Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Những người tiên phong của lối đi thiên thượng-- 2


Cuộc khủng hoảng đối với trần thế và thiên đàng


Dân số ký  13 :1-3 ; 17-23 ; 27-33 và 14 : 1-3

Chúng ta đã xem xét thực tế và tính chất của phương cách trên trời. Kinh Thánh bắt đầu với việc tạo ra các tầng trời và sự cai trị của các tầng trời. Nó kết thúc với sự xuất hiện từ trời về những gì đã được hình thành bởi trời, theo các nguyên tắc trên trời: thành thánh Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, hàu làm trọn lời này mà chúng ta đã đọc trong Hê-bơ-rơ 11:16 - " Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho họ một thành phố".


Sự xung đột giữa cái trần thế và cái thuộc thiên

Ở đây chúng ta tự nhắc nhở rằng một đặc tính của Cựu Ước trong mỗi giai đoạn là cuộc đụng độ và sự tương phản giữa hai thế giới, hai  trật tự: trên trời và trần thế. Tất cả các đường lối xuyên suốt Cựu Ước, chúng ta đều có yếu tố này-  về thiên thượng thách thức thế giới này, và thấy rõ, trong thế giới này, mà nó sẽ đưa ra và tạo thành theo thứ tự và bản chất của riêng nó, cách thuộc thiên. Không cần phải có một kiến thức sâu xa về Cựu Ước để xác nhận điều ấy.

Tâm trí của bạn lướt nhanh qua câu chuyện của nó và bạn nhận ra rằng bạn đang ở trong sự hiện diện của xung đột  mọi lúc, một sự xung khắc. Đó là cuộc xung khắc giữa trời và đất. Thiên Đàng không hài lòng với thế giới này - rất nhiều mâu thuẩn. Thiên đàng chống lại những gì trong thế giới này, nhưng thiên đàng đang tìm kiếm những gì nó có thể lấy ra khỏi thế giới này để tái cấu tạo lại theo tiêu chuẩn riêng của nó và vì vậy, trong khi bạn tìm thấy sự chống đối của thiên đàng, thách thức của thiên đàng,  thì đồng thời bạn lại tìm thấy thiên đàng, ngay từ lúc khởi đầu, vì nó nắm lấy một dân - một hàng ngũ những cá nhân và một quốc gia – để tách họ khỏi thế giới, ngay cả trong khi còn ở đây trong nó, và bởi một quá trình sâu đậm để khiến họ trở thành một loại, hạng người hoàn toàn khác với mọi người khác; để chiếm hữu được chúng,  nói cách khác, là cho các mục đích thiên thượng.

 Những người Cựu Ước là những người tiên phong của lối đi thiên thượng. Chúng ta đã thấy một chút về những gì có liên quan đến, nhưng nó nhấn mạnh vào thời điểm đặc biệt đó mà chúng ta muốn tập trung tất cả sự nhấn mạnh của chúng ta ngay lúc này. Nó không chỉ là có một phương cách thiên thượng mà khác với - chúng ta biết rằng, chúng ta biết nó trong lòng mình nếu chúng ta đã được sinh ra từ trên, chúng ta đang tiếp thu khi chúng ta đi trên lối đi thiên thượng khác biệt như thế nào so với mọi lối đi–nhưng tâm điểm vào lúc này là đây :  có một điều như sự tiên phong mà phương cách thiên thượng, được kêu gọi vào mối tương giao với trời để tách ra một con đường, để sỡ hữu, để khiến nó có thể cho toàn bộ ý nghĩa của Đức Chúa Trời được hiểu rõ, được giải thích ; một chức vụ cho người khác có thể bước theo. Trước đây chúng ta đã nói rằng có một ý nghĩa mà trong đó mọi người được sanh từ trên cao đều là một người tiên phong, bởi vì cho mỗi người như vậy, lối đi này là mới mẻ cho họ, mà chính họ, và chỉ chính họ mới có thể đi theo được : không ai làm điều đó thế họ được; nó là con đường mới cho mỗi người. Nghề nghiệp hiện tại của chúng ta là hướng về phương diện của nhiệm mạng này.     
 Không có nghi ngờ gì về điều này rằng đa số con cái của Đức Chúa Trời điều biết ít, rất ít về đường lối thiên thượng . Cơ đốc giáo có tổ chức đã trở thành một điều thuộc trần thế rất rộng lớn, với những tiêu chuẩn, quan niệm và nguồn lực trần tục : do đó về phương diện thuộc linh nó trở nên rất hạn chế. So sánh với các tầng trời, thế giới này là một vật rất nhỏ bé. Tôi có ý muốn nói cả về thuộc linh lẫn minh họa. Vương quốc thiên thượng là một điều rất rộng lớn, vượt xa hơn mọi kiến thức và tầm hiểu biết của con người. Ý tưởng của Đức Chúa Trời như các từng trời cao hơn đất, vượt ra ngoài mọi giới hạn quan niệm trần tục, và chỉ khi nào chúng ta thật sự ra khỏi trái đất này, thì một mặt chúng ta mới nhận thấy sự nhỏ bé thảm thương của mình, và mặt khác, chúng ta mới thấy vương quốc vĩ đại to lớn hơn biết bao nhiêu, khi chúng ta có khả năng di chuyển trong nó- tôi muốn nói về lãnh vực thuộc linh. Một nhu cầu to tát, lớn lao về điều này là rằng dân Chúa , Hội thánh của Chúa phải bước vào trong vị trí thiên thượng thật của nó, với khải tượng và sự kêu gọi thiên thượng của nó.

Giờ đây, có điều vĩ đại trong lời tuyên bố đó, nhưng tất cả có nghĩa rằng một ai đó, một số người, đã tiên phong mở đường cho Hội Thánh một lần nữa, để trở lại lãnh vực nơi mà nó đã từng ở vào thuở ban đầu, lãnh vực mà đã đánh mất trong sự thất bại khi không chống cự nỗi với khuynh hướng trần tục hóa liên tục. Tôi nói rằng, một công cụ tiên phong rất cần thiết và phương cách của nó là một phương cách rất đắt giá.

Bây giờ hãy để tôi nhắc lại, những người Cựu Ước là những người tiên phong của lối đi thiên thượng. Đó là điều mà người viết bức thư gởi cho người Hê- bơ-rơ đã trình bày một cách rõ ràng, đặc biêt trong phân đoạn mà chúng ta vừa đọc. Thiên đàng có tiểu chuẩn và nền tảng của nó, và trái đất không thể cung cấp điều đó. Một trong những từ ngữ chìa khóa quan trọng của Cựu Ước là từ ngữ ‘ thánh hóa’, và thánh hóa có nghĩa là tách riêng ra, làm cho thánh khiết, tận hiến, biệt riêng, và chính yếu đó là một điều thuộc linh và hướng nội, chia cách giữa trời và đất. Đức Chúa Trời đã chia hai điều ấy ra, đặt chúng cách biệt nhau, và có sự đặt để cách biệt cả về phương diện thuộc linh, lẫn nội tâm song song.

Vì vậy, bạn nhận thấy rằng những người nầy trong Cựu ước là những người đã được biệt riêng ra trong ý nghĩa này: một điều gì đó đã được ban cho ngay chính giữa trung tâm của bản thể họ, đã khiến họ tách biệt với thế giới này và đem họ vào trong một tiến trình mà toàn bộ đều khác biệt và đối nghịch với tiến trình của thế giới này ; và nếu, dưới sức ép, dưới sự căng thẳng, bởi sự lừa dối không chủ định, có ý thức, hoặc vô thức, khi họ đụng chạm trái đất này, ngay lập tức họ gặp sự lộn xộn-- lập tức họ biết trong nơi sâu thẳm bên trong của mình rằng họ không thuộc về đường lối này và điều duy nhất là  họ phải quay trở lại bằng cách nào đó. Bạn thấy điều đó nhiều lần lặp đi lặp lại. Trời làm chứng chống nghịch lại vị trí của họ ; họ bị gặp rắc rối. Chỉ khi nào họ quay trở lại thì họ mới có thể tiếp tục. Họ được cai trị bởi một tiêu chuẩn khác, thế nên, tiêu chuẩn ấy càng khác biệt thì sự khó hiểu càng lớn.   

Hãy xem xét Ca-in và A-bên. Từ quan điểm của thế giới này, quan điểm của Ca-in là một tiến trình rất xứng đáng. Hãy nhìn từ quan điểm của một người tín ngưỡng của thế giới này, thật khó mà thấy sự sai lầm trong Ca-in, hoặc sự đúng đắn của A-bên là lớn bao nhiêu, hoặc sự tuyệt đối đúng và tuyệt đối sai của hai người này. Tuy nhiên sự cực đúng  của A-bên được bày ra trong cách này. Một người đi thẳng đến thiên đàng. Đó là sự kiện. Ông ta đã đi thẳng đến Đức Chúa Trời và thẳng đến thiên đàng, và người khác thì gặp phải cửa trời đóng lại và một Đức Chúa Trời chối từ.

Bạn hỏi, vậy tiêu chuẩn này là gì? Chỉ là sự khác biệt giữa trời và đất mà thôi. Tiêu chuẩn và nền tảng lối vào của trời thì hoàn toàn khác với tiêu chuẩn và nền tảng của đất – ngay cả cách tôn giáo của trần thế. Người tôn giáo có thể có cùng một Đức Chúa Trời, thờ phượng cùng một Đức Chúa Trời, đem của dâng của mình đến cùng một Đức Chúa Trời, nhưng lại không có lối vào thiên đàng, không có một lối nào cho họ trên con đường thiên thượng cả. Trời có tiêu chuẩn, nền tảng và sự cung ứng riêng của trời, và trái đất không thể nào tìm thấy hoặc cung ứng được. Thật khác biệt. Thực tế là tất cả chúng ta đều đứng lên chống đối khi có một trường hợp được vào thiên đàng. Tôi không nói về vị trí địa lý, nhưng là về sự đến thẳng tới Đức Chúa Trời, tìm thấy một lối mở ra cho thiên đàng. Bạn chỉ có thể vào nơi cung ứng riêng của thiên đàng, và điều đó sẽ hoàn toàn ngược lại với tất cả những tính toan tự nhiên của riêng bạn.

Bạn phải gặp phải điều gì đó mà thiên nhiên không thể chu cấp được. Nếu bạn, giống như Ca-in, lý luận điều này theo cách lý luận của tôn giáo, và dâng hiến theo lập trường đó, bạn sẽ không nhận được điều gì cả. “ Bởi đức tin A-bên đã dâng cho  Đức Chúa Trời một của lễ tốt hơn nhiều so với của lễ của Ca-in, và được xưng công bình, vì Đức Chúa Trời làm chứng cho người rằng Ngài nhậm lễ vật ấy.” ( Hê.11:4). Thiên đàng đã chứng thực. Tôi không  bàn về  thiên nhiên và chi tiết của tất cả những điều này. Tôi chỉ chỉ ra một thực tế - đó là những tiêu chuẩn và những phán quyết của trời thì hoàn toàn khác, và chúng sẽ ném chúng ta vào sự rối loạn hoàn toàn khi chúng ta cố gắng vào thiên đàng, ngay cả bằng cách thức tôn giáo. Ni-cô-đem có thể là một đại diện toàn hảo nhất của hệ thống tôn giáo, nhưng ông ta không thể thâm nhập vào bất cứ nơi nào có liên hệ đến thiên đàng. Thiên đàng làm nên sự cung ứng riêng của nó cho lối vào, và bạn phải có được sự cung ứng của nó. Bạn có thể hỏi hàng ngàn câu tại sao cũng vô ích thôi. Đó là thực tế!

Những người tiên phong là những nhà lãnh đạo

Bây giờ chúng ta hãy chuyển việc đọc sách của chúng ta vào một cuốn sách khác, đó là Dân số ký. Vào chỗ gởi những thám tử ra đi, và chúng ta chỉ tập trung vào hai nhân vật quan trọng đó là Giô-suê và Ca-lép. Bây giờ, bạn hãy lưu ý nhé, tất cả là 12 nhà lãnh đạo đại diện cho 12 chi phái – những hoàng tử của Israel, ( một thuật ngữ quan trọng) những người đại diện điển hình – được kêu gọi trở thành những người tiên phong của đường lối thiên thượng. Nguyên tắc sự lãnh đạo và tính vương hoàng của họ là họ trở thành những người tiên phong. Đó là nguyên tắc người tiên phong.

Nếu bạn là một nhà tiên phong đích thực, bạn là một người lãnh đạo, bạn là một hoàng tử trong tính cách. Nhưng chỉ có hai người trong bọn họ đã biện minh cho sự kêu gọi; chỉ có hai người trong bọn họ trở thành những gì mà toàn thể người còn lại  được xem là đáng được - những người tiên phong.  Thường thường nó chỉ hoạt động như thế. Đó là thiểu số, thật chỉ là thiểu số, thiểu số rất nhỏ chịu làm công việc. Những người khác chỉ có tên mà thôi, và họ không làm gì cả ( Có tiếng mà không có miếng), những người khác có những địa vị chính thức, nhưng họ không làm việc. Vấn đề là – nó đang được thực hiện ở đâu? Tại đây, chúng ta có Giô-suê và Ca-lép.

Một liên kết với quá khứ


Bây giờ chúng ta hãy dành một chút thì giờ để kiểm nghiệm lại tầm quan trọng của hai người này, Giô-suê và Ca-lép. Để bắt đầu, chúng ta hãy nhìn về họ như một liên kết với quá khứ. 

 Ý định của Đức Chúa Trời mà được thực hiện bởi họ đã đưa chúng ta trở về với giao ước của Ngài đối với Ap-ra-ham, vì thế với Giô-suê và Ca-lép, Ap-ra-ham trở nên rất rõ ràng. Ngay lập tức bạn bị bắt buộc phải nhìn lại quá khứ và làm sống lại dòng dõi của ý nghĩa của Áp-ra-ham, như được thực hiện bởi hai người này: bởi vì, như bạn thấy đó, thời điểm mà Giô-suê và Ca-lép được nhìn thấy là một thời điểm đầy khủng hoảng, một giờ khắc của cơn khủng hoảng lớn. Toàn bộ vấn đề bây giờ là – Mục đích của Chúa có được thành hiện thực qua dân tộc này hay không? Đó không phải là vấn đề nhỏ; một cơn khủng hoảng thực sự đã phát sinh. Và họ là những nhân tố quyết định.

Có ba đặc điểm của vị thế của Ap-ra-ham khi nó xảy ra ở đây:

Một dòng dõi thuộc linh và thuộc thiên

Trước hết, có tính năng của một dòng dõi thuộc linh và thuộc thiên. Hãy nhận lấy điều đó – một dòng dõi thuộc linh và thuộc thiên. Chúng ta ngày nay được ở trong một vị trí có lợi thế lớn. Bây giờ chúng ta có, thông qua Đức Thánh Linh, toàn bộ ý nghĩa của Ap-ra-ham. Chúng ta có Tân-ước và tất cả những gì Tân-ước nói về Ap-ra-ham. Chúng ta có toàn bộ sự khải thị qua sứ đồ Phao-lô và bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy qua Tân  ước của chúng ta- -chúng ta không cần phải quay trở lại Cựu ước để tìm kiếm sự hiểu biết-- bây giờ chúng ta có thể thấy, với kinh thánh Tân-ước của mình trong tay, toàn bộ ý nghĩa của Ap-ra-ham; nhờ nó chúng ta có được ánh sáng lớn soi dẫn.

Một dòng dõi thuộc linh và thuộc thiên. Bạn thấy nó liên quan đến Giô-suê và Ca-lép như thế nào và cách họ đón nhận nó. Nhưng dòng dõi khác này của Ap-ra-ham thì không thuộc linh và không thuộc thiên.  Nó đã được giáng xuống đất. Trong những đoạn 13 và 14 của sách Dân số ký mà chúng ta đã đọc, những phản ứng của dân tộc này – họ thô tục làm sao, quá ư trần tục, quá thiếu kém khải tượng, sự sống và khát vọng thuộc linh!  Họ hoàn toàn bị ảnh hưởng trần tục- bởi tầm nhìn của mắt, bởi những thứ ở đây, những khó khăn, con người và núi non. Đối với họ, không còn lối thoát. Còn đối với Giô-suê và Ca-lép, những rặng núi là một lối thoát, không phải là trở ngại. Đã có một lối đi thiên thượng. Nhưng những người khác này không thấy gì về điều đó cả, họ quá trần tục.

Một hậu tự thuộc linh và thuộc thiên  – đó là ý tưởng của Đức Chúa Trời trong Ap-ra-ham mà Tân-ước cho chúng ta thấy rõ.

Một dòng dõi độc quyền

Nhưng ánh sáng lớn nào chúng ta nhận được về điều này? Đó là một điều độc quyền nào đó. Sứ đồ Phao-lô đã biện luận trong thư gởi cho người Ga-la-ti : “ Các lời hứa đã được phán cho Ap-ra-ham và dòng dõi (hậu tự) người. Không nói: và cho các dòng dõi người, như chỉ về nhiều người, nhưng nói và cho dòng dõi người, như chỉ về một người mà thôi.” ( Galati 3:16). Đó là độc quyền. Chúng ta hãy để ra một phút để nhìn xem nó dẫn đến đâu; nhưng hãy chú thích rằng tại đây, Ap-ra-ham càng được quan tâm bao nhiêu thì sự việc lại càng không thể tách rời  và độc nhất với Sa-ra bấy nhiêu.

Thời ấy được chấp nhận cho người đàn ông lấy nhiều vợ, nhưng Chúa đã đóng điều này lại cho Sa-ra. Ap-ra-ham, bị căng thẳng và áp lực, đã cố gắng nối với một dòng khác, bằng phương cách khác – với Ha-ga; nhưng đây là một trong những điểm mà tôi đã có nhắc đến trước đây : một sự thất bại, một lầm lỗi, một sai trật, một sai lầm ngớ ngẫn, dưới một thử thách, với áp lực, bị cưỡng ép; đã ra khỏi dòng thiên thượng và mang hối tiếc cả đời – câu chuyện ấy đã để lại hậu quả cho đến ngày nay. Ông đã phải trở về lại với Sa-ra. Chúa đã đóng cánh cửa này lại, nó là một vấn đề độc nhất. Không phải Ha-ga, hoặc người nào khác, nhưng chỉ bởi người này thôi.

Siêu nhiên trong sự sinh ra và nuôi dưỡng.

Và dòng dõi này mang tất cả nhãn hiệu của thiên đàng. Đó là siêu nhiên trong sự ra đời; một sự bất khả đối với phương cách tự nhiên. Đó là I-sác: và Ap-ra-ham đã bị đóng lại cho điều này, đóng lại để đón nhận một sự can thiệp từ trời. Điều này
không thể có một sự tồn tại, là một lần duy nhất trong lịch sử, trừ phi trời nhìn thấy nó.

Đức Chúa Trời đã thật đặc biệt về điều đó. Đôi khi Ngài chỉ cho chúng ta thấy Ngài đặc biệt thế nào về điều đúng khi để cho chúng ta thấy sự khủng khiếp của điều sai trật. Chúa không chỉ để cho một điều sai lầm qua đi; một lỗi lầm, một sai lầm.. đi qua như vậy . Lắm khi chúng ta bị khổ sở vào cuối đời mình bởi một bước đi sai lầm. Đức Chúa Trời sẽ nắm giữ điều đó, để chúng ta có thể thấy. – Không, cách đúng đắn là một cách quan trọng, nó không phải chỉ là một tùy chọn. Cái thuộc thiên là con đường, và bất cứ một sự thay thế nào để đi đến đó đều không được chấp nhận cho qua như thử nó không là vấn đề vậy. Chúng ta khám phá ra rằng nó không thành vấn đề; và vì vậy mà nó ở đây. Trời phải làm điều này, hoặc là nó không bao giờ được thực hiện, bởi vì nó ở trong phương cách thiên thượng.  Chúng ta phải học ở điều này nhiều biết bao nhiêu, và vẫn cứ tiếp tục học, về nguyên tắc đó! Nó giải thích một lối cư xử lớn lao đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Chúa nắm giữ chúng ta trong tay Ngài.

Nguyên tắc của sự chết và sự sống lại

Đúng vậy, nhưng không phải chỉ có I-sác mới là một sản phẩm của thuộc thiên bởi sự can thiệp thiên thượng, bởi một phép lạ, nhưng chúng ta còn thấy Chúa đang nhấn mạnh quyền ấy thông qua việc sau cùng là khi đòi hỏi dâng I-sác như một của lễ hi sinh. I-sác đã được ra đời như một phép lạ, bởi sự can thiệp từ trời, nhưng còn có điều gì đó xa hơn nữa phải được thực hiện: ông phải bị chết đi và sống lại từ kẻ chết. Đây là điều vĩ đại của Chúa phải thực hiện và phê chuẩn. Phao-lô đã nói điều gì trong thư Rô-ma 1:4 “ được công bố là Con của Đức Chúa Trời với quyền lực, theo Linh của sự thánh khiết, bởi sự sống lại từ cõi chết”, có thể được trình bày rõ ràng “được phê chuẩn là Con của Đức Chúa Trời..bởi sự sống lại’, và đó là I-sác, được phê chuẩn cách thuộc thiên.

Điều đó chứa rất nhiều lịch sử thuộc linh của riêng chúng ta trong đó. Chúng ta không những chỉ được sinh lại bởi phép lạ và sự can thiệp thiên thượng; điều này còn phải được phê chuẩn suốt chặng đường nữa.  Đức Chúa Trời đang yêu cầu sự bảo dưỡng về sự sống này bởi sự sống phục sinh và sự sống phục sinh không có ý nghĩa trừ phi chúng ta biết điều gì đó về sự chết. Chúa đang giữ gìn chúng ta trên lập trường thiên thượng. Đó là ý nghĩa của I-sác: không những đặt chúng ta trên lập trường thiên thượng, nhưng còn giữ chúng ta trên lập trường thiên thượng bởi những biểu hiện liên tục về sự phục sinh, khi sự phục sinh duy nhất sẽ cứu vãn tình thế. Sau hết, không thành vấn đề đối với việc chúng ta bắt đầu cuộc sống tín đồ thế nào – rằng chúng ta có một kinh nghiệm tuyệt vời về sự tin Chúa và có thể ghi chép lại trong sổ tay khi nào nó xảy ra và ở đâu – rằng nó có thể là điều tốt, nhưng nó phải được phê chuẩn liên tục bởi biểu hiện của sự phục sinh. Chúng ta phải được gìn giữ trên lập trường này. Và đó là phương cách thiên thượng.

 Phương cách của sự tiên phong theo con đường thiên thượng luôn cứ nhận biết  và lại nhận biết ý nghĩa của sự chết và tình trạng của nó, để biết ý nghĩa của sư phục sinh và sự vĩ đại của nó. Đó là phương cách tiên phong. Hội Thánh phải đi con đường đó; nhiều sự khải thị của Chúa bày tỏ cách đó, nhiều con cái của Chúa đã đi con đường đó – để giữ cho lối đi thiên thượng luôn sống động và chấm dứt tình trạng khô hạn của trần thế mà luôn theo đuổi hay làm mất năng lực của đời sống tín đồ. Chúng ta phải biết nó có thật như thế nào.

Ap-ra-ham đã đến lúc biết được rằng cơ nghiệp của ông là ở trên trời. Tôi luôn luôn nghĩ nó là một điều tuyệt vời, phương diện này của cuộc sống và kinh nghiệm của Ap-ra-ham, dưới bàn tay của Đức Chúa Trời : Không có nghi ngờ gì khi lần đầu tiên ông bắt đầu lên đường, theo lệnh của Đức Chúa Trời, ông đã thông giải những lời hứa ấy theo phương cách rất là trần tục và hạn hẹp. Không có nghi ngờ gì để bắt với điều mong đợi của ông là rằng chúng chắc phải được hoàn thành và  thực hiện theo cách này hay cách khác; nhưng càng sống lâu hơn ông càng trở nên ý thức rằng đó không phải là cách này hay cách khác, nó là điều gì đó lớn hơn ông nghĩ khi ông khởi sự, điều gì đó nhiều hơn nhiều và khác hơn nhiều.

Ông tiếp tục, và ông là một trong những người được bao gồm trong lời này – “ Tất cả họ đều đã chết trong đức tin, không nhận được điều đã hứa, nhưng đã thấy và chào đón chúng từ xa…Nhưng bây giờ họ mong muốn một quê hương tốt hơn, đó là một quê hương ở trên trời.” Khi Chúa nói ‘Ta sẽ đem ngươi đến một quê hương.’( Sáng thế 12:1), Ap-ra-ham trong nơi đầu tiên đã nghĩ rằng đó là ở dưới đất này; cuối cùng thì ông nhận ra rằng nó không ở đây. Ông đã thấy và có một nhận thức: như Chúa Jesus đã nói, “ Cha các ngươi là Ap-ra-ham đã nức lòng nhìn thấy ngày của Ta; người đã thấy rồi và mừng rỡ.” ( Giăng 8:56) “ Đã thấy chúng và chào đón chúng từ xa”.

Và vì vậy mà sứ đồ Phao-lô đã đem chúng ta trở lại chỗ này, trong lá thư ông gởi cho người Ga-la-ti “ đối với dòng dõi của người, đó là Đấng Christ”. “ Ông không nói, cho các dòng dõi ngươi, như nhiều người; nhưng chỉ cho một, một người mà thôi, đó là Đấng Christ” ( Ga. 3:16). Christ là câu trả lời cho mọi điều về cơ nghiệp của Ap-ra-ham.

Nhưng Đấng Christ, Đấng Christ thiên thượng, là hiện thân của tất cả những gì trên trời. Chúng ta không biết Đấng Christ theo xác thịt. Đấng Christ thuộc thiên theo thể yếu. Bạn thấy bản chất thiên thượng của dòng dõi này. Bạn có thể thâu tóm tất cả điều đó vào trong Giô-suê và Ca-lép. Ai sẽ là người thừa kế, chiến thắng và chiếm hữu được.  Nó không thuộc vào đám đông bị gắn chặt với trần thế, có đầu óc trần tục. Họ sẽ bị hư mất trong trần gian của họ, trần gian sẽ là nhà tù và nhà mồ của họ.

Họ sẽ bị thay thế bởi một thế hệ khác với một sự cấu tạo khác – được đại diện bởi Giô-suê và Ca-lép, người đầu tiên của một thế hệ mới- là những người sẽ chiếm hữu. Họ là những người tiên phong của lối đi thiên thương và sự đầy dẫy thiên thượng. Nhưng họ đã phải chịu đựng gian khổ sâu đậm  vì nó biết bao nhiêu. “Nhưng tất cả hội chúng bảo ném đá hai người.” ( Dân số 14:10). Tiên phong luôn là một phương cách đầy đau khổ và đắt giá, ngay cả giữa vòng họ, không phải là người đời – nhưng là những người bước đi bằng danh của dân Đức Chúa Trời.

Vâng, người tiên phong của con đường thiên thượng luôn luôn như thế đấy: một dòng dõi có tính thiên thượng, và luôn được phê chuẩn là thuộc thiên bởi sự cần thiết cho những sự can thiệp lặp đi lặp lại của thiên đàng để giải thoát, để giải cứu , để tiếp tục. Nó là sự thật cho đời sống thuộc linh. Chúng ta chắc sẽ không tiếp tục xa hơn trên một phương cách nhỏ nhoi, chúng ta phải dừng lại, nó luôn lại là sự tận cùng của chúng ta, nếu như không có sự can thiệp đúng lúc từ trời, nếu nó không được Chúa chứng thực cho sự kiện rằng chúng ta thuộc về trời.  Và Chúa đang làm điều đó. Cho nên, tất cả điều này được thấy rõ ràng là được hoàn thành trong Đấng Christ, dòng dõi thiên thượng này. Sự sinh ra của Ngài là một sự can thiệp thiên thượng, một phép lạ. Tại buổi lễ bap-têm của Ngài, trời đã mở ra một lần nữa và chứng thực , “Này là Con Yêu Dấu của Ta.” Còn Thập tự giá của Ngài thì sao? Nó có vẻ như không có nhiều sự can thiệp từ trời.

Nhưng hãy chờ xem: đừng quên rằng Kinh Thánh Tân ước không bao giờ chỉ nói về thập tự giá của Đấng Christ về mặt sự chết mà thôi. Trong kinh Tân ước, thập tự giá có hai chiều sinh đôi– sự chết và sự phục sinh. “ Các ngươi đã mượn tay độc ác để đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi: nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại.” ( Công vụ 2:23,24).  Thế giới đã thực hiện tất cả những gì nó có thể làm, đã dốc hết sức để tiêu diệt Ngài.

Quyền lực của sự ác đã kiệt lực. Điều gì có thể được thực hiện hơn nữa? À rồi, bây giờ trời đến và làm hỏng tất cả và khiến Ngài sống lại: chứng thực Ngài thuộc về trời chứ không thuộc về thế giới này. Ngài không phải là tài sản, không phải là đồ chơi, hoặc của thế giới này hoặc của quyền lực sự dữ đang cai trị thế giới này. Ngài thuộc về trời: và trời đã can thiệp, và không những làm cho Ngài sống lại, mà còn đem Ngài lên, ra khỏi và ban cho Ngài quyền cai trị.

Lịch sử thuộc linh của Ngài là lịch sử thuộc linh của những người tiên phong của con đường thiên thượng. Ngài là Đấng Tiên phong,“ thấu vào phía trong màn; trong nơi thánh mà Chúa Jesus đã vào như Đấng đi trước của chúng ta.” (Hê.6:19,20), lá thư gởi cho người Hê-bơ-rơ nói vậy.
Một sự liên kết giữa thất bại và thực hiện

Một điều khác mà với nó giai đoạn hiện thời này sẽ đóng lại như một khía cạnh hậu thuẩn cho Giô-suê, Ca-lép đối với Ap-ra-ham. Họ, cũng như Ap-ra-ham và tất cả những người tiên phong, là một liên kết giữa thất bại và thực hiện. Bạn liếc nhìn vào thế giới ngay khi “ Đức Chúa Trời  vinh hiển đã hiện ra với tổ phụ chúng ta là Ap-ra-ham” ( Công vụ 7:2), tại U-rơ của xứ Canh-đê. Bạn nhìn vào thế giới và bạn tìm điều thuộc về trời, và rồi bạn sẽ tìm thấy nó ở đâu? Nơi nào tất cả tư tưởng của Đức Chúa Trời cho điều gì đó của thiên đàng? Dường như một lần nữa bị biến mất.  Dường như không có một lời chứng nào đối với ý tưởng thiên thượng của Đức Chúa Trời - một dân tộc thiên thượng, một lời chứng thiên thượng, một điều gì đó mà đại diện  và mô tả ý tưởng thiên thượng. Nó ở đâu? “ Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra với tổ phụ chúng ta là Ap-ra-ham.” Và ông trở thành mối liên kết giữa sự thất bại và sự thực hiện.

Giô-suê và Ca-lép đã tóm bắt được điều đó. Đây là câu chuyện của sự thất bại trong đồng vắng. Nhưng đối với họ, tình trạng thuộc thiên ở đâu? Nhưng đối với họ, nơi nào là ý tưởng của Đức Chúa Trời? Tuy nhiên Đức Chúa Trời chưa bỏ cuộc. Nó có vẻ như hoàn toàn bị biến mất; nó giống như thế nhiều lần. Nhưng trời lại can thiệp, và củng cố một mối liên kết giữa thất bại và sự khải hoàn của thiên đàng. Mối liên kết này là người tiên phong. Chúa phải có một công cụ như thế để kiểm soát chống lại sự thất bại và mở ra một phương cách thiên thượng một lần nữa cho thực hiện.

Bạn có thể tự hỏi “ Điều gì phải xảy ra với tôi?” Bạn đang nói ‘ Đúng rồi, đây là những ý nghĩ tuyệt vời: nó hoàn toàn thật, hoàn toàn rõ ràng rằng nó có thật trong Kinh Thánh : nhưng làm sao nó có thể ảnh hưởng trên chúng ta?’  Phải, nó chỉ xảy ra thế thôi. Một người không thích gặp phải một cách nguy kịch về một tình huống, và cho dù có nói gì đi nữa trong phương hướng này, thì luôn luôn rời khỏi phòng ở để tìm đến một điều gì đó rất quí giá của Chúa mà vẫn còn tồn tại trên đất. Đó là để bàn cãi một cách rộng rãi. Chúng ta vẫn luôn rơi vào cách này. Nhu cầu to lớn nhất của các Cơ đốc nhân ngày nay đó là được phục hồi lại sự đầy trọn của ý tưởng thiên thượng của Đức Chúa Trời.

 Họ đã định cư ở một điều gì đó thấp kém. Họ trở nên bị bao bọc bởi điều gì đó kém cỏi và bởi cái khác cách rộng rãi. Luôn luôn giống như vậy. Kinh Thánh Tân Ước đã được viết hầu như hoàn toàn vì nó. Dân của Chúa cũng luôn làm điều ấy ít nhất trong khi bị nguy hiểm – ít nhất trong cơn nguy. Họ bị sức hút thuộc linh hướng về thế giới này nà mất đi lời chứng thiên thượng bằng cách này hay cách khác. Áp lực luôn có mặt ở đó để kéo họ xuống, và Chúa cần những đời sống mà đã thấy– mà đã trở nên giống như cuộc sống của những người mà chúng ta nghĩ đến trong lần suy gẫm cuối cùng của chúng ta--, cho những người mà trọng tâm sức hút của cuộc sống đã chuyển từ thế giới này lên trời, trong những người đó có mang ý nghĩa này – dù cho họ có thể diễn giải nó hay không, dù cho họ có thể đặt nó trong một hệ thống của lẽ thật, của giáo lý, của sự dạy dỗ kinh thánh hay không – có ý nghĩa này --đó là họ ở trong hàng ngũ của định mệnh vĩ đại nào đó mà vượt ra ngoài những gì thế giới này có thể chu cấp, rằng họ đã được gắn chặt bởi một điều gì đó mà họ chỉ có thể nói là sự kêu gọi thiên thượng, mà đã nắm giữ họ.

Tôi sẽ nói nhiều hơn về điều này về sau đây; nhưng Chúa cần một dân như vậy, những người không thể hài lòng với những điều như chúng hiện có: đó không chỉ là vấn đề của trí óc, của lý trí gì cả. Nó ở bên trong họ; họ biết rằng Đức Chúa Trời đã thực hiện điều gì đó. Bởi vì Đức Chúa Trời đã làm gì đó, họ được giao thác vào một điều gì đó lớn hơn nhiều so với những giới hạn nghèo nàn của cuộc sống này và thế giới này. Nội tâm, họ được nối kết với điều gì đó to tát hơn. Tôi nói một lần nữa, có thể họ không thể giảng dạy nó, nhưng họ biết nó. Chúng ta sẽ không bao giờ trở nên hữu dụng cho Chúa vượt bên ngoài  khải tượng của mình, khải tượng chân thật truyền dẫn Đức Chúa Trời vào ta, vượt ra ngoài tầm với của tấm lòng chúng ta. Thước đo khải tượng của chúng ta sẽ xác định thước đo sự hữu dụng của chúng ta. Ồ, thước đo không thể đo lường được của thiên đường trong tấm lòng của một người! đó là nhu cầu ngày nay.

Hãy cho tôi kết thúc bằng cách nói một lần nữa rằng, trong khi đó là sự kêu gọi thuộc thiên về những gì mà các sứ đồ nói quá nhiều, đó là phương cách khó khăn nhất hiện nay – nó chất đầy mọi loại khó khăn; nhưng nó là sự thực, nó có thực và nó là cuối cùng, đối với thiên đường nó là một bản chất, một quyền lực, một cuộc sống, một trận tự mà được tiền định phải tràn dẫy thế giới này và vũ trụ này.

T.Austin-Sparks