Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Jonathan Edwards



Một Tấm Lòng Yêu Chúa
        (Phần 1)

 
 Vào đầu năm nay, TNPA có đăng tải một loạt bài về Jonathan Edwards.  Vào tuần vừa qua là kỷ niệm 305 năm ngày sinh nhật của vị mục sư và nhà thần học lỗi lạc này. Viện đại học Yale nơi ông Edwards làm viện trưởng một thời gian ngắn trước khi ông qua đời có những buổi diễn thuyết, bình luận, triển lãm về những đóng góp của ông Edwards cho hội thánh Chúa tại Hoa Kỳ và nền thần học tại quốc gia này.
   Đối với nhiều mục sư và nhiều nhà thần học có thể nói rằng "Sau quyển Kinh Thánh, Jonathan Edwards là người có ảnh hưởng đến họ nhiều nhất"  Tại sao như vậy?  Nếu theo lý luận một người yêu ai thì tâm tưởng về người mình yêu không ngớt, thì cũng vậy, Jonahtan Edwards có tâm tình đấm chìm trong việc "yêu đương Chúa" (a mind in love with God).  Có rất ít người có được một sự tổng họp của sự sắc bén tâm trí, sự tập trung của tư tưởng, sự liên kết của Lời Chúa, sự sâu sắc của nhận định, sự cảm xúc mảnh liệt của tình cảm, sự cao độ của trí tưởng tượng, và sự bộ
c lộ mạnh mẻ của cách diễn đạt như ông đặc vào trong những công việc của ông làm.
    Nếu chúng ta chỉ nhìn qua cuộc đời của ông không, thì quả ông có những bước thăng trầm.  Nhưng nếu chúng ta nhìn xa hơn, nhìn vào triết lý sống của ông, những tư tưởng thần học của ông đã ảnh hưởng đén thế hệ mai sau, còn hơn thế nữa hậu tự của ông được Đức Chúa Trời ban phước ngàn đời theo cách Kinh Thánh nói, chúng ta mới thấy cảm phục ông.  Trãi qua ba trăm năm qua, có hơn bốn trăm hậu tự của ông bà Jonathan và Sarah Edwards để lại, có mười bốn người là viện trưởng các trường đại học, hơn một trăm người là giáo sư, một trăm người khác là các vị mục sư, và có khoảng cùng con số đó là luật sư hay quan toà thẩm phán.  Gần sáu mươi người là bác sĩ, và một số đông là các nhà viết văn, hay chủ bút.  Những con số này cho thấy Đức Chúa Trời hài lòng về đời sống của Jonathan Edwards và ban phước ngàn đời cho kẻ kính sợ Ngài.

 Nhà viết tiểu sử Cơ Đốc Iain H. Murray trong quyển sách "Jonathan Edwards: A New Biography" nói rằng, ‘...Jonathan Edwards thấy cảnh vinh hiển của thiên đàng và sự kinh hoàng của địa ngục hơn bất cứ một Cơ Đốc Nhân hiện đại nào khác.."

 Theo nhân định sâu sắc của ông, sự tự do lựa chọn hay nói theo vẻ thưòng tình "sự tự quyết định lấy cho đời sống đời đời của mình hầu như nguy hiểm không thể suy tưởng được.  Ông nhắc nhở chúng ta "không phải ý muốn hay nổ lực của con người, nhưng do sự thương xót của Chúa..." Rô ma 9:16 "Vậy điều đó chẳng phải bởi người nào ao ước hay người nào bôn ba mà được, bèn là bởi Ðức Chúa Trời thương xót."

Cuộc đời của Edwards là tận hiến trong sự ham muốn biết Đức Chúa Trời và truyền bá sự vinh hiển của Ngài.  Quyền tối thượng của việc sáng tạo và ơn cứu chuộc của Chúa cho nhân loại là trọng tâm tư tưởng của Jonathan Edwards.  Ông có một đức tin không dời đổi về một Đức Chúa Trời Chí Thánh, Thiên Thượng, quan tâm trực tiếp đến vận mạng của nhân loại.

Có lẽ những ai theo học trung học và đại học tại Mỹ đều có đọc những sách đề cập đến Jonathan Edwards qua bài giảng ‘Tội nhân qua bàn tay nỗi giận của Đức Chúa Trời'.  Không may thay, việc diễn đạt về thiên đàng và địa ngục của ông đã bị bóp méo trở thành ‘Jonathan Edwards trong bàn tay của những thầy giáo và cô giáo vô tín'

Sự thật về thiên đàng và đia ngục là câu hỏi quan trọng nhất của con người để định rõ cuối cùng con người đi về đâu trong cõi đời đời.  Nhà viết tiểu sử Cơ Đốc George Marsden đã khéo léo nhận định, ‘ người ta chỉ có thể hiểu được ý tưởng của Jonathan Edwards khi họ đặc ra câu hỏi: "vấn đề được đặc ra là mỗi người phải tự trả lời câu hỏi như thế nào nếu thật sự có hỏa ngục hay sự trừng phạt trong cõi đời đời? "

Trong bài giảng của ông, Jonathan Edwards nhắc nhở hội chúng rằng sự trừng phạt tội lỗi của Chúa là một thực tế: "Có một đám mây đen của sự trừng phạt của Chúa đang treo lững trên đầu chúng ta, đầy bảo tố và sấm sét dữ dội, và nếu không phải do sự nương tay của Chúa, nó sẵn sàng tuôn trào xuống chúng ta.  Qua sự tể trị của Chúa, Ngài đang tạm ngưng cơn cuồng phong; nếu không nó sẽ tàn phá dữ dội, tiêu diệt chúng ta trong cơn gió lóc cuồng cuộn kinh hồn, và chúng ta tan tàn cũng sẽ giống như trấu của sân đập lúa giữa hè."

Nhưng, Edwards nói tiếp, "Đấng Christ mở rộng cánh cửa thương xót và đang đứng kêu gọi từng người, kêu gọi lớn tiếng tới những tội nhân hư mất."  Edwards tin chắc vào mục đích của sự cứu rỗi qua Đấng Christ như ông tin chắc về sự trừng phạt của Chúa dành cho người bị hư mất.  Với sứ điệp trước sau như một, Jonathan Edwards đã chứng tỏ ông là một mục sư, một nhà truyền giáo, và là một nhà thần học.

Ngay thế giới bên ngoài cũng phải công nhận Edwards là một trường họp gương mẩu  cho nền học vấn kiến thức của Mỹ quốc.  Với sự khảo sát tỉ mỉ rành mạch, sâu sắc, và lý luận vững chắc của ông về mỹ thuật, quyền tự do lựa chọn của con người, và nguyên tắc luân lý đạo đức, ông vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tâm trí tư tuởng đến Mỹ quốc trong thời hiện đại.
Ngoài lãnh vực thần học, Edwards còn là người yêu chuộng khoa học; ông đã từng ấn hành những quan sát của ông về loài nhện, một loài vật làm ông say mê từ hồi trẻ thơ. Ông tin tưởng về sự lợi ích của khoa học.  Ông tin rằng Đấng Tạo Hóa làm ra một trật tự trong vũ trụ và đòi hỏi chúng ta phải tìm tòi hiểu biết.

Trong một bài giảng của ông có tựa đề "Hành Trình Cơ đốc nhân," Jonathan Edwards viết: "Sự vui thỏa Chúa là điều hạnh phục duy nhất mà tâm hồn chúng ta được thỏa nguyện. Được vào thiên đàng, hoàn toàn thỏa vui Chúa, nhất định tốt hơn mọi vui sướng của trần gian này.  Cha mẹ, chồng, vợ, con cái, hay tất cả bạn bè quyến thuộc, chỉ là bóng chóng tàn; nhưng Chúa mới chính là thực chất.  Tất cả chỉ là những tia sáng chói lọi, nhưng Chúa là mặt trời, là nguồn ánh sang.  Tất cả chỉ dòng suối, nhưng Chúa là nguồn, là biển cả mênh mong."
Edwards giúp chúng ta nhận ra sự vinh hiển của Chúa và sự vui thỏa của chúng ta không phản nghịch nhau.  Có lẽ trong cuộc đời theo Chúa của chúng ta, chúng ta bị bao quanh bởi những điều như "kính sợ Chúa", "vâng lời Chúa", "yêu thương"... đều đó chúng ta phải làm vì đó là mạng lệnh của Chúa, nhưng ý tưởng "vui thỏa Chúa" hay "khoái lạc Chúa"  là điều chúng ta phải khám phá ra.  Jonathan Edwards giúp chúng ta khám phá điều đó.  Điều vui thỏa của tôi và sự vinh hiển Chúa hầu như nghịch lý với nhau, hay loại bỏ nhau.  Chúng ta phải chọn một, chứ hầu như không thể ôm lấy cả hai.  Vui thỏa Chúa, tận hưởng Chúa, hưởng thụ Chúa có vẻ trần tục, thường tình, thiếu nghiêm trang.  Nhưng Jonathan Edwards giúp chúng ta nhận ra điều nồng cốt của Lời Chúa là chân lý mà con tim nồng nàn cho niềm vui thích, điều mà Chúa ban cho chứ không phải vì hậu quả của tội lỗi,  Và sự cảm xúc hay ưa thích của Chúa về sụ ca ngợi tụ trung một cách độc đáo cho sự hiện hữu của nhân loại.  Ngài tạo dựng nhân loại vì sự thỏa thích của Ngài.  Ngài cứu chuộc nhân loại cũng vì sự thỏa thích, ý muốn của Ngài làm điều đó.  Mỗi người trong chúng ta phải tìm hiểu học hỏi để tự nhận thức ý niệm sâu nhiệm này để lấy làm thích thú nhận ra mỗi chúng ta là một công trình tạo dựng của Chúa, để có được mốt sự thay đổi trong lối sống, lạc quan tin tưởng trong mỗi bước đi mỗi ngày với Chúa.  Jonathan Edwards viết:
"Làm vinh hiển Chúa là gì, nếu không là vui thỏa trong sự vinh hiển mà Ngài bày tỏ ra? Và hiểu biết về sự hoàn hão của Chúa, không thể đơn thuần là cuối cùng của sự sáng tạo...chúng ta cũng như người khác vui thỏa trong sự sáng tạo được bày tỏ ra." (Jonathan Edwards, The Miscellanies [Entry Nos. a-z, aa-zz, 1-500], The Works of Jonathan Edwards, Volume 13. Edited by Thomas A. Schafer [New Haven: Yale University Press, 1994], no. 3, p. 200).
Và ông viết tiếp:
"Chúa được vinh hiển không chỉ sự vinh hiển của Ngài được nhận thấy, nhưng còn chính là sư hiện hữu của Ngài được vui thỏa.  Khi những ai nhận thấy sự vinh hiển của Ngài lấy làm thỏa lòng, Chúa được vinh hiển hơn là họ chỉ nhận thấy.  Chúa làm ra thế gian để Ngài có thể thông công, và sự sáng tạo của Ngài được nhận lấy, sự vinh hiển của Ngài được nhận lấy bằng cả tâm tư và trái tim. Ai có ý tưởng về sự vinh hiển của Chúa không có làm vinh hiển Chúa nhiều bằng người tán thưởng sự vinh hiển của Ngài bằng cả tâm lòng con tim ca ngợi và vui thỏa trong vinh hiển đó" (no. 448, p. 495).
Điểm ông Edwards muốn nhấn mạnh là sự đam mê Chúa cũng như sự vui thỏa thán phục Chúa, không phải chỉ đơn thuần trong sự nhận thức bằng trí óc Là mục đích của sự hiện hữu của chúng ta.  Nếu Đức Chúa Trời được vinh hiển trong chúng ta, thật là tối quan trọng chúng ta thật hài lòng thỏa mản trong Ngài và những công việc Ngài làm cho chúng ta trong Chúa Jêsus.  Sự thỏa mản vui thích Chúa là trung tâm điểm của mọi điều chúng ta làm,  Chúng ta không thể làm những điều khác để nhờ đó đẻ ra niềm vui của chúng ta trong Chúa.  Lý do chúng ta bước theo Chúa hay đeo đuổi Chúa và vâng lời Ngài chính là niềm vui chúng ta tìm được trong Ngài.  Đến với Chúa, hay thờ phượng Chúa, hay nộp minh cho Chúa theo ý định đạo đức của Ngài vì bắt cứ lý do gì không phải vì niềm vui được tìm thấy trong Ngài để biết Ngài là ai, thì quả là điều sai lầm tội lỗi. 

Điều này có vẻ ký quái khi mới nghe, nhưng suy nghĩ một lúc lâu chúng ta mới hiểu được lẽ thật của nó.  Chính Blaise Pascal cũng đã nói, "Tất cả mọi người điều tìm hạnh phúc."  Không có có trường họp ngoại lệ.  Dầu ai có dùng phương cách nào để đạt được điều đó, nó vẫn là mục tiêu   Vì đi tìm cái hạnh phúc này mà người ta đánh nhau hay chiến tranh, hoặc có khi vì lý do đó có người lại tránh tranh cải, hay tránh đụng độ.  Cả hai cách cùng tiến về mục tiêu đó trong hai quan niệm sống khác nhau.  Việc đi tìm hạnh phúc là động lực chánh cho tất cả mọi người dầu cho là người tuyệt vọng nhất.  Với ý tưởng đó của Pascal, chúng ta tin rằng Chúa có ý định sáng tạo chúng ta để đi tìm niềm vui hạnh phúc.
Đi tìm điều hạnh phúc cho chính chúng ta có vẽ như vị kỷ?  Có phải điều người Cơ Đốc phải tìm kiếm Chúa, chứ không phải tìm thú vui cho chính mình?  Chúng ta cần phải hiểu một sự thật: Chúng ta đánh giá trị nhất cho điều chúng ta hài lòng thỏa mản nhất.
Đây là một ý thức thường tình,  Nếu một người bạn của bạn nói với bạn, "Tôi thật vui đến với bạn" hay là "Tôi có những giờ phút vui nhộn với bạn", bạn không có bắt lỗi người đó là vị kỷ hay chỉ nghĩ đến mình, nhưng bạn còn tán thưởng người đó nữa là khác vì họ đánh giá cao cuộc thăm viếng hay đặc giá trị về bạn trong đời sống họ. Còn ngược lại, thật là hỗ thẹn cho bạn, nếu ai đó không lấy làm vui hay bất mãn mỗi khi đến với bạn vì họ không thấy có gì vui thú trong tình bằng hữu giữa bạn với họ. Cùng một ý nghĩa đó giữa chúng ta với Chúa.  Nếu Chúa là căn nguyên của việc thỏa lòng của chúng ta, thì Ngài là người yêu quý nhất trong đời sống chúng ta, làm chúng ta đặc trọng tâm vào Chúa, chứ không phải là vị kỷ.  Kết quả là nếu chúng ta yêu quý Chúa nhất, chúng ta làm vinh hiển Chúa nhất.

Kinh Thánh có dạy về điều này không?  Chắc chắn là có.  Không có chỗ nào trong Kinh Thánh Chúa kết án người ta về việc đi tìm hạnh phúc.  Người ta bị Chúa kết án vì từ bỏ Chúa và tìm hạnh phúc nơi nào khác (Jê rê mi 2:13) "Dân ta đã làm hai điều ác: chúng nó đã lìa bỏ ta, là nguồn nước sống, mà tự đào lấy hồ, thật, hồ nứt ra, không chứa nước được." Đó là điều tội lỗi. Cái tội lỗi là tìm sự thỏa mãn cơn khát của linh hồn ở nơi khác, ngoài Chúa ra.  Hay còn tệ hơn nữa, có tội là tìm sự thỏa nguyện không hết lòng hay theo Kinh Thánh nói là hâm hẩm (Khải Huyền 3:16) Thật ra, Kinh Thánh còn truyền cho chúng ta mạng lệnh "Cũng hãy khoái lạc nơi Ðức Giê-hô-va, Thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước." (Thi Thiên 37:4)  Chúa Jêsus còn dạy chúng ta phải hết lòng yêu mến Chúa hơn cả tiền bạc vật chất đời này. "Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó." (Mathiơ 6:21).  Phao lô cũng mong muốn chúng ta tin rằng nhận biết được Đấng Christ là điều quý giá nhất dầu phải bị thua thiệt  "Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Ðức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Ðấng Christ" (Phi Líp 3:8) và tác giả sách Hê bơ rơ còn khuyến khích chúng ta phải chịu đựng thử thách, giống như Chúa Jêsus "Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Ðức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Ðấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Ðức Chúa Trời." (Hê bơ rơ 12: 1-2)  

   Khảo cứu Kinh Thánh, chúng ta sẽ nhận ra ý niệm "khoái lạc trong Chúa" là điều được Kinh Thánh lập đi lập lại.  Trong Thi Thiên 16:11 có nói rằng: "Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống; Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc, Tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng."
(Phần 2)
Jonathan Edwards
Gắn Liền Với Lời Chúa 
"Ân Điển rẽ tiền" là một cách nói đã được Dietrich Bonhoeffer  dùng vào thời kỳ thế chiến thứ Nhì và mới đây đã được Charles Colson nêu lên lại trong phần giới thiệu cuốn sách "The Pastor as Theologian, Reflections on the life and Ministry of Jonathan Edwards", viết vào năm 1742 và mới vừa được tái xuất bản.

   "Hội Thánh Tây Phương - với quá nhiều rạn nức, trôi lạc tâm linh, bừa bãi với quá nhiều xu hướng, và lại còn bị nhiễm độc với quan niệm "ân điển rẽ tiền" - cần phải nghe những lời thách thức của Jonathan Edwards....Tôi tin rằng những lời cầu nguyện và nỗ lực của những người yêu mến Chúa và vâng lời mạng lệnh của Đấng Christ trong thế giới của chúng ta có thể chưa được phổ biến như theo ý họ muốn hay chưa chinh phục được sự vô tín và sự tối tâm hư mất khi họ rao truyền sứ điệp như Jonathan Edwards; ông có một thử thách cho chúng ta để giúp chúng ta, không những được hữu ích qua sứ điệp của ông, nhưng còn là vì đời sống của ông, một mục sư và nhà thần học.
Vì  một lý do nào đó, ngay từ hồi còn học trung học, các học sinh bị đầu độc qua sách vỡ nên có quan niệm sai lầm về Jonathan Edwards và Cuộc Bừng Dậy Thuộc Linh. Nói về vấn đề nầy, các sách vở viết một đoạn ngắn như sau: "Cuộc Bừng Dậy Thuộc Linh" là một thời kỳ ngắn với những cảm tưởng mạnh mẻ xẩy ra trong thời kỳ của những thập niên 1730's,1740's và gây hậu quả là nhiều nhà thờ phải bị phân chia.  

   Trong quang cảnh đó, các sách vở mô tả Edwards như là người gây chấn động nên cuộc Bừng Dậy Thuộc Linh.  Vì vậy các học sinh đã bị đầu đọc với cái cảm tưởng về Edwards như một người u sầu, ảm đạm, khinh khinh, hay có lẽ ông còn bị gắn cho cái bệnh ghét người nên đưa ra những bài giảng đầy lố bịch.

   Nhưng ngay chính những người trẻ này, mấy ai có trãi qua những giờ phút khắc khoải, trầm tư, suy nghiệm Lời Chúa như Edwards đã trãi qua trong buổi niên thời. và ngay cả khi làm mục sư.  Khi chúng ta đọc bài giảng "Tội Nhân Trong Bàn Tay Thinh Nộ Của Đức Chúa Trời", chúng ta nhận ra Edwards bộc lộ lên ý nghĩ cho bài giảng đó không phải do may mắn, tưởng tượng hay tình cờ, nhưng là công trình của việc đào sâu suy nghiệm Kinh Thánh.  Chủ đích của ông là cố gắng cho hội chúng nắm lấy thực tế của lời Chúa nói gì.

  Edwards đã dùng cách diễn đạt qua ngôn ngữ, qua hình dung và phép ẫn dụ để cho thính giả và đọc giả có thể nắm được rõ rệt ý tưởng của ông vì ông quá sửng sốt và quá kinh sợ về những thực tế ông nhận thấy qua Kinh Thánh - ông tin vào thực tế của địa ngục. Đây là hình ảnh địa ngục mà ông diễn tả, thực sự ra ông diễn tả đúng như Kinh Thánh nói trong Khải Huyền 19:15

  "Có một lưỡi gươm bén ở miệng Ngài ra, Ngài sẽ lấy nó mà đánh các dân, và cai trị họ bằng một cây gậy sắt. Ngài giày đạp thùng rượu cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời toàn năng."  

  Nếu chỉ diễn tả "cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời" thôi, sự diễn tả cũng quá kinh hồn, còn hơn thế nữa "tính chất mãnh lliệt và cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời! Tính chất dữ tợn của Đức Giê Hô Va! Phải kinh hồn làm sao! Ai có thể bày tỏ hay nhận thức được nỗi hình phạt trút trên họ? Đang khi Jonathan Edwards tìm cách diễn đạt về cơn thịnh nộ của Thượng Đế và địa ngục làm run động và gây sợ hãi cho đối tượng, các nhà giảng đạo ngày nay tìm cách giảng giải cùng đề tài đó một cách trừu tượng và nói quanh co luẩn quẩn làm mất đi hình ảnh quá rõ rang và cụ thể mà Kinh Thánh muốn nói đến ngọn lửa địa ngục không suy tàn, với tiếng la hét và nghiến răng.

  Trước khi ai có ý nghĩ cho rằng Jonathan Edwards chỉ tưởng tượng, họ phải suy nghĩ kỹ và nghiên cứu tận từng Kinh Thánh vì những điều đó từ Kinh Thánh (Khải Huyền 19:15, Thi Thiên 2:9, Ê Sai 63:3, Mathiơ 8:12...)  Vì ông am tường lời Chúa, cho nên ông có thể vẽ lên một hình ảnh liên tục, mạch lạch, tượng hình  Ông cảm thấy kinh hồn vì những điều ông nhận thấy sẽ xẩy ra cho những ai  khước từ ân cứu rỗi của Chúa, ông chỉ muốn hội chúng nắm lấy cơ hội họ có thể tránh thoát được sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Jêsus Christ trở lại Ngài sẽ là một Đấng Quân Vương.  Ngài sẽ trừng phạt tội nhân như người ta bỏ trái nho vào máy ép, dày đạp để lấy nước cốt nho, một hình ành cho đọc giả thấy rõ hình phạt ghê rợn của Đức Chúa Trời dành cho tội nhân.

  Là con người ai ai cũng phải tự đặt dấu hỏi điều đó có thật sự xẩy ra? Hay có xẩy ra cho mình không?  Nếu Kinh Thánh nói lên sự thật như vậy, dầu là mục sư hay tín đồ bình thường chúng ta có mô tả rõ rệt hình ành ghê rợn kinh hồn để cho người chưa tin có thể nhận thấy và có cơ hội tránh thoát nếu họ tin nhận Cứu Chúa Jêsus Christ.  Hay chúng ta chỉ tiếp tục nói lên những điều xẩy ra thường tình kết quả không đi sâu đậm vào tấm lòng của người nghe.

  Chúng ta cũng nên đặt câu hỏi tại sao Jonathan Edwards phải vật lộn với vấn đề này để tìm thấy cơn thịnh nộ của Chúa và sự thật kinh hồn của địa ngục để run sợ và kinh hoàng?  Câu trả lời đơn giản là Jonathan Edwards tin vào sự hữu hình của địa ngục.

  Như đã nói ở trên, ngay từ thời còn niên thiếu, chúng ta đã bị đầu độc qua sách vở cấp tiến và xuyên tạc, làm cho chúng ta hiểu lầm về Jonathan Edwards cho nên chúng ta có thái độ thờ ơ lơ đễnh về nhân vật lịch sử này.

  Chúng ta không biết ông biết nhiều về thiên đàng còn hơn địa ngục nữa.  Những nhận thấy của ông qua lời Chúa về thiên đàng vinh hiển còn xúc tích lôi cuốn hơn nhận thấy của ông về sự phán quyết ghê gốm của địa ngục.

Chính vì vậy dầu người ghét ông hay thích ông đều phải công nhận ông là một con người ngoại hạng.
(Phần 3)
Jonathan Edwards
Thiên Đàng Là Cõi Yêu Thương
Trong bài trước tôi có đề cập đến Jonathan Edwrds là một nhà thần học lớn lao nhất của Mỹ Quốc.  Và những ý tưởng sâu sắc của ông về quyền tể trị tối thượng của Thượng Đế và trách nhiệm của con người trong quyển sách có tựa đề "The Freedom of The Will" (Tự Do của Ý Muốn) chưa có tác giả nào khảo luận ý nghĩa hơn.  Cho nên ông được coi là con người ngoại hạng, nhưng ra thế giới bên ngoài, thế giới trần tục, ông bị hiểu lầm. Người ta cho ông là có ý ác về con người hay ghét con người.  Người ta chỉ biết ông mập mờ qua bài giảng "Tội Nhân Trong Bàn Tay Thịnh Nộ của Thượng Đế" rồi gán cho ông nhiều điều không đúng sự thật.

  Mấy ai biết ông chăm chú nhiều về thiên đàng từ khi ông mới vừa được cứu trong thời niên thiếu.  Ông đã làm chứng lại về những kinh nghiệm khó quên của ông về việc từng trãi với lòng đại từ của Chúa trong một bài tự thuật của ông:
"Tôi để hết thời giờ suy nghĩ nhiều về việc thiên thượng, hết năm này qua năm khác, thường lẫn thẫn một mình trong những hàng cây, những nơi vắng vẻ thanh tịnh, để suy gẫm, nói chuyện một mình, cầu nguyện, và đối thoại với Chúa...Cầu nguyện dường như là điều tự nhiên trong đời sống tôi, giống như hơi thở hô hấp vào trái tim của tôi...

  Rồi có khi tôi hết sức thỏa lòng với Lời Chúa, dầu bất cứ một cuốn sách nào trong Kinh Thánh...Dường như tôi suy nghiệm với đầy ý nghĩa cho mỗi câu trong Kinh Thánh, và nguồn linh lương mới làm cho thông hiểu, mà trong lúc đọc tôi không thâu lượm được; thường tôi suy gẫm về một câu, để tìm thấy những điều sâu nhiệm chứa đựng trong đó; và hầu như mỗi câu Kinh Thánh đều có đầy những điều sâu nhiệm...Đôi khi, chỉ một chữ cũng có thể gây cho lòng của tôi bồn chồn, hay khi thấy danh của Đấng Christ, hay tên các thuộc tính của Chúa...

  Đức Chúa Trời hiện diện trong đời sống tôi là một Đấng vinh hiển và yêu thương, do chính vì tánh thánh khiết của Ngài. Sự thánh khiết của Ngài hiện diện trong tôi trong chỗ yêu thương nhất của các thuộc tính của Ngài.  Thuyết về quyền tể trị tuyệt đối của Đức Chúa Trời, và ân điển ban cho của Ngài, Ngài tỏ sự thương xót cho ai Ngài thương xót; và sự tùy thuộc tuyệt đối của nhân loại vào hoạt động của Đức Thánh Linh, thường chiếm lấy tâm tư tôi như là học thuyết ngọt ngào nhất và thú vị nhất...Thông thường tôi đến với Chúa, và yêu Ngài là Đức Chúa Trời tối thượng, và nài xin ơn thương xót tối thượng của Ngài...

  Thân vị của Đấng Christ là một điều tuyệt diệu không thể diễn tả được, quá vĩ đại nuốt trọn mọi ý nghĩ hay nhận thức nào...làm cho tôi bỏ nhiều thời giờ trong suy tưởng, trong nước mắt tuôn trào, cùng tiếng thổn thức lớn.

  Tâm trí của ông Edwards tập trung về lòng nhân từ của Chúa cùng với khải tượng mà Chúa cho ông về tiệc cưới của Chiên Con:

  "Tâm tư của tôi được cất lên cao trong sự trầm ngâm về thiên đàng, và vui thỏa ở đó, và sống trong sự thánh khiết, khiêm nhu và tràn đầy yêu thương...Cõi thiên đàng quá thú vị, là một thế giới yêu thương, và tất cả phước hạnh trong cuộc sống gồm có trong sạch, khiêm nhu, thiên thượng, và tình yêu thiêng liêng..."

  Ở trong cõi thiên thượng và lòng nhân từ của Chúa chiếm ngự tâm tư ông, ông Edwards chỉ còn đám mình trong Chúa.  Ông có thể từ bỏ cái hấp dẫn nỗi danh của học đường để chỉ làm mục sư.  Ông đã có thể từ bỏ đời sống tiện nghi ở Northampton, nơi ông làm mục sư mấy chục năm, để làm giáo sĩ cho người da đỏ.  Ông đã có thể tự giác và tự rèn luyện tâm tư trí não cùng thể chất qua những tự quyết cho đời sống để mỗi ngày ông biết Chúa và làm cho danh Chúa được biết đến ngày càng hơn.

Trong một bài giảng có tựa đề "Thiên Đàng là một cõi yêu thương" cho chúng ta thấy tâm tư của ông hướng về thiên đàng và cõi đời không ngưng.

Thiên Đàng là một cõi yêu thương
Tại sao thiên đàng làm một cõi yêu thương

Thiên đàng là một cõi yêu thương vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương là mặt trời. "Sự vinh quang hiện diện của Chúa trên thiên đàng, bao phủ cõi thiên đàng với tình yêu, giống như mặt trời, tọa lạc giữa khoảng không gian hữu hình của một ngày trong sáng, soi rọi ánh sang cho cả thế gian." (Khải huyền 21:33)

Ở thiên đàng vinh quang của Chúa được tỏ ra, chiếu sáng sự vinh hiển thành những nguồn tình yêu thương.  Rồi có một nguồn vinh quang huy hoàng tuôn trào thành những tia, thành những con sông của tình yêu thương và thỏa nguyện, các con sông này này xoáy cuộn lại thành một biển cả mênh mông của tình yêu, trong đó có hàng sa số linh hồn đang tắm trong biển vui tươi thỏa thích, và tấm lòng của họ được che phủ bởi tình yêu.
Điều gì làm cho có tình yêu thương ở Thiên Đàng
   Edwards suy nghiệm rằng chỉ có tình yêu tuyệt vời là mục tiêu ở trên thiên đàng.  Hãy tưởng tượng cho kỷ thế giới này không có bệnh tật, đau khổ, không thiếu hạnh phúc, hay bị thất vọng, hay bất mản.  Thay vào đó, người dân cư ngụ trong thế giới đó khi mở mắt họ ra, họ không thấy gì hơn ngoài phẩm cách, vẻ đẹp, và sự vinh hiển.
Cái nhìn về tương lai ở Thiên Đàng
Diễn tả về đặc tính của tình yêu ở thiên đàng, Edwards nói rằng, "Tất cả các thánh đồ ở trên thiên đàng yêu mến Chúa cho chính họ và yêu thương lẫn nhau vì danh Chúa, và vì mối liên hệ yêu thương họ có với Ngài, và ảnh tượng của Chúa có trong họ." Hiện nay ở trần gian này, vì tự ái, kiêu ngạo, và ích kỷ, thánh đồ bị thiếu mất hay bị cản trở tình yêu của Chúa và tình yêu đối với tha nhân. Nhưng ở trên thiên đàng, chỉ cần một chút tình yêu nho nhỏ của Chúa đỗ trên tấm lòng họ, một hướng vọng mới vùng lên:

"Tình yêu thương nhỏ như hột cải trên thế gian này, sẽ là một cây trầm trồ xinh đẹp trên thiên đàng. Một tấm lòng chỉ có xẹt ra một chút tình yêu thiên thượng ở thế gian này, sẽ trở thành ánh lửa sáng chói nóng rực ở trên thiên đàng..."
Người Ta Yêu Thương Như Thế Nào Trên Thiên Đàng
    Edwards ghi nhận rằng có một thứ bậc về sự vinh hiển cho các thánh đồ ở thiên quốc, dĩ nhiên những thánh nhân như Môi Se, Phao Lô, hay Giăng gần gũi với Chúa hơn.  Nhưng những người có vị thế vinh hiển hơn, có bị phạm vào vấn đề lên mặt hay kiêu ngạo như chúng ta thường bị ở trần gian này không?  Edwards giải thích rằng:

  "Chúng ta không còn có nhận thức người này thánh khiết hay hạnh phước hơn người kia ở thiên đàng, nhưng thánh nhân có một cái nhìn mới, tình thần mới; người được thánh khiết hơn người khác sẽ tỏ ra khiêm nhường hơn người khác.  Các thánh nhân được địa vị cao trong sự vinh hiển sẽ có một tâm tình thái độ khiêm nhường nhất, và sự trỗi bật trong đức tín khiêm nhu là mực thước trong sự trỗi bật về sự thánh khiết.  Thánh đồ đã được tẫy sạch, thánh hóa nên không còn cái tính kiêu ngạo như ở trần thế này, tuy nhiên, sẽ có thánh nhân có khả năng thiên thượng hơn thánh đồ khác, và cũng nhờ đó, họ có thể nhận ra rõ rang điều thiên thượng toàn hão, cũng chính vì thế họ sẽ nhân ra sự nhỏ nhoi, trống rỗng của chính họ, và việc nhận thức này đưa họ đến chỗ hạ mình, khiêm nhường nhất."
Làm Thế Nào Diễn Tả Sự Yêu Mến Chúa Hết Sức Nhất Ở Thiên Đàng
   
Edwards cũng phải lên tiếng than rằng tín đồ gặp trở ngại ở thế gian này để có thể thưởng thức Chúa hay say đắm Chúa một cách đậm đà nhất dài hạng nhất.  Ông thông cảm ghi nhận rằng: "Tín đồ mang trong thân thể họ, con người họ một thân thể nắn lên bằng bụi đất - một đống thịt và máu không phù họp với những linh hồn tế bào luôn thực thi sống với tình yêu thiên thượng siêu nhiên...
Lòng kính mến yêu thương Chúa muốn diễn đạt những lời ca ngợi, nhưng miệng lưỡi như cứng lại không muốn làm theo, họ muốn lời nói của họ biểu lộ lòng nóng cháy của tâm hồn họ, nhưng sự u tối dốt nát họ không biết làm sao mà nói nên lời, "Hãy dạy cho chúng tôi biết điều chúng tôi phải thưa cùng Ngài; Vì tại sự dốt nát, chúng tôi chẳng biết bày lời gì với Ngài." Gióp 37:19; và thường khi diễn cảm của họ là những ú ớ không nói nên lời.

"Cũng một lẽ ấy, Ðức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Ðức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta." Rôma 8:26
Nhưng trên thiên đàng, thánh đồ không còn có những trở ngại ngăn chặn như vậy nữa.  Họ không còn cái thân thể trần tục để bị làm chướng ngại ngọn lửa thiên thượng.  Thánh đồ ở trên thiên đàng không còn gặp khó khăn phát biểu cảm tưởng bộc lộ tình yêu thương nữa.  Tâm lòng của họ nóng cháy với một tình yêu thánh khiết không bị dòn nén cảm xúc, nhưng giống như một đám lửa cháy rừn rực.  Tâm hồn của họ được chấp cánh với tình yêu thương thiên thượng, không còn một gánh nặng nào nữa để cản trở sức tung bay.  Họ không còn muốn quyền lực hay hoạt động, cũng như những lời hay ý đẹp để ca tụng một sự vật nào nữa.  Không còn điều gì cản trở họ thông công với Chúa, và ngợi khen, phục vụ Ngài như tình yêu của họ hướng họ làm điều đó."
Thánh Đồ Tận Hưởng Ân Phúc Như Thế Nào Ở Nơi Thiên Thượng
Niềm vui thú đó tuyệt biết bao! Làm bừng dậy con tim của các thánh nhân, sau khi họ trãi qua cuộc hành trình thuộc linh, được đưa đến cõi thiên đường như thế này!  Nơi đây có một nỗi vui mừng không tả xiết, và đầy vinh hiển - niềm vui trong sự khiêm nhường, thánh khiết, vô cùng thích thú, và thiên thượng trong sự tuyệt hảo!  Tình yêu thương theo nguyên tắc luôn là điều ngọt ngào, nhất là tình yêu thiên thượng.  Ngay cả trên đất nầy, nò lả tia nước ngọt dịu; nhưng ở thiên đàng nó là dòng nước, là dòng sông, là biển cả!  Tất cả sẽ phải đứng trước sự hiện diện vinh hiển của Chúa, Ngài là tình yêu, là nguồn của tình yêu thương, Ngài mở tấm lòng của thánh nhân để tuôn tràn tình yêu từ Ngài ban ra, giống như bông hoa trong thế giới này, vào một ngày tươi đẹp của mùa Xuân, nở nụ hoa dưới ánh mặt trời, khoe trương vẻ đẹp và hương vị dưới những tia sáng từ Ngài;  Ngài là nguồn ánh sáng, là mặt trời soi rọi ánh sáng và nắng ấm trên vạn vật.

Mỗi thánh đồ trên thiên đàng là một bông hoa trong vườn hoa của Chúa, và tình yêu thánh khiết là hương thơm ngọt ngào từ mỗi cánh hoa tỏa ra, xông lên phòng hưởng lạc trong quang cảnh thiên thai đó.  Mỗi tâm hồn trên đó là một nốt nhạc của bản hòa tấu, vang lên điệu nhạc du dương thích thú, cùng hòa với giai điệu mê ly lẫn hùng tráng nhiệt liệt ngợi khen Chúa và Chiên Con đời đời.  Tất cả con dân Chúa đều trợ giúp lẫn nhau hết sức hết mình. Để biểu lộ tình yêu toàn thể hội chúng, ngợi khen Đức Chúa Cha và Đấng Đầu hội thánh.  Họ ngợi khen để đáp lại tình yêu thương từ nguồn tình yêu vô tận, cung cấp cho họ, làm tràn đầy cho họ tình yêu thiên thượng, cùng ân phước và vinh hiển.  Và họ tiếp tục yêu thương, cai trị, cư xử trong yêu thương, và cái niềm vui thỏa thánh khiết thiên thượng đó, tỏa ra bông trái, mắt chưa hề thấy, tai chưa hề nghe, trí não tâm hồn chưa bao giờ nhận thức được; và ánh sáng mặt trời từ ngôi chí cao làm cho thật thỏa thích với niềm thỏa nguyện mãi mãi tăng thêm, nhưng luôn đầy tràn.  Họ sẽ sống, cai trị với Chúa, và Đấng Christ đời đời.

Chúng ta có chút xíu hình ảnh về thiên đàng trong vài phân đoạn của Kinh Thánh.  Việc Môi Se lên núi nhận mười điều răn từ Chúa.  Việc Đức Chúa Cha, Đức Thánh Linh hiện ra cùng Đức Chúa Con trên núi hóa hình (Ma thi ơ 17, Mác 9, Lu ca 9)  Chúng ta được hé nhìn chút xíu vinh quang của thiên đàng.  Với những ghi nhận của Jonathan Edwards về thiên đàng, qua sự suy gẫm, học hỏi lời Chúa của ông, chúng ta có thêm ý niệm rõ ràng về cõi đời đời yêu thương từ Đức Chúa Cha!
Codocnhan.com