Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

CHÚA ĐẾN TỪ ĐÂU?


 

Kinh thánh khải thị Đức Chúa Trời là Đấng toàn tại, nên theo một mặt Ngài không di chuyển. Ngài chứa đựng cả vũ trụ trong bản thể vô hạn của Ngài. Vũ trụ như chiếc thùng phi nằm trong biển cả. Đối với Chúa, mọi địa điểm trong vũ trụ đều cách xa Ngài bằng nhau. Nhưng theo một phương diện khác, Kinh thánh khải thị Chúa di chuyển. Chúa có những chuyến đi lạ lùng liên quan đến lịch sử con người. Ngài chuyển động tới cùng dân Ngài, hay Ngài lìa xa họ, tất cả vì lợi ích của dân Ngài,.

Dò theo Kinh thánh, tôi minh họa ba chuyến đi đến của Chúa, đến với dân Ngài:

1.Đến Từ Núi Si-nai: Phục 3:2-4, Xuất hành 19: -20:--

Kinh thánh mô tả, “Đức Giê-hô-va đã đến từ Si-na-i, Ngài từ Sê-i-rơ dấy lên trên dân chúng,  Chiếu sáng từ núi Pha-ran,  Đến từ giữa muôn vàn đấng thánh; Từ tay hữu Ngài phát ra cho họ lửa của luật pháp Ngài.  Ngài thương yêu dân chúng,  Các thánh của Ngài đều ở trong tay Ngài,  Quì xuống chân Ngài,  Đặng lãnh những lời của Ngài.  Môi-se đã ban một luật pháp cho chúng tôi, Là cơ nghiệp của hội chúng Gia-cốp” (Phục 33:2-4).

Đến với hội chúng Đức Giê-hô-va trong sa-mạc, thì sự hiện đến tại núi Si-nai là chuyến đi đến lần thứ nhất của Chúa.

Xuất hành 19 miêu tả sự giáng lâm của Chúa đển để ban luật pháp cho dân Ngài, “Qua sáng ngày thứ ba, có sấm vang chớp nhoáng, một áng mây mịt mịt ở trên núi, và tiếng kèn thổi rất vang động; cả dân chúng ở trong trại quân đều run hãi.  Môi-se bèn biểu dân ra khỏi trại quân nghinh tiếp Đức Chúa Trời; dân chúng dừng lại tại chân núi.  Vả, bấy giờ, khắp núi Si-na-i đều ra khói, vì Đức Giê-hô-va ở trong lửa giáng lâm nơi đó; khói ra khác nào khói của lò lửa lớn kia, và cả hòn núi đều rung động cách kịch liệt.  Tiếng kèn càng vang động; Môi-se nói, Đức Chúa Trời đáp tiếng  lại.  Đức Giê-hô-va giáng lâm trên chót núi Si-na-i, đòi Môi-se lên, Môi-se bèn lên”.

Xuất hành 20 chép, “Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán mọi lời nầy, rằng:  Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ai- cập, là nhà nô lệ. Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác….”.

Cảnh trạng Chúa giáng lâm rất kinh khủng, rồi Ngài từ trên núi dùng tiếng của loài người phán rất lớn để khoảng 2 triệu người Israel đều nghe rõ 10 điều răn của Ngài.

 Tác giả thơ Hê-bơ-rơ nhận xét, “Cảnh tượng đó rất kinh khiếp, đến nỗi Môi-se nói rằng: “Ta sợ hãi run rẩy quá đỗi.” (12:21).

 Như vậy khoảng 3500 năm trước, Chúa đã đến cùng dân Israel ban cho bộ luật pháp trong cảnh tượng hãi hùng. Bộ luật đó với mục đích đánh hạ loài người, vạch trần sự bất năng của chúng ta khi cố gắng tuân giữ luật pháp ấy. Luật pháp đến thì chúng ta chết. Mặt khác luật pháp như thầy giáo canh giữ chúng ta rồi đưa chúng ta đến cùng Đấng Christ, là Đấng duy nhất có thể tuân thủ mọi điều răn luật pháp đó.

Phao lô  tự chứng khi ông gặp Đấng đến từ núi Si-nai, “Trước kia tôi không có luật pháp mà tôi sống, nhưng khi điều răn đến thì tội lỗi lại sống, còn tôi thì chết” (Rô-ma 7:9)

Anh chị em có gặp Đấng đến từ Si nai không? Nếu anh chị em đã ngã chết trước mặt Ngài rồi thì minh chứng anh chị em đã gặp Đấng ấy rồi , hoặc ngược lại.

2.Đến từ Thê-man: Ha-ba-cúc chương 3

 Tiên tri Ha-ba-cúc dâng lên lời cầu nguyện sau khi thấy khải tượng về sự hiện đến của Chúa; “Đức Chúa Trời đến từ Thê-man,  Đấng Thánh đến từ núi Pha-ran.  Vinh hiển Ngài bao phủ các từng trời, Đất đầy sự khen ngợi Ngài” (câu 3).

 Ha-ba-cúc chương 3 là bài cầu nguyện của tiên tri sau khi ông  nhận được lời giải đáp của Chúa về lí do sự xâm lăng của quân Babylon vào đất Israel. Tôi nhận thấy bài cầu nguyện nầy còn như là  lời tiên tri sẽ xảy ra lần thứ hai  trong sự hiện ra của Đấng Christ. Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời sẽ đến từ Thê man theo Ha-ba-cúc chương 3 nầy:

--Thê -man là cháu nội của Ê-sau. Đó cũng là địa danh của vùng đất phía nam nước Ê-đôm, liên quan trận đánh Hạt-ma-ghê-đôn khi Chúa Giê Su tái lâm.

--Câu 5 “Ôn dịch đi trước mặt Ngài”. Dịch lệ Covid 19, và có thể nhiều lọai dịch lệ khác đang xảy ra, chúng hiện đến trước sự hiện ra của Chúa. Điều nầy có thể đúng không? Không ai dám tin chắc.

--Câu 6, “Ngài đứng và đo đất; Ngài nhìn xem, làm tan tác các dân tộc”. Xa-cha-ri 2:1 và Khải huyền 11:1-2 nói Chúa đo đất là Ngài sắp chiếm hữu nó làm tài sản—ngụ ý Chúa sắp đến cai trị trái đất nầy. Ngày nay các dân tộc trên cả  địa cầu đang rúng động, rung chuyển.

--Câu 7, “Các đường lối Ngài giống như thuở xưa”.

Nhà tiên tri nói rằng những việc sẽ xảy ra khi quân Babylon xâm lăng, hay như tôi áp dụng những việc đó xảy ra cho ngày tái lâm của Chúa, sẽ giống như các sự kiện đã xảy ra trước đây trong lịch sử Israel thời trước.

 --Câu 8-10. Nhà tiên tri mô tả cảnh tượng ngày sau rốt bằng những ngôn từ biểu hiện, khó hiểu, chung lộn với lịch sử  xâm lăng của quân đội ngoại bang trong thời các quan xét. Các đạo binh đó  rung động, tan tác khi xâm lăng Israel. Phải chăng điều nầy sẽ xảy ra trong trận chiến Gót và Ma gót (Ezekiel 38-39), dọn đường cho sự hiển hiện của Đấng Christ cởi mây trời mà đến.

--Câu 10 "Các núi thấy Ngài thì đều sợ hãi”. Phải chăng đây là lời tiên tri về sự suy sụp từ từ của các đại cường quốc trên thế giới. Vì trong Kinh thánh núi tượng trưng các nước. Họ run rẩy, suy đồi trước khi Chúa hiện ra.

--Câu 11, “Mặt trời mặt trăng dừng lại trong nơi ở nó;  Vì cớ bóng sáng của những tên Ngài”. Trước khi Chúa Giê su hiện ra, sẽ có, “mặt trời trở nên đen như vải bằng lông, cả mặt trăng trở nên như huyết, các ngôi sao trên trời sa xuống đất như cây vả bị cơn gió lớn  rung đổ trái non xuống.  Trời bị dời đi như quyển sách cuốn lại, mọi núi và đảo đều bị dời khỏi chỗ nó” (Khải 6:12-14)—“ Trong ngày đó sẽ không có sự sáng nữa, những vì sáng sẽ thâu  mình lại. Ấy sẽ là một ngày mà Đức Giê-hô-va biết; chẳng phải ngày, chẳng  phải đêm, song xảy ra đến buổi chiều sẽ có sự sáng” (X a-cha- ri 14:6-7)-

-- Câu 12, “Ngài nổi giận bước qua đất; Và đương cơn thạnh nộ giày đạp các dân tộc”. Đây là lời nầy, “Ngài đạp lò rượu thạnh nộ phừng phừng của Đức Chúa Trời toàn năng” (Khải 19:15). Lò rượu đây là bàn ép nho, các dân tộc bị đưa vào bàn ép, là bị tiêu diệt khi lâm vào trận Hat-ma-ghê-đôn—“Thiên sứ bèn quăng lưỡi liềm mình xuống đất, hái nho của đất, và ném vào lò ép rượu lớn của sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời.  Lò rượu ấy đạp ở ngoài thành, có huyết từ trong lò ra, lên đến  khớp ngựa, dài chừng một ngàn sáu trăm dặm (291 km, Khải 14: 19-20).

 --Câu 13, “Ngài đi ra đặng cứu dân mình, Đi ra đặng cứu đấng chịu xức dầu của mình”.

 Hai vế trong câu nầy thay thế nhau, nên “đấng chịu xức dầy là dân sót Israel, 144-000 người được đóng ấn theo Khải 7. Chúa sẽ tái lâm giải cứu họ vào giờ cuối cùng. Xa cha ri 14: 4-5

 --Câu 14, “Ngài đánh thương đầu kẻ ác, phá nhà nó, Làm trần trụi nền nó cho đến cổ”.

Kẻ ác đây là sa-tan mà Thi thiên và Châm ngôn thường nói đến. Khải 19: 20- 20:1- 3 bày tỏ Chúa sẽ đến và  bắt antichrist  tiên tri giả quăng vào hồ lửa tức thì, rồi sai thiên sứ bắt và giam cầm sa-tan trong 1000 năm. Trong vực sâu.

3.Đến Từ Núi Si-ôn: Thi thiên 50

--Câu 1-6- “Đấng quyền năng, là Đức Chúa Trời, là Đức Giê-hô-va, đã phán,  và gọi thiên hạ Từ hướng mặt trời mọc cho đến hướng mặt trời lặn. Từ Si-ôn tốt đẹp toàn vẹn,  Đức Chúa Trời đã sáng chói ra.  Đức Chúa Trời chúng tôi đến, không nín lặng đâu. Trước mặt Ngài có đám lửa cháy thiêu,  Chung quanh Ngài một trận bão dữ dội.  Ngài kêu các từng trời trên cao,  Và đất ở dưới đặng đoán xét dân sự Ngài:  Hãy nhóm lại cùng ta các người thánh ta, Là những người đã dùng của tế lễ lập giao ước cùng ta.  Các từng trời sẽ rao truyền sự công bình Ngài, Vì chính Đức Chúa Trời là Quan xét”

 Chúa Giê-su chính là Đấng quyền năng, là Đức Chúa Trời và là Đức Giê-hô va, Ngài sẽ tái lâm. Ngài sai các thiên sứ mình gom góp mọi thánh đồ là những người đã dùng tế lễ Chiên Con lập giao ước với Ngài. Họ sẽ họp mặt trước mặt Chúa như 2 Tê sa. 2:1 và 1 Tê 4: 14-15 chép “Hỡi anh em, luận về sự hiện đến của Chúa chúng ta là Jêsus Christ, và sự chúng ta hội hiệp cùng Ngài’-Vì chính Chúa sẽ từ trời giáng xuống với tiếng kêu bảo, tiếng của thiên sứ cực phẩm, và kèn của Đức Chúa Trời, thì những kẻ chết trong Christ  sẽ sống lại trước;  đoạn, chúng ta là kẻ sống mà còn ở lại, đều sẽ cùng họ được cất  lên trong đám mây để nghinh tiếp Chúa tại khoảng không”.  Ngày ấy Chúa sẽ là Quan Án xét xử họ.

 Kết luận, sự hiện đến thứ nhất của Chúa đã xảy ra rồi, sự hiện đến được miêu trong trong mục số 2 sẽ xảy ra cho nhân loại có thể là gần đây, còn sự hiện đến của Đấng từ si-ôn xảy ra các các thánh đồ.

Hodos Deng 27-5-2021

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

CHẲNG TẠI NÚI NẦY, CHẲNG TẠI JERUSALEM

Có một anh em Cơ Đốc nhân thông công với tôi về việc những người dân tại xứ Sa-ma-ri đã thờ phượng Đức Chúa Trời trên các đồi núi xứ Sa-ma-ri mà người phụ nữ tiểu thôn Si-kha có đề cập đến với Chúa Giê-su bên giếng nước và Giăng chương 4 có chép, bạn tôi tin rằng những người thờ phượng đó đã được cứu, nhưng nhiều nhà giải kinh lên án bạn tôi tin theo đạo lạc.

Theo tôi đây là một chủ đề thú vị cho tôi có cơ hội trình bày ý kiến của mình trong bài viết sau đây:

 Xứ Palestine vào thời của Chúa Giê-su được chia làm ba miền rõ rệt. Miền bắc là Ga-li lê, vùng đất cửa ngõ của sự giao thông giữa dân Israel và dân tộc các  nước như Ba-tư, A-Si-ri, Ba-By-Lôn, Sy-ri đang đi trên con đường thiên lí bắc nam xuyên qua Ga-li-lê. Miền trung là xứ Sa-ma-ri, có một loại dân lai tạo giữa dân Israel với dân các nước như Ba-tư, Ba-by-lôn mà các vua A-si-ri đưa đến cư trú tại vùng đất trống, bỏ hoang, sau khi 10 chi phái Bắc quốc Israel đã bị lưu đày. Dân các nước đến xứ Sa-ma-ri và cưới gả lẫn lộn với dân Israel cùng đinh còn sót lại trong xứ thánh. Kết quả sinh ra  dân Sa-ma-ri, mà người Do thái thời Chúa Giê-su rất gớm họ. Đến nỗi người Do thái ở Ga-li-lê hay ở Giu-đê muốn đi lại thăm viếng lẫn nhau, dân Do thái đó phải đi vòng qua bên kia sông Giô-đanh, tuyệt đối tránh đi ngang qua xứ Sa-ma- ri, nhưng Chúa thường đi qua lại xứ đó. Miền nam là xứ Giu đê, nơi có dân Israel chính thống và đa số là dân Giu-đa hay Do thái cư trú tại đây. Đó là người Israel chính thống, tuyệt đối tuân theo luật lệ, điều răn Cựu ước

Đền thờ Jerusalem được xây lại khoảng năm  536 TCN, và trước đó chừng chừng 200 năm, vương quốc Israel gồm 10 chi phái ở miền bắc đã bị đế quốc A-si-ri (Iraq) tiêu diệt và đem dân chúng đó đi lưu đày. Mười chi phái nầy đã lưu vong khắp trái đất kể từ ngày đó mãi đến năm 1948 S.C. họ mới hồi hương về đất Israel  từ từ. Trong khi họ bị lưu đày, “Vua A-si-ri đem người ở Ba-by-lôn, Cu-tha, A-va, Ha-mát và Sê-phạt-va-im, đặt ở trong các thành của Sa-ma-ri, thế cho dân Israel. Chúng chiếm lấy nước Sa-ma-ri, và ở trong các thành nó. Khi chúng bắt đầu trú ngụ tại đó, thì không kính sợ Đức Giê-hô-va, nên Đức Giê-hô-va sai sư tử đến giết mấy người trong bọn chúng.  Người ta bèn nói với vua A-si-ri rằng: Các dân mà vua đã đem qua đặt trong các thành của Sa-ma-ri không biết lệ thờ phượng thần của xứ, vì vậy thần đó có sai sư tử đến giết họ, tại họ không biết lệ thờ lạy thần của xứ vậy.  Vua A-si-ri liền truyền lịnh rằng: Trong những thầy tế lễ mà các ngươi đã bắt ở đó đem qua đây, các ngươi hãy lấy một người, dẫn về ở tại trong xứ đó đặng dạy lệ thờ lạy thần của xứ.  Ấy vậy, một kẻ trong những thầy tế lễ mà chúng đã bắt ở Sa-ma-ri đem đi trở về, ở tại Bê-tên, và dạy dỗ dân phải thờ lạy Đức Giê-hô-va làm sao” (2 Các Vua 17)

 Tác giả sách Các vua, có lẽ là Giê-rê-mi, chép lại sự hình thành dân Sa-mari, là tổ phụ của dân Sa-ma-ri sống trong thời Chúa Giê-su, và cho chúng ta thấy sự việc họ thờ phượng Đức Gia-Vê và đồng thời thờ lạy các thần riêng của dân tộc họ cách song song.

 Bạn có tin rằng dân Sa-ma-ri đã thờ phượng Chúa tại các núi Sa-ma-ri cả một thế kỉ trước khi dân Giu-đa (Do thái) hồi hương về Nam quốc ở Jerusalem xây dựng đền thờ để thờ phượng Chúa chăng?. Đương nhiên dân hồi hương thời Xô-rô-ba-bên, E-xơ-ra, Nê hê mi tái thiết đền thờ và có sự thờ phượng thánh theo luật Môi-se mà Chúa rất hài lòng. Nhưng còn dân sa-ma-ri lúc ấy thì thể nào?

Ông E-xơ-ra viết, “Khi các thù nghịch của Giu-đa và Bên-gia-min hay rằng những người đã bị bắt làm phu tù được về cất đền thờ cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Israel, bèn đi đến Xô-rô-ba-bên và các trưởng tộc mà nói rằng: Chúng tôi muốn đồng xây cất với các ngươi, vì chúng tôi tìm cầu Đức Chúa Trời của anh em, cũng như anh em, và chúng tôi đã tế lễ cho Ngài từ đời Ê-sa-Ha-đôn, vua A-si-ri, đem chúng tôi lên đây. Nhưng Xô-rô-ba-bên, Giê-sua, và các trưởng tộc khác của Israel, đáp với chúng rằng: Các ngươi chẳng được phần chung với chúng ta đặng cất một đền thờ cho Đức Chúa Trời của chúng ta; song chúng ta, chỉ một mình  chúng ta, sẽ cất một đền cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Israel, như Si-ru, vua Phe-rơ-sơ, đã truyền bảo chúng ta” (E-xơ-ra 4).

Dân Sa-ma-ri nói, “chúng tôi tìm cầu Đức Chúa Trời của anh em, cũng như anh em, và chúng tôi đã tế lễ cho Ngài từ đời Ê-sa-Ha-đôn, vua A-si-ri, đem chúng tôi lên đây”.

Tại sao Xô-rô-ba-bên và các cấp lãnh đạo Do thái đã từ chối lời thỉnh nguyện hợp lí của dân Sa-ma-ri và E-xơ -ra còn dán nhãn họ là “kẻ thù nghịch của Giu đa và Bên gia min”?

 Dân Israel nói chung đã rơi vào thái cực cho rằng mình là tuyển dân độc quyền, duy nhất của Chúa, không thể hòa nhập với bất cứ dân tộc nào, và quên lãng phương diện khác là Chúa giao cho họ sứ mạng làm ánh sáng cho muôn dân. Họ phải gìn giữ nếp sống thánh khiết của mình trong đời sống riêng để duy trì mức độ tin kính tốt nhất, nhưng họ còn phải có sứ mạng truyền giáo, phải mở lòng ra tiếp nhận những kẻ thờ phượng Chúa cách sai lạc, cách pha trộn của dân Sa-ma-ri như vậy. Tình thần kỳ thị người khác hệ phái, cái tâm hẹp hòi đó đã thể hiện trong đời sống tiên tri Giô-na, và trong hội thánh đầu tiên tại Jerusalem rất rõ ràng, và vẫn còn di chứng trong các loại cộng đồng dân Chúa ngày nay.---chỉ yêu thương, chỉ tiếp nhận những ai đồng quan điểm nhỏ nhặt, riêng tư của mình mà thôi.

 --Chúa Giê-su nhận xét và đánh giá sự thờ phượng của dân Sa-ma-ri nầy như thế nào?

 Dân Sa -ma-ri cứ thờ phượng Đức Gia-Vê theo sự dạy dỗ của một tiên tri nào đó từ trước khi Xô-rô-ba-bên hồi hương. Có người nó họ có bộ Ngũ Kinh, năm sách của Môi-se, nên Chúa Giê-su có nói “Nhơn đó tục ngữ rằng: 'Người nầy gieo, kẻ kia gặt,' là đúng lắm. Ta đã sai các ngươi gặt nơi mình không lao khổ, còn các ngươi thì đã vào tiếp hưởng công lao của họ” (Giăng 4:37-38). Chúa nói có một số người đến gieo giống cho dân Sa-ma-ri mấy trăm năm nước khi Chúa đến bên giếng ngày hôm đó.  Cho nên  họ đã thờ phượng Chúa, cách biệt với đền thờ tại Jerusalem suốt khoảng hơn 6 thế kỉ, kéo dài mãi cho đến ngày Chúa Giê-su nói chuyện với người phụ nữ tại giếng Gia-cốp. “Người đàn bà nói rằng: “Thưa ông, tôi nhìn thấy ông là tiên  tri. Tổ phụ chúng tôi thờ lạy trên núi nầy, còn các ông lại nói nơi  đáng thờ lạy là tại Jerusalem”.  Đức Jêsus phán rằng: “Đàn bà kia ơi, hãy tin ta, giờ đến, các ngươi thờ lạy Cha chẳng tại trên núi nầy, cũng chẳng tại Jerusalem. Các ngươi thờ lạy điều các ngươi không biết, chúng ta thờ lạy  điều chúng ta biết, vì sự cứu rỗi đến từ dân Do-thái”.

Người đàn bà nói ”Tổ phụ chúng tôi thờ lạy trên núi nầy, còn các ông lại nói nơi  đáng thờ lạy là tại Jerusalem” phản ảnh sự kỳ thị của dân Do thái tại Jerusalem đối với dân Sa-ma-ri và cuộc thờ phượng của họ tại núi Sa-ma-ri, vốn có gốc rễ  kể từ thời Xô-rô-ba-bên rồi.

 Nhưng Chúa nói,“các ngươi thờ lạy Cha chẳng tại trên núi nầy, cũng chẳng tại Giê-ru-sa-lem. Các ngươi thờ lạy điều các ngươi không biết, chúng ta thờ lạy  điều chúng ta biết, vì sự cứu rỗi đến từ dân Do-thái”.

Chúa chấp nhấn chung chung sự thờ phượng của dân Sa-ma-ri từ hơn 6 thế kỉ trước, và Ngài đánh giá đó là sự thờ phượng  “điều các ngươi không biết”—vì họ không biết rõ về về thuộc tánh của Đức Gia-Vê mà mọi ý nghĩa trong sự thờ lạy, nhưng quả thật Chúa có nhìn nhận sự thờ lạy của tổ phụ dân Sa ma ri từ suốt 6 thế kỉ trước.

--BIỆN GIẢI:

Viết đến đây, tôi nghĩ nhiều bạn sẽ phản bác tôi, cho rằng tôi là người dị giáo, lạc đạo.

 Tôi nghĩ sau rằng hơn 6 thế kỉ họ thờ phượng Chúa cách sai trật, dù Chúa như cho phép và có lưu ý đến họ, nên Ngài đã cố ý đến giếng Si-kha và biện minh cho sự thờ phượng của dân Sa-ma-ri trong 6 thế kỉ trước là có thực. Tôi tin trải qua 6 thế kỉ,  hàng ngàn người đã được cứu rỗi qua hình thức thờ phượng có lỗi lầm đó, khi họ cũng có bộ Ngũ Kinh Môi se và sự hướng dẫn của một thầy tế lễ Lê-vi.

--Bạn có  nhìn thấy sự thờ phượng Chúa của ông Giê-trô, bố vợ của Mô-se không? Ông không phải là người Israel, không thông hiểu bộ luật Môi-se như sách Lê-vi kí diễn giải về cách thờ phượng Đức Gia-Vê, thế mà sao Chúa chấp nhận sự thờ phượng của ông?  Vì ông dám dâng tế lễ  tại trại quân Israel cạnh chân núi Si-nai trước khi Chúa ban hành bộ luật cho Môi-se. “Đoạn Giê-trô, cha của vợ Môi-se, lấy một của-lễ thiêu và các tế vật dâng lên Đức Chúa TRỜI, và A-rôn đến cùng với tất cả các trưởng-lão Y-sơ-ra-ên để ăn bánh với cha vợ của Môi-se trước mặt Đức Chúa TRỜI” (Xuất hành 18:12).

Bạn không thể phủ nhận ông Giê trô là con cái của Chúa. Tổ phụ ông cũng có lẽ đã dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời hàng trăm năm trước rồi, từ sau cơn nước lụt phải không?

-- Ông Gióp cũng là người ngoài dân Israel, ông đã thờ phượng Chúa ra sao? “Và xảy ra, khi chu-kỳ các ngày tiệc tùng đã chấm dứt, Gióp sai và biệt chúng nên thánh, thức dậy sớm vào buổi sáng và dâng các của-lễ thiêu theo con số của tất cả chúng; vì Gióp nói: "Có thể các con trai của ta mới phạm tội và nguyền-rủa Đức Chúa TRỜI trong tâm của chúng chăng." Gióp đã làm liên-tục như vậy” (Gióp 1: 5).

 Ai dạy Gióp cách thờ phượng Chúa như vậy?. Ông không có kinh thánh Cựu ước như dân Sa-ma-ri có, nhưng chắc chắn ông là con cái thật của Chúa.

-- Còn Bê-tu-ên và La -ban, bố và anh vợ của Y-sác, họ thờ phượng Chúa ra sao và do ai dạy dỗ họ? La-ban thưa rằng "Xin vào, người được phước của Đức GIA-VÊ!-- Lúc đó La-ban và Bê-tu-ên trả lời và nói: "điều này đến từ Đức GIA-VÊ; vì vậy chúng ta không thể nói cùng ngươi không thích hợp hay tốt. Kìa, Rê-bê-ca ở trước mặt ngươi, hãy dẫn nó đi, và hãy cho nó làm vợ của con trai của chủ ngươi, như Đức GIA-VÊ đã phán" (Sáng. 24:31 50-51).

Bạn tin cha con La ban là con cái thật của Chúa không? Đó là những người tín đồ yếu đuối, vừa thờ lạy Chúa vừa thờ lạy các gia tượng (Teraphim) trong nhà, như các Cơ Đốc nhân làm tôi hai chủ ngày nay vậy (Sáng. 31:18).

 Ba-la-am là một pháp sư có tính cách tồi tệ, nhưng ông cũng có thể dâng của tế lễ cho Chúa, dù ông ở ngoài tuyển dân Israel và bộ luật Môi-se. Bạn nghĩ Ba-la-am là con cái thật của Chúa không?

 Nếu các bạn tin một phần những người từ dân Sa-ma-ri, ông Gióp, cho đến Ba-la-am đều là con cái của Chúa, thì tôi xin hỏi bạn: về lịch sử cụ thể, không phải dã sử, của nước Việt Nam có từ khoảng năm 4 TCN trong quốc gia của Hai Bà Trưng-- những người Việt cổ nào đó, sống trước Hai Bà Trưng, nếu họ thờ  phượng Đức Chúa Trời theo lương tâm, lương tri thuần chính, họ có được cứu chăng chiếu theo Rô ma 2: 14-16?  “Vả, khi dân Ngoại bang, vốn không có luật pháp, theo bổn tánh mà làm những việc hiệp luật pháp, thì họ, dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật  pháp cho mình.  Ấy họ tỏ ra công việc của luật pháp đã ghi trong lòng họ, lương  tâm họ cũng cùng làm chứng, và tư niệm của họ thay nhau khi thì cáo trách, khi  thì bàu chữa, là điều sẽ tỏ ra trong ngày mà Đức Chúa Trời bởi Jêsus Christ sẽ  xét đoán sự kín nhiệm của người ta y theo Tin Lành của tôi”.

 Thưa các bạn, trước khi Chúa ra đời, khoảng năm 4 TCN, những người Việt cổ đã thờ phượng Đức Chúa Trời theo lương tâm, họ có được cứu hay không?

 Tóm lại, Chúa Giê-su đúc kết, “Các ngươi thờ lạy điều các ngươi (dân Sa-ma-ri) không biết, chúng ta (dân Israel) thờ lạy điều chúng ta biết, vì sự cứu rỗi đến từ dân Do-thái.  Nhưng giờ sắp đến, mà nay đã đến rồi, khi kẻ thờ lạy thật lấy  tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy Cha, vì Cha vẫn tìm kiếm người dường ấy để thờ  lạy Ngài.  Đức Chúa Trời là Linh, nên ai thờ lạy Ngài thì cần phải lấy tâm  linh và lẽ thật mà thờ lạy.”

 Ánh sáng đã đến rồi.  Chúa Giê su là ánh sáng của thế giới (Giăng 8:12).

“Nhưng giờ sắp đến, mà nay đã đến rồi”. Chúa Giê-su là ánh sáng, nay đã đến rồi, mọi cách thờ phượng trên núi Sa-ma-ri xưa kia, và phương cách thờ phượng theo bộ luật của Môi-se tại Jerusalem đều phải được hủy bỏ. Từ nay mọi người phải đến cùng Chúa Giê-su để thờ lạy Đức Chúa Trời trong tâm linh và  lẽ thật, thì sẽ được cứu và được Ngài chấp nhận.

 Khải Đạo- May 22, 2021

 

THỨ TỰ CỦA CÁC TÍN NHÂN TRƯỚC MẶT CHÚA-

 

 Về một phương diện Chúa ghét đảng Ni-cô-la (Khải 2:6), nhưng theo phương diện khác Chúa có khải thị cho chúng ta thấy thứ tự mà Ngài ấn định cho các lãnh vực dưới sự cai trị của Ngài như sau:

1.Về tuổi tác:

Sáng thế kí 8:15,16,18-“Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nô-ê rằng:  Hãy ra khỏi tàu, ngươi, vợ, các con và các dâu ngươi. Vậy, Nô-ê cùng vợ người, các con trai và các dâu người ra khỏi tàu” “Chớ quở trách người già cả, nhưng hãy khuyên họ như cha, trai trẻ như anh em, 2 đờn bà có tuổi như mẹ, gái trẻ như chị em, song phải thanh sạch mọi bề” (1 Ti-mô thê 5:1-2).

2. Thứ tự trong Giáo hội:

Ê-phê-sô 4:11-12  “Ngài ban cho một số sứ đồ, một số tiên tri, một số  kẻ giảng Tin Lành, một số mục tử và giáo sư, cốt để làm cho thánh đồ được nên trọn vẹn về công việc của chức dịch, và về sự gây  dựng thân thể của Đấng Christ”.

 Nhiều người lợi dụng câu Kinh thánh nầy để lập ra một siêu hệ thống cấp bậc mới, và những người có óc làm đầu luôn tìm cách tỏ ra mình là sứ đồ, là công nhân, là đồng công.

 Xin nhớ rằng Chúa không ban cho một vài người để làm (to act), để đóng kịch, để nhập vai là sứ đồ. Chúa chỉ ban cho giáo hội những sứ đồ, tiên tri… thành thạo rồi, chứ không “làm” (to act) sứ đồ.

 Những ai thực sự là sứ đồ, tiên tri, mục tử của Chúa ban cho không ham địa vị như đãng Ni cô la.

3.Thứ tự các ân tứ:

1 Cô-rinh-tô  12: 8-10 , “Vậy, người nầy nhờ Thánh Linh ban cho lời khôn ngoan, kẻ kia  cũng nhờ một Thánh Linh ấy ban cho lời tri thức,  kẻ khác nữa cũng nhờ một Thánh Linh ấy mà được đức tin, lại kẻ khác nữa cũng nhờ một Thánh Linh ấy mà được ân tứ chữa bịnh;  còn người nầy thì được làm việc quyền năng, kẻ kia thì được  nói tiên tri, người khác thì được phân biệt các linh, kẻ nọ thì được nói các thứ tiếng,và người khác thì được thông dịch các thứ tiếng ấy”.

 Đây là bảng định lượng giá trị của Chúa qua môi miệng Phao lô. Các  ân tứ ân điển xây dựng người bề trong của tín nhân, các ân tứ siêu nhiên giúp con người bề ngoài, nếu các ân tứ siêu nhiên đó như làm phép lạ, chữa bệnh, tiếng mới là chân thật.

 Tưởng cũng nên nhắc lại theo Công vụ 2: 4, 7-11 và 1 Cor 14, nói tiếng mới là nói tiếng ngoại quốc cho dù nói công khai thì phải có thông dịch, nếu không có thông dịch viên thì chỉ nói tiếng ngoại quốc đó với Đức Cháu Trời như lời cầu nguyện riêng.  Đừng ai huấn luyện người khác nói tiếng  mới vu vơ, nói độc âm một chữ như: “la da da, la ba da, la ba da…. bất tận”. Đó là tiếng mới giả tạo.

4.Thứ tự các giá trị:

Theo bản chất sa ngã, mọi người nam hay nữ cũng đều muốn  mình cao lớn, vĩ đại hơn người khác và không bao giờ thấy được, nhìn nhận và coi những người lân cận liên hệ của mình là lớn hơn mình. Thua trời một vạn, không chịu thua bạn một li.

 Tín nhận vốn là thuật sĩ Si-môn ở thành Sa-ma-ri khoe mình là “lớn” cách công khai (Công 8: 9). Nhưng thiên sứ Gáp-ri-ên  kín đáo nói cùng ông Xa-cha ri rằng con ông, Giăng báp tít là “lớn (Lu ca 1: 15”. Nếu Xa cha ri không kể lại cho sử gia Lu ca ghi thì không ai biết Giăng báp tít là lớn trước mặt Chúa,

Bạn ơi, bạncó  đóng kịch mình là lớn trước mặt loài người, hay bạn biết ai là lớn trước mặt Chúa không?

Kết luận:

Giăng 8: 7-9, “Vì họ cứ hỏi mãi, nên Ngài đứng thẳng dậy mà bảo họ rằng: “Ai trong các ngươi là vô tội, hãy ném đá nàng trước đi.”  Rồi Ngài lại cúi xuống viết trên đất.  Chúng nghe vậy, đều đi ra từng người một từ già đến trẻ…”

 Nếu hôm nay Chúa có thể quét qua một luồng ánh sánh thần thượng, mội chúng ta sẽ  biết thứ tự, chỗ đứng của mình giữa cộng đồng Chúa.

 

 

 

CHUYỆN KỂ: NÓI TIẾNG PHI CHÂU-

Năm mươi năm về trước, khi tôi còn học tại Trường Kinh thánh tại Nha Trang, một giáo sư là người Hoa kỳ kể cho chúng tôi, các sinh viện, nghe một câu chuyện thật sau đây:

 Một cặp vợ chồng người Phi-luật Tân, xuất thân từ một chi hội Tin Lành quê nhà đi truyền giáo tại Phi châu, giảng cho một sắc tộc  tại lục địa đen đó.

Hôm đó ông bà mới về lại hội thánh quê nhà ở Phi luật Tân để nghỉ hạn trong một năm. Trong đêm đầu tiên ông bà đến tham dự buổi nhóm cầu nguyện của chi hội quê nhà , là chi hội đã dâng tiền tài trợ cho chức vụ ông bà tại Phi châu.

Đến giờ mỗi tín đồ trong hội thánh cầu nguyện từng người một. Một lt sau có một nam tín đồ cầu nguyện bằng tiếng lạ, không phải độc âm như “la ba da, la ba da, la ba da.”. mà cầu nguyện lớn tiếng bằng một thổ ngữ lạ lùng, không ai biết  một cách lạ lùng..

 Ông bà tín đồ vốn là giáo sĩ bỗng giật mình vì hiểu ra người tín đồ cầu nguyện bằng tiếng lạ đó,  là ông ta đang phỉ báng Đức Chúa Trời—mà chính người cầu nguyện tưởng mình đầy dẫy Đức Linh Linh, cũng không biết gì cả.

 Thật may mắn, cám ơn Chúa, vì ông bà giáo sĩ khi truyền gíao bên Phi Châu cũng biết vài thổ ngữ Phi châu nên mới hiểu nội dung lời cầu nguyện bằng tiếng lạ đó.

 Bạn ơi đừng biện luận khi bạn không có người thông dịch, nhưng bạn bụng bảo dạ rằng tôi cầu nguyện tiếng thiêng liêng, tiếng của thiên sứ mà.

 Bạn có dám quả quyết rằng bạn không bị tà linh thúc đẩy và chiếm hữu để nói ra lời của nó mà bạn tưởng là lời thiêng liêng chăng?

 Xin Chúa thương xót tỉnh ngộ bạn và ban ánh sáng cho bạn.

MK.

 

 

 

TỘI LỖI VÀ CÁC TỘI LỖI-

 Tội lỗi (sin) và các tội lỗi (sins) là một lẽ thật khó hiểu.

Giáo hội Tin lành dịch chữ “sin” là nguyên tội và chữ “sins” là kỷ tôi. Họ lập ra một giáo lý:- “nguyên tội” là tội trong  bản tánh, kỷ tội là hành vi của mỗi cá nhân.

 Giáo hội khôi phục dịch chữ “sin” là tội và sins là tội phạm.

 Khi dịch Kinh thánh chúng ta phải chuyển ý sao cho càng lấy hết ý nghĩa thì càng tốt. Dịch Kinh thánh không phải là giải nghĩa Kinh thánh. Hai cách dịch trên đây al2 gai3i nghĩa Kinh tah1nh chứ không phải dịch sát nghĩa. Hai trường phái trên đều phạm lỗi lầm khi dịch Kinh thánh. Hai từ ngữ “sin” và “sins” nên dịch là “tội lỗi” và “các tội lỗi”-

1-    Tội lỗi (sin) là một thân vị, một nguyên tắc:

Sáng thế kí 4:7 chép, “Nếu ngươi làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi (sin) rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó.

Giăng 1:29, “Sáng ngày sau Giăng thấy Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng:“Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi (sin) của thế giới đi”

 Thi thiên 32:1, “Phước thay cho người nào được, được che phủ tội lỗi mình!

Trong cả ba câu kinh tháh trên bày tỏ tội lỗi số ít (sin) là một thân vị, đó là chính sa-tan.

     2. Các tội lỗi (sins) là hành vi của con người.

Mi-chê 7:19, “Ngài sẽ còn thương xót chúng tôi,… ném  hết thảy các tội lỗi (sins) chúng nó xuống đáy biển”.

 Hê-bơ-rơ 10: 4, “Vì huyết của bò đực và dê đực hẳn không thể cất các tội lỗi (sins) được.

Sau 1000 năm bình an Chúa sẽ cất tội lỗi (sin) ra khỏi vũ trụ, và quản thúc nó trong hồ lửa đời đời.

Trong thời Cựu ước, huyết của bò đực, dê đực không thể cất các tội lỗi, là hành vi của con người ra khỏi con người được.

 3. Tội lỗi (sin) và các tội lỗi (sins) trong thơ Rô-ma:

Trong thơ Rô-ma, Phao lô đúc kết ý nghĩa sâu sắc về Tội lỗi (sin) và các tội lỗi (sins).

--a/ Rô ma : Từ 1:1 đến 5:11 –

Chữ tội lỗi (sin) xuất hiện 3 lần và chữ “các tỗi lỗi” (sins)  xuất hiện rất nhiều lần.

Chúa xử lí các sins, là các hành vi của tội nhân bằng cách tha thứ và xóa bỏ  chúng nó.

 Rô 4:25, “Ngài đã bị nộp vì các tội lỗi chúng ta”

-b/ Từ 5:12—8:39

Danh từ “tội lỗi” (sin) xuất hiện 39 lần, và dường như không có chữ “các tội lỗi” (sins) xuất hiện.

 Rô ma 7:20, “Song nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì chẳng còn phải là tôi  làm điều đó nữa, bèn là tội lỗi ở trong tôi”

 Ga la ti 2:20 nói “không phải tôi  mà là Đấng christ” thì Rô ma 7:20 nói không phải tôi mà tôi lỗi ở trong tôi.

 Thế thì “tội lỗi” nằm ngoài cửa đợi Ca-in là thân vị, là chính  sa-tan, và tội lỗi nội trú  trong Phao lô đã chế phục ông, cũng là một than vị, đó là sa-tan.

Chúng ta cần huyết của Đấng Christ xóa bôi và tha thứ các tội lỗi (sins) của chúng ta, nhưng chúng ta cần đến luật của sự sống (Rô ma 8:2) giải phóng chúng ta khỏi thân vị là sa tan, và tội lỗi nội cư bên trong chúng ta.