Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Đồng tính luyến ái



Căn bệnh thời đại là si-đa và Aids là căn bệnh nan y, có thể đưa đến sự tiêu diệt nhân loại. Tổ chức y tế thế giới WHO tuyên bố rằng nguyên nhân dẫn đến bệnh si-đa là đồng tính luyến ái của loài nguời.


Cũng theo báo cáo khoa học của tổ chức WHO trong Liên hợp quốc, khoảng 3% dân số toàn cầu có thiên hướng đồng tính. Nếu áp dụng tỉ lệ nầy cho dân Việt Nam, có dân số 90 triệu ( theo thống kê ngày 1-11-2013) thì cả nước có chừng trên 2 triệu rưỡi người đồng tính. Điều nầy là hiện thực trong xã hội Việt Nam hiện nay. Chính tôi chứng kiến nhiều cặp người nữ, là thân nhân của tôi, sống chung với nhau như vợ chồng, mà không cần đăng ký kết hôn đồng tính. Trào lưu nầy đang xảy ra khá nhiều với các phụ nữ độc thân tại các đô thị, trên 40 tuổi, quá tuổi lập gia đình, nên họ tìm cách sống chung với nhau để nương dựa nhau.

Những Ai Giày Đạp Con Đức Chúa Trời?



Hê-bơ-rơ 10:25-31 cũng là một phân đoạn rất khó hiểu trong thơ Hê- bơ-rơ.

Những tín đồ không tin sự cứu rỗi là chắc chắn thường vin vào khúc Kinh thánh nầy. 

Cố ý phạm tội là gì? Trong bài ngắn ngủi sau đây tôi cố gắng giải bày:


Tôi lặp lại: đây cũng là một phân đoạn rất khó hiểu trong thơ Hê-bơ-rơ. 

Tôi giải nghĩa từng câu theo kinh văn Bản Truyền thống Hiệu Đính như sau:

Câu 25: “Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và nếu anh em thấy ngày của Chúa càng gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy”. Sự nhóm họp câu 25 nói là sự nhóm họp của các cơ đốc nhân. Vào thời kỳ đó, các người Hê-bơ-rơ đã tin Chúa Jêsus, đã ra khỏi Do thái giáo. Khi họ tin Chúa Jêsus, họ trở thành cơ-đốc nhân, và họ phải nhóm họp trong các buổi nhóm họp của Hội Thánh Tân-ước. Việc nhóm họp với các cơ đốc nhân ngang bằng việc phân rẽ khỏi Do-Thái-giáo. Nếu cơ đốc nhân Hê-bơ-rơ nào trở lại với các cuộc nhóm họp của Do-Thái-giáo, tương đương việc họ phân rẽ khỏi các buổi nhóm họp đúng đắn của cơ-đốc nhân, nên tác giả thơ Hê-bơ-rơ khuyên họ đừng bỏ các buổi nhóm họp cơ đốc.

Câu 26: “Vì nếu chúng ta đã nhận biết chân lý rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có sinh tế nào chuộc tội được nữa”. Chân lý hay lẽ thật ở đây là các điều được tiết lộ trong 9 chương trước của thơ tín nầy, cung cấp cho các cơ đốc nhân Hê-bơ-rơ sự hiểu biết đầy đủ rằng Đức Chúa Trời đã huỷ bỏ Cựu ước và thiết lập Tân ước rồi. Thời đó có nhiều cơ đốc nhân Hê-bơ-rơ bỏ các buổi nhóm họp cơ đốc mà trở lại dự phần các cuộc nhóm họp dâng sinh tế trong Do Thái giáo, theo giao ước cũ. Vì Chúa Jêsus đã dâng chính mình một lần đủ cả, làm tế lễ cho các tội lỗi của chúng ta, thay thế cho tất cả các tế lễ Cựu ước rồi, nên theo Tân Ước, tác giả thơ Hê-bơ-rơ nói không còn tế lễ nào khác nữa. Vậy nên, nếu các cơ đốc nhân Hê-bơ-rơ không sống theo Tân ước, bỏ các buổi nhóm họp cơ đốc, trở lại Do Thái giáo để các dâng tế lễ, thì việc làm đó được coi là một tội lỗi cố ý.

Câu 27-28: “nhưng chỉ kinh khiếp đợi chờ sự phán xét và lửa hừng sẽ đốt cháy những kẻ chống nghịch mà thôi. Ai đã vi phạm luật pháp Môi-se, nếu có hai ba người làm chứng, thì chết đi không thương xót”. Trong thời Cựu Uớc, hễ ai vi phạm luật Môi-se mà có hai người làm chứng, thì người đó sẽ bị xử tử. Tác giả thơ Hê-bơ-rơ nói ai cố ý phạm tội là không đi nhóm họp với các cơ đốc nhân và vào đền thờ dâng tế lễ thì bị kể là kẻ thù, kẻ chống nghịch Đức Chúa Trời. Theo nguyên văn Hi-lạp chữ “kẻ chống nghịch” trên đây là: hupenantious, tiếng Anh là adversaries, và Việt văn là “những cừu địch”. Họ chỉ còn chờ gặp sự phán xét bằng lửa hừng của Chúa. Tôi run sợ khi thấy hôm nay vẫn còn một số giáo hội đang dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời như thời Cựu ước. Tôi tớ Chúa là Gia-cơ nói, “Nầy những kẻ ngoại tình kia! Anh em không biết rằng kết bạn với thế giới là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao?” (Gia-cơ 4:4). 2 Cô-rinh-tô 5:10 và Rô-ma 14:11-12 đều bày tỏ rằng mọi tín đồ sẽ chịu phán xét trước toà án Đấng Christ về đời sống và công tác hầu việc Chúa của mình. Người thắng cuộc sẽ được vào vương quốc, ai rớt sẽ bị quăng vào chỗ kỷ luật khóc lóc và nghiến răng. Đây là một khải thị khó hiểu trong Kinh Thánh, vì con cái Chúa lầm lẫn giữa sự sống đời đời là sở hữu vững bền, là ban tứ miển phí của mọi người tin, còn vương quốc chỉ là phần thưởng của người tin đắc thắng mà thôi.


Câu 29: “Phương chi kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi thường huyết của giao ước, tức là huyết đã thánh hóa mình, lại còn xúc phạm Thánh Linh của ân điển, thì anh em nghĩ người ấy không đáng bị hình phạt nặng nề hơn sao?” Trong giao ước mới, Con Đức Chúa Trời đã thay thế mọi tế lễ của Cựu ước. Nếu cơ đốc nhân Hê-bơ-rơ quay lại Do Thái giáo để dâng tế lễ, họ đã giày đạp Con Đức Chúa Trời khi dâng tế lễ như vậy trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem; họ cũng đã coi huyết giao ước là vật phàm tục. Do tội cố ý như vậy, họ sẽ bị hình phạt nặng nề hơn người phạm luật Môi-se. Sự hình phạt nầy không phải là vào hồ lửa, mà bị quăng vào chỗ khóc lóc và nghiến răng trong thời gian của vương quốc 1000 năm, vì việc dâng tế lễ của họ đã xúc phạm Thánh Linh của ân sũng.

Câu 30-31: “Vì chúng ta biết Đấng đã phán: ‘Sự trả thù thuộc về Ta, Ta sẽ báo ứng.’ Và lại phán: ‘Chúa sẽ phán xét dân mình.’ Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống thì thật là kinh khiếp!” Chúa là Đức Chúa Trời hằng sống, Ngài sẽ báo thù, Ngài sẽ phán xét nặng nề những cơ đốc nhân Hê-bơ-rơ nào cố ý phạm tội, là bỏ Hội Thánh Tân-Ước, quay lại Do thái giáo để dâng tế lễ. Chúng ta phải giải nghĩa các câu Kinh Thánh của thơ Hê-bơ-rơ 10:25-31 theo bối cảnh thời kỳ mà tác giả viết thơ Hê-bơ-rơ nầy.


Kết luận, Chúng ta hãy xem lại mẫu đối thoại giữa nhà truyền giảng Phúc âm Phi-líp và hoạn quan của vua Ê-thi-ô-bi như sau: “Thánh Linh phán với Phi-líp:“Hãy lại gần và theo cho kịp xe đó.” Phi-líp chạy đến, nghe ông ta đang đọc sách tiên tri Ê-sai, thì nói rằng: “Ông hiểu lời mình đang đọc đó không?” Hoạn quan trả lời: “Nếu không có ai hướng dẫn, làm sao tôi hiểu được?” Rồi ông mời Phi-líp lên xe ngồi với mình ?” Hoạn quan hỏi Phi-líp: “Xin hỏi ông, nhà tiên tri đã nói điều nầy để chỉ về ai? Về chính mình hay về người nào khác?” Phi-líp bắt đầu từ đoạn Kinh Thánh ấy mà truyền giảng về Đức Jêsus cho hoạn quan ”(Công Vụ 8: 30-31, 34-35, Bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010 – 


Kinh Thánh Tân Ước có ba sách rất khó hiểu là Ma-thi-ơ, Hê-bơ-rơ và Khải thị, và hai sách rất sâu nhiệm là Phúc âm Giăng và thơ Ê-phê-sô. Khi Chúa Jêsus hiện ra cho các sứ đồ vào buổi tối Chúa nhật, ngày Chúa sống lại, Lu- ca ghi lại rằng, “Bấy giờ Ngài mở trí cho các môn đồ để hiểu Kinh Thánh” (Lu-ca 24:45).

Nguyện Chúa, qua Linh Ngài, mở tâm trí chúng ta để chúng ta có thể hiểu đúng các phần khó hiểu trong Kinh Thánh. A-men.


Minh Khải- 20-9-2013

Sách tham khảo:

- Watchman Nee, The Gospel of God, volume 2, Living Stream Ministry, Anaheim, California, U.S.A., 1990.
- The New Greek English Interlinear New Testamen, Tyndale House Publishers , Ind., Carol Stream Illinois, U.S.A., 1990.

Đóng Đinh Con Đức Chúa Trời Một Lần Nữa?




Tôi thường nghe con dân Chúa bàn luận với nhau về những tín đồ sa ngã. Họ nói tín đồ sa ngã không còn có thể ăn năn kịp thời để được cứu, vì nguời ấy đã đóng đinh Con Đức Chúa Trời một lần nữa? Thực hư của sự việc nầy ra sao. Tôi xin giải bày như sau:

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Tiếng nói của các tiên tri--1


Image result for photo of prophet jeremiah in the potter's house


 Lời Giới thiệu

"Họ … chẳng biết Đấng Christ, cũng chẳng rõ tiếng nói các tiên tri mà người ta đọc mỗi ngày sa-bát" (Công. 13:27 ) .

"Đời xưa Đức Chúa Trời đã nhờ các tiên tri phán cùng tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách" (Hê-bơ-rơ 1:1) 

Mục đích của chúng ta trong các chương này là để xem những gì các tiếng nói và phương cách khác nhau trong sự phát ngôn của Đức Chúa Trời có nghĩa là gì đối với chúng ta trong thời gian của chúng ta và cuộc sống của chúng ta: không phải là một nghiên cứu toàn diện về các tiên tri, nhưng chỉ là các sứ điệp nổi bật để giáo huấn, an ủi, hướng dẫn chúng ta và - có lẽ - cảnh báo.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

SỰ AN NGHỈ SA-BÁT



Có lẽ thơ Hê-bơ-rơ được viết ra khoảng năm 67 S.C. Sau 20 thế kỷ, cuộc tranh luận về tác quyền của thơ Hê-bơ-rơ vẫn chưa ngã ngũ. Chúng ta không thể xác quyết Phao-lô là tác giả thơ tín nầy, dù trong các ứng viên mà các học giả đề nghị như A-bô-lô, Phi-líp, Bê-rít-sin, Lu-ca ….thì ông là người sáng giá nhất, có nhiều tư cách nhất. Nhưng chúng ta không thể xác quyết ông là tác giả thơ nầy. Có bảy sách trong Tân Ước mà giáo hội nghị Hội Thánh chậm phê chuẩn là Lời Đức Chúa Trời, trong đó có thơ Hê-bơ-rơ. Những sách nầy là: Gia-cơ, Hê-bơ-rơ, 2 và 3 Giăng, 2 Phi-e-rơ, Giu-đe và Khải-Thị của Giăng. Các sách nầy được Giáo hội nghị năm 397 S.C. nhóm họp tại Carthage, Tunisia, Bắc Phi Châu, công nhận là một phần của kinh điển Tân ước. Trong thơ Hê-bơ-rơ nầy có một điều rất khó hiểu, tôi xin trình bày như sau:

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI VÀ VƯƠNG QUỐC NGÀN NĂM



Có một nghịch lý trong đời sống đức tin các tín đồ ngày hôm nay như sau. 

Tôi thấy con cái Chúa dễ ngờ vực sự cứu rỗi chắc chắn, mà trong việc được cứu rỗi đó chúng ta sở hữu sự sống đời đời. Khi thấy một tín đồ nào đó, đã tin Chúa lâu năm, có dấu hiệu tái sinh rõ ràng, những sa ngã và không có dịp ăn năn trước khi chết, nhiều nguời phán quyết anh ấy đã hư mất đời đời, mất sự cứu rỗi rồi.

Còn về lẽ thật tín đồ tham dự vương quốc ngàn năm của Đấng Christ và được quyền đồng trị vì với Ngài trong nước đó, thì hầu hết con cái Chúa đều dễ dàng tin tưởng, và in trí rằng họ sẽ đương nhiên có phần trong đó.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI XẢY RA


Trước khi ra đi, sứ đồ Phao-lô dặn dò Ti-mô-thê, “hãy giảng đạo” (2 Ti-mô-thê 4:2). Theo nguyên văn Hi-lạp, danh từ “đạo” ở đây là “Logos” (Lời). Chúng ta rất khó quyết định Logos ở đây ngụ ý Chúa Jêsus hay kinh văn Kinh thánh, vì cả hai đều là Logos của Đức Chúa Trời.

Logos Đức Chúa Trời là một thân vị sống động. Logos nhục hoá (hay Ngôi Lời nhập thể) và Logos kinh văn là hai phương diện của một thân vị hằng sống, là Con Đức Chúa Trời, Jêsus Christ.