Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 30-




SỰ BAN PHÁT ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT ĐỂ SINH RA NƠI CƯ NGỤ CỦA NGÀI (2)

C. Nhiều Chỗ Ở Là Nhiều Chi Thể Của Thân Thể Đấng Christ, Tức Là Hội Thánh
Trong nhà Cha có nhiều chỗ ở (14:2). Từ ngữ Hi Lạp mang ý nghĩa “chỗ ở” trong câu 2 là hình thức số nhiều của cùng một chữ được dịch là “chỗ ở” trong câu 23. “Chỗ ở” có nghĩa là gì? Nhiều chỗ ở tức là nhiều Chi thể của Thân thể Đấng Christ (La. 12:5), là đền thờ của Đức Chúa Trời (1 Côr 3:16-17). Thân thể của Chúa có nhiều Chi thể, và mỗi Chi thể là một chỗ ở. Nhiều chỗ ở là nhiều Chi thể của Thân thể. Điều này được câu 23 minh chứng cách đầy đủ. Câu này nói Chúa cùng với Cha sẽ lập chỗ ở với người yêu Ngài. Mỗi người yêu của Jesus là một chỗ ở. Tất cả chúng ta là những chỗ ở của công trình xây dựng của Đức Chúa Trời. Công trình xây dựng này là Thân thể Đấng Christ, và tất cả những chỗ ở là những Chi thể của Thân thể Đấng Christ.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 29 -




SỰ BAN PHÁT ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT ĐỂ SINH RA NƠI CƯ NGỤ CỦA NGÀI (1)

Trong bài này chúng ta đến trọng tâm của Phúc Âm Giăng. Chương mười bốn là phần đầu của sứ điệp Chúa ban cho các môn đồ trước khi Ngài chết. Để hiểu sứ điệp ấy, chúng ta phải nhớ rằng Phúc Âm này khải thị hai điểm chính: một là Chúa đến để làm sự sống của chúng ta; hai là Chúa xây dựng chúng ta với nhau trong sự hiệp nhất với chính Ngài và với Đức Chúa Trời. Như chúng tôi đã đề cập, hai từ ngữ quan trọng nhất trong Phúc Âm này là sự sống và sự xây dựng. Từ ngữ xây dựng được nhắc đến cách rõ ràng trong chương hai, vì trong chương ấy chúng ta được biết trong ba ngày Chúa sẽ xây dựng đền thờ, là nhà của Đức Chúa Trời (c. 19). Kế đến, trong chương mười bảy, Chúa cầu nguyện để những người nhận Chúa làm sự sống có thể hiệp một trong Đức Chúa Trời Tam Nhất (cc. 21-23). Sự hiệp nhất trong Đức Chúa Trời Tam Nhất này là sự xây dựng thuộc linh. Khi chúng ta nhận Chúa làm sự sống, Chúa là Linh sẽ xây dựng chúng ta với nhau làm một trong Đức Chúa Trời Tam Nhất. Sự sống và sự xây dựng, tức tư tưởng trung tâm của Phúc Âm này, là hai điều dứt khoát chúng ta cần phải nhớ. Như chúng tôi đã nêu, Phúc Âm này được chia làm hai phần chính. Phần một cho thấy sự đến của Chúa, và phần hai cho thấy sự đi của Ngài. Sự đến của Chúa đem Đức Chúa Trời vào trong chúng ta bởi sự nhục hóa, và sự đi của Chúa đem chúng ta vào trong Đức Chúa Trời qua sự chết và sự phục sinh của Ngài. Bởi sự đến của Chúa, chúng ta nhận Ngài làm sự sống, và bởi sự đi của Ngài, Ngài xây dựng chúng ta vào trong Đức Chúa Trời. Nếu không sáng tỏ về điều ấy, chúng ta sẽ không bao giờ nhận biết được ý nghĩa thật và tư tưởng chính của Phúc Âm này.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 28




SỰ SỐNG TẨY RỬA TRONG TÌNH YÊU ĐỂ DUY TRÌ MỐI TƯƠNG GIAO (2)

II. CÁC TÍN ĐỒ RỬA CHÂN CHO NHAU
Chúng ta đã thấy chính Chúa thực hiện việc rửa chân. Bây giờ tôi muốn chia sẻ về việc các tín đồ rửa chân cho nhau (cc. 12-17). Không những chúng ta cần được chính Chúa trực tiếp rửa sạch, mà còn cần rửa chân cho nhau cách hỗ tương. Chúa bảo chúng ta rửa chân cho nhau. Như tôi đã đề cập, đôi khi chúng ta phải giữ lời Chúa theo nghĩa đen. Tuy nhiên, thậm chí ở một mức độ cao hơn chúng ta phải giữ lời Ngài theo nghĩa thuộc linh. Chúng ta cần phải rửa chân cho nhau bằng cách cung ứng công tác của Thánh Linh, cung ứng sự soi sáng của Lời, và cung ứng sự vận hành của sự sống bề trong. Nhờ làm như vậy, tôi giúp đỡ anh em, anh em giúp đỡ tôi, và chúng ta giúp đỡ lẫn nhau để được rửa sạch trong công tác của Thánh Linh, trong ánh sáng của Lời, hoặc trong sự vận hành của sự sống bề trong. Mỗi khi anh em chúng ta nhóm lại để tương giao và cầu nguyện, chúng ta cần rửa chân cho nhau cách thuộc linh. Chính bởi rửa chân cho nhau cách thuộc linh, chúng ta được sạch bụi bặm do tiếp xúc với trần thế. Anh em thân mến, anh em có bao giờ xem xét mình cần sự rửa chân hỗ tương này đến mức độ nào không? Đang khi còn bước đi và làm việc trên đất này, không những anh em cần Chúa rửa chân cho mình trực tiếp trong linh, mà cũng cần các anh chị em rửa chân cho mình nữa.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 27




SỰ SỐNG TẨY RỬA TRONG TÌNH YÊU ĐỂ DUY TRÌ MỐI TƯƠNG GIAO (1)

Trong bài này chúng ta đến chương 13, là một chương rất thú vị và đầy ý nghĩa. Có lẽ tất cả các Cơ Đốc nhân đều biết có một chương thuật về việc Chúa rửa chân cho các môn đồ trong các sách Phúc Âm. Người nào cũng thấy chương này có vẻ dễ hiểu, nhưng thật ra nhận biết ý nghĩa thật của chương này là điều không dễ chút nào. Thông thường các Cơ Đốc nhân chỉ tin rằng rửa chân cho người khác là bày tỏ tình yêu đối với họ. Thậm chí một số tín đồ còn nhất định giữ việc rửa chân mỗi khi đến bàn của Chúa. Tại bàn của Chúa, họ rửa chân cho nhau để bày tỏ tình yêu đối với nhau. Điều này chẳng có gì sai nếu không biến việc này thành lề luật. Nếu không làm thành lề luật, thì những cơ hội bày tỏ tình yêu đối với nhau bằng cách rửa chân cho nhau ấy cũng tốt. Trong quá khứ có vài lần tôi rửa chân cho những người khác, và những người khác rửa chân cho tôi. Thỉnh thoảng chúng ta phải để Chúa dẫn dắt và chỉ bảo mình làm điều này cho nhau. Nhưng việc rửa chân tượng trưng cho một điều quan trọng hơn. Như chúng ta đã thấy, mọi sự đề cập trong Phúc Âm này là dấu hiệu nói lên một điều gì đó thuộc linh và sâu xa hơn. Vì vậy, rửa chân cũng là dấu hiệu tượng trưng cho một điều gì đó thuộc linh và sâu xa hơn. Tìm ra ý nghĩa thuộc linh của dấu hiệu này là điều khá khó khăn. Như thế, ý nghĩa thuộc linh sâu hơn của dấu hiệu này là gì?

Các nguyên tắc của sự cầu nguyện-2




- (Ts Myles Munroe)
PHẦN 2.
-
Nếu bạn tin điều đó, sau đó bạn sẽ làm điều này mà được gọi là cầu nguyện. Khi bạn cầu nguyện. Và mọi tín nhân biết họ phải cầu nguyện. Sự nhóm họp ít người nhất tại mỗi nhà thờ vẫn là cuộc họp cầu nguyện. Bởi vì sự cầu nguyện được coi là cách cuộn các người cầu thay lại với nhau. Sách dạy cầu nguyện như là sách dạy cách nấu ăn. Chúng ta đọc các sách đó và sau đó chúng ta không hành động. Nhưng tôi có một số câu hỏi về sự cầu nguyện mà đã quấy rầy tôi trong nhiều năm qua. Một số câu hỏi mà có thể gây sốc cho bạn.

1.Nếu Đức Chúa Trời là tối thượng, tại sao ta còn phải cầu nguyện? Hãy suy nghĩ về điều đó một phút. Nếu Đức Chúa Trời có quyền tối cao, thì tại sao chúng ta nên cầu nguyện? Đó là một câu hỏi tốt. Nếu Đức Chúa Trời là tối thượng,  điều đó có nghĩa Ngài có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn làm. Vậy tại sao chúng ta nên cầu nguyện nếu Đức Chúa Trời  có quyền tuyệt đối rồi? Ngài sẽ làm những gì Ngài cảm thấy cần phải làm, như vậy tại sao cầu nguyện? Đó là một câu hỏi tốt.

Các nguyên tắc của sự cầu nguyện-1




- (Myles Munroe)

PHẦN 1

Một trong những điều mà tôi đã theo đuổi trong 32 năm qua là để hiểu tâm trí của Đức Chúa Trời. Tâm trí của Đức Chúa Trời  thì quan trọng hơn  bàn tay của Đức Chúa Trời. Bàn tay của Đức Chúa Trời đụng đến các hành động của Ngài. Nhưng tâm trí Đức Chúa Trời giao tiếp với cách thức của Ngài. Môi-se biết những đường lối  của Đức Chúa Trời . Dân chúng  biết hành động của Đức Chúa Trời.  Những người biết hành động của Đức Chúa Trời hiếm khi có một mối liên hệ với Đức Chúa Trời. Nhưng những người biết đường lối của Đức Chúa Trời , và tâm trí của Đức Chúa Trời, thì có một sự thân mật càng phát triển và tạo ra một sự tin cậy với Đức Chúa Trời mà chỉ có thiên đàng biết họ. Và môi-se đã có sự đáng tin đó. Và như tôi theo đuổi để hiểu vấn đề này về mục đích, tôi phát hiện ra rằng  mục đích nầy là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Tôi tin rằng  thảm kịch vĩ đại nhất trong cuộc sống không phải là sự chết, nhưng bi kịch lớn nhất trong cuộc sống là sống mà không có mục đích.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

NHỮNG AI ĐẬU VÀO NƯỚC NGÀN NĂM?- 29-




Những người bỏ mất mạng sống-
-
Ai tìm được mạng sống mình thì phải mất, còn ai vì cớ ta mà mất mạng sống mình thì sẽ tìm lại được-Mathio 10:39
-
Trong Kinh thánh tiếng Hi lạp có ba chữ  mà tiếng Việt có thể dịch tổng quát là: “sự sống”-
1.     zoe: sự sống đời đời của Đức Chúa Trời
2.     Bios: sự sống vật lí của sinh vật, như sự sống cơ thể chúng ta.
3.     Psuchē: sự sống hồn người, có thể dịch là hồn, sự sống của hồn người, mạng sống và bản ngã.
Trong chỉ một câu Kinh thánh nầy, Chúa Jesus nói rõ rằng ai tìm được sự sống hồn mình trong đời nầy thì đời sau là nước ngàn năm, anh ta không được tham dự. Còn những ai bỏ mất mạng sống hồn mình trong đời nầy thì đời sau anh ta sẽ tham dự nước ngàn năm của Chúa.
--Tìm được sự sống hồn là cho phép có sự vui hưởng thoải mái của nó trong đời nầy, như ham muốn vô độ về các phương diện kể cả ăn uống, và nhất là tìm cách cho hồn mình tránh chịu đau khổ vì Chúa.  Có nhiều tín đồ chân thật của Chúa cho hồn của minh “đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích”. Truyền đạo 2:10 , vua Sa-lô-môn tự chứng, “Ta chẳng từ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ưa thích”
Đó là những hồn của tín đồ no nê mọi sở thích của hồn mình, thì họ sẽ mất hồn mình vào ngày Chúa quang lâm. Mất đây là họ không được cứu khỏi nơi hình phạt kỉ luật Chúa dành cho nhưng người có hồn thỏa mãn về đời sống vật dục hôm nay. Hồn họ sẽ chịu khổ trong nơi đó,
Nếu tín đồ của Chúa cho phép hồn họ có sự hưởng thụ trong thời đại nầy, họ sẽ làm cho hồn mình chịu đựng mất mát sự tận hưởng thời đại vương quốc sắp đến.
--Còn mất sự sống hồn là khiến cho hồn mất mọi sự hưởng thụ trần gian và còn chịu đau khổ vì Danh Chúa và hội thánh Ngài. Nếu họ cho hồn họ chịu mất sự hưởng thụ trong thời đại nầy vì cớ Chúa Jesus, họ sẽ có đủ khả năng làm cho hồn mình sống trong nước ngàn năm sắp đến, đó là dự phần niềm vui của Đức Vua và cai trị trên trái đất.
Minh Khải 6-11-2016

NHỮNG AI ĐẬU VÀO NƯỚC NGÀN NĂM?- 28-




Những người ngồi dựa bàn với Áp-ra-ham-
-
Mathio 8:11-12-Ta nói cùng các ngươi, có nhiều người từ đông, tây sẽ đến mà ngồi bàn với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp trong nước trời.  Nhưng con cái nước nhà sẽ bị quăng ra chốn tối tăm ở ngoài, tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng."
-
Khi đọc trong trang Đức Tin Lẽ Thật, bạn tôi cũng như tôi thấy sao ít người đọc và like bài đăng trong đó, trong khi những bài có tính sơ cấp như Bài tín điều sứ đồ, thì cả trên 100 độc giả like. Tôi đáp với bạn tôi rằng vì đa phần dân Chúa còn non nớt, họ thích uống sữa, chứ không thể tiếp nhận nỗi đồ ăn cứng. Còn những người trưởng thành ăn được thứ ăn cứng trong ĐTLT thì họ đọc thì có đọc  nhưng không hề nhấp chữ like.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 26




KẾT QUẢ VÀ SỰ GIA TĂNG BỘI PHẦN CỦA SỰ SỐNG (2)

II. SỰ SỐNG GIA TĂNG GẤP BỘI NHỜ SỰ CHẾT VÀ SỰ PHỤC SINH
Trong bài này chúng ta đến phần thứ hai của sách Giăng chương mười hai. Trong phần đầu của chương ấy, theo hình bóng chúng ta thấy, Hội thánh hiện hữu nhờ Chúa là sự sống phục sinh. Chúng ta có Hội thánh bởi sự sống phục sinh của Ngài. Nhưng làm thế nào Chúa phát triển Hội thánh? Điều này được bày tỏ trong phần thứ hai của chương ấy (cc. 12-36a). Phần đầu cho thấy làm thế nào để có Hội thánh. Còn phần thứ hai cho thấy thế nào Chúa phát triển Hội thánh qua sự chết và sự phục sinh của Ngài.

A. Thời Hoàng Kim Của Jesus
Vào thời điểm này, theo cái nhìn của thế gian, Jesus đang ở giai đoạn hoàng kim của đời mình. Việc Ngài làm cho La-xa-rơ từ người chết sống lại là một phép lạ gây chấn động cho mọi người. Thật là một phép lạ khi một người chết, chôn đã bốn ngày, thậm chí đã có mùi, mà sống lại. Vì Chúa đã làm cho La-xa-rơ từ người chết sống lại, nên nhiều người Do Thái tôn cao Ngài và nồng nhiệt chào đón Ngài (cc. 12-19). Họ chào mừng Ngài bằng cách tung hô: “Hô-sa-na, chúc tụng Đấng đến trong danh Chúa, là Vua của Israel!” Nói theo loài người, đó là giờ vinh hiển nhất của Chúa khi Ngài ở trên đất. Mọi người ngợi khen Ngài, chào đón Ngài, tôn trọng Ngài, và kính nể Ngài. Ngay cả người Hi Lạp cũng đến tìm Ngài (cc. 20-22). Người Do Thái chào đón Ngài, và người Ngoại Bang, tức người Hi Lạp muốn theo Ngài. Chúa có thể sản sinh ra Hội thánh và phát triển Hội thánh bằng cách nhận lấy sự chào mừng và tôn trọng ấy không? Không, đó không phải là phương cách sản sinh hay phát triển Hội thánh. Đó không phải là cách làm cho Hội thánh hiện hữu và gia tăng trong sự sống.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 25




KẾT QUẢ VÀ SỰ GIA TĂNG BỘI PHẦN CỦA SỰ SỐNG (1)

Trong bài này chúng ta đến một phân đoạn chính khác trong Phúc Âm Giăng. Chúng ta đã thấy Phúc Âm này gồm có hai phần: Lời đời đời nhục hóa đến để đem Đức Chúa Trời vào trong con người (chương 1–13), và Jesus bị đóng đinh và Đấng Christ phục sinh đi dọn đường đem con người vào trong Đức Chúa Trời, và là Linh đến để cứ ở và sống trong các tín đồ để xây dựng nơi ở của Đức Chúa Trời (chương 14–21). Chúng ta đã bàn đến ba phân đoạn đầu của phần chính thứ nhất: giới thiệu sự sống và sự xây dựng (1:1-51); nguyên tắc của sự sống và mục đích của sự sống (2:1-22); và sự sống đáp ứng nhu cầu của con người trong mọi trường hợp (2:23–11:57). Nguyên tắc của sự sống là thay đổi sự chết thành ra sự sống (2:1-11), và mục đích của sự sống là xây dựng nhà Đức Chúa Trời (2:12-22). Bắt đầu với chương ba, chúng ta thấy chín trường hợp minh họa cách Đấng Christ là sự sống có thể đáp ứng mọi nhu cầu của loài người để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Điều đó đem chúng ta đến cuối chương mười một. Sau đó trong chương 12, Phúc Âm này khải thị kết quả của việc Đấng Christ trở nên sự sống cho con người, đó là sản sinh ra Hội thánh. Hội thánh, là nhà yến tiệc, là nơi Chúa có thể nghỉ ngơi và được thỏa mãn. Kết quả của việc Đấng Christ trở nên sự sống cho con người là Hội thánh. Như vậy thì sự gia tăng bội phần của sự sống là gì? Trong chương mười hai chúng ta thấy một Hội thánh nhỏ. Hội thánh ấy nhỏ về số lượng, về tầm cỡ, và về sự tăng trưởng của sự sống. Làm thế nào Hội thánh ấy có thể gia tăng bội phần? Ấy là bởi sự gia tăng bội phần của sự sống. Kết quả của sự sống là sản sinh ra Hội thánh, và sự gia tăng bội phần của sự sống là làm gia tăng Hội thánh về tầm cỡ, về số lượng và về sự tăng trưởng của sự sống.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 24




NHU CẦU CỦA NGƯỜI CHẾT – SỰ SỐNG LÀM SỐNG LẠI (2)

Qua việc xem xét các dấu lạ trong Phúc Âm Giăng, chúng ta có thể nhận thức trước hết Chúa đến với chúng ta như sự sống. Loại chướng ngại đầu tiên mà Ngài gặp là tôn giáo của người Do Thái, và loại thứ hai là các ý kiến loài người mà những người yêu Ngài nắm giữ. Ngày nay trong Hội thánh của Ngài, chướng ngại đến từ những ý kiến con người cũng y hệt như vậy. Vô số ý kiến của những người yêu Chúa nhất đang ngăn trở Chúa, khiến cho Ngài không làm sự sống phục sinh trong Hội thánh được. Bên ngoài Hội thánh, tôn giáo cản trở Chúa làm sự sống. Nhưng bên trong Hội thánh, những ý kiến bất tận cũng cản trở Ngài làm sự sống của chúng ta.

Chín trường hợp ấy rất ý nghĩa vì đã bày tỏ rằng Chúa là sự sống bắt đầu với sự tái sinh và kết thúc với sự phục sinh. Tất cả những trường hợp này là những dấu lạ cho thấy Chúa đến với chúng ta như sự sống trong các phương diện khác nhau. Kinh nghiệm về Chúa là sự sống của chúng ta bắt đầu với sự tái sinh và đạt đến đỉnh điểm ở sự phục sinh.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 23




NHU CẦU CỦA NGƯỜI CHẾT – SỰ SỐNG LÀM SỐNG LẠI (1)

Trường hợp làm cho La-xa-rơ sống lại từ người chết chắc chắn là một trường hợp kỳ diệu. Ở đây chúng ta thấy trường hợp của một người đã chết, đã chôn bốn ngày và bắt đầu có mùi. Tuy nhiên, người ấy đã được sống lại. Tại sao ba sách Phúc Âm kia không ghi lại trường hợp kỳ diệu này? Dầu trường hợp này rất kỳ diệu, ba sách Phúc Âm kia không nói gì về trường hợp này cả. Trường hợp phục sinh này không thích hợp với mục đích của ba sách Phúc Âm kia, mà chỉ phù hợp với Phúc Âm Giăng mà thôi. Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca là những Phúc Âm được viết ra với mục đích khác hơn là trình bày về sự sống. Giăng là Phúc Âm về sự sống. Vì vậy, Thánh Linh giữ trường hợp này lại cho Giăng. Sự kiện này chứng minh Phúc Âm Giăng là sách sự sống.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 22




NHU CẦU CỦA NGƯỜI MÙ TRONG TÔN GIÁO – THỊ GIÁC CỦA SỰ SỐNG VÀ SỰ CHĂN DẮT CỦA SỰ SỐNG (2)

Bây giờ chúng ta đến Giăng chương 10. Đây là chương rất thích thú, nhưng cũng là chương bị hiểu lầm. Chương này thật sự là phần tiếp theo chương chín. Câu 21 giúp chúng ta nhận biết điều này, vì câu hỏi được nêu lên: “Quỉ há có thể mở mắt kẻ mù được sao?” Cả hai chương đều xoay quanh bản ký thuật về trường hợp người mù bẩm sinh. Ý tưởng của chương này thật sâu sắc. Ở bề mặt, dường như chương này dễ hiểu, nhưng thật ra hiểu được ẩn dụ hay tỉ dụ này không phải là dễ. Chúa đưa ra tỉ dụ về chuồng chiên ngay sau khi Ngài chữa lành người mù, là người bị người Do Thái đuổi ra khỏi nhà hội. Vì vậy, biến cố này trở nên bối cảnh cho ẩn dụ về chuồng chiên.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 21





NHU CẦU CỦA NGƯỜI MÙ TRONG TÔN GIÁO –THỊ GIÁC CỦA SỰ SỐNG VÀ SỰ CHĂN DẮT CỦA SỰ SỐNG (1)

Như chúng tôi đã đề cập, chín trường hợp trong Phúc Âm Giăng được chia ra làm hai nhóm. Sáu trường hợp đầu bày tỏ thế nào Chúa, là sự sống của chúng ta, có thể ứng xử với những điều tích cực, trong khi ba trường hợp sau bày tỏ thế nào Chúa, là sự sống của chúng ta, có thể xử lý những điều tiêu cực. Chúng ta hãy ôn lại các trường hợp ấy một lần nữa. Sáu trường hợp đầu bày tỏ Chúa là sự sống để tái sinh, làm thỏa mãn, chữa lành, làm sống động, nuôi dưỡng và làm hết khát. Sáu dấu hiệu này tạo thành một nhóm vì bàn đến những phương diện tích cực của sự sống Ngài. Ba trường hợp sau giải quyết những điều tiêu cực về tội, sự đui mù và sự chết. Tội gây nên sự đui mù và dẫn đến sự chết. Vì vậy, ba điều đó – tội, sự đui mù và sự chết – tạo thành một nhóm bày tỏ thế nào Chúa, là sự sống của chúng ta, giải quyết những điều tiêu cực này. Trong sáu trường hợp đầu Chúa đem chúng ta đến những điều tích cực, nhưng trong ba trường hợp sau, Ngài giải cứu chúng ta khỏi những điều tiêu cực vì Ngài giải cứu chúng ta khỏi tội, sự đui mù và sự chết.