Kinh văn: II Ti 1:7, 9-10,
13-14; 2:1, 19, 22; 3:1-4, 15-17; 4:3-4, 22
II Ti mô thê là sách cuối cùng do Phao-lô viết. Đó là một
sách ngắn ngủi, Song le đề cập ân điển 3 lần. Nó được đề cập ở chương 1, 2 và
3. Thậm chí nó được đề cập ở câu cuối cùng. Trong chương 1 chúng ta đọc, “Đấng
đã cứu chúng ta, và đã kêu gọi chúng ta bằng một sự kêu gọi thánh, không theo
các công việc của chúng ta, nhưng theo mục đích riêng và ân điển của Ngài, mà
đã ban cho chúng ta trong Christ Jesus từ trước muôn đời, mà bây giờ mới được
biểu lộ ra bởi sự hiện đến của Cứu Chúa chúng ta là Christ Jesus, là Đấng đã
bải bỏ sự chết, nhờ Phúc âm mà phơi sáng sự sống và sự chẳng hay hư nát ra” (II
Ti 1:9-10).
Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta và đã gọi chúng ta, không
theo bất cứ điều gì của chúng ta, nhưng theo mục đích riêng và ân điển của Ngài
trước buổi sáng thế. Điều nầy có nghĩa trong cõi vĩnh cửu Đức Chúa Trời đã trú
định ban ân điển cho chúng ta để cứu chúng ta. Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta và
đã kêu gọi chúng ta theo mục đích trường cửu và ân điển của Ngài mà Ngài đã ban
cho chúng ta từ cõi vĩnh cửu. Ân điển nầy đã biểu lộ bởi sự hiện ra của Cứu
Chúa Jesus Christ của chúng ta. Điều nầy có nghĩa khi Chúa Jesus đã đến, ân
điển cũng đã đến. Ân điển mà vốn đã ban cho từ cõi vĩnh cửu thì đã được biểu lộ
bởi sự hiện đến của Đấng Christ. Khi Đấng Christ đã đến, Ngài đã mang ân điển
đến chung với Ngài.
Điều nầy tương hợp với phúc âm Giăng, “ban đầu vốn có lời,
và lời vốn ở với Đức Chúa Trời, và lời vốn là Đức Chúa Trời. Lời đã trở nên xác
thịt, đóng tại giữa vòng chúng ta, đầy ân điển và lẽ thật” (Giăng 1:1,14). Lời
đã trở nên xác thịt và đóng trại ở giữa chúng ta, đầy ân điển vì cớ ân điển đã
đến chung với Đấng Christ. Giăng 1:17 bảo thêm đôi điều cho chúng ta: “vì luật
pháp đã ban bố bởi môi se, còn ân điển và lẽ thật bởi Jesus Christ mà đến”. Ân điển đã đến chung với Jesus
Christ vì cớ Ngài đã chỉ là hiện thân của ân điển thần thượng. Ân điển đã được
tể hiện trong Đấng Christ bởi sự ngự đến của Ngài. Nên khi Ngài đã đến, ân điển
đã đến. Nói cách khác, ân điển là Đấng Christ. Đấng Christ đã đến và ân điển đã
được biểu lộ. Ngợi khen Chúa! Điều nầy diệu kỳ!
Bây giờ chúng ta sáng tỏ ân điển là gì. Từ các sứ điệp
trước chúng ta đã thấy rằng ân điển là Đấng Christ trong ba phương diện. Ngài
là gì, Ngài ban cho điều gì, Ngài làm gì thay cho chúng ta. Ân điển là hữu thể
của Ngài, khâu ban phát của Ngài và khâu làm việc của Ngài. Ô, chúng ta có ân
điển diệu kỳ biết bao! Đó chỉ là Đấng Christ ở trong điều Ngài là gì cho chúng
ta, trong điều Ngài làm thay cho chúng ta, trong điều Ngài ban cho chúng ta.
Bất luận Ngài là gì, điều vì chúng ta. Bất luận Ngài ban cho điều gì, cũng vì
chúng ta. Halê lugia! Đây là ân điển. Đức Chúa Trời đã chỉ cứu chúng ta theo ân
điển nầy. Điều nầy có nghĩa Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta theo điều Đấng Christ
là gì, theo điều Đấng Christ ban cho gì, và theo điều Đấng Christ làm gì.
Chúng ta thực sự biết Đấng Christ được bao nhiêu? Đấng
Christ là Đức Chúa Trời, Cha, Con, Linh, Đấng Tạo Hóa, Đấng Cứu Chuộc, Cứu
Chúa, Chúa, Chủ, sự sống, sự sáng, tình yêu, Đường lối, lẽ thật và cái cửa.
Ngài cũng là sự Công nghĩa, Thánh khiết, sự tinh khiết, sự chân thật. Ngài là
tình yêu cho các bà vợ, và sự thuận phục cho các ông chồng! Ngài là mọi sự!
Ngài vô tận. Chúng ta không bao giờ có thể đủ lời nói Ngài là gì.
Căn cứ trên điều Ngài là gì, Ngài ban cho điều đó. Tôi
không thể ban bất cứ điều gì cho anh em, vì cớ tôi không có gì và tôi không ra
gì cả. Nhưng Đấng Christ là mọi sự, nên Ngài có thể ban nhiều điều cho chúng
ta. Ngài có thể ban sự sáng, sự sống, sự thanh khiết cho chúng ta, tình yêu cho
các bà vợ, sự thuận phục cho các ông chồng, và sự kiên nhẫn cho bất cứ tình
trạng nào. Ngài có thể ban mọi sự cho chúng ta vì cớ Ngài là mọi sự!
Căn cứ trên thực sự nầy, Ngài cũng có thể làm mọi sự. Ngài
có thể làm bất cứ điều gì Ngài thích. Đấng Christ có thể ban cho mọi sự và Ngài
có thể làm bất cứ điều gì. Đây là ân điển. Bất luận Đấng Christ là gì cho chúng
ta, bất cứ Ngài ban gì cho chúng ta, và bất kể Ngài làm gì cho chúng ta đều là ân
điển. Không có giá cả hay tổn phí. Chúng ta không cần mua bất cứ điều gì, chúng
ta chỉ cần nhận lãnh. Ngài đã trả tiền cho mọi sự. Ngài phán, “Đây là mọi sự,
hãy nhận lấy cách miễn phí”. Halê lugia vì ân điển nầy! Ngài đã cứu chúng ta và
đã gọi chúng ta theo ân điển mà đã đến chung với Đấng Christ.
Sự
ký thác của ân điển
Rồi Phao-lô đã nói về một sự ký thác. Chữ “điều” trong II
Ti 1:14 nên dịch là “sự ký thác” là tốt hơn. “Hãy nhờ Đức Thánh Linh ở trong
chúng ta mà giữ sự ký thác tốt lành đó mà đã phó thác cho con rồi”. Tất cả
chúng ta đều có một sự ký thác ở bên trong, và sự ký thác nầy là Đấng Christ
trong rất nhiều đường lối. Ngày nay dân chúng thích có một sự ký thác trong
ngân hàng, nhưng chúng ta có sự ký thác tốt hơn hết rồi. Đức Chúa Trời đã truyền
đạt một sự ký thác tốt đẹp cho chúng ta. Đây là hột giống thần thượng chung với
mọi điều được quyền năng thần thượng ban cho, có liên hệ đến sự sống và kỉnh
kiền. Đây là sự ký thác. Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta và đã gọi chúng ta theo
ân điển nầy. Ân điển nầy là tất cả những gì Đấng Christ là, tất cả những gì Đấng
Christ ban cho, và tất cả những gì Đấng Christ làm. Bây giờ vì tất cả mọi điều
nầy đã được ký thác vào trong chúng ta, chúng ta thực sự có một sự ký thác.
Giả sử một anh em có một ký thác 2 triệu đô la trong ngân hàng.
Tôi chắc rằng anh ta sẽ đi đến buổi nhóm rất hứng khởi. Tất cả chúng ta đều sẽ
ngạc nhiên về điều gì đã xảy ra cho anh, và khi chúng ta khám phá ra, chúng ta
cũng sẽ hứng khởi “anh đó có một ký thác 2 triệu đôla trong ngân hàng!”. Nhưng
tất cả chúng ta đều có một ký thác hơn nhiều trong chúng ta! Chúng ta có một ký
thác của Đấng Christ trong mọi phương diện.
Chúng ta phải giữ gìn sự ký thác nầy. Chữ Hi lạp có nghĩa
“bảo vệ” mạnh hơn “giữ gìn”. Chúng ta phải bảo vệ sự ký thác nầy vì cớ có nhiều
kẻ ác đang cố sức cướp đoạt điều đó khỏi chúng ta. Ma quỉ và các tà linh của
hắn đang luôn luôn cố sức cướp bóc chúng ta khỏi vui hưởng ân điển phong phú
của Đấng Christ. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ sự ký thác nầy bằng Đức Thánh Linh
đang cư trú trong chúng ta.
-Được
ban quyền năng trong ân điển-
Phao-lô tiếp tục bảo chúng ta rằng chúng ta cần được cường
kiện trong ân điển nầy. “Vậy hỡi con, hãy mạnh mẽ trong ân điển của Christ
Jesus” (II Ti 2:1). “Mạnh mẽ” là 1 chữ không đầy đủ. Chữ nầy thực sự có nghĩa
chúng ta phải được ban quyền năng. Được mạnh mẽ là phải tự mình củng cố, nhưng
được ban quyền năng là được củng cố bằng đôi điều khác. Điều đó giống như cắm
vào mạch điện. Khi chúng ta cắm vào, có khâu ban quyền năng. Nhưng ngợi khen
Chúa. Chúng ta có một sự ký thác lớn lao của điện lực thiên thượng. Khi chúng
ta cắm vào bằng cách vận dụng linh minh, chúng ta có sự ban cho quyền năng ân
điển nầy. Đó là tại sao Phao-lô bảo chúng ta được ban quyền năng trong ân điển
mà vốn có ở trong Đấng Christ Jesus.
Mỗi buổi sáng khi tôi thức dậy, tôi cần được ban quyền năng
lần nữa. Bây giờ anh em biết bí quyết của tôi. Tôi thường vận dụng linh tôi một
ít và kêu cầu, “ôi Chúa Jesus, ôi Chúa Jesus, ôi Chúa Jesus”. Tức thì tôi được
ban quyền năng. Chúng ta phải được ban quyền năng trong ân điển ở trong Đấng
Christ Jesus. Điều nầy có nghĩa chúng ta phải được ban quyền năng trong điều
Ngài là gì, điều Ngài ban cho và điều Ngài làm. Đây là sự ban quyền năng.
-Ân
điển luôn hiện diện-
Lần thứ ba và lần cuối là ân điển được đề cập trong II Timôthê
là câu cuối cùng: “ Chúa JESUS CHRIST ở với linh anh em. Ân điển ở với anh em.
Amen” (II Ti 4:22). II Timôthê bắt đầu bằng ân điển cứu rỗi, tiếp tục bằng ân
điển củng cố, và chấm dứt bằng ân điển luôn hiện diện, Đức Chúa Trời đã cứu
chúng ta theo ân điển, chúng ta phải được củng cố trong ân điên, và ân điển nầy
ở với chúng ta luôn luôn.
-Ba
hạng loại-
Là thơ cuối cùng của Phao-lô, II Timôthê rất ngắn ngủi,
song le nó đưa ra một bức tranh đầy đủ về tình trạng của ngày cuối cùng. Điều
nầy có thể xếp thành ba hạng loại: tình trạng của thế giới thế tục (thế giới vô
tôn giáo); tình trạng của thế giới tôn giáo (tôn giáo của Cơ Đốc giáo); và tình
trạng của các người tìm kiếm và các người yêu thiết thực của Đấng Christ. Thậm
chí ngày nay chúng ta có ba hạng loại dân chúng nầy trên trái đất. Dân chúng
thế tục không lo nghĩ gì về tôn giáo. Họ hoàn toàn và tuyệt đối vì thế giới. Họ
không lo về Đức Chúa Trời, họ không lo về Đấng Christ, và họ không lo về Cơ Đốc
giáo. Họ không lo gì về tôn giáo cả.
Hạng loại thứ hai là thế giới tôn giáo. Và tôn giáo lớn hơn
hết và tốt hơn hết là tôn giáo có danh của Đấng Christ trong đó. Nó là cái gì
đó của Đấng Christ. Một điều gì đó đã được bổ túc vào Đấng Christ. Chúng ta
đừng bao giờ cộng thêm điều gì vào Đấng Christ, nhưng Cơ Đốc giáo đã cộng “cái
gì đó” vào Ngài. Vì vậy chúng ta có tôn giáo của Cơ Đốc giáo. Trong tôn giáo
nầy, một số là các Cơ Đốc nhân chân chính và một số không phải. Nhiều lúc khó
bảo ai là Cơ Đốc nhân chân chính và ai không phải.
Hạng loại thứ ba là các người tìm kiếm và các người yêu của
Christ. Tất cả chúng ta phải thuộc về hạng loại nầy. Chúng ta không chú tâm về
thế giới; chúng ta cũng không lưu tâm về tôn giáo Cơ Đốc giáo. Chúng ta phải
thường là những người yêu Đấng Christ và tìm kiếm Ngài.
Người
trẻ tìm kiếm
Tôi sung sướng nhìn thấy rất nhiều người trẻ đang tìm kiếm
Chúa. Nếu tôi không thấy người trẻ trong xứ nầy đang tìm kiếm Chúa, tôi sẽ thất
vọng nhiều hơn. Điểm chủ yếu khuyến khích tôi về Hoa Kỳ là thấy rất nhiều người
trẻ đang tìm kiếm Chúa Jesus. Tôi đã được cứu khi tôi 18 tuổi. Tôi vẫn còn là
vị thành niên khi tôi đã bắt đầu yêu và tìm kiếm Chúa. Từ ngày đó cho đến bây
giờ, Chừng 50 năm, tôi đã không bao giờ hối cải hay luyến tiếc vì tôi đã trở
nên một người tìm kiếm Jesus. Điều tốt hơn hết là tìm kiếm Jesus. Theo sự nhận
thức của tôi ngày nay về người trẻ, tôi nhận thấy rằng cái mệnh danh là phong
trào hippy đang đi xuống. Điều đó ở trên đại lộ “mặt trời lặn”, chớ không ở
trên đại lộ “mặt trời mọc”. Nhưng ngợi khen Chúa! Trong hai tay ba năm vừa qua,
rất nhiều người bạn trẻ hippy đã chuyển hoán thành các người yêu của Jesus. Họ
thực sự ở trên đại lộ “mặt trời mọc”.
Có một số người trẻ được Chúa dấy lên để làm các người tìm
kiếm thiết thực của Jesus và hội thánh của Ngài.
Các bạn trẻ nầy không chăm lo thế giới, họ không lưu tâm Cơ
Đốc giáo, họ chỉ lưu tâm Jesus hằng sống. Bây giờ họ là các người tìm kiếm và
người yêu thiết thực của Jesus. Đây là hạng loại dân thứ ba trên trái đất hôm
nay.
-Ngày
cuối cùng-
Thế giới, Cơ Đốc giáo và các người yêu của Jesus là điều đã
gồm bao và khải thị trong II Timôthê . Sách nầy trình bày hiện tượng của thế
giới ngày cuối cùng cho chúng ta. Đọc II Ti 3:1-4 rất thích thú. Chúng ta thấy
4 loại người trong mấy câu nầy. Có các người yêu bản ngã (ái kỷ) các người yêu
tiền bạc, các người yêu lạc thú và các người ghét điều lành. Họ không phải là
các người yêu Đức Chúa Trời.
Sách nầy cũng bàn về tôn giáo của Cơ Đốc giáo. “Có hình
thức của sự kỉnh kiền, nhưng đang chối bỏ quyền năng của sự ấy”. (II Ti 3:5). Câu
nầy bày tỏ chúng ta rằng trong ngày sau rốt, tôn giáo đã chỉ có hình thức của
sự kỉnh kiền, nhưng không có quyền năng, hay thực tế. Chỉ có buổi nhóm vào 11
giờ sáng chủ nhật (bên đây phương các hội thánh Cơ Đốc giáo nhóm vào 11 giờ
sáng chủ nhật). Có một vài nghi thức như lãnh tiền dâng bằng dĩa. Tại số chỗ,
các phụ nữ đội nón như là một dấu hiệu thuận phục. Có hình thức kỉnh kiền,
nhưng không có thực tế. Nếu chúng ta nhìn vào tình trạng của Cơ Đốc giáo ngày
nay, hầu hết mọi sự chỉ là hình thức. Nhưng quyền năng, thực tế của sự kỉnh
kiền ở đâu?
Một hiện tượng khác của Cơ Đốc giáo ngày nay cũng được đề
cập trong II Timôthê. “Vì thời hầu đến, người ta không chịu đựng nổi lời lành
mạnh, nhưng vì họ ngứa tai nên theo các tư dục mình mà tập họp những giáo sư cho
mình, xây tai khỏi lẽ thật mà tẻ hướng về các chuyện ngụ ngôn” (4:3-4). Trong Cơ
Đốc giáo ngày nay, dân chúng luôn luôn có các lỗ tai ngứa ngáy, muốn nghe một
diễn giả tốt. Họ rất lưu tâm ai sẽ giảng và đề tài của ông ấy là gì. Họ có các
lỗ tai ngứa về bất cứ loại diễn giả nào. Tôi đã được bảo về một loại giáo hội,
nơi đó rất ít người đến họp cầu nguyện vào tối thứ tư, nhưng vào ngày chủ nhật
khi Tấn sĩ X giảng, nhà thờ của họ chen chúc người. Tất cả họ đi đến nghe để
thỏa mãn các lỗ tai ngứa của họ. Tuy nhiên không có quyền năng, không có thực
tế, chỉ là một hình thức kỉnh kiền bề ngoài.
Chúng ta đừng bao giờ làm loại người nầy. Chúng ta phải có
một loại người nầy. Chúng ta phải có một linh cháy bừng, chớ không phải một lỗ
tai ngứa! chúng ta đừng chăm lo hình thức, chúng ta chỉ chăm lo thực tế của Đấng
Christ hằng sống trong linh chúng ta – chúng ta chăm lo thực tế. Chúng ta chăm
lo quyền năng của sự kỉnh kiền, chớ không hình thức.
-Thực
phẩm lành mạnh thiết thực-
Ngày nay thực phẩm lành mạnh thì hoàn toàn thông dụng, và
có rất nhiều cửa hàng thực phẩm lành mạnh. Nhưng mọi hội thánh địa phương là
một cửa hàng thực phẩm khang diện. Trong I và II Ti, “lời thuần chính” nên được
dịch là “lời lành mạnh”. Chúng ta không muốn lời thuần chính suông, nhưng lời
tráng kiện. Điều này ám chỉ đôi điều của sự sống. Chúng ta cần sự sống trong lời,
chớ không phải khâu giết chết của văn tự chết.
Ngợi khen Chúa II Timôthê bàn minh bạch về hạng loại thứ
ba. Đây là điều chúng ta đã thấy trong sứ điệp nầy. Chúng ta thấy rằng Đức Chúa
Trời đã đặt một sự ký thác ân điển bên trong chúng ta. Đây không phải là một sự
ký thác cứu rỗi, nhưng một ký thác của ân điển mà không đếm được và vô giới
hạn. Chúng ta rất phong phú! Mỗi hội thánh địa phương là một câu lạc bộ của tỉ
phú vì cớ mỗi một người đều đã có một ký thác vô giá của ân điển ở bên trong
chúng ta. Halê lugia!
-Cơ
quan đúng đắn-
Tuy nhiên, dù chúng ta có một ký thác diệu kỳ như vậy,
chúng ta không thể sử dụng nó nếu chúng ta đã chết. Giả sử tôi có một gia tài
lớn lao đã ký thác trong ngân hàng, song le tôi đã chết và chôn rồi. Khi ấy
chính phủ phải trông nom gia tài đó, nhưng chúng ta, các người có sự ký thác ân
điển này không liệt nhược hay chết. Chúng ta có một cơ quan ở bên trong mình để
rút lấy sự ký thác của chúng ta. Đây là linh phàm nhân của chúng ta. “Đức Chúa
Trời đã không ban cho chúng ta một linh của sự hèn nhát, nhưng của quyền năng,
của yêu thương và của tâm trí thuần chánh” (II Ti 1:7 nguyên văn). Quyền năng
liên quan ý muốn của chúng ta. Tình yêu thương là đôi điều của tình cảm chúng
ta. Một tâm trí gìn giữ hay thuần chính, dĩ nhiên liên hệ đến tâm trí chúng ta.
Vì vậy linh này mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta, có liên quan đến mỗi phần
của hồn chúng ta. Vì cớ linh chúng ta, chúng ta nên có một ý muốn cường kiện,
một tình cảm yêu thương, một tâm trí dè giữ và thuần chánh. Các Cơ Đốc nhân
cũng cần có tình cảm. Chúng ta không phải là đá hay gỗ. Chúng ta là con người.
Linh của chúng ta cần có một tình cảm yêu thương. Chúng ta không nên ngu dại.
Một Cơ Đốc nhân phải có một tâm trí dè giữ. Chúng ta biết nơi chúng ta sắp đi
và điều chúng ta sắp làm. Tâm trí chúng ta tốt hơn tất cả những kẻ biết kinh tế
học thế hạ, vì chúng ta biết sự gia tể thiên thượng. Chúng ta có tâm trí thuần
chính hơn hết mọi người. Điều nầy vì cớ linh của chúng ta. Đức Chúa Trời đã ban
cho chúng ta một linh của một ý muốn cường kiện, một tình cảm yêu thương, và
một tâm trí thuần chính và dè giữ. Vì vậy chúng ta có thể vận dụng linh của
chúng ta để tham dự sự ký thác của ân điển mà chúng ta có ở bên trong.
-Lời
như là hơi thở thần thượng-
Chúng ta cũng cần thấy rằng chúng ta không chỉ có sự ký
thác ở bên trong, nhưng chúng ta cũng có lời ở bên ngoài. Lời là chính hơi thở
của Đức Chúa Trời. “Tất cả kinh văn đều được Đức Chúa Trời hà hơi, và có ích
lợi cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, giáo huấn trong sự công nghĩa” (II Ti
3:16). “Được Đức Chúa Trời hà hơi” là lời dịch đúng. Mọi kinh văn đều đã được
Đức Chúa Trời thở ra. Mỗi trang và mỗi dòng là một phần của hơi thở thần
thượng. Nếu chúng ta học tập sử dụng linh của mình để tiếp lấy lời nầy mà đã
được thở ra từ Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thực sự có lời thuần chính và lành
mạnh. Nó nuôi dưỡng, đẩy mạnh, tinh luyện, thánh hóa và thân chí vinh hóa. Đức
Chúa Trời đã thở lời thần thượng của Ngài ra, và bây giờ điều chúng ta cần làm
là hô hấp vào. Khi chúng ta hô hấp hơi thở thánh khiết vào. Tức hơi thở thần
thượng, chúng ta được nuôi dưỡng rửa sạch, tẩy sạch, tinh luyện, thánh hóa và
vinh hóa! Ngợi khen Chúa!
Đây không phải là lời dạy dỗ của tôi. Đây là sự khải thị do
sứ đồ Phao-lô viết trong sách cuối cùng. Chúng ta có một ký thác ân điển như
vậy bên trong chúng ta. Đức Chúa Trời đã ban một cơ quan cho chúng ta, tức linh
phàm nhân của chúng ta, để sử dụng sự ký thác nầy. Chúng ta không có một linh
ngu đần, hay một linh hèn nhát. Chúng ta có một linh đầy quyền năng, yêu thương
và dè giữ. Chúng ta có một linh như vậy để áp dụng sự ký thác của ân điển.
Không chỉ vậy thôi, chúng ta cũng có lời thánh, do Đức Chúa Trời thở ra để
chúng ta hô hấp vào. Không cần có lỗ tai ngứa để lắng nghe các ngôn từ hư không.
Chúng ta có thể đến cùng hơi thở sinh động và thần thượng của lời. Tại đây
chúng ta tìm được sự dinh dưỡng, sự thanh tầy, sự chăm sóc và sự vinh hóa. Tất
cả các nguyên tố thần thượng đến ở trong hơi thở thần thượng của lời. Chúng ta
chỉ cần hô hấp chúng vào.
-Các
người kêu cầu Jesus-
Rồi, Phao-lô nói thêm đôi điều cho hạng loại thứ ba. “Cũng
hãy chạy thoát các tình dục trai trẻ: nhưng theo đuổi sự công nghĩa, đức tin,
yêu thương, bình an chung với những người kêu cầu Chúa từ một tấm lòng thanh
khiết” (II Ti 2:22). Về mặt tiêu cực, chúng ta phải trốn thoát sự hư hoại và
chạy trốn các tình dục tuổi trẻ. Về mặt tích cực, chúng ta phải theo đuổi sự
công nghĩa, đức tin trong Đức Chúa Trời, tình yêu đối với các anh em khác, và
bình an cho sự vui hưởng bề trong của chúng ta. Đường lối để làm điều nầy là
phải hiệp chung với những ai kêu cầu Chúa từ một tấm lòng thanh khiết. Đây là
hạng loại thứ ba, những người kêu cầu Jesus. Họ là các người kêu cầu, đang kêu
cầu Chúa từ một tấm lòng thanh khiết, chúng ta có thể thấy dân thế tục, dân tôn
giáo và dân kêu cầu trong sách ngắn ngủi nầy.
Ngợi khen Chúa chúng ta ở trong hạng loại thứ ba! Mọi người
ở trong hội thánh địa phương phải là một người kêu cầu Chúa Jesus từ tấm lòng
thanh khiết.
-Đấng
Christ trong linh của chúng ta-
Cuối cùng, những người trong hạng loại thứ ba nầy phải nhận
thức rằng Chúa Jesus ở trong linh của họ. “Chúa Jesus Christ ở với linh anh em, ân điển ở với anh em
Amen”. Đây là điều chúng ta có thể tuyên bố và truyền cáo cùng toàn thể vũ trụ.
Chúng ta phải tuyên cáo rằng Chúa JESUS CHRIST ở với linh chúng ta. Halê lugia!
Halê lugia! Chúa Jesus ở với linh của chúng ta! Đây là vài điều phải tuyên cáo
cùng satan và mọi quỉ dữ của hắn. Thậm chí chúng ta nên bảo cùng mọi người
trong tư gia, công sở và trường học của chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ quên
các lời cuối cùng của sứ đồ Phao-lô. Đây là các lời cuối cùng của ông, và ông
đã không chọn lựa chúng cách khinh suất. Đây là lời sáng tỏ hơn hết trong toàn
bộ kinh thánh, bày tỏ rằng Chúa Jesus ở trong linh của chúng ta. Halê lugia!
-Năm
điều căn bản-
Chúng ta đã thấy 5 điều của hạng loại thứ ba, hạng loại về
các người yêu và các người tìm kiếm Jesus. Trước hết mọi sự, chúng ta phải nhận
thức rằng chúng ta có một sự ký thác tốt về ân điển như vậy trong chúng ra, và
chúng ta bảo vệ nó bằng Đức Thánh Linh nội trú. Rồi chúng ta phải biết rằng Đức
Chúa Trời đã ban một linh cường kiện về quyền năng, yêu thương và về tâm trí
thuần chính. Chúng ta cũng phải hiểu rằng chúng ta có lời sinh động, lành mạnh
mà đã được Đức Chúa Trời thở ra cho sự dinh dưỡng của chúng ta. Ngoài những
điều nầy ra, chúng ta có đặc quyền, địa vị và quyền để kêu cầu danh của Chúa từ
tấm lòng thanh khiết. Tuy nhiên đây không phải là điều chúng ta chỉ làm tự mình
theo một đường lối cá nhân. Đó cũng là đường lối tập thể. Chúng ta phải kêu cầu
chung với họ từ một tấm lòng thanh khiết. Cuối cùng chúng ta phải có một khải
thị rằng Chúa Jesus ở trong linh của chúng ta luôn luôn. Nếu chung ta nhận thức
năm điều nầy và thực hành chúng, chúng ta sẽ thực sự được củng cố trông ân
điển.
-Nhu
cầu thực hành-
Điều chúng ta cần là thực hành. Chúng ta phải thực hành vận
dụng linh của chúng ta bằng cách kêu cầu danh của Chúa luôn luôn, cả tự mình
chúng ta và chung với các anh em khác. Chúng ta đã không bao giờ có thể làm điều
nầy quá nhiều. Chúng ta biết rằng để được lành mạnh cách vật lý, chúng ta hô
hấp liên tục và sâu xa. Nên chúng ta càng kêu cầu Chúa thì càng tốt hơn nữa.
“Chúa Jesus ôi, Chúa Jesus ôi, Chúa Jesus ôi”. Chúng ta cũng phải thực hành
khâu thở trong lời thần thượng. Đây là khâu đọc cầu nguyện. Đọc cầu nguyện kinh
văn là hô hấp trong hơi thở thần thượng. Chúng ta không chỉ nên đọc và nghiên
cứu kinh thánh. Chúng ta phải thở hít kinh thánh vào trong chúng ta, như hơi
thở thần thượng. Rồi chúng ta tiếp nhận nguyên tố thần thượng vào trong chúng
ta để nuôi dưỡng, chăm lo, thảnh hóa, tinh luyện và vinh hóa chúng ta. Nếu
chúng ta muốn thực hành các điều nầy, chúng ta sẽ được củng cố trong ân điển.
Nhờ đường lối nầy chúng ta không bao giờ có thể làm các người yêu bản ngã (ái
kỷ), các người yêu tiền bạc (ham tiền), hay các người yêu lạc thú. Chúng ta sẽ
chỉ làm các người yêu của Đức Chúa Trời.
Tôi không cần nói chúng ta phải trốn thoát sự hư hoại có
trong thế giới và chạy trốn các tình dục tuổi trẻ như thế nào. Jesus nội trú,
tức Đấng đang nuôi dưỡng chúng ta, củng cố chúng ta, thanh tẩy chúng ta, thánh
hóa chúng ta sẽ làm công tác nhân từ nầy bên trong chúng ta. Chúng ta sẽ được
thanh hóa, tinh luyện hoàn toàn và cuối cùng chúng ta sẽ được vinh hóa! Đây là
sinh hoạt hội thánh đúng đắn.
Chúng ta đã thấy ba hạng loại dân chúng, tức đôi điều rất
thắng thế trong các ngày cuối cùng. Thế giới ngày nay đầy dẫy các người yêu bản
ngã, các người yêu tiền bạc, các người yêu lạc thú, người ghét người lành và
các con người ghét Đức Chúa Trời. Đây là hiện tượng của thế giới. Cơ Đốc giáo
đầy dẫy nghi thức và các hình thức kỉnh kiền. Họ có các lỗ tai để tập họp các
giáo sư cho họ. Song le họ sẽ không chịu nổi lờilành mạnh, lời đầy sự sống từ
kinh thánh, mà xảy tai khỏi lẽ thật. Điều nầy không phải là tình trạng của hội
thánh. Bất cứ chỗ nào có một hội thánh đang biểu hiện một Thân Thể của Đấng
Christ, chúng ta sẽ nghe sự ồn ào của khâu kêu cầu và ngợi khen, rât nhiều
thánh đồ cùng vận dụng linh họ bằng cách kêu cầu danh của Chúa và đọc cầu
nguyện lời. Nhờ vận dụng và thực hành trong đường lối nầy hầu chúng ta tham dự
mọi điều gì Đấng Christ là, tất cả những gì Đấng Christ ban cho, và tất cả
những gì Đấng Christ làm cho chúng ta. Tự phát chúng ta sẽ thoát khỏi sự hư hoại
trong thế giới nầy và chúng ta sẽ thoát khỏi mọi tư dục. Đây là kinh nghiệm
thiết thực về ân điển./.
W.L.
Minh Khải tạm dịch