“Chánh Đức Giê-hô-va sẽ đi trước ngươi, Ngài sẽ ở cùng ngươi, chẳng
lìa khỏi ngươi, chẳng từ bỏ ngươi đâu. Chớ sợ, và chớ kinh khủng” (Phục truyền
31:8)
Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014
HÀNH TRÌNH PHƯỚC HẠNH
“Ta sẽ khiến kẻ mù đi trên con đường mình không thuộc, dắt họ bởi
các nẻo chẳng quen; Ta sẽ đổi bóng tối trước mặt họ ra ánh sáng, nơi cong queo
ra ngay thẳng. Thật, Ta sẽ làm các sự đó, và không lìa bỏ chúng nó đâu” (Ê-sai
42:16)
Ăn Năn
Thời trai trẻ ta đầy chí khí.
Đầu đội trời; tâm thế nam nhi.
Chân đạp đất; cõi lòng kẻ sỹ.
Lo việc đời không ngại gian nguy.
Nay ta lớn đời đã từng trải.
Ngẩng nhìn lên khóc tiếc trí trai
Khi biết rõ đời này cần Chúa.
Đầu và chân đều phụng sự Ngài.
Ms. Nguyễn Uông
TÂN SINH 3- CHÚNG TA ĐÃ NHẬN ĐƯỢC MỘT SỰ SỐNG MỚI
Chúng tôi muốn tiếp tục tương giao về sự sống mới lạ lùng mà chúng ta
đã nhận khi được sinh lại. Ở đây chúng ta sẽ bàn thêm bốn điểm nữa về sự sống
này.
1.
ĐƯỢC ĐÓNG ẤN BẰNG THÁNH LINH
Epheso 1:13 nói: “Trong Ngài anh
em cũng đã nghe lời của lẽ thật, phúc âm về sự cứu rỗi anh em, cũng tin trong
Ngài, anh em đã được đóng ấn bằng Thánh Linh của lời hứa.” Chúng ta được
đóng ấn bằng Thánh Linh. Điều này nghĩa là gì? Điều này tương tự như điều một
nông dân làm đối với gia súc của mình –người ấy đóng dấu ấn của mình lên chúng
để mọi người khác biết ai là người sở hữu chúng. Việc chúng ta được đóng ấn
nghĩa là từ giờ trở đi chúng ta thuộc về một người khác. Tất nhiên, “người
khác” đó là Chúa. Khi chúng ta được sinh lại, các Cơ Đốc nhân khác có thể nói
với chúng ta: “Bây giờ vì anh đã được cứu nên anh phải dâng minh cho Chúa.”
Nhưng thật ra điều đó không cần thiết. Sau khi được sinh lại, chúng ta không
cần ai nói với mình bất cứ điều gi. Tại sao? Vì Chúa đã đóng ấn chúng ta. Bây
giờ, chúng ta thuộc về Ngài. Vì đã được đóng ấn bằng Thánh Linh nên chúng ta sẽ
được khích lệ và làm vững mạnh để sống cho Chúa bằng sự sống thần thượng bên
trong chúng ta.
NHÃ CA 5- NƠI ẨN NÁU
“Tiếng người yêu dấu của tôi! Bây
giờ chàng đến, nhảy qua các ngọn núi, nhảy nhót trên các ngọn đồi. Người yêu
dấu của tôi như con linh dương hay con nai tơ. Bây giờ chàng đứng sau bức tường
của chúng tôi; chàng đang nhìn qua các cửa sổ, liếc qua chấn song. Người yêu
dấu của tôi đáp lại cùng tôi: ‘Người yêu của ta ơi, người đẹp của ta ơi, hãy
trổi dậy và bước ra; vì bây giờ mùa đông đã qua; mưa đã dứt và qua rồi. Những
bông hoa đua nở trên đất; thời kỳ hát xướng đã đến, và chúng ta đã nghe thấy
tiếng chim cu trong xứ. Cây vả đã cho trái chín, còn nho đang trổ hoa – tỏa
ngát hương thơm. Người yêu của ta ơi, người đẹp của ta ơi, hãy trỗi dậy và bước
ra. Hỡi chim bồ câu của ta, trong các kẽ nứt của vầng đá, tại nơi ẩn náu trong
vách núi, hãy cho ta thấy vẻ mặt nàng, cho ta nghe tiếng nàng; vì tiếng nàng
dịu ngọt, và vẻ mặt nàng đáng yêu. Hãy bắt những con chồn cho chúng ta, những
con chồn nhỏ phá hoại vườn nho trong lúc các vườn nho của chúng ta đang trổ
hoa. Người yêu dấu của tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về chàng; chàng chăn
thả bầy mình giữa các hoa huệ. Cho đến
khi bình minh ló dạng và bóng tối trốn đi, người yêu dấu của tôi ơi, hãy quay
lại và hãy giống như con linh dương hay con nai tơ trên các núi Bether.”(Nhã
Ca 2:8-17)
Trên đồi Gô-gô-tha
Gô-gô-tha! Đây ngọn đồi xử tử bao người ta!
Bao năm rồi, người người đến đây và chết
trên thập tự giá!
Bao nhiêu tiếng than, khóc lóc kêu la.
Trên miệng những nạn nhân,
của những người La Mã.
Con người được tạo nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, có nhiệm vụ cai trị
(Phần 10 của loạt bài "Công trình phục hồi của Đức Chúa Trời".
(Sáng Thế Ký 1:26‐28; Thi Thiên 8)
“Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ảnh Chúng Ta và giống như Chúng Ta, để chúng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật và các thú rừng trên khắp đất, và mọi sinh vật bò sát mặt đất. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho trái đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời và các thú vật chuyển động trên mặt đất” (Sáng Thế Ký 1:26-28).
Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014
TIẾNG GỌI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Ta không nghe tiếng Ngài sao
Mà còn nắm giữ thú vui trần hoàn?
Cuộc đời vùn vụt qua nhanh,
Hồn ơi, ngươi ngủ ngon lành hay sao?
BA LOẠI GỖ XÂY DỰNG ĐỀN THỜ CỰU ƯỚC
Theo hình bóng học, đền thờ của Đức Chúa Trời do vua Sa-lô-môn
xây dựng tiêu biểu Đấng Christ nhục hóa. Ngài là hiện thân của Đức Chúa Trời,
nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời trong suốt 33 năm rưỡi. Điều thứ hai, đền thờ cũng
tượng trưng Hội Thánh của Đức Chúa Trời trong thời đại nầy:
Sa-lô-môn dùng nhiều loại vật liệu như kim khí, vàng, bạc, đồng..., đá đẽo, và gỗ của các loại danh mộc.
Có ba loại gỗ đặc biệt là gỗ bá hương,
gỗ tùng, và gỗ ô-liu (olive).
Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014
ĐƯỢC XƯNG NGHĨA TRONG ĐẤNG CHRIST
Jesus công nghĩa của tôi,
Áo xinh vẻ đẹp muôn đời vẻ vang,
Sống trong linh giới đại quang.
Mặt tôi dạn dĩ vô vàn hân hoan.
TÂN SINH 2- CHÚNG TA ĐÃ NHẬN ĐƯỢC SỰ SỐNG THẦN THƯỢNG
Điều lạ lùng đầu tiên
xảy đến với chúng ta khi tin Jesus Christ là chúng ta nhận được một sự sống
mới. Là con người, tất cả chúng ta đều có sự sống loài người. Sự sống loài
người của chúng ta thì phải chết, tạm thời và mỏng manh. Nhưng khi được sinh
lại, chúng ta nhận được một sự sống mới. Sự sống mới này mà chúng ta nhận được
thì thần thượng, đời đời và bất diệt. Thật ra, đó là sự sống của chính Đức Chúa
Trời.
TÂN SINH 1--ĐƯỢC SINH LẠI NGHĨA LÀ GÌ?
Vào giây phút chúng ta mới tin Chúa Jesus và tiếp nhận
Ngài làm Cứu Chúa của mình, một điều gì đó kì diệu đã xảy đến với chúng ta.
Kinh Tháng mô tả điều đó bằng cách nói rằng chúng ta được “sinh lại”: “Jesus
đáp: Amen, amen, Ta nói với ngươi: Nếu người
nào không được sinh lại, thì không thể thấy vương quốc Đức Chúa Trời”. (
John 3: 3).
Thuật ngữ “sinh lại” (tân sinh) đã được dùng nhiều lần
đến nỗi không còn nhiều tác động nữa. Cho dù có nhiều người sử dụng thuật ngữ
này, và nhiều giáo sư Cơ Đốc đã phát ngôn về chủ đề này, nhưng ít ai trong
chúng ta hiểu được việc được sinh lại phong phú và kỳ diệu như thế nào.
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
CÂY BÁ HƯƠNG
Theo tiếng Hê-bơ-rơ, “cây bá hương” là erez. Tiếng Anh là
cedar, người Việt gọi là cây bá hương hay cây hương nam hay hương bách trong
kinh thánh.
Cây Và Dòng Chảy Thành Tín
Các bạn mến, khúc kinh văn
nầy rung động trong tâm linh tôi mấy ngày qua, hình ảnh được giới thiệu ở đây
có lẽ là phước hạnh và sự khuyến khích cho các bạn. Bức tranh là:
Vào thời gian khô hạn, cằn
cỗi, mọi vật trên đất như hấp hối và chết. Song le tại đây có một cây cô độc
bên dòng nước, rễ nó uống nước dòng chảy, rút lấy sự sống và sinh lực từ dưới
mặt đất. Nó cứ ra lá sum suê và xanh tươi, có nhiều trái, dù mọi sự quanh đó
như khô nứt nẻ và chết. Đây là bức tranh người tin cậy Chúa là Đức Chúa Trời
mình, đang mang trong mình chính sự sống của Đức Chúa Trời.
Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014
Tôn giáo đối kháng với mối liên hệ thuộc linh
[Lưu ý: Tôi nhận thức được định nghĩa của từ
điển về thuật ngữ "tôn giáo". Những gì tôi đề cập đến ở đây là bất kỳ
hệ thống niềm tin và thực hành nào mà không có nền tảng trong Lời Đức Chúa Trời,
và / hoặc phủ nhận cách có hiệu quả quyền năng vận hành bên trong và vinh quang
của Đức Chúa Trời trong việc cứu chuộc và thánh hóa của con người.]
Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014
Gánh nặng của thung lũng khải tượng
Đọc: Ê-sai 22:1 “Gánh nặng về trũng của sự hiện thấy
(khải tượng)”
Từ ngữ "gánh nặng" ở đây chỉ có nghĩa là một trọng tải hoặc trọng
lượng khi một người có thể mang. Vì vậy, các tiên tri cảm thấy những gì Chúa đã
bày tỏ cho họ là cái gì đó đè nặng lên họ và thường áp đảo họ.
“Nhân sao Chúa khiến tôi thấy sự gian ác, và Ngài nhìn xem sự
ngang trái? Sự tàn hại bạo ngược ở trước mặt tôi; sự tranh đấu cãi lẫy dấy lên?”
( Habacúc 1:3)
CÂY TÁO GIỮA NHỮNG CÂY RỪNG
“Lương
nhân tôi ở giữa đám con trai
Như
cây bình bát ở giữa những cây rừng” (Nhã Ca 2:3).
Bản Truyền Thống
1926 dịch là “cây bình bát”. Trong tiếng Hê-bơ-rơ, nó là Tappuach. Từ ngữ nầy
chỉ xuất hiện 6 lần trong Cựu Ước. Sáu chỗ xuất hiện cũa chữ nầy là Nhã ca
2:3,5; 7:8; 8:5; Châm 25:1; Giô ên 1:12. Trong quyển phù dẫn Kinh thánh của
mình, ông Young dịch chữ nầy là quince — cây mộc qua. Trái mộc qua dùng làm mứt
để ăn và ngâm rượu để uống. Các dân tôc ở vùng cao Việt Bắc dùng rượu táo rừng
trong tình yêu nam nữ. Có người dịch chữ nầy là cây “thanh yên”, thuộc họ nhà
cam. Trái thanh yên lớn hơn trái chanh, nhưng nhỏ hơn trái cam, vỏ mỏng, nhiều
hương thơm, còn tàn cây là bóng râm lớn.
HOA HỒNG CỦA SHARON VÀ HOA HUỆ CỦA THUNG LŨNG
«Tôi là hoa tường vi của Sa-rôn, bông huệ của trũng.
Bạn tình Ta ở giữa
đám con gái Như bông huệ ở giữa gai gốc”. (Nhã Ca 2:1-2)
1.Hoa Hồng: Bản
Truyền thống dịch là “hoa tường vi” không đúng. Hoa “tường vi” là hoa của cung
đình vua chúa. Chữ “rose” trong tiếng
hê-bơ-rơ là chabatstseleth. Chữ nầy chỉ xuất hiện hai lần trong Cựu Ước, là Nhã
Ca 2:1 và Esai 35:1( Đồng vắng trổ hoa.... như bông hồng”. Hoa hồng hoang dại ở
Israel
khác hoa hồng thông thường. Có người dịch là crocus—“hoa nghệ tây”.
Quyền năng và thách thức của Vương quốc Đức Chúa Trời-
“Ta nói thật cùng các ngươi, trong những người đứng đây có kẻ hẳn chẳng nếm sự chết trước khi chưa thấy nước Đức Chúa Trời.”(Luca 9:27).
"Thê-ô-phi-lơ ơi, sách trước nhứt tôi đã thuật về mọi
điều Jêsus đã khởi làm và dạy, cho đến ngày
Ngài được tiếp lên, sau khi nhờ Thánh Linh mà truyền dạy các sứ đồ Ngài đã lựa
chọn. Sau khi chịu khổ hại, Ngài lấy nhiều bằng cớ tự tỏ cho họ biết mình sống,
trải bốn mươi ngày từng hiện ra với họ, phán bảo những điều về nước Đức Chúa
Trời"(Công vụ 1:1-3 ).
Chủ đề mà các s
Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014
Cây Chà Là Tại Israel
"Người công bình sẽ mọc lên như cây chà là,
Những kẻ được trồng trong nhà Đức Giê-hô-va
Sẽ trổ bông trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta.
Dầu đến buổi già bạc, họ sẽ còn sanh bông trái,
Được thạnh mậu và xanh tươi" (Thi-thiên 92:12-14)
Cây Chà Là (Cây kè)
Sông Jordan
Khi dân chúng bỏ các trại mình đặng đi qua sông Giô-đanh, thì những thầy tế lễ
khiêng hòm giao ước ở trước mặt dân chúng. Vả, trọn lúc mùa gặt, sông Giô-đanh tràn lên khỏi bờ. --- Khi
các người khiêng hòm đến sông Giô-đanh, và chân của những thầy tế lễ khiêng hòm
mới bị ướt nơi mé nước, thì nước ở trên nguồn thường chảy xuống bèn dừng lại, dồn
thành một đống, xa ra một khoảng đến thành A-đam, là thành ở bên cạnh Xát-than;
còn nước chảy đến biển đồng bằng, tức Biển Mặn, đã rẽ đoạn ra; rồi dân sự đi qua
đối ngang Giê-ri-cô. Những thầy tế lễ khiêng hòm giao ước của Đức Giê-hô-va dừng
chân vững trên đất khô giữa sông Giô-đanh, trong khi cả Y-sơ-ra-ên đi qua trên
đất khô, cho đến chừng cả dân đã qua khỏi sông Giô-đanh rồi." (Giô-suê 3:14-17)
Sông Jordan
NÚI OLIVE Ở ISRAEL
"Ngài phán như vậy rồi, thì được cất lên đang lúc họ nhìn, có
đám mây tiếp Ngài khuất khỏi mắt họ. Đang khi Ngài lên, họ ngó chăm trên trời, bỗng có hai người
mặc áo trắng đứng bên họ, mà nói rằng: “Các ông Ga-li-lê ơi, sao các ông đứng ngóng lên
trời làm chi? Jêsus nầy đã được tiếp lên trời khỏi các ông, cũng sẽ trở xuống
như cách các ông đã thấy Ngài lên vậy.”Đoạn, họ từ núi gọi là Ô-li-ve trở về Giê-ru-sa-lem, núi ấy
cách Giê-ru-sa-lem ước đi một ngày sa-bát." (Công 1:9-12)
Núi Olive
Cây Ô-liu
Cây Ô-liu
Trái Ô-liu chín
Trái Ô-liu xanh
Cây Ô-liu già ra trái non
Trái Ô-liu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)