nào yêu cầu anh em nói phúc âm cứu rỗi cho anh ta và sau đó anh ta
nói cùng anh em “thưa ông, tôi muốn được cứu” và khi anh em bảo anh em tin, anh
ta đáp “tôi không thể tin” anh em sẽ làm gì? Há anh em sẽ nói “tôi sợ anh không
tốt, anh ra về đi, rồi trở lại khi anh có thể tin” chăng? Khi ấy anh em sẽ làm
gì. Anh em sẽ bảo anh ta ra về và chờ đợi đến khi nào có vài khó khăn hay nỗi
buồn đưa đẩy anh ta đến cùng Đức Chúa Trời chăng? Há không vì vậy mà đóng cửa
rỗi với anh ta sao? Tại sao chúng ta cần đặt nhiều điều kiện cho các tội nhân
trước khi họ có thể được cứu? Chắc chắn nếu Jesus là Bạn của các tội nhân, mọi
người có thể đến với Ngài như chính họ là gì và cớ Linh Ngài đang ở gần để làm
việc, chúng ta có thể nương cậy Ngài làm trong họ những gì chính họ không bao
giờ có thể làm được.
Suốt 20 năm mà tôi đã rao giảng phúc âm tại Trung Hoa, trước hết nhiều
người bị thuyết phục về tội lỗi, đã ăn năn, đã tin và họ đến cùng Đấng Christ
trên nền tảng đó và được cứu. Nhưng ngợi khen Đức Chúa Trời, cũng có nhiều kẻ
khác, dù lúc đầu họ đã không ăn năn và tin, hay thậm chí không cảm thấy khao
khát được cứu, song le đã chịu thuyết phục thành thực đến cùng Chúa và tiếp xúc
cách cá nhân với Ngài và trong nhiều người như vậy, cũng hiểu biết, chịu thuyết
phục, hối cải và đức tin đã theo sau, kết quả họ đã được cứu cánh vinh diệu.
Điều này cho tôi sự tin tưởng để tuyên bố cách không khả nghi rằng không có
điều kiện nào khác cần thiết để được cứu ngoại trừ điều kiện là cứ làm tội nhân
và hay thành thực đủ để thưa như vậy cùng Chúa. Điều kiện đó có đủ cho Đức
Thánh Linh bắt đầu công tác thuyết phục và biến đổi của Ngài.
Chúng tôi đã diễn giảng về những kẻ không muốn ăn năn và những kẻ không
thể tin, chúng tôi diễn giảng về những kẻ không khao khát sự cứu rỗi về những
kẻ nghĩ họ quá xấu để được cứu; chúng tôi đã diễn giảng về những kẻ bị xáo trộn
và không thể hiểu phúc âm và về những kẻ hiểu nhưng không muốn nhìn nhận sự đòi
hỏi của Đức Chúa Trời trên họ. Há tôi không thể nói cùng anh em rằng có ai
trong họ không được cứu sao? Tôi đã gặp tất cả sáu loại người nầy và nhiều
người trong họ đã được cứu trên điểm đó thêm vào, tôi đã gặp loại thứ bảy,
những kẻ không tin có Đức Chúa Trời gì cả và tôi dám nói thậm chí với những kẻ
đó trước hết họ không cần thay thế thuyết hữu thần cho thuyết vô thần. Họ có
thể được cứu đúng tình trạng họ là gì, thậm chí không có niềm tín ngưỡng nào
nơi Đức Chúa Trời gì cả, nếu họ muốn thành thực về điều đó.
Lập tức một số người sẽ hỏi vặn “nhưng về Hêb. 11:6 thì thể nào? Chắc
chắn ít nhất câu đó đòi hỏi đức tin nơi sự hiện hữu của Đức Chúa Trời”. Vâng,
có lúc khi tôi đã nói như vậy, nhưng ngày kia tôi học được cách mới mẻ thế nào
vượt xa cách vô hạn khi Đức Chúa Trời chuẩn bị đi ra gặp người con từ xứ xa trở
về. Nó xảy ra theo cách sau đây.
Lần kia tôi mở các buổi nhóm tại một phân khoa đại học ở Hoa Nam.
Tại đó tôi gặp một người bạn cũ, thực ra là bạn học cũ. Anh ta đã du học ở Mỹ
và bấy giờ làm giáo sư tâm lý học phân khoa này. Anh ta dùng tâm trí mình để
bịa chuyện về tôn giáo và có thói quen nói cùng các sinh viên rằng anh ta có
thể giải nghĩa tất cả bằng các cuộc tạm gọi là chuyện dựa trên lập trường thuần
tâm lý học. Trước khi nhóm họp, tôi có đến mời anh ta và rao giảng Đấng Christ
cho anh. Theo phép xã giao, anh lắng nghe chốc lát, nhưng cuối cùng anh mĩm cười
và nói “rao giảng cho tôi ích lợi gì. Tôi không tin có Đức Chúa Trời”. Tôi nói,
có lẽ liều lĩnh chút ít, “thậm chí nếu anh không tin có Đức Chúa Trời, xin chỉ
cầu nguyện. Anh sẽ khám phá cái gì đó”. Anh ta cười. Anh ta giải thích, “cầu
nguyện à, khi thậm chí tôi không tin có Đức Chúa Trời! Làm sao cầu nguyện
được?” Tôi nói, “dù anh không thể tìm được chiếc thang bắt lên Đức Chúa Trời,
thực sự không thể sửa đổi là Ngài đã ngự xuống tìm kiếm anh. Anh hãy cầu
nguyện!” Anh cười lần nữa, nhưng tôi cứ thúc giục anh làm như vậy. Tôi nói:
“tôi có một lời cầu nguyện để anh nương theo. Hãy nói như vầy: “Lạy Đức Chúa
Trời, nếu không có Đức Chúa Trời, khi ấy tôi cầu nguyện của con vô dụng và con
cầu nguyện trong hư không; nhưng nếu có Đức Chúa Trời thì cách này hay cách
khác xin bày tỏ điều đó cho con”. Anh đáp, nhưng Đức Chúa Trời giả thuyết này
có liên quan với Jesus Christ không?. Cơ đốc giáo đến từ đâu?” Tôi bảo anh thêm
câu đó vào lời cầu nguyện, xin Đức Chúa Trời cũng hãy tỏ điều này cho anh. Tôi
giải thích rằng tôi không yêu cầu anh nhìn nhận có Đức Chúa Trời, tôi không yêu cầu anh nhìn nhận gì cả, nhưng có
một điều và một điều duy nhất tôi yêu cầu anh, đó là anh phải chân thành. Lòng
anh phải ở trong lời cầu nguyện của anh, phải cầu nguyện hết đáy lòng. Đây
không phải lặp lại lời nói cách trống rỗng. Tôi không chắc rằng mình hoàn thành
được cái gì, nhưng trước khi ra về tôi để lại cho anh một quyển kinh thánh.
Ngày hôm sau vào cuối buổi nhóm đầu tiên của trại giảng, tôi hỏi có ai
đã được cứu, xin đứng dậy, người đầu tiên đứng lên là giáo sư này. Sau đó tôi
đến phòng anh và hỏi: “Điều gì đã xảy ra vậy? “Anh đáp “nhiều lắm. Tôi đã được
cứu”. Tôi hỏi “đã xảy ra như thế nào?” Anh nói “sau khi anh về rồi, tôi lấy
kinh thánh và mở nhằm phúc âm Giăng. Cặp mắt tôi bắt gặp các chữ: “Sáng ngày
sau…..sáng ngày sau….sáng ngày sau (1:29, 35,43) và tôi nghĩ thầm, con người
này biết những gì ông ta đang nói. Ông ta đã thấy tất cả Đây như quyền nhật ký.
Sau đó, tôi suy nghĩ những gì anh đã nói cùng tôi, và tôi cố gắng xem có điều nào
trong đó chăng. Tôi đọc lướt qua từng điểm một và không thấy khuyết điểm nào
trong đó. Hầu như hoàn toàn thuần chính. Tại sao tôi không cầu nguyện như anh
gợi ý chớ? Nhưng thình lình có tư tưởng đến cùng tôi, thực sự có Đức Chúa Trời
chăng? Khi ấy tôi đứng ở đâu? Tôi đã từng dạy các sinh viên rằng trong tôn giáo
không có gì cả, tâm lý học đáng kể cho mọi sự, tôi có muốn nhìn nhận cùng họ
rằng tôi đã sai lầm rồi sao? Tôi cân nhắc điều này cách cẩn thận, song le tôi
cảm thấy tôi phải chân thành về điều đó. Vì sau tất cả mọi sự nếu thực sự có
Đức Chúa Trời, tôi sẽ là kẻ ngu nếu không tin Ngài”.
Vậy, tôi quì xuống cầu nguyện và đang khi cầu nguyện tôi đã biết có Đức
Chúa Trời. Làm sao tôi đã biết, tôi không thể giải nghĩa, nhưng tôi thực sự
biết rồi! Rồi tôi nhớ lời trong phúc âm Giăng mà tôi đã đọc, sách đó dường như
có kẻ chứng kiến viết ra, tôi biết như vậy, Jesus vốn là Đức Chúa Trời và tôi
đã được cứu.
Ô, Đức Chúa Trời chúng ta có thể làm những gì diệu kỳ biết bao. Khi anh
em bước ra rao giảng phúc âm, đừng bao giờ đánh mất cái nhìn về sự kiện Ngài là
Đức Chúa Trời hằng sống, sẵn sàng hành động trong sự thương xót. Thậm chí nếu
loài người có thể tốt đẹp hơn nguyên trạng họ đôi chút, điều đó không giúp ích
gì, còn nếu họ tồi tệ hơn, cũng không ngăn trở gì cả. Tất cả những gì Ngài
trông mong là “tấm lòng chân thành và tốt lành”. Đừng bao giờ quên rằng Đức
Thánh Linh đang hiện diện trong quyền năng để chuyển động lòng loài người hướng
về Đức Chúa Trời. Hãy có đức tin nơi Ngài liên quan mỗi linh hồn mà anh em giao
tiếp. Chỉ riêng một mình có thể anh em không làm ngư phủ được nhiều, nhưng hiệp
tác với Linh Đức Chúa Trời, anh em có thể tin cậy đủ để bắt lên bờ con cá lớn hơn
hết đấy.
W.N.