Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Oswald Chambers



Một Đời Sống Đáng Noi Theo
Có lẽ trong số chúng ta có người đọc đi đọc lại cuốn sách tĩnh nguyện hàng ngày nỗi tiếng trong thế kỷ vừa qua "My Utmost for His Highest" của Oswald Chambers, mà Tiếng Nói Phúc Âm đăng tải mỗi ngày dưới đề tài ‘Tất cả của Tôi Cho Sự Cao Cả của Ngài'.

Oswald Chambers sanh vào ngày 24 tháng Bảy năm 1874 ở Aberdeen, Scotland.  Chambers là một mục sư và giáo sư nỗi tiếng vào thế kỷ thứ Hai Mươi, được sanh ra trong một gia đình có cha mẹ là mục sư Báp-tít rất sốt sắng.  Chambers không có dự định đi vào chức vụ hầu việc Chúa.  Ông học ở trường Mỹ Thuật Kensington, trường Mỹ Thuật Hoàng Gia Luân Đôn, và sau đó theo học ở viện đại học Edinburg.  Ông định theo đuổi ngành mỹ thuật và khảo cổ học.  Năm ông 22 tuổi, đang khi học ở Edinburg, ông được thúc đẩy đi vào chức vụ, và do đó ông chuyển trường để học tại Dunoon College.  Là một sinh viên xuất sắc, chẳng bao lâu Chambers bắt đầu dạy tại các lớp trong trường và bắt đầu tổ chức hội ái hữu nghiên cứu về thơ văn của nhà thơ Robert Browning, nhà thơ mà ông ngưỡng mộ.   
Sau khi học xong, ông chuyển từ việc dạy Kinh Thánh sang việc truyền giảng lời Chúa.  Qua chức vụ đó, Chambers từng du hành nhiều nơi trên thế giới; từ Anh Quốc, ông dừng chân ở Ai Cập, Nhật Bản, và Hoa Kỳ.  Trong một chuyến du hành sang Mỹ quốc năm 1908, ông gặp được cô Gertrude Hobbs.  


Cô Gertrude Hobbs (sau này trở thành bà Oswald Chambers) bị chứng bệnh xuyển kinh niên khi còn trẻ.  Cô phải bỏ học sớm để ở nhà giúp mẹ, và nhờ đó người chị và người em trai có thể theo đuổi việc học vấn.  Tuy nhiên, cô Hobbs cũng học được việc đánh tốc ký theo phương pháp Pitman, và khi cô trưởng thành để đi làm việc, cô có thể đánh tốc ký với tốc độ 250 chữ một phút - nhanh hơn một người bình thường nói chuyện.  Cũng cùng năm 1908, cô đáp tàu đi Mỹ quốc và ở đó cô gặp được người chồng tương lai của cô. 

Khi cuộc hành trình chấm dứt, Oswald và Gertrude chia tay, nhưng họ vẫn tiếp tục liên lạc thư từ.  Chẳng bao lâu cả hai người nhận thức họ có cùng chí hướng và yêu nhau.  Vào năm 1910, Oswald cưới cô Hobbs mà ông thường gọi với cái tên yêu thương là "Bibby".  Vào ngày 24 tháng Năm 1913, Bibby sanh được một đứa con gái đầu lòng và duy nhất cho hai người, đặt tên là Kathleen. 

Trường Kinh Thánh
Mặc dầu cả hai người đều nhận thấy ý Chúa muốn họ bắt đầu mở trường Kinh Thánh, nhưng mới đầu dường như không phải như vậy.  Oswald giảng dạy ở nhiều trường địa phương, và theo như những ghi chép của Bibby (bà Oswald Chambers) về những bài thuyết giảng của Oswald, họ nhận thấy ít nhất họ cũng có thể mở lớp thánh kinh hàm thụ. 

Tuy nhiên, vào đầu tháng Mười Hai năm 1910, một căn nhà rộng rãi ở Northside, Clapham Common, Luân Đôn, được dành riêng cho họ.  Những diễn tiến kế tiếp xẩy ra nhanh chóng, và trong một thời gian ngắn, Oswald và Bibby di chuyển vào căn nhà rộng rãi đó, và sẵn sàng chào đón những sinh viên đầu tiên tới học. 

Năm 1911 Chambers thành lập và làm hiệu trưởng cho trường Huấn Luyện Học Kinh Thánh ở Clapham, Luân Đôn.  Bibby tiếp đón nhiều giáo sĩ và khách khứa đến thăm viếng nhà của bà, và nhà đó được dùng để tiếp đó những ai muốn nghĩ ngơ lấy lại sức ở công trường thuộc linh.  Bà tiếp tục mục vụ tiếp khách suốt cuộc đời bà. 
Ai-cập
Khi thế chiến thứ I xẩy ra, Oswald cảm thấy ý Chúa muốn ông bắt đầu một chức vụ khác.  Ông phân vân với việc phục vụ đất nước lúc đó.  Ông dốc lòng cầu nguyện với Chúa, "Chúa ôi, con cảm tạ Chúa về chức vụ hiện tại Chúa cho con ở đây, nhưng tâm tư con bắt đầu bức rức con - đây có phải là môi trường Chúa đặt để con phục vụ Ngài không?  Cho con biết rõ ràng ý định của Ngài.  Hay đây chỉ là sự bồn chồn nhất thời; nếu quả thật như vậy, hãy làm cho con an tâm và mạnh mẽ hầu cho con không có phạm tội nghi ngờ Chúa." 

Năm 1915, biết rõ ý định rõ ràng của Chúa, Chambers tình nguyện và được bổ làm mục sư giáo sĩ cho trại lính theo chương trình YMCA.  Ông lập tức ngừng các hoạt động của trường Kinh Thánh trong thời gian chiến tranh.  Vào tháng Mười năm 1915, ông được bổ tới trại lính Zeitoun ở Ai Cập, và Bibby cùng đức con gái 2 tuổi rưởi, Kathleen, đoàn tụ với ông vào tháng Mười Hai năm 1915.  Ở trại Zeitoun, ông hầu việc giữa những người lính Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, còn Bibby tiếp tục mục vụ tiếp khách.  Mới đầu hơi bở ngỡ, dần dà lính tráng ở trong trại bắt đầu yêu thương và kính nễ gia đình Chambers. 

Vào năm 1917, ở trại lính, ông bị chứng đau ruột dư nhưng cam chịu đau đớn trong ba ngày vì không muốn chiếm chỗ trong bệnh viện dành cho những người lính bị thương trong chiến tranh.  Chambers mất vào ngày 15 tháng Mười Một năm 1917 tại Ai Cập sau một cuộc giải phẩu ruột thừa.  Bức điện văn bà Bibby gởi về cho gia đình ông ở Anh quốc chỉ vỏn vẹn có mấy chữa: "Oswald, hiện diện với Chúa."  Có 100 lính nai nịch chỉnh tề đưa quan tài của ông, còn các sĩ quan cao cấp khuân vác quan tài ông.  Tất cả nhịp bước quân hành suốt đoạn đường tới nghĩa địa - một nghĩa cử cho một người được yêu và được kính trọng.  Bà Bibby chọn một bài hát cho lễ chôn cất "Tới ngọn đồi Tôi nhướng mắt nhìn lên".
Cuốn sách "My Utmost.."Bibby trở về lại Anh quốc với Kathleen, đứa con gái 4 tuổi.  Bà định cư ở Luân Đôn và bắt đầu chuyển những tốc ký nảo của.  Có lẽ quí đọc giả sẽ ngạc nhiên khi biết được Oswald Chambers chưa bao giờ ngồi xuống để viết cuốn sách "My Utmost for His Highest".  Để thay thế làm việc đó, sau khi ông qua đời lúc 43 tuổi, bà "Bibby", vợ của ông, là một người viết tốc ký với tốc độ 250 chữ một phút, ghi chép lại một loạt bài nói chuyện của cho giới thanh thiếu niên.  Nhiều bài nói chuyện được trích ra khi ông phục vụ trong quân ngũ với tư cách là mục sư cho quân đội vào thế chiến thứ Nhất ở Ai Cập.  Cũng có nhiều bài khác thì sớm hơn nữa, khi ông giảng dạy tại trường huấn luyện học Kinh Thánh do ông thành lập ở Clapham, Luân Đôn.  Bà bắt đầu gởi những bản sao lại tới bạn bè và thân hữu - hay bất cứ ai yêu cầu.  Những bài viết ngắn được thu lượm lại thành sách và hiển nhiên cơ quan Ấn Loát và Phát Hành Oswald Chambers được thành hình. 

Cuốn sách "My Utmost for His Highest" được ấn hành vào năm 1927, và tiếp tục tái xuất bản nhiều lần từ lúc đó.  Mặc dầu cuốn sách nỗi tiếng này không được viết theo cách thường tình, nó gây cảm nhận cho vô số tín đồ Cơ Đốc, giúp họ bước đi gần gũi với Đấng Christ và tập tành thói quen tĩnh nguyện mỗi sáng để học lời Chúa.  Chambers nghĩ rằng thật là quan trọng để bắt đầu mỗi ngày bằng cách trước nhất đến với Chúa, ông ta cảnh giác rằng, "Trừ khi vào lúc mới thức dậy mỗi ngày bạn học biết cách mở tung cửa tâm hồn đón Chúa vào, nếu không bạn chỉ làm việc vẫn vơ suốt ngày." 

Nhưng, ông còn tiếp tục, nếu bạn, "mở rộng cửa lòng và cầu nguyện thông công với Cha trên trời một cách kín đáo, thì tất cả mọi việc bạn làm trong ngày đều có dấu ấn với sự hiện diện của Chúa." 

Chambers nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng việc hầu việc Chúa một cách công khai hay giữa quần chúng sẽ trở nên trống rỗng và vô nghĩa nếu không có sự giao thông mật thiết riêng tư với Chúa.  Ông làm cho chúng ta bật ngữa với ý tưởng rằng "sự ganh đưa lớn lao nhất trong việc giao thông mật thiết với Chúa Jêsus là việc chúng ta làm công việc cho Ngài."  Hay nói rõ hơn chúng ta lo hầu việc Ngài nhiều hơn là chúng ta tương giao mật thiết với Ngài. 

Điều nầy nghe có vẻ nghịch lý, nhưng Chambers nhận định rằng có bao nhiêu chúng ta can đảm thú nhận rằng chính mình thờ phượng công việc hầu việc Chúa hơn là thờ phượng Đấng mà chúng ta phục vụ.  Chambers xác định lập trường rằng, "sự nguy hiểm lớn lao nhất cho nhiều người trong chúng ta không phải là lôi cuốn của thế gian hay đắm chìm trong tội lỗi, nhưng cái bẫy chúng ta mắc vào là ham muốn quá mức sự thành công thuộc linh." 

Nhưng suy nghĩ cho kỹ, thành công thuộc linh luôn bị dấu kín không cho chúng ta biết trong cuộc đời này.  Chambers ví sánh "ảnh hưởng thuộc linh của một đời sống giống như dòng nước sông tuôn chảy.  Dòng nước của con sông uốn éo đụng đến bao nhiêu bến bờ mà cái nguồn của nó không bao giờ biết đến."  Ông khuyến khích Cơ Đốc Nhân đừng có tập trung vào chỗ nơi nào dòng sông tuôn tràn đến, nhưng thay vào đó chúng ta tập trung vào và gần gũi đến cái nguồn của đời sống thuộc linh của chúng ta. 

Mĩa mai thay, tác giả của cuốn sách tĩnh nguyện được viết sau khi chết và chạm đến vô số đời sống nói rằng "Chúa rất hiếm khi cho phép một cuộc đời thấy được đời sống của họ có phước biết bao." 

Chambers tin rằng khi chúng ta tập trung vào việc gần gũi với Đấng Christ, trở nên đồng chết và đồng sống lại với Ngài, dâng hết mọi ý muốn của chúng ta theo ý định của Ngài, chúng ta trở nên một của lễ cho ân điển của Ngài.  Chúng ta là những sứ giả của lời Chúa, chính chúng ta phải trở nên một sứ điệp sống - một bức thư sống - những lá thư tình yêu thương từ Đức Chúa Trời đến cho con cái yêu dấu của Ngài. 

Chambers thật đúng là một sứ đồ sống, chúng ta phải bắt chước đời sống của ông cũng như ông đã bắt chước Đấng Christ - trao dâng tất cả của tôi cho sự vinh hiển của Ngài.  

CDN. com