Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

NGỢI KHEN—-




Trong Thi 107, chúng ta có 4 lần những chữ giống nhau nầy: Kêu cầu để ngợi khen và cảm tạ. Chúng ta đọc ở chỗ khác chép, “Hỡi người công bình, hãy vui vẻ nơi Đức Giê-hô-va; Sự ngợi khen đáng cho người ngay thẳng.” (Thi 33:1) và Thi 50:23 chép, “Kẻ nào dâng sự cảm tạ làm của lễ, tôn vinh ta; Còn người nào đi theo đường ngay thẳng, Ta sẽ cho thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.”.
-
Ngợi khen là kết quả tự phát của lòng biết ơn mà tấm lòng đó đã kinh nghiệm ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời và nhận biết các sự đối đãi thiên hựu của Ngài cùng sự chăm sóc của Cha hằng ngày. Thật là lạ thường khi chúng ta lại cần được thúc giục phải ngợi khen. Vì chúng ta có khuynh hướng quên nguồn gốc sự thương xót của chúng ta và chỉ vui mừng về những quà tặng (mà lúc nào chúng ta cũng sẵn sàng tiếp nhận) hơn là nhớ đến Đấng Ban Cho, là Đấng đáng được chúng ta tôn kính mãi mãi. Thường thường chúng ta cầu xin ân phước và quên dâng lên Chúa lời cảm ơn khi tiếng kêu cầu của chúng ta được nghe đến.

Bàn Tay Cai Trị Của Chúa-



Từ trên trời Chúa truyền đoán ngữ; Khi Đức Chúa Trời chỗi dậy đoán xét, Để giải cứu các người nhu mì trên đất, Thì đất bèn sợ hãi, và yên lặng.  Cơn giận loài người hẳn sẽ ngợi khen Chúa, Còn sự giận dư lại, Chúa sẽ ngăn trở--Thi 76:8-10
-
Không có gì làm cho người tín đồ trung bình bối rối hơn việc Đức Chúa Trời khoan dung quá lâu đối với việc ác. Nhưng người có đức tin có khả năng chờ đợi trong sự yên tỉnh và tin tưởng- Esai 30:15, - Vả, Chúa Giê-hô-va, là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, có phán như vầy; Các ngươi sẽ được rỗi, là tại trở lại và yên nghỉ; các ngươi sẽ được sức mạnh, là tại yên lặng và trông cậy. Nhưng các ngươi đã không muốn thế!--  bảo đảm rằng Ngài là Quan án công nghĩa của mọi người, sẽ không bao giờ cho phép một điều gì trong vũ trụ nầy mà cuối cùng không chứng minh rằng bất cứ điều gì cũng đều ở dưới bàn tay tể trị của Ngài, vả Ngài cho phép điều đó xảy ra là vì mục đích tốt lành nào đó. Ngài sẽ không bao giờ xin lỗi với bất cứ một tạo vật nào của Ngài về bất cứ điều gì mà Ngài đã làm hay Ngài đã cho phép satan làm, và không xin lỗi những người tín đồ bị khuất phục kẻ thù lớn lao đó. Mọi sự đều đã được Ngài diều khiển và tể trị đến nỗi Ngài sẽ được tôn vinh và con người sẽ được ban phước khi mầu nhiệm của Đức Chúa Trời được hoàn thành (Khải 10:7) và các vương quốc của thế giới nầy trở thành vương quốc của Đức Chúa Trời và Đấng Christ của Ngài (Khải 11:15).

CHÚA TRỊ VÌ TRONG VƯƠNG QUỐC



Hỡi Đức Chúa Trời, xin ban cho vua sự xét đoán của Chúa, Và ban cho vương tử sự công bình của Ngài. Người sẽ đoán xét dân sự Chúa cách công bình, Xử kẻ khốn cùng cách ngay thẳng.  Nhân vì sự công bình, các núi và gò nổng Sẽ đem bình an đến cho dân chúng. Trong ngày vua ấy, người công bình sẽ hưng thịnh, Cũng sẽ có bình an dư dật cho đến chừng mặt trăng không còn. Thi 72:1-3, 7-
-
Chiến tranh là hậu quả của ngờ vực và ghen tị mà đang thắng thế giữa các dân, và tất cả những điều nầy chỉ là biểu hiện của tình trạng tội lỗi trong lòng con người. Mãi đến khi những điều nầy được kiềm chế thì không có bình an lâu dài cho nhân loại. Nhiều người cố gắng đem lại sự bình an hoàn vũ bởi các hiệp ước, giao ước, nhưng tội lỗi còn cai trị trong lòng họ bao lâu thì mọi nỗ lực chỉ chấm dứt trong sự thất vọng và tranh cạnh xé lòng. Khi  nào Chúa Jesus xác lập quyền Ngài, khi Ngài tái lâm, các vương quốc của thế giới nầy mới trở thành vương quốc của Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài (Khải 11:15). Sau đó toàn bộ sự tiên đoán vinh diệu của các tiên tri sẽ được ứng nghiệm sát nghĩa và chiến tranh sẽ được loại khỏi địa cầu vì mọi nơi loài người đều thuận phục quyền của Ngài, mà chỉ một mình Ngài mới có thể thực hiện chương trình thần thượng. Cho nên Ngài còn bị loài người loại bỏ đến bao lâu, thì phải còn có xung đột, hiểu lầm giữa các nước. Nhưng khi Ngài đến trị vì như Vua các vua và Chúa của các chúa (Khải 19:16), ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ thành tựu trên trái đất như thanh tựu trên thiên đàng-

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

ĐẮC THẮNG ĐẾN CUỐI CÙNG-




   Trong cuộc đời của mỗi tín nhân dù là Cựu ước hay Tân ước đều phải trải qua hai sa mạc trắc nghiệm, thử thách. Đó là sa mạc vật chất thế giới nầy, và sa mạc tâm lí thuộc hồn. Đa số con dân Chúa đều ngã chết trong hai sa mạc đó, chớ không thể duy trì tình trạng thuộc linh vững vàng của mình đến cuối đời.
   Thánh sử Kinh thánh ghi lại quá ít người đứng vững và đắc thắng đến cùng. Tuổi già Đa vít được phục hồi tình trạng đắc thắng vào cuối đời. Vua A- sa, vua Ê-xê-chia, vua Giô- si- a là những vĩ nhân tiêu biểu rất thành công nổi tiếng nhưng thất bại vào tuổi già. Hôm nay tôi san sẻ hai gương mẫu người đắc thắng đến cuối cùng là Ca-lép và Phao-lô:

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Rao Lời Chúa—



Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, ta sai ngươi đến cùng con cái Y-sơ-ra-ên, đến các dân bạn nghịch nổi loạn nghịch cùng ta; chúng nó và tổ phụ mình đã phạm phép nghịch cùng ta cho đến chính ngày nay.  Ấy là con cái dày mặt cứng lòng, ta sai ngươi đến cùng chúng nó. Khá nói cùng chúng nó rằng: Chúa Giê-hô-va có phán như vậy!  Còn như chúng nó, hoặc nghe ngươi, hoặc chẳng khứng nghe, - vì là nhà bạn nghịch, - ít nữa chúng nó cũng biết rằng ở giữa mình đã có một đấng tiên tri. Exechien 2:3-5.

Theo Chúa—



Đoạn, Ngài gọi quần chúng và môn đồ đến, mà phán rằng: “Hễ ai muốn theo ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ ta và Tin lành mà mất mạng sống mình thì sẽ cứu được-Mác -8:34-35-
-

Sự từ bỏ mình là quy luật của nước Đức Chúa Trời. Kẻ nhu mì thừa kế trái đất, người nghèo trong tâm linh giàu có vô hạn. Trong khi phụng sự Đấng Christ, chúng ta chiếm hữu khi chịu mất mát, sống thực khi chết, và tiếp nhận khi ban cho. Điều nầy hầu như hoàn toàn chống lại với những gì thế giới coi là khôn ngoan lành mạnh? Vì cớ sự khôn ngoan của thế giới là ngu dại với Đức Chúa Trời (1 Cor 1:20), và các nguyên tắc của hành động mà con người thiên nhiên tán thành đều tuyệt đối chống lại các nguyên tắc của thiên đàng.

Sự đại ủy nhiệm phúc âm



Vả, mười một môn đồ bèn đi qua Ga-li-lê, đến núi mà Jêsus đã hẹn. Khi thấy Ngài thì họ thờ lạy Ngài; nhưng có vài kẻ hồ nghi. Jêsus đến phán cùng họ rằng: "Hết cả quyền bính trên trời dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ ta, làm phép báp têm cho họ nhơn danh Cha, Con, và Thánh Linh, 20 và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta hằng ngày ở cùng các ngươi cho đến kỳ chung kết đời." Math .28:18-20
-
Sự đại ủy nhiệm phúc âm hóa thế giới không ban cho trọn vẹn trong một sách phúc âm, nhưng chúng ta cần có mọi khúc kinh thánh liên quan trong ba phúc âm đồng quan và trong Công vụ chương 1 để có cái nhìn toàn diện. Có các phương diện khác nhau của sự ủy nhiệm mà được nhấn mạnh trong mỗi một chỗ. Thêm vào đó, chúng ta còn có mệnh lệnh của Chúa ban cho 11 sứ đồ, ghi ở Giăng 20. Những điều đó hòa hợp trong điều nầy: trách nhiệm của chúng ta là thi hành sứ điệp của ân điển cho mọi người ở mọi nơi, trong khi chúng ta chờ đợi Chúa chúng ta trở lại, theo lời hứa của Ngài.
-

Bánh Và Chén—



Khi đương ăn, Jêsus lấy bánh chúc tạ bẻ ra, rồi đưa cho môn đồ mà phán rằng: "Hãy lấy ăn đi, đây là thân thể ta." Ngài lại lấy chén, cảm tạ, rồi đưa cho họ mà phán rằng: "Hết thảy hãy uống đi; vì đây là huyết ta, tức là huyết của giao ước, đổ ra cho nhiều người được tha các tội lỗi. –Mathio 26:26-28
-
Bữa ăn tối của Chúa trong hội thánh Cơ đốc thay chỗ cho Tiệc Vượt qua giữa vòng dân Do thái. Hai tiệc nầy liên kết nhau cách thân thiết, vì sau khi cử hành tiệc Vượt qua, Jesus trao bánh và rượu nho cho các môn đồ Ngài và có ý hướng yêu cầu họ tham dự hai vật đó, mà phô diễn thân thể Ngài sắp được dâng lên trên thập giá và huyết Ngài rất sớm được đổ ra để tha thứ các tội lỗi.

Đặt đứa trẻ ở giữa-



Jêsus gọi một con trẻ đến, để ở giữa họ, Math 18:2
-
Đặt đứa trẻ ở giữa. Khi Đức Chúa Trời thành nhục thể Ngài đã chọn cách hiện ra trên trái đất như một hài nhi. Tạo vật dịu ngọt, thanh khiết nhất mà chúng ta biết trong thế giới nầy là một em bé nhỏ, chất phác. Và đây là biểu hiệu được chọn lựa làm đại diện cho Chúa Jesus Christ chúng ta. Chúa Jesus tuyên bố, "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không xây lại (hoán cải), trở nên như con trẻ, thì hẳn chẳng được vào nước trời đâu” (Math. 18:3).

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Tôn Trọng Cha Mẹ--Honor The Parents -




Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải nghĩa. 2 “Hãy hiếu kính (tôn trọng) cha mẹ ngươi” (ấy là điều răn thứ nhứt có lời hứa cặp theo), 3 “hầu cho ngươi được phước và trường thọ trên đất.” 4 Còn ai là cha, chớ chọc giận con cái mình, nhưng hãy dùng sự sửa trị, khuyên răn của Chúa mà dưỡng dục nó- Epheso 6:1-3-
Lê vi kí 20:9--Khi một người nào chửi cha mắng mẹ mình, thì phải bị xử tử: nó đã chửi rủa cha mẹ; huyết nó sẽ đổ lại trên mình nó.
-
Kính trọng và vâng phục cha mẹ là nền tảng của mọi xã hội. Con cái nổi loạn và bất phục trong tư gia sẽ phẩn uất sự kiểm chế của cha mẹ và làm kẻ thù của sự tể trị có trật tự do Chua lập ra, khi chúng lần lần lớn lên.
Hơn thế nữa, chúng không vâng lời cha mẹ trong lúc còn trẻ thì chúng sẽ không vâng lời Đức Chúa Trời trong những năm về sau.

Sự Thánh Khiết Cơ Đốc-



Chúng ta thảy đều để mặt trần mà chiếu lại sự vinh quang của Chúa như một cái gương, thì đều biến hoá nên cũng một hình tượng của Ngài, từ vinh quang đến vinh quang, như bởi Chúa là Thánh Linh vậy. 2 Cor. 3:18

Cuộc Đời Là Gì? -



Bây giờ chúng ta xem mập mờ như trông vào gương, nhưng bấy giờ mặt đối mặt. Bây giờ tôi biết có chừng, nhưng bấy giờ tôi sẽ thông biết cũng như Chúa đã biết rõ tôi vậy. 1 Cor. 13:12
-
Cuộc sống đầy những huyền nhiệm. Tâm linh bối rối cứ luôn luôn hỏi  “tại sao” và “tại sao?” Rất nhiều  vấn nạn của chúng ta không có giải đáp. Đức Chúa Trời không vui lòng giải thích mọi đường lối của Ngài có với chúng ta tại đây và trong thời đại nầy. Ê-li-hu nói cùng Gióp, “Nhân sao ông tranh luận với Ngài? Trách Ngài không bày giãi điều nào Ngài làm” (33:13).

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Bảy Lá Thư Và Câu Chuyện Cứu Rỗi-


Khải Huyền 2-3

Như chúng ta biết, thứ tự của các thư tín trong Khải huyền 2 và 3 không phải là ngẫu nhiên, bởi vì trong bảy thư nầy lịch sử của giáo hội Cơ Đốc được hiển thị cho chúng ta. Nhưng cũng có những gợi ý cho "lịch sử cứu rỗi" - từ sự sáng tạo đến trạng thái vĩnh cửu. Mời bạn xem cái nhìn mới về bảy thư tín nầy:

-Ê-phê-sô:
Khải 2: 1-7 – hãy nhớ Vườn Ê-đen, nơi cây sự sống đứng và Đức Chúa Trời bước đi vào buổi chiều mát mẻ. Tuy nhiên, ở đó con người sa ngã vào tội lỗi và bị đuổi khỏi lạc viên (câu 5). Dân Hội thánh Ê-0phe6-sô sa ngã , bỏ tình đầu với Chúa nên mất phần ăn trái cây sự sống

-Si-miệc-nơ
Nó bắt đầu "thời đại" của lương tâm. Và đã bắt đầu với những gì? Với việc của người tôn giáo ám sát một người công bình. Và với những gì nó đã kết thúc? Với chiến thắng của sự chết trong Nước lụt (và không chỉ là cái chết đầu tiên. Khải 2,8-11. Có sự bắt bớ nặng nề trong hội thánh Si miệc nơ., như Ca in bức hại A-bên.

Sự Thử Thách Đức Tin Anh em-




 Hầu cho sự thử nghiệm đức tin của anh em, vốn quí báu hơn vàng hay hư mất dầu chịu thử nghiệm, để nhơn đó trở lại ngợi khen, tôn vinh, tôn trọng khi Jêsus Christ hiện ra.-1 Phiero 1:7
-`
Đức tin chưa bị thử thách rèn luyện có thể chỉ là đức tin chân thật, nhưng chắc chắn đó là loại đức tin nhỏ bé và vẫn còn có thể  èo ọp, nếu chưa được thử lửa. Đức tin không có cơ hội nào để phát triển mạnh mẽ cho bằng khi mọi sự đều xảy ra chống lại nó. Bão tố là các huấn luyện viên của đức tin và sấm chớp là người soi sáng cho nó. Lúc mặt biển im lặng hãy căng buồm lên tùy ý bạn thích, thuyền bạn sẽ chẳng bao giờ về đến bến cảng của nó, vì khi đại dương ngủ yên thì lườn tàu cũng ngủ theo.

CAN THIỆP VÀO ĐỜI SỐNG NGƯỜI KHÁC-



“Phi-e-rơ xây lại, thấy môn đồ mà Jêsus thương yêu theo sau, tức là người đang bữa ăn tối kia nghiêng trên ngực Jêsus mà hỏi rằng: “Thưa Chúa, ai là kẻ phản Ngài?”  Khi thấy người đó, Phi-e-rơ bèn hỏi Jêsus rằng: “Thưa Chúa, còn người nầy thể nào?”  Jêsus đáp: “Nếu ta muốn người đợi cho tới khi ta đến, thì can gì với ngươi? Ngươi cứ theo ta!”

Một trong những bài học khó khăn nhất để học đến từ việc chúng ta từ chối sự cứng đầu của chúng ta và tránh can thiệp vào cuộc sống của người khác.
Phải mất một thời gian dài để ta nhận ra sự nguy hiểm của việc tạo ra sự quan phòng (lo xa) nghiệp dư, nghĩa là can thiệp vào kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho người khác.

Bạn thấy ai đó đang đau khổ và bạn nói, "Anh ấy sẽ không đau khổ, và tôi sẽ đảm bảo rằng anh ta không đau khổ."
Bạn đặt bàn tay của bạn ngay trước mặt ý muốn cho phép của Đức Chúa Trời để ngăn chặn nó, và sau đó Đức Chúa Trời nói, việc đó  "can hệ gì với ngươi?"

Có tình trạng trì trệ trong đời sống thuộc linh  của bạn không? Không cho phép nó tiếp tục, nhưng hãy vào sự hiện diện của Đức Chúa Trờvà tìm hiểu lý do.
Bạn có thể sẽ thấy nó là  vì bạn đã từng can thiệp vào cuộc sống của  người khác -   đề nghị một số điểm, mà bạn không có quyền đề nghị, hoặc tư vấn trong khi bạn không có quyền  tư vấn cho ai cả.
Khi bạn phải đưa ra lời khuyên cho người khác, Đức Chúa Trời sẽ tư vấn cho bạn thông qua sự hiểu biết trực tiếp của Thánh Linh Ngài.

Phần của bạn là duy trì mối quan hệ với Đức Chúa Trời đến nỗi sự nhận thức  của Ngài có thể đến qua bạn cách liên tục với mục đích ban phước của người khác.—chớ không phảii can thiệp

NÚI NON-,



Núi là một tạo vật còn sống và đang lớn lên mỗi ngày, nên gọi là núi non. Chỉ các nhà địa chất mới biết núi nào là núi già và núi nào và núi non.
Đức Thánh Linh dùng hình ảnh núi non để  phô diễn tư tưởng và ánh sáng của Ngài cho chúng ta:

1. Núi là trở lực cản phá đường dân thánh-Mathio 21:21
“Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin, và không nghi ngờ chi hết, thì chẳng những các ngươi làm được điều đã làm cho cây vả mà thôi, song dầu các ngươi biểu hòn núi nầy rằng: Hãy cất mình lên và quăng xuống biển, điều đó cũng sẽ làm được”.

 2. Núi lớn tượng trưng quỷ Satan chặn đường tiến tới của thánh đồ. Nên chúng at hãy đuổi satan tránh chỗ. Xa cha ri 4:7
“Hỡi núi lớn, ngươi là ai? Ở trước mặt Xô-rô-ba-bên ngươi sẽ trở nên đồng bằng”.

3. Núi tượng trưng Chúa bao phủ, che chở dân Ngài- Thi thiên 125:2-
“ Các núi vây quanh Giê-ru-sa-lem thể nào, Đức Giê-hô-va vây phủ dân Ngài thể ấy, Từ rày cho đến đời đời”.
4. Núi tượng trưng bình diện thuộc linh cao, nơi Chúa đãi tiệc thuộc linh cho dân Ngài- Ê-sai 25:6-
“Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon, đồ béo có tủy, rượu ngon lọc sạch”

CON MUỐN ĐI



Sáng thế ký 24:58, “Họ gọi Rê-bê-ca và hỏi: “Con có muốn đi với người nầy không?” Nàng đáp: “Con muốn đi.”
   Những từ ngữ  đó như tiếng nổ lớn! - những từ ngữ có thể thay đổi hoàn toàn một cuộc sống trong vài giờ. Trước đây:  Dọn dẹp nhà cửa, lấy nước, tắm lạc đà. Sau đó: một cuộc hành trình với một người hầu như không biết, để đi đến một nơi không rõ, cho một người chồng cũng chưa biết nữa. Sự thay đổi như vậy chỉ có thể xảy ra nếu một trong hai điều nầy xảy ra: - bị thất vọng sâu sắc hoặc được thuyết phục sâu sắc. Trong quan điểm đầu tiên, câu chuyện trong Sáng thế ký 24 không cho chúng ta rõ nguyên nhân.

HIỆN DIỆN CỦA CHÚA-



"Đức Giê-hô-va phán: “Chính Ta sẽ đi với con, và Ta sẽ cho con được an nghỉ.”
Xuất Ai cập kí 33:14.
   Môi-se có một yêu cầu về tâm trí của mình, một mong muốn mà chính Đức Chúa Trời  đã bước vào dấy dấy lên. Có sự đau khổ và bối rối phía sau và xung quanh ông ta, và có một tương lai không rõ trước mắt ông nữa. Dân của Đức Chúa Trời bị những hậu quả khủng khiếp của sự vô tín của đe dọa. Trong những trường hợp này, tiếng thở dài từ trái tim ông vẫn còn hoài, chỉ có Chúa mới nghe: "xin tỏ cho con biết đường lối của Ngài để con biết !" Và Chúa trả lời, “Chính Ta sẽ đi với con, và Ta sẽ cho con được an nghỉ”.

   Đức Chúa Trời lắng nghe những lời cầu nguyện như vậy và quyết định nghe chúng. Những cách Ngài muốn dẫn dắt con cái Ngài đã được chuẩn bị và định trước; nhưng Ngài dần dần cho họ thấy sự khôn ngoan của Ngài. Ngài muốn nguyên tắc của đức tin ở trong cuộc sống của những con cái ngoan ngoãn của Ngài. Vì vậy, chúng ta không được tự hỏi rằng Ngài bỏ chúng ta sự thiếu hiểu biết về những cách Ngài sẽ làm cho chúng ta. Đủ để chúng ta biết rằng Ngài đã hứa sự hiện diện của Ngài. Chính Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta và mở đường cho chúng ta. Hãy sắp xếp đường lối của Chúa cho thích hợp với Ngài là tôn vinh Ngài. “Ai dâng lời cảm tạ làm tế lễ là tôn vinh Ta, Còn người nào đi theo đường ngay thẳng, Ta sẽ cho thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời”. (Thi Thiên 50:23).

Thập Giá Cũ và Mới



Trong thời đại ngày nay đã có một thập giá mới xuất hiện cách âm thầm, không ai nhận biết trong vòng những nhà truyền giáo. Nó có vẻ vẫn giống thập giá cũ nhưng thực chất lại khác vì chỉ giống ở vỏ bề ngoài nhưng khác về bản chất sâu xa bên trong.
Thập giá mới này đã cho ra một triết lý mới của đời sống Cơ-đốc nhân, và triết lý mới đó dẫn tới một cách truyền giảng mới, nghĩa là giảng lời Chúa theo kiểu mới và nhóm lại với nhau theo kiểu mới. Ngôn ngữ để truyền giảng Phúc Âm mới này xem chừng vẫn là ngôn ngữ cũ nhưng nội dung của nó đã thay đổi và trọng tâm cũng khác xưa.


Thập giá cũ chẳng có gì chung với thế giới. Nó chấm dứt mọi điều thuộc về xác thịt kiêu ngạo của A-đam. Nó thi hành bản án đã tuyên của bộ luật ban hành tại Si-na-i. Còn thập giá mới không chống đối loài người; mà ngược lại, nó là một người bạn thân thiện và, nếu được hiểu đúng, nó là cội nguồn của vô số trò vui "sạch sẽ" cũng như những sở thích "vô tội." Nó để cho A-đam sống mà không can thiệp chi cả. Ðộng cơ sống của anh ta không hề thay đổi; anh ta vẫn sống vì sở thích riêng của mình, chỉ có điều giờ đây anh thấy vui trong việc hát hợp xướng và xem những phim tôn giáo thay vì hát những bài hát xấu xa và nốc rượu mạnh. Tóm lại, cuộc đời vẫn lấy vui chơi thỏa thích là chính, mặc dù niềm vui cao cấp hơn về mặt đạo đức hay nói đúng hơn là về mặt trí tuệ.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

GIÁ TRỊ CỦA SỰ TỰ KỈ LUẬT-



1 Cô-rinh-tô 9:26-27, “Vậy, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ, tôi đấu quyền, chẳng phải là đánh gió;  song tôi khắc khổ thân thể tôi, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã rao giảng cho kẻ khác, mà chính mình tôi phải bị loại ra chăng”

Thời gian của chúng ta hiện nay thường bị thể thao ám ảnh, chủ nghĩa vật chất và luôn là những cú đá bóng mới mẻ (cường độ cao, ngắn, cảm xúc cao). Sự thật là, quá nhiều giao tiếp với những thứ như vậy đã trở thành thương hiệu của xã hội chúng ta, một xã hội sống theo bề ngoài và vô đạo đức, có sức qu

TẬP BAY-



Phục truyền 32: 11-12 , “Ngài tìm được họ trong một nơi hoang vắng, Giữa những tiếng gào thét của hoang mạc. Ngài bao phủ họ, chăm sóc họ, Gìn giữ họ như con ngươi của mắt Ngài.  Như phụng hoàng khuấy động ổ mình, Bay lượn quanh bầy con Dang rộng cánh ra đỡ lấy Rồi cõng con trên đôi cánh”.

Trên các ngọn cây thông trên hồ Itasca xinh đẹp ở phía bắc Minnesota, Hoa Kì có tổ của một con đại bàng hói đầu. Với một vài nhà quan sát khác, tôi đã may mắn thấy những con chim hùng vĩ bay cao trên hồ và nhào xuống săn mồi.