Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Phần III: Sự gia bội của ân điển




Kinh văn I Phi. 1:3,23, 2:2, II Phi. 1:2-4, 3:18
Trong các sứ điệp trước chúng ta đã thấy rẳng ân điển không gì khác hơn một thân vị thần tượng, diệu kỳ, và thân vị nầy là Jesus Christ. Đấng Christ là thân vị diệu kỳ đã được ban cho chúng ta như ân điển. Nhưng ân điển không đơn giản là chính thân vị diệu kỳ nầy. Ân điển là thân vị diệu kỳ nầy y như khâu làm việc của Ngài. Ngài đã phó chính mình Ngài cho chúng ta, và bây giờ Ngài đang làm nhiều điều cho chúng ta. Trong rất nhiều sự vật, chúng ta không thể gánh gánh nặng cho mình. Khâu gánh vác gánh nặng của chúng ta, là ân điển. Nhiều lúc chúng ta có một nan đề mà chúng ta không thể giải quyết, nhưng Đấng Christ bên trong chúng ta giải quyết nan đề. Đây là ân điển.

-Ân điển sẵn dành-
Nhiều Cơ Đốc nhân sống trong sự nghèo nàn, không vì cớ họ nghèo nàn, nhưng vì cớ họ không nhận thức các sự phong phú của ân điển họ có. Giống như một người mà có một xe hơi tốt đẹp, song le bỏ xe ở nhà và đi bộ, khi đi đâu. Tất cả chúng ta có thể nói người nầy ngu đần. Nếu anh ta đã có một xe hơi như vậy tại sao anh đã không dùng nó vậy? Nhưng anh em đã nhận thức rằng Đấng Christ thì sẵn dành cho chúng ta hơn một chiêc xe hơi. Một chiếc xe hơi tốt nhưng chỉ ở ngoài chúng ta, còn Đấng Christ ở bên trong chúng ta! Ngài ở đó, nhưng thường chúng ta không áp dụng Ngài. Điều nầy nghèo nàn biết bao! Chúng ta có một thân vị diệu kỳ như vậy ở bên trong, nhưng chúng ta thường không áp dụng Ngài cho nhu cầu chúng ta. Song le, Ngài sẵn dành mọi lúc mọi khi.
Ngay bây giờ anh em có một gánh nặng. Điều nầy có đúng không? Nhưng anh em đừng đứng tự mình mang lấy gánh nặng. Chỉ hãy nói, “ôi Chúa Jesus, con không thể gánh gánh nặng nầy. Con chĩ giao điều nầy cho Ngài. Rồi anh em sẽ thấy rằng Đấng Christ như là ân điển, sẽ gánh gánh nặng cho anh em. Anh em dừng lo lắng về gánh nặng thêm nữa. Đấng Christ sẽ làm một công việc diệu kỳ.
Đây không là gánh nặng của chúng ta; bèn là gánh nặng của Ngài vì cớ Ngài làm một với chúng ta. Ai liên hiệp với Chúa là một linh với Chúa. Chúng ta phải nhận thức rằng bây giờ chúng ta là một với Chúa và Ngài là một với chúng ta. Được cứu có nghĩa chúng ta là một với Chúa, và Đấng Christ là một với chúng ta. Vì vậy gánh nặng của chúng ta trở nên gánh nặng của Ngài. Ngài gánh gánh nặng của chúng ta cách miễn phí thay cho chúng ta. Chúng ta không cần mướn Ngài làm điều nầy cho chúng ta. Ngài làm điều nầy miễn phí không tốn tiền. Đây là ân điển. Ân điển không chỉ là Đấng Christ, tức thân vị thần thượng ngự vào trong chúng ta, để chúng ta vui hưởng, nhưng Đấng Christ cũng đang làm mọi sự thay cho chúng ta. Halê lugia cho một ân điển như vậy!
-Đấng gánh gánh nặng-
Có lẽ một số người có thể nói rằng họ không có gánh gánh nặng nào. Họ ở độc thân và muốn theo đường lối đó, vì cớ đối với họ, hôn nhân là một gánh nặng lớn. Nhưng tôi không tin anh em thực sự thoát khỏi bất cứ gánh nặng nào. Nếu anh em đã kết hôn, anh em có gánh nặng hôn nhân. Nhưng nếu anh em không được kết hôn, anh em cũng có một gánh nặng về tình trạng độc thân. Chịu gánh nặng là số phận của của mọi người. Có thể không có đứa trẻ nào dưới 4 tuổi có một gánh nặng. Nhưng khi nào cha mẹ chúng gởi chúng vào trường cấp I, chúng khởi sự nhận gánh nặng. Từ ngày đó trở đi gánh nặng chúng càng lúc càng lớn dần. Có vợ có nghĩa là mang 2000 cân Anh, còn có một con, được thêm 400 cân nữa. Thời gian càng tiến tới, anh em càng được thêm gánh nặng. Nhưng đừng tìm cách trốn thoát bằng cách tránh né hôn nhân. Hôn nhân có thể một gánh nặng, nhưng không có hôn nhân, anh em cũng có một gánh nặng.
Hoặc anh em có kết hôn, hay không, anh em không thể tự do khỏi gánh nặng. Tôi không tin rằng có một ai đó đang đọc sứ điệp nầy mà lại không có một gánh nặng. Nếu anh em nói anh em không có gánh nặng, anh em không thành thực. Mọi người đều có một gánh nặng, một gánh nặng nề. Nhưng ngợi khen Chúa! Chúng ta không cần gánh gánh nặng. Chúng ta có Đấng Christ như Đấng mang gánh nặng cho chúng ta. Đang khi năm tháng trôi qua, chúng ta nhặt thêm nhiều gánh nặng. Nhưng ngợi khen Chúa, Ngài là Đấng mang gánh nặng của chúng ta! Đây là ân điển.
Phao-lô đã cầu nguyện 3 lần để Chúa cất cái giằm xóc ông đã có. Nhưng Chúa đã bảo ông rằng Ngài sẽ không cất cái giằm xóc của ông, vì cớ ân điển của Ngài đủ cho ông. Khi nào chúng ta có cái giằm xóc, chúng ta cần học tập cảm tạ Chúa về nó. Vì cớ cái giằm của chúng ta, chúng ta có khâu ăn ngon miệng hơn về Đấng Christ. Giả sử anh em có một người vợ với một khí chất nhanh chóng. Mỗi người chồng mà có một người vợ nhanh chóng như vậy thích cầu nguyện để Chúa thay đổi người, “Chúa ôi xin thay đổi vợ con. Nàng quá nhanh nhẩu. Con không thể chịu nổi. Ôi Chúa, xin giúp nàng chậm lại”. Nhưng tôi có thể bảo anh em rằng, lời cầu nguyện của anh em sẽ không bao giờ được đáp lại. Đây là lời cầu nguyện sai. Chúng ta đừng bao giờ cầu nguyện cho vợ chúng ta được thay đổi. Thay vào đó chúng ta nên cảm tạ Chúa vì Ngài đã ban cho chúng ta một người vợ nhanh nhẩu như vậy. “Chúa ôi, cảm tạ Ngài vì ban cho con một người vợ như vậy. Con cần tính khí nhanh nhẹn của nàng để tạo một khâu ăn ngon miệng lớn hơn trong con về Ngài”. Có bao giờ anh em cầu nguyện theo đường lối nầy chăng?
Tuy nhiên định mệnh được Chúa cấp cho chúng ta không phải là đau khổ. Định mệnh của chúng ta là phải vui hưởng Ngài và kinh nghiệm Ngài như ân điển của sự sống. Chúng ta càng có thêm gánh nặng, càng có thêm cơ hội cho chúng ta kinh nghiệm ân điển của Đấng Christ. Ân điển Ngài mản túc. Ân điển không chỉ là Đấng Christ, tức thân vị; ân điển cũng là thân vị nầy đang làm mọi sự bên trong chúng ta thay cho chúng ta. Halê lugia!
-Ban ân điển-
Hơn nữa ân điển cũng là khâu ban cho của thân vị thần tượng nầy. Ngài đang tiếp tục ban cái gì đó của Ngài cho chúng ta. Chúng ta sẽ vui hưởng khâu ban cho của Chúa hằng ngày. Nếu không, chúng ta đang đánh mất ân điển của Chúa. Bất cứ khi nào chúng ta thiếu hụt một điều gì, chúng ta nên cầu nguyện,  “Chúa Jesus ôi, đây là cơ hội cho Ngài ban phát đôi điều. Con thiếu hụt đôi điều, và Ngài phải ban cho”. Thường thường các thánh đồ không có gì để nói trong các buổi nhóm. Nhưng chúng ta phải học tập sử dụng cơ hội nầy để kinh nghiệm ân điển của Chúa. Chúng ta phải ngợi khen Chúa vì sự thiếu hụt của chúng ta, và thưa với Chúa rằng chúng ta không có gì để nói. Rồi Ngài sẽ ngự đến để ban đôi điều cho chúng ta và làm đầy dẫy chỗ trống.
Nhiều lúc khi tôi đên tòa giảng để phụng tự tôi không có gì để nói. Nhưng tôi luôn luôn lấy đó là thì giờ tốt nhất. Vào lúc như vậy, tôi thưa, “Chúa ôi, con không có gì. Nếu con còn có gì, con không cần Ngài. Nhưng bây giờ con không có gì, nên Ngài phải làm đôi điều”. Nhiều lúc trong các hội đồng, tôi đến phía trước mà không có gì để nói. Rồi tôi thưa, “xin Chúa mở công tắc …”. Thậm chí lần nầy, tôi đã không biết phải mở sách nào. Sau đó tôi quay qua I Cô rinh tô, lập tức ân điển ban phát của Chúa cung ứng cho tôi. Ngài vốn ở đó ban cho tôi điều để phát ngôn. Tôi đã thưa cùng Chúa rằng tôi không có gi cả, và đêm hôm qua Chúa đã thực sự ban cho đôi điều. Trong cả đời sống tôi, tôi đã chưa bao giờ ban phát một sứ điệp nào về ân điển như tôi đã giảng 2 sứ điệp vừa qua. Halê lugia! Đây là Chúa như ân điển, đang ban phát rất nhiều điều cho chúng ta.
Nếu chúng ta thiếu hụt điều gì, sự thiếu hụt nầy là cơ hội lớn hơn hết cho Chúa cung ứng chúng ta. Nếu chúng ta không có sự khôn ngoan, chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa Jesus ôi, con không có sự khôn ngoan nào. Con không có nhưng Ngài có. Ngài là sự khôn ngoan của con. “Rồi sự khôn ngoan sẽ được cung ứng. Nó không phải là cái gì từ chúng ta. Nó sẽ là ân điển của Chúa Jesus”.
Khi chúng ta đến các buổi nhóm, nhiều lúc chúng ta có cảm thức chúng ta không có gì để nói. Nhưng đây là cơ hội dành cho Chúa. Nên chúng ta cầu nguyện, “Chúa ôi, con không có gì để nói, đây là lúc Ngài nói đôi điều.” Nếu tất cả chúng ta đều làm vậy, buổi nhóm sẽ rất phong phú. Tất cả chúng ta sẽ vui hưởng sự ban cho của Chúa.
Ngài ban cho trong đường lối nào? Đường lối duy nhất chúng ta có thể vui hưởng khâu ban cho của Ngài được tìm thấy trong La mã 10:13. “Chúa giàu có đối với mọi kẻ kêu cầu danh Ngài”. Chúng ta càng kêu cầu danh Ngài, chúng ta càng vui hưởng ân điển Ngài. “Chúa Jesus ôi, con không có gì để nói. Chúa Jesus ôi, con đơn giản không biết nói điều gì. Ôi Chúa Jesus, con phải nói đôi điều”. Đang khi chúng ta kêu cầu, Chúa theo đường lối nầy, chúng ta sẽ thấy đôi điều lưu xuất ra từ miệng chúng ta. Đây là ân điển. Chúng ta càng kêu cầu Chúa, chúng ta sẽ càng có đôi điều để nói. Và chúng ta càng nói, chúng ta càng có thêm các sự phong phú.
-Một sự việc của ân điển-
Sinh hoạt Cơ Đốc nhân hoàn toàn là một sự việc của ân điển. Chúng ta không có sự kiên nhẫn, nhưng khi chúng ta thưa, “Chúa Jesus ôi, con không có sự kiên nhẫn”, Ngài trở nên sự kiên nhẫn bân trong chúng ta. Trong đường lối này, chúng ta vui hưởng sự kiên nhẫn của Ngài. Có một lần tôi đã ở trong một loại tình trạng, nơi đó tôi đơn giản không biết điều phải nói. Nên tôi đã thưa với Chúa, “Chúa ôi, con không biết điều phải nói, con không biết làm sao trả lời”. Đang khi tôi thưa Chúa tôi không biết điều phải nói, Chúa đã nói đôi lời từ miệng tôi. Điều nầy không gì khác hơn là ân điển. Không có ân điển chúng ta không thể sống sinh hoạt Cơ Đốc nhân.
Bất luận điều gì chúng ta có thể làm không phải ân điển. Bất cứ điều gì đã phải sử dụng và áp dụng trong tình thế của chúng ta không phải là ân điển. Ân điển chỉ được cung cấp khi chúng ta không thể làm điều gì cả. Chúng ta không thể làm điều gì cả, nhưng Chúa làm điều đó cho chúng ta. Đây là ân điển. Chỉ khi nào chúng ta không có gì để áp dụng, không có gì để sử dụng, và thiếu hụt mọi sự, ân điển đó sẵn dành. Rồi chúng ta cầu nguyện, “Chúa Jesus ôi, con không có gì và con không thể làm gì cả”. Khi chúng ta cầu nguyện theo đường lối nầy, Chúa Jesus sẽ làm nhiều điều cho chúng ta, và Ngài sẽ ban cho chúng ta bất cứ điều gì chúng ta cần. Đây là sinh hoạt Cơ Đốc nhân, nó hoàn toàn là một sự việc của ân điển. “Không phải tôi nhưng ân điển của Đức Chúa Trời ở với tôi”. ( I Cô 15:10). Không phải tôi, nhưng một ai khác. Không phải khả năng của tôi, nhưng của Ngài. Không phải tôi có điều gì, nhưng Ngài ban cho điều gì. Halê lugia! Đây là ân điển. Ân điển chỉ là chính mình Đấng Christ đang làm nhiều điều cho chúng ta, và ban nhiều điều cho chúng ta.
Tất cả chúng ta đều phải nhận thức rằng sự cứu rỗi của Chúa không phải là một loại tôn giáo, triết học hay tâm lý học. Những sự cứu rỗi của Chúa thì tuyệt đối là một sự việc của ân điển. Không có yêu cầu nào, không có đòi hỏi nào. Thay vào đó, có sự cung ứng dồi dào của ân điển. Chúng ta chỉ cần mở chính mình ra cùng Chúa và cầu nguyện, “Chúa Jesus ôi, con không thể làm điều nầy”. Rồi Chúa sẽ làm điều nầy cho chúng ta. Chúng ta càng nhận thức chúng ta không thể làm, Chúa càng cung ứng ân điển Ngài cho chúng ta. Điều nầy diệu kỳ biết bao! Đây là sinh hoạt Cơ Đốc nhân chân chính.
-Ân điển, chớ không phải giáo lý-
Trải nhiều năm tôi đã từng bảo dân chúng rằng đừng chăm lo suông về giáo lý và giáo điều của kinh thánh. Chỉ có các giáo lý sẽ không bao giờ kiến hiệu. Chúng ta không cần giáo lý. Chúng ta cần ân điển của Chúa Jesus! Rất nhiều chị em biết giáo lý trong Êphêsô 5 luận về các bà vợ thuận phục chồng mình. Song le, không một bà vợ nào biết giáo lý nầy mà có thể làm tròn. Thậm chí một số người vợ bảo rằng Chúa không tốt đẹp trong sự việc nầy. Nhưng đó không phải là sinh hoạt Cơ Đốc nhân. Thay vào đó, các bà vợ phải học tập cầu nguyện, “Chúa Jesus ôi, Ngài biết con không bao giờ có thể thuận phục chồng của con được”. Rồi Chúa Jesus sẽ nói, “Ta rất sung sướng vì con nhận thức rằng con không thể tự thuận phục chồng con”. Đây là khâu nếm ân điển. Chúng ta đừng bị bối rối bởi điều chúng ta không thể làm. Chúng ta chỉ cần đến cùng  Chúa Jesus và thưa cùng Ngài sự thật, “Chúa ôi, con không thể thuận phục. Con sẽ làm gì?” và Chúa sẽ nói, “Con đừng làm điều đó, để ta làm cho. Con không cần làm bất cứ điều gì. Chỉ hãy đến cùng ta và thưa cùng ta điều con không thể làm. Khi ấy ta sẽ làm cho”.
Tuy nhiên, nhiều lúc thay vì để cho Chúa làm, các bà vợ sẽ nói, “Chúa ôi, hãy để con nổ lực lần nữa. Ngài đừng làm, hãy để con cố gắng trở lại. Ngài chỉ nên giúp đỡ con”. Nếu chúng ta cầu nguyện theo đường lối nầy, chúng ta có thể chắc rằng Chuá sẽ không bao giờ giúp đỡ chúng ta. Ngài sẽ để cho chúng ta tự cố gắng, và chờ đợi đến khi chúng ta lại cứ thất bại. Cuối cùng chúng ta thưa, “Chúa ôi, con không thể làm được”, khi ấy Ngài sẽ nắm lấy địa vị của Ngài để tác thành và Ngài thực hiện. Chúa Jesus có thể là người vợ tốt nhất cũng như người chồng tốt nhất. Đây là đường lối để kinh nghiệm ân điển của Ngài.
-Không có nhu cầu khác-
Bây giờ chúng ta có thể hiểu ân điển là gì. Ân điển chỉ là Đấng Christ diệu kỳ đang làm mọi sự cho chúng ta, đang ban mọi sự cho chúng ta, và làm mọi sự cho chúng ta. Chúng ta không có nhu cầu khác. Chúng ta không cần gì cả trừ Đấng Christ chung với mọi khâu ban cho và hành động của Ngài. Đây không phải là tôn giáo và đây không phải là Cơ Đốc giáo. Thực ra đây không phải là bất cứ loại “giáo” nào cả. Đây chỉ là chính mình Đấng Christ được chúng ta kinh nghiệm như ân điển. Halê lugia! Điều nầy diệu kỳ!
-Đôi điều ở bên trong-
Bây giờ chúng ta cần xem thêm đôi điều. Phierơ đã bảo chúng ta rằng ân điển sẽ được gia bội, “ân điển và bình an sẽ được gia bội cho anh em xuyên qua sự thông biết Đức Chúa Trời và về Jesus, Chúa chúng ta” (II Phi. 1:2). Người cũng bảo chúng ta “trưởng tiến trong ân điển” (II Phi. 3:18). Nhưng làm sao ân điển có thể được gia bội và làm sao chúng ta có thể trưởng tiến trong ân điển? Tôi đã đề cập đôi điều rồi, nhưng chúng ta cần thấy nó trong một đường lối sâu nhiệm hơn.
Trước hết mọi sự chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta có đôi điều ở bên trong chúng ta mà có thể trưởng tiến và được gia bội. Hoặc chúng ta tin hay chúng ta không tin nó, vẫn có đôi điều gì đó ở bên trong chúng ta. Là một con được tái sinh của Đức Chúa Trời, chúng ta có rất nhiều điều diệu kỳ trong chúng ta.
Các điều diệu kỳ nầy ở trong chúng ta là gì? Điều tối quan trọng là chính Đức Chúa Trời đã được truyền đạt vào trong bản thể của chúng ta. Chúng ta được sinh ra từ Đức Chúa Trời. “Chúc tụng Đức Chúa Trời và Cha của Chúa chúng ta là Jesus Christ, Ngài theo sự thương xót cả thể của mình mà tái sanh chúng ta, để được hi vọng sống bởi sự từ kẻ chết sống lại của Jesus Christ”. (I Phi. 1:3). Y như chúng ta đã được cha của chúng ta sinh ra trong xác thịt, và mọi điều cha chúng ta là gì đều đã được truyền đạt vào trong chúng ta, nên bây giờ chúng ta đã được Đức Chúa Trời sinh ra và toàn thể hữu thể thần thượng của Ngài đã được truyền đạt vào trong chúng ta. Hoặc chúng ta tin nó hay không, một khi chúng ta được tái sinh từ Đức Chúa Trời, tất cả những gì Ngài là đều đã được truyền đạt vào trong chúng ta rồi.
-Một Hột giống trường cửu-
Phao-lô gọi điều nầy là một hột giống. Người nói rằng chúng ta đã được tái sanh bằng một hột giống không hư nát. Có một hột giống ở bên trong chúng ta. Tất cả chúng ta đều biết một hột giống là gì. Mọi sự đều được bao hàm trong một hột giống, và các điều đó tồn tại đời đời. Tôi đã được bảo rằng một hạt lúa mì có thể tồn tại trên 3000 năm trong kim tự tah1p ở Ai-cập, và vẫn còn đôi điều sự sống bên trong nó. Nếu nó được gieo xuống đất, nó sẽ vẫn trưởng tiến sau khi tồn tại ba ngàn năm. Tất cả chúng ta đều có một hột giống thần thượng bên trong chúng ta. Hoặc chúng ta cảm xúc nó hay không, hoặc chúng ta biết nó hay không, hoặc chúng ta có tin hay không, hột giống nầy ở trong chúng ta. Khi chúng ta mở chính mình ra cho Chúa Jesus, một cái gì đó ngự vào trong chúng ta. Và một khi hột giống nầy ở trong chúng ta, chúng ta không bao giờ có thể rứt bỏ nó. Chúng ta có thể cố sức từ bỏ nó, nhưng nó sẽ cứ ở lại, đang chờ một cơ hội. Hột giống nầy ở trong chúng ta đến vĩnh cửu. Halê lugia! Phierơ nói rằng chúng ta đã được tái sinh bằng một hột giống bất hủ, không hư nát, tức là lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời. Lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời chỉ là chinh mình Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời là một hột giống bất hủ bên trong chúng ta.
-Được ban cho mọi sự-
Rồi Phierơ nói, “ân điển … được gia bội cho anh em …theo như quyền năng thần thượng đã được ban cho chúng ta mọi sự liên quan đến sự sống và sự kỉnh kiền” (II Phi. 1:2-3). Sự sống là điều ở bên trong, và kỉnh kiền là điều như một biểu hiện ở bên ngoài. Tất cả mọi sự liên quan đến sự sống bên trong và sự kỉnh kiền bên ngoài đã được ban cho chúng ta rồi bởi quyền năng thần thượng. Bây giờ ân điển phải được gia bội theo khâu ban cho của quyền năng thần thượng. Chúng ta đã được ban cho mọi sự liên quan đến sự sống và kỉnh kiền. Những điều nầy là các thực sự. Là con của Đức Chúa Trời, chúng ta có thân vị thần thượng ở bên trong chúng ta như hột giống, và chúng ta cũng có được mọi sự, được ban cho chúng ta mà có liên quan đến sự sống và sự kỉnh kiền.
-Một di chúc của lời hứa-
Thêm vào điều nầy, chúng ta cũng được ban cho các lời hứa cực kỳ lớn lao và quí báu. “Cũng bởi đó Ngài đã ban cho chúng ta các lời hứa cực kỳ lớn lao và quí báu, hầu cho nhờ đó anh em làm các kẻ dự phần thần thánh, vì đã thoát khỏi sự hủ bại của thế giới do tư dục mà ra” (II Phi. 1:4). Có nhiều lời hứa trong cả Cựu và Tân Ước như. “Ân điển của ta mản túc cho người rồi” (II Cô 12:9) và kìa, “Ta ở với các người mọi ngày, mãi đến khi hoàn tất thời đại” (Math 28:20). Các lời hứa nầy diệu kỳ làm sao! Nhiều người đã làm cho toàn bộ kinh thánh như một sách giáo điều, hơn là một sách của các lời hứa.
Chữ “giao ước” có nghĩa một ý muốn hay di chúc. Kinh thánh là một di chúc. Nó không chỉ là một hợp đồng hay một khế ước, nó nhiều hơn điều nầy. Một khế ước hay một hợp đồng liên quan tôi điều phải được làm cho chúng ta, nhưng một di chúc bảo cho chúng ta về cái gì đó mà đã được làm cho chúng ta rồi. Tất cả những gì chúng ta phải làm là tiếp lấy nó. Toàn bộ kinh thánh chỉ là một di chúc cho chúng ta. Nó không phải là 1 sách các giáo lý hay các giáo điều; nó là một di chúc bản cho chúng ta về mọi điều mà thuộc về chúng ta. Theo những giới hạn hợp pháp, một di chúc chỉ có thể được kiến hiện sau khi người ban phát chết rồi. Nếu người mà muốn ban cho chúng ta cái gì vẫn còn sống, khi ấy di chúc chưa được kiến hiệu. Chỉ sau khi nhân vật đã chết rồi, chúng ta có thể tham dự di chúc. Nhưng ngợi khen Chúa! Đấng ban phát di chúc thần thượng là Jesus. Ngài đã chết hầu cho di chúc có thể được kiến hiệu. và bây giờ trong sự phục sinh như Linh ban sự sống, Ngài là Đấng thi hành di chúc cho chúng ta. Halê lugia!
Giả sử cha mẹ anh em để lại cho anh em di chúc, Song le anh em của anh em bảo anh em rằng đây là một giáo điều từ cha mẹ anh em mà anh em phải đọc, nghiên cứu và vâng phục. Điều đó quá nghèo nàn. Anh em nên bảo cùng anh ta, “đây không phải là một giáo điều, đây là một di chúc, một ý muốn. Tôi không phải vâng phục nó, tôi chỉ tiếp nhận cái gì đó. Bên trong mình, chúng ta có Hữu Thể thần thượng, tức hột giống của chúng ta, và nhờ quyền năng thần thượng, chúng ta có mọi sự, ban cho chúng ta, liên quan đến sự sống và sự kỉnh kiền. Bên ngoài chúng ta có một di chúc! Nhờ các lời hứa trong di chúc (ý muốn) nầy chúng ta có thể làm các kẻ dự phần thần tánh.
-Đường lối gia bội-
Đây là đường lối để được có ân điển gia bội. Chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta có mọi sự liên quan đến sự sống và sự kỉnh kiền ở bên trong chúng ta rồi. Hữu Thể thần thượng như là một hột giống cũng đã ở bên trong chúng ta. Bản chất thần thượng ở bên trong hột giống. Nên nhờ các lời hứa được chép trong di chúc, chúng ta có thể làm các người dự phần thần tánh. Chúng ta có thể mở di chúc ở bất cứ trang nào và chỉ đơn giản tiếp lấy lời. “Chúa Jesus ôi, Amen. Là các con đỏ sơ sinh, Halê lugia! Hãy khao khát sữa thuần khiết của lời. Amen, hầu anh em có thể trưởng tiến. Chúa ôi, con cần trưởng tiến. Hầu như đó anh em có thể trưởng tiến”. Nếu chúng ta tiếp lấy lời theo đường lối nầy, chúng ta sẽ thấy sự gia bội của ân điển. Ân điển không được gia bội bằng cách sử dụng tâm trí quá nhiều. Điều đó không bao giờ kiến hiệu. Chúng ta không bao giờ có thể học về sự gia bội của ân điển được, nhưng chúng ta phải học tập dự phần thần tánh bên trong chúng ta bằng các lời hứa rất quí báu. Rồi ân điển sẽ được gia bội. Chỉ có một đường lối để tiếp lấy sữa của lời, và đó là uống lời. Uống nó tức là khiến cho nó được tiêu hóa, được đồng hóa vào trong hệ thống chúng ta. Rồi nó trở nên một phần của chúng ta, và ân điển được gia bội. Không có đường lối nào khác trừ ra kêu cầu danh Chứa và đọc cầu nguyện lời. Nếu chúng ta trung tín làm điều nầy, sẽ có sự gia bội thuộc linh ở trong chúng ta. Đây là sự trưởng tiến trong ân điển.
Chúng ta sẽ không bao giờ tiếp lấy đường lối tôn giáo để học tập các giáo lý và các giáo điều. Đường lối đó không cung cấp gì cả. Chúng ta phải trở về cùng đường lối thuần khiết của Đức Chúa Trời. Ngài giàu có đối với mọi kẻ kêu cầu Ngài. Nếu chúng ta muốn dự phần các sự phong phú của Đấng Christ, chúng ta phải kêu cầu danh Ngài và cầu nguyện lời Ngài bên trong chúng ta. Mỗi ngày ân điển sẽ được gia bội cho chúng ta. Chúng ta càng làm hai điều nầy, thì ân điển, là Đấng Christ sẽ càng được gia bội bên trong chúng ta. Đừng chú ý đến địa vị của anh em. Bất luận hoặc anh em là một giáo sư, một sinh viên nghèo, một đứa cháu hay ông nội, anh em vẫn phải ăn và uống. Đường lối thuộc linh để ăn và uống Chúa chỉ là bằng khâu kêu cầu danh Ngài và đọc cầu nguyện lời của Ngài. Khi nào chúng ta làm điều nầy, chúng ta có cảm thức sâu xa rằng chúng ta được dinh dưỡng, thỏa mản, tưới nước, củng cố, an ủi, soi sáng và dức dấy. Còn nếu chúng ta cứ tiếp tục kêu cầu và đọc cầu nguyện, chúng ta sẽ có cảm thức rằng chúng ta ở trên các từng trời. Tôi biết điều tôi đang nói ở đây.
-“Điên vì Jesus”-
Một số người có thể nói rằng đây là bệnh điên nhỏ. Nhưng trải một thời gian dài tôi đã điên trong đường lối nầy. Vợ tôi có thể không thấy tôi đọc kinh thánh thật nhiều, nhưng với tôi thì luôn mỗi lúc tôi cứ đọc cầu nguyện các lời hứa quí báu và dự phần thần tánh. Đây là tại sao tôi điên vì Thân vị diệu kỳ của Jesus. Tôi kinh nghiệm ân điển sung mản của Ngài. Tôi kinh nghiệm khâu ban cho của Ngài, khâu hành động của Ngài, khâu nâng đỡ của Ngài, khâu thánh hóa của Ngài, khâu tinh luyện của Ngài và khâu làm thỏa mản của Ngài luôn luôn. Đây là tại sao Jesus như ân điển được gia bội trong tôi. Nhờ quyền năng thần thượng mọi sự liên hệ sự sống và sự kỉnh kiền đều đã được ban cho chúng ta. Các lời hứa quí báu đều ở trong di chúc, ý muốn. Nếu chúng ta thường kêu cầu danh của Chúa và đọc cầu nguyện lời Ngài, chúng ta sẽ thực sự thấy sự gia bội của ân điển. Đây là sinh hoạt Cơ Đốc nhân chân chính mà sản xuất sinh hoạt hội thánh thiết thực.
W. Lee
Minh Khải dịch