Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Các nguyên tắc của sự cầu nguyện-2




- (Ts Myles Munroe)
PHẦN 2.
-
Nếu bạn tin điều đó, sau đó bạn sẽ làm điều này mà được gọi là cầu nguyện. Khi bạn cầu nguyện. Và mọi tín nhân biết họ phải cầu nguyện. Sự nhóm họp ít người nhất tại mỗi nhà thờ vẫn là cuộc họp cầu nguyện. Bởi vì sự cầu nguyện được coi là cách cuộn các người cầu thay lại với nhau. Sách dạy cầu nguyện như là sách dạy cách nấu ăn. Chúng ta đọc các sách đó và sau đó chúng ta không hành động. Nhưng tôi có một số câu hỏi về sự cầu nguyện mà đã quấy rầy tôi trong nhiều năm qua. Một số câu hỏi mà có thể gây sốc cho bạn.

1.Nếu Đức Chúa Trời là tối thượng, tại sao ta còn phải cầu nguyện? Hãy suy nghĩ về điều đó một phút. Nếu Đức Chúa Trời có quyền tối cao, thì tại sao chúng ta nên cầu nguyện? Đó là một câu hỏi tốt. Nếu Đức Chúa Trời là tối thượng,  điều đó có nghĩa Ngài có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn làm. Vậy tại sao chúng ta nên cầu nguyện nếu Đức Chúa Trời  có quyền tuyệt đối rồi? Ngài sẽ làm những gì Ngài cảm thấy cần phải làm, như vậy tại sao cầu nguyện? Đó là một câu hỏi tốt.

2. Câu hỏi thứ hai. Nếu Đức Chúa Trời không bị chúng ta gây ảnh hưởng,  thì  tại sao phải cầu nguyện? Tối thượng quyền thực sự có nghĩa là Ngài tự do đối với các ảnh hưởng của bạn. Vậy tại sao chúng ta nên cầu nguyện? Nếu tôi cầu nguyện hầu Ðức Chúa Trời  làm một cái gì đó mà Ngài có quyền tuyệt đối, Ngài có thể làm ngược lại. Vậy tại sao tôi lại lãng phí thời gian của tôi để van lơn, khuyên giải và thỉnh cầu một Đức Chúa Trời là Đấng sẽ làm những gì Ngài muốn theo cách nào đó? Đó là một câu hỏi chính đáng và hợp lý.
3. Câu hỏi thứ ba làm tôi băn khoăn. Nếu Đức Chúa Trời không thể bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta nói (vì Ngài là Đức Chúa Trời) thì tại sao phải cầu nguyện chứ? Tôi tiếp nhận được những câu trả lời mà đã làm thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi sẽ cung cấp cho bạn 3 câu trả lời đã làm thay đổi đời tôi.
a. Đức Chúa Trời là tối thượng như Lời của Ngài.
b. Đức Chúa Trời bị Lời của Ngài hạn chế.
c. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ vi phạm Lời của Ngài.
Tôi lặp lại, lý do tại sao chúng ta cầu nguyện là vì ba điều sau đây:-.
a. Đức Chúa Trời là tối thượng như Lời của Ngài.
b. Đức Chúa Trời bị Lời của Ngài hạn chế.
c. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ vi phạm Lời của Ngài

Tại sao những điều nầy quan trọng? Bất cứ khi nào Đức Chúa Trời phán, bất cứ điều gì Đức Chúa Trời nói đều trở thành luật. Không chỉ cho cõi sáng tạo, nhưng nó cũng sẽ trở thành luật đối với Đức Chúa Trời.  Đức Chúa Trời là tối thượng  cho đến khi Ngài nói. Đang khi Đức Chúa Trời không nói, Ngài tối thượng. Nhưng khi Ngài đã phán, Ngài sẽ bị mắc vào những gì Ngài đã nói. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời không nói nhiều. Một số bạn có cầu hỏi Đức Chúa Trời Chúa nói với bạn và phán với bạn. Và lắm khi Đức Chúa Trời không nói với bạn. Tại sao? Bởi vì Đức Chúa Trời biết, "Nếu Ta đã bao giờ nói với người ấy, Ta đã mắc phải sự việc là phải làm điều đó." Bạn sẽ nhận được nó sau khi Ta ra đi. Bạn sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời được giới hạn bởi những gì Ngài nói. Vì vậy khi Đức Chúa Trời nói, tối thượng  quyền của Ngài sẽ bị các lời Ngài làm giới hạn . Tại sao điều nầy rất quan trọng cho bạn và tôi? Vì cớ sự cầu nguyện đã được tạo ra bởi những hạn chế trong lời của Ngài. Sư cầu nguyện là một điều kỳ lạ trong Tân ước đối với tôi.
Bây giờ bạn và tôi giở sách Lu ca, chương 11. Khi tôi đã thấy được điều này, điều đó đã thay đổi cuộc sống của tôi. Lu-ca chương 11. Khi tôi đọc bốn phúc âm, như bạn có thể đã đọc nhiều lần, tôi đã được ấn tượng về các phép lạ của Chúa Giêsu. Tôi đã chịu ấn tượng bởi việc Ngài chữa bệnh  người mù và làm cho đứa trẻ đã chết sống lại. Tôi đã rất ấn tượng về  cách đi bộ trên mặt nước mà Ngài đã làm và việc làm sạch những người phung. Tôi đã rất ấn tượng khi Ngài đã phán cùng  cây cối và chúng đã chết. Tôi đã rất ấn tượng khi Ngài bẻ bánh mì và cá ra rồi nuôi dưỡng hàng nghìn người. Tôi nghĩ rằng điều đó tuyệt vời. Thực tế, tôi nghĩ, nếu tôi đã ở với Chúa Giêsu và bước đi với Ngài về mặt thể chất và ở với Ngài trong 3 ½ năm đó, tôi chắc đã hỏi Ngài, "xin Chúa dạy con làm thế nào để mở mắt người mù. Dạy con làm thế nào để đi bộ trên mặt nước. Dạy con làm thế nào  bẻ  bánh mì và đãi quần chúng một bữa tiệc. Dạy con làm thế nào làm sạch bệnh phong với một cái chạm của bàn tay. Dạy con làm thế nào làm tất cả những việc quy mô và diệu kì đó. Nhưng bạn có biết? Nhưng diều duy nhất mà các môn đồ từng cầu xin Chúa Giêsu là dạy cho họ cách cầu nguyện. Điều đó làm tôi băn khoăn. Bởi vì, bạn thấy, tôi giống như bạn. Tôi muốn được nổi tiếng. Tôi muốn thưa với Ngài, "xin dạy con làm thế nào bước đi trên mặt nước."
Sau đó tôi sẽ gọi các hãng  truyền hình CNN, ABC, và nói, "hãy đến đây ngày hôm nay, tôi sẽ cho bạn thấy một cái gì đó". Và tôi đã được in hình trên trang bìa của tạp chí Time. "Đi bộ trên mặt nước ở Florida." Tôi đã nói với Ngài, "dạy cho con cách làm sạch bệnh phong hoặc dạy cho con mở mắt một số người mù. Hãy cho con làm điều gì đó cách sôi nổi mà tất cả mọi người có thể nhìn thấy. Họ đã không bao giờ làm được. Họ đã chỉ cầu xin Ngài dạy cho họ---sự thỉnh cầu duy nhất--dạy cho họ cách  cầu nguyện. Làm thế nào đến cả Phi-e-rơ cũng đã không yêu cầu Ngài dạy anh ta cách bẻ nát bánh mì ra, dạy anh cách làm sạch bệnh phong. Chỉ dạy chúng con làm sao làm một điều này—cầu nguyện. Và Kinh Thánh nói trong Lu-ca chương 11:1, "Khi Jêsus cầu nguyện ở nơi kia, vừa xong, xảy có một môn đồ thưa Ngài rằng: “Xin Chúa dạy chúng tôi cầu nguyện, cũng như Giăng đã dạy môn đồ mình vậy.”
Tôi thích lời tuyên bố này trong câu Kinh thánh này. "Khi Jêsus cầu nguyện ở nơi kia, vừa xong." Một môn đồ của Ngài cầu xin Ngài bằng những lời khác khi họ đã xem Ngài cầu nguyện dưới bóng cây.
Tôi có thể đưa ra một tuyên bố mà có thể không làm tốt cho thần học của bạn không? Chúa Giêsu không bao giờ cầu nguyện chung với các môn đồ của mình. Ngài luôn luôn cầu nguyện một mình. Hãy đọc Kinh Thánh của bạn một cách cẩn thận. Bất cứ khi nào Ngài cố gắng cầu nguyện, Ngài nói, "các ngươi ở đây" Và Ngài đã đi tách riêng ra. Tại sao? Vì cầu nguyện là một điều cá nhân. Chúng ta thích  sự cầu nguyện của một nhóm, vì chúng ta không thích cầu nguyện riêng. Cầu nguyện là một sự rèn luyện riêng, là một mối quan hệ cá nhân đầu tiên.
Không có gì sai với sự cầu nguyện của tập thể, nhưng đó không phải là niềm đam mê của bạn. Niềm đam mê của bạn nên là sự cầu nguyện riêng tư. Chúng ta thích buổi cầu nguyện theo nhóm vì chúng ta có thể dễ mất hút trong đám đông, và không cần cầu nguyện bất cứ điều gì khi có đông người ở đó. Chúa Giêsu đã tự mình cầu nguyện. Và họ đang quan sát Ngài. Khi Ngài đã cầu nguyện xong, Kinh thánh chép rằng họ nói với Ngài, "Thưa Thầy, xin dạy chúng con làm thế nào cầu nguyện như vậy đó”. Câu hỏi của tôi dành cho bạn, đó là một câu hỏi cũng đã  đến với tôi nhiều năm trước đây.- "Tại sao họ cầu xin Ngài dạy họ điều duy nhất này?  Họ đã không cầu xin Ngài dạy cách làm phép lạ hoặc đi bộ trên mặt nước. Họ nói, "Hãy dạy chúng con một điều này. Xin dạy chúng con cách làm điều mà Ngài làm. Điều mà Ngài làm một mình. Điều chúng con quan sát Ngài làm dưới bóng những bụi cây”. Tại sao họ quan tâm đến một điều duy nhất nầy? Xin dạy chúng con cách cầu nguyện. Tôi đã miêu tả rồi. Bởi vì các môn đồ cuối cùng đã hiểu được.
Hãy lắng nghe một cách cẩn thận. Đó là những gì tôi gọi là lập luận theo phép  quy nạp và suy diễn. Các môn đệ trở nên thông minh sau một thời gian. Bởi vì bạn thấy kinh thánh luôn luôn nói điều này, "Đến sáng sớm. khi còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó” (Mác 1:35).    bao giờ bạn đọc điều đó  trước đây trong kinh thánh của bạn chăng? Tôi sẽ nói lại điều nầy lần nữa. Hãy lắng ghe cách cẩn thận. "Đến sáng sớm. khi còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó " Khi Ngài đã làm điều đó? Một thời gian rất lâu trước ngày mới bắt đầu-
8-11-2016
Còn phần 3