Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

NẮM BẮT TỘI NHÂN CHO CHÚA




Làm sao ép loài người vào vương quốc? Chúng ta đã suy gẫm dài dòng thế nào một giảng sư phúc âm được chuẩn bị cách cá nhân trong tâm linh cho công việc mình? Nhưng về các thính giả thì thế nào? Đòi hỏi tối thiểu trong tội nhân là gì nếu anh ta phải tìm kiếm Chúa và được cứu rỗi? Bây giờ vấn đề này đòi hỏi chú tâm của chúng ta, vì điều đó quan trọng cho giảng sư biết những gì anh ta nỗ lực làm hầu anh chuẩn bị trong linh để làm điều đó.
Khi thảo luận những gì tiếp theo chúng ta chỉ có thể bàn một điểm đơn độc khi rao giảng phúc âm. Tôi được phép nói rằng tôi tớ Chúa biết các sự kiện sự cứu chuộc qua sự chết chuộc tội của Đấng Christ, và rằng anh ta được Linh sinh ra. Tôi cũng giả sử rằng anh nên biết làm sao trình bày các sự kiện đó cách minh bạch và bằng quyền năng. Tại đây tôi không lưu tâm về bản thể sự rao giảng của anh ta, nhưng đúng ra với các nguyên tắc nên hướng dẫn trong công việc hiện thực để hướng dẫn một linh hồn cá thể đến cùng Đấng Christ.

Điều gì cần thiết cho một người được cứu? Làm sao anh ta được thắng thế trên việc đến cửa vương quốc và bước vào? Làm sao chúng ta đưa người mà chỉ có tri thức hay khao khát tuyệt đối tối thiểu về Đức Chúa Trời bước vào sự đụng chạm sinh động với Ngài? Đây là các vấn đề của chúng ta, tôi sắp đưa ra bốn nguyên tắc hướng dẫn ước muốn đó, tôi hi vọng, được tìm thấy để đi con đường dài hầu đáp ứng họ.
Từ phương diện mình, Đức Chúa Trời đã làm nên một dự trù ba mặt cho mọi người trong giờ biến động của anh ta. Thứ nhất, Jesus đã đến như bạn của các tội nhân, thứ hai, chính cá nhân Ngài (không cần trung gian) là Đấng loài người được kêu gọi đến gặp gỡ và thứ ba, Đức Thánh Linh đã được đổ ra trên mọi xác thịt, để chuyển vào con người công tác sơ bộ là thuyết phục và tội lỗi, sự hối cải cùng đức tin và dĩ nhiên, tất cả những gì theo sau. Rồi cuối cùng, từ phía tội nhân, một điều kiện và chỉ một điều được hỏi. Anh ta không được đòi hỏi – trong chỗ thứ nhất – là tin, hay ăn năn, hay cần cảm biết tội lỗi, hay thậm chí chỉ biết rằng Đấng Christ đã chết. Anh ta chỉ được đòi hỏi đến gần Chúa bằng tấm lòng chân thật
Tuyên bố cuối cùng nầy ngay lúc đầu có thể làm anh em giật mình, nhưng đang khi anh em tiến lên tôi nghĩ anh em sẽ thấy điều này hữu ích là dường nào. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp lấy các điểm này theo thứ tự, bắt đầu từ phương diện sự dự bị của Đức Chúa Trời
BẠN CỦA TỘI NHÂN
Trong các sách phúc âm Chúa Jesus được giới thiệu như bạn của các tội nhân, vì về mặt lịch sử Ngài đã được tìm thấy, trước hết mọi sự, chuyển động giữa loài người như bạn hữu của họ trước khi Ngài trở thành Cứu Chúa của họ. Nhưng anh em có nhận thức rằng ngày nay Ngài vẫn ở trong chỗ thứ nhất, bạn hữu chúng ta, để Ngài có thể trở nên Cứu Chúa chúng ta? Trước khi chúng ta đạt đến điểm, nơi đó chúng ta sẵn sàng nay đích thực có thể - tiếp nhận Ngài như Cứu Chúa. Ngài đến cùng chúng ta như người bạn, đến nỗi sự gặp gỡ cá nhân đó không bị chối từ đối với chúng ta và cánh cửa cứ được mở ra cho chúng ta tiếp nhận Ngài như Cứu Chúa. Đây là khám phá quí giá
Từ khi tôi đã thấy Cứu Chúa như bạn của các tội nhân tôi thấy nhiều người dị thường và khó khăn được đưa đến cùng Chúa. Tôi nhớ thế nào tại chỗ kia một thiếu nữ đã đến và tấn công tôi, nói rằng chị không muốn được cứu. Chị nói rằng chị còn trẻ và định ý có thời kỳ tốt đẹp, chị cũng không muốn lìa bỏ các lối đi riêng để trở thành nghiêm trang và tỉnh táo, vì sau đó sẽ không còn niềm vui trong cuộc sống. Chị nói chị không có chủ tâm từ bỏ các tội lỗi mình và không chút nào khao khát được cứu rỗi! Biết rằng chị đã biết khá nhiều về phúc âm, vì chị đã được trưởng dưỡng trong trường học hội truyền giáo và đây là phản ứng chị đối kháng phúc âm. Sau khi chị đã ít hay nhiều say sưa nói với tôi một chốc, tôi nói: “Chúng ta sẽ cầu nguyện chứ?” chị đáp lại cách khinh bỉ: “Tôi sẽ cầu nguyện điều gì chứ?”. Tôi nói: “Tôi không chịu trách nhiệm về lời cầu nguyện của chị, nhưng tôi sẽ cầu nguyện trước rồi sau đó chị có thể thưa cùng Chúa. Tất cả những gì chị vừa nói cùng tôi” chị vừa nói tùi lại “Ồ, không thể làm điều đó”. Tôi đáp, vâng chị có thể mà chứ. Há chị không biết Ngài là bạn của tội nhân sao?? Điều này làm cảm động chị, chị đã cầu nguyện một lời cầu nguyện rất không hợp chánh giáo – nhưng từ giờ phút đó Chúa đã hành động trong lòng chị, và trong vòng vài ngày sau chị đã được cứu.
Có một điểm sáng tỏ từ Tân ước là Chúa Jesus đã đến như một người bạn, để giúp đỡ các tội nhân đến cùng Ngài. Việc chúng ta đến cùng Ngài có thể do việc Ngài đến cùng chúng ta lần đầu tạo ra. Ngài đã đến đem thiện đàng xuống trong tầm tay chúng ta. Tôi còn nhớ lần kia tôi đang ngồi nói chuyện với một anh em trong tư gia của anh. Vợ và mẹ anh ở tầng trên, nhưng con trai nhỏ của anh đang ngồi  trong phòng khách tầng trệt với chúng tôi. Lúc ấy, cậu bé muốn có vật gì đó, kêu lớn xin mẹ cho cậu vật đó. Chị ấy đáp, vật đó ở trên này, hãy lên đây nhận lấy”. Nhưng cậu bé gào to, “mẹ, mẹ con không thể lên, đường dài lắm, xin đem xuống đây cho con”. Mà thực vậy cậu quá bé bỏng, nên chị ấy đã mang xuống. Sự cứu rỗi y như vậy. Chỉ nhờ sự ngự xuống của Ngài cùng chúng ta, nhu cầu chúng ta có thể được thỏa mãn. Nếu Ngài đã không đến, tội nhân không thể đến gần Ngài, nhưng Ngài đã ngự xuống để đem họ lên.
Vào giờ biến động có nhiều sự khó khăn thực tiễn đối mặt tội nhân. Thí dụ, trong Kinh Thánh chúng ta thường được bảo phải tin. Lời nhấn mạnh trên nhu cầu của đức tin thì nhiều. Nhưng anh em nói: “Tôi không có nhận được đức tin”. Lần kia một cô gái nói cùng tôi “tôi không thể tin. Tôi thích tin nhưng không thể. Cha mẹ tôi cứ tiếp tục nói cùng tôi “con phải tin”, nhưng thật không tốt, tôi đã không thể nhận lấy vào chính mình. Khao khát có ở đó, nhưng tôi nhận thấy đức tin thiếu hụt, không thể tin”. Tôi nói “điều đó đúng lắm. Cô không thể tin. Nhưng cô có thể cầu xin Chúa ban đức tin cho cô. Ngài sẵn sàng giúp đỡ cô đến mức độ đó. Cô cầu nguyện: “Chúa ôi, xin giúp đỡ sự vô tín của con”.
Rồi lần nữa, lời bảo chúng ta phải hối cải. Nhưng nếu chúng ta không có khát vọng hối cải gì cả thì làm sao? Lần kia tôi gặp một sinh viên nói rằng còn quá sớm cho anh đến cùng Chúa. Anh ta muốn còn có thêm thì giờ để nếm các niềm khoái lạc của tội lỗi và hưởng thụ chính mình. Anh ta nói cùng tôi “kẻ cướp, trên thập tự giá được cứu, nhưng anh ta đã không có những điên rồ của tuổi trẻ, đó là thì giờ cao điểm cho hắn ăn năn. Nhưng tôi – tôi còn trẻ”. Tôi hỏi anh ta: “vâng, anh muốn làm gì?” anh ta đáp: “tôi muốn chờ 40 năm nữa và sau khi có thời kỳ vàng son, khi tôi ấy sẽ hối cải”. Nên tôi nói “chúng ta hãy cầu nguyện”. Anh ta đáp “Ô, tôi không thể cầu nguyện”. Tôi nói “anh có thể cầu nguyện mà”. Anh có thể thưa cùng Chúa tất cả những gì anh đã nói cùng tôi. Ngài là bạn của tội nhân không hối cải như anh đó – “Ô, tôi không thể nói điều đó cùng Ngài”- Tại sao lại không? – “Ô, nhưng tôi không thể” – “vâng, hãy thành thật. Bất cứ điều gì ở trong lòng anh, anh thưa điều đó cùng Ngài. Ngài sẽ giúp đỡ anh”. Cuối cùng anh đã cầu nguyện thưa cùng Chúa rằng mình không muốn hối cải và được cứu, nhưng anh biết mình cần một Cứu Chúa, anh chỉ kêu la cùng Ngài giúp đỡ. Chúa truyền sự hối cải vào anh rồi anh đứng dậy là người được cứu.
Tại Anh Quốc vào đầu thế kỷ 19 có một phụ nữ có cha mẹ là Cơ Đốc nhân, và trải nhiều năm nàng khao khát được cứu. Nàng đã đi nghe giảng sư kia, thăm viếng hội thánh và các đại giáo đường để tìm kiếm sự cứu rỗi, nhưng tất cả đều hư không. Ngày kia nàng lang thang vào một nhà nguyện Tin Lành nhỏ không có trông mong thiết thực vào trong lòng mình, và hầu như nàng tuyệt vọng. Nàng ngồi ở phía sau cử tọa. Diễn giả là một người cao niên. Thình lình vào giữa bài giảng ông dừng lại chỉ ngón tay vào nàng và nói: “Thưa cô, đang ngồi ở phía sau, cô có thể được cứu ngay bây giờ. Cô không cần làm gì cả!” Ánh sáng lóe vào lòng chung với sự bình an và niềm vui. Chalotte Elliott” đó đã trở về nhà viết bài thánh ca lừng danh của mình “Tuyệt nhiên không cách chi bàu chữa tôi, chỉ huyết Jesus tôi đến, kính thưa Chiên Con, tôi nguyện đến liền”. Các lời đó đã chỉ đường cho vô số tội nhân khiêm nhường đến cùng Đức Chúa Trời qua huyết của Đấng Christ. Vâng ngày nay chúng ta dám nói cùng mỗi một người cư dân của bất cứ thành phố nào khác, hầu họ có thể đến cùng Ngài và được cứu với chính tình trạng họ là gì.
Tôi lặp lại các biến cố này chỉ để nhấn mạnh rằng những gì tội nhân không thể làm, Cứu Chúa ở gần có thể làm cho anh ta. Vì lý do này chúng ta có thể nói cùng dân chúng rằng họ không cần chờ đợi điều gì cả, nhưng có thể đến cùng Ngài tức thì. Bất luận tình trạng của họ là gì, bất cứ nan đề họ ra sao, họ hãy mang điều đó và thưa cùng Bạn của các tội nhân.
SỰ TIẾP XÚC ĐẦU TIÊN VỚI CHÚA
Sự cứu rỗi là gì? Nhiều người nghĩ rằng để được cứu trước hết chúng ta phải tin rằng Chúa Jesus đã chết vì chúng ta, nhưng đó là điều dị thường khi không có chỗ nào trong cả Tân ước nói cách chính xác như vậy. Dĩ nhiên toàn thể sứ điệp Tân ước nói rằng Jesus đã chết và sống lại hầu chúng ta có thể được cứu. Nhưng hãy cẩn thận đọc qua Kinh Tân ước của anh em và cho tôi biết nơi nào anh em có thể tìm thấy một câu chép rằng điều kiện để được cứu là phải tin rằng Đấng Christ đã chết vì các tội lỗi chúng ta? Anh em không thể tìm được câu đó ở bất cứ chỗ nào. Chúng ta được bảo phải tin nơi Jesus, hãy tin trên Ngài, chớ không tin rằng Ngài đã chết vì chúng ta. “Hãy tin trên Chúa Jesus Đấng Christ và ngươi sẽ được cứu”. Đó là lời Phao lô. Trước hết mọi sự chúng ta phải tin nơi Ngài, không tin cách đặc biệt vào những gì Ngài đã làm.
Trong Giăng 3:16 chúng ta được bảo rằng “hễ ai tin Ngài” sẽ có sự sống đời đời. Phần đầu trong phúc âm mình Giăng nói rằng, “Ngài đã đến trong cõi thuộc về Ngài, song những kẻ thuộc về Ngài chẳng tiếp nhận Ngài”. Vào cuối phúc âm đó, Giăng tuyên bố rằng ông đã viết ra “hầu các ngơi tin rằng Jesus là Đấng Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời và nhơn sự tin thì được sự sống trong danh Ngài”. Loài người từ chối Ngài, không trên lập trường về những gì Ngài đã làm, nhưng trên việc Ngài là ai, và họ được mời tin Ngài là gì và Ngài là ai, trước hết mọi sự, chớ không tin những gì Ngài đã làm. Giăng 3:16 không chép: “Bất cứ ai tin rằng Đấng Christ đã chết cho anh và gánh tội lỗi anh trên thập tự giá thì có sự sống đời đời”. Sứ điệp của câu đó là Đức Chúa Trời đã ban Con Ngài và chính Ngài trong thân vị là Đấng chúng ta phải tin. “Ai có con có sự sống”.
Dĩ nhiên, tôi không muốn anh em nghĩ tôi là kẻ tân phái, người dám làm giảm giá trị thập tự giá nay dành chỗ thấp kém cho công tác thay thế của Đấng Christ. Tôi tin nơi nhu cầu sự chuộc tội của Ngài và tôi đảm bảo anh em tin vậy. Tôi tin cậy anh em sẽ không hiểu lầm tôi vì vậy khi tôi nói rằng sự định giá công tác đó có thể không phải là bước đầu tiên trong sự tiếp xúc sơ bộ của tội nhân với Chúa. Sự đánh giá phải theo sau những vấn đề chủ yếu là hoặc chúng ta có Con hay không trước hết mọi sự, chớ không phải hoặc chúng ta có hiểu hay không hiểu toàn bộ kế hoạch sự cứu rỗi. Điều kiện hay không hiểu toàn bộ kế hoạch sự cứu rỗi. Điều kiện đầu tiên của sự cứu rỗi không phải tri thức, nhưng gặp gỡ Đấng Christ.
Có nhiều người mà anh em có thể cảm thấy rằng họ đã được cứu bởi các câu kinh thánh sai! Họ đã được diễn giải qua các câu mà hầu như không chỉ tỏ ra con người cứu rỗi và hầu như anh em cảm thấy họ không thể được cứu trên nền tảng đó. Anh em cảm thấy phải có sự bạc nhược ở đâu đó, song le anh em phải nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời thường vui lòng làm việc theo đường lối đó. Tôi thường mong ước rằng những kẻ mà tôi hướng dẫn đến cùng Chúa sẽ được cứu trên căn bản của Giăng 3:16 hay 5:24 hay 6:40. Nhưng tôi phải đến chỗ nhìn thấy rằng tất cả điều gì có cần cho bước sơ khai là phải có sự tiếp xúc cá nhân với Đức Chúa Trời và khi điều đó như vậy, sự an nghỉ chắc chắn sẽ theo sau. Điều đó không đáng kể, vì vậy các câu mà Đức Chúa Trời tuyển lựa dùng cho bước đầu tiên đó. Sau tất cả, chúng ta không cần nghiên cứu lý thuyết điện lực và am hiểu nó cách triệt để trước khi chúng ta có thể mở đèn. Ánh sáng nói, “tôi sẽ không soi sáng anh, vì anh không biết gì về nguyên tắc mà do đó tôi vận hành”. Đức Chúa Trời không đặt ra sự hiểu biết như điều kiện về việc chúng ta đến cùng Ngài. “Đây là sự sống đời đời, hầu họ sẽ biết Cha, Đức Chúa Trời độc nhất chân thật cùng Jesus Christ mà Cha đã sai đến”.
Chúng ta hãy dùng ba thí dụ từ các phúc âm. Sự hối cải ngoại hạng đầu tiên được ghi chép trong Tân ước là gì? Chắc chắn đó là sự hối cải của kẻ cướp trên thập tự giá. Mãi đến lúc bấy giờ mọi sự đều chỉ được về hướng thập tự giá của Đấng Christ. Bây giờ điều đó đã được diễn ra trước mắt loài người, kẻ cướp là nhân chứng. Người này là một tội nhân mẫu, tiếp nhận sự hình phạt kiểu mẫu và chúng ta có thể nói, anh ta là một sự hối cải kiểu mẫu. Song le há anh đã không nhìn nhận Chúa là Cứu Chúa sao? Các lời của anh là gì? Jesus ơi khi Ngài đến trong nước Ngài, xin nhớ tôi với” (Lu 23:42). Chúa đã đáp gì? Ngài đã không nhắc nhở anh về cuộc sống gian ác của anh, hay nói cùng anh rằng anh chịu đựng cách công nghĩa và phải chết và thay vì Ngài, Jesus đã chịu đau khổ trên thập tự giá vì anh và chết vì các tội lỗi anh. Đối với chúng ta hầu như đó phải là cơ hội tuyệt vời công bố kế hoạch sự cứu chuộc– nhưng không Chúa chỉ đáp: “Hôm nay ngươi sẽ cùng ta ở trong lạc viên” vì kẻ ăn cướp đã nhìn nhận Jesus là ai – rằng qua sự đau khổ bất nghĩa, Ngài sắp trị vì và sẽ có một vương quốc – anh ta đã tin nơi Chúa, điều đó là đủ
Kế đến, hãy suy gẫm phụ nữ lưu huyết. Trong Mác 5:24 chúng ta được kể rằng quần chúng “lấn ép” (vây quanh) Jesus. Có nhiều người giữa quần chúng đã đụng chạm và thậm chí lấn ép Ngài, nhưng chỉ một người giữa họ đã được chữa lành. Nàng đã được chữa lành vì cớ với một chủ tâm đặc biệt nàng đã “tiếp xúc” Ngài. Chỉ đòi hỏi một sự tiếp xúc; vì bên trong nàng có sự vươn tới trong tâm linh đến cùng Đức Chúa Trời xin giúp đỡ trong nhu cầu sâu xa của mình.
Hay hồi tưởng biến cố người Pharisi và người thâu thuế cầu nguyện trong đền thờ. Người Pharisi am hiểu tất cả của lễ, sinh tế và phần mười, nhưng từ trong ông ta không có sự kêu la của tấm lòng đến cùng Đức Chúa Trời. Nhưng người thâu thuế kêu là “Chúa ôi, xin thương xót tôi”. Có cái gì đó từ trong anh ta vang lên Đức Chúa Trời và bắt gặp sự đáp ứng tức thì và Chúa Jesus để riêng anh ta, như kẻ Đức Chúa Trời kể là công nghĩa. Điều gì được kể là công nghĩa? Điều đó phải tiếp xúc Đức Chúa Trời.  
Thơ La mã tỏ bày cho chúng ta nhiều chi tiết về tội lỗi và về đường cứu rỗi, nhờ nghiên cứu sách này chúng ta có thể học nhiều về giáo lý sự cứu chuộc, song le thơ này được viết cho người đã được cứu. Về mặt khác, phúc âm Giăng không trình bày giáo lý theo bất cứ hình thức hệ thống mà thực sự hầu như có ít hay không có kế hoạch cho quyển sách gì cả, song nó được viết cho thế giới (Giăng 20:31). Tôi chắc rằng, chúng ta sắp xếp mọi sự theo đường khác, chúng ta đã sai lầm. Thí dụ, nếu nhà anh em bị cháy và không có đường thoát cho những kẻ ở tầng trên. Nếu lính cứu hỏa đến, bắt thang lên cứu anh em, anh em sẽ làm gì? Anh em sẽ nói, “không cần quá vội vã! Trước hết xin cho tôi biết tại sao thang của các anh bắt lên mà không cần trụ đỡ. Thang thông thường phải dựa trên vật gì mà. Quần áo anh em làm bằng nguyên liệu gì? Tại sao chúng không bắt lửa và…v…v…không đâu, anh em sẽ lo thoát thân, sau đó anh em mới hỏi tra về sự thoát nạn lửa, đồng phục của lính cứu hỏa và mọi sự khác mà anh em lưu tâm.
Sau khi được cứu, tôi thường cảm thấy rất không bằng lòng bài giảng của Phi e rơ vào ngày ngũ tuần. Thực vậy, tôi nghĩ trong vài diện, đây là bài giảng quá nghèo nàn, và hầu như nó không có đủ về mục đích rao giảng. Tôi nghĩ, bài giảng đó không làm cho các sự việc sáng tỏ đủ, vì trong đó không có gì bàn luận về kế hoạch cứu chuộc. Phi e rơ nói gì? “Jesus người Naxaret, là người mà Đức Chúa Trời đã nhờ để làm các việc quyền năng, phép lạ và dấu kỳ giữa các ông, như các ông đã biết rồi, người ấy bị nộp theo nghị quyết và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ông dùng tay kẻ bất pháp đóng đinh người trên thập tự giá mà giết đi. Nhưng Đức Chúa Trời….khiến người sống lại…”
Thực vậy, tôi cảm thấy đây là cơ hội bằng vàng Phi e rơ cần đánh trúng đích. Đúng ra đây là lúc giới thiệu vài tham chiếu đến Esai 53, nếu không nói là giải thích giáo lý sự cứu chuộc tội. Nhưng không, ông đã bỏ qua cơ hội và tiếp tục “cả nhà Y sơ ra ên khá biết chắc rằng, Jesus này các ông đã đóng đinh trên thập tự giá, thì Đức Chúa Trời đã lập lên làm Chúa và Đấng Christ” Lạ thường biết bao, thậm chí Phi e rơ đã không dùng danh hiệu “Cứu Chúa”. Kết quả thế nào? Chúng ta được kể rằng: “dân chúng, lòng như kim châm, kêu lên bằng “chúng tôi phải làm chi”.
Sau đó Phi e rơ đến cùng dân ngoại bang tức dân có bối cảnh tôn giáo hoàn toàn khác biệt. Anh em cảm thấy, chắc đây là lúc phúc âm nên được rao giảng minh bạch. Song le đối với Cọt Nây, Phi e rơ chỉ diễn giảng Đấng Christ là ai, dù chắc chắn ông đề cập sự tha thứ các tội lỡỗi, ông không hề giải thích về ý nghĩa sự chết của Ngài. Song thậm chí vậy, Đức Thánh Linh đã giáng trên mọi người.
Thực vậy điều sáng tỏ từ điều này là sự cứu rỗi khởi thủy không phải là vấn đề của tri thức, nhưng của sự tiếp xúc. Tất cả ai tiếp xúc Chúa đều tiếp nhận sự sống. Chúng ta có thể nói rằng, xét đoán theo các bài giảng của ông trong sách Sứ đồ, thậm chí Phi-e-rơ phúc âm mình. Nhiều năm trước phúc âm đã không được rao giảng như có bây giờ. Đã không có sự trình bày sáng tỏ như nhau về lẽ thật. Nhưng há lẽ thật không thật quan trọng sao? Sự bạc nhược lớn lao của sự rao giảng phúc âm ở hiện tại là chúng ta nổ lực làm cho dân chúng hiểu kế hoạch sự cứu rỗi, hay cố sức hướng dẫn dân chúng đến cùng Chúa qua sự sợ hãi về tội lỗi và các hậu quả. Chúng ta lỗi lầm tại đâu? Tôi chắc rằng nó ở trong điều này: thính giả chúng ta không thấy Ngài, vì chúng ta không giới thiệu thân vị Ngài cách đầy đủ. Họ chỉ thấy “tội lỗi” hay “sự cứu rỗi” trong khi nhu cầu của họ là phải thấy chính Chúa Jesus, gặp gỡ Ngài và “tiếp xúc” Ngài.
Thường những kẻ đã được cứu chỉ nhờ tri thức làm phát triển cái đầu cho to. Họ tiến bộ mà hầu như không cảm thấy cần nhiều đến Đức Chúa Trời. Họ biết rành rẽ và thậm chí họ cảm thấy có đủ tư cách chỉ trích giảng sư về cách trình bày các sự kiện. Nhưng khi đến một biến động mà khi đó làm họ mất tri thức rồi phải tin cậy Chúa về điều gì đó, họ không thể tin nổi, họ không sống trong sự tiếp xúc sinh động với Ngài. Song le có kẻ khác, có thể biết rất ít nhưng đã tiếp xúc được Đức Chúa Trời hằng sống, họ phát triển và trưởng tiến trong đức tin thậm chí dù trải qua sự thử thách khắc nghiệt. Đó là tại sao chủ đích đầu tiên của chúng tôi phải là hướng dẫn dân chúng gặp Ngài.
Không ai trong chúng ta có thể dò các đường lối huyền diệu của Đức Chúa Trời. Không ai trong chúng ta dám chỉ dẫn Ngài để Ngài hành động ra sao. Có một cậu bé Trung Hoa. Khi cậu lên 12 tuổi, mẹ cậu đưa cậu lên đền thờ trên đồi núi. Đang khi cậu thờ lạy trên địên thờ cùng mẹ, cậu nhìn thần tượng và suy nghĩ: “Ngài xấu xí và dơ bẩn quá không đáng để tôi thờ lạy. Tôi không tin Ngài có thể cứu tôi. Thờ lạy Ngài có ý nghĩa gì chớ?”. Nhưng vì tôn kính mẹ, cậu cứ hiệp chung trong nghi lễ. Nghi lễ xong mẹ cậu ngồi lên ghế để đàm đạo và chuẩn bị xuống núi. Cậu tháo lui ra phía sau đền thờ, tìm được chỗ khoảng khoát. Cậu đứng ngước lên trời và thưa “Lạy Đức Chúa Trời, Ngài là ai, tôi không tin rằng Ngài có thể cư trú trong điện thờ này. Ngài quá lớn lao, còn đề thờ quá nhỏ và quá dơ bẩn cho Ngài. Chắc chắn Ngài phải cư trú trên đó, trên các từng trời. Tôi không biết làm sao tìm được Ngài, nhưng tôi đặt chính mình trong tay Ngài, vì tội lỗi rất mạnh và thế giới lôi kéo. Tôi giao thác chính mình cho Ngài, dù bất cứ Ngài có thể ở đâu”. Ba mươi năm sau tôi đã gặp anh ta và nói phúc âm cho anh. Anh ta nói “Tôi đã gặp Chúa Jesus lần đầu tiên hôm nay, nhưng đây là lần thứ hai tôi đã tiếp xúc được Đức Chúa Trời. Cái gì đó đã xảy ra cho tôi hôm đó, hồi 30 năm trước trên ngọn núi rồi”.
Đó là Chúa hằng sống trở nên Cứu Chúa chúng ta. Jesus không còn là Đấng bị đóng đinh nhưng là Đấng trị vì, và ngày nay về sự cứu rỗi, chúng ta không đến chân thập tự giá nhưng cần đến cái ngai của Chúa, để tin Ngài là Chúa. Có lẽ chúng ta cần thấy cách rõ ràng sự dị biệt giữa sự cứu chuộc và sự cứu rỗi. Sự cứu chuộc đã được Chúa Jesus chiếm được trên thập tự giá 2000 năm trước. Ngày nay sự cứu rỗi của chúng ta căn cứ trên sự cứu chuộc đó, hoàn thành một lần đủ cả trong cõi thời gian. Song hoàn toàn ngang bằng khi anh em có thể được “cứu” 10, 20 hay 30 năm trước và tôi mới được cứu đây, vì cớ đối với sự tham dự cá nhân vào Đấng Christ. Chắc chắn có một sự song hành ở đây với dân Y sơ ra ên hồi xưa ở Ai Cập. Con đầu lòng được cứu chuộc phải tham dự sinh tế lễ vượt qua bằng cách ăn bữa ăn, không chỉ tuân thủ huyết đổ ra về cứu chuộc anh ta trên cột cửa, nơi Đức Chúa Trời đã khiến nó được đặt cho các mục đích chuộc tội của Ngài.
Đến điều này, sự cứu rỗi là kinh nghiệm cá nhân và chủ quan, có thể nói là phải dựa trên sự phục sinh của Chúa hơn là trên sự chết của Ngài. Sự chết của Đấng Christ có cần cho sự chuộc tội khách quan trước mặt Đức Chúa Trời. Nhưng về sự cứu rỗi, Tân ước nhấn mạnh trên đức tin chúng ta nơi sự phục sinh của Ngài, vì sự phục sinh đó là bằng chứng sự chết của Ngài đã được chấp nhận. Chúng ta tin Chúa Jesus Christ, đã sống lại và thăng thiên cách cá nhân lên vinh quang và chúng ta tìm cách đưa các tội nhân vào sự tiếp xúc tức thì với Ngài ngay bây giờ.
W.N.