Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 11

Forest river under the white clouds Stock Photography

THI THIÊN 133: CHỨNG CỚ CỦA NẾP SỐNG HỘI THÁNH
TRONG SỰ TRƯỞNG THÀNH (1)

Sự Trưởng Thành của Chúng Ta
Dẫn Đến Một Sự Hiệp Nhất Vinh Hiển
Thi Thiên 133 là một thi thiên mà tất cả chúng ta đều biết rất rõ vì chúng ta thường hát nó như một bài thánh ca. Tuy nhiên, chúng ta có thể không thật sự biết thi thiên này như đáng phải biết. Thi Thiên 133 có ý phô bày sự trưởng thành, không phải phô bày cảm xúc. Nhưng chúng ta thường vui hưởng thi thiên này theo cách rất cảm xúc. Chúng ta hát: “Kìa, thật tốt đẹp và vui thỏa dường nào vì các anh em cư trú cùng nhau trong sự hiệp nhất!” Rồi sau khi hát một cách đầy vui mừng trong một buổi nhóm, chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta là một. Chúng ta cần nhận thức rằng đây không phải là một thi thiên có tính cảm xúc. Trái lại, đó là một sự phô bày cảu sự trưởng thành mà xuất ra từ mọi kinh nghiệm trước đó trong các Thi Thiên Đi Lên

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 10

Mountain lake in apls, Austria Royalty Free Stock Photo
Người Trưởng Thành Không Có Sự Yên Nghỉ
Nếu tác giả nhận thức rằng nhà của ông và nhà Đức Chúa Trời là một, vậy tại sao ông không thể yên nghỉ? Tại sao ông phải quá quyết liệt như vậy? Một ngôi nhà cần phải là một nơi yên nghỉ. Chúng ta có thể nói với tác giả: “Ông không chỉ có một ngôi nhà, mà nhà của ông cũng là nhà Đức Chúa Trời. Bây giờ ông có thể yên nghỉ. Không cần phải quyết liệt như vậy.” Nhưng tác giả sẽ nói với chúng ta: “Không! Trong nhà Đức Chúa Trời tôi sẽ không lên giường! Tôi không thể có bất cứ sự yên nghỉ nào! Thậm chí tôi sẽ không để cho mắt mình ngủ!” Trước đây, trong Thi Thiên 131, ông đã được đem đến một sự yên nghỉ êm dịu. Nhưng bây giờ ông kiên quyết không đi lên giường. Thay vì tìm kiếm sự yên nghỉ, ông quyết liệt vì nhà Đức Chúa Trời. Ông muốn nói: “Tôi nhìn thấy nơi cư trú của Đức Chúa Trời. Tôi vì nhà Đức Chúa Trời và chứng cớ của Đức Chúa Trời. Nhà của tôi và nhà Đức Chúa Trời là một. Vì cớ điều này, tôi cấm mình không được có bất cứ sự yên nghỉ nào! Tôi có gánh nặng! Tôi có trách nhiệm! Tôi quyết liệt! Ô Chúa, Ngài có một đền tạm, nhưng thực chất ở đâu? Thực tại của chứng cớ Ngài ở đâu?”

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 9


Mountain track Royalty Free Stock Photos 
THI THIÊN 132-134 GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH
GIỚI THIỆU VÀ ÔN LẠI
Khi đến với giai đoạn cuối cùng của Các Thi Thiên Đi Lên, Chúng ta cần nhớ rằng các Thi thiên này chứa đựng rất ít sự dạy dỗ và giáo lý. Tuy nhiên, chúng rất phong phú trong kinh nghiệm. Vì lý do này, chúng ta không nên nhận lấy sự chia sẻ này như một sự giải thích Kinh Thánh theo giáo lý. Các tác giả và những người giải nghĩa khác đã giải thích các thi thiên này theo cách khác, nhưng sự ao ước của chúng tôi là chia sẻ các Thi thiên này theo kinh nghiệm thuộc linh. Trong nếp sống Cơ Đốc của mình, chúng ta đang đi lên từ giai đoạn kinh nghiệm này đến giai đoạn kinh nghiệm khác. Chúng ta đã bàn đến các giai đoạn khải tượng, hiến dâng, vui hưởng và mở rộng. Bây giờ chúng ta đến giai đoạn thứ năm, giai đoạn trưởng thành.

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 8

The gorge of mountain river in the morning Stock Image

THI THIÊN 130: ĐƯỢC MỞ RỘNG QUA
SỰ HIỂU BIẾT VỀ CHÍNH MÌNH

Hoạn Nạn Trong Môi Trường Của Chúng Ta
Thúc Ép Chúng Ta Cầu Nguyện

Thi Thiên 130 bắt đầu: “Từ các vực sâu tôi đã yêu cầu Ngài, Ô Jehovah. Ô Chúa, hãy nghe tiếng tôi; hãy để tai Ngài lắng nghe tiếng của lời tôi thỉnh cầu” (cc.1-2). Câu này tiếp theo Thi thiên trước. Hễ khi nào chúng ta kinh nghiệm công tác cày xới của Chúa qua môi trường của mình, chúng ta trở nên một người cầu nguyện. Theo bản chất. chúng ta không phải là một người như vậy. Chúng ta thích hoang dã, không chịu hạn chế và thường không cảm thấy nhu cầu để cầu nguyện. Nhưng khi chúng ta trải qua một sự thử thách, hay khi một điều gì đó nghiêm trọng xảy ra, chúng ta trở nên một người đầy sự cầu nguyện. Chúng ta bị thúc ép đến với Chúa. Chúng ta kêu cầu Chúa “từ đáy vực sâu”. Vì cớ hoạn nạn của mình, chúng ta cầu nguyện: “Ô Chúa, hãy nghe tiếng tôi; hãy để tai Ngài lắng nghe tiếng của lời tôi thỉnh cầu”

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 7

Bright yellow flowers on a background of mountains and sky Royalty Free Stock Images

THI THIÊN 129-131- GIAI ĐOẠN MỞ RỘNG-

GIỚI THIỆU VÀ ÔN LẠI
Chúng ta đã thấy rằng giai đoạn thứ ba của Các Thi Thiên Đi Lên, giai đoạn vui hưởng, bắt đầu với hai “sự xoay chuyển” khác nhau khỏi sự phu tù. Trong Thi Thiên 126, chúng ta được giải phóng khỏi thế giới và Cơ Đốc giáo để được đem vào trong nếp sống hội thánh. Sau khi vui hưởng nếp sống hội thánh, cuối cùng chúng ta được giải phóng khỏi sự phu tù đối với sự sống bản ngã của mình bằng cách chôn xuống đất để chết. Điều này dẫn đến kinh nghiệm về sự biến đổi như được nhìn thấy trong Thi Thiên 127. Trong diễn trình được biến đổi, chúng ta trở nên một “dũng sĩ với những mũi tên”. Chúng ta được trang bị bằng sự phong phú để phục vụ Chúa khi trải qua diễn trình kết trái trong nếp sống hội thánh. Điều này dẫn đến nếp sống phục vụ trưởng thành và lành mạnh như được mô tả trong Thi Thiên 128. Chúng ta trở nên giống như một “cây ô-liu” và một “cây nho đầy trái”. Điều này có nghĩa là chúng ta trở nên một nguồn cung ứng “dầu” để hội thánh tăng trưởng và một nguồn cung ứng “rượu”  để hội thánh vui mừng. Chúng ta không còn lao tác luống công nhưng có thể sản sinh và cung phụng sự sống để đáp ứng nhu cầu của những người ở xung quanh chúng ta.

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 6

Waterfalls Nature Landscape in Mountains Sunset Stock Image 
THI THIÊN 127: VUI HƯỞNG SỰ BIẾN ĐỔI
Ngừng Sự Lao Tác Luống Công Và Để Cho
Chúa Ban Cho Chúng Ta Sự Yên Nghỉ
Thi Thiên 127 do Solomon viết. Thi thiên này bắt đầu bằng “Nếu Jehovah không xây dựng ngôi nhà thì những kẻ xây dựng nó lao tác luống công. Nếu Jehovah không giữ thành thì kẻ canh gác thức canh vô ích. Ngươi thức dậy sớm, đi nằm trễ, ăn bánh lao nhọc luống công” (cc.1-2a). Có ba điều tất cả chúng đều thích làm một khi chúng ta yêu Chúa và vui hưởng nếp sống hội thánh. Thứ nhất, chúng ta thích xây dựng. Thứ hai, chúng ta thích thức canh. Thứ ba, chúng ta thích lao tác. Đây là ba “điều hấp dẫn” chúng ta trong nếp sống hội thánh. Chúng ta vui hưởng việc xây dựng, thức canh và lao tác. Thật ý nghĩa vì Thi thiên này được viết bởi Solomon, vì ông là người đã xây dựng nhà Chúa. Ông nói rằng nếu Chúa không xây nhà thì những kẻ xây nhà lao tác luống công. Khi chúng ta cố gắng làm nhiều điều để xây dựng nhà Chúa, điều đó không có hiệu quả. Hơn nữa, nếu Chúa không giữ thành thì những kẻ canh gác thành thức canh vô ích. Cuối cùng, chúng ta dậy sớm, đi nằm trễ và ăn bánh lao nhọc luống công. Điều này có nghĩa là chúng ta quá nhọc tâm về các môi quan tâm của Chúa cách vô ích. Khi chúng ta mang gánh nặng quá mức về nếp sống hội thánh thì bánh của chúng ta trở nên bánh của sự lao nhọc. Điều này nghe thì rất tốt, nhưng thật sự điều đó vô ích. Điều đó không có ích lợi gì cả.

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 5

THI THIÊN 126 – 128 – GIAI ĐOẠN VUI HƯỞNG

GIỚI THIỆU VÀ ÔN LẠI

Chúng ta đã thấy rằng Các Thi Thiên Đi Lên là một bức tranh về nếp sống Cơ Đốc. Khi đi theo Chúa, chúng ta “đi lên” trong kinh nghiệm của mình. Các Thi thiên này hình thành một sự tiến triển mà có thể được chia thành năm giai đoạn với mỗi giai đoạn bao gồm ba Thi thiên. Giai đoạn thứ nhất bày tỏ cho chúng ta một khải tượng sáng tỏ về ba điều: thế giới, Chúa và nếp sống hội thánh. Khải tượng gấp ba này dẫn đến giai đoạn thứ hai, giai đoạn hiến dâng. Trong giai đoạn này, thứ nhất chúng ta dâng mình cho Chúa, thứ hai dâng mình để được phân rẽ khỏi thế giới, và thứ ba là dâng mình cho sự đáng tin cậy của Ngài.

Tính Chất Thuộc Linh của Thời Đại Mới: Thiền, Yoga và Múa

       



Tôn giáo Babylon tiếp tục tồn tại và phát triển trong Phong Trào thời Đại ngày nay. Đây là phong trào đang nổ bùng trong thế giới tôn giáo hiện đại.
Điều Phong Trào thời Đại Mới tìm kiếm nhiều nhất là trãi nghiệm và mặc khải thuộc linh thần bí. Vì điều này, những người theo Thời Đại Mới cố gắng tìm cách đạt được những trải nghiệm thần bí, không cần biết những trải nghiệm này đến từ tôn giáo nào. Họ có thể dùng yêu thuật, bùa chú, hoặc bói bài, đoán tử vi, thôi miên, âm nhạc kích động, kinh nghiệm đặc biệt về tình dục, sự khổ hạnh, rượu và ma túy. Hoặc ngay cả họ thử dùng khoa học và kỹ thuật. Bất cứ phương pháp gì họ sử dụng, mục đích của họ, chỉ là đánh thức cái tôi thần thánh  bên trong họ qua những trãi nghiệm thần bí để được hiệp nhất với lực lượng thần linh của vũ trụ. Qua quá trình nầy, họ tin một người có thể trở thành thần, đó là một thực tế thần linh không còn bị thế giới vật chất giới hạn.

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 4


Flash Flood Disaster Stock Images 
THI THIÊN 124: HIẾN DÂNG ĐỂ ĐƯỢC PHÂN RẼ
KHỎI THẾ GIỚI – ĐỨNG CHỐNG LẠI
SỰ CHỐNG ĐỐI CỦA THẾ GIỚI

Chúa Đứng Về Phía Chúng Ta
Vì Chứng Cớ của Ngài

Thi Thiên 124 thật ra là sự tiếp tục của Thi thiên 123, nhưng có một sự khác biệt mấu chốt giữa hai Thi thiên này. Thi thiên 124 bắt đầu bằng: “Ồ Israel hãy nói: Nếu không phải Jehovah đã đứng về phía chúng ta…” (c.1). Từ quan trọng nhất trong câu này là “Israel” Từ này đánh dấu một sự tiến bộ thuộc linh, một sự đi lên trong kinh nghiệm Cơ Đốc của chúng ta. Chúng ta đã tiến bộ từ “tôi” đến “Israel” Trong Thi Thiên 123, tác giả nói: “Tôi ngước mắt lên nhìn Ngài” Tác giả đã có một chỗ đứng cá nhân vì Chúa, và điều này đã dẫn đến kinh nghiệm của ông về việc bị khinh thường trong thế giới. Về một mặt, khi chúng ta bị khinh thường vì đứng cho Chúa thì Chúa “đứng về phía chúng ta”. Tuy nhiên, thật ra Chúa không đứng về phía một người. Như chúng ta thấy trong Thi Thiên 124, Chúa đứng về phía “Israel” đại diện cho tuyển dân của Đức Chúa Trời , mang chứng cớ của Ngài. Là những người đang mang chứng cớ của Đức Chúa Trời ngày nay, chúng ta có thể dạn dĩ tuyên bố: “Chúa đứng về phía chúng ta”. Chúng ta đã tiến bộ từ một chỗ đứng cá nhân cho Chúa đến một chỗ đứng tập thể cho chứng cớ Chúa

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 3

The road to the top of Foia - the highest hill of Monchique mountains mountains Royalty Free Stock Image

THI THIÊN 123-125- GIAI ĐOẠN HIẾN DÂNG

KHẢI TƯỢNG GẤP BA CỦA CHÚNG TA
DẪN CHÚNG TA ĐẾN MỘT SỰ HIẾN DÂNG GẤP BA

Để theo Chúa, chúng ta phải có một khải tượng gấp ba: khải tượng về thế giới, khai tượng về Chúa, và khải tượng về hội thánh. Chúng ta đã nhìn thấy ba khải tượng này trong ba Thi Thiên Đi Lên đầu tiên. Thi Thiên 120 bày tỏ cho chúng ta thế giới trong sự giả dối, lừa lọc và hư không của nó. Kế đến, Thi Thiên 121 cho chúng ta một khải tượng về Chúa. Ở đầu Thi thiên đó, tác giả đang ngưỡng trông Chúa như Đấng Sáng Tạo trời và đất. Cuối cùng, ông nhận thức rằng Chúa là Đấng gìn giữ ông vì chứng cớ của chính Ngài. Trong Thi Thiên 122 có khải tượng thứ ba, khải tượng về hội thánh. Để hội thánh trở nên chứng cớ của Chúa, chúng ta phải kinh nghiệm sự thẩm phán, nhưng sự thẩm phán này dẫn đến hòa bình, tình yêu và sự thịnh vượng. Ba khải tượng này sẽ khiến cho chúng ta tiến bộ trong nếp sống Cơ Đốc của mình. Một khi lòng chúng ta sáng tỏ về thế giới, Chúa và nếp sống hội thánh, chúng ta sẽ được đem đến giai đoạn kế tiếp, giai đoạn hiến dâng. Giai đoạn này được mô tả trong ba Thi Thiên đilLên tiếp theo.

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Ba Ngày Trọng Đại Của Chúa Jesus

Jesus Baptism - B/W lineart Royalty Free Stock Photo


Giăng 1:29,35, “Sáng ngày sau Giăng thấy Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi của thế giới đi!-- Sáng ngày sau nữa Giăng cùng đứng với hai môn đồ mình,  thấy Jêsus đi qua, bèn nói rằng: “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời!”

Giăng 1:43, “Sáng ngày sau Jêsus muốn qua Ga-li-lê. Ngài tìm Phi-líp, bèn phán rằng: “Hãy theo Ta.”

Giăng 2:1-2, “Đến ngày thứ ba có đám cưới tại Ca-na thuộc Ga-li-lê, mẹ Jêsus có tại đó.  Jêsus và môn đồ Ngài cũng được mời dự tiệc cưới”

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Giăng Giới thiệu Chúa Giêsu


Đây là nhiệm mạng của John, dọn đường trước mặt Chúa Jesus. Ông nói, "Tôi làm báp-têm bằng nước; nhưng có một Đấng đứng giữa các ông mà các ông không biết”, "John nói về thân vị thần thượng của Đấng Christ và làm chứng cho Ngài. Vì vậy, bây giờ chúng ta có ba điều: bản chất trừu tượng của Đấng Christ; sau đó Đấng Christ nhục hóa; sau đó là Đấng mạc khải Chúa Cha. Và chúng tôi có lời chứng của John với ba điều nầy và Người là Đấng thần thượng và nhập thể, và Đấng mạc khải của Chúa Cha, ở giữa chúng ta "đầy ân sủng và chân lý

8 Danh Ngôn Cho Ngày Sáng


Thứ 6 ngày làm việc cuối tuần. Xin chúc các bạn một ngày đẹp có những giây phút vui  sắp  được nghỉ cuối tuần
1/  Khi mà ngày hôm qua là nỗi thất vọng và hôm nay vẫn không tốt đẹp hơn, hãy nhớ luôn có một ngày mai, vì thế cứ xem như bạn còn có niềm vui để mong chờ và để mỉm cười.

Sức Mạnh Của Một – The Power Of One


Chỉ Một Là Đủ Cả:


Esai 50:2, “Nầy, Ta (Chúa) chỉ nạt một cái thì biển liền cạn”
Heb. 9:26, “Nhưng hiện nay đến kỳ kết cuộc các đời Ngài đã hiện ra chỉ một lần, dâng chính mình làm sinh tế để cất bỏ tội lỗi đi.”
Heb. 9:28, “Đấng Christ, vì đã dâng mình một lần đủ cả để gánh tội lỗi của nhiều người, thì sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải vì tội lỗi nữa, bèn để cứu rỗi kẻ trông đợi Ngài.”
Heb 10:14, “Vì nhờ chỉ một tế lễ mà Ngài đã làm cho những kẻ được nên thánh được trọn vẹn đời đời.”
Mathio 8:8, “Đội trưởng thưa rằng: "Thưa Chúa, tôi không đáng gì cho Ngài vào nhà tôi; nhưng xin chỉ phán một lời, thì tôi tớ tôi sẽ được lành”.
Giu đe 3, “đức tin đã truyền cho các thánh đồ một lần đủ cả”

‘Vương quốc'...loài hoa




TPO – Một bó hoa đã đẹp nhưng cả vườn hoa thì quả là thiên đường. Màu sắc của những cánh đồng tulip, hoa oải hương, hoa hồng, hoa cúc hay bất kì loại hoa nào thường hấp dẫn khách du lịch. Dưới đây là những “vương quốc” hoa đẹp trên thế giới.

Những bức ảnh tuyệt đẹp về sóng biển


“NGÀI QUỞ BIỂN ĐỎ, NÓ BÈN KHÔ; NGÀI DẪN Y-SƠ-RA-ÊN ĐI NGANG QUA VỰC SÂU NHƯ NGANG ĐỒNG VẮNG.” (THI 106:9”.

“NẦY, TA CHỈ NẠT MỘT CÁI THÌ BIỂN LIỀN CẠN” (ESAI 50:2)

“HÃY RAO NHỮNG LỜI NẦY CHO NHÀ GIA-CỐP; HÃY TRUYỀN RA TRONG GIU-ĐA, NÓI RẰNG:  HỠI DÂN NGU MUỘI VÀ KHÔNG HIỂU BIẾT, LÀ DÂN CÓ MẮT MÀ KHÔNG THẤY, CÓ TAI MÀ KHÔNG NGHE KIA, HÃY NGHE ĐIỀU NẦY. ĐỨC GIÊ-HÔ-VA PHÁN: CÁC NGƯƠI CHẲNG KÍNH SỢ TA, CHẲNG RUN RẨY TRƯỚC MẶT TA SAO? TA LÀ ĐẤNG ĐÃ LẤY CÁT LÀM BỜ CÕI BIỂN, BỞI MỘT MẠNG LỊNH ĐỜI ĐỜI, KHÔNG VƯỢT QUA ĐƯỢC. SÓNG BIỂN DẦU ĐỘNG, CŨNG KHÔNG THẮNG ĐƯỢC; BIỂN DẦU GẦM RỐNG, CŨNG KHÔNG QUA KHỎI NÓ;  NHƯNG DÂN NẦY THÌ LẠI CÓ LÒNG BƯỚNG BỈNH VÀ NỔI LOẠN, HẾT THẢY ĐỀU DẤY LOẠN VÀ ĐI” (GIÊ. 5:20-23)

Những bậc thầy về ngụy trang


Lung Linh thế giới cổ tích của loài kiến


Trăm hoa khoe sắc trong giọt sương


TPO – Lung linh và huyền ảo chính là những gì chúng ta thấy trong những bức ảnh của Brian Valentine dưới đây.

Cận cảnh rừng cây thiên niên kỷ khổng lồ

“Cây cối Đức Giê-hô-va được đầy mủ nhựa, Tức là cây hương nam tại Li-ban mà Ngài đã trồng,” (Thi. 104:16)

Chúa trồng cây của Ngài, đó là những trụ cột, là các vĩ nhân trong nhà Ngài. Mathio 15:13.

Vẻ đẹp tráng lệ của bầu trời


"Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời,Bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm" (Thi thiên 1(:1)..

"Đức Giê-hô-va là Đấng giương các từng trời, lập nền của đất, và tạo linh trong mình người ta.." (Xa cha ri 12:1)

Có ba vật quan hệ trong vũ trụ: các từng trời, trái đạt và linh con người.  Trái đất được bầu trời  phục vụ, hấu trái đất là môi trường sông cho con người. Con người có nhân linh để tiếp nhận, chứa đựng Đức Chúa Trời.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Vài Ý Tưởng Về Sáng Thế Ký


Trong cuốn sách này, chúng ta có tất cả các nguyên tắc lớn về mối quan hệ của Đức Chúa Trời với con người, mà không cần đem đến sự cứu chuộc mà làm cho một dân  cho Đức Chúa Trời và nơi cư trú cho Đức Chúa Trời trong con người. Ngoại trừ trong chương 2:3, bạn không bao giờ có được chữ "thánh thiện" trong Sáng Thế Ký, và bạn không bao giờ có Đức Thúa Trời ở với loài người.

Cuộc sáng tạo được bàn đến trước tiên, sau đó có sự vô tội, quyền làm chúa, và hôn nhân, hình ảnh của sự liện hiệp với Đấng Christ. Tiếp theo chúng ta có sự sa ngã, tội lỗi của con người chống lại Đức Chúa Trời, và sau đó trong Cain, tội lỗi của con người chống lại anh em của mình. Cùng một lúc, có một nhân chứng của những người công chính nào đó, Abel trong sinh tế, Enoch trong cuộc sống, và Noah trong lời chứng của sự phán xét gần tới. Sau đó bạn sẽ có sự hư hoại hoàn toàn của toàn bộ hệ thống thế giới, và trận lụt.

Sự thất bại của Cơ Đốc giáo ở phương Tây


Nhiều người nhận thức xã hội đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng. Các mục tiêu "bình thường", liên tục di chuyển trong một vòng xoáy đi xuống không bao giờ kết thúc. Sự loại suy cũ kỹ như đặt một con ếch vào nước nóng và nó sẽ nhảy ra ngoài, nhưng đặt một con ếch vào nước lạnh và làm cho nước nóng lên dần dần và nó sẽ ở lại và chết. Tốc độ của sự sụp đổ thuộc linh đã trở thành điên cuồng trong vài năm qua. Kẻ thù biết rằng thời gian của hắn còn lại thì ngắn ngủi và Chúa sẽ trở lại, do đó nhiệt lượng nóng lên trên toàn thế giới để thực hiện theo cách cho người vô luật lệ. Và như vậy, rất rõ ràng bây giờ cái "bình thường", phụ thuộc vào các giai điệu của văn hóa và Cơ Đốc giáo giới nói chung là không làm gì được để làm chậm chu kỳ đi xuống nhanh chóng của xã hội. Muối đã bị mất vị mặn của nó và ánh sáng, dù còn tồn tại ở đâu đó, thì cũng bị che khuất rồi. Phần lớn thế giới Tin Lành chỉ đơn giản là một sự phản ánh của thế giới nói chung, vì nó phục vụ cho các nhu cầu của tín đồ thế tục của chính nó. 

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Tiếng kêu và sứ điệp của John

“Năm thứ mười lăm đời Sê-sa Ti-bê-rơ, khi Bôn-xơ Phi-lát làm tổng đốc Giu-đê, Hê-rốt làm chư hầu Ga-li-lê, Phi-líp em người làm chư hầu xứ Y-tu-rê và Tra-cô-nít, Ly-sa-nia làm chư hầu A-by-len,  An-ne và Cai-phe làm thầy tế lễ thượng phẩm, lúc ấy lời Đức Chúa Trời đến với Giăng con Xa-cha-ri ở nơi đồng vắng. Người bèn trải khắp miền xung quanh Giô-đanh, rao giảng báp-têm của sự ăn năn để được tha tội,  như đã chép trong sách tiên tri Ê-sai rằng:



“Có tiếng kêu trong đồng vắng rằng:
Hãy dọn đường Chúa, làm thẳng các nẻo Ngài.
 Mỗi trũng phải lấp đầy,
Mỗi núi mỗi gò phải ban xuống,
Chỗ cong quẹo phải nên ngay thẳng,
Đường gập ghềnh phải nên bằng phẳng,
 Và mọi loài xác thịt sẽ thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.”