Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Jonathan Edwards



Một Tấm Lòng Yêu Chúa
        (Phần 1)

 
 Vào đầu năm nay, TNPA có đăng tải một loạt bài về Jonathan Edwards.  Vào tuần vừa qua là kỷ niệm 305 năm ngày sinh nhật của vị mục sư và nhà thần học lỗi lạc này. Viện đại học Yale nơi ông Edwards làm viện trưởng một thời gian ngắn trước khi ông qua đời có những buổi diễn thuyết, bình luận, triển lãm về những đóng góp của ông Edwards cho hội thánh Chúa tại Hoa Kỳ và nền thần học tại quốc gia này.
   Đối với nhiều mục sư và nhiều nhà thần học có thể nói rằng "Sau quyển Kinh Thánh, Jonathan Edwards là người có ảnh hưởng đến họ nhiều nhất"  Tại sao như vậy?  Nếu theo lý luận một người yêu ai thì tâm tưởng về người mình yêu không ngớt, thì cũng vậy, Jonahtan Edwards có tâm tình đấm chìm trong việc "yêu đương Chúa" (a mind in love with God).  Có rất ít người có được một sự tổng họp của sự sắc bén tâm trí, sự tập trung của tư tưởng, sự liên kết của Lời Chúa, sự sâu sắc của nhận định, sự cảm xúc mảnh liệt của tình cảm, sự cao độ của trí tưởng tượng, và sự bộ

Oswald Chambers



Một Đời Sống Đáng Noi Theo
Có lẽ trong số chúng ta có người đọc đi đọc lại cuốn sách tĩnh nguyện hàng ngày nỗi tiếng trong thế kỷ vừa qua "My Utmost for His Highest" của Oswald Chambers, mà Tiếng Nói Phúc Âm đăng tải mỗi ngày dưới đề tài ‘Tất cả của Tôi Cho Sự Cao Cả của Ngài'.

Oswald Chambers sanh vào ngày 24 tháng Bảy năm 1874 ở Aberdeen, Scotland.  Chambers là một mục sư và giáo sư nỗi tiếng vào thế kỷ thứ Hai Mươi, được sanh ra trong một gia đình có cha mẹ là mục sư Báp-tít rất sốt sắng.  Chambers không có dự định đi vào chức vụ hầu việc Chúa.  Ông học ở trường Mỹ Thuật Kensington, trường Mỹ Thuật Hoàng Gia Luân Đôn, và sau đó theo học ở viện đại học Edinburg.  Ông định theo đuổi ngành mỹ thuật và khảo cổ học.  Năm ông 22 tuổi, đang khi học ở Edinburg, ông được thúc đẩy đi vào chức vụ, và do đó ông chuyển trường để học tại Dunoon College.  Là một sinh viên xuất sắc, chẳng bao lâu Chambers bắt đầu dạy tại các lớp trong trường và bắt đầu tổ chức hội ái hữu nghiên cứu về thơ văn của nhà thơ Robert Browning, nhà thơ mà ông ngưỡng mộ.   
Sau khi học xong, ông chuyển từ việc dạy Kinh Thánh sang việc truyền giảng lời Chúa.  Qua chức vụ đó, Chambers từng du hành nhiều nơi trên thế giới; từ Anh Quốc, ông dừng chân ở Ai Cập, Nhật Bản, và Hoa Kỳ.  Trong một chuyến du hành sang Mỹ quốc năm 1908, ông gặp được cô Gertrude Hobbs.  

NÀNG LÀ AI?




Nàng là ai, mà xiêm y lộng lẫy,
Ngồi lạc đà từ Pha đan đi lên,
Trang điểm ngọc ngà, vẻ đẹp tăng thêm,
Gặp tân lang khi hoàng hôn buông xuống?

Rê-be-ca, người Y-sác suy tưởng,
Cưới đem vào ở nhà trại mẹ mình,
Nàng là hội thánh dân ngoại tái sinh,
Được vào dự phần giao ước Do-thái.

Nàng là ai, gốc gác từ dân ngoại,
Kết duyên lành Giô-sép, vị quyền uy,
Ách-nát ra khỏi thế giới thần kỳ,
Là hội thánh được kêu gọi tỏ rõ.

LỊCH SỬ ISRAEL TRONG PHÚC ÂM GIĂNG





“Thời gian từ khi chúng ta rời Ca-đe Ba-nê-a đến khi vượt qua khe Xết-rôn là 38 năm. Trong thời gian đó, các chiến binh thuộc thế hệ ấy đã bị tiêu diêt khỏi trại quân, như Đức Giê-hô-va đã thề với họ” (Phục 2:14).

   “Tại Jerusalem, gần cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Bê-tết-đa. Hồ có 5 vòm cửa. Rất nhiều người đau ốm, mù loà, què quặt, bại liệt nằm tại đó. Có một nguời mắc bệnh đã 38 năm. Chúa Jesus thấy người nầy nằm đó, vì biết bị bệnh đã lâu…”( Giăng 5:2-6).
   “Tổ phụ chúng ta đã ăn Ma-na trong hoang mạc, như lời đã chép: Ngài cho họ ăn bánh từ trời.” (Giăng 6:31).

   “Như Cha hằng sống đã sai Ta, Ta nhờ Ngài mà sống thể nào thì người nào ăn Ta cũng sẽ nhờ Ta mà sống thể ấy. Đây là bánh từ trời xuống, không như bánh tổ phụ các ngươi ăn rồi chết, người nào ăn bánh nầy sẽ sống đời đời” (Giăng 6:57-58).

   Khi viết phúc âm của mình, cụ Giăng đã là một sứ đồ thâm niên, già dặn trong Chúa. Những gì ông viết ra, đều có ý nghĩa rất sâu sắc, có sức nặng thuộc linh cặp theo. Ông đưa lịch sử dân Israel vào.

   Tại sao vị sứ đồ có liên hệ sự việc một bệnh nhân bại liệt 38 năm, nằm tại ao Bê-tết-đa, Jerusalem, với thời gian 38 năm Israel lưu lạc trong hoang mạc? Tại sao ông còn liên hệ việc dân Israel xưa kia ăn ma-na trong đồng hoang rồi chết với việc dân Israel vào thời của Ngài không hiểu và không chịu ăn Ngài là bánh hằng sống cùng chân thật của họ? Sứ đồ Giăng có ngụ ý rằng dân Israel thời Chúa Jesus và dân Chúa trong các hội thánh vào thời của ông đều đang lang thang trong sa mạc chăng? –Có. Họ đang què quặt, đui mù, tật nguyền vì thiếu quyền năng để buớc đi. Họ đang sống dở, chết dở, vì họ không chấp nhận và vui huởng Chúa Jesus là bánh từ trời cho mình.
  
   Lịch sử Israel trong phúc âm Giăng là lịch sử về dân tuyển đang lưu lạc vô mục đích, dở sống dở chết. Có phải lịch sử bi thảm nầy đang được lặp lại cho dân Chúa ngày hôm nay chăng?

   Dân Chúa thời của Chúa Jesus đã nêu lên nan đề mà dân Chúa ngày nay còn đối đầu:
   “Bởi đó người Do thái tranh luận với nhau, mà rằng: người nầy lấy thịt mình mà cho chúng ta ăn thể nào được?...Có nhiều môn đồ nghe Ngài thì nói rằng: lời nầy khó, ai có thể nghe được?”

   Dân thánh còn đi trong hoang mạc, vì họ chỉ vui hưởng Đấng Christ lịch sử, chỉ ăn văn tự của Lời, chỉ tiếp nhận được hình dạng xác thịt của Chúa Jesus. Đây là thảm kịch của dân chính thống của Chúa trong thế kỉ 21 nầy.Họ không biết vui hưởng Chúa bằng nhân linh của mình (2 Cor.5:16).

   “Ấy là Linh làm sinh động hoá, xác thịt chẳng ích gì, những lời (rhema) Ta phán cùng các ngươi là Linh và sự sống (zoe)”(Giăng 6:63).

    Để ra khỏi hoang mạc thuộc linh, khỏi tình trạng bại liệt năm một chỗ, chúng ta phải vui hưởng Chúa là Linh trong Lời Ngài. Hãy tiếp nhận lời Kinh thánh bằng cách vận dụng nhân linh mình, anh em sẽ được sinh động hóa ngay./.

Minh Khải

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Đền tạm Và 5 Của Lễ Trong Phúc Âm Giăng-



Tư tưởng sâu sắc của phúc âm Giăng là Christ, Đức Chúa Trời nhục hóa, đã đến như sự hóa thân của Đức Chúa Trời, được minh họa như là đền tạm (1:14) và đền thờ (2:21), đến nỗi con người có thể tiếp xúc và bước vào trong Ngài để vui hưởng các sự phong phú của Đức Chúa Trời chứa đựng trong Chúa Jesus.Vào thời Cựu Ước, các thầy tế lễ bước vào và sinh hoạt trong đền tạm, thánh đồ Tân ước cũng làm như vậy đối với đền tạm Chúa Jesus.



*Đền Tạm—Đền Thờ:
Giăng 1:14, “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, đóng trại giữa chúng ta”.
Giăng 2:21, “nhưng Ngài nói về đền thờ của thân thể Ngài”
  Chữ “đền thờ” ở đây là naos theo tiếng Hi lạp, ngụ ý nơi chí thánh. Thân thể chức vụ, đời sống của Chúa Jesus là nơi chí thánh cho Đức Chúa Trời ngự trên trái đất.
Động từ “đóng trại” theo tiếng Hi lạp là skenóo. Skenóo là ngữ căn của danh từ skené (nhà trại, đền tạm). Giăng 1:14 nói Jesus là đền tạm của Đức Chúa Trời suốt 33 năm rưỡi.
   Christ như đền tạm, đền thờ, đem Đức Chúa Trời đến cùng con ngườ

KỈ NIỆM CUỘC CẢI CHÁNH GIÁO HỘI-(1517--2017





Kỉ niệm ngày cải chánh giáo hội,
 
Lão nhân góp một bài thi ca:
 
Nhớ lại thời sáu trăm năm qua,
 
Thời hội thánh tối tăm, ám thế,
 
Lời loài người ngôi cao đường bệ,
 
Dân hội thánh ít người tái sanh,
 
Bọn tăng lữ quyền thế tung hoành,
 
Sao mai cuộc cải chánh hiện rõ,
 
Wycliffe dịch kinh thánh rất khó,
 
Hội thánh đào hài cốt trả thù,
 
Tội phổ biến kinh văn dân cư,
 
Giúp hiểu cơ bản sự cứu rỗi,
 
Ông Huss giảng kinh thật là giỏi,
 
Hội thánh thiêu sống trên trụ đồng,
 
Chúa Trời chuyển động thật lạ lùng,
 
Tyndale dịch kinh thánh đắt giá,
 
Mở tâm trí quần chúng kì lạ,
 
Máu tuận đạo ấn tượng nhiều người,
 
Tu sĩ Luther giảng tuyệt vời,
 
Hai ngàn bài bênh vực kinh thánh,
 
Viết thành chín lăm luận đề chánh,
 
Thách tranh luận thần học đương thời,
 
Bị giáo quyền dứt thông công rồi,
 
Chúa che giấu ông lạ lùng bấy,
 
Thoát bọn say máu muốn làm hại,
 
Chức vụ lời Luther sinh sôi,
 
Zwingli Thụy sĩ mở rộng lời,
 
Học giả Calvin nghiên cứu kĩ,
 
Cuộc cải chánh Pháp có giá trị,
 
Giáo hội Anh li khai giáo hoàng,
 
Mở rộng chân lí thật vinh quang;
 
Năm một ngàn năm trăm mười bảy,
 
Cuộc cải chánh chánh thức nổi dậy,
 
Lời phúc âm soi sáng nhiều người,
 
Lời ân điển thắng truyền thống tồi,
 
Lời thập giá khử bùa xá tội,
 
Kinh thánh mở ra thật tuyệt đối,
 
Chức tư tế phổ thông tuân hành,
 
Hội thánh giũ bụi bặm tiến nhanh,
 
Ngợi khen Chúa cuộc cải chánh ấy,
 
Ta thoát Ba-by-lôn hư hoại,
 
Năm trăm năm Chúa làm kì công,
 
Ngợi khen Danh Chúa đến vô cùng.
 
Minh Khải- 30-1-2017

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

TÍNH CÁCH VÀ SỰ HẦU VIỆC CỦA TÍN ĐỒ-




   Vào khoảng năm 60 S.C., Phao lô viết thơ cho hội thánh Rô ma, trong đó ông biểu dương những thánh đồ tại La mã, đã khó nhọc hầu việc Chúa. Ông nói, “Chào thăm Ma-ri, là người có nhiều lao khổ với anh em. Chào thăm Try-phe-nơ và Try-phô-sơ, là kẻ chịu lao khổ trong Chúa. Chào thăm Bẹt-si-đơ, người yêu dấu và đã chịu nhiều khó nhọc trong Chúa” (Rô 16: 6, 12). Dường như ông có vẻ chú ý sự hầu việc Chúa thật nhiều của tín đồ.  Phao lô nhờ Tẹt tiu viết thơ Rô-ma nầy tại thành phố Cô rinh-tô, nên ông cũng nhấn mạnh công việc hầu việc Chúa của tín đồ cho hội thánh Cô-rinh-tô  (khoảng năm 59 S.C) như sau: “Bởi vậy, anh em yêu-dấu của tôi ơi, hãy kiên-trì, không dời đổi, luôn luôn phong-phú trong việc làm của Chúa, biết rằng công khó của anh em không vô-ích trong Chúa” (15:58).

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Cáii Rễ Ra Từ Đất Khô-



Trong Ê-sai chương 53, câu 1, nó nói, "Ai tin sự rao truyền của  chúng ta ?" Bạn sẽ làm gì nếu không ai tin sự rao giảng Phúc âm của bạn? Bạn sẽ tiếp tục hay dừng lại? "...và cánh tay Đức Giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai ?" Khi Chúa sống trên trái đất này, không có nhiều người tin  Ngài, ngay cả gia đình của Ngài. Tương tự, không nhiều người sẽ chấp nhận phúc âm của chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta giảng phúc âm của vương quốc! Nhưng điều đó không quan trọng. Chúng ta tìm kiếm và tin cậy Chúa, rằng Ngài sẽ thu hút mọi người. Và ngày nay, vào cuối thời đại này, Chúa chắc chắn đã chuẩn bị cho những người tìm kiếm.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

SINH CON CÁI





Sáng thế ký 1:28; Tít 2:4
Trẻ em thường được sắp xếp gọn gàng ngay hôm nay. Khi bắt đầu một cuộc hôn nhân, bạn đã biết mọi thứ sẽ hoạt động như thế nào không?. Con người cố gắng kiểm soát. Có tốt như thế không? Một vài cân nhắc:

--Không quá dễ dàng
Con cái là một phước lành và một món quà của Đức Chúa Trời.  Mục đích cơ bản của Đức Chúa Trời cho các cặp vợ chồng là có con (Sáng thế ký 1:28, Thi thiên 113: 9, Sáng-thế Ký 9: 1). Mọi cặp vợ chồng nên có thái độ tích cực này về con cái.

Florence Chadwick Mất Kỷ Lục -



Hê-bơ-rơ 12: 1-2, “chúng ta cũng nên cổi bỏ hết mang nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, nhẫn nại mà chạy theo cuộc đua đã bày ở đằng trước ta, nhìn xem Jêsus là Nguyên soái và Thành toàn của đức tin chúng ta, Ngài vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, bền chịu thập tự giá, khinh dể sự sỉ nhục, rồi ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời”.
Phi-líp 3:14- 2 Ti-mô-thê 4: 7-8

Thử Nghiệm Đức Tin Của Áp-ra-ham



Hê-bơ-rơ 11: 9-10 “Bởi đức tin, người kiều ngụ trong xứ đã hứa, như trong xứ lạ, ở trong trại với Y-sác và Gia-cốp là kẻ đồng thừa thọ cùng một lời hứa với mình. Vì người trông đợi một thành có nền tảng, mà Đấng kiến trúc và tạo lập thành ấy là Đức Chúa Trời .