Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Khảo Cổ Học--3


DAMASCUS


"Hòn ngọc phương đông" được nói như là một thành phố cổ xưa của thế giới với một lịch sử liên tục - từ thời Uz (cháu nội trai của Nô-ê) cho đến nay. Trong suốt những thế kỷ nầy, Đa-mách luôn luôn là "đầu não của Sy-ri" và là thủ phủ của người dân xứng đáng (???). Sở dĩ Đa-mách tồn tại lâu dài như thế là nhờ vào một thực sự, nó tọa lạc trong một bình nguyên 60.000 acre, cao hơn mực nước biển khoảng 688,8m, là một trong những ốc đảo phì nhiêu nhất thế giới. Sự sống và sự phồn thịnh của thành phố cùng với bình nguyên chung quanh là nhờ hai con sông nổi tiếng là Abana và Pharpar với tiếng tăm trong Kinh Thánh (IIVua 2V 5:12). Sông Abana, ngày nay có tên là Barada, chẻ thành bảy nhánh như hình cái quạt, rồi chia nhỏ thành những dòng suối, dẫn nước đến khu dân cư, vườn hoa, vườn cây trái, vườn nho của khoảng 400000 người, rồi chảy về phía sa mạc khoảng 18 dặm về phía đông. Sông Pharpar, nay có tên là Awaj, bắt nguồn từ chân đồi của Núi Hermon và chảy khoảng 7 dặm phía nam của Đa-mách, tại đó nước sông tưới cho các vườn trái cây của các nước lân cận.


Tàn tích của những bức tường và cổng thành khá cổ xưa - một số có từ thời La-mã. Tại hai nơi khác nhau, một cửa sổ bằng gạch được người ta giải thích là cái cửa mà Phao-lô "được thòng xuống trong cái thúng" (IICo 2Cr 11:33). Tuy nhiên, những điều này chỉ minh họa cho câu chuyện, bởi về phần xây dựng chung quanh hai cái cửa sổ khó lòng mà có từ thời La-mã.

Con phố "Ngay Thẳng" bắt đầu từ cổng đông và đi về phía tây vào giữa trung tâm thành phố. Nhà của A-na-nia, như người ta thấy hôm nay, là một nhà nguyện thấp trông giống cái hang, thấp hơn mặt đường khoảng 4,9-6,1m (16-20feet). Đây có thể đúng là vị trí của căn nhà, nhưng đường Ngay Thẳng lúc bấy giờ ở một mức nước chuẩn thấp hơn, như là tàn tích của con đường được phát hiện đã cho thấy như vậy. Con đường hiện nay không còn là đại lộ nữa - dài một dặm và rộng khoảng 30,48m (100feet) - mà những cỗ xe ngựa (chiến xa) La-mã chạy lạch cạch trên đó. Nhưng con đường khá thẳng, ở cuối đường phía tây có một chợ trời có mái che mà nó tiêu biểu cho một mô hình nổi bật và đang biến đổi về mua bán sống động - cũng như người phương đông chân chính sẽ được tìm gặp trên bất cứ nơi nào trên thế giới. (tối nghĩa quá).

Đại Giáo Đường Hồi Giáo về mặt thiêng liêng được xếp hạng gần với Giáo đường Hồi giáo tại Mecca, Medina và Giê-ru-sa-lem, là tòa nhà cổ nhất, đáng kính nhất ở Đa-mách. Nó tiêu biểu cho ba kỷ nguyên lớn trong lịch sử, và ba tôn giáo chiếm hữu nó theo thứ tự là: Ngoại giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Nền móng nhà rộng lớn và dãy cột bên ngoài là của một đền thờ Hy-lạp hay La-mã. Một số ít người nghĩ rằng rất có thể đây là vị trí của đền thờ Rimmon hay Hadad, tại đó tướng Na-a-man xin ban cho "đủ đất bằng hai con la chở nổi" và dựng lên một bàn thờ riêng của ông ta (IIVua 2V 5:17-18). Sau đó, A-háp thấy bàn thờ ấy trong đền thờ nầy và làm y theo một cái tại đền thờ Giê-ru-sa-lem (IIVua 2V 16:10-13). Dưới thời La-mã đền thờ nầy được dâng cho thần Jupiter, sau khi Constantine theo Cơ Đốc giáo vào thế kỷ thứ 4 SC, đền thờ được tái thiết thành một nhà thờ rộng lớn và được Theodosius dâng cho Giăng Báp-tít. Sau khi người Hồi giáo chiếm lấy Đa-mách vào năm 634 SC, tòa kiến trúc đã được thay hình đổi dạng thành một nhà thờ Hồi giáo tráng lệ. Ba trận hỏa hoạn đã làm thiệt hại tòa kiến trúc, nhưng nó đều được phục hồi sau mỗi lần bị hỏa hoạn.
Theo hiện trạng, Đại Giáo Đường Hồi Giáo gồm có một cấu trúc rộng 146,3 x 98,6m (480feet x 324feet), bao quanh bởi những bức tường xây rất đẹp và một vòm cổng tráng lệ với ba tháp cao, cùng nhiều tháp chuông xinh xắn. Một trong số ấy được gọi là "tháp chuông của Giê-xu", bởi theo truyền thuyết Hồi giáo thì "Giê-xu sẽ xuất hiện trên đỉnh tháp này vào ngày Phán xét lớn."
Ở phía nam của Giáo đường Hồi giáo, trên ngạch của một ô cửa lộng lẫy nhưng ít được sử dụng, có dòng chữ khắc bằng tiếng Hy-lạp:
"Ôi Đấng Christ, Vương quốc của Ngài là một Vương quốc vĩnh hằng."

DAN
Ngày nay có tên gọi là Tel el-qadi (mô đất phán xét), lâu nay được xem là tuyến biên phòng phía bắc của xứ Y-sơ-ra-ên - "Từ Đan cho tới Bê-e-sê-ba." Và đó cũng là thành phố mà Giê-rô-bô-am dựng nên con bò vàng.
Ngày nay đó là một mô đất hình vuông, cao hơn bình nguyên độ 9,1 - 24,4m (30-80feet) và dài khoảng 45,7m (150feet) và rộng 213,4m (700feet). Những đống đổ nát nhỏ, ba cây cối to, một số mùa màng nhỏ, nhiều vườn hoa, và một ngôi mộ của một thánh nhân đạo Hồi trên mô đất. Suối nước lớn nhất trong các vùng đất Kinh Thánh, nếu chưa nói là của thế giới, bắt nguồn từ tận cùng phía tây của mô đất, và là một trong những nguồn nước chính của sông Giô-đanh.
Người ta chỉ thực hiện khai quật bề mặt tại đây, tuy nhiên sự khai quật đó cũng cho thấy nơi này đã có người đến cư trú từ năm 2600 TC - 600 TC. Lịch sử tôn giáo và lịch sử thế tục đã gặp gỡ tại đây bằng những sự kiện kỳ lạ và gây xúc động, mô đất thì đầy hứa hẹn như vậy đến nỗi nó dễ dàng trở thành một trong những vị trí đầy thách thức nhất cho việc khai quật trong tất cả mọi vùng đất của Kinh Thánh.

CUỘN BIỂN CHẾT
Là tên được đặt cho một bộ sưu tập những bản viết tay bằng tiếng Hy-lạp cổ, Hê-bơ-rơ cổ và A-ram cổ (những phần, đoạn của bản viết tay), được tìm thấy trong một số hang động tại những chân đồi cằn cỗi của đồng vắng Giu-đê, phía tây Biển Chết. Những tài liệu này tiêu biểu cho sự khám phá khảo cổ quan trọng nhất và gây xúc động nhất trong thời đại chúng ta. Hơn một phần ba của tài liệu này là các sách trong Kinh Thánh Cựu Ước, cổ xưa hơn ít nhất 1000 năm so với các bản viết tay Kinh Thánh Cựu Ước xa xưa nhất được biết cho đến nay. Hàng ngàn các bài viết uyên bác và hàng chục quyển sách được viết về Cuộn Biển Chết nầy, nhưng cho đến nay thì chúng vẫn chưa được nghiên cứu và dịch thuật.
Việc khám phá những cuộn sách bắt đầu từ mùa xuân năm 1947, lúc đó một cậu bé chăn cừu người Ả-rập đi tìm một con dê bị lạc. Trong lúc đi tìm, cậu bé đến một thung lũng dốc, cậu ném viên đá vào cái hang ở chân đồi và nghe có tiếng gì như tiếng vỡ của sành sứ. Gọi thêm một em khác đến phụ giúp, cả hai đã tìm thấy vài cái hũ sành cao từ 25 - 29 inches, bề ngang độ 10 inches. Chúng tìm thấy những đồ vật trông giống những xác ướp nhỏ, nhưng thực ra đó là những cuộn da được gói trong miếng vải gai mịn hình vuông, bên ngoài bọc bằng chất gì giống hắc ín có thể lấy từ Biển Chết. Với suy nghĩ đơn sơ rằng đã tìm thấy "của quý" có thể mang lại món tiền lớn, chúng nó chia nhau những cuộn da và đem về Bết-lê-hem, tại đây họ rao bán những cuộn da nầy cho một nhà buôn đồ cổ với giá 20 bảng Anh, nhưng ông nầy từ chối.

Sau đó hai đứa bé đi thẳng lên Giê-ru-sa-lem, sau khi mặc cả hằng tuần ở đây, họ đã bán bốn cuộn cho Tổng giám mục Athanasius Samuel của Tu viện Chính Thống Giáo Thánh Mác của người Sy-ri, và ba cuộn cho E.L.Sukenik, giáo sư khảo cổ học tại Đại Học Hê-bơ-rơ, Giê-ru-sa-lem.
Tổng giám mục Samuel đã đưa cho vài chuyên gia xem những cuộn da mà các chuyên gia ấy cũng không chắc chắn về nội dung và giá trị của chúng. Cuối cùng thì cuộn da được mang đến cho Tiến sĩ John C.Traver, quyền giám đốc của Học Viện Hoa Kỳ về Nghiên Cứu Đông Phương (Giê-ru-sa-lem), ông Traver đã chụp hình và nghiên cứu vài cuộn da, sau đó gửi bản sao đến Tiến sĩ W.F.Albright của Đại học Johns Hopkins. Chuyên gia lừng danh nầy tạm thời nói các cuộn da ấy có từ "khoảng năm 100 TC" và tuyên bố rằng "đó là sự khám phá kỳ lạ."
Cậu bé chăn cừu người Ả-rập đã tìm ra cái hang tại đó có cuộn da, nhưng chiến tranh giữa người Ả-rập và Do Thái làm cho cuộc điều tra khoa học bị ngưng cho tới tháng 2/1949, lúc đó Tiến sĩ Laukester Harding của Ban Cổ Vật Jordan và Pere R.de Vaux của Trường Kinh Thánh Dominican của Giê-ru-sa-lem cẩn thận khai quật mức sàn của hang (?). Trong vòng ba tuần lễ, họ tìm thấy khoảng 800 cuộn rời rạc thuộc về khoảng 75 cuộn da khác nhau, một vài cuộn giấy chỉ thảo, những mảnh vải gai mịn dùng gói cuộn da, đèn La-mã, những cái bình, miếng sứ của khoảng 50 bình, hũ khác nhau. Rõ ràng là khoảng 200 cuộn da đã được cất giấu trong hang. Origen, giám mục nhà thờ Alexandri sống vào khoảng thế kỷ thứ 3 SC, kể rằng ông ta đã sử dụng vài bản viết tay mà ông đã tìm thấy "trong một cái bình gần Giê-ri-cô." Timotheus, Tộc trưởng Bagdad, cũng đã viết một lá thư cho Sergius là Tổng giám mục của Elam vào khoảng năm 800 SC, nói rằng một người nào đó đến từ Giê-ru-sa-lem, kể cho ông ta về một con chó săn Ả-rập, di vào cái hang gần Giê-ri-cô rồi không trở về. Sau một thời gian, chủ nhân của nó đi tìm và phát hiện mình đang ở trong "một cái nhà bé nhỏ ở trong tảng đá", mà trong đó có nhiều bản viết tay. Chủ nhân ấy đã báo cáo sự kiện nầy cho các học giả Do Thái tại Giê-ru-sa-lem, họ đi xuống khuân lên nhiều cuộn da mà họ cho là các sách trong Cựu Ước và những tác phẩm Hê-bơ-rơ khác.

Trong lúc khai quật cái hang, Harding và de Vaux chú ý thấy một đống đổ nát trên một nền đất cao trăng trắng (?) mà người Ả-rập gọi đống đổ nát đó là Khirbet Qumran. Phỏng đoán về một liên hệ giữa các cuộn da và đống đổ nát, họ đã trở lại vào năm 1951 và bắt đầu khai quật. Trong năm chiến dịch tiếp sau đó, họ phát hiện tàn tích của một phức hợp cao ốc trung tâm xây dựng công phu, sàn nhà chính gồm hơn 1384,5m2 (15000feet). Đó là một trung tâm cộng đồng hay một tu viện với một tháp đồ sộ để phòng vệ, một nhà bếp rộng, một phòng họp vừa làm phòng ăn to lớn, nhà giặt, nhà kho, phòng trữ đồ ăn, những sân rộng, hệ thống cấp nước gây nhiều chú ý và nó dẫn nước từ một thác tại ngọn đồi phía tây, xuyên qua những kênh đẽo trong đá để về những hồ chứa lớn. Gần đó là những chuồng ngựa, một xưởng đồ gốm cho cộng đồng, và ba nghĩa trang, một trong nơi đó có hơn một ngàn ngôi mộ.

Điều gây xúc động nhất cho các nhà khai quật là một phòng viết 13m x 4m (43 x 13 feet). Trong phòng này có tàn tích của một cài bàn xây bằng gạch đá, hẹp, dài 5,03m (16feet) cùng với hai cái bàn ngắn hơn và một băng ghế dính vào tường. Trong đống gạch vụn của phòng này có ba lọ mực, hai cái làm bằng đất nung và một cái bằng đồng thiếc. Một cái lọ mực nói trên thực sự còn đọng lại mực đã khô làm bằng muội đèn và chất nhựa lấy từ cây. Gần đó là một cái bồn đôi, có khả năng được dùng đề giặt rửa theo nghi lễ trước và sau khi làm việc với những bản viết tay thiêng liêng.

Nhiều phát hiện tại Qumran (gồm hơn 700 đồng xu của thời gian liên tục 200 năm) đã tạo khả năng phục chế lại lối sống của một cộng đồng Do Thái sống ẩn dật từ khoảng 100 TC đến 68 SC. Phòng viết, xưởng đồ gốm, một cái bình giống những cái đã tìm thấy trong hang, nhiều phần, đoạn của cuộn da, cách viết, lối sống không những gắn liền những người này với những cuộn da được bắt gặp trong những hang gần đó, nhưng được nhận dạng như là "con người trong những cuộn da" hay tín đồ Essenes (dòng khổ hạnh của Do-thái cổ đại). Các sử gia như Josephus, Philo và Pliny the Eider đã miêu tả những người này đã tách khỏi Do-thái giáo chính thống của Giê-ru-sa-lem và "tách mình khỏi những sự xấu xa, sai lầm trổid ậy trong các đô thị" để sống trong khu nông nghiệp, trong chính nơi này của đất nước và mãi tận phía nam của En Gedi. Căn cứ vào những bài viết, họ tự xem mình là được kêu gọi "để đi vào đồng vắng, dọn đường sẵn cho Chúa, căn cứ vào nội dung bài viết, trong đồng vắng sửa soạn đường đi cho Ngài, ban bằng các nẻo đường Ngài." Họ có thái độ im lặng, và họ sống hết sức giản dị và thanh sạch. Họ cầu nguyện mỗi sáng từ lúc mặt trời mọc cho đến giờ thứ năm, tắm rửa trong nước lạnh, mặc y phục trắng, ăn bữa cơm chung có cầu nguyện tạ ơn trước và sau khi ăn. Sau đó, thay quần áo lao động đi làm việc hoặc miệt mài với công việc mỹ thuật (kể cả việc viết các bản thảo) cho tới chiều tối, trở về ăn bữa cơm chiều với cung cách như trên. Trong giờ cầu nguyện chiếu tối, họ dốc mình cho sự cầu nguyện và nghiên cứu luật pháp của họ - chủ yếu là sách Cựu Ước và các sách Thứ Kinh.

Một trận động đất đã làm gián đoạn cuộc sống của cộng đồng Qumran mà theo Josephus thì trận động đất ấy đã làm rúng động Giu-đê vào mùa xuân của năm 31 TC. Sau tai họa, nơi ấy không có ai cư trú suốt 30 năm. Vào khoảng năm 4 TC, cộng đồng trở về. Những tòa nhà được sửa sang, cái tháp và những bức tường lung lay được gia cố lại, xây thêm những căn phòng mới. Từ đó, đời sống ẩn dật cho sự cầu nguyện và nghiên cứu tại Qumran được bắt đầu lại với quy mô rộng lớn hơn.

Đức tin, mục tiêu và sứ mệnh của họ trong cuộc sống ắt đã nhận được sự nâng cao cách lớn lao, và cho dù một mức độ nhỏ về sự kiên tín tù bài giảng của Giăng Báp-tít và sự xuất hiện của Chúa Giê-xu Christ. Họ được dạy dỗ rằng ăn năn là điều kiện tiên quyết cần có để làm lễ báp-tem - như Giăng đã làm. Cuốn Sổ Tay Hành Xác của họ ghi rằng: "Họ không được đi sai lệch khỏi sự khuyến cáo của luật pháp…cho đến khi một tiên tri và đấng Mê-si-a của A-rôn và Y-sơ-ra-ên đến trần gian nầy." Sự răn dạy thường xuyên của họ là "thời kỳ làm trọn" sắp gần kề - tức là Thượng Đế sắp hành động, và đấng Mê-si-a sắp xuất hiện "mang theo một thanh gươm." Tuy nhiên chúng ta không biết được là bao nhiêu tín đồ Essenes này đi theo Giăng Báp-tít và sau đó đi theo Chúa Giê-xu. Dĩ nhiên là Giăng Báp-tít và Chúa Giê-xu chẳng mang theo thanh gươm. Những tín đồ Essenses cho rằng sự cứu rỗi chỉ dành riêng cho thành viên trong tập thể họ vì họ là người được Đức Chúa Trời tuyển chọn, họ được quản lý theo "từng cấp bậc" mà tột đỉnh là một cấp bậc tôn ti chân chính. Vì vậy mà một cộng đồng như vậy không thể trở thành tín đồ Cơ Đốc. Cộng đồng ấy tiếp tục lề thói kỷ luật bản thân, đi đến một chung cuộc bất thình lình vào năm 68 SC là lúc Qumran bị san bằng và thiêu hủy bởi đội quân lê dương thứ 10 của La-mã, khi đoàn quân nầy đến Palestine để vây hãm Giê-ru-sa-lem và dập tắt cuộc khởi nghĩa đầu tiên của người Do-thái. Vào ngày hôm trước của cuộc tàn sát thì các thành viên của cộng đồng đã đào thoát, bỏ lại gần như hầu hết những bản viết tay quý báu của họ được cất giấu trong những cái hang quanh quẩn nơi họ sống. Một toán binh sĩ La-mã cắm trại trên đống gạch vụn, chia những căn phòng lớn điêu tàn, thành những doanh trại, xây một ống dẫn nước sơ sài tại nơi có hệ thống cấp nước xây tinh xảo. Sau một thời gian các binh sĩ La-mã bỏ đi, nơi đó tiếp tục bị bỏ hoang mãi cho đến cuộc khởi nghĩa lần thứ hai của người Do-thái vào năm 132 - 135 SC, lúc đó đống đổ nát được trưng dụng tạm thời như một đồn luỹ hoặc làm nơi ẩn náu. Sau đó, những con người đáng kính đã sở hữu phần đất cho đến khi cậu bé chăn cừu Ả-rập tìm thấy những cuộn da đầu tiên và những nhà khảo cổ đã cứu lấy những kho tàng văn học quý báu nầy.

Khoảng 37 hang tại Qumran được khảo sát vào năm 1952 và tìm thấy đồ gốm trong đó; nhưng 11 hang cũng có bản viết tay. Hang số 2 có những đoạn của Kinh Thánh và Thứ Kinh, trong đó có một phần của sách Jubilees, và một tài liệu tiếng A-ram mô tả Giê-ru-sa-lem mới. Trong hang số 3 có 274 phần nhỏ của bản viết tay, hai cuộn đồng mà lúc nguyên thủy được làm từ ba miếng đồng, dính nhau bởi những chiếc ốc vặn, dài 2,44m (8feet). Trong hang số 4, tìm được trên 100 bản viết tay, khoảng 100.000 đoạn khác nhau về kích thước, nhỏ từ cỡ móng ngón tay cái đến cỡ một trang đánh máy.

Nhìn chung, những gì còn sót lại của 500 bản viết tay khác nhau, gồm hàng ngàn những mảnh lớn nhỏ khác nhau đã được tìm thấy trong 11 cái hang nầy, một phần ba là các sách trong Cựu Ước, phần còn lại là lời bình và chú giải về các sách Cựu Ước, các sách Thứ Kinh, những sách Khôn Ngoan, Thánh Thi và Thánh ca, Nghi thức tế lễ, các công tác thần học, và công việc liên quan đến những con người sống tại Qumran và đã viết tay hoặc những đoạn về từng sách trong Cựu Ước ngoại trừ sách Ê-xơ-tê. Những sách quen thuộc nhất, đánh gía bằng số bản được tìm thấy đối với từng sách, là Ê-sai, Thi Thiên, Phục truyền luật lệ ký, Sáng thế ký. Những sách nầy viết trên cuộn da được chỉ dẫn một cách cẩn thận để hướng dẫn các thầy thông giáo. Một vài sách được viết trên giấy chỉ thảo và một sách viết trên miếng đồng.

Bản viết tay quan trọng nhất, được bảo tồn tốt nhất trong số bản thảo được phát hiện chính là do cậu bé chăn cừu tìm gặp trong hang số 1. Bốn cuộn do Tu Việcn Thánh Mác mua lại là: (1) cuộn Ê-sai, được biết với tên gọi "cuộn Ê-sai Thánh Mác", được viết ttên 17 tờ da cừu khâu giáp lại với nhau, tạo thành một cuộn dài 7,3 m (24feet), cao 26cm (10,2 inches). Đây là cuộn lớn nhất, được bảo tồn tốt nhất, được viết bằng dạng ban đầu của chữ vuông; theo tiến sĩ Albright thì nó có từ thế kỷ thứ 2 TC. Đây là bản viết tay tiếng Hê-bơ-rơ hoàn chỉnh và cổ nhất so với bất cứ sách Kinh Thánh nào, ăn khớp với bản viết Hê-bơ-rơ truyền thống của chúng ta về mọi phương diện, như là đã được sử dụng trong việc phiên dịch ra Ấn bản King James. (2) Sổ Tay Hành Xác, được viết trên năm tờ da màu kem khâu vào nhau, thành một cuộn dài 1,8m (6feet), cao 24,1 cm (9,4 inches). Nội dung gồm các quy định chi tiết về mọi trình tự (hay thủ tục) và nghi lễ của giáo phái, và mô tả khá tỉ mỉ "Hai con đường" của thiện ác, của ánh sáng và tối tăm mà Thượng Đế đặt trước nhân loại. (3) Chú giải Ha-ba-cúc, được viết trên hai tờ da nâu, khâu liền với nhau, thành cuộn dài 1,52 m (5feet), cao dưới 12,7cm (6 inches). Đó là bài viết về sách Ha-ba-cúc bằng tiếng Hê-bơ-rơ, hai chương đầu là lời chú thích. Sách này nói về "tinh thần của chân lý và tinh thần của lầm lỗi", và trong lời bình về câu 1:13 của sách Ha-ba-cúc ghi rằng: "Thượng Đế sẽ giao việc đoán xét mọi dân tộc trong bàn tay của dân sự Ngài." (4) Thứ Kinh Sáng thế ký, một cuộn da dài độ 2,74m (9feet), cao độ 30,5 cm (12 inches). Đó là một bản viết bằng tiếng A-ram gồm vài chương của sách Sáng thế ký với những câu chuyện thêm thắt về Lê-méc, Hê-nóc, Nô-ê và Áp-ra-ham.
Ba cuộn lấy từ hang số 1 do giáo sư E.L.Sukenik của Đại học Hê-bơ-rơ thủ đắc, gồm có: (1) một cuộn thứ nhì của sách Ê-sai, trong đó 37 chương đầu thì khó phân biệt, nhưng từ chương 38-66 thì tình trạng có khá hơn; (2) "Cuộc chiến giữa con sự sáng với con tối tăm" gồm 19 cột chữ viết, dài 3m (9,5feet), cao 15,2cm (6 inches). Đây là cuốn sổ tay quân sự đưa ra những chỉ dẫn về cách tiến hành cuộc chiến thiêng liêng giữa "Con của sự sáng" và những kẻ thù được dự kiến trước là nhằm nỗ lực áp bức dân sự của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt; (3) Thánh Thi Tạ Ơn, trong đó các bài thánh ca được biên soạn và thu thập bởi cộng đồng Essenes - sách thánh ca của họ.

Chính phủ Y-sơ-ra-ên, thông qua General Yigael Yadin, đã mua bốn cuộn da của Tổng giám mục Samuel thuộc Tu Viện Thánh Mác, với giá 250.000 đô-la, xây một phòng đặc biệt trong Đại học Hê-bơ-rơ tại Giê-ru-sa-lem mà họ gọi là "Thư Miếu" (miếu của quyển sách). Miếu này hiện cất giữ bảy cuộn gốc lấy từ hang số 1, mà chính phủ Y-sơ-ra-ên coi là "những kho tàng lịch sử vĩ đại nhất thế giới." Những cuộn khác, với vài cái bình nguyên gốc lấy từ hang số 1, đồ gốm từ cuộc khai quật Qumran và hàng ngàn hàng vạn những mảnh của cuộn da, được cất giữ trong Viện Bảo Tàng Khảo Cổ Palestine tại Giê-ru-sa-lem. Tại đây một nhóm học giả quốc tế làm sạch và phục chế, ghép lại và dịch những bản viết tay, những mảnh da, cũng như những món đồ tìm thấy trong lúc khai quật tại những hang và tại Qumran.

Những khám phá tại khu vực WADI MURABBA'AT:

Vào năm 1952, người Ả-rập của bộ tộc Ta'amireh báo cáo về những cái hang có nhiều đồ vật tại khu vực Wadi Murabba'at, cách Qumran 11 dặm về phía nam, cách Biển Chết 2 dặm về phía tây. Những cuộc khai quật tiếp theo (21.1 đến tháng 3.1952) phát hiện rằng bốn cái hang được đẽo sâu 45,7m (150feet) ở mặt vách đá phía bắc, từng được dân tỵ nạn và toán quân du kích sử dụng từ lâu trước khi Đa-vít và thuộc hạ của ông cắm trại ở những cái hang nầy, hoặc tương tự, những cái hang trong lúc chạy trốn khỏi Sau-lơ cách đây 3000 năm. Trong hai cái hang nhà khai quật tìm thấy những tài liệu viết một cách đáng kể, trong số đó có một tấm da dê có ghi một danh sách và con số bằng tiếng Hê-bơ-rơ ở thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8 TC; những mảnh của bốn cuộn da - một của Sáng thế ký, hai của Xuất Ê-díp-tô ký, và một của Phục Truyền Luật lệ ký; "một cuộn rất tuyệt với" của sách tiểu tiên tri; và một số bức thư và khế ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ, thuộc về thời kỳ khi những cái hang bị đơn vị tiền đồn của quân đội Bar Kochba chiếm đóng, ông là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Do-thái lần thứ 2 chống lại La-mã vào năm 132-135 SC.

Hai bức thư trong số nói trên có chữ ký của Bar Kochba, "hoàng tử của Y-sơ-ra-ên" và những bức thư của người khác gửi cho ông.
Vào năm 1959, tiến sĩ Yigael Yadin tổ chức một cuộc thám hiểm khảo cổ bằng trực thăng và lùng sục những lãnh thổ xa tận phía nam của Y-sơ-ra-ên, dọc theo bờ tây của Biển Chết. Họ định được vị trí và thăm dò những cái hang khác được các toán quân của quân đội Bar Kochba sử dụng đến. Người ta tìm thấy những đồng xu, tài liệu viết gồm một mảnh của cuộn được khắc với câu Xuất Ê-díp-tô ký 13:1-16 và cuộn khác gồm bảy dòng của Thi Thiên 15.

Những khám phá tại KHIRBET MIRD:
Vào năm 1950 thành viên của bộ tộc Ta'amireh Bedouin tìm thấy tài liệu viết tay rất đáng quan tâm tại Khirbet Mird, một Tu Viện Cơ Đốc điêu tàn ở trên đỉnh núi hình chóp, cách Mar Saba 2,5 dặm về phía đông bắc. Một đoàn thám hiểm Bỉ tiến hành lùng sục xa hơn tại đó vào tháng hai, tháng ba năm 1953. Nhìn chung, những khám phá này gồm có những mảnh thư cá nhân bằng giấy chỉ thảo, viết bằng tiếng Ả-rập, một mảnh thư của Andromache của Euripides, và một số bài viết Kinh Thánh bằng tiếng Hy-lạp và Sy-ri. Bài viết bằng tiếng Hy-lạp gồm những đoạn của sách Tin Lành Mác, Giăng và sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Bài viết bằng tiếng Sy-ri gồm những đoạn của sách Giô-suê, Lu-ca, Giăng, Công Vụ Các Sứ Đồ và Cô-lô-se. Tất cả đều có từ thế kỷ thứ 7,8 của kỷ nguyên Cơ Đốc chúng ta.

DERBE
Tại nơi này Phao-lô "giảng Tin Lành" và khiến nhiều người trở lại tin Chúa, trong số ấy có Gai-út (Cong Cv 14:6, 20; 20:4) không thể xác định vị trí một cách chắc chắn. Tuy nhiên, ngày nay địa điểm này nói chung được xác minh là một mô đất kích thước vừa phải khoảng 15 dặm đông nam Lystra, nơi mà một câu khắc đề tặng viết bởi hội đồng và nhân dân của Đẹt-bơ được tìm thấy, nhằm tỏ lòng tôn kính Antonius Pius vào năm 157 SC. Cột mốc chỉ khoảng cách đường của người La-mã được tìm thấy trong khu vực nầy, và các mảnh sứ, đồng xu trên mặt đất chỉ ra rằng nơi này có người ở trong thời Hellenist và thời La-mã.

DIBON
Từng là thủ đô của Mesha, vua của Mô-áp, được tọa lạc trên một xa lộ cách sông Arnon ba dặm về phía bắc. Đống đổ nát rộng của Dibon phủ lên chỗ dốc của hai mô đất kế cận, mô đất phía nam bị choán bởi một đồn lũy và một cái làng hiện nay, và may mắn là nhằm cho mục đích khảo cổ, mô đất phía bắc thì hoàn toàn không bị choán chỗ. Cả hai mô đất đều được rào quanh bởi những bức tường trông có vẻ cổ xưa.

Dibon đã làm người ta chú ý về mặt khảo cổ học kể từ 1868, lúc ấy một tù trưởng thân thiện người Ả-rập, lưu ý Mục sư F.A.Cline tới một tảng đá có đỉnh hình bầu dục và nhô lên khỏi đất bụi. Trên bề mặt tảng đá là một câu khắc bằng ký tự Hê-bơ-rơ, điều làm cho Tiến sĩ Cline tin rằng nó phải có giá trị lịch sử. Sau khi chép lại một vài chữ từ bia tưởng niệm và gửi về Viện Bảo Tàng Berlin, đề nghị trả cho vị tù trưởng 400 đô-la để mua tảng đá, nhưng người tù trưởng cứ chần chừ không đồng ý.

Cùng lúc ấy, tin tức đến tai M.Clermont Ganneau, một nhà đông phương học xuất sắc của Tòa lãnh sự Pháp tại Giê-ru-sa-lem. Ông dàn xếp để có một bản in bằng bột giấy từ tảng đá khắc chữ và trả giá cao bằng tiền mặt. Ý thức được giá trị khả hữu của tấm bia, những người Ả-rập đã làm nóng tấm bia và dội nước lạnh, làm vỡ ra và theo đúng phong tục Ả-rập, họ phân phát từng mảnh vụn cho những gia đình lãnh tụ trong bộ tộc.

Clermont Ganneau, thông qua viên trợ lý người Ả-rập, đã mua lại hầu hết những mảnh vụn của tảng đá từ nhiều gia đình khác nhau. Sau đó, với sự hỗ trợ của bản in bột giấy, ông đã ghép lại tấm bia tưởng niệm từ các mảnh vụn và đặt nó trong cung điện Louvre, Paris. Viện Bảo Tàng và những tổ chức tương tự được cho phép có những bản sao của tấm bia.
Tảng đá Mô-áp được làm bằng đá bazan đen và trông giống mộ chí của thế kỷ 19. Nó cao khoảng 1,17m, ngang 0,6m, dày 35,6 cm. Trên bề mặt có 34 dòng chữ cái, về nội dung, giống như và bổ sung thêm về sự tích nổi loạn của Mesha được nêu trong chương 3 của sách Các Vua thứ nhì. Mesha đã dựng lên tảng đá vào khoảng năm 850 TC tại Dibon. Một đoạn của câu khắc như sau:

Ta là Mesha, con của Chemosh…Vua của Mô-áp, người Dibon…Cha ta đã cai trị Mô-áp trong 30 năm, và ta cai trị tiếp cha ta. Và ta lập nên bàn thờ nầy cho Chemosh vì sự sinh thành của Mesha, bởi vì người đã cứu ta khỏi mọi vua chúa và khiến ta thỏa nguyện đối với kẻ nào căm ghét ta. Ôm-ri, vua của Y-sơ-ra-ên, đã đàn áp Mô-áp nhiều ngày bởi vì Chemosh không hài lòng với xứ sở của mình. Và con của Ôm-ri đã kế vị, người ấy cũng nói rằng ta sẽ đàn áp Mô-áp. Trong thời gian trị vì của ta, người ấy cũng nói như vậy, nhưng ta thấy mình thỏa nguyện những gì ta muốn đối với người ấy và gia đình người ấy, và Y-sơ-ra-ên đã bị hủy diệt với sự tổn thất đời đời. Bây giờ Ôm-ri sở hữu mọi đất đai của Medeba và ở đó trong thời gian trị vì và nửa thời gian trị vì của con ông ấy… nhưng Chemosh đã khôi phục nó trong thời gian trị vì của ta…

Những khai quật quan trọng được Học Viện Nghiên Cứu Đông Phương của Hoa Kỳ bắt đầu tại đây vào 1950 và tiếp tục trong nhiều ngày. Cho đến nay, năm bức tường thành phố đã được khám phá, một cái tháp lớn hình vuông, nhiều tòa nhà, lúa mì bị carbon hóa khá nhiều, một mảnh vụn nhỏ của một bia khắc trông phần nào giống Tảng Đá Mô-áp.

Một trong những bức tường được xây bằng những khối đá vuông vức và to với bề dày từ 2,9m - 3,3m. Bức tường nầy được cho là thuộc về thành phố Dibon trong thời Mesha. Người ta tìm thấy đồ gốm từ Thời Kỳ Đồ Đồng Sớm (3000 - 2000 TC) đến thời Ả-rập, nhưng có rất ít đồ gốm có từ Thời Kỳ Đồ Đồng Giữa và Muộn. Hiển nhiên là nơi đây khó có tên gọi khác trong lúc Y-sơ-ra-ên đi ngang qua gần đó trên đường đi đến Ca-na-an.

DOTHAN
Ngày nay có tên là Tell Dotha, tọa lạc cách thành phố cổ Sa-ma-ri 12 dặm về phía bắc. Đó là một mô đất có đỉnh rộng độ 40468m2 và sườn dốc khoảng 60702m2. Tại đây Giô-sép bị ném vào một cái giếng, sau đó bị những người anh bán cho một đoàn lái buôn người Ích-ma-ên và Ma-đi-an đi ngang qua (SaSt 37:17-28). Đây cũng là nơi mà Ê-li-sê thấy khải tượng những ngọn núi đầy dẫy chiến mã và chiến xa, đến nỗi làm cho ông phải khuyến cáo người đầy tớ của mình rằng "những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với họ" (IIVua 2V 6:13-23).
Việc khai quật thực hiện tại đây từ mùa xuân 1953 bởi Tiến sĩ Joseph P.Free của Đại học Wheaton, đã tìm thấy 11 tầng cư ngụ liên tiếp từ Thời Kỳ Đồ Đồng Sớm (3000 - 2000 TC) đến Thời Kỳ Đồ Sắt Giữa (1000 - 586 TC). Cổng, tường, những đồ vật khác đáng quan tâm được tìm gặp ở mọi tầng cư ngụ, nhưng đặc biệt đáng chú ý là tầng Đồ Đồng Thiếc Giữa (2000 - 1500 TC), thành phố trong thời Giô-sép, tầng Đồ Sắt Giữa (900 - 586 TC), thành phố trong thời Ê-li-sê. Về tầng có trước hơn là một bức tường nặng, ở một góc tường có bộ xương của một đứa trẻ bị đốt cháy, đựng trong một cái hũ gốm của Thời Kỳ Đồ Đồng Giữa. Những nhà khai quật nghĩ rằng đây rất có thể là một tế lễ cho nền móng tương tự như Hiel đã làm dưới bức tường thành phố, khi ông tái thiết Giê-ri-cô (IVua 1V 16:34). Những khu vực của thị trấn vào thời Ê-li-sê sau khi được dọn sạch để lộ ra những con đường hẹp và những căn nhà nhỏ với những hồ chứa và lò bánh mì. Ở tầng thứ 15, người ta tìm thấy những mảnh bạc đựng trong một cái hộp đất nung - có thể là tiền dành dụm của ai đó.

EBLA (TELL MARDIKH)
Ở tây bắc Sy-ri, giữa Ai-cập và A-si-ri, đó là một dãy những mô đất mà trong nhiều thập niên được người ta giải thích cách cẩu thả như là những mô đất do Hyksos đắp lên trên các công trường thành phố khi họ bành trướng về phương nam vào thế kỷ 16 và 15 TC. Một số người khác cho đó là những đồn lũy của người Ả-rập từ thế kỷ 7 và 8 SC. Mô đất gây được sự chú ý nhất trong số mô đất nầy mang tên là Tell Mardikh, nằm 30 dặm phía nam Aleppo hiện đại, cao 15,24m (50feet) so với bình nguyên và chiếm diện tích khoảng 67.852,2m2 (140 acres).

Vào mùa xuân năm 1964, Tiến sĩ Paolo Matthiae, giáo sư khảo cổ học Cận Đông của Đại học Rô-ma, cùng với vợ là Gabriela nhận được giấy phép để khai quật Tell Mardikh, cùng đi có một trợ lý giỏi về khảo cổ. Họ đã đào những lỗ khoan 4m2 với các bờ lỗ 1m - nhiều như Kathleen Kenyon đã làm tại Giê-ri-cô và Giê-ru-sa-lem. Mỗi mét vuông có một người cuốc, người khác dùng xẻng xúc và một người đẩy xe cút-kít. Tổ đốc công gồm một người chỉ huy, một phụ tá, một kiến trúc sư và một thực địa viên.

Trong vài năm đầu họ thực hiện việc đo độ sâu tại nhiều nơi khác nhau của mô đất. Người ta phát hiện những cổng thành giống như cửa Sa-lô-môn tại Gezer và Mê-ghi-đô, và hai đền thờ nhỏ, dạng như nhà nguyện, trông giống cái đền nổi tiếng của Si-chem, Mê-ghi-đô và Hazor - tất cả có từ 2000 - 1600 TC, được xem là Thời Kỳ Đồ Đồng Thiếc Giữa I&II.
Năm 1968 nhà khảo cổ khám phá một tượng vua trên đó mang một câu khắc đề tặng cho một Ibbit-Lim. "Chúa Của Thành Phố Elba, dâng nữ thần Ishtar." Chẳng mấy chốc vấn đề trở nên sáng tỏ, thì ra họ đang khai quật thủ phủ đáng kính của Vương quốc Ebla, một đế quốc Semit rộng lớn có trung tâm đặt tại bình nguyên của Sy-ri cận đại. Qua những câu khắc cổ đại vương quốc nầy được tình cờ nhắc đến - từ Uz, Lagash, Nippur, Mari và Ai-cập - các nhà khảo cổ từ lâu đã nghi rằng có sự hiện diện của một nền văn minh như vậy ở bắc Sy-ri. Ngày nay nhiều địa điểm và sự kiện lịch sử có thể rơi vào đúng chỗ nầy.

Vào năm 1973 công việc được bắt đầu tại Ebla, Thời Kỳ Đồ Đồng Thiếc Sớm có giữa năm 2400 - 2225 TC. Các nhà khai quật tìm thấy một phiến đá nói rằng thành phố lúc bấy giờ được chia ra hai phần - một thành phố cao và một thành phố thấp, thành phố cao gồm 4 phức hợp xây dựng: cung điện của thành phố, cung điện của vua, cung điện của đám người hầu, và các chuồng trại. Thành phố thấp được phân ra 4 phần, mỗi phần có một cái cổng: cổng thành phố, cổng Dagan, cổng Rasap, cổng Sipis.

Vào năm 1975, trong lúc đang khai quật tại cung điện thành phố là trung tâm hành chánh đầu não, họ tình cờ bắt gặp tàn tích của một tòa nhà rộng, là một hoàng cung ba tầng với bốn thế hệ thịnh vượng trước khi Áp-ra-ham ra đời. Nó gồm một cung thính giả rộng lớn 30,48m - 51,82m (100-170feet, với cổng vòm bằng gỗ chạm trổ và cột đá trang trí bằng vàng và đá thiên thanh) một buồng tháp, hai phòng nhỏ hơn tại lối vào của sân trong. Trong buồng tháp có 42 phiến đá ghi công việc bằng chữ hình nêm và một phiến đá nhỏ làm bài tập ở trường.
Trong năm tiếp theo họ làm việc trong hai căn phòng tại lối vào của sân trong. Phòng thứ nhất có khoảng 1000 phiến đá công việc và hành chánh mà họ tìm thấy chúng "đặt rải rác và lộn xộn." Phòng thứ nhì là một thư viện lớn - phòng lưu trữ văn thư hoàng gia chân chính - chứa 15000 phiến đá xếp đều đặn trên các kệ gỗ. Tuy nhiên, khi cung điện bị hỏa hoạn tàn phá, ngọn lửa đã thiêu rụi giá gỗ và các phiến đá đã xếp chồng lên nhau. Bà Mathiae báo cáo rằng "Đó là một cảnh tượng đáng kinh ngạc - tôi không thể tin rằng chúng ta lại khám phá một kho tàng quan trọng, đẹp đẽ và to tát như vậy. Ngay cả chồng tôi là người ít khi mất bình tĩnh, cũng đã tỏ ra xúc động xiết bao! Bất chợt ông cảm nhận được cái cảm giác tuyệt vời mà các nhà khảo cổ trải qua như Botta khám phá cơ quan lưu trữ của Ashurbanipal, hoặc Hilprecht đã tìm thấy những phiến đá của Nippur."

Trong một phòng gần đó có 1000 phiến đá khác, cùng những dụng cụ để viết. Như vậy trông giống như phòng của thầy thông giáo. Trong phòng khác nữa có 800 phiến đá cùng với những hình bằng gỗ chạm trổ đẹp, vết in của con dấu, và những tấm gỗ vàng, và đá thiên thanh. Người ta cũng tìm gặp một tấm vàng.
Ý thức được nhiệm vụ cực kỳ to tát đang chờ họ, Giáo sư Mathiae cho mời Giáo sư Giovanni Pettinato, chuyên gia môn A-si-ri và Sumero của Đại học Rô-ma. Giáo sư G.Pettinato phát hiện rằng phần lớn các phiến đá được viết bằng chữ hình nêm dạng hình V của người Sumeri - ngôn ngữ cổ nhất thế giới. Tuy vậy, bản thân các phiến đá lại có từ giữa thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Một phiến đá lớn là một quyển từ điển đưa ra tiếng tương đương của Sumeri với khoảng 3000 từ Ebla. Với sự hỗ trợ của quyển từ điển, Pettinato giải mã được nhiều phiến đá Ebla khác. Khoảng 20% các phiến đá được viết bằng ngôn ngữ Semit tây bắc mà Pettinato gọi là Paleo-Canaanite hoặc tiếng Ca-na-an cổ, mặc dù chữ viết được dùng cũng là chữ hình nêm Sumeri. Ông nói đây là ngôn ngữ được nói tại Ebla và gần với tiếng Hê-bơ-rơ Kinh Thánh về mặt từ vựng và văn phạm so với các tiếng địa phương khác của Ca-na-an, kể cả tiếng Ugarit.

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NHỮNG PHIẾN ĐÁ
Tính đến nay số lượng phiến đá đã được khai quật là gần 20.000, đại đa số có kích thước khá lớn. Những bảng đá được phiên dịch - nhưng chỉ là phần nhỏ - kể về nền kinh tế, hành chánh, giáo dục, tôn giáo, thương mại và những chiến thắng của một đế quốc thương mại vĩ đại mà tất cả ký ức đã bị đánh mất trong những truyền thuyết lịch sử Cận Đông.
Từ lúc bắt đầu công việc, cho đến tháng 11 năm 1982, những nhà khai quật gợi ý rằng có thể mất 200 năm mới thăm dò hết phần còn lại của Tell Mardikh và các địa điểm xung quanh, và xử lý hết các dữ liệu. Nhưng cái mà họ tìm thấy dã soi sáng họ trên nhiều khía cạnh trong lãnh vực nghiên cứu lịch sử cổ đại và khảo cổ học Kinh Thánh, trong nhiều khu vực thì những phiến đá Ebla nay được xem là có nhiều ý nghĩa hơn cho sự diễn giải lịch sử cổ đại và những bối cảnh ban sơ của Kinh Thánh so với sự khám phá về khảo cổ khác đã từng được khai quật.
Dựa trên một phiến đá thì thành phố Ebla có 260.000 dân, còn đế quốc thì hình thành một trong những cường quốc lớn mạnh nhất tại Cận Đông Cổ Đại vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Ảnh hưởng thương mại và chính trị của đế quốc vươn ra xa khỏi biên thùy - từ Si-nai ở phía tây nam cho đến Mê-sô-bô-ta-mi ở phía đông. Như là một trung tâm thương mại chính yếu, đế quốc nầy kiểm soát tuyến buôn bán đông tây, cho ngũ cốc và gia súc từ phương tây, gỗ bá hương từ Li-băng, kim loại, sợi dệt từ Anatolia - quê hương của Hittites - cùng với việc buôn bán vàng bạc và một số hàng hóa khác từ Chíp-rơ và các quốc gia khác của vùng Địa Trung Hải.

Ebla là một nền văn minh Semit phồn vinh. Nghệ thuật của Ebla phát triển mạnh và thợ thủ công của Ebla nổi tiếng về chất lượng của sản phẩm kim loại, sơi dệt, đồ sành sứ và hàng gỗ. Họ làm vải bằng phẩm đó và vàng, vũ khí bằng đồng thiếc, bàn ghế, tủ bằng gỗ. Hệ thống giáo dục rất tiên tiến. Họ cất giữ hồ sơ bằng ngôn ngữ riêng của mình trên các phiến đá đất sét mà họ cất trong phòng lưu trữ sâu dưới tầng hầm của hoàng cung. Tất cả những điều nầy đã tồn tại hơn 1000 năm trước khi nền văn minh sáng lạn của Đa-vít và Sa-lô-môn ra đời.
Ebla có một vua và một hoàng hậu. Giống như Y-sơ-ra-ên, vua và tiên tri được xức dầu tại Ebla. Vua phụ trách quốc gia đại sự, hoàng hậu cũng được kính trọng như vua. Hoàng thái tử phụ giúp việc nội chính và hành chính, còn hoàng tử thứ nhì thì giúp vua cha trong công việc ngoại giao. Những phiến đá nói khá rõ ràng về cơ cấu nhà nước và về vương triều. Sáu vị vua có tên trong danh sách, trong số đó có Ebrum. Theo Sáng 10:21, việc giống nhau của tên vua ấy với Eber, cha của Semit khiến người ta phải kinh ngạc, bởi đó là tên rất giống với tên Eber trong Kinh Thánh, một con cháu trực hệ của Nô-ê và tổ tiên của Áp-ra-ham.
Những tên họ khác được tìm thấy trong bài viết trên phiến đá và sau đó được các nhân vật Kinh Thánh sử dụng như: Áp-ra-ham, Ê-sau, Sau-lơ, Mi-ca-ên, Đa-vít, Y-sơ-ra-ên, Ích-ma-ên (Ish-ma-il).

Có khoảng 500 thần tượng được thờ tại Ebla, gồm có El và Ya. El kà cách gọi tắt của Elohim, sau nầy được người Hê-bơ-rơ dùng tới và được dùng trong các phiến đá Ugarit. Ya là cách gọi vắn tắt mà một số người nghĩ là Yahweh, hay Giê-hô-va, được sử dụng cho thần chí cao và các thần khác của họ. Các thần khác là Dagan, Rasap (Resef), Sipis (Samis), Astar, Adad, Kamis và Malik.
Trong việc ghi chép những cách giải quyết mậu dịch và hiệp ước của Ebla, những phiến đá đưa ra hàng trăm địa danh riêng biệt, trong số đó có Urasalim (Giê-ru-sa-lem), Geza, Lachish, Joppa, Ashtaroth, Dor và Mê-ghi-đô cũng như các thành phố phía đông Jordan. Một phiến đá (số 1860) đề cập các thành phố trên bình nguyên - theo đúng thứ tự trong Sáng Thế Ký 14:2 (Sô-đôm, Gô-mô-rơ, Admah, Zeboiim, Bela hoặc Zoar) - như là những thành phố mà Ebla tiến hành buôn bán trên diện rộng. Đây là lần đầu tiên những địa danh nầy được tìm thấy bên ngoài Kinh Thánh. Tiến sĩ David Noel Freedman giải thích rằng sự ghi chép nầy có trước trận đại nạn có dính líu tới Lót mà nhiều học giả cận đại cho rằng là hoàn toàn giả tưởng.

Bài viết hàm chứa những câu chuyện của người Ca-na-an về sự Sáng tạo và về cơn đại hồng thuỷ và một bộ luật của người Ca-na-an. Phiến đá Sáng tạo vũ trụ - một bài thơ 10 dòng được khắc rất đẹp - gần gũi với sự ghi chép trong Sáng thế ký hơn bất kỳ khám phá nào khác. Về ý chính, một phần của bài thơ ấy như sau:

Có một thời mà chưa có trời, và đấng chí cao (Lugal) đã hình thành trời từ con số không; lúc đó cũng chưa có đất và Lugal đã dựng nên nó; lúc đó cũng chưa có ánh sáng và Ngài đã tạo ra nó.

Câu chuyện đại hồng thủy được nêu lên trong năm cột chữ trên một phiến đá nhỏ. Tính cho đến lúc viết bài này thì người ta chỉ mới giải mã được hai cột.
Ebla chỉ mới được khai quật một phần, tuy nhiên một phần hoàng cung, hai cái đền, một pháo đài, ba cái cổng thành và gần 20000 phiến đá đã được đưa ra ánh sáng. Những phiến đá này là một bộ phận của hồ sơ lưu trữ chính thức của một đại đế quốc. Có một thời Ebla thậm chí cai trị và nhận cống vật của Mari-Reverses, do vậy mà Ebla đã bị tàn phá. Rõ ràng là sự tàn phá đó không triệt để, bởi vì Ebla lại có được phần nào sự sống lần thứ nhì trong giai đoạn đầu của thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên. Các nhà khai quật chỉ phát hiện tàn tích kiến trúc và tượng vua Ibbit-Lim của thời kỳ nầy.
Khoảng năm 1800 TC, Ebla trở thành nước chư hầu của đại vương quốc Aleppo, được nói đến trong những lá thư Mari qua tên Yamhad. Khoảng 1600 TC, Naram Sin là vua của Akkad đã đánh bại Ebla và tàn phá thành phố. Sau tai họa đó thành phố Ebla không bao giờ khôi phục được nữa, và nó bị chôn vùi dưới đống gạch vụn của chính nó cho đến khi những nhà khai quật cận đại bắt đầu đào bới.
Cống hiến của Ebla đối với khảo cổ học và địa lý lịch sử làm cho cảnh trí Kinh Thánh phong phú và xác thực hơn nhiều - dù rằng nó có trước Y-sơ-ra-ên ban sơ từ 400-1000 năm. Nó giúp cho sinh viên thần học hiểu biết đầy đủ hơn về cuộc sống và thời đại của thế giới đông Địa Trung Hài vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, và về nền văn minh thuộc một phần của di sản Áp-ra-ham.

ECBATANA
Hiện nay được gọi là Hamadan, là thủ đô đầu tiên của Medes, sau đó trở thành thủ đô mùa hè của Cyrus đại đế (tức là Cyrus II).

Trong Exo Er 6:2 kể rằng một cuộn giấy trên đó Cyrus viết chiếu chỉ phóng thích những người Do-thái và tái thiết Giê-ru-sa-lem không thể tìm thấy trong cơ quan lưu trữ của Ba-by-lôn." Cuộn giấy ấy sau nầy được tìm gặp trong cung lưu trữ tại Ecbatana, nơi đây, người ta đã giả định đó là nơi mà Darius de Mede (Gobryas), viên đại tướng lão thành của Cyrus, được đưa lên làm vua một thời. Ngay khi về hưu tại thành phố của mình tại Ecbatana, ông ta đã đem theo tờ chiếu chỉ, cất nó trong cung lưu trữ tại Ecbatana. Các tác giả cổ đại nói rằng thành phố này có 7 bức tường, mỗi bức tường có một màu riêng, bức tường trong được giát vàng. Semiramis, một hoàng hậu người A-si-ri, xây một cung điện đẹp tại đây vào 800 TC; và 546 TC. Cyrus chinh phục Lydia và đưa vị vua cùng tài sản của ông về Ecbatana.

Thành phố cận đại Hamadan được xây dựng trên mô đất của Ecbatana cổ đại, làm cho việc khai quật tàn tích của thành phố thủ đô trù phú đầy tính thần thoại nầy gần như không thể thực hiện được. Nhưng thỉnh thoảng người ta cũng tìm thấy những món đồ bằng bạc và vàng, và cái đầu bò có lỗ trục và trang trí bằng hình con sư tử trên phù điêu cũng được phát hiện. Món đồ nầy hiện đang ở Viện Bảo Tàng Anh, và có từ khoảng năm 1200 TC. Người ta cũng tìm thấy một câu khắc bằng ba loại ngôn ngữ là Ba-tư, Susi và Ba-by-lôn, những ngôn ngữ của Ạt-ta-xét-xe Mnemon, vua của xứ Ba-tư từ 405-362 TC. Trong Viện Bảo Tàng Anh có một mảnh của một phiến đá bằng đất sét khắc biên niên sử của Nabonidus, trong đó ghi chép việc Cyrus đánh chiếm thành phố.

Khoảng 80 dặm về phía tây Ecbatana, lơ lửng trên cao một sườn núi, là câu khắc Behistun danh tiếng - bức hình ngoài trời lớn nhất được dựng từ trước đến nay. Nó vẽ hình Đa-ri-út đại đế đang trong tư thế nhận sự thần phục của 10 vị vua bị chinh phục. Câu chuyện đầy đủ của sự kiện nầy được kể trong câu khắc ba thứ ngôn ngữ kèm theo bức tranh.

EDREI
Là nơi mà người Y-sơ-ra-ên đánh bại vua của Ba-san là Óc, hiện nay có tên gọi cận đại là Der'ah và là một giao điểm quan trọng cách Đa-mách 60 dặm về phía nam.
Mô đất cổ đại nằm gần thành phố cận đại, có nhiều đống đổ nát, câu khắc, những mảnh sành sứ trên mặt đất chứng minh rằng nơi đây có người cư ngụ liên tục từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên cho đến thời đại hiện nay. Tuy nhiên, tiếng tăm chủ yếu của nó thuộc về một thành phố độc đáo dưới mặt đất nằm dưới mộ đất hiện hữu. Để đi vào thành phố ẩn tàng nầy, họ phải băng qua một sân dài và một lối đi hẹp dẫn xuống một cửa đá chắc chắn để vào thành phố đúng đường, chống đỡ bằng những cột cao 3,05m (10feet), và thông gió bằng những giếng không khí, người ta thấy ở đây có nhiều phòng, lối đi quanh co, một con đường rộng với nhà ở và cửa tiệm ở cả hai bên, và ngã tư, một nơi họp chợ, và một đại sảnh tráng lệ có trần nhà làm bằng một phiến ngọc bích duy nhất.
Người ta nghĩ rằng thành phố ngầm đáng chú ý này được xây dựng vào thời Hê-rốt đại đế hoặc có thể trước đó, được dùng làm nơi trú ẩn trong thời chiến tranh hoặc các cuộc tấn công. Người dân ở đây sẵn sàng chống lại cuộc bao vây của kẻ thù "miễn là khi nào trong nhà kho còn đầy đủ lương thực, chuồng trại còn trâu bò và hồ chứa còn nước." Thành phố dưới mặt đất đã có người ở hầu hết thời gian kể từ lúc nó được kiến tạo.

ELAM
Là một đất nước cấu thành bởi rặng núi Zagros, và những lãnh thổ khác rất đáng khao khát ơ phía đông Ba-by-lôn. Thủ đô là Shushan.
Cyrus đại đế đã sát nhập Media, Elam và Anshan ("đất Ba-tư") thành một đế quốc mang tên Ba-tư. Elam rất nổi tiếng trong các văn bản của A-si-ri và Ba-by-lôn, vì Elam ở kế hai nước nầy, và chính Elam đã mang lại nhiều phát hiện khảo cổ làm xác thực một vài khía cạnh lịch sử của Kinh Thánh. Người Elam có mặt tại Giê-ru-sa-lem vào ngày Ngũ tuần lúc Đức Thánh Linh giáng lâm (Cong Cv 2:9).

EMMAUS
Sau khi Chúa bị đóng đinh, hai môn đệ của Ngài trên đường đi từ Giê-ru-sa-lem đến Em-ma-út, trong khi ấy Chúa Giê-xu phục sinh đi cùng họ và bàn luận với họ "về mọi điều đã xảy ra" mà họ không nhận biết Ngài (LuLc 24:13-33)
Bốn thị trấn cận đại được đề xuất như là Em-ma-út. Tuy nhiên, nơi đáp ứng chính xác những mô tả do Lu-ca và sử gia Josephus đề ra là một làng hiện nay được gọi là El-Qubeibeh. Làng này ở một vị trí rất thuận lợi, cách tây bắc Giê-ru-sa-lem độ 7 dặm, trên một con lộ hơi chệch về phía bắc của người La-mã đi về hướng tây do Nebil Samwill tạo dựng. Từ làng nầy ta có thể nhìn rõ mọi hướng trong tầm vài dặm - nhất là về hướng tây nơi mà bình nguyên Sharon và Địa Trung Hải hiện ra mênh mông theo đường chân trời.
Vào năm 1099, Thập Tự Quân tìm thấy gần nơi này một pháo đài La-mã cũ kỹ có tên Castellum Emmaus. Khi Franciscans dựng lên nhà thờ Thánh Cleophas tại đây vào năm 1878, họ đào lên những di tích của một nhà thờ được đánh giá là của thập tự quân. Hiện nay tại đây có một nhà thờ rất đẹp của người Đức, cũng vừa là nhà tế bần, trong vườn hoa của nhà thờ có trồng thông, sồi và dương xỉ.

EN GEDI
ain Jidy, "nguồn nước của con trẻ") Là một địa điểm nổi tiếng khoảng 400 feet phía trên bờ biển phía tây của Biển Chết, tại đó có suối nước nóng mênh mông trào ra từ những vách núi đá vôi và thác nước xuống một bình nguyên tuy nhỏ nhưng phì nhiêu, bề ngang 0,5 dặm, bề dài 1 dặm.

Vào đời thượng cổ, tại đây có trồng nho, cây cọ, cây bóng nước, cây long não, cây bạch đàn Ả-rập, mía, cây dưa tây và nhiều loại cây ăn trái và cây cỏ làm cho nó trở nên một trong những khu vườn nổi tiếng trên thế giới.

Làng hay thị trấn Ên-ghê-đi có thể nằm phía dưới con suối ở triền bình nguyên, điều đó ta có thể thấy qua những tàn tích của công trình xây dựng rải rác đó đây. Phía trên và chung quanh nguồn nước là vách đá cao và một vùng hoang dã được gọi là đồng vắng Ên-ghê-đi mà có thể nói cách không quá đáng rằng đó là nơi để trú ẩn. Ở đây có nhiều hang, mà một số hang đã được Đa-vít và thuộc hạ ở "trong đồn Ên-ghê-đi" (ISa1Sm 24:1).

Vua Sau-lơ cùng với 3000 người đến lùng sục Đa-vít và những thuộc hạ của ông cho đến "các hòn đá của dê rừng" (ISa1Sm 24:3) đó là một trong những hang mà Đa-vít đã cắt vạt áo tơi của Sau-lơ (ISa1Sm 24:5).
Tiến sĩ Yigael Yadin khai quật nhiều cái hang nầy và tìm thấy đồ gốm cùng với những di vật khác của những người đã cư ngụ tại đây vào thời xa xưa.

EN ROGEL
Hiện nay được gọi là Giếng Gia-cốp. Một mốc ranh giới phân chia lãnh thổ giữa Bên-gia-min và Giu-đa (Gios Gs 18:16-17). Nó nằm tận phía thấp của thung lũng Kidron - ngay tại giao điểm của thung lũng Hinnom và thung lũng Kidron. Tuy gần Giê-ru-sa-lem, nhưng từ phía thành phố lại khó nhìn rõ nơi đây, vì vậy Giô-na-than và A-hi-mác đã đứng tại Ên-rô-ghên khi họ chờ để thông báo cho Đa-vít về động tĩnh của Áp-sa-lôm, "bởi vì họ sợ bị người ta thấy khi vào thành" (IISa 2Sm 17:17). Khi A-đô-ni-gia nói "Ta sẽ làm vua" (IVua 1V 1:5), tại đây ông đón nhận lễ đăng quang được thực hiện luống công, trong khi đó Sa-lô-môn và lực lượng hoàng gia, đến muộn, gặp nhau tận thung lũng Kidron tại suối Gihon (nay gọi là Suối Trinh Nữ), vội vã hoàn tất lễ đăng quang, tại đó nhân dân tung hô "Sa-lô-môn vạn tuế!" (IVua 1V 1:9-39)

Giếng Ên-rô-ghên hiện nay sâu 38,1m (125feet), tràn nước trong mùa đông mưa lớn từ hai đến ba ngày. Lúc ấy giếng thu hút nhiều người ở Giê-ru-sa-lem đến thành từng đoàn để tham quan "Kidron trào dâng."

EPHESUS
Trung tâm thương mại, chính trị và tôn giáo của vùng Tây Á, có vị trí gần sông Cayster và Meander chảy vào biển Aegean. Pliney nói rằng vào thời thượng cổ "biển thường tràn lên đến đền thờ Đi-anh", nhưng hải cảng tự nhiên và khu vực chung quanh dần dần ngập bùn cho đến ngày nay, đống đổ nát của thành phố nằm trong một bình nguyên sâu trong nội địa, cách biển bốn hay năm dặm.

Giống như những thành phố cổ đại khác, Ê-phê-sô mang nặng màu sắc tôn giáo. Thành phố tôn thờ nữ thần Đi-anh (người Hy-lạp gọi là thần Artemis), thần sinh nở của vùng châu Á. Đền đầu tiên có từ cuối thế kỷ thứ 8 TC, và hai đền thờ đẹp dành cho nữ thần Đi-anh trên cùng địa điểm nầy. Đền thờ thứ nhất bắt đầu xây dựng từ 550 TC, làm lễ dâng vào 430 TC, bị cháy vào 356 TC vào chính đêm Alexander đại đế chào đời. Đền thứ hai phải mất 30 năm xây dựng. Phụ nữ tại Ê-phê-sô đã bán nữ trang của họ để gây quỹ cho đền thờ. Các nhà vua thì tặng trụ cột, quà bằng vàng, dâng vào đó đủ thứ từ nhiều nước khác nhau. Khi đền thờ hoàn tất vào 323 TC, đó là tòa kiến trúc tráng lệ nhất trong thế giới Hy-lạp, và được tôn là một trong Bảy Kỳ Quan của thế giới cổ đại. Đền thờ trở nên cực kỳ giàu có nhờ vào đồ hiến tế và di sản, được nổi tiếng nhờ vào tượng thần Đi-anh mà người ta nói với những kẻ cả tin rằng tượng thần ấy từ trời giáng xuống (Cong Cv 19:35)

Phao-lô đã làm việc tại đây khoảng ba năm, đặt nền tảng cho Hội Thánh Cơ Đốc mạnh mẽ nhất của thế kỷ đầu tiên. Chức vụ của ông có kết quả đến nỗi những người tin Chúa "trước đây hành nghề phù phép nay đem sách vở đốt trước mặt thiên hạ" (Cong Cv 19:19) và sự tôn thờ Đi-anh suy giảm cho đến Đê-mê-triu là người thợ bạc khuấy lên một cuộc bạo động chống lại Phao-lô (Cong Cv 19:24, 38). Ti-mô-thê và Giăng tiếp tục công việc tại đây và trong sáu nhà thờ khác trong khu vực nầy. Bởi vì Cơ Đốc giáo phát triển, việc tôn thờ Đi-anh suy tàn dần. Vào năm 262 SC, đền thờ Đi-anh bị cướp bóc và đốt phá bởi người Goth, cuối cùng bị bỏ hoang sau khi có chỉ dụ của hoàng đế Theodosius của La-mã, nhằm đóng cửa các đền thờ ngoại giáo. Thành phố bị suy giảm về quy mô do nạn sốt rét ngã nước, và các tòa nhà của nó trở nên nghẽn đầy bùn sông và bị chôn vùi dưới cát bụi theo thời gian.

Việc khai quật bắt đầu tại Ê-phê-sô vào ngày 2 tháng 5 năm 1863 do Viện Bảo Tàng Anh thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư J.T.Wood và tiếp tục cho đến 1874. Mục tiêu chính của Wood là xác định vị trí của đền thờ Đi-anh, nhưng ông làm việc suốt 6 năm mà chẳng mang lại kết quả nào. Sau đó, vào một ngày nọ, khi đang khai quật nhà hát, ông tìm thấy một câu khắc bằng chữ La-mã nói về tượng thần Đi-anh được mang từ đền thờ đến nhà hát như thế nào vào sinh nhật của nữ thần, đám rước đi vào thành phố qua cổng Magnesia, trở ra theo cổng Coressia như thế nào. Khi tìm thấy những cổng nầy, ông ta khám phá được con đường dẫn đến đền thờ là nơi ông cùng đội công tác đã khai quật năm năm tại đó. David C.Hogarth tiếp tục công việc tại đền thờ trong thời gian 1904-1905. Học viện khảo cổ Úc bắt đầu vào 1898, trong hơn 30 năm họ tiến hành việc khai quật để nhằm có được bức tranh tổng thể của thành phố.
Những nhà khai quật tìm thấy các bức tường của thành phố Ê-phê-sô có chiều dài khoảng 5 dặm, rào quanh một diện tích hơn 1000 acres. Bức tường cao, một số đường phố được lát đá hoa. Đây là con đường quan trọng nối từ nhà hát đến hải cảng, khoảng 0,5 dặm. Đường rộng 10,67m (35feet), sườn được gia cố bằng những hàng cột, phía sau là cửa tiệm và những tòa nhà lộng lẫy khác. Ở hai đầu có những cổng đồ sộ.

Vị trí của ngôi đền "Artemis của người Ê-phê-sô" là khoảng 1 dặm về phía đông bắc của bức tường thành. Nó được xây dựng trên một nền cao khổng lồ bằng bê-tông 71,3m x 127,4m (234 x 418feet), trong khi đó đền thờ có diện tích 49,7 x 104,2m (163 x 342feet). Mái đền được nâng đỡ bằng 127 cây cột Iomia có đường kính 1,8m (6feet) và cao 18m (60feet). Trong số những tàn tích Wood phát hiện được một bàn thờ, khi Hogarth vỗ lên "bàn thờ" và khám phá âm thanh của một lỗ hổng. Sau đó Hogarth đập ra, tìm thấy một bộ sưu tập lớn, có ý nghĩa nhất về đá quý, đồng tiền và các sản phẩm nghệ thuật. Nhiều người xem đó là bộ sưu tập của viên đá góc hoặc vật chôn cất theo nền móng, nghĩa là đặt ở nền nhà khi xây cất đền thờ.
Ở giữa thành phố là một khoảng rộng (agora) hay nơi họp chợ, đó là khu hình chữ nhật dài 109,73m (360feet), bao quanh bởi những đại sảnh có cột, cửa tiệm, và phòng ốc. Ở giữa khoảng trống ngoài trời có một cái đồng hồ cổ (dùng nước và mặt trời).

Ở phía đông bắc khoảng sân trống trên sườn phía tây của núi Pion, nhà khai quật tìm thấy một nhà hát với những hàng ghế xếp thành bậc để có thể ngồi được tối thiểu 24000 người. Trong các thành phố Hy-lạp, nhà hát là nơi gặp gỡ thông thường của quần chúng, nhà hát đặc thù nầy tiêu biểu cho một trong những địa điểm sống động nhất trong Tân Ước, bởi đó chính là nơi mà người thợ bạc Đê-mê-triu và tập đoàn thợ bạc dẫn một đám đông quần chúng dấy loạn chống lại Phao-lô, về việc tôn thờ nữ thần Đi-anh và việc buôn bán giảm sút do sự kiện Cơ Đốc giáo phát triển tại đây (Cong Cv 19:23-41).

Phía bắc nhà hát, gần cổng Coressia, họ tìm thấy một sân vận động cổ hay nhà hát hình tròn, tại đó diễn ra các trò chơi, đấu gươm và các cuộc giác đấu, có thể Phao-lô đề cập đến nơi nầy khi viết "Nếu cân nhắc lợi hại như người đời, tôi dại gì xông pha chiến đấu với hùm beo rắn rết tại Ê-phê-sô?" (ICo1Cr 15:32)
Những khám phá khác gồm có một nhà tắm bằng đá hoa đẹp, có nhiều phòng, một thư viện lớn, một nhà thờ lớn xây sâu với hai dãy cột dâng cho "Thánh Giăng, nhà thần học", "Hầm Mộ của bảy người ngủ" trong đó có hàng trăm chỗ chôn cất, và một đền thờ nhà vua. Trong đó có tượng Domitia, đó là nhà vua đã lưu đày sứ đồ Giăng ra đảo Bát-mô và là kẻ bức hại các Cơ Đốc nhân vào lúc Chúa Giê-xu mặc khải cho Giăng.

Không thành phố nào lại được khai quật triệt để như Ê-phê-sô, và những công cuộc khai quật ở đây soi sáng đáng kể cho thư tín của Phao-lô và bài viết của Giăng - nhất là về sự Mặc Khải đối với bảy hội thánh.

ERECH
Cách tây bắc U-rơ 20 dặm, có một đống đổ nát lớn của thành phố cổ Erech (Uruk hay Warka) do Nim-rốt khởi công; ông là một nhà xây dựng đại tài và tay "thợ săn can đảm trước mặt Chúa" (SaSt 10:9-10). Đây cũng là mơi có hoàng cung và thành phố pháo đài của vua Gilgamish, người anh hùng trong Đại hồng thủy của truyền thuyết Ba-by-lôn.
Công việc khai quật tại đây bắt đầu vào 1852 và được tiến hành cách quãng trong hơn 100 năm. Một vài vật phát hiện sớm nhất là một bức tường gạch cao 15,2m (50feet) bao quanh thành phố với chiều dài 5,5 dặm. Đền thờ Parthia được trang trí bằng tấm khảm màu, một nghĩa trang Parthia rộng cung cấp hầu như vô tận những cỗ quan tài bóng hình dép, miếu cổ hình tháp cao 30,4 m (100feet) và hàng ngàn phiến đá chữ hình nêm tân Ba-by-lôn, một vài phiến còn có vẻ bao bằng đất sét.

Những cuộc khai quật sau đó thâm nhập xuống tận đất chưa khai phá, và thành lập ra một sự phân bố tương đối có từ gần 4000 năm TC. Trong những địa tầng lâu hơn nầy, người ta khai quật được tàn tích của một bức tường khổng lồ có từ 3000 TC, những dấu ấn hình trụ và khoảng 575 phiến đá viết bằng chữ tượng hình rất cổ. Những phiến đá nầy ghi chép nhiều lịch sử tôn giáo, và nói rằng những cư dân ban đầu của Erech (Warka) tin rằng chỉ có hai vị thần, vị thần này có trước vị thần kia.
Hai địa tầng của trầm tích lũ lụt đã được thâm nhập, nhưng các nhà khai quật chưa thể xác định mối quan hệ đúng đắn giữa chúng với nạn Hồng Thủy.

EZION GEBER
Nơi dừng chân thứ 20 của người Y-sơ-ra-ên trong hành trình từ Ai-cập đến Ca-na-an, và sau đó là cảng hải quân của vua Sa-lô-môn, nằm tại đầu vịnh Aqaba, một nhánh của Biển Đỏ. Cho đến nay thì vị trí chính xác của nó chưa biết được; vào năm 1937, nhà thám hiểm người Đức là Fritz Frank đã khám phá mô đất Tell el-Kheleifeh cách bờ biển không tới nửa dặm. Trên mặt mô đất có những mảnh vụn đồ gốm mà ông ta nghĩ là cổ xưa - đủ xưa đến nỗi khiến ông đưa ra giả thuyết là địa điểm đó phải là Ezion Geber.

Năm sau đó, một đoàn khảo cổ do tiến sĩ Nelson Glueck dẫn đầu, đi từ Giê-ru-sa-lem và chẳng mấy chốc đã đến Wadi el-Arabah, thung lũng Great Rift (nghĩa là cái khu nứt lớn) ở phía nam Biển Chết. Tại nhiều nơi, khi họ đi về phía nam dọc theo thung lũng này, họ chợt gặp những đống xỉ của quặng sắt và đồng, và những đường hầm dẫn vào trong sườn đồi đầy đá - tất cả đều còn quặng trước khi bị bỏ hoang trong thời gian dài. Đi tiếp toàn bộ chiều dài 106 dặm, thung lũng giống sa mạc, cuối cùng họ tới Tell el-Kheleifeh, một mô đất đơn độc của thành phố nhô lên khỏi bình nguyên, không một chút bóng mát, cách nửa dặm về phía bắc vịnh Aqaba. Từ những giếng khoan thí điểm đào vào trong mô đất họ tìm thấy những lưỡi câu cá bằng đồng, ngói, đồ gốm và những mảnh còn lại của các bức tường. Đồ gốm có từ 900-1000 TC, đó là thời vua Sa-lô-môn "sắm sửa một đội tàu tại Ê-xi-ôn Ghê-be, gần Ê-lốt (Elath) trên bờ Biển Đỏ, trong xứ Ê-đôm" (IVua 1V 9:26).

Trong ba mùa khai quật tiếp theo đó, các nhà khai quật tìm thấy tàn tích của một vùng định cư rộng trong đó có vô số khuôn gang, khối lượng xỉ lớn, và một tòa nhà rộng lớn với các bức tường màu xanh lục đã phai nhạt. Người ta chứng minh tòa nhà ấy là một lò cao được xây dựng hết sức hoàn hảo. Những tường gạch ở bên phía bắc có hai dãy lỗ được xây vào phía trong như ống thông một cách tài tình, mà qua đó gió bắc thổi không bao giờ ngừng từ Wadi el-Arabah, những ống thông nầy có tác dụng như ống thổi cho lò tinh luyện được xây dựng như các hệ thống Bessemer của thế kỷ 19.
Việc khai quật thị trấn cùng với khu dân cư và thương mại của nó, những bức tường có hầm xây cuốn, cổng rất chắc, và lò cao rất lớn (cùng với nhiều phát hiện khác), không những chứng minh được đó là thành phố cổ Ezion Geber, mà còn làm cho tiến sĩ Gluech viết rằng:
Ezion Geber là kết quả của sự quy hoạch chu đáo và được xây dựng như một công trình thiết bị kiểu mẫu với sự khéo léo về kiến trúc và kỹ thuật rất đáng chú ý tới. Thật ra về mặt thực tiễn thì cả thị trấn Ezion Geber, xét về mặt không gian và thời gian, là một địa điểm công nghiệp lạ thường mà không có gì bì nổi trong toàn bộ lịch sử của Đông phương cổ đại. Ezion Geber là Pittsburgh của Palestine cổ, và đồng thời nó cũng là hải cảng quan trọng nhất của Palestine cổ đại.

GAZA
Thuộc năm thành phố liên minh của người Phi-li-tin, ở cực nam và nổi tiếng nhất, có vị trí cách biển 2,5 dặm; trên một ngọn đồi tròn cao 60 feet so với bình nguyên chung quanh.
Toạ lạc trên một xa lộ ven bờ biển lớn nằm giữa Ai-cập và Mê-sô-bô-ta-mi, tại giao lộ của tuyến mậu dịch từ nam đến trung Ả-rập, là một trung tâm quân sự và thương mại quan trọng kể từ thời của người Ca-na-an. Gaza có vẻ như là một thị trấn qua nhiều thế kỷ, có những nhân vật danh tiếng đã có thời lưu trú đại đây như: Sam-sôn, Alexander đại đế, Napoleon và Allenby.
Ông M.J.Phythian-Adams, quyền giám đốc môn Cổ Vật đã thực hiện sự thăm dò tại đây vào mùa thu 1922 và tìm thấy một "đồng gạch đổ nát rất khó giải quyết". Nhưng không thể tiến hành công việc khảo cổ mang ý nghĩa bởi vì sự hiện diện của thành phố mới trên vị trí cũ.

GERAR
Là nơi mà cả Áp-ra-ham lẫn Y-sác đã có một thời lưu trú, tại đây có nhiều giếng, phát đạt dưới sự đối đãi thân thiện của "A-bi-mê-léc vua Gê-ra" (SaSt 20:1-18, 26:1-35), đã có lần người ta đồng nhất Ghê-ra với Tell Jemmeh, cách Gaza khoảng 8 dặm về phía nam. Địa điểm này được khai quật từng phần do W.J.Phythian - Adams (1922) và Sir Flinder Petrie (1927) thực hiện. Trong lần khai quật của Phythian Adams, người ta tìm thấy 4 cấp độ thành phố, trải ra từ thời kỳ phụ hệ đến thời kỳ La-mã. Trong một mùa, tiến sĩ Petrie và vợ ông đã khám phá các dấu ấn, vật trang trí hình bọ hung, đá quý, hình tượng, vũ khí, vật dụng gia đình, công cụ nông nghiệ, hố lớn chứa ngũ cốc, một "lò gươm" tại đó các công cụ bằng sắt và vũ khí được làm sắc bén, và rất nhiều đồ gốm đủ loại. Tuy nhiên, người ta không tìm thấy gì để xác minh địa điểm nói trên là Gera.
Những thăm dò gần đây đã khiến nhiều chuyên gia lỗi lạc nhất tin rằng Gerar rất có thể là Tell Abu Hureiah nằm trên bờ Wade Es-Sariah, cách Gaza 7 dặm về hướng tây nam. Mô đất choán khoảng 40 acres, trên bề mặt có nhiều mảnh sứ vỡ biểu thị rằng thành phố đã có sự phồn vinh đáng kể vào Thời Kỳ Đồ Đồng Thiếc Giữa - thời kỳ phụ hệ.

GERIZIM
Núi Ga-ri-xim và núi Ê-banh là hai ngọn núi tọa lạc tại trung tâm Palestine. Núi Ê-banh cao 937,56m (3067feet) so với mặt biển và núi Ga-ri-xim cao 868,07m (2848feet). Hai ngọn núi này có vai trò quan trọng trong lịch sử của người Sa-ma-ri từ 700 TC đến nay. Giữa hai ngọn núi có thung lũng Si-chem phì nhiêu, ngang 0,5 dặm, là thung lũng có nhiều nước nhất tại trung tâm Palestine.
Núi Ga-ri-xim thường được gọi là Núi Chúc Lành, bởi vì sau khi băng qua sông Giô-đanh, Giô-suê đã đặt phân nửa dân sự phía trước núi Ga-ri-xim và phân nửa kia phía sau núi Ê-banh. Sự Chúc Lành dành cho những ai tuân thủ luật pháp được tuyên bố từ núi Ga-ri-xim và sự rủa sả dành cho những ai vi phạm luật pháp đến từ núi Ê-banh (Gios Gs 8:30-35).
Truyện ngụ ngôn Giô-tham về cây cối sau này được kể lại cho người Si-chem từ một khoảng nổi bật giữa đường trên dốc núi. Chỗ nầy này được gọi là bục giảng kinh của Giô-tham.

Ngay sau khi trở về từ thân phận phu tù của người Ba-by-lôn, người Do-thái từ chối sự giúp đỡ của người Sa-ma-ri trong việc tái thiết đền thờ tại Giê-ru-sa-lem. Vì lẽ ấy mà người Sa-ma-ri lập nên chức thầy tế lễ của riêng họ và xây dựng đền thờ riêng trên núi Ga-ri-xim. Đền thờ bị John Hyrcanus tàn phá vào khoảng 128 TC; nhưng người đàn bà Sa-ma-ri đã nói với Chúa Giê-xu tại giếng nước "tổ phụ chúng tôi thờ phượng trên ngọn núi nầy" (GiGa 4:20). Cho đến ngày nay, một nhóm nhỏ người Sa-ma-ri sống ở Nablus và kỷ niệm lễ Vượt Qua, lễ Ngũ tuần và lễ Lễu tạm hằng năm trên núi Ga-ri-xim. Họ tôn kính tàn tích rộng lớn của một đền thờ mà họ cho là do San-ba-lát (NeNe 2:10, 19) xây cất. Những người khác thì nói các tàn tích này là của một nhà thờ do Justinia xây vào thế kỷ thứ 5. Còn có những đống đổ nát khác nằm trên đỉnh ngọn núi, còn tại chân núi Ga-ri-xim thì có đống đổ nát của một đền thờ Ca-na-an có từ khoảng 1600 TC và được xác định là miếu Ba-anh.

GETHSEMANE
Vườn Ghết-sê-ma-nê là một vườn ô-li-ve với máy ép dầu, tính từ Giê-ru-sa-lem thì nó ở bên kia suối Kidron, trên dốc tây của núi Ô-Ii-ve. Nó là một nơi hẻo lánh, Chúa Giê-xu thường cùng môn đệ đến đây để cầu nguyện, và lần cuối cùng đã bị bắt do Giu-đa bán Ngài (LuLc 22:39-44)
Một truyền thuyết có từ thế kỷ 4 nói vườn có vị trí khoảng 45,72m (50yards), phía đông cầu Kidron, tại đó có một khu vực đóng kín (khoảng 4046,8m2), trong đó có nhiều hoa đẹp, 8 cây ô-li-ve đầy mắt với đường vòng quanh thân cây rất lớn và sống lâu đời - được nói rằng có từ thời của Chúa chúng ta. Tính chất bình dị êm ái và yên tịnh của vườn làm cho nó trở thành một nơi gây nhiều ấn tượng cho sự trầm tư mặc tưởng. Hàng triệu người đến viếng nơi nầy và đều có cảm xúc mạnh mẽ.

Tuy vậy, đôi khi người ta nên nghi ngờ, phải chăng vườn quá nhỏ và cây cối thì đã quá già cỗi như vậy??
Josephus nói rằng Titus đốn hết cây ở xung quanh Giê-ru-sa-lem vào lúc thành phố bị bao vây vào năm 70SC. Điều này có lẽ đúng, nhưng cây ô-li-ve khi bị đốn thì lại đâm chồi từ gốc cây, mọc lên tươi tốt. Về phía bắc, khoảng 90,44m cách đường, có một chỗ mà người ta nghĩ là "phù hợp hơn và ít bịa đặt hơn". Dẫu sao đi nữa thì vườn ô-li-ve mà Con Đức Chúa Trời từng thống khổ vì cớ nhân loại sẽ nằm đâu đó trong khu vực nầy.

GEZER
Ngày nay có tên là Tell el-Jezer, tọa lạc trên một đỉnh đồi 27 acres, nhìn xuống bình nguyên Maritime, 18 dặm phía tây Giê-ru-sa-lem. Nó canh giữ ngọn đèo từ Joppa đến Giê-ru-sa-lem, và xa lộ từ Ai-cập đến Sy-ri, vì vậy nó là một trong những thành phố chiến lược của Palestine. Đôi khi Gezer thuộc về Ai-cập, lúc khác thì lại thuộc về Palestine, bởi lẽ ấy nó đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hai nước này. Trong cuộc hôn nhân của vua Sa-lô-môn với công chúa Ai-cập, vua Ai-cập đã tặng Gezer cho con gái như là món quà. Sa-lô-môn tái thiết và biến nó thành một thành phố chiến xa (IVua 1V 9:16-17)

Từ những cuộc khai quật do R.A.S Macalister thực hiện vào 1902 -1905 và 1907 -1909, do A.Rowe vào 1934 thì người ta biết rằng những cư dân đầu tiên của Gezer không phải là người Semit, một số là người sống trong hang. Một vài cái hang là có tự nhiên, trong khi đó thì những hang khác được đục cẩn thận từ đá vôi mềm. Một số cư dân thậm chí còn đục cẩn thận cả cầu thang, Nhiều bức tường của những căn phòng lớn hơn được trang trí bằng hình biểu thị rằng họ có tôn giáo và họ sống bằng trồng trọt và săn bắn - cũng y như họ đã sống như vậy cho hết thời đại của họ. Khoảng 2500 TC, một dân tộc Semit đã chiếm lấy nơi này và giữ nó cho đến cuối chế độ quân chủ của người Hê-bơ-rơ. Các nền văn minh khác tồn tại ở đây cho tới năm 100 TC.

Một tế đàn cổ của người Semit được tìm thấy và tế đàn đó đã làm sáng tỏ nhiều về việc thờ lạy thần Ba-anh và Át-tạt-tê của người Ca-na-an. Trung tâm thờ phượng này có một dãy cột đá nhẹ, đục sơ sài, cây cột cao nhất là 3,276m (10feet 9 inches) và cây cột ngắn nhất là 1,752m, vài chỗ trên cột rất bóng láng do sự thành kính hôn vào cột của những người mộ đạo. Trên một bục, xung quanh những cột này, có những tấm sành về thần Át-tạt-tê với sự phô trương thô bỉ về cơ quan sinh dục, và những điều khác nói về sự tôn thờ xác thịt của người Ca-na-an, mọi thứ đó nêu lên hiện thực sống động về điều răn nghiêm ngặt của Đức Giê-hô-va.
"Phải phá đổ bàn thờ, đập bể pho tượng, và thiêu những trụ A-sê-sa của chúng nó trong lửa, lại làm tan nát những tượng chạm về các thần chúng nó, và xóa tên các thần ấy cho khỏi chỗ đó (PhuDnl 12:3).

Bên trong phần đông nam thành phố, có từ 2000-1400 TC, là một đường hầm có bậc thang và đục từ đá, bề rộng 3,96m (13feet), bề cao 6,1m (20feet), chiều dài 66,75m (219 feet) xuyên qua đá dẫn đến một suối lớn, ở phía dưới mặt đất 28,8m (94,5feet). Hốc trong tường dốc xuống có đèn để soi đường cho người mang nước từ suối lên. Các vết ố do khói trên những hốc này là bằng chứng của việc sử dụng các cây đèn dầu ô-li-ve cách đây 4000 năm. Ở một chỗ khác, gần trung tâm mô đất, Macalister phát hiện một hồ chứa nước to lớn có sức chứa 2 triệu gallons nước. Hiển nhiên là hồ chứa nầy được xây sau khi con suối ở đáy đường hầm cạn dần.

Một viên đá bàn thờ có đề khắc cho Heraclus cũng được tìm thấy. Viên đá nầy là của một bàn thờ người Hê-bơ-rơ vì trên dòng chữ khắc có đề cập đến Đức Giê-hô-va.

Macalister phát hiện một phức hợp xây dựng với những bức tường chắc chắn, một cổng đẹp, một loạt tháp mà ông ta giả định rằng đó là những lâu đài do Simon Maccabeus xây để làm "nơi cư ngụ" của mình vào năm 142 TC (1Mcb 13:47-48). Nhưng những khám phá gần đây hơn về các cổng Sa-lô-môn và các bức tường tại Mê-ghi-đô và Hazor khiến cho các chuyên gia tin rằng đó là cổng và tường do vua Sa-lô-môn dựng lên khi ông tái thiết và xây công sự cho Gezer. Kích thước cái cổng ở đây "hoàn toàn giống" với những cổng do Sa-lô-môn xây cất tại Mê-ghi-đô và Hazor.

Trong cấp độ Semit thứ 4, có từ cuối thế kỷ 10 TC, Macalister tìm thấy một tấm đá vôi nhỏ dài 11,4cm, rộng 6,98cm, được chứng minh là một bài tập của học sinh về cách lập ra một cái lịch cho biết thứ tự của các tác vụ chính trong nông nghiệp suốt các mùa trong năm. Bằng ngôn ngữ Hê-bơ-rơ cổ điển hoàn thiện, nội dung của nó như sau:
Hai tháng thu hoạch ô-li-ve
Hai tháng gieo hạt
Hai tháng trồng muộn
Một tháng cuốc cây lanh
Một tháng thu hoạch lúa mạch
Một tháng hội hè thu hoạch
Hai tháng chăm sóc nho
Một tháng trái cây mùa hè.

GIBEAH
Thủ đô đầu tiên của liên hiệp Y-sơ-ra-ên, và nơi cư ngụ của vua Sau-lơ, cách 4 dặm về phía bắc Giê-ru-sa-lem. Là một ngọn đồi hình chóp, có bậc thang từ đáy lên đỉnh và tàn tích chồng lên đỉnh, lâu nay nó làm bối rối những khảo cổ, mãi cho đến 1922 và 1933 Tiến sĩ Albright dẫn đoàn thám hiểm khám phá bảy cấp cư ngụ của con người, có từ năm 1100 TC đến 70 SC. Trên cấp cư ngụ đầu tiên tức là lớp cư ngụ xưa nhất, Albright tìm thấy tro và tàn tích hoá thành than của một thị trấn người Y-sơ-ra-ên, bị cháy gần cuối thế kỷ 12. Người ta tin rằng tàn tích này tiêu biểu cho sự phá hủy được ghi chép trong chương 19 và 20 của sách Các Quan Xét.

Ở cấp độ thị trấn thứ nhì, được xây dựng khoảng 1000 TC, những nhà khai quật tìm thấy một pháo đài hai tầng trông giống lâu đài của vua Sau-lơ, có diện tích 47,2m x 51,8m, Những bức tường đá đẽo có bề dày bình quân 2,43m - 3,04m và có một cầu thang đá rất đẹp dẫn đến tầng hai. Phòng thính giả mà người ta nghỉ tại đó Đa-vít đã chơi đàn hạc để yên ủi vua Sau-lơ, phòng có diện tích 4,27 x 7,01m - tức là kích thước của phòng khách trung bình ngày nay. Trong tàn tích người ta tìm gặp những nồi nấu ăn, vật dụng đánh bóng, đá mài, con lăn cọc sợi dệt và một cái bảng đánh bạc. Trong tầng hầm của lâu đài Sau-lơ có những bình chứa rượu và dầu, và một kho thóc gạo mà trong đó còn có một lượng thóc đáng kể bị hoá than và bị đen gần ba ngàn năm.

GIBEON
Hiện nay có tên là Al Jib, cách 8 dặm tây bắc Giê-ru-sa-lem. Đây là quê hương của người Ghi-bê-ôn, họ đi đến Ginh-ganh và đánh lừa Giô-suê ký một hòa ước với họ như là một nước chư hầu (Gios Gs 9:3-27), nơi mà binh lính của Áp-ne và Giô-áp giao chiến nhau "tại lối hồ Ga-ba-ôn" (IISa 2Sm 2:12-17) và là nơi ở của hội mạc, sau khi hội mạc được dời từ Nob cho đến khi đền thờ Sa-lô-môn xây xong. Tại đây Sa-lô-môn tổ chức một bữa tiệc lớn và nằm thấy một giấc mơ lạ lùng, và chọn Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan hơn là sự giàu có, danh vọng (IISu 2Sb 1:3-13).

Khai quật tại đây từ 1956-1957 do Tiến sĩ James B.Pritchard tiến hành, ông dọn sạch những đống gạch đổ nát từ một cái hồ đục từ đá, có chiều sâu 10,06m và đường kính 10,67m. Một cầu thang xoắn ốc, bề ngang xấp xỉ 1,52m dẫn xuống đáy hồ, tại đây người ta tìm thấy 27 cái quai bình, tất cả được đóng dấu bằng chữ Hê-bơ-rơ, cùng với tên Ghi-bê-ôn. Nhiều cái quai trong số nầy cũng được khắc với những tái tên như Amariah, Azariah, và Hananiah - tất cả là tên của nhân vật Kinh Thánh. Hananiah là đối thủ của Giê-rê-mi và đến từ Ghi-bê-ôn (Gie Gr 28:1).

Tại đáy hồ, các bậc thang dẫn xuống một địa đạo tiếp tục đi xuống một độ sâu 14,93m, để tới một cái buồng lớn có suối trong lòng đất. Điều này khiến cho nhà khai quật phải la lên "phải chăng đây là một kỳ công kỹ thuật đầy ấn tượng; một cái hồ đẽo từ đá với những bậc thang dẫn xuống con suối 24,99m dưới mặt đất, có phải đây là chính cái dốc lịch sử được nhắc đến như là nơi giao chiến giữa người của Giô-áp và người của Áp-ne?" Tiến sĩ Prichard nghĩ phải là như vậy và nhiều người đồng ý với những kết luận của ông.
Trong ba mùa đào bới, nhiều thánh tích khảo cổ được khám phá có từ Thời Kỳ Đồ Đồng Thiếc Giữa, nhưng cái làm cho sinh viên Kinh Thánh thích thú và thấy có ý nghĩa quan trọng chính là những thánh tích của thời kỳ người Y-sơ-ra-ên.

GIHON
Nay có tên là Suối Phun Trinh Nữ, là một suối phun có nước trong theo mùa và phun lên từ dưới sâu trong thung lũng Kidron, phía đông Giê-ru-sa-lem và đối diện ngang với làng Siloam. Từ thời ban sơ nó đã được biết đến như là con suối có nước liên tục, gần Giê-ru-sa-lem. Thật ra thì thành phố được đặt tại bình nguyên này là vì nguồn cấp nước tuyệt vời này.

Những cư dân Giê-bu-sít của Giê-ru-sa-lem đã đào một đường hầm sâu dưới mặt đất về phía tây từ suối phun, dưới bức tường và vào trong thành phố, vì vậy mà họ có thế lấy nước mà không cần đi ra phía ngoài những bức tường, cũng làm cho họ có thể nhận được đủ nước cho nhu cầu trong thời gian bị bao vây mà khỏi lộ mình trước quân địch. Con đường hầm từ suối phun nầy được cho là cái "giếng nước" mà Giô-áp đã dẫn các hiệp sĩ đi vào trong thành phố, cướp lấy tiền đồn một cách bất ngờ và trở thành tướng của Đa-vít (IISa 2Sm 5:8)
Sau cuộc chinh phạt của Đa-vít, con đường hầm dưới mặt đất càng ngày càng ít cần đến, bởi hình như Đa-vít xây dựng một hồ chứa cao và một hồ thấp để trữ nước cho nhu cầu của mỗi gia đình, và để tưới các vườn hoa trong Thung Lũng Các Vua ở bên dưới.

Vào 1867 Warren khám phá cái giếng và đường hầm mà qua đó người Giê-bu-sít có được nước. Cuối đường hầm là một cái ao, và một cái giếng dẫn lên đỉnh một ngọn đồi trong thành phố. Ở đỉnh giếng có một vòng sắt để qua đó kéo nước từ ao lên.
Sa-lô-môn được tôn lên làm vua tại con suối ở Ghi-hôn, và cưỡi con la hoàng gia của Đa-vít trở vào thành phố, vì vậy báo hiệu cho nhân dân biết ông là vua của họ, như vua cha đã làm trước đây.

Rất nhiều gạch đổ nát từ nhiều cuộc tàn phá Giê-ru-sa-lem lấp đầy lòng Thung Lũng Kidron, mãi cho đến ngày nay, ta có thể xuống con suối Ghi-hôn bằng 30 nấc thang dốc đứng. Suối vẫn chảy mạnh nhưng lúc chảy lúc dừng, chảy bốn hay năm lần mỗi ngày vào mùa mưa, và một hay hai lần mỗi ngày vào mùa hè khô hạn.

GIGAL
Là điểm cắm trại đầu tiên của Y-sơ-ra-ên sau khi họ băng qua sông Giô-đanh. Tại đây họ dựng 12 hòn đá tưởng niệm lấy từ dòng sông Giô-đanh (Gios Gs 4:20), làm lễ cắt bì cho nam giới (5:10) và giữ Lễ Vượt qua (5:10). Tại đây Giô-suê gặp vị nguyên soái của quân đội Chúa (5:14), Y-sơ-ra-ên cắm trại ở đây trước khi chiếm thành Giê-ri-cô (4:19), họ ký hiệp ước với người Ga-ba-ôn (9:6), phát động chiến dịch chống năm vua A-mô-rít (10:6). Ghinh-ganh vẫn là một địa điểm tập họp của người Y-sơ-ra-ên cho nhiều thế hệ sau nầy.

Thành phố theo sự ghi chép của Kinh Thánh có vị trí "trên biên giới phía đông của Giê-ri-cô" (Gios Gs 4:19). Sử gia Josephus nói rằng người Y-sơ-ra-ên sau khi băng qua sông Giô-đanh, tiếp tục đi 50 stadia rồi sau đó cắm trại 10 stadia cách Giê-ri-cô (Ant V, 1, 4). Trong Onomasticon, Eusebius chỉ rằng Ghinh-ganh có vị trí taị "khoảng mốc dặm thứ nhì tính từ Giê-ri-cô."

Khirbet el-Mefjir, một mô đất 1,25 dặm phía đông bắc Giê-ri-cô, gần như nhất trí hoàn toàn với ước tính của ba chuyên gia nầy. Tính một stadium La-mã bằng 185,01m (607feet), thì địa điểm nầy là 2011,09m (10,87 stadia), tính từ Giê-ri-cô cổ và 9250,68m (50 stadia) kể từ sông Giô-đanh. Trong việc thăm dò tại một trong những mô đất nhỏ ở Khirbet el-Mefjir vào năm 1955, James Muilenburg phát hiện tàn tích có từ thời kỳ Đồ Sắt Sớm và Giữa, tương ứng khá chính xác với những năm dài mà Ghinh-ganh không có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử của Y-sơ-ra-ên.

HAMATH
Từng là thành phố hoàng gia của Hittites, được tiêu biểu trong thành phố hiện tại là Hama, nằm phía bắc Baalbek trên sông Orontes. Vua của Ha-mát gửi quà đến Đa-vít khi Đa-vít đánh bại vua của Xô-ba (IISa 2Sm 8:6) và nơi này thường được đề cập đến trong Kinh Thánh như là một biên giới phía bắc lý tưởng của Y-sơ-ra-ên (IIVua 2V 14:25). Nhưng đó chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi, dưới thời Đa-vít, Sa-lô-môn và Giê-rô-bô-am II, quốc gia Ha-mát thần phục Y-sơ-ra-ên, và lúc đó, người ta giả định rằng sự thống trị chỉ là trên danh nghĩa.
Thành phố cận đại Hama có dân số khoảng 100.000 người, được xây dựng chung quanh mô đất cổ, mô đất cổ đó khá gây ấn tượng, nhô cao 39,62m (130feet) trên mực nước sông.
Vào năm 1812 Burckharht tìm thấy một câu khắc chữ tượng hình tại Hama, và vào năm 1872 Tiến sĩ Wright của Anh, giành được câu khắc ấy cho Viện Bảo Tàng tại Constantinople, tạo điều kiện cho sự nghiên cứu khoa học. Câu khắc Hittites trên đài tưởng niệm được phát hiện vào năm 1871 và thỉnh thoảng cũng có vài phát hiện nhỏ; nhưng đối với đại bộ phận sự hiểu biết của chúng ta về Ha-mát, chúng ta phải ghi công cho một cuộc khai quật của Đan-mạch do Giáo sư H.Ingholt thực hiện từ 1932-1938. Ông ta phát hiện 12 cấp độ cư dân, cấp độ sớm nhất có từ thời Neolitho (đá mới). Thời kỳ Ba-by-lôn cổ (1830-1550 TC) và thời đại Amarna (1300 TC) thì quan trọng trong đời sống của thành phố, nhưng công cuộc khai quật thì còn lâu mới hoàn tất.

HARAN
Nơi dừng chân đầu tiên của Áp-ra-ham trên đường đến xứ Ca-na-an, đó là một trung tâm thương mại và giao điểm quan trọng nằm trên sông Balikh khoảng 40 dặm phía đông Corchemish, trên xa lộ mà các đoàn nhà buôn và quân đội thường xuyên diễu hành. Nơi nầy cách U-rơ của người Canh-đê 600 dặm về phía tây bắc và khoảng 400 dặm đông bắc Ca-na-an.
Trên các phiến đá Mari và nguồn chữ hình nêm khác, thường xuyên nhắc đến Haran như là một thành phố thịnh vượng trong thế kỷ 19 và 18 trước công nguyên; lúc đó Áp-ra-ham, Rê-bê-ca, Nahor, Gia-cốp sống trong vùng nầy.
Sau sự sụp đổ của Ni-ni-ve (612 TC), người A-si-ri rút lui về Haran, và nó trở thành thủ đô của A-si-ri cho đến khi người Ba-by-lôn chiếm vào 609 TC.
Mô đất cổ Haran chưa có ai cư ngụ, nhưng sát bên nó là một làng người Hồi giáo, đại đa số nhà có dạng "tổ ong" phổ biến ở bắc Sy-ri. Cư dân hiện nay có nhiều truyền thuyết về Áp-ra-ham và một cái giếng gần đó mà họ kể là Ê-li-ê-xe gặp Rê-bê-ca ở đó khi ông tìm kiếm một cô dâu cho Y-sác.

Công việc khai quật tại mô đất tiết lộ một lịch sử liên tục từ khoảng 2000 TC đến khoảng 1000 SC hoặc muộn hơn. Trong suốt thời kỳ đó, dường như thành phố chỉ thờ một thần duy nhất là Sin, thần mặt trăng. Người ta không tìm thấy câu khắc nào, nhưng các mảnh vỡ của một con sư tử A-si-ri, tàn tích của một lâu đài rất xưa, và di tích của một nhà thờ Công giáo được tìm thấy.

HAZOR
Quê hương của "Jabin vua xứ Hazor, tọa lạc 4 dặm tây nam "Các nguồn nước của Merom" trên một mô đất hùng vĩ khoảng 80,93 héc ta (200 acres). Có vị trí tại ngã tư của hai tuyến thương mại quốc tế, vị trí của Hazor đủ uy nghi để được xưng là "thủ phủ của mọi vương quốc" phương bắc của người Ca-na-an (Gios Gs 11:10). Giô-suê tàn phá nơi này nhưng nó được Sa-lô-môn tái thiết cùng với Mê-ghi-đô và Ghê-xe (IVua 1V 9:15). Tiglath-Pileser III của A-si-ri phá hủy nó vào 733 TC.

Garstang tiến hành sự khảo sát sơ bộ mô đất (nay gọi là Tell el-Qedah) vào năm 1928 và ông kết luận Hazor bị Giô-suê tàn phá vào khoảng 1400 TC nhưng sự khảo sát của ông thì quá ngắn để có thể kết luận được.
Vào năm 1955, Giáo sư Yigael Yadin bắt đầu khai quật dưới sự bảo trợ của James A.de RothChild. Việc khai quật nầy được tiến hành nhiều năm với số lao động nhiều tới 200 người, dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ Yadin và 45 nhà khảo cổ, kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, hoạ viên và các sinh viên ngành khảo cổ.

Địa điểm gôm hai khu vực khác biệt. Thành quách cao 36,6m (120feet) và choán một diện tích 10,1 hécta (25 acres), trong khi đó tại chân thành quách ở phía bắc có một cao nguyên rộng hình chữ nhật có diện tích 70,8 hécta (175 acres) mà thỉnh thoảng nơi ấy được dùng làm khu cắm trại và lúc khác lại được dùng làm khu nhà ở. Toàn bộ thành phố được xây công sự với những bức tường thật lớn và thành lũy rộng bằng đất nện, đủ vững chắc để tạo lòng tin cho bất cứ ai cố thủ nơi này.

Trên khu vực thành quách, nhà khai quật tìm thấy mười cấp độ thành phố, điều đó có nghĩa là thành quách và đền thờ xây chồng lên nhau. Trên cấp độ Sa-lô-môn có một cổng tráng lệ gần giống y về kích thước và kiểu dáng với cái được phát hiện tại Mê-ghi-đô, cũng như cái được tìm thấy sau nầy tại Ghê-xe. Yadin kết luận các cổng nầy do cùng một kiến trúc sư hoàng gia xây khu định cư của người Y-sơ-ra-ên hạn chế trong khu vực thành quách 10,1 hécta (25 acres).
Trên cao nguyên hình chữ nhật phía dưới người ta tìm thấy một đền thờ người Ca-na-an 16,8m x 24,4m (55 x 80feet). Trong "nơi chí thánh" của đền thờ người ta tìm thấy một bộ trọn vẹn về bàn ghế và dụng cụ cho nghi lễ cúng tế, ngoài ra còn có bốn bức tượng nhỏ bằng đồng thiếc, nhiều dấu ấn hình trụ, và một dấu ấn trang trí hình bọ hung của Ai-cập thuộc về Amenhotep III (1413-1376 TC). Sự tàn phá thành phố vào năm 733 TC bởi Tiglath-Pileser được minh họa một cách sống động bằng các lớp tro và mảnh vụn hóa than được tìm thấy trong thành qúch và tại các nơi khác của thời kỳ nầy. Nhiều khí mạnh vẫn ở tại vị trí cũ của chúng, như vậy có vẻ là sự tàn phá ập đến bất chợt.
Vẫn còn rất nhiều điều mà Tiến sĩ Yadin chưa khám phá, nhưng ông nói: "Tay này cầm Kinh Thánh và tay kia cầm cái xẻng dường như là phương pháp thành công nhất để khám phá thánh tích của thành phố thuộc Kinh Thánh ấy."

NÚI HERMON
"Thủ lĩnh của những ngọn núi" tại Palestine, bề ngang 5 dặm và bề dài 20 dặm. Hẹt-môn có ba đỉnh núi, đỉnh cao nhất là 2793,8m (9166 feet) trên mực nước biển Địa Trung Hải. Trước thời Áp-ra-ham nhiều thế kỷ thì ngọn núi được tôn kính vì có quan hệ với Ba-anh.

Sự thờ lạy Ba-anh là tôn giáo hàng đầu ở Ca-na-an. Trên hầu hết các đỉnh núi của đất nước đều có miếu thờ được biết như là "đất cao" - càng cao càng thánh khiết. Tại đây người ta trồng các lùm cây và dựng lên những miếu thờ. Bởi vì núi Hẹt-môn cao hơn tất cả các ngọn núi khác trong vùng, nó là "đất cao chính", là miếu của tất cả miếu. Người Ca-na-an hướng về núi Hẹt-môn chẳng khác gì người đạo Hồi hướng về Mecca khi họ cầu nguyện.
Tương phản với tập tục nầy, Đa-vít nêu câu hỏi "tôi ngước mắt lên trên núi, sự tiếp trợ tôi đến từ đâu?", rồi ông trả lời "sự tiếp trợ tôi đến từ Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên trời và đất" (Thi Tv 121:1-2).

Trong mùa hè năm 1934, Tiến sĩ J.Stewart Crawford và người viết bài nầy dẫn một đoàn thám hiểm nhỏ để nghiên cứu các miếu thờ Ba-anh cổ xưa xung quanh núi Hẹt-môn. Chúng tôi tìm ra vị trí của nhiều tàn tích, và trong từng trường hợp miếu đều được định hướng để khi thầy tế lễ và người mộ đạo có mặt tại bàn thờ thì họ đều hướng về nơi thánh chính của Ba-anh. hay còn gọi là Quibla, tọa lạc tại đỉnh cao nhất trong ba đỉnh của Hẹt-môn.
Sau đó chúng tôi đi lên núi và tìm thấy ngôi đền Ba-anh điêu tàn, công trình xây dựng từ thời Hê-rốt, có từ trước khi kỷ nguyên Cơ-đốc bắt đầu. Trong một nơi thấp gần góc tây bắc đền thờ, chúng tôi khai quật và tìm thấy hàng đống tro và xương bị đốt, bị đổ tại đây như là đồ thải của của lễ cúng tế. Hiển nhiên đền Ba-anh này được dùng đến khi Chúa Giê-xu hóa hình trên đỉnh núi về phía nam. (?)

JABNEH
Jamnia hay Giáp-nê-ên (Gios Gs 15:11; 19:33) nằm sâu trong nội địa cách Địa Trung Hải 4 dặm, và 9 dặm đông bắc Ashod. Uzziah (783-742 TC) chiếm lại Giáp-nê-ên từ tay người Phi-li-tin bằng cách phá đổ tường thành (IISu 2Sb 26:6).

Nơi này được người Sy-ri gốc Hy-lạp sử dụng như một cứ địa cho cuộc hành quân chống lại người Hasmonea (1Mcb 5:58) nhưng bị Simon Mác-ca-bê chinh phục vào năm 147 TC, và trở thành một phần của vương quốc Do-thái trong thời gian dài. Cùng với sự lên ngôi của Hê-rốt, nó trở thành một phần của vương quốc thuộc vị vua nầy, và ông đã tặng nó cho em gái là Siloam. Sau đó, Giáp-nê-ên được Antony tặng cho Cleopatra là Hoàng hậu Ai-cập như là một quà cưới. Cùng với sự sụp đổ của Antony, nơi này lại thuộc về Hê-rốt. Giáp-nê-ên đóng một vai trò hàng đầu trong các sự kiện đưa dẫn đến Cuộc Nổi Loạn lần thứ 1 của người Do-thái và tiếp theo sự tàn phá Giê-ru-sa-lem vào năm 70 SC. Titus cho phép thành lập khu định cư người Do-thái tại Giáp-nê-ên. Tại đây họ mang theo những cuộn sách thiêng liêng và Giáp-nê-ên trở thành "trung tâm lưu đày" cho Tòa án tối cao Do-thái và một trung tâm thịnh vượng cho sự nghiên cứu pháp luật. Hội nghị Tôn giáo Jamia đã họp mặt ở đây vào năm 100 SC và công nhận Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ là Kinh điển chính thức gồm 39 sách trong Cựu Ước mà chúng ta có ngày nay.

Vào lúc đầu của Cuộc Nổi Loạn lần thứ nhì dưới thời Bar Kochba vào năm 132, Giáp-nê-ên dần dần bị bỏ. Tiêu điểm của chủ nghĩa Do-thái người Palestine chuyển sang phía bắc vào Ga-li-lê, tại đó tập trung các thành phố như Safed, Tiberius, Meiron và Beth Shearim.
Giáp-nê-ên được đồng nhất với mô đất Yabneh nổi bật. Chưa có sự khai quật ở địa điểm nầy, nhưng các mảnh sứ vỡ của Thời Đại Đồ Sắt và Thời Kỳ Ba-tư được tìm thấy trên mặt đất, và có các di tích về tòa nhà, mồ mả của thời kỳ La-mã và Ba-by-lôn.

GIẾNG GIA-CỐP
Cách nửa dặm phía nam Sychar, trên con đường cao từ Giê-ru-sa-lem tại đó nó đi quanh co vào thung lũng giữa núi Ga-ri-xim và núi Ê-banh. Có vị trí gần mộ Giô-sép, trên mảnh đất do Gia-cốp mua, đó là một trong những vị trí xác thực nhất trong tất cả các vùng đất của Kinh Thánh. Người Do-thái, người Sa-ma-ri, Cơ-đốc nhân, người Hồi giáo đều quý trọng cái giếng do Gia-cốp đào và cái giếng mà Chúa Giê-xu đã ngồi trên thành giếng, khi Ngài nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Truyền thuyết của người Sa-ma-ri có từ hơn 23 thế kỷ và được phản ánh qua người phụ nữ nầy khi bà ta nói với Chúa rằng "Tổ phụ chúng tôi là Gia-cốp…đã cho chúng tôi cái giếng" (GiGa 4:12). Truyền thống của tín đồ Cơ-đốc giáo có từ 333 khi đoàn hành hương Bordeaux viếng thăm cái giếng. Một nhà thờ Cơ-đốc được xây tại đây vào thế kỷ thứ 4, Thập Tự Quân khám phá nhà thờ đó trong đống đổ nát và tái thiết, nhưng nhà thờ của họ bị tàn phá vào thế kỷ 12, và đống đổ nát của nó, như là "một đống đá màu nâu" nằm trên cái giếng.

Vào năm 1838, Robinson tìm thấy lối vào miệng giếng, đo đạc cái giếng và thấy nó sâu tới 45,72m (150feet). Vào 1881, Tiến sĩ C.A.Barclay khai quật quanh cái giếng, và phát hiện đống gạch đổ nát rơi hoặc được ném xuống giếng mà nó chỉ còn sâu 20,42m (67feet). Sau nầy cái giếng được dọn sạch cho đến phần đáy (105 feet) nhưng nhiều du khách và khách qua đường lại ném đá xuống, để nghe thử xem bao lâu thì tiếng nước tung toé vọng lên, và nó bị lấp dần chỉ còn 22,86m (75feet). Vào thời điểm ấy nhà thờ Hy-lạp mua lại miếng đất và sau nhiều năm thì một nhà thờ mọc lên trên địa điểm cái giếng.

Thành giếng cổ xưa thì thấp hơn mặt bằng hiện nay và cho thấy những đường rãnh do dây thừng ma sát khi người ta múc nước bằng thùng hoặc bầu bằng da thú. Chu vi miệng giếng đo được khoảng 2,286m, phần trên miệng xây chắc chắn, còn phần dưới đào xuyên qua đá vôi. Nước giếng mát lạnh và giúp người khoan khoái, bởi "giếng thì sâu" và nó vừa là hồ chứa, vừa là con suối - tức là, giếng được cấp nước vừa bằng nước trên mặt đất vừa bằng nguồn nước ngầm.
Cái giếng làm chúng ta liên tưởng trở về lịch sử trong khung cảnh đồng quê và các tập quán phụ hệ, và sự bắt đầu chức vụ Chúa Giê-xu, trong lúc trò chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri bên giếng nước, Ngài tiết lộ thần tánh của Ngài, khiến người phụ nữ nầy cảm thấy khó hiểu và Ngài đã phán về một chân lý tồn tại đời đời "Phàm ai uống nước ta cho thì chẳng hề khát nữa. Quả thật, nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó văng ra cho đến sự sống đời đời." (GiGa 4:14).

JERICHO
Thành phố đầu tiên bị người Y-sơ-ra-ên đánh chiếm dưới thời Giô-suê, nay là một mô đất khoảng 32374m2 (8 acres), gọi là Tell es-Sultan nằm cạnh con suối dồi dào sản vật gọi là Suối Elisha.
Nơi đây được khai quật bởi Charles Warren (1868), Ernst Sellin (1907-1911), John Garstang (1929-1936) và Cô Kathleen Kenyon (1952-1958).
Người khai quật đầu tiên chỉ nhắm sự chú ý vào mô đất, trong khi đó thì người khai quật thứ nhì thực hiện được một sự khám phá đầy đủ để khơi dậy sự quan tâm rộng rãi. Sau đó Garstang tìm thấy một phần của bốn thị trấn tồn tại liên tiếp nhau từ năm 3000 TC. Đào bới xuyên xuống phần nền của mô đất, ông tìm thấy dấu vết của các nền văn minh cổ xưa nhất được phát hiện tại Palestine.
Cấp độ cư ngụ thứ tư mà Garstang gọi là "thành phố D" được minh chứng là quan trọng bậc nhất đối với sinh viên Kinh Thánh và nhà sử học cũng như nhà khảo cổ, họ thường bàn luận về năm tháng chính xác của Xuất Ai-cập của người Y-sơ-ra-ên từ Ai-cập và việc đi vào Palestine sau đó. Các học giả có quan điểm khác nhau khoảng 2 thế kỷ hoặc nhiều hơn nữa về việc định năm tháng cho sự kiện nầy. Giê-ri-cô chính là nơi mà vấn đề được nghiên cứu triệt để nhất. Cấp độ cư ngụ thứ tư này dường như chính là thành phố do Giô-suê đánh chiếm và các nhà khai quật đã tiến hành công việc với sự cẩn trọng đặc biệt.

Những bức tường cao 9,14m (30feet) chạy gần như song song nhau, vòng quanh đỉnh mô đất. Tường được xây bằng gạch phơi khô dưới mặt trời, gạch có bề dày 10,16cm (4 inches) và chiều dài thay đổi từ 0,3048 - 0,6096m (1-2feet); tường trong dày 3,,35m - 3,66m (11-12 feet), được xây trên nền của bức tường trước đó. Tường ngoài sau nầy dày khoảng 18,29 m (6feet), đứng trên bìa mô đất. Khoảng cách giữa hai bức tường thay đổi từ 3,66m - 8,30m (12-27feet), giữa những khoảng cách đều đặn được nối nhau bằng những hàng gạch.
Ở ngoại ô của mô đất thành phố cũ, Garstang phát hiện một nghĩa trang, tại đó ông mở hàng chục ngôi mộ, có rất nhiều khí mạnh bằng gốm, rất nhiều đá quý và khoảng 170 con bọ hung. Trong các ngôi mộ nầy ông tìm thấy đồ gốm có từ các thời kỳ Đồ Đồng Thiếc Sớm, Giữa và Muộn, nhưng chỉ có vài mảnh gốm là của người Mycenia được bắt đầu nhập khẩu khoảng 1400 TC. Đồ trang trí bọ hung Ai-cập có thể xác định ngày một cách chắc chắn bởi vì chúng đề cập tên của các Pha-ra-ôn và tiêu biểu từng cái từ thời Thutmose III (1490-1436 TC). Một món trang sức hình bọ hung có mang tên Hoàng hậu Hat-shep-sut và Thutmose III, cái khác thì mang tên Amenhotep II là người được miêu tả như là một tay bắn cung, rất đúng với các ghi chép trên ngôi mộ của ông ở Ai-cập. Một chuỗi những đồ trang trí hình bọ hung có đê ngày chấm dứt bằng hai dấu ấn hoàng gia của Amenhotep trị vì từ 1413-1376 TC. Không có gì thêm trong các ngôi mộ gợi ý về ngày tháng muộn hơn.

Ngay khi trở lại mô đất thành phố, Garstang so sánh cẩn thận các mảnh vỡ đồ gốm với những phát hiện các ngôi mộ và thấy rằng một số là của thời kỳ Đồ Đồng Thiếc Muộn. Sau khi khảo sát khoảng 100.000 mảnh vỡ của đồ gốm, 1500 khí mạnh chưa vỡ, cũng như 80 món đô trang trí hình bọ hung, các bức tường sụp đổ và những bằng chứng khác, chẳng do dự gì Garstang xác định thời gian sụp đổ của thành phố là khoảng 1400 TC, và đồng nhất nó như là thành phố Giê-ri-cô của người Ca-na-an, sụp đổ trước mặt người Y-sơ-ra-ên do Giô-suê lãnh đạo. Các di tích hóa than là bằng chứng mọi nơi trong thành phố "bị người Y-sơ-ra-ên đốt cháy thành phố và đốt cả mọi thứ trong đó" (Gios Gs 6:24), xác nhận sự tường thuật trong Kinh Thánh, và sự sụp đổ của các bức tường là một sự xác nhận người Y-sơ-ra-ên "leo thẳng lên thành" như thế nào (Gios Gs 6:20).
Ao ước có được sự cẩn thận tối đa và trong tinh thần của một nhà khoa học chân chính, Garstang mời đến ba nhà khảo cổ bậc nhất của Palestine và các chuyên gia đồ gốm: Pere Vincent, Clarence S.Fisher và Alan Rowe. Khi những chuyên gia này khảo sát cẩn thận và độc lập nhau những đồ gốm, tàn tích hóa than và bức tường sụp, họ đã ký vào bản báo cáo có xác nhận của Garstang về thời gian là 1400 TC, kèm theo một khả năng khác về ngày tháng là không trễ hơn 1377 TC. Thời điểm này đúng với niên đại theo Kinh Thánh (IVua 1V 6:1).
Sự trị vì của Sa-lô-môn có thể bắt đầu từ khoảng 961 TC, nếu năm ấy là đúng thì năm thứ 4 trị vì của ông sẽ gần đúng là 957. Khi cộng thêm 480 năm thì năm 1437 sẽ là năm người Y-sơ-ra-ên rời Ai-cập. Cho phép 40 năm lang thang trong đồng vắng, chúng ta đi đến nhật kỳ 1397 cho sự tàn phá Giê-ri-cô - rất hợp với tầm giới hạn của Garstang.

Tuy vậy thì sự khám phá và giải thích như vậy không làm hài lòng một số người, vì họ không thể tìm ra nơi nào, theo sự suy đoán của họ, cho một Giê-ri-cô gần y như sự ghi chép trong Kinh Thánh. Trong gần hai thập niên có sự phản đối thường xuyên đối với kết luận của Garstang, và áp lực đòi khảo sát lại Giê-ri-cô.
Ao ước nầy được thỏa mãn vào đầu năm 1952, khi một đoàn thám hiểm hỗn hợp gồm Học Viện Khảo Cổ của Anh, Tổ Chức Thám Hiểm Palestine, Học Viện Nghiên Cứu Đông Phương của Hoa Kỳ và Ban Cổ Vật của Giô-đanh đã bắt đầu khai quật lại Giê-ri-cô dưới sự chỉ đạo của cô Kathleen Kenyon. Công việc được tiếp tục một cách cần cù trong năm mùa, trong thời gian đó các nhà khai quật đã đào những hố chạm tới nền đá tại sáu vị trí khác nhau trên mô đất. Tại một trong những vị trí nầy, một địa điểm về tận phía đông bắc, người ta tìm thấy bằng chứng về sự định cư đầu tiên của Giê-ri-cô.
Hai thời kỳ Đá Mới (Neolith) đặc trưng cho sự định cư đầu tiên nầy. Trong thời kỳ đầu người ta xây những căn nhà tiên phong mà qua các di tích thì chúng có vẻ như nhỏ hơn cái chòi. Sau đó họ xây dựng những căn nhà gạch hình tròn, lâu bền, phát triển những công cụ đá silic thuộc loại tốt, và làm những đĩa đá vôi rất bóng. Bao quanh thị trấn là một bức tường đá kiên cố có bề dày 1,98m (6,5feet) và cao 3,66m - 7,01m (12-23feet); trong thị trấn có một tháp canh đồ sộ bằng đá cao 9,14m (30feet) và đường kính 8,53m (28feet). Một cầu thang bên trong có 22 nấc thang, mỗi nấc thang làm bằng một phiến đá ngang 0,91m (3feet) dẫn lên đỉnh tháp. Ngay cả những cư dân sớm nhất nầy đã có một nền văn minh khá phong phú.

Tiếp theo sự tàn phá thị trấn nầy, một thị trấn khác được xây trên đống đổ nát của nó và cũng được bao bọc bởi một tường đá được dựng trên nhiều nền móng mới. Con người ở đây xây những căn nhà lớn, hình chữ nhất và vững chắc bằng gạch bùn, thon dài, trái vữa sàn nhà và tưởng bằng vữa màu đỏ hoặc màu kem, và đánh thật bóng. Những cái dao đá, lưỡi liềm đá silic, cối xay quay tay, chày và cối, cùng với đủ loại thóc lúa, đánh dấu những cư dân ở đây phần lớn sống bằng nông nghiệp.

Nhân dân thành phố đã chôn người chết dười sàn nhà, trong một số trường hợp tạo chân chân dung của người thân quá cố bằng cách bao xương sọ một cách cẩn thận bằng đất sét, sau đó bằng khuôn đất sét, họ tạo ra điểm đặc trưng của người thân quá cố, một cách tài tình đầy nghệ thuật. Một số sọ người có cặp mắt bằng vỏ sò óng ánh.

Sự phân tích carbon 14 đối với thành phố cổ xưa nhất đã đề xuất các nhật kỳ khác nhau, vào các khoảng trên dưới 5850, 6250, 6800 trước công nguyên. Các thử nghiệm tiếp theo nêu lên những niên đại lớn hơn 7705, 7800 và thậm chí 8350 TC. Đối với thành phố thứ nhì, các thử nghiệm carbon phóng xạ nêu lên những năm khác nhau. Chính vì những sai biệt quá lớn nầy mà nhiều người xem chúng là không đáng tin cậy. Khi các niên đại bị đặt nghi vấn, vì quá xa xưa, cô Kenyon nhận định: "Nhật kỳ trải dài các giai đoạn giữa nhật kỳ do thử nghiệm và khoảng 3000 TC (tức là sự định cư lần tiếp theo) đến một mức độ gây khó chịu." Một lần khác, cô nói thêm "Trong tình trạng hiểu biết hiện nay của chúng ta, ta phải sử dụng carbon 14 để xác định thời gian một cách cẩn trọng, bởi vì độ tin cậy của nó vẫn còn phải chịu được sự thử nghiệm với kinh nghiệm trọn vẹn." Tuy vậy thì thành phố Giê-ri-cô thường gọi là "thành phố cổ nhất thế giới" nhưng đối với các học giả cẩn trọng hơn thì tuổi thực sự của Giê-ri-cô vẫn còn là điều chưa thể khẳng định.

Trong suốt Thời Đại Đồ Đồng Thiếc Sớm (3000-2100 TC), Giê-ri-cô được phòng ngự bằng một bức tường đá bùn dài, nhưng thị trấn này bị hủy diệt một cách tàn khốc dưới bàn tay của kẻ mới đến vào khoảng năm 2300 TC. Ngay sau đó một thị trấn cỡ trung bình, phồn vinh lại được mọc lên với hệ thống phòng ngự tinh xảo bằng tường gạch bùn. Vào khoảng 1800-1750, nhân dân của Thời Đại Đồ Đồng Thiếc Giữa này bổ sung thêm một hào sâu phủ bằng đá với dốc bằng trát vữa và dốc đứng cao 6,096m (20feet). Theo thời gian, hai dốc khác lại được thêm vào trên đỉnh dốc cũ. Cái dốc cuối cùng làm bằng đá mà bức tường ngoài thành phố đã được xây trên đó.

Di tích của con người thuộc thời kỳ Đồ Đồng Thiếc Giữa này đã được bảo tồn rất tốt như được tiết lộ trong một nghĩa trang gần đó được tọa lạc tại chân đồi phía tây mô đất. Trong năm mùa công tác, cô Kenyon và cộng sự viên khai quật 59 ngôi mộ, hầu hết là được dùng chôn cất nhiều người, mặc dù cũng có một số hầm mộ gia đình và một số hầm mộ cá nhân. Trong một ngôi mộ có 7 thi thể nằm thành một dãy và chẳng cho ta thấy được ai quan trọng hơn ai. Hầu hết người chết được đặt trên chiếc chiếu bấc. Chỉ có một cá nhân nằm trên giường, đó có thể là người quan trọng vì thi thể nầy choán vị trí trung tâm ngôi mộ, còn các thành viên khác thì được đặt quanh ông. Hầu hết các thi thể đều có một dấu ấn hình bọ hung trên chiếc nhẫn đồng thiếc hoặc trên dây chuyền đeo cổ. Trong trường hợp những ngôi mộ được tái sử dụng, thì những xác chết cũ được đẩy ra phía sau để dành chỗ cho xác chết mới.

Những món đồ được chôn cùng người chết nhằm ý nghĩa phục vụ người chết trong cõi đời sau. Từ những khám phá nầy nhà khai quật có thể bổ sung đáng kể cho các thông tin rút tỉa từ mô đất về những con người sống trong các thời kỳ trước đây - đặc biệt là trong thời đại phụ hệ.

Những đồ vật thu hồi từ các ngôi mộ gồm những khí mạnh đủ loại bằng gốm, giường và ghế đẩu bằng gỗ, bàn có ba hoặc bốn chân, các hộp khảm xương được dùng đựng đồ trang sức, linh tinh, rổ và chiếu, dao găm kim loại, kim bằng đồng thiếc, lược, xâu chuỗi hạt, vật trang sức hình bọ hung, chén nhỏ bằng gỗ và thạch cao tuyết hoa, lựu, nho khô, súc thịt và thậm chí nguyên xác con cừu. Một trong những khám phá lạ nhất là một bộ óc con người thực sự nằm trong cái sọ với các nếp xoăn của óc trông còn rõ nét.

Trong một ngôi mộ có những đồ trang sức hình bọ hung bằng thạch anh tím có khung vàng, bốn cái có đủ các vòng trong tình trạng hoàn hảo. Cái thứ năm chỉ còn cái băng vòng, và một cái xuyến nhỏ. Một cái buồng đã được xây lại và có đầy đủ bàn ghế tủ và những đồ vật tìm thấy trong các ngôi mộ.
Người ta giả định rằng các chất khí nào đó hình thành và tạo nên bầu không khí để bảo tồn những đồ vật tìm thấy trong các ngôi mộ nếu không thì chúng đã bị hư hoại, nhưng nhiều cuộc xét nghiệm khoa học vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Trong quá trình khai quật sau nầy của cô Kenyon, một số người không hài lòng với cách giải thích của Giáo sư Garstang, đã hỏi cô Kenyon về cách giải thích những khám phá do cô tìm ra. Đặc biệt, họ muón biết về cách cô giải thích những bức tường ngã sụp. Cô thông báo rằng Garstang đã xác minh nhầm lẫn các bức tường của Giê-ri-cô rằng các bức tường bên trong thuộc về Thời Đại Đồ Đồng Thiếc Sớm - khoảng 2300 - 2200 TC.

Ngay lập tức, tin trên được truyền qua viễn thông về sự xác minh nhầm lẫn các bức tường ngã sụp của Giê-ri-cô do Garstang khám phá; rằng phương pháp địa tầng chính xác hơn của Kenyon đã phản bác lại Garstang, bởi không tìm thấy di tích của Thời Đại Đồ Đồng Thiếc Muộn và vì vậy không có thành phố nào tồn tại để Giô-suê đánh chiếm. Bản báo cáo ghi rằng: "Những bức tường ấy có trước cả ngàn năm so với thời gian mà Garstang đã xác định". Hoặc một bản báo cáo điển hình đã ghi: "Những bức tường ngã sụp do Garstang phát hiện nay được biết là có trước cả ngàn năm để có thể liên hết với sự tấn công của Giô-suê." Bản báo cáo dễ dàng chiếm vị trí nổi bật trong các bản tin, trong các tập san tri thức và trong sách vở hầu như khắp mọi nơi.

Tuy nhiên, bản báo cáo chỉ hàm chứa một nửa sự thật. Cô Kenyon chỉ cho biết thời gian xây dựng của bức tường trong đồ sộ bề rộng 3,66m (12feet) của Giê-ri-cô. Sự khai quật các thành phố cổ khác tiết lộ rằng những bức tường đồ sộ được xây trong thời kỳ này đã đứng vững qua nhiều thế kỷ. Thực ra, khai quật tiếp theo của Kenyon là thành phố Giê-ru-sa-lem mà tại đó cô phát hiện di tích của "bức tường lớn, nặng nề" bao quanh thành Giê-bu-sít mà Đa-vít đã đánh chiếm vào năm 1000 TC. Sau khi khảo sát cẩn thận, cô đi đến kết luận (với sự đồng ý của các nhà khảo cổ khác) rằng đây là bức tường Thời Kỳ Đồ Đồng Thiếc Giữa được xây dựng khoảng 1800 TC. Vì vậy mà bức tường là 800 năm tuổi vào lúc Đa-vít và Giô-áp đánh chiếm thành phố. Đa-vít, Sa-lô-môn và những người khác đã sử dụng bức tường này hơn 200 năm - mãi cho đến gần thời đại của Nê-hê-mi0. Những bức tường nầy với sự sửa chữa và mở rộng nào đó đã tồn tại khoảng 1000 năm.

Người Giê-bu-sít chỉ đơn thuần sử dụng những bức tường đồ sộ của Giê-ri-cô được xây trước đó nhiều thế kỷ. Họ hết sức tin tưởng vào tính không thể đánh chiếm được của bức tường đến nỗi họ nhạo báng Đa-vít và Giô-áp với hàm ý gây hoảng sợ rằng "người đui và kẻ què" đủ sức phòng ngự bức tường và thành phố (IISa 2Sm 5:6). Bức tường thực sự vững chắc và cuối cùng chỉ ngã sụp bởi quyền năng của Đức Chúa Trời Toàn Năng.

Trong lần khai quật sau đó, cô Kenyon viết báo cáo rằng đã phát hiện "nền móng và thân tường với khoảng một mét vuông nền nhà còn nguyên vẹn", di tích của tòa nhà giữa, một cái lò, một bình nhỏ - tất cả thuộc về Thời Đại Đồ Đồng Thiếc Muộn (1500 - 1200 TC). Cô Kenyon đã nói về những di tích nầy rằng "những đồ vật ấy ít nhất cũng chứng tỏ sự tồn tại của một thị trấn vào thời kỳ ấy… thời gian là thế kỷ 14 TC, rất khớp với những phát hiện có thể xác định thời gian một cách chính xác hơn tìm thấy trong các ngôi mộ do Giáo sư Garstang thực hiện… Có lẽ mảnh vụn nhỏ của tòa nhà mà chúng ta phát hiện là một bộ phận của căn nhà bếp của người đàn bà Ca-na-an, chính là bằng chứng đối với chúng ta, người đàn bà ấy có lẽ đánh rơi cái bình nhỏ bên cạnh cái lò và bỏ chạy khi nghe tiếng kèn của lính Giô-suê."

GIÊ-RI-CÔ TÂN ƯỚC
Ngày 10 tháng 1 năm 1950, Tiến sĩ James L.Kelso và cộng sự viên bắt đầu khai quật Giê-ri-cô Tân Ước. Họ tìm thấy thủ đô mùa đông của Hê-rốt đại đế, thành quách, sân đấu, hồ bơi, suối phun, vườn hoa, biệt thự và tàn tích của những kiến trúc khác được xây dựng kiểu Hê-rốt cổ điển, với gió lùa thông thoáng ở cả bốn phía. Các biệt thự nhỏ dần về hướng đông, xa hơn một tí là Giê-ri-cô cận đại mà Tiến sĩ Kelso nghĩ rằng có thể nó được xây trên vị trí của khu vực nghèo hơn của Giê-ri-cô Tân Ước.

JERUSALEM
Các nhà khảo cổ chưa bao giờ nêu câu hỏi về vị trí của Giê-ru-sa-lem cổ; nhưng tập trung vào việc khám phá và nhận dạng các bức tường, cổng và các nơi thánh của thành phố cổ. Tuy nhiên đã có nhiều khó khăn trong việc khám phá và xác minh bởi Giê-ru-sa-lem từng bị vây hãm, bị đánh chiếm hoặc tàn phá toàn bộ hoặc từng phần hơn 40 lần. Hư tàn chất lên hư tàn, gạch đổ nát lăn xuống thung lũng, thậm chí ở một nơi hơn 10,67m (35feet), nếu tính từ mặt bằng hiện tại so với mặt bằng đường sá mà Chúa Giê-xu đã đi trên đó - và nơi khác tới 9,14m (30feet) so với mức mặt bằng mà các nhân vật Cựu Ước đã đi qua. Thêm vào đó, hầu hết các khu vực của Giê-ru-sa-lem cổ được che phủ bởi các tòa nhà hiện đại hoặc nghĩa trang, đến nỗi phần lớn thành phố không thể đào bới được. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện sự đào bới trực tiếp bất cứ lúc nào có thể được và đào địa đạo tại những nơi được phép. Nhiều người tài năng như: Robinson, Warren, Wilson, Bliss, Guthe, Schick, Clermont-Ganneau, Parker, Weile, Macalister, Duncan, Crowfoot, Myer, Sukenik… đã tìm kiếm khoảng dưới mặt đất của Giê-ru-sa-lem. Nhiều khám phá đã thực hiện được nhờ công lao động của họ cũng như do sự tình cờ.

Vào 1838, Tiến sĩ Wdward Robinson phát hiện những tảng đá hình cong tạo thành đường cong của cửa vòm rộng 12,8m (42feet) nhô lên từ góc tây nam của khu vực đền thờ. Một số tảng đá tạo thành vòm có chiều dài tới 7,92m (26feet). Đó là bộ phận phía đông của một trong những chuỗi vòm được dùng nâng đỡ cái cầu, mà trong thời Hê-rốt cầu ấy bắc nhịp qua Thung lũng Tyropoeon và nối liền khu vực đền thờ trên núi Mô-ri-a với đồi phía tây băng qua thung lũng.
Nhiều năm sau đó trong lúc Charles Warren đang đào trực tiếp ngang qua thung lũng từ khu vực nầy, thì ông phát hiện chân trụ nâng đầu phía tây của cái cầu vòm tương tự. Nó tựa trên mặt đường 9,14m (30feet) phía dưới bề mặt. Phía dưới mặt đường ở độ sâu 7,01m (23feet), ông tìm hấy một cầu máng dẫn nước cống cổ xưa với chiều sâu 3,66m (12feet) và chiều ngang 1,21m (4feet) chạy song song với thung lũng Tyropoeon.

Sir Charles Wilson khám phá thêm một vòm khác xuất hiện từ cùng một bức tường, nhưng cách 170,69m (560feet) về phía bắc của vòm do Robinson phát hiện. Vòm nầy tương tự như cái của Robinson, mặc dù nó hoàn chỉnh hơn bởi vì có 25 lớp đá - mỗi bên 12 lớp trên đá đỉnh vòm. Nó cũng là móng của một cái cầu bắc qua thung lũng Tyropoeon. Theo Josephus thì sân ngoài đền thờ có thể đi vào từ phía tây hoặc phía thành phố bằng bốn cổng, hai cổng chính nằm tại hai điểm được chỉ ra bởi vòm của Robinson và vòm của Wilson.
Vào 1850 Felicien de Sauley tìm thấy một phức hợp mồ mả lớn phía bắc Giê-ru-sa-lem mà ông ta tin rằng đó là phần mộ của các vị vua Giu-đê. Có một hòn đá lăn rất đẹp chắn tại lối vào, và không gian bên trong đủ để chôn cất 60 người hoặc hơn. Cho đến hôm nay, phức hợp mồ mả này vẫn còn là ngôi mộ đẹp nhất được phát hiện tại khu vực Giê-ru-sa-lem. nhưng người ta đã chứng minh được đó là lăng tẩm của hoàng hậu Helena của Adiabene tại Mê-sô-bô-ta-mi và các hậu duệ của bà, Hoàng hậu đã theo Do-thái giáo và đến ở tại Giê-ru-sa-lem khoảng thế kỷ 1 SC.

Vào năm 1852 trong lúc Joseph Barclay đang đi bộ dọc bức tường phía bắc của Giê-ru-sa-lem, thì con chó của ông chạy mất hút vào trong một khe hở trông giống như cái hang dưới bức tường khoảng 91,4m (300feet) tại phía đông cổng Đa-mách. Ông dọn dẹp đống gạch đổ nát, khoan rộng cái khe nứt, khám phá có một lối ra vào của một cái hang đá vôi được xếp thành tầng chạy dài về phía nam, nằm phía dưới thành phố khoảng 213,4m (700feet). Những dấu hiệu dọc hai bên và trên những bức tường ở phía cuối cho thấy chính hình dạng và kích cỡ của những viên đá xây dựng được lấy ở đây, và đếm được khoảng mấy chục ngàn viên. Viên đá trắng và mềm, từ những đống đá đẽo và các bằng chứng khác, nhiều người tin rằng đây phải là nơi lấy đá của Sa-lô-môn, nơi đây những người thợ đã tạo hình, đẽo cho hoàn chỉnh trước khi đưa lên xe trượt về đền thờ "nên không nghe tiếng búa, rìu hay là khí dụng khác bằng sắt tại nơi đền đang khi cất" (IVua 1V 6:7).

Vào 1865 Warren và Wilson đào 7 cái giếng sâu độ 27,4m (90feet) tại thung lũng Tyropoeon. Họ khảo sát các bức tường của ngôi đền dưới mặt đất, phát hiện những bức tường ấy được xây bằng những viên đá to và "đẽo gọt công phu"; "đặt khít khao với nhau cách kỳ diệu, những chỗ nối khó mà thấy được." Những viên đá lớn nầy thuộc về thời đại của Hê-rốt Đại đế hoặc sớm hơn. Họ cũng tìm thấy một lượng lớn đồ gốm, nhiều cây đèn, và một mặt đường thứ nhì 6,7m (22feet) dưới mặt bằng hiện nay; dưới mặt đường họ tìm thấy viên đá có ấn tín "A-ghê con trai của Shebaniah." Lời tiên tri đề cập đến một ấn tín như vậy (AgKg 2:23). Họ cũng đào ba cái giếng gần góc đông nam của khu vực bức tường ngôi đền - một cái giếng sâu 27,4m (90feet), một cái 30,48m (100feet), một cái 38,1m (125feet). Tại nhiều khoảng cách, các đường hầm nằm ngang được đào trở ngược về bức tường và người ta cũng thực hiện sự kiểm tra kỹ lưỡng. Công trình xây cất được sắp đặt với các chỗ nối một cách chính xác và hoàn thiện đến nỗi chỉ có công trình kim tự tháp của người Ai-cập xưa mới vượt qua được. Ở góc đông nam, ở độ sâu hơn 90feet dưới mặt bằng hiện nay, Warren tìm thấy một viên đá góc có chiều cao 1,12m, chiều dài 4,28m, cận nặng khoảng 100 tấn. Nhiều người nghĩ rằng rất có thể Sa-lô-môn đã đặt viên đá nầy. Trong nỗ lực để lần ra dấu vết của các bức tường thành phố cổ, Warren đào nhiều giếng trên đồi Ophel, và làm lộ ra bức tường Đa-vít tới độ sâu 122m (400feet). Raymond, Weile, Macalister, Duncan, Sukenik và Moyer tất cả đều thực hiện những khám phá có giá trị trong việc lần ra dấu vết của các bức tường cổ và tháp cổ xung quanh Ophel, "Thành quách của Đa-vít" và tìm ra dấu vết ngay cả bức tường thứ ba do Hê-rốt Ạc-ríp-ba xây, nó chạy về phía tây, vòng quanh và ngược xuyên qua vùng sở hữu của Học Viện Nghiên Cứu Đông Phương của Hoa Kỳ, hướng về phía góc tường hiện nay gần Viện Bảo Tàng Khảo Cổ Palestine. Trong một số khu vực các bức tường hiện đại do Suleiman "Người cừ khôi" xây năm 1537 - 1542 SC trên nền móng của các bức tường xưa.

Vào năm 1880, một vài nam sinh đang lội qua ao Si-lô-ê, lúc đó một em lội sâu vào khoảng 19 feet trong máng nước đã phát hiện một vài ký hiệu đặc biệt khắc trong tường đá phía đông trên mực nước - ký hiệu trông giống chữ viết. Mấy đứa bé thông báo cho thầy giáo của mình là Giáo sư Conrad Shick, ông cùng Tiến sĩ Sayce đến ngay hiện trường sao chụp lại câu khắc. Câu khắc gồm sáu dòng ký tự và chữ cái giống như loại được sử dụng trên tảng đá Moabite. Nội dung câu khắc:

Bây giờ đây là câu chuyện về đào khoan, trong lúc những người khaiquật đang giơ cao cái cuốc của họ, mỗi người hướng về bạn của mình, và lúc đó vẫn còn 3 cubit để đào bới, ta nghe thấy tiếng gọi của người này với người kia, bởi vì có một khe nứt trong khe nứt ở phía bên phải. Và vào ngày họ hoàn tất công việc khoan đào, cuốc của nhữngngười đục đã chạm với nhau; và nước tràn từ con suối xuống cái hồ chứa, một khoảng cách 1000 cubits. Và 100 cubits chính là chiều cao của tảng đá ở phía trên đầu của những người thợ đục đá.

Không có lời giải thích cho câu khắc, và cũng chẳng cần thiết, bởi vì tất cả chuyên gia đều đồng ý rằng câu khắc được viết khoảng 702 TC, lúc đó vua xứ Giu-đê là Hezekiah "xây hồ chứa nước và kinh dẫn nước vào trong thành" (IIVua 2V 20:20) để bảo tồn nước của suối Gihon (Suối Phun Trinh Nữ) cho dân cư tại Giê-ru-sa-lem khi họ bị sự đe doạ xâm lăng và nạn đói do người A-si-ri gây ra. Lời kể trong Kinh Thánh phù hợp với câu khắc. Các kỹ sư đã thăm dò, người ta đã đào từ cả hai đầu về phía chính giữa - một khoảng cách 539,5m (1770 feet). Họ đào một đường hầm với chiều cao trung bình là 1,83m (6feet) xuyên núi đá, cùng gặp nhau khi đối diện với tiếng cuốc - một kỳ công đáng chú ý của thời ấy. Câu khắc đã đưa ra một bằng chứng không thể nhầm lẫn được về chữ viết bằng chữ cái Hê-bơ-rơ mà Ê-sai cùng các tiên tri khác đã dùng nó để viết nhiều bài văn chương diễn cảm nhất thế giới.

Vào 1871 Clermont-Ganneau tìm lại được một câu khắc vốn dĩ là một phần của đền thờ Hê-rốt và đánh dấu đường ranh giới mà không một người ngoại bang nào dám vượt qua. Nội dung câu khắc là:
Không một người lạ mặt nào được vào trong hàng lan can quanh đền thờ và hàngrào vây quanh. Bất cứ ai bị bắt sẽ phải chịu trách nhiệm về cái chết của bản thân.

Câu khắc dài nhất của người A-ram từ thời của Đấng Christ được Giáo sư Sukenik phát hiện vào 1931. Nội dung như sau: "Cho đến nay được mang hài cốt của Uzziah, vua Giu-đê - đừng mở." Người ta giả định rằng việc chôn cất lại nầy là cần thiết bởi công việc xây dựng rộng rãi được vua Ạc-ríp-ba II tiến hành tại Giê-ru-sa-lem.

JEZREEL
Thành phố được đặt tên theo Thung lũng Gít-rê-ên, ở trên mũi ngọn đồi nhô cao tại chân núi Ghinh-bô-a. Bản thân thành phố, quang cảnh gây ấn tượng sâu sắc khi nhìn ngang qua thung lũng Gít-rê-ên và bình nguyên Ạc-ma-ghê-đôn, cho ta toàn cảnh về một nơi mà nhiều sự kiện bi tráng và gây xúc cảm nhất của nhiều thời đại đã xảy ra và sẽ xảy ra (KhKh 16:16)

Hoàng cung của A-háp và Giê-sa-bên đứng sừng sững trên mũi đất nầy, nhiều sự kiện tàn ác trong đời họ đã xảy ra tại đây. Tiên tri Ê-li quấn "ào choàng ngang thắt lưng" và chạy trước xe ngựa của A-háp từ núi Cạt-mên đến Gít-rê-ên, tại đó hoàng hậu Giê-sa-bên đã thề phải lấy mạng sống của ông (IVua 1V 18:46-19:3). Tại đây, bằng sự mưu hại, Giê-sa-bên giúp đỡ A-háp bằng cách gây nên cái chết của Na-bốt rồi cướp lấy vườn nho của Na-bốt (21:1). Tiên tri Ê-li sau đó xuất hiện trong cùng vườn nho và tuyên bố rằng chó sẽ liếm máu của hoàng hậu (21:23). Khi Giê-hu tiến vào Gít-rê-ên, Giê-sa-bên phải gặt lấy việc làm gian ác của bà. Những hoạn quan ném bà ta xuống đường phố, xe ngựa của Giê-hu giẫm lên và chó đã ăn thịt bà đúng như lời tiên tri Ê-li đã nói (IIVua 2V 9:30-36).
Chưa có sự khai quật nào tiến hành ở đây.

JOPPA
"Cổng vào" của Palestine cổ đại, được xây trên một gò đá cao 35,36m (116feet) nhô ra trên một mũi đất nhỏ và đẹp.
Hải cảng hay đê chắn của Giốp-bê được hình thành bởi một vòng đá lớn, một trong những tảng đá - theo thần thoại - là một tảng đá mà Andromeda bị xích vào để rồi bị một thủy quái nuốt chững hầu xoa dịu cơn thạnh nộ của Poseidon, trước khi bà ta được Persus giải cứu.
Gỗ hương bách Li-ban được đưa đến cảng Giốp-bê và gửi đi xây đền thờ Sa-lô-môn, đây cũng là cảng mà tiên tri Giô-na đi đến Ta-rê-si. Lịch sử của Giốp-bê thì dài và thường có nhiều "sóng gió", thế nhưng sự khai quật ở đây còn hạn chế, trong một khu vực người ta tìm thấy nhiều đồ gốm và các đồ tạo tác được chứng minh là đồ cổ.

JUDEAN DESERT CAVES
Tiếp theo sự phát hiện các Cuộn Biển Chết, Bedouins đã lùng sục tới tấp để tìm kiếm thêm các tài liệu tại những thung lũng và hang động nằm cạnh Biển Chết. Vào năm 1953, Y.Aharoni đã thăm dò khu người Do-thái trong vùng này vào tháng 3 và tháng 4 năm 1960 và 1961, có bốn đoàn tham hiểm tổ chức chu đáo đến thám hiểm các thung lũng và hang động nằm khoảng giữa Masada và Ên-ghê-đi. Mỗi đoàn được phân công đến một khu vực chỉ định, các trưởng đoàn là N.Avigad, Y.Aharoni, Y.Yadin và Pessah Bar-Adon. Họ được bổ nhiệm đến bốn đoàn thám hiểm và điều phối viên chung là J.Aviram. Khoảng 100 binh sĩ và 30 công dân tình nguyện đã tham dự. Lực lượng phòng vệ Y-sơ-ra-ên cung cấp trang thiết bị, địa điểm cắm trại, và mọi thứ tiếp liệu.
Những cái hang được đặt tên có liên quan đến một số khám phá có ý nghiã được thực hiện tại đó.

Hang Cái Ao 150m (492 feet) trên một vách đá dốc đứng, được đặt tên như vậy vì có một cái ao gần lối vào hang. Cái hang này một phần được đục từ đá, một phần được kiến tạo bởi những người lánh nạn ở đây. Nước mưa rơi xuống ao từ một cái máng thẳng đứng, một phần máng vẫn còn cho đến ngày nay. Hang được dùng làm nơi lánh nạn vào Thời Đại Đồ Đá Muộn (3100 TC), vào thế kỷ thứ 7 TC, và vào Chiến tranh Bar Kochba (132-135 SC). Trong hang người ta tìm thấy những cái đèn bằng đồ gốm, nồi để nấu ăn, mảnh vỡ của các khí mạnh bằng thủy tinh, lược bằng gỗ, con suốt chỉ, rổ, dây thừng, di tích hóa than của trái chà là, lựu, đậu carob, quả hồ đào, quả hạnh nhân, ô-li-ve và xương của động vật và chim đã bị người cư ngụ ở đây ăn thịt.

Việc chôn cất được thực hiện tại các hang nhỏ hơn ở gần đó. Một quan tài chứa 7 cái sọ người; trong một quan tài khác người ta tìm thấy một bộ xương hoàn chỉnh được bao trong áo quan, còn chân thì mang giày da.
Hang Châu Báu , 300m (984feet) phía trên Biển Chết, gồm hai buồng chính, mỗi buồng với diện tích khoảng 11,9 x 14m (39 x 46feet). Trong đó người ta tìm thấy đèn, vật dụng gia đình, một cái rổ rây độc đáo, một phần của thùng đựng sữa cùng với đủ loại bình.

Pessah Bar-Adon nói: "Nhưng điều ngạc nhiên lớn cực kỳ đã đến vào ngày làm việc thứ tám, trong tường bắc của cái hang, chúng tôi phát hiện một tảng đá thoai thoải che lên một hốc tường tự nhiên… qua khe nứt ở các mép chúng tôi thấy được ánh lấp lánh của kim loại. Lập tức chúng tôi dọn dẹp phần đất xốp mềm quanh tảng đá cho đến khi hốc tường lộ hẳn ra. Chúng tôi phải ngưng làm việc khi màn đêm buông xuống, nhưng sáng sớm hôm sau chúng tôi phát hiện một nơi chôn giấu vật quý trong cái hốc. Lúc kho tàng được khai quật, mọi người nín thở và hồi hộp - trong khoảnh khắc cái hang tràn ngập tiếng reo mừng (Bar-Adon; Hang Châu Báu; Những Khám Phá Khảo Cổ Học Trên Đất Thánh, trang 30).
Ngay khi lật chiếc chiếu rơm, họ tìm thấy 420 món đồ gồm 240 "đầu gậy quyền" kim loại với đủ thứ kích thước, đủ loại hình dạng và đủ loại trang trí khác nhau; 20 cái đục và rìu kim loại; 80 "gậy quyền" kim loại với đủ loại hình dạng và trang trí; một cái hộp ngà voi độc đáo; và 10 vương miện kim loại kiểu dáng tuyệt vời do thợ thủ công (sách đã dẫn, trang 34).

Hang Văn Thư , toạ lạc 198,1m (650feet) phía trên lòng sông cạn tại Nahol Hever, do Y.Yadin khai quật, hang dài 50,3m (165feet) và chứa các vật dụng tùy thân của Jonathan Bayan, ông là một trong các chỉ huy của Bar Kochba, đã cùng gia đình lánh nạn tại đây.

Các món đồ tìm thấy gồm 19 khí mạnh kim loại, xẻng xúc tro lư hương, bình (có tay cầm và có vòi), chiếu cọ, quần áo, lưới săn thú, một số chìa khoá, vài đĩa thủy tinh trang trí đẹp. Nhưng phần thưởng của tất cả cuộc khám phá là 15 lá thư do Bar Kochba gửi các viên chỉ huy trong vùng, một tàng thư gồm 35 tài liệu hầu hết liên quan đến giao dịch thương mại của Babatha và vài đoạn của các cuộn Kinh Thánh.

Thư Bar Kochba cùng với các tài liệu khác, cách mạng hóa những quan niệm của cuộc chiến Bar Kochba và mở ra một viễn cảnh mới về nền văn hóa duy vật và tôn giáo thời ấy. Một đoạn của sách Thi Thiên gồm vài dòng thơ của Thi Thiên 15,16 về cơ bản giống như bản Masoretic của chúng ta. Một đoạn khác chứa câu 7-8 của Thi Thiên 20.
Hang Kinh Dị nằm trên bờ nam của sông cạn Nahal Hever, tại đó khoảng 40 kẻ đào vong đã lánh nạn vào giai đoạn cuối của cuộc chiến Bar Kochba. Người La-mã đã cắm trại trên núi mặt bàn 79,2m (260feet) phía trên chỗ họ đang lánh nạn. Cuối cùng, những người bị bao vây phải thua vì thiếu nước, họ đốt lửa bằng những vật sở hữu của mình rồi tự sát, hiển nhiên là họ thà chọn cái chết chứ không đầu hàng. Ít nhất có 40 bộ xương của đàn ông, đàn bà có tuổi tác khác nhau được tìm thấy, cũng như bộ xương của trẻ con ở các độ tuổi khác nhau.
Trong hang, ngoài các bộ xương, người ta còn tìm thấy các món đồ gia dụng như rổ, dây thừng, con lăn cọc sợi bằng gỗ và đá, lược bằng gỗ, kìm, dùi, đinh, một con dao thép, dép da cùng với tàn tích của thực phẩm như ô-li-ve, chà là, lúa mì, lúa mạch. Những bản thảo Kinh Thánh được tìm thấy trong hang gồm có một bản dịch tiếng Hy-lạp của 12 sách tiểu tiên tri cùng với một phần các sách Ô-sê, A-mốt, Giô-ên, Giô-na, Na-hum, Xa-cha-ri.

KADESH BARNEA
Địa điểm cắm trại và cư trú nổi tiếng của Y-sơ-ra-ên, đôi khi còn được cho là Ain Qedeis, khoảng 49 dặm tây nam Bê-e-sê-ba. Tuy nhiên, ai nghiên cứu vùng nầy cách kỹ lưỡng sẽ tin rằng Ca-đe Ba-nê-a chính là Wadi Qudeirat, 5 dặm tây bắc Ain Qedeis. Nơi nầy sử dụng nước từ con suối ở Ain Qedeirat, tạo thành một thung lũng đẹp và phì nhiêu. Đại tá Lawrence khám phá một pháo đài của người Giu-đê ở đây, và di tích của một cộng đồng nông nghiệp của thế kỷ 21 đến 19 TC, nằm trên ngọn đồi nhìn xuống con suối. Tiến sĩ Nelson Glueck và các chuyên gia khác cảm thấy rằng Wadi Qudeirat chắc chắn là Ca-đe Ba-nê-a, mà đối với Y-sơ-ra-ên, nó trở thành "ngã tư đường của sự quyết định tối hậu." Không nghi ngờ gì, Y-sơ-ra-ên sẽ tận dụng cả hai ốc đảo này vì chúng chỉ cách nhau 5 dặm.

KEDESH
Hoặc Kedesh-Naphtali. Là một thành phố hoàng gia trước đây của người Ca-na-an. Bị Giô-suê (Gios Gs 12:22) đánh chiếm, sau đó biến thành một trong sáu thành phố tỵ nạn (Gios Gs 20:7). Kê-đe là quê hương của Ba-rác, tại đây ông và bà Đê-bô-ra tập hợp lực lượng từ Nép-ta-li và Sa-bu-lôn cho một cuộc chiến chống lại Si-rê-ra (Cac Tl 4:6-11), Nép-ta-li, Ba-rác, Đê-bô-ra và Gia-ên đã được chôn cất tại đây. Tiglath-Pileser III chiếm thành phố vào năm 734 TC và lưu đày các cư dân sang A-si-ri (IIVua 2V 15:29). Tại đây Giô-na-than Mác-ca-bê đánh bại quân đội Si-ri do Demetrius (1Mcb 11:63).

Ngày nay, địa điểm này được gọi là Tell Kades và bị chiếm một phần bởi làng nhỏ của người Ả-rập, tọa lạc 5 dặm tây bắc hồ Huleh trên mép một núi nhìn xuống bình nguyên Ca-đe phì nhiêu. Sự thăm dò và sự tìm kiếm trên mặt đất cho thấy rằng nơi đây đã có người cư trú từ Thời Đại Đồ Đồng Thiếc Sớm và Muộn.

KHORSABAD
Thủ đô tráng lệ của Sargon vua A-si-ri, tọa lạc 10 dặm tây Ni-ni-ve. Paul Emile Botta bắt đầu khai quật ở đây vào 1842, ông đã tìm thấy một thành phố to tát rộng 741 acres, được bố trí dưới hình thức một hình vuông có công sự với bề ngang 1 dặm và 7 cổng, một khu vực hoàng cung có đường bộ với diện tích 25 acres.

Hoàng cung cùng với các khu dân cư rộng lớn, hậu cung xa hoa, ba đền thờ đẹp và các miếu cổ hình tháp, toàn bộ toạ lạc trên một nền đất cao lát gạch rộng 25 acres và cao 13,7m (45feet) so với khu vực chung quanh. Các bức tường cung vua được xây bằng những viên đá lớn hình vuông, với chiều dài từ 2,5m 4,9m (9,5-16feet). Tại một nơi, các viên gạch dày tới 7,6m (25feet). Trong cung điện có những đại sảnh tiếp khách được trang hoàng khắp nơi bằng những câu khắc, điêu khắc, phù điêu nổi, tượng trưng cho các vị thần, vua, cảnh chiến tranh, lễ nghi tôn giáo. Những con bò đực có cánh được trang trí một cách công phu, được đúc hay tạc đẹp bằng đồng thiếc, đã trang hoàng các bức tường, và tất cả các ô cửa chính đều được gia cố hai bên sườn bằng tượng bò đực có cánh trông oai vệ và lộng lẫy, nặng từ 10 đến 30 tấn mỗi pho tượng.

"Cổng và phòng tiếp tân phô bày tất cả sự lỗng lẫy mà các nghệ nhân A-si-ri có thể làm được, các căn hộ trong hậu cung được trang hoàng một cách thẩm mỹ bằng các tranh tường, kiểu trang trí đường lượn và tượng đá hoa. Tất cả sàn nhà bên trong hoặc làm bắng đá lát (hay gạch vuông) hoặc bằng đất sét nện, trên đó từng được trải các tấm thảm đẹp. Các sân ngoài và khoảng sân được lát gạch vuông rất nhiều màu hoặc đá hoa.

Trên tường dường như được chạm trổ liên tục bằng một chuỗi những bức chân dung điêu khắc rất chi tiết về cuộc sống hằng ngày, thú vui, phong thái, tập tục, tôn giáo và lịch sử của người A-si-ri. Phiến đá làm tường trong ba căn phòng lộng lẫy của cung điện được chạm trổ chi tiết về cuộc trị vì 15 năm của vị vua hùng mạnh. Những trận đánh nhau của Raphia, trận đánh thứ nhì của Karkar đều được miêu tả sinh động. Các khía cạnh khác nhau của đời sống trị vì tích cực đầy quyền lực cũng được phác họa, bao gồm chiến dịch của ông đối với Palestine và bờ Địa Trung Hải, tại đó ông đập tan mọi kháng cự và làm cho mọi nước sụp đổ ngoại trừ xứ Giu-đê."

Họ tìm thấy "rất nhiều công trình điêu khắc, tượng, rất nhiều phù điêu khiến họ phải sửng sốt, nhưng họ đã làm việc với sự hài hoà, năng lực và tận tụy trong những tháng hè nóng và bụi, và mãi cho đến tháng 10, khi mọi dấu vết của bức tường cung điện bị biến mất."

Victor Place đã tiếp nhận công tác khai quật vào năm 1851, và "khám phá 14 cái thùng hình trụ có ghi câu khắc cùng với các ghi chép lịch sử, một buồng kho đầy đồ gốm, một buồng kho khác chứa đầy gạch vuông, còn buồng kho khác chứa các công cụ bằng sắt đủ loại trong một tình trạng hoàn hảo nhờ vào sự bảo quản của các thợ Ả-rập của ông. Ông hết sức thành công trong việc thu thập các món đồ nhỏ bằng đất sét, đá, thủy tinh và kim loại sẽ góp phần làm sáng tỏ đời sống thường nhật của con người lúc bấy giờ. Ông khai quật được cả nhà vệ sinh, lò bánh và hầm rượu của nhà vua, người ta nhận ra đó là hầm rượu là nhờ vào những bình thon nhọn nằm trong hai hàng lỗ trên nền nhà có lát, và bốc ra mùi men nồng sau trận mưa đầu tiên làm hòa tan các chất cặn màu đỏ trong bình." Ông Place cũng khám phá "hai bò đực đầu người trông oai vệ mà người ta không còn nghi ngờ gì, đó là sản phẩm gây ấn tượng mạnh nhất của người A-si-ri hiện còn tồn tại. Ông đã trao đổi tượng hai còn bò ấy với Rawlinson và hai tượng ấy hiện được đặt tại cổng vào hành lang A-si-ri trong Viện Bảo Tàng Anh.
Place đã không thực hiện nhiều khám phá rgây sửng sốt về các đài tưởng niệm lớn như Botta đã làm, nhưng các món đồ nhỏ mà ông đã phát hiện thì hết sức quan trọng. Ngoài ra công việc của Place làm chúng ta có thể có được bức tranh rõ hơn về thành phố Khorsabad và người sáng lập thành phố cũng như kẻ thống trị hùng mạnh là Sargon II "ông vua vĩ đại, hùng mạnh…vua của A-si-ri."
"Nhưng ai là vị Sargon ấy?" Trước đây trong lịch sử thế tục không hề có ghi chép tên ấy và trị vì như là một quân vương A-si-ri. Người duy nhất đề cập tên Sargon chính là Ê-sai, nhà tiên tri hùng biện đã chêm vào như sau, nhằm giải thích cho rõ thêm:

"Nhằm năm mà Sa-gôn, vua A-si-ri, sai Ta-tân đến Ách-đốt, vây thành và chiếm lấy." (EsIs 20:1).
"Nhưng vài học giả không tin vào tính lịch sử của Kinh Thánh, đã nói rằng chẳng có vị vua A-si-ri nào có tên như vậy cả. Thế nhưng trong biên niên sử được khắc sâu trên các bức tường của cung vua, là "bài tường thuật được sự cho phép" của chính ông kể về lần bao vây cuối cùng và chiếm Sa-ma-ri, và sự trục xuất dân chúng trong thành:

Nhằm năm trị vì đầu tiên của ta… thành phố Sa-ma-ri mà ta bao vây và đánh chiếm. Ta bắt 27290 người làm phu tù. Ta mang về 50 cỗ xe ngựa để bổ sung vào lực lượng hoàng gia của ta… Ta đã trở về và mang thêm nhiều thứ. Ta bổ nhiệm quan chức của ta làm quan tổng đốc của Sa-ma-ri. Ta nhận cống vật và thu thuế.
Và tiếp theo trong biên niên sử, Sa-gôn góp phần giải thích một đoạn văn trong sách Ê-sai đoạn 20 mà ông mô tả về cảnh đánh chiếm Ách-đốt:
Azuri, vua của Ách-đốt, đã toan tính trong lòng là không triều cống, và trong số các vua láng giềng của Azuri bị gieo rắc lòng thù hận đối với A-si-ri. Vì cớ điều tà ác mà ông ta đã làm ta phế bỏ chức vị vua chúa của ông ta. Trong cơn thịnh nộ của lòng ta, ta chưa triệu tập đội quân đông đảo của ta. Ta chưa tập hợp toàn bộ doanh trại của ta. Chỉ cùng với các vệ sĩ bình thường của ta là đủ chống chọi Ách-đốt, Ta bao vây nó, và ta đã hạ nó. Ta chiếm nó sau khi tàn phá các tượng thần trong đó, ta giết vợ con hắn, cướp châu báu trong cung điện của hắn cũng như nhân dân trên đất của hắn.

KIDRON
Thung lũng của Kidron mọc lên ở phía bắc Giê-ru-sa-lem trong một chỗ lõm không quan trọng có tên Wady el Joz. Nằm trải dài nửa dặm về phía đông, nó vòng quanh xuống phía nam, ngang qua giữa bức tường bắc của Giê-ru-sa-lem và vườn Ghết-sê-ma-nê; băng qua thung lũng Vua và vườn Vua, cuối cùng gặp thung lũng Hinnom tại giếng En Rogel.
Công việc khai quật cho thấy có tới 21,3 -24,4m (70-80feet) chất thải đổ thành đống trong thung lũng, và lòng con suốt đã di chuyển về phía đông khoảng 21,3m (70feet). Tuy nhiên, chẳng có gì phải ngạc nhiên vì rác rưởi từ thành phố và một phần bức tường đã lăn xuống thung lũng này trong nhiều thế kỷ.

KIRIATH JEARIM
Ngày nay được gọi là Abu Ghosh, nằm cách Giê-ru-sa-lem 9 dặm về phía tây, trên con đường đến Tel Aviv và Giốp-bê. Hòm giao ước đã lưu tại đây trong 20 năm; trong khoảng thời gian người Phi-li-tin gửi hòm trở về Y-sơ-ra-ên và thời trị vì của Đa-vít là người đưa hòm giao ước trở về Giê-ru-sa-lem (ISu1Sb 13:5-8).
Vào năm 1928, những linh mục dòng Benedictine đã cày lên những công cụ bằng đá silic và các khí mạnh bằng đá tại địa điểm gần nhà thờ Thập Tự Quân tại đây. R.Newville đào những mương thăm dò nhưng chỉ có kết quả khiêm tốn. Trong lần khai quật vào năm 1951 và 1960, họ tìm thấy những căn nhà với nền trát vữa và lò sưởi, cùng với 12 bộ xương người được chôn dưới sàn nhà.
Vào 1944, các linh mục Benedectine đã khai quật hai ngôi mộ và các di tích của một hồ chứa nước lớn thuộc về đội quân lê dương thứ 10 của La-mã, mà họ đã đóng tại địa điểm nầy. Lối vào của một ngôi mộ nói trên có một hòn đá tròn giống như hòn đá che bên ngoài mộ Chúa Giê-xu.

KIRIATH SEPHER
"Thành phố của thầy thông giáo" nay được đồng nhất với Tell Beit Mirsim, 11 dặm tây nam Hếp-rôn, nơi đây từng mang tên Debir.
Mô đất được các Tiến sĩ Kyle và Albrigth (1926-1932SC) khai quật từng phần qua bốn chiến dịch. Người ta tìm thấy một thành phố có từ khoảng năm 2200 TC; một số thành phố khác mọc lên rồi sụp đổ trên mô đất nầy. Vào thế kỷ 8 TC thì dường như thành phố này có được đỉnh cao về sự phồn thịnh vì nó là trung tâm công nghiệp nhuộm sợi dệt. Cuối cùng nó bị Nê-bu-cát-nết-sa đốt và tàn phá vào năm 586TC. Con dấu của Ê-li-a-kim đề ngày 597 TC cũng được tìm thấy ở cấp độ cư ngụ nầy.

KISH
Ngoại ô của thành phố thuộc Ba-by-lôn và có lẽ là một phần của Ba-by-lôn vĩ đại hơn, là một trong các thành phố cổ nhất thế giới mà chúng ta ghi nhận được. Đó là một thành phố quan trọng từ năm 4000 TC đến thế kỷ 4 SC. Nó từng phát triển trên diện tích khoảng 10.000 dặm vuông. Ngày nay nó là một loạt những mô đất mang tên Tell el-Ukheimir dài 5 dặm và ngang 2 dặm. Nó được chia thành đông Kish và tây Kish bởi một lòng sông cổ mà nhiều người xem đó là lòng sông Ơ-phơ-rát xưa trước khi nó dịch chuyển sang phía tây.
Đại học Oxford và Viện Bảo Tàng Field Chicago đã khai quật Kish. Chiến dịch được tài trợ một cách hào phóng bởi H.Weld Blundell, Giáo sư Stephen Langdon của Oxford cùng với các đồng nghiệp của ông là E.Mackay và M.E.Watelin đã chỉ đạo việc khai quật. Henry Field và những người khác thỉnh thoảng phụ giúp công việc.

Những người khai quật đã huy động một lực lượng đông đảo và đào bới có hệ thống đến tận lớp đất chưa ai chạm tới. Nhờ làm như vậy họ đã khám phá một chuỗi cuộc sống và văn hóa của hơn 10 tầng lớp cư ngụ, trong đó 6 tầng lớp được ước tính là xa xưa tới 5000 năm. Địa tầng tương quan với thời kỳ 3000 - 2900 TC chỉ gồm toàn là cát mịn và đất sét, dày khoảng 1,5feet và không chứa dấu vết gì về vỏ sò biển hoặc dấu vết đời sống biển. Địa tầng nầy có lẽ bị trận lụt lớn chôn vùi. Bên trên và bên dưới lớp trầm tích phù sa nầy đều có các cấp độ cư ngụ của con người.
Việc khám phá ra lớp này được coi là bằng chứng hữu hình của cơn Đại Hồng Thủy có ghi trong Kinh Thánh và trong truyền thuyết của người Ba-by-lôn. Một lăng trụ được phát hiện có toàn bộ danh sách của vị vua Sumeria, trước và sau trận lụt, đến tận năm 2000 TC. Những triều đại trước đó thuộc về truyền thuyết, nhưng các thời kỳ sau đó rất khớp với bằng chứng tìm thấy trong nhiều cuộc khai quật khác.

Tại Kish, nhà khai quật tìm thấy một ngôi đền người Ba-by-lôn, được bảo tồn khá tốt, có khoảng năm 550 TC do Nê-bu-cát-nết-sa khởi xướng, nhưng bị Nabonidus bỏ dở dang. Họ cũng tìm thấy một cung điện trang trí bằng xà cừ và đá thiên thanh, từ thời vua Sargon I (2400 TC), các đồ vật khác nhau cho thấy nghệ thuật của thời kỳ Sassania và các thánh tích của Sumeria, bao gồm một cỗ xe ngựa bốn bánh làm bằng gỗ và ráp bằng đinh đồng. Phía trước xe ngựa là hài cốt bộ xương những con ngựa đã kéo chiếc xe.

Nhà khai quật tìm thấy bút trâm bằng xương, nhờ nó mà lần đầu tiên người ta biết được chữ hình nêm được viết như thế nào, người ta cũng tìm thấy nơi cất giấu các phiến đá chữ hình nêm và những đồ vật đáng lưu tâm. Một phiến đá dường như ghi trên mặt của nó những dạng chữ tượng hình cổ nhất được khám phá tại Ba-by-lôn. Ba trăm phiến đá ghi ngày tháng muộn hơn cho thấy rằng đền thờ đa thần của cư dân tại đó chỉ gồm một thần trên trời, một thần dưới đất và thần mặt trời. Thần trên trời tiêu biểu cho vị thần nguyên thủy mà từ đó mới có các thần khác - cuối cùng có khoảng 5000 vị thần. Sau khi đọc các phiến đá và xem xét kỹ lưỡng các chứng cứ khác được tìm thấy tại Kish, Erech và Shuruppak, Langdon đã viết như sau:

Theo ý kiến của tôi, lịch sử tôn giáo cổ xưa nhất của nhân loại là một sự suy giảm nhanh chóng từ sự thờ độc thần đến đa thần cực đoan và sự phổ biến rộng rãi về niềm tin với các thần linh tà ác. Trong một ý nghĩa hết sức đúng đắn đó chính là lịch sử về sự sa ngã của nhân loại.

KORAZIN
Ngày nay được đồng nhất với đống đổ nát có tên Kerazeh (bằng tiếng Ả-rập), khoảng 2 dặm phía bắc Ca-bê-na-um. Trong số những đống đổ nát rộng lớn có di tích của một nhà hội, có phần nào nhỏ, tương tự với nhà hội tại Ca-bê-na-um. Nó xây bằng đá bazan đen, trang trí cách đầy đủ giống như nhà hội Ca-bê-na-um, nhưng vẻ đẹp thì kém xa. Tại đây có những biểu tượng bằng điêu khắc, một số là ngoại giáo (một đầu Medusa và một quái vật đầu người mình ngựa đánh nhau với sư tử), nhưng những biểu tượng khác thì tượng trưng cho chim và thú, và biểu tượng miêu tả người ta đang hái và ép nho.
Trong nhà hội nầy các nhà khai quật tìm thấy một ghế đá, khớp với ngôi của Môi-se được Chúa Giê-xu đề cập trong Mat Mt 23:2. Đó là một cái ghế đặc biệt của sự vinh dự dành cho thầy thông giáo chính hoặc người giảng chính trong nhà hội vào thời ấy. Cái ghế nầy có chỗ tựa tay, một miếng đá tựa lưng cao và trên mặt ghi dòng chữ khắc bằng tiếng A-ram: "Hãy ghi nhớ mãi mãi Yudan con trai của Ích-ma-ên đã làm cổng vòm và các bậc tại cổng. Nguyện ông chia sẻ sự công nghĩa như là phần thưởng."

LACHISH
(Tell ed-Duweir hiện đại) là một thành phố công sự quan trọng có một vị trí chiến lược tại Shephelah hoặc đất trũng của Giu-đê, 30 dặm tây nam Giê-ru-sa-lem.
Người Y-sơ-ra-ên nhập cư dưới thời Giô-suê đã chiếm La-ki vào ngày bao vây thứ nhì (Gios Gs 10:32) rồi đi qua mà không đốt thành (Gios Gs 11:13). Sau đó, Vua Rô-bô-am xây công sự cho La-ki và làm cho nó bền vững (IISu 2Sb 11:9-12).

Ông J.L.Starkey và đồng sự đã chỉ đạo việc khai quật tại La-ki từ 1932 đến ngày 10 tháng giêng năm 1938, đã có nhiều phát hiện đầy ý nghĩa, quan trọng nhất là 23 bức thư (nay được gọi là Những Lá Thư La-ki) mà họ tìm thấy trong tro và than tại phòng canh gác bên cổng ngoài thành phố. Những lá thư này được viết bằng "mực than bởi Hô-sa-gia" (NeNe 12:32; Gie Gr 42:1; 43:2), một sĩ quan đóng tại tiền đồn gần Giê-ru-sa-lem gửi cho Joash là viên chỉ huy tại La-ki. Những thông điệp ngắn này được viết vào những năm cuối đời của Giê-rê-mi (khoảng 588 TC) và phản ánh thời kỳ nhiễu nhương trong đời trị vì của Sê-đê-kia, trước khi La-ki thất thủ khoảng 20 năm trước khi Giê-ru-sa-lem thất thủ. Hiển nhiên các lá thư được viết trong khoảng thời gian vài ngày hay vài tuần, như đã được nêu trong các đoạn có tính tương đồng mà 5 đoạn được ráp lại như các mảnh vỡ của một khí mạnh ráp lại thành một khí mạnh hoàn chỉnh."
Bức thư thứ nhất gồm danh sách của 9 tên riêng, 5 tên họ trong đó được tìm thấy trong Cựu Ước. Ba tên họ dường như chỉ xuất hiện trong thời của Giê-rê-mi. Trong lá thư thứ 4. Hô-sa-gia viết:
Và hãy để cho chúa tôi biết rằng chúng ta đang để ý xem các dấu hiệu của La-ki liên quan đến tất cả những dấu hiệu mà chúa đã ban cho, bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy A-xê-ca.

Giê-rê-mi đề cập đến các dấu hiệu (Gie Gr 6:1) và cho biết vua Ba-by-lôn "đang đánh nhau với Giê-ru-sa-lem và các thành phố khác của Giu-đa như thế nào mà chỉ còn lại La-ki và A-xê-ca là không đầu hàng - đó là hai thành phố công sự bền vững còn lại của xứ Giu-đa" (Gie Gr 34:7)

Lá thư thứ 6 nhắc đến những ngôn từ của các hoàng tử như "làm yếu đuối bàn tay của chúng ta", tất cả những từ ngữ ấy gây nên sự hứng thú khi ta so sánh với Gie Gr 38:4 "…Xin hãy sai giết người nầy, vì nó nói những lời dường ấy, làm cho tay của lính chiến ở lại trong thành và của cả dân sự ra yếu đuối…"
Những lá thư nầy phản ánh tình hướng chính trị và xã hội căng thẳng của thời kỳ mà Giê-rê-mi nói tiên tri và bị bỏ tù. Các lá thư cũng cung cấp bằng chứng trực tiếp về các dụng cụ và mực được Ba-rúc dùng trong khi viết các chữ cái Hê-bơ-rơ.

"Đoạn, họ gạn hỏi Ba-rúc rằng: Hãy cho chúng ta biết thể nào ngươi đã chép mọi lời nầy bởi miệng người. Ba-rúc đáp rằng: Ngươi lấy miệng thuật cho tôi những lời nầy, và tôi dùng mực chép vào cuốn sách." (Gie Gr 36:17-18)
Giáo sư Haypert của Đại học Moravia và Thần Học Viện Moravia nói:
Ý nghĩa thực sự của các lá thư La-ki khó lòng mà có thể khoa trương hết được. Không có một khám phá khảo cổ học nào đến hôm nay lại có một mối liên quan trực tiếp đến Cựu Ước hơn các lá thư ấy. Những thầy thông giáo đã viết các lá thư (hơn một người viết) bằng sự khéo léo chân chính của tiếng Hê-bơ-rơ cổ điển, và chúng ta thực sự có được một phần mới của văn học Cựu Ước: phần bổ sung cho sách Giê-rê-mi.

Tiến sĩ Albright nói:
Trong những lá thư ấy chúng tôi thấy mình sống trong thời đại của Giê-rê-mi với những điều kiện chính trị, xã hội hoàn toàn khớp với bức tranh được phác họa trong quyển sách mang tên ông.

LAGASH
Được gọi là Tello trong thời cận đại, cách U-rơ khoảng 50 dặm về phía bắc. Dưới sự lãnh đạo của Ernest de Sarzec, người Pháp đã khai quật nó từ năm 1877 và kéo dài đến 1900.
Công việc khai quật đã đưa ra ánh sáng một số đồ vật như: (10 Bia có khắc chữ đáng chú ý của Eannatum (2900 TC), được biết như là Bia Khắc Kền Kền cho thấy các binh sĩ tiến về chiến trận trong một đội hình sát cánh nhau, được trang bị bởi khiên và giáo, trong khi đó, chim kên kên đang rỉa thịt những xác chết trên chiến trường. (2) Tượng đồng Gudea, vua của Lagash khoảng 2600 TC cùng với những hồ sơ về ông được khắc trên phiến đất sét hình trụ. (3) Bộ sưu tập tượng đẹp lộng lẫy (??) bằng đá diorit, đó là tượng các quan tổng đốc đầu tiên của Lagash, gồm khoảng 40.000 phiến đá khắc chữ đã đóng góp nhiều cho sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử kinh tế thời ban sơ của quốc gia Sumer mà Lagash là một trung tâm chiến lược.

LAODICEA
Quê hương của một trong bảy hội thánh trong sách Khải Huyền (KhKh 1:4, 11), toạ lạc trên một xa lộ cổ đại đi lên từ Ê-phê-sô, xuyên qua thung lũng Maeander và Lycus về phía đông tới Sy-ri. Cô-lô-se cách Lao-đi-xê 10 dặm về phía đông. Trong khi đó thì Hierapolis cách Lao-đi-xê 6 dặm về phía tây bắc.
Thành phố được thành lập vào khoảng 250 TC bởi Antiochus II, ông đặt tên thành phố theo tên của vợ ông là Laodicea, và đưa dân đến ở gồm người Sy-ri và người Do-thái mà ông đã đưa từ Ba-by-lôn. Lao-đi-xê nằm trên một bình nguyên gần như vuông vức 30,4m (100feet) phía trên thung lũng và được bao quanh bởi một cánh đồng phì nhiêu rộng lớn và đồng cỏ tốt cho súc vật. Nơi đây chẳng mấy chốc trở nên nổi tiếng nhờ vào cảnh đẹp và sự trù phú có được phần lớn từ cừu mà len cừu đen lánh của chúng được dùng để dệt quần áo và thảm. Thành phố này cũng là một trung tâm dịch vụ ngân hàng và các nghiệp vụ tài chính được điều hành bởi một nhóm người Do-thái giàu có và xuất chúng. Thành phố đúc những đồng tiền của mình từ thế kỷ thứ 2 TC và cuối cùng trở thành thủ đô thế tục của tây Phrygia, "kinh đô của châu Á" và trong thời kỳ đầu của lịch sử Cơ-đốc nó trở thành địa phận giám mục nổi bật nhất của Phrygia.
Trong phần cuối của thế kỷ đầu tiên là lúc sách Khải huyền được viết, hội thánh Lao-đi-xê bị bao trùm bởi bầu không khí giàu sang nổi bật trong thành phố và đã bị Chúa quở trách vì cớ giàu có vật chất nhưng đời thuộc linh thì nguội lạnh. Chúa khuyên hội thánh hãy mua vàng thử lửa của Chúa, áo trắng và thuốc xức mắt đặng thoa mắt (KhKh 3:18), Sir William Ramsey đã thấy được sự liên quan đến sự giàu sang, quần áo nổi tiếng của Lao-đi-xê và có lẽ liên quan đến thuốc xức mắt Phrygia được làm ở đây.

Trong các cuộc chiến tranh của Seljuk Turks thành phố suy tàn và bị bỏ hoang sau thế kỷ 13. Thị trấn Denizli được xây dựng gần đống hư tàn của Lao-đi-xê, ngày nay mang tên là Eski Hissar. Nơi đó chưa được khai quật nhưng các hình nét của những bức tường thành, hai nhà hát và sân vận động dài 304,8m (1000feet) của Lao-đi-xê có thể được tìm thấy dấu vết.

LYDDA
Nay gọi là Ludd, là một thị trấn quan trong, cách đông nam Giốp-bê 11 dặm. Trong thời Cựu Ước nơi này có tên là Lod (ISu1Sb 8:12), trong thời Tân Ước, đây là nơi Phi-e-rơ chữa lành người bại có tên là Ê-nê. Trong thời Thập Tự Quân, nơi này trở nên nổi tiếng như là địa điểm truyền thuyết về sự tử đạo của thánh George, thần hộ mạng của nước Anh.
Đống đổ nát của những sự định cư cổ xưa hơn được chôn phía dưới thành phố hiện nay. Chỉ có đống hư tàn gây cảm xúc của Nhà thờ Thập Tự Quân của thánh George là tồn tại.

LYSTRA
Là nơi Phao-lô chữa lành người què, kết quả là nhiều người đã coi Phao-lô và Ba-na-ba như các vị thần - gọi Ba-na-ba là thần Zeus và Phao-lô là thần Hermes. Nhưng sau đó dưới sự sách động của người Do-thái đến từ An-ti-ốt, họ ném đá Phao-lô và bỏ mặc Phao-lô cho đến chết.
Việc nhận ra thành Lít-trơ, mãi đến 1885 mới chắc chắn, lúc ấy J.R.S.Sterrett khám phá một bàn thờ La-mã có khắc chữ, bàn thờ cao 3,5feet và dày 1feet trên một mô đất khoảng 25 dặm tây nam Iconium. Trên miếng đá ấy có dòng chữ LYSTRA bằng tiếng La-tinh cùng với lời tuyên bố rằng Lít-trơ trở thành thuộc địa La-mã dưới sự thống trị của Augustus Caesar.

MARESHAH
Là quê hương của nhà tiên tri Mi-chê và của Ê-li-ê-xe, con trai của Đô-đa-va, là người nói tiên tri về sự bể nát của tàu bè thuộc Giô-sa-phát để rồi họ không thể đi đến Ta-rê-si được (IISu 2Sb 20:37). Giê-rô-bô-am xây công sự Mareshad và A-sa không những củng cố những công sự nầy mà còn nhờ đánh bại đội quân Ê-thi-ô-bi dưới sự lãnh đạo của Xê-rách (IISu 2Sb 14:12). Thành phố đi đến chỗ diệt vong vào năm 40 TC là lúc người Parthian tàn phá nó.
Mô đất tròn có diện tích 6 acres được Bliss và Macalister khai quật vào 1898-1900 và phát hiện các bức tường, cổng và tòa nhà thuộc thời kỳ Hê-lê-nít (333-63 TC). Đây là cấp độ cư ngụ bên trên cấp độ mà tiên tri Mi-chê đã từng sống. Vào 1902 J.P.Peters khám phá "Ngôi mộ sơn của Marissa" ngày này trở nên nổi tiếng, khoảng vài trăm feet đôgn bắc Marissa. Những ngôi mộ này vượt xa các ngôi mộ khác tại Palestine về vẻ đẹp và kiểu dáng. Đó là những ngôi mộ tư nhân của di dân người Si-đôn sống tại Mareshad khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên.

MARI
Một thành phố cổ quan trọng trên khoảng giữa sông Ơ-phơ-rát, ngày nay mang tên là Tell Harari. Vị trí chiến lược ở chỗ nó là thành phố ở nửa đường của Carchemish và Ba-by-lôn.
Giáo sư Andre Parrot bắt đầu khai quật trên mô đất 300 acres vào năm 1933, và trong nhiều chiến dịch ông đã khám phá rất nhiều vật chất miêu tả đời sống trong thời đại phụ hệ. Ông phát hiện một cung vua của Zimri-lim là vua xứ Mari, cung vua này choán 7 acres với hơn 250 phòng và sân, ngoài ra còn có các thính phòng, phòng hành chánh, và chỗ ở cho các quan chức đến viếng từ các vùng đất khác. Trong số đó có 2 phòng là phòng nhà trường được dùng để dạy bọn trẻ đọc, viết và làm toán số học nhằm huấn luyện chúng vào đời, nhất là để trở thành thầy thông giáo tương lai. Tại trung tâm cung vua là nhà nguyện riêng của vua, ở đó có ba sân lộ thiên, sân trong cùng dài 75 feet với những bức tường cao 30feet. Trong nguyện đường nầy có bức tượng Ishtar là nữ thần về sinh nở. Nước chảy xuyên qua bức tượng và ra khỏi một cái bình đặt trên tay của nữ thần. Đây là nữ thần mà người Hê-bơ-rơ gọi là "Át-tạt-tê nữ thần của dân Si-đôn" (IVua 1V 11:33).

Trong phòng lưu trữ hồ sơ của cung vua, người ta khai quật được hơn 20.000 phiến đá. Trong đó khoảng 5000 phiến là những bức thư gửi đến vua từ các quan chức địa phương của nước Mari. Những phiến đá còn lại là những lá thư ngoại giao từ hoàng tử và các nhà thống trị trên khắp cõi Mê-sô-bô-ta-mi và Sy-ri. Có những lá thư của Hammurabi là vua Ba-by-lôn gửi người khác vào thời Mari thất thủ là năm trị vì thứ 32 của Zimri-lim. Trong các thư của quan chức địa phương có sự nhắc thường xuyên đến các thành phố Haran, Nahor, Serug, Peleg và "mô đất Terah" - những nơi được đề cập đến trong Cựu Ước. Những tên người như Reu, Terah, Nahor, Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, Giô-sép, Bên-gia-min và Đa-vít là rất bình thường trong những lá thư này đến nỗi Tiến sĩ Albright phải nói rằng:
Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp dường như không còn là những nhân vật biệt lập, càng không phản ánh lịch sử của người Y-sơ-ra-ên sau nầy; giờ đây họ dường như là những đứa con thực sự trong thời đại của họ, mang cùng tên, di chuyển trên cùng lãnh thổ, thăm viếng cùng thị trấn (nhất là Haran và Nabor), sống với cùng những tập tục của người cùng thời đại.

MASADA
Một trong những công sự thiên nhiên đáng ngạc nhiên nhất của thế giới, là một núi mặt bàn có đỉnh phẳng và đường bệ choán diện tích 23 acres, 10 dặm phía nam Ên Ghê-đi và 2,5 dặm cách bờ tây của Biển Chết. Hình dạng của nó trông giống một con tàu khổng lồ dài 610m (2000feet) và bề ngang 1000feet ở phần giữa, nó nhọn về phía mũi đất tại phía bắc và phía nam. Hai bên của Madasa gồm toàn là vách đá cao 1000feet, phía trên đồng vắng Giu-đê cằn cỗi và 1300feet trên mực nước của Biển Chết.

Hầu như không thể tiếp cận được, và xa rời các tuyến du lịch bình thường, lần đầu tiên nó được "Giô-na-than thầy tế lễ thượng phẩm" xây công sự như là nơi ẩn náu hoàng gia vào thế kỷ 2 TC, lúc đó nó được đặt tên là Masada.
Vào năm 40 TC, Hê-rốt cùng gia đình từ Giê-ru-sa-lem bỏ chạy đến Masada để trốn tránh Mattathian Antigonus là người được dân Parthian tôn tên làm vua. Bỏ lại gia đình và người em của mình là Giô-sép cũng như 800 người đàn ông cùng phòng thủ Masada trong sự bao vây, Hê-rốt đi đến Rô-ma để cầu xin sự giúp đỡ. Trong trường hợp này pháo đài đó đã chứng tỏ giá trị của nó, sau khi trở về từ La-mã, Hê-rốt chọn Masada làm nơi ẩn náu và tỵ nạn trong trường hợp nếu có tấn công từ phía Cleopatra của Ai-cập hoặc trong trường hợp người Do-thái tìm cách truất phế ông và khôi phục triều đại trước trở lại nắm chính quyền.
Giữa các năm 36 và 30 TC, Hê-rốt bao bọc toàn bộ đỉnh cao nguyên bằng một bức tường lớn màu trắng của hầm xây cuốn dài 4590feet, cao 22feet, và bề ngang 13feet, có 3 cổng và 30 tháp phòng ngự. Bức tường và những cái tháp được tô trát với trát vữa trắng. Trong lúc hoàng tộc cư ngụ ở đây, ông xây "tây cung", đó là một tòa nhà đẹp cực kỳ, rộng với phòng ngai vua, phòng khách và khu tiếp khách với các nhà tắm sang trọng, các sàn ghép màu mè và những căn hộ xa hoa. Quanh quẩn cung vua và các nơi khác trên đá mặt bàn nầy là cổng có hàng cột, tu viện, hành lang, hồ chứa nước, lùm cây, vườn hoa, và buồng kho chứa vũ khí và lương thực đủ cung cấp cho cả ngàn người đàn ông trong nhiều năm. "Và nó là một thành luỹ được xây công sự bởi thiên nhiên và bởi bàn tay con người." Sau đó, để làm cho việc ẩn náu an toàn hơn và nhiều lạc thú hơn, ông đã đưa các hoạt động kiến trúc đến vách đá cheo leo ở phía bắc Masada, tại đó ông đã dựng lên một cung treo ba tầng, đó là một kỳ quan kiến trúc của thế giới cổ đại.

Nhưng Hê-rốt chỉ sử dụng Masada như nơi nghỉ đông không thường xuyên và có lẽ chỉ dành cho vài chuyến đi để nghỉ ngơi. Sau khi Hê-rốt mất vào năm 4 TC, một đơn vị đồn trú La-mã đóng tại Masada và sự chiếm đóng này tiếp tục cho đến năm 66 SC, là lúc bùng nổ một cuộc dấy loạn qui mô lớn của người Do-thái trên khắp vùng. Vào thời điểm ấy người Do-thái đã tấn công chớp nhoáng vào Masada và đuổi quân La-mã ra khỏi nơi này. Bởi vì cuộc đánh nhau tiếp diễn trên khắp Palestine, càng có nhiều người Do-thái đầy nhiệt huyết đã đến Maada
Sau khi Giê-ru-sa-lem thất thủ vào tay Titus vào năm 70SC, một số ít người Do-thái sống sót sau khi trốn thoát được sự phu tù đã tìm cách băng qua đồng vắng Giu-đê để đến Masada và gia nhập cùng những người yêu nước với quyết tâm tiếp tục chiến đấu vì tự do. Vào mùa thu năm 72 SC, viên đại tướng La-mã là Flavius Silva dẫn quân lê dương thứ 10 cùng với quân đội dự bị và hàng ngàn tù binh chiến tranh người Do-thái đến bao vây Masada, lúc đó lãnh tụ của các tín đồ Do-thái giáo Xê-lốt là ông Ê-lê-a-sa đã phòng thủ Masada. Những con người yêu nước này đã phòng ngự trong nhiều tháng trời, cuối cùng thì người La-mã xây xong một dốc thoai thoải to lớn bằng đất đi lên đỉnh núi, dộng những phiến gỗ nặng vào tường và phóng hỏa vào công sự, những con người phòng thủ thấy rằng họ không thể chống cự được nữa. Ê-lê-a-sa đã đọc một bài diễn thuyết trong đó ông trình bày nỗi khủng khiếp về vận mệnh đang chờ đón họ là bị bắt làm tù binh, và khẩn cầu họ hãy tự sát hơn là rơi vào tay kẻ thù. Đội quân đồn trú đồng ý.

Ôm lấy người thân yêu, rồi dùng gươm hoặc dao găm, họ dâm lẫn nhau những nhát chí tử. Gom góp tất cả tài sản rồi chất đống và đốt. Ngày hôm sau họ rút thăm chọn ra 10 người để giết những người còn lại. Khi 10 người ấy làm xong công tác, một lần nữa họ rút thăm chọn ra một người để giết 9 người kia rồi tự sát. Trong sự yên lặng, kẻ thù chẳng nghi ngờ điều gì, đó là một trong những bi kịch thống thiết nhất trong lịch sử nhân loại.
Ngày hôm sau, 15 tháng 4 năm 73 SC, người La-mã đã chiếm pháo đài mà họ đã tốn công sức bao vây suốt thời gian dài, họ chỉ tìm thấy 2 phụ nữ, 5 trẻ em còn sống và ẩn núp, cùng với 960 xác chết. Một sự yên lặng đáng sợ đã thay chỗ cho sự huyên náo mà họ dự kiến.

Khi quân Lê dương thứ 10 nhổ trại và tiến quân ngược về Giê-ru-sa-lem, một ít binh lính ở lại canh gác pháo đài trong vài năm, sau đó bỏ hoang Masada và biến thành đống hư tàn trong suốt 19 thế kỷ tiếp sau đó.

Địa điểm lần đầu tiên được nhận ra bởi Edward Robinson vào 1838, và sau đó các nhà thám hiểm khác đã đến viếng và mô tả về nó. Tuy nhiên, sự quan tâm lớn được nhắm vào Masada vào 1953 vào lúc S.Guttman lần ra dấu vết "con đường mòn ngoằn ngoèo" ở phía đông, ở đó có hệ thống cấp nước của Hê-rốt, lập ra được đường nét tổng quát của các tòa nhà và dẫn dắt những đoàn nghiên cứu của thanh niên vượt bao gian nan để đi bộ đến Masada. Ông kêu gọi hãy tiến hành công cuộc khai quật quy mô lớn vì đó là địa điểm quan trọng.
Một cuộc thăm dò khảo cổ học chu đáo được thực hiện vào 1955-1956 bởi một đoàn thám hiểm Y-sơ-ra-ên hỗn hợp bao gồm nhà khảo cổ học M.Avi-Yonah, N.Avigad, I.Dunnayevsky và những người tình nguyện khác. Tiếp sau đó là ba mùa khai quật qui mô lớn từ 1963 đến 1965 dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Yegael Yadin, tài trợ bởi Đại học Hê-bơ-rơ, Hội Thám Hiểm Y-sơ-ra-ên, và Ban Cổ Vật Y-sơ-ra-ên và Viện Bảo Tàng. Những quỹ tư nhân đến từ nước Anh cộng thêm một lời thông báo ngắn trên tờ báo Giê-ru-sa-lem Post và một loạt những bài viết xuất sắc của Patric O'Donovan trên tờ "Nhà quan sát Luân-đôn" đã mang lại đầy đủ ngân quỹ và hàng trăm thanh niên tình nguyện - người Do-thái hoặc ngoại bang đến từ Y-sơ-ra-ên và 28 quốc gia khác trên thế giới.

Một địa điểm làm trại được chọn ở phía tây, tại chân núi của dốc thoai thoải, gần căn cứ của trại lính La-mã ngày xưa. Với sự giúp đỡ tài tình của Đội Công binh, mặt đất được san bằng và chuẩn bị cho trại cơ sở. Các tòa nhà được xây dựng để làm văn phòng và xưởng của đoàn viễn chinh và lều trại được dựng lên cho các thành viên nhân viên thường trực và những người tình nguyện. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, việc khai quật một trong những địa điểm khảo cổ trên thế giới bắt đầu.
Hệ thống nước . Một tổ thanh niên tình nguyện leo dọc dốc bắc phía dưới của tảng đá khổng lồ để khảo sát hai dãy trông giống những cái hang đen ngòm, dãy này ở phía trên dãy kia. Người ta chứng minh được đó là 12 hồ chứa nước hình vuông khổng lồ được đẽo thành hai hàng song song. Sau khi dọn sạch, mỗi hồ chứa ước tính có dung tích 3964,3 m3. Cùng lúc 12 hồ chứa có thể chứa tới 1.400.000feet khối nước. Trên hai sông cạn, Hê-rốt xây hai đập nước để làm chệch dòng nước mưa đi vào một kênh đào lộ thiên dẫn vào các hồ chứa nầy. Nước từ các hồ chứa được mang bởi các đầy tớ và lừa lên một dãy hồ chứa khác ở trên đỉnh cao nguyên.

Tường . Các nhà khai quật phát hiện toàn bộ đỉnh của Masada đều được bao bọc ngoại trừ mũi nhọn ở phía bắc với một bức tường hầm xây cuốn (khoảng không gian bên trong bức tường chia ra thành nhiều căn buồng). Chu vi của nó đo được 4590feet rất khớp một cách chính xác với 7 stadia theo cách tính của sử gia Josephus. Bức tường có 70 phòng, 30 tháp và 4 cái cổng tinh xảo.
“Cung Treo" Ba Tầng của Hê-rốt . Tại mũi cực bắc của Masada, tại một nơi trên vách đá cheo leo, các nhà khai quật tìm thấy biệt thự hoàng gia ba tầng của vua Hê-rốt. Cung điện xa hoa của ông có được khí hậu mát nhất, thiên nhiên tạo lợi thế tối ưu cho việc phòng thủ, từ cung treo có thể nhìn thấy rõ khắp vùng chung quanh.

Tầng trên , được dùng làm nơi ở của Hê-rốt, có 4 căn hộ rộng và trang trí nhiều, vài hành lang, và một bao-lơn rộng hình bán nguyệt, trải dài đến mép vách đá. Tất cả sàn đều lát ván ghép màu trắng hay đen, sắp xếp theo các mô hình hình học.

Tầng giữa , cách tầng trên 60feet, là một cái đỉnh hình tròn có mái chống bằng cột, được thiết kế làm nơi thư giãn và giải trí. Quang cảnh nhìn từ đây thật tuyệt vời.

Tầng dưới , cách tầng giữa 50feet, bao gồm một căn hộ xây công phu, có nhiêù phòng, nhà tắm riêng trên diện tích 54feet x 54feet, bao quanh bằng hai dãy cột tạo thành hàng cột đôi. Các bức tường làm bằng đá hoa giả lắp đá quý. Những tranh tường tráng lệ trang trí bức tường phía nam được sơn kỹ đến nỗi chúng vẫn còn nguyên suốt 2000 năm. Tại đây Hê-rốt có thể thưởng ngoạn cùng với bạn bè, nhà tắm giúp ông sảng khoái, rồi dự yến tiệc, hay thong dong tựa vào cột hoặc tường hoa trong lúc đưa mắt khắp cảnh trí quanh mình.
Cầu thang trong nối liền ba tầng, được thiết kế kín đáo. Một bức tường gia cố thật chắc cao 80feet được xây trên vách cheo leo phía dưới tầng dưới của ngôi biệt thự treo.

Tây cung . Ngoài biệt thự hoàng gia ba tầng, Hê-rốt xây dựng một cung lễ chính thức, chủ yếu gọi là "hoàng cung" trên triền núi phía tây của Masada. Tòa nhà lớn nhất trên đỉnh núi này gồm bốn chái, choán diện tích khoảng 3345,5m2 (36000feet vuông). Trong cung có các căn hộ hoàng gia, xây quanh một sân trung tâm lớn và đại sảnh tiếp tân trang hoàng tráng lệ dẫn vào trong phòng ngai vua. Trong đó có khu nhà hành chánh, các căn hộ xa hoa, các phòng khách, các phòng tắm xa xỉ có bồn tắm, một hồ nước lạnh, các phòng phục vụ gồm một nhà bếp với các lò nấu lớn đủ để cùng lúc có thể nấu tử 10-12 nồi. Buồng kho dài 64m (210feet). Ba cung điện nhỏ trang hoàng lộng lẫy ở gần đó có thể là nhà ở của thành viên trong hoàng tộc. Phía bắc của ba cung điện nhỏ là hai tòa nhà hình chữ nhật, hiển nhiên là trung tâm hành chánh và nhà ở của các viên chức cao cấp.

Nhà tắm. Phía nam tây cung là một nhà tắm rộng lớn với sân rộng tại đó người ta có thể viếng thăm, luận bàn việc đời hoặc chỉ la cà cho hết thì giờ. Buồng trước trang trí đẹp được dùng để thay quần áo. Căn phòng lớn nhất là một phòng tắm nóng, bên dưới là một sàn nhà khác. Giữa hai sàn nhà có hơn 200 cây cột để gia cố sàn nền và hình thành một khu đốt lửa để tỏa ra hơi nóng. Sát bên phòng tắm nóng là phòng tắm ấm và kế bên nữa là phòng tắm lạnh. Đó là một mô hình phòng tắm thượng lưu thịnh hành trong thời La-mã đế quốc.
Nhà kho . Phức hợp nhà kho nằm phía đông nam nhà tắm, gồm hai tòa nhà rộng hình chữ nhật xây bằng những phiến đá mỏng. Tòa nhà phía đông có 4 phòng, phòng rộng ở phía nam có 11 phòng hẹp dài một cách đáng ngạc nhiên. Bắp, rượu, dầu ăn, bột, đậu và trái cây các loại - mỗi thứ được chứa trong buồng riêng bằng những bình chứa đặc biệt - được bảo quản cẩn thận và còn trong tình trạng tốt vào lúc người La-mã tiếp quản. Có những vò rượu trên quai có khắc câu gửi đến Hê-rốt là vua xứ Giu-đê vào năm 19TC. Những bình chứa khác mang chữ khắc bằng tiếng Hê-bơ-rơ và A-ram. Nhiều khí mảnh thời Hê-rốt đã được những người phòng thủ Masada sử dụng.

Chung cư . Chung cư rộng lớn ngay phía nam buồng kho có nhiều căn để ở giống những căn được xây xung quanh sân trung tâm của tây cung. Mội đơn vị cư trú có một sân riêng và hai phòng nhỏ, có lẽ là nhà ở dành cho các quan chức cấp cao.

Những tòa nhà khác nhỏ hơn, chẳng hạn như nhà hội và nơi tắm lễ thì nằm sát bên bức tường hầm xây cuốn ở phía tây nam.
Hài cốt của người Do-thái theo phái Xê-lốt . Trong lúc Eleazar ben Ya'ir và gần 1000 thành viên phái Xê-lốt người Do-thái sống tại Masada, họ sử dụng hạn chế hai tòa nhà lớn thuộc cung điện, các dãy nhà ở, buồng kho, nhà tắm, nhà bếp, nhà hội và các nhà nhỏ khác. Tuy nhiên, nhiều người đã sống trong những căn phòng rộng bên trong bức tường và tháp của hầm xây cuốn, và sống trong những kiến trúc khiêm nhường nhất do chính họ dựng lên trên khoảng đất trống.

Ngay khi dọn sạch đống gạch đổ nát từ khu nhà tắm riêng ở tầng dưới trong cung du ngoạn của Hê-rốt, các nhà khai quật tìm thấy ba hài cốt nằm trên bậc thang gần hồ nước lạnh. Một hài cốt là của người đàn ông độ 20 tuổi, có lẽ là một trong những viên chỉ huy tại Masada. Gần đó là hàng trăm vảy bạc của áo giáp, hàng chục đầu mũi tên bằng sát, những đoạn của khăn trùm đầu cầu nguyện, một mảnh sành khắc bằng ký tự Hê-bơ-rơ. Yadin nói: "Trên bậc thang cũng có bộ xương của một thiếu phụ, với da đầu còn nguyên vẹn nhờ bầu không khí hết sức khô ráo. Mái tóc đen của cô ta thắt bím rất đẹp trông giống như vừa mới chải bới xong. Kế bên là lớp trát vữa bị hoen ố trông giống như máu. Bên cạnh thiếu nữ là đôi dép da có kiểu dáng tinh xảo và đúng thời trang lúc ấy. Bộ xương thứ ba của đứa bé. Không còn nghi ngờ gì, cặp mắt chúng ta đang nhìn vào hài cốt của những người đang phòng vệ Masada… Ngay cả những cựu chiến binh và người hay giễu cợt trong vòng chúng ta phải đứng ngây ra và nhìn chăm chăm với sự sợ hãi.

Trong tầng giữa của biệt thự cung điện, người ta tìm thấy hàng trăm mũi tên chất thành đống và có lẽ định châm lửa đốt. Những mũi tên khác được tìm thấy trong tây cung và những nơi khác của Masada.
Những bộ sưu tập lớn về đồng tiền được tìm thấy trong tòa nhà công cộng của Masada, chẳng hạn như nhà kho, nhà tắm, nhà tắm lễ, lò làm bánh. Hầu hết những đồng tiền đều mang hình lá nho ở mặt này và hình ly tiệc thánh ở mặt kia. Câu khắc bằng tiếng Hê-bơ-rơ đọc là: "Vì tự do của Si-ôn." Trong một cái túi trên sàn nhà, người ta tìm thấy 38 siếc-lơ bạc và nửa siếc-lơ bạc được đúc vào năm thứ 4 của cuộc nổi dậy, di tích của cái túi vải còn dính vào các đồng xu. Gần đó là một lớp tro dày, một cái hộp bằng đồng thiếc, trong đó có 6 đồng xu siếc-lơ bạc và 6 đồng xu nửa siếc-lơ.

Trong hai dãy nhà kho lớn có hàgn trăm bình chứa bị vỡ có chứa thức ăn còn sót lại. Nhiều cái bình mang nhãn hiệu mô tả nội dung bằng tiếng A-ram hay Hê-bơ-rơ. Một số bình mang câu khắc bằng tiếng Hê-bơ-rơ, cho biết tên của sở hữu chủ. Vài khí mạnh mang ký tự Tav, tiêu biểu cho từ Hê-bơ-rơ là Truma ("đặc quyền của thầy tế lễ") biểu thị rằng những người phòng thủ Masada tuân thủ nghiêm ngặt vào những điều răn chẳng hạn như việc dâng phần mười này. Nhiều cái đĩa mà người phòng thủ dùng để ăn bữa được làm bằng đá tương tự như đồ đá được tìm thấy tại Giê-ri-cô thời kỳ đầu.
Trong một buồng kho chứa thiếc và các kim loại khác. Vài buồng kho thì hoàn toàn trống, chẳng có khí mạnh hoặc dấu hiệu gì về ngọn lửa, như vậy trông có vẻ tạo cho ta niềm tin vào cách giải thích của Josephus rằng, kho lương thực nào đó cố tình bỏ lại để người La-mã biết rằng những người phòng thủ Masada chết vì sự chọn lựa của chính họ chứ không phải chết đói. Các buồng kho không bị hư hại hiện nay có lẽ là một trong những cái buồng mà người Xê-lốt đã để lương thực, sau đó người La-mã chiếm và sử dụng só lương thực nầy.
Trong 110 phòng dọc bức tường hầm xây cuốn, và trong những căn nhà của phái Xê-lốt, các nhà khai quật tìm thấy những đống tro tàn có tàn tích của quần áo, dép, đèn, lược và vật dụng "kể về câu chuyện…có lẽ chỉ vài phút trước sự kết thúc, từng gia đình đã cùng gom góp các vật tùy thân ít ỏi rồi nổi lửa thiêu đốt tất cả như thế nào…những đống tro tàn này có lẽ là những cảnh tượng làm mủi lòng chúng tôi nhất trong những cuộc khai quật."

Khám phá gây xúc động nhất là những đoạn của 14 cuộn da dê, trong đó gồm một phần của các sách Sáng Thế Ký, Lê-vi Ký, Phục Truyền luật lệ ký, Thi Thiên, Ê-xe-chi-ên, mà về bản văn cũng như cách đánh vần thì giống y như Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ truyền thống. Họ cũng tìm thấy một đoạn của sách Jbilees nguyên gốc bằng tiếng Hê-bơ-rơ đã bị thất lạc từ lâu, một bản của sách Truyền đạo (Sự khôn ngoan của Ben-Sira), nguyên gốc bằng tiếng Hê-bơ-rơ đã thất lạc, và một phần của cuộn giống y với một cuộn của những Cuộn Biển Chết. Cuộn này dường như nói lên rằng, ít nhất là một số tín đồ khổ tu dòng Essence đến từ Qumran đã tham gia cuộc dấy loạn cùng với tín đồ Xê-lốt. Trong số khoảng 700 mảnh sành có câu khắc được phát hiện, thì 11 mảnh vỡ nhỏ gây sự quan tâm hơn cả, mỗi mảnh mang một tên khác nhau, nhưng đều được viết bởi một người. Một mảnh vỡ có ghi tên "Ben Yair" rất có thể là tên của viên chỉ huy gan dạ. Thực ra những mảnh sành có câu khắc này có thể là do 10 người đàn ông sống sót cuối cùng vẽ để quyết định ai là người trong số họ sẽ giết những người kia trước khi tự sát.

Phần lớn Masada đã được làm cho dễ tiếp cận một cách hấp dẫn đối với du khách ngày nay bằng cách lắp đặt một ô-tô cáp có thể đưa du khách đi vùn vụt trong vài phút từ Biển Chết đến đỉnh cao nguyên. Khách tham quan có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp khắp phía bắc, tây, nam, khắp vùng sa mạc xung quanh đồng vắng Giu-đê, trên độ cao đến nín thở. Về phía đông là Biển Chết xanh biếc cùng bán đảo El Lisan màu trắng xám trông lạ mắt, xa hơn là ngọn núi Mô-áp, từ đó có thể nhìn xuống các công sự bao vây và trại khác nhau của người La-mã và có thể bách bộ xuyên qua các cung điện của vua Hê-rốt, tham quan những nhà tắm cá nhân, chiêm ngưỡng đại sảnh có hàng cột, sàn nhà bằng đá hoa hay ván ghép, những bức tường đầy màu sắc của vua. Du khách có thể ngồi trong nhà hội của người Do-thái, tại đó người ta đã phát hiện những mảnh, đoạn của cuộn Kinh Thánh từ thế kỷ 1 SC, ngắm nhìn những bức tường vừng chắc của pháo đài, những cái cổng kiến trúc cầu kỳ. Bằng trí tưởng tượng, du khách có thể sống lại thời kỳ căng thẳng và khủng khiếp của thành viên Xê-lốt, đã cố thủ trên pháo đài núi, nhìn xuống các binh sĩ La-mã cùng với các phu tù Do-thái bị bắt tại Giê-ru-sa-lem vào 70 SC, thế nào họ đã xây dựng cái dốc thoai thoải bằng đất, để cuối cùng trở thành phương tiện định đoạt số phận của họ.
Du khách dễ dàng rơi vào sự quyến rủ của Masada, và hiểu được dễ dàng tại sao nó trở thành nơi hấp dẫn lớn đối với du khách, một nơi thiêng liêng cấp quốc gia đối với Y-sơ-ra-ên và là nơi lôi cuốn hàng ngàn thanh niên Do-thái của thế hệ chúng ta leo lên đỉnh của nó mỗi chuyến hành hương trang trọng. Trên đỉnh cao của Masada, các tân binh của đơn vị thiết giáp thuộc lực lượng quốc phòng Y-sơ-ra-ên hiện đại, đã tuyên thệ trung thành với câu nói làm cảm động lòng người: "Masada sẽ chẳng bao giờ thất thủ nữa!"