Mục đích tối cao của Đức Chúa Trời đối với
Hội thánh ngày nay là Hội thánh phải tự xây dựng trong tình thương yêu bởi một
sự cung phụng sự sống, và do đó mà lớn lên thành Đấng Christ trong mọi sự. Đó
là mục tiêu đặt trước Hội Thánh trong thơ Êphêsô, chương 4. Hơn nữa trong thơ I
Cô 13, theo liền đoạn sách luận về Thân Thể mà chúng ta vừa suy nghĩ, Phaolô tỏ
cho ta thấy rằng Đức Chúa Trời chẳng dùng các ân tứ, song dùng tình thương yêu
và sự xây dựng lâu dài cho Hội thánh. Các ân tứ được biểu hiện bên ngoài bằng việc
làm, lời nói, phép lạ, sự chữa bệnh, lời tiên tri…v.v. Còn tình thương yêu là
bông trái do sự vận hành bên trong của Đức Thánh Linh qua thập tự giá trong sự
sống các chi thể. Ân tứ là phương thức tạm thời, mặc dù chắc chắn là phương
thức của Đức Chúa Trời; nhưng Thân Thể tự xây dựng trong sự yêu thương (Êph
4:16). Khi mọi sự khác qua đi, thì tình thương yêu còn lại.
Mathio 12:34-37, “Ớ dòng dõi rắn độc kia, các ngươi vốn là
ác, thể nào nói điều thiện được? Vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói
ra. Người thiện do chứa thiện (kho tàng
thiện) mà phát ra điều thiện, kẻ ác do chứa ác (kho tàng ác) mà phát ra điều
ác. Ta nói cùng các ngươi, mọi lời tầm
phào mà người ta nói ra đều phải khai trình trong ngày xét đoán. Vì bởi lời nói mà ngươi được xưng nghĩa (biện
chính), cũng bởi lời nói mà ngươi bị định tội."
Lu ca 6:45, “Người thiện do lòng chứa thiện( kho tàng thiện)
mà phát ra điều thiện, kẻ ác do lòng chứa (kho tàng) ác mà phát ra điều ác; vì do sự đầy dẫy trong
lòng mà miệng người mới nói ra”.
Từ huyền nhiệm thiên thượng bây giờ chúng ta quay sang sự biểu hiện thế
hạ. Sau khi đã thấy hội thánh, Thân Thể, trong mối tương quan của họ với Chúa,
bây giờ chúng ta suy nghiệm các mối liên hệ loài người của hội thánh. Ngày nay
thời kỳ đã chín muồi để chúng ta tự hỏi, các chi thể tác nhiệm lẫn nhau như thế
nào?
Hầu như về mọi sứ đồ, chính Phao-lô là người đầu tiên có quan niệm coi
Jesus và dân Ngài như một Thân Thể và các chi thể liên hệ. Chắc chắn đây là một
cái nhìn đặc biệt về hội thánh do ông đề ra. Sau hết mọi sự, điều đó vốn cột
chặt với chính sự hối cải và kêu gọi của ông, chứa đựng trong các lời đầu tiên
của Chúa phán cùng ông: “Ta là Jesus mà ngươi đang bách hại” (Sứ 9:5). Bắt bớ
những kẻ tin là bắt bớ Jesus. Đụng chạm các môn đồ Ngài là đụng chạm Ngài. Các
lời nầy đã báo trước sự khải thị vĩ đại sẽ được ban cho Phao-lô về huyền nhiệm
của hội thánh. Chúng đã bảo cùng ông đôi điều mới mẻ về Chúa tức đôi điều mà
mãi đến khi đó không nhiều hơn sự hiểu ngầm trong các lời tuyên bố Ngài khi còn
trên trái đất.
Từ huyền nhiệm thiên thượng bây giờ chúng ta quay sang sự biểu hiện thế
hạ. Sau khi đã thấy hội thánh, Thân Thể, trong mối tương quan của họ với Chúa,
bây giờ chúng ta suy nghiệm các mối liên hệ loài người của hội thánh. Ngày nay
thời kỳ đã chín muồi để chúng ta tự hỏi, các chi thể tác nhiệm lẫn nhau như thế
nào?
Hầu như về mọi sứ đồ, chính Phao-lô là người đầu tiên có quan niệm coi
Jesus và dân Ngài như một Thân Thể và các chi thể liên hệ. Chắc chắn đây là một
cái nhìn đặc biệt về hội thánh do ông đề ra. Sau hết mọi sự, điều đó vốn cột
chặt với chính sự hối cải và kêu gọi của ông, chứa đựng trong các lời đầu tiên
của Chúa phán cùng ông: “Ta là Jesus mà ngươi đang bách hại” (Sứ 9:5). Bắt bớ
những kẻ tin là bắt bớ Jesus. Đụng chạm các môn đồ Ngài là đụng chạm Ngài. Các
lời nầy đã báo trước sự khải thị vĩ đại sẽ được ban cho Phao-lô về huyền nhiệm
của hội thánh. Chúng đã bảo cùng ông đôi điều mới mẻ về Chúa tức đôi điều mà
mãi đến khi đó không nhiều hơn sự hiểu ngầm trong các lời tuyên bố Ngài khi còn
trên trái đất.