Sứ
4:33; 11:23; 15:40, La mã 5:20-21; 3:24; 12:6, I Cô 15:10, II Cô 12:9; 13:14,
Gal 6:18, Ê phe sô 3:8; Hê 12:28
Ân điển là gì? Nếu chúng ta chỉ đáp rằng ân
điển là Đấng Christ, điều đó quá đơn giản. Nếu điều đó quá đơn giản, đã không cần
có nhiều câu trong Tân Ước bao gồm sự việc của ân điển. Các câu ở trên chỉ là
một số ít. Nếu chúng ta đã nhìn vào tất cả các câu về ân điển, chúng ta sẽ kinh
ngạc.
-Ân điển lớn-
Sứ 4:33 chép: “Các sứ đồ đã làm chứng về sự
sống lại của Chúa Jesus bằng quyền năng lớn và ân điển lớn ở trên họ tất cả”.
Tôi thực sự thích lời này “ân điển lớn đã ở trên họ tất cả”. Điều này đã xảy ra
trong suốt các ngày ngũ tuần. Hàng ngàn người đã đưa đến cùng Chúa, và các sứ
đồ ở với họ. Đó đã là loại tình trạng mà nơi đó dân chúng đã có thể nhận thức
rằng ân điển lớn đã ở trên họ. Nói rằng ân điển này đã là Đấng Christ thì quá
khứ đơn giản. Đó không phải là Đấng Christ suông, nhưng Đấng Christ đang chuyển
động, Đấng Christ đang hành động, Đấng Christ đang trị vì, Đấng Christ đang
thuyết phục, Đấng Christ đang chế phục, Đấng Christ đang cứu rỗi, và Đấng
Christ đang dức dấy.
Đây là một tập thể trên 3000 dân đang ngợi
khen, làm chứng và nói cùng một điều. Họ đủ mọi loại dân khác nhau, và theo Sứ
đồ 2, ít ra họ đã từ 11 xứ sở khác nhau. Nhưng đột nhiên, tất cả họ đều đã trở
nên một, đang ngợi khen và làm chứng. Đây là một tình trạng nơi đó dân chúng đã
chỉ có thể nói “ân điển lớn ở trên họ tất cả”. Điều này không có gì khác hơn là
Jesus sinh động, đang di hành, đang thuyết phục, chế phục, tuôn đổ, dức dây, và
đang siêu việt.
- Thân vị, sự vật được ban cho và sự vật được
hoàn thành-
Chỉ nhờ câu ngắn ngủi này chúng ta có thể
thấy nhiều phương diện khác nhau của ân điển. Dĩ nhiên thứ nhất chúng ta thấy
rằng ân điển là một thân vị, tức một thân vị phàm nhân mà thần thượng, thân vị
này là một người đã sống trên đất, đã chết trên cây thập tự, đã phục hoạt từ kẻ
chết, đã đăng quang vào các từng trời, đã được ngự ngôi, vinh hóa và được giao
thác cho mọi quyền bính trong vũ trụ. Rồi một thân vị như vậy đã ngự xuống như
ân điển để thăm viếng mọi kẻ tin Ngài. Bây giờ chúng ta có thể hiểu rằng danh
của Jesus không quá đơn giản. Tôi không biết có lời nào để mô tả Ngài ngoại trừ
bảo rằng Ngài là diệu kỳ. Nếu diệu kỳ thì khôn phô diễn nhờ câu này. Chúng ta
có thể thấy rằng ăn điển là một thân vị diệu kỳ.
Chúng ta cũng có thể thấy rằng ân điển là đôi
điều được thân vị diệu kỳ này ban cho và đôi điều được thân vị diệu kỳ thực
hiện. Ân điển là thân vị, là sự vật được ban cho, từ sự vật được hoàn thành.
Điều này rất minh bạch trong Tân Ước. Chúa đã bảo Phao-lô, “ân điển của ta đã đầy
đủ cho ngươi, vì sức mạnh ta đã được hoàn hảo trong sự bạc nhược”. Tại đây
chúng ta có thể thấy rằng ân điển là đôi điều được ban cho như sức mạnh. Còn
trong I Cô 15:10, Phao-lô nói “nhờ ân điển của Đức Chúa Trời tôi có như đang có đây, và ân điển này mà đã được
ban phú trên tôi đã không hư không, nhưng tôi đã lao tác cùng sung mãn hơn họ
tất cả: song le không phải tôi, nhưng ân
điển của Đức Chúa Trời đối với tôi. Phao-lô đang nói rằng ông đã lao tác
nhiều hơn Phi e rơ, Giăng và tất cả các sứ đồ khác. Hầu như ông đang khoe
khoang, song le ông khiêm nhường vì ông
nói rằng đó không phải ông, nhưng ân điển của Đức Chúa Trời. Không phải Phao-lô
đã lao tác nhiều hơn mọi sứ đồ đâu, đó là ân điển của Đức Chúa Trời. Nếu chúng
ta thấy rằng ân điển là thân vị, là điều được ban cho và sự vật được hoàn
thành.
-Ân điển có
thể thấy được-
Rồi chúng ta đọc trong Sứ đồ 11:23, “khi
người đến nơi thấy ân điển Đức Chúa Trời thì vui mừng khuyên lơn mọi người hãy
vững lòng gắn bó với Chúa”. Banaba đã đến Antiốt và ông đã thấy ân điển. Ân
điển là điều có thể thấy được. Anh em tưởng Banaba đã thấy điều gì? An-ti- ốt
vốn là một thành phố ngoại bang, song le tại đây các người Do Thái và ngoại
bang đã họp lại với nhau để ngợi khen Đức Chúa Trời và hiệp một trong Đấng
Christ. Tôi tin rằng họ đã nói “ngợi
khen Đức Chúa Trời Ha lê lu gia. A men! Jesus là Chúa!”. Đây là gì? Lời tốt hơn
hết để mô tả là ân điển. Banaba đã thấy ân điển ở giữa họ.
Giả sử tôi đến thăm tư gia anh em. Vợ anh em
nói “ngợi khen Chúa!” Anh em nói “Amen”. Con trai anh bảo “ha lê lu gia!” và
con gái anh nói: “Jesus là Chúa”, tôi làm sao mô tả tình trạng này được chứ? Ân
điển! đây là lời duy nhất mô tả, một tư gia như vậy. Nhưng đã có thể có một
tình trạng khác. Anh và vợ anh đã có thể cãi lộn, con trai anh và con gái anh
tranh đấu nhau. Đó không phải ân điển, nhưng một tình trạng đáng thương.
Khi chúng ta đến buổi nhóm hội thánh cũng như
vậy, nếu chúng ta đã đến buổi nhóm hội thánh như một khách lạ, như Banaba đã
làm, và đã thấy nhiều gương mặt chói ngời với môi miệng họ đang ngợi khen Đức
Chúa Trời, chúng ta chỉ có thể nói, “ân điển! ân điển!”. Thấy được ân điển thì rất tốt, nên được thấy
trong tất cả các buổi nhóm của chúng ta.
Tôi phải nhìn nhận rằng có ân điển ở đây
trong buổi nhóm của chúng ta sáng nay, nhưng nó không thực lớn. Tuy nhiên nếu
mọi người điều ngợi khen, làm chứng và đổ linh họ ra trong tình trạng hiệp
nhất, tôi phải nói rằng ân điển lớn đã ở trên anh em hết thảy. Ô, ân điển này
chỉ là một thân vị lạ lùng được chúng ta chiếm lấy, đang ban đôi điều cho chúng
ta sáng nay! Ngài đang chuyển giao các sự phong phú của Ngài vào trong chúng ta.
-Ân điển đã
chuyển giao-
Có lẽ anh em đã bị satan đè bẹp, và cảm thấy
rất thấp thỏi. Song le khi anh em đến buổi nhóm của hội thánh, nó đầy dẫy ân
điển. Khi ấy anh em bắt đầu có cảm thức sâu nhiệm rằng cái gì đó đang tuôn đổ
vào trong anh em. Anh em nhận lãnh sự an ủi, khuyến khích và hi vọng. Sau một
sự truyền đạt như vậy trong buổi nhóm, anh em không thể còn bị sa tan chà đạp
thêm nữa. Thay vào đó anh em sẽ đứng dậy từ hàng ghế anh em và nói : “ngợi khen
Chúa Jesus là Chúa tôi! Ngài là một thân vị diệu kỳ như vậy đối với tôi”. Điều
gì đã có thể gây ra một sự biến đổi trong anh em như vậy? Đó chỉ có thể là ân
điển đã được chuyển giao vào trong anh em trong buổi nhóm.
Nhiều lúc trong các nhà tập thể của các anh
em, một anh em rất dễ làm mích lòng anh em khác. Nhưng thật không quá dễ cho
một anh em đã bị mích lòng tha thứ cho anh em đã làm mích lòng anh. Anh em nhận
thức rằng anh em tha thứ anh em đó, nhưng anh thường không thể làm được. Rồi
anh em không tha thứ này đến buổi nhóm và buổi nhóm đầy ân điển. Anh em không
thể tha thứ, nhưng ân điển đổ vào trong anh. Đột nhiên anh chạy đến anh em đó
là người đã làm mích lòng anh và tha thứ cho anh đó. Nhưng đó không phải là anh
tha thứ anh kia, nhưng ân điển của Đức Chúa Trời. Ân điển này là một thân vị
diệu kỳ, một cái gì đó được ban cho chúng ta và là một cái gì đã được thực hiện
cho chúng ta.
Khi Banaba đã đến cùng hội thánh trai An ti
ốt, ông đã thấy ân điển. Nhưng giả sử hội thánh đã chỉ ngồi ở đó cách rất có
thứ tự và yên tỉnh, chờ đợi Banaba giảng dạy. Banaba sẽ không thấy được ân điển
trong loại tình trạng này. Thay vào đó, ông sẽ chỉ thấy sự chết! Nhưng tôi tìn
rằng Banaba đã thấy đôi điều chói ngời trong cái gương mặt của các thánh đồ ở
đó. Chắc chắn họ đã ngợi khen Chúa, làm chứng về Đấng Christ và đang cùng nhau
đứng trong một biểu hiện thiết thực của tình trạng hiệp nhất. Điều đó không gì
kém hơn ân điển, từ Chúa Jesus ở trong buổi nhóm, đang chuyển giao các sự phong
phú của Ngài cho các chi thể của Ngài, và đang tác động bên trong các chi thể
của Ngài. Đó là thế nào Banaba đã thấy ân điển.
-Ân điển thiết
thực-
Trong sứ điệp đầu tiên chúng ta đã thấy định
nghĩa của ân điển. Ân điển là một đội điều được ban cho chúng ta cách miễn phí
từ trong tình yêu thương, không có giá cả gì. Giả sử tôi là một điều dưỡng
viên, và anh em muốn tôi chăm sóc anh em khi anh em bệnh hoạn. Đó không phải là
ân điển, nhưng giả sử tôi đến chăm sóc anh em bắt nguồn từ tình thương yêu của
tôi dành cho anh em, không phải trả giá gì cả. Đây là ân điển. Bất cứ điều gì
được ban cho trong tình yêu thương, không có giá cả, đều là ân điển và ân điển
thiết thực chỉ là chính mình Jesus. Ngài làm mọi điều cho chúng ta, mà không có
giá cả gì, và Ngài ban mọi sự cho chúng ta không theo giá cả gì, ân điển chỉ là
hành vi nhân từ và sự ban cho nhân từ của Jesus.
-Được gửi gắm
cho ân điển-
Có một câu khác trong sứ đồ nói về ân điển.
“Còn Phao-lô đã chọn Si- la rồi cùng đi, được
các anh em gửi gắm cho ân điển của Đức Chúa Trời” (15:40). Ở đây chúng
ta thấy rằng các anh em đã gửi gắm các sứ đồ cho ân điển của Đức Chúa Trời. Tôi
thực sự thích câu này. Nó hoàn toàn khác biệt
với điều chúng ta đã nghe trong quá khứ. Thường thường các người mệnh
danh là mục sư chủ tọa gửi gắm (giao thác) dân chúng cho Chúa. Nhưng ở đây
không phải các sứ đồ đang gửi gắm các anh em, nhưng các anh em đang gửi gắm các
sứ đồ cho ân điển của Đức Chúa Trời. Họ nhận thức rằng các sứ đồ, như là các
người sai dịch của Đức Chúa Trời, ban đi ra cho công tác lớn. Họ không bao giờ
có thể tự mình tác thành điều đó, vì gánh nặng quá nặng và trách nhiệm quá lớn.
Vì vậy họ gửi gắm các sứ đồ cho ân điển của Đức Chúa Trời.
Rồi ân điển này mà các sứ đồ đã được gửi gắm
là gì? Có phải là một chiếc xe hơi tốt hay một cái nhà to không? Tôi đã nghe
một số chị em nói rằng một khi họ chỉ có ngôi nhà nhỏ, nhưng bây giờ nhờ ân
điển của Đức Chúa Trời, họ có một ngôi nhà rộng với 4 phòng ngủ và 3 phòng tắm.
Đây có phải là ân điển không? Một anh em khác nói rằng anh đã thực sự nhận được
ân điển từ Chúa vì cớ anh mua được một đôi giày d0a1ng giá 25 đôla với giá rẽ
còn 12 đôla rưỡi. Nhưng tôi phải nói cùng anh em rằng đây không phải là ân điển
mà các sứ đồ đã được gửi gắm.
Vị sứ đồ Phao-lô đã được các anh em gửi gắm
cho ân điển của Đức Chúa Trời, về sau ông nói rằng ông đã lao tác nhiều hơn tất
cả các sứ đồ, nhưng đó không phải là ông, nhưng ân điển của Đức Chúa Trời. Các
anh em đã gửi gắm ông cho ân điển của Đức Chúa Trời, và ân điển của Đức Chúa
Trời đã lao tác xuyên qua ông nhiều hơn tất cả các sứ đồ. Nhờ điều này chúng ta
có thể thấy rằng ân điển này chỉ là Chúa, thân vị diệu kỳ, với tất cả những gì
Ngài ban cho và tất cả những gì Ngài đang làm. Bất cứ Phao-lô đã đi ra chỗ nào,
Chúa đã ở với ông, để cứ ban cho, nâng đỡ, truyền đạt và cung ứng. Chúa đã hoàn
thành nhiều điều xuyên qua Phao-lô. Đó đã là ân điển! Phao-lô đã hoạt động,
không bởi học thức của ông, khả năng hay khôn ngoan của ông, nhưng bởi ân điển
của Đức Chúa Trời. Điều này chỉ có nghĩa rằng Phao-lô đã làm mọi công tác diệu
kỳ của ông bởi thân vị diệu kỳ, Jesus. Jesus đã chuyển giao mọi sự phong phú
của Ngài vào trong Phao-lô và hoàn thành nhiều điều xuyên qua Phao-lô.
-Ân điển để tác nhiệm-
Phao-lô nói trong Êphisô 3:8 “Tôi vốn nhỏ hơn
kẻ nhỏ hơn hết trong cả các thánh đồ, dầu vậy Ngài đã ban cho tôi ân điển ấy,
để tôi rao giảng giữa các dân ngoại bang các sự phong phú vô lượng của Đấng
Christ”. Trong I Côrinhtô 15:9, Phao-lô nói rằng ông là người nhỏ hơn hết trong
vòng các sứ đồ. Nhưng tại đây trong Êphesô ông nói rằng ông nhỏ hơn kẻ nhỏ hơn
hết của các thánh đồ. Phao-lô đang nói rằng ông kém nhỏ hơn tất cả chúng ta.
Song le ân điển đã được ban cho ông để ông có thể rao giảng các sự phong phú vô
lượng của Đấng Christ. Theo đời sống và bối cảnh thiên nhiên của ông, ông đã có
thể rao giảng Do Thái giáo và mọi giáo lý của luật pháp, các sách tiên tri và
các Thi thiên, nhưng ông đã không thể rao giảng các sự phong phú vô lượng của Đấng
Christ. Cần có ân điển để thực hiện loại rao giảng này. Nhưng ngợi khen Chúa! Phao-lô
nói rằng ân điển đã được ban cho ông để ông rao giảng các sự phong phú vô lượng
của Đấng Christ. Điều rất minh bạch là ân điển này không gì khác hơn thân vị
diệu kỳ, sinh động của Jesus đang truyền đạt chính mình Ngài chúng với mọi sự
phong phú của Ngài xuyên qua sứ đồ Phao-lô.
Dĩ nhiên tất cả chúng ta có thể bào chữa rằng
chúng ta không phải là một sứ đồ, và thậm chí không phải là một anh em lãnh đạo
trong hội thánh. Nên ân điển này đã không có thể áp dụng cho chúng ta. Nhưng Phao-lô
nói rằng ông kém thua kẻ nhỏ hơn hết của mọi thánh đồ. Chúng ta lại lớn hơn Phao-lô
bao nhiêu? Nếu ông là người nhỏ nhất, chúng ta không thể nhỏ hơn nữa. Là một kẻ
nhỏ nhất ông còn có thể tác nhiệm, chúng ta thể nào? Chúng ta đừng bào chữa.
Tất cả chúng ta phải tác nhiệm vì ân điển của Đức Chúa Trời là mãn túc. Chúng
ta đừng bao giờ nói “Tôi, tôi, tôi, tôi..” Nếu chỉ có chúng ta thôi, chúng ta
không ra gì. Chúng ta phải học tập nói “ ân điển, ân điển, ân điển, ân điển!” Ân
điển đã được ban cho chúng ta! Sinh hoạt của hội thánh không phải là một sự
việc của tôi, đó là một sự việc của ân điển.
Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều biết Galati 2:20. “Tôi sống,
songle không phải tôi, nhưng Đấng Christ sống trong tôi”. Nhưng chúng ta phải nhận
thức rằng I Cô 15:10 là một câu chị em với câu Galati 2:20. Tại đây Phao-lô nói
“ Tôi đã lao tác càng dư dật hơn họ tất cả, song le không phải tôi, nhưng ân
điển của Đức Chúa Trời ở với tôi”. Chúng ta đừng chỉ học tập nói “không phải
tôi, nhưng Đấng Christ”, nhưng cũng nói “không phải tôi, nhưng ân điển”. Tất cả
chúng ta nên học tập đừng tin cậy chính mình, nhưng tin cậy nơi ân điển của Đức
Chúa Trời. Trong ngày đầu tiên mọi thánh đồ đều đã biết điều này. Đây là tại
sao họ đã gửi gắm các sứ đồ cho ân điển của Đức Chúa Trời.
Ân điển dư dật, ân điển trị vì
Bây giờ chúng ta phải xem đôi điều về ân điển
trong sách La mã. La mã 5, 6, 7, 8 các chương này là các chương chìa khóa của
sách này. Trong những chương này chữ “tội lỗi” được nhân cách hóa. Tội lỗi là
một thân vị sinh động. Phao-lô nói “khi ấy nếu tôi làm điều tôi không
muốn….chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng tội lỗi đang cư trú trong
tôi” (La mã 7:16-17). Nhờ câu này chúng ta có thể thấy rằng tội lỗi đang cư trú
trong chúng ta là một nhân vật Song le trong La mã 5, Phao-lô nhân cách hóa ân
điển. “Hơn nữa luật pháp đã xen vào hầu cho sự quá phạm thêm lên, nhưng nơi nào
tội lỗi đã thêm lên, thì ân điển lại càng dư dật, hầu cho như tội lỗi đã trị vì
dẫn đến sự chết, thì ân điển cũng phải nhơn sự công nghĩa mà trị vì thể ấy, để dẫn
đến sự sống vĩnh cữu bởi Jesus Christ, Chúa chúng ta” (La mã 5:20-21). Phao-lô
nói rằng ân điển đã dư dật, và ân điển đó trị vì như một vị vua. Nếu ân điển
không phải một thân vị, làm sao ân điển đó có thể trị vì như một vị vua chớ?
Ngợi khen Chúa, ân điển đó là một vị vua! Ân điển trị vì trên Satan, trên tội
lỗi, trên xác thịt và trên mọi điều tiêu cực trong cả vũ trụ. Vì vậy không nghi
ngờ gì nữa ân điển là Chúa Jesus, thân vị hằng sống, đang ban phát bất cứ điều
gì chúng ta cần và làm bất cứ điều gì Đức Chúa Trời đòi hỏi.
Nhờ ân điển được xưng nghĩa.
Đức Chúa Trời phán rằng nếu con người phạm
tội, y phải chết. Nhưng Đấng Christ đã đến và đã chết cho chúng ta. Đây là tác
vụ nhân từ của Ngài. Đức Chúa Trời đòi hỏi rằng chúng ta thành toàn luật pháp
trước khi chúng ta có thể được xưng nghĩa. Nếu chúng ta không thể thành toàn
các sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời, khi ấy chúng ta không thể nhận lãnh sự xưng
nghĩa của Đức Chúa Trời. Nhưng Đấng Christ đã đến để thành toàn mọi điều gì Đức
Chúa Trời đòi hỏi. Đây là tại sao La mã 3:24 chép “được xưng nghĩa cách miễn
phí bởi ân điển Ngài xuyên qua sự cứu chuộc ở trong Đấng Christ Jesus”. Chúng
ta đã được xưng nghĩa bởi ân điển, tức tác vụ nhân từ của Jesus.
Tất cả chúng ta đều nhận thức rằng có điều gì
đó ô tội bên trong chúng ta. Và thường chúng ta không thể đắc thắng nó hay chế
phục nó. Nên La mã 5 bảo “anh em đừng làm, hãy để ân điển làm! Ân điển trị vì
như vua!”. Chúng ta đừng cố sức làm điều gì cả. Chúng ta chỉ nên kêu cầu, “Ôi
Chúa Jesus, ôi Chúa Jesus, ôi Chúa Jesus!” rồi Jesus sẽ trị vì ở bên trong. Đó
là ân điển. Jesus không chỉ là thân vị, nhưng cũng là thân vị đang làm điều gì
đó. Ân điển này trị vì cách hoàn toàn trên điều tội lỗi đó ở bên trong.
-Làm sao nhận lãnh ân điển-
Nhiều lúc tôi nghe các lời làm chứng thế nào
dân chúng bị quị xuống và thấp thỏi. Nhưng bất cứ lúc nào chúng ta có cảm thức
rằng chúng ta xuống thấp, chúng ta phải kêu cầu Chúa từ sâu bên trong lòng
“Chúa Jesus ôi, Chúa Jesus ôi!” nếu chúng ta kêu cầu theo đường lối này, lập tức
chúng ta sẽ ở trên từng trời cao hơn hết. Một số người nói rằng, kêu cầu danh
Chúa luôn luôn là sai. Họ nói rằng đây là lời lặp vô ích. Đó là một điệp ngữ
nhưng không vô ích. Chúng ta có nhiều sự lặp lại mỗi ngày. Tôi đã lặp lại khâu
ăn của tôi mỗi ngày trải gần 70 năm, nhưng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ sự lặp
lại nầy. Tôi sợ lấy nếu tôi đã bỏ nó, tôi
sẽ không sống thật trường thọ. Cũng vậy, tôi đẽ lặp lại khâu uống của tôi mỗi
ngày. Thậm chí tôi lặp lại khâu thở của tôi vào mỗi giây. Tôi sẽ không bao giờ
khuyên bất cứ ai từ bỏ sự lăp lại nầy!
Rất nhiều Cơ Đốc nhân ngày nay đã chết. Họ không biết làm sao kêu cầu
Chúa. Tất cả chúng ta phải học tập làm sao lăp lại, “Chúa Jêsus ôi, Chúa Jesus ôi,
Amen, Chúa Jesus ôi, Halê lugia!” Chỉ nổ lực làm vậy! Có tự vui hưởng dịu ngọt,
và đang khi chúng ta kêu cầu Ngài, Ngài trở nên ân điển ở bên trong chúng ta.
Bất cứ điều gì chúng ta cần, Ngài cung ứng. Tất cả điều chúng ta làm chỉ là vui
hưởng ân điển. “Từ trong sự đầy đủ của Ngài chúng ta đều nhận được cả, và ân
điển gia trên ân điển”. Chúng ta làm sao nhận lãnh ân điển? Chỉ nhờ kêu cầu,
“ôi Chúa Jesus ôi”. Nhờ kêu cầu Chúa, chúng ta nhận lãnh ân điển gia trên ân
điển. Châu Mỹ giàu có về rất nhiều loại thực phẩm, nhưng nếu chúng ta không lặp
lại khâu ăn của chúng ta, chúng ta không bao giờ nhận được chúng. Để nhận lãnh
tất cả các sự phong phú của Đấng Christ, chúng ta phải lặp lại khâu kêu cầu danh
Ngài. Càng lặp lại, chúng ta càng nhận lãnh các sự phong phú.
Rồi chúng ta thấy rằng ân điển đang dư dật và trị vì bên trong chúng
ta. Satan có thể là tội lỗi được nhân cách hóa, nhưng Jesus là ân điển được
nhân cách hóa, chúng ta càng nhận ân điển nầy, nó càng dư dật và trị vì bên
trong chúng ta. Chúng ta ở dưới ân điển tất cả, nhưng chúng ta phải tiếp nhận
ân điển này. Đường lối cho chúng ta nhận lảnh là phải kêu cầu danh của Chúa. “Chính
cùng Chúa trên tất cả, giàu có đối với mọi kẻ kêu cầu Ngài” (La mã 10:12). Chúa
Jesus thì phong phú trong ân điển cho mọi kẻ kêu cầu danh Ngài. Đây là dường
lối tiếp nhận ân điển.
Các
ân tứ ân theo ân điển ban cho
Cuối cùng sách La mã bảo chúng ta rằng thậm chí các ân tứ
được ban cho chúng ta theo ân điển, “Có các ân tứ khác nhau theo như ân điển đã
ban cho chúng ta” (La mã 12:6). Chúng ta càng vui hưởng ân điển, chúng ta sẽ
càng có thêm các ân tứ. Nếu chúng ta nghèo nàn trong ân điển, chắc chắn chúng
ta sẽ nghèo nàn trong các ân tứ. Và thường các ân tứ có nghĩa khả năng thuộc
linh để làm các phụng sự thuộc linh, các ân tứ nầy không đến từ học vấn, hay
trường kinh thánh, chủng viện. Các ân tứ nầy xuất phát từ ân điển. Chúng ta
càng vui hưởng ân điển, sẽ càng có thêm nhiều ân tứ từ ân điển nầy. Chúng ta
càng vui hưởng ân điển của Đấng Christ chúng ta sẽ càng đủ sức phát ngôn vì Đấng
Christ, và làm đôi điều cho Ngài.
Giả sử chúng ta có 2 anh em ở đây. Một thứ có khẩu tài rất
nhiều, và đích thực là một diễn giả tốt. Dù anh ta có thể ăn nói trong một
đường lối diệu kỳ như vậy xuyên qua khẩu biện của anh, song le không một ai có
thể tiếp nhận được điều gì của sự sống từ anh ta. Một anh khác thì nghèo nàn về
khâu ăn nói hơn, thậm chí anh không biết Anh ngũ đầy đủ. Anh thường không biết
làm sao thốt lên điều anh cảm xúc. Nhưng anh vui hưởng ân điển của Đấng Christ
mỗi ngày. Khi anh đứng lên trong buổi nhóm, dù điều anh nói không thật có khẩu
tài, nhưng nhiều người được nuôi dưỡng. Đây chỉ là ân tứ xuất phát từ ân điển,
anh không có khẩu tài khi nói năng, nhưng anh có ân tứ theo ân điển.
Trong I Cô 15:9-10 Phao-lô nói rằng: ông là kẻ nhỏ hơn hết
giữa vòng các sứ đồ, song le ông đã lao tác nhiều hơn họ tất cả. Đó không phải
ông, nhưng ân điển của Đức Chúa Trời, “vì tôi nhỏ hơn hết trong các sứ đồ;
không đáng gọi là sứ đồ, bởi tôi đã bách hại Hội thánh của Đức Chúa Trời nhưng
nhớ ân điển của Đức Chúa Trời .. và ân điển Ngài ban cho tôi không phải là luống
nhưng đâu, trái lại tôi đã quá bao khổ hơn họ hết thảy: nhưng nào phải tôi,
nhưng ân điển của Đức Chúa Trời ở với tôi.” Phao-lô là một người bắt bớ hội
thánh và chống đối Đấng Christ. Làm sao một người kinh khủng như vậy đã có thể
trở nên một sứ đồ vinh diệu được? Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, ông nói, “nhờ
ân điển của Đức Chúa Trời tôi là người như vậy”. Trong chính ông, ông vốn là
một người bách hại và một người chống đối, nhưng nhờ ân điển của Đức Chúa Trời,
ông đã trở nên vị sứ đồ rất hữu dụng.
-Ân
điển đầy đủ-
Có lẽ câu rất quan trọng về ân điển là trong II Cô 12:9. Phao-lô
đã cầu nguyện 3 lầu để Chúa cất bỏ cái giằm, nhưng Chúa đã bảo cùng ông rằng
Ngài sẽ không cất bỏ nó. Thay vào đó, ông phải học tập vui hưởng ân điển đầy đủ
của Ngài. Nhiều lúc Chúa sẽ không bao giờ đáp một lời cầu nguyện xin cất cây
giằm xóc. Cây giằm xóc đã có thể là chồng, vợ, hay các con anh em, các bạn hữu của
anh em. Hay nó có thể là vài tình thế nào đó. Nhưng nếu chúng ta cầu nguyện để
xin Chúa cất người nầy hay tình trạng đó, hầu như Chúa luôn luôn phán, “không
ta sẽ không cất bỏ cái giằm khỏi anh em, vì cái giằm đó mở rộng sự ăn ngon
miệng của ngươi về ta. Ân điển ta có đủ cho cái giằm đó”.
Có thể vợ anh em là một cái giằm xóc đồi với anh em, nhưng
người là một cái giằm quí báu vì cớ người giúp anh em vui hưởng Đấng Christ.
Nhiều bậc cha mẹ đã được các con cái họ điều khiển họ đến cùng Chúa. Hầu hết
mọi con cái đều là các giằm xóc đối với cha mẹ. Nếu anh em có 5 đứa con, chắc
chắn anh em có năm cái giằm xóc. Nếu con anh em còn nhỏ, có thể anh ta chỉ là
một cái giằm xóc mềm mại. Nhưng khi chúng lớn lên, chúng sẽ làm anh em đau nhói
biết bao! Nhưng không cần cầu nguyện xin Chúa cất bỏ cái giằm xóc. Thay vào đó
Ngài sẽ nói, “ân điển ta là đầy đủ. Cái giằm xóc giúp đỡ người vui hưởng ân
điển ta, vì sức mạnh ta được nên trọn vẹn trong sự yếu đuối của người”. Đây là
ân điển mãn túc của Chúa Jesus. Bất luận anh em thấy chính mình ở trong tình
trạng nào, ân điển đầy đủ của Ngài luôn luôn đáp ứng được nhu cầu. Ngợi ken
Chúa.
Biểu
hiện Đức Chúa Trời Tam Nhất
Phao-lô vẫn cứ luận về ân điển trong câu cuối cùng của II
Cô rinh tô. “Ân điển của Chúa Jesus Christ, tình thương yêu của Đức Chúa Trời,
và sự tương giao của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thây, a men”. Đây là Đức
Chúa Trời tam nhất đang hành động, tuôn đổ, thông công, chuyển vận, truyền đạt
và phân phát mọi sự Ngài là gì vào trong chúng ta. Chúng ta có ân điển của Đức
Chúa Trời, Con, tình yêu của Đức Chúa Trời, Cha và sự tương giao của Đức Chúa
Trời, Linh. Đây là Đức Chúa Trời tam nhất đã được phân phát vào trong chúng ta
bằng tình yêu của Cha, ân điển của Con và sự tương giao của Linh.
Ba thân vị này, Cha, Con và Linh không phải là ba Đức Chúa
Trời. Các Đấng chỉ là một Đức Chúa Trời. Cũng vậy, tình yêu, ân điển và tương giao
không phải là 3 điều khác nhau. Chúng chỉ là 3 phương diện của một điều. Tình
yêu là căn nguyên, ân điển là biểu hiện và tương giao là sự thực hiện. Thí dụ,
tôi có thể yêu một anh em. Đây là căn nguyện. Nhưng làm sao tôi có thể hiểu
hiện tình yêu của tôi? Chỉ nói bằng lời là sự không. Tôi cần cái gì đó để biểu
hiện tình yêu của tôi. Vì vậy tôi quy hoạch cho anh một quyển kinh Thánh. Tình
yêu ở bên trong tôi. Nhưng ân điển là quyển kinh thánh mà tôi đang cho anh, như
là biểu hiện của tình yêu ở bên trong, nhưng làm sao ân điển nầy với tới anh
được? Chỉ nhờ tôi trao kinh thánh cho anh nhận lấy nó. Đây là tình yêu, ân điển
và tương giao.
Có tình yêu trong lòng Đức Chúa Trời và tình yêu đó đã được
biểu hiện bằng đôi điều gì đó được ban cho chúng ta. Đó là ân điển khi điều nầy
mà đã được ban cho đụng đến chúng ta và trở nên sở hữu chúng ta, đó là sự tương
giao. Đây chỉ là khâu phân phát của Đức Chúa Trời tam nhất để cho chúng ta vui
hưởng! Bất cứ khi nào chúng ta kêu cầu, “ôi Chúa Jesus”, chúng ta cảm thức tình
yêu của Đức Chúa Trời, chúng ta vui hưởng ẩn điển của Đấng Christ, và chúng ta
tham dự trong sự tương giao của Linh. Điều nầy mang lại sự vui hưởng đầy đủ về
Đức Chúa Trời tam nhất. Đây là ân điển thiết thực. Ân điển chỉ là Đức Chúa Trời
tam nhất, ban cho các tự vật và làm các sự việc trong chúng ta. Nên chúng ta
đừng bao giờ tin cậy nơi chính mình, vì chúng ta không thể ban phát gì và có
thể làm gì được. Nhưng Jesus có rất nhiều để ban phát, Ngài có thể làm thật
nhiều. Đây là ân điển.
Ân
điển ở với tâm linh của anh em
Cuối cùng chúng ta thấy câu rất quan trọng nầy, “anh em ơi,
nguyền xin ân điển của Chúa Jesus ở với linh của anh em”. (Galati 6:18). Ân
điển của Chúa Jesus không ở với tâm trí chúng ta hay với tấm lòng chúng ta.
Halê lugia! Nó ở với linh chúng ta. Bây giờ chúng ta sáng tỏ rằng ân điển không
phải chiếc xe hơi lớn, một người vợ tốt đẹp, hay bằng cấp tấn sĩ. Không một
điều nào như vậy được vào linh chúng ta. Nhưng ân điển của Chúa Jesus có thể
vào linh chúng ta! Ngợi khen Chuá.
Tôi thực sự thích các lời nầy trong Hê 12:28, “ chúng ta
hãy có ân điển”. Điều nầy diệu kỳ, chúng ta hãy có ân điển. Bây giờ chúng ta
biết ân điển là gì và ai là ân điển, chúng ta biết ân điển ở đâu, ân điển của
Chúa ở với linh của chúng ta. Nên chúng ta hãy có ân điển bằng cách quay qua tâm
linh mình và kêu cầu, “ôi Chúa Jesus, Chúa Jesus ôi”. Hêlê lugia! Ân điển Ngài
đầy đủ.
W.L.
(M. K. tạm dịch)