CHƯƠNG MỘT SÁNG THẾ KÝ LÀ SỬ KÝ HAY SÁCH KHOA HỌC?
Đã chẳng có phần nào trong Thánh Kinh mà lại có nhiều chống đối của các “học giả” liên quan đến nguồn gốc của nó, và bị thiên hạ thích công kích hơn chính chương đầu tiên của bộ sách ấy. Chúng ta đã được khẳng định rất nhiều lần rằng những lời truyền dạy trong chương sách này vốn xung khắc kinh niên với các kết luận có giá trị nhất của khoa học được cho là xác lập hiện đại. Ngay cả một vị giáo sư thần học hàng đầu của một viện đại học được cho là của Cơ-đốc giáo, cũng từng tuyên bố rằng “chẳng có ai đã biết Sử ký hoặc khoa học là gì, lại dám nghĩ đến việc nên gọi chương thứ nhất của Sáng Thế ký là sử ký hay sách khoa học”.
Thế nhưng, bất chấp câu khẳng định quả quyết ấy, nhiều nhân vật từng nổi danh là sử gia vượt hẳn điều mà vị giáo sư thần học kia có thể trông mong, lại khẳng định với chúng ta rằng Sáng 1:1-31 không những chỉ là sử ký, mà còn là chính nền móng của lịch sử nữa. Nhiều người khác đã tự bảo đảm được cho mình một địa vị trong giới khoa học mà vị giáo sư kia chẳng bao giờ trông mong có thể đạt tới được lại quả quyết với chúng tôi này chương sách ấy hoàn toàn nhất trí với tất cả những gì đã được biết một cách khoa học của lịch sử địa cầu hồi nguyên thuỷ và thời kỳ đầu tiên. Chẳng hạn như Lord Kalvin, nhân vật được giới khoa học rất trọng vọng hiện nay, đã nói: “Khoa học vật lý đã chẳng có gì để nói trái với cái trật tự sáng tạo đã được đưa ra trong Sáng Thế ký”.
CHIỀU DÀI CỦA MỘT NGÀY
Sau khi đã nói như thế rồi, xin chúng ta đến với những chỗ khó hiểu đặc thù (cụ thể) trong chương một Sáng thế ký. Kẻ phản bác hay nói với chúng ta rằng “chương một Sáng Thế ký bảo rằng thế gian này được tạo dựng trong sáu ngày, mỗi ngày là hai mươi bốn giờ, trong khi tất cả những ai am hiểu khoa học hiện đại cũng biết rằng thế giới như đang có hiện nay đã phải trải qua nhiều triệu năm để hình thành”. Phản bác này nghe rất xuôi tai, nhưng kẻ đưa nó ra chứng tỏ mình hết sức dốt nát về Thánh Kinh.
Bất cứ ai quen thuộc với cách sử dụng từ ngữ của Thánh Kinh đều biết rằng cách dùng chữ ngày không hề bị giới hạn trong một giai đoạn là hai mươi bốn giờ. Nó thường được dùng để nói lên một giai đoạn không hạn định. Thí dụ trong Giô-suê 3:18-20 giai đoạn một ngàn năm đã được đề cập là một “ngày”. Trông Xa-cha-ri 2:10-13 giai đoạn một ngàn năm cũng được đề cập là một ngày, rồi cả trong Xa-cha-ri 13:1-2 và 14:9 nữa. Thậm chí ngay trong chương hai của Sáng thế ký, cả giai đoạn gồm sáu ngày của phần ký thuật trong chương một cũng được đề cập là một “ngày” (Sáng 2:4 - trong “ngày” Giê-hô-va Đức Chúa Trời dựng lên trời và đất).
Thiết tưởng chẳng có chi là cần thiết để phải lý giải cái ngày của 1:1-20 là những ngày theo mặt trời, gồm hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Chúng có kể là những giai đoạn dài không hạn định. Nhưng có thể có người sẽ nói: “Làm như thế là xuyên tạc Kinh điển, khiến nó phù hợp với các kết luận của khoa học hiện đại”. Kẻ nào nói như thế chỉ chứng tỏ mình dốt nát về cách lý giải sử ký của Thánh Kinh mà thôi. Ngay từ hồi thế kỷ thứ tư, nghĩa là nhiều thế kỷ trước khoa học hiện đại và các kết luận mà người ta mơ tưởng đó, St Augustine đã lý giải ngày của 1:1-20 là những giai đoạn thời gian, y như từ ngữ ấy vẫn ngụ ý nói ở nhiều chỗ khác trong Thánh Kinh.
THỨ TỰ CỦA CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO
Một luận điểm khác chống lại sự thật và tính chính xác của phần ký thuật về công trình sáng tạo đã được đưa ra trong 1:1-20 là nói rằng ánh sáng đã có trước khi có mặt trời. Có người sẽ nói: “Nói rằng ánh sáng có trước mặt trời là phi lý, vì mặt trời là nguồn sáng”. Kẻ nói như thế chứng tỏ mình dốt khoa học hiện đại. người nào từng làm quen với lý thuyết về tinh vân đã được các nhà khoa học hiện đại nói chung thừa nhận, đều biết rằng đã có nhiều thời đại của ánh sáng vũ trụ trước khi mặt trời được phân biệt với khối tinh vân phát sáng nói chung như một thiên thể riêng biệt. Tuy nhiên, kẻ phản bác lại cãi, chống lại tính chính xác của 1:1-20 rằng thứ tự của 1:1-20 không phải là trật tự đã được các công trình điều nghiên của khoa học hiện đại xác nhận. Nhưng đây là một quyết đoán không được chứng nghiệm.
Tôi vốn được đặc ân học về địa chất học với ông hoàng của của các nhà địa chất học, từng được giới có thẩm quyền tuyên bố là nhà tư tưởng khoa học vĩ đãi nhất của thế kỷ mười chín ngoại trừ Charles Darwin, tức Giáo sư James SD. Dana, của Vioện Đại học Yale. Có lần Giáo sư Dana đã nói trước mặt tôi rằng một lý do khiến ông tin Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời, ấy là vì sự hài hoà kỳ diệu của cái trật tự sáng tạo đã được đưa ra trong Sáng Thế ký với những gì mà công cuộc sưu tầm nghiên cứu rực rỡ nhất của khoa học đã khám phá ra. Cũng xin lưu ý những gì chúng tôi trích dẫn lời của Lord Kelvin ở phần đầu chương này.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng các nhà khoa học luôn luôn thay đổi quan điểm của họ về đâu là thứ tự chính xác của công trình sáng tạo vũ trụ. Gần đây, các phát giác mới đã lật đổ các thuyết về vấn đề tạo thiên lập địa do nhiều nhà khoa học chủ trương. Thoạt đầu, các thuyết của họ có vẻ như không hoà hợp với cái trật tự đã được đưa ra trong chương 1 của Sáng Thế ký, nhưng các phát kiến gần đây đã đưa các thuyết ấy đến chỗ hài hoà với cái trật tự đã được trình bày trong chương đầu tiên đó của Kinh điển.
Thiết tưởng chẳng cần chi phải nói thật chi tiết liên quan đến cái trật tự tạo thiên lập địa mà khoa học hiện đại và Sáng 1:1-20 đã dạy. Quả thật là có rất nhiều lý do để nghi ngờ biết cứ điều gì trong1:1-20 sau câu 1, liên quan đến công trình sáng tạo vũ trụ hồi nguyên thuỷ. Dường như đúng hơn là tất cả các câu sau câu 1 đều ám chỉ một công cuộc tái tạo cho thích hợp cái thế giới đã được tạo dựng từ trước rồi, nhưng sau đó đã bị nhận chìm trong cảnh hỗn mang do tội lỗi của một dòng giống tiền A-đam nào đó, để sẽ được dùng làm nơi cư trí cho dòng giống hiện đang chiếm ngụ nó, tức là dòng giống của A-đam?
Vô hình và trống không
Lý do để nghĩ như thế, trước hết, là do của từ ngữ đã được dịch ra “vô hình và trống không” (1:2) vốn được dùng ở nhiều chỗ khác trong Thánh Kinh để chỉ tình trạng sự việc mà Đức Chúa Trời đã khiến xảy ra trên nhiều người và nhiều nơi như là một hình phạt dành cho tội lỗi của họ. Thí dụ như trong Ê-sai 34:11 chúng ta đọc thấy sự đoán xét mà Đức Chúa Trời sẽ giáng trên Y-đu-mê (Ê-đôm) là sự trừng phạt dành cho tội lỗi của họ với lời lẽ là “Chúa sẽ giáng trên đó cái dây lộn lạo và thước thăng bằng tiếng không”. Các từ ngữ Hy-bá-lai văn được dịch ra là “lộn lạo” (hỗn loạn) và “trống không” cũng chính là các từ ngữ đã được dịch là “vô hình và trống không” trong Sáng 1:2.
Chúng ta lại đọc thấy trong Giê-rê-mi 4:23-27 “Tôi (nhìn) xem đất: này là vô hình và trống không” và vân vân. Trong cả hai trường hợp, mấy chữ vô hình và trống không đều ám chỉ cảnh đổ nát mà Đức Chúa Trời đã sai đến như một sự trừng phạt đối với tội lỗi, nên thiết tưởng có thể đoan quyết đến mức độ rất cao rằng chúng cũng có nghĩa tương tự như trongSáng 1:1-20.
Không được dựng nên trống không
Lý do thứ hai cho cách lý giải này còn vững vàng hơn nữa, tức là Thánh Kinh đã minh nhiên tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đã không dựng nên một địa cầu “trống không” (Ê-sai 45:18). Từ ngữ đã được dịch ra là “trống không” ở đây cũng chính là chữ đã được dịch ra là “vô hình” trongSáng 1:2. Trong bản Revised Version ở 1:2 và Ê-sai 45:18 từ ngữ ấy đều được dịch ra là “trống không”.
Thế thì, đây là một lời tuyên bố rõ ràng và cụ thể trong Thánh Kinh rằng Đức Chúa Trời đã không tạo dựng nên một địa cầu “vô hình” (hay đúng hơn là “trống không”) cho nên rõ ràng là Sáng Thế ký đã không ám chỉ công trình sáng tạo nguyên thuỷ. Từ ngữ đã được dịch ra “là” trong1:2 có thể được dịch ra hoàn toàn đúng với đặc tính của nó, là “trở thành”; vậy câu 1:2 sẽ là “Vả, đất đã trở thành vô hình và trống không”.
Trong trường hợp đó, thì ở 1:1 chúng ta có phần ký thuật thật sự của công trình sáng tạo vũ trụ. Nó rất ngắn gọn, nhưng đã diễn tả thật đầy đủ, đầu dẫy tính cách dạy dỗ và gợi ý thật lạ lùng. Trong 1:2chúng ta có một phần ký thuật ngắn gọn nhưng nhiều gợi ý về thế nào địa cầu đã sa vào, đã trở thành cảnh hoang vu và trống không, có thể là do tội lỗi của một dòng giống tiền A-đam nào đó. vậy, mọi sự sau câu hai đều không mô tả công trình sáng tạo nguyên thuỷ của địa cầu, nhưng là một công cuộc tái tạo nên mới cho một dòng giống mới mà Đức Chúa Trời sắp đưa đến cho địa cầu - là dòng giống của A-đam. Cả như nếu chúng ta cứ để động từ là lại trong 1:2 mà không thay nó bằng động từ trở thành, nó cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến cách lý giải về phương diện chất liệu.
Nếu trên đây là cách lý giải đúng cho chương ấy (và luận cứ để lý giải như thế có vẻ khá dứt khoát) thì là dĩ nhiên, phần ký thuật này không thể có xung khắc gì với bất kỳ một phát kiến địa tầng đều có trước giai đoạn đã được mô tả ở đây. Sự nhất trí về thứ tự như đã được sắp xếp trong1:1-20 với thứ tự mà khoa học đã phát giác sẽ được giải thích bằng sự kiện Đức Chúa Trời luôn luôn làm việc theo một thứ tự tiến triển từ thấp lên cao.
THỜI CỔ ĐẠI CỦA CON NGƯỜI THEO THÁNH KINH
VÀ THEO KHOA HỌC
VÀ THEO KHOA HỌC
Có một trong nhiều vấn đề từng gây lúng túng cho nhiều học giả Thánh Kinh ngày nay, là làm thế nào để hoà giải niên đại học (chronology) của Thánh Kinh với những phát kiến đã có về thời tiền sử của loài người. Có người bảo rằng niên đại học theo Thánh kinh chỉ cho phép có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế, nhưng các nền văn minh của Ai-cập và Ba-by-lôn lại đạt mức phát triển rất cao trước cả Chúa Cứu Thế đến bốn ngàn năm. Nếu chỉ có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế mà thôi, thì lẽ dĩ nhiên tổng cộng chỉ có khoảng sáu ngàn năm cho cả kỷ nguyên của nhân loại, mà các sử gia mà khoa học gia lại phăng lui lịch sử của nhân loại đến tận mười ngàn năm hoặc hơn thế nữa. Chúng ta phải hoà giải các sai biệt rõ rệt đó như thế nào?
CÁC DỮ KIỆN BẤP BÊNH
Trước hết, xin nói rằng các dữ kiện phổ biến đã được nhiều sử gia thừa nhận không phải đều là chắc chắn cả. Thí dụ, khi đưa ra các niên đại của các vương triều Ai-cập, thì các dữ kiện mà các kết luận ấy dùng làm cơ sở rất khó có thể được xem là có tính cách quyết định. Các phát kiến vốn được căn cứ vào các ghi chép cổ khẳng định rằng vương triều đi trước chúng phủ trùm những giai đoạn được gọi tên như thế, nhưng chẳng có ai quen thuộc với thói quen cổ xưa của phương Đông là hay cường điệu (thêm thắt, phóng đại) lại chịu chấp nhận các khẳng định liên quan đến chiều dài của các vương triều ấy mà không hết sức thận trọng. Nếu các quan điểm về thời tiền sử bao la đó của nền văn minh Ai-cập cũng như của các nền văn minh cổ xưa của Ni-ni-ve và Ba-by-lôn được thừa nhận khá rộng rãi, thì chúng đã không hề được chứng nghiệm bất cứ là về phương diện nào. Chúng ta càng cần phải chờ cho có thêm nhiều ánh sáng hơn nữa.
CÁC BẢNG GIA PHẢ TRONG KINH ĐIỂN
Thật ra bảo rằng chỉ có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế thì chẳng có gì quyết định dứt khoát cả. Niên đại học theo Giám mục Ussler thấy trong phần ghi chú bên lề của phần lớn các bộ Thánh Kinh Phù Dẫn dĩ nhiên không phải là một thành phần của chính bộ Thánh Kinh, nên tính chính xác của nó là hoàn toàn đáng ngờ. Nó đã được đặt trên nền tảng là giả định rằng các bảng gia phả trong Kinh điển đều có ý định được ghi lại thật đầy đủ; nhưng khi nghiên cứu thật kỹ các bảng gia phả trong Kinh điển, thì người ta thấy rõ ràng rằng chúng đã không được ghi lại với ý định là chúng đều đầy đủ, mà nhiều khi chỉ có một số tên nhân vật nổi tiếng mà thôi.
Thí dụ như bảng gia phả trong Xuất 6:16-24 nếu được cho là một bảng gia phả đầy đủ, có tên của tất cả mọi người, thì lại bảo rằng Môi-se là chắt nội của Lê-vi, dù giữa họ đã có đến 480 năm chen vào. Rồi cũng có lý do để thắc mắc là chẳng hay các danh sách trong Sáng 5:1-32 và11:1-33 có đầy đủ hay không. Ta có thể nói rằng chiều dài của thời gian từ A-đam đến Nạn Lụt, và từ Nạn Lụt đến Áp-ra-ham, đã không hề được ghi lại trong Kinh điển, tuy giai đoạn từ Giô-sép đến Môi-se (Xuất 12:40) và giai đoạn từ khi Xuất Ai-cập cho đến lúc xây đền thờ (I Vua 6:1) thì có được ghi lại.
Sự kiện chỉ có mười tên trong mỗi danh sách cũng gợi ý rằng có lẽ đã có một sự thu xếp tương tự trong chương thứ nhất của sách Ma-thi-ơ. Công thức đều đặn là: A. được ...tuổi thì sinh ra B. Và A. sống...năm sau khi đã sinh ra B. B. sống.....tuổi, sinh nhiều con trai con gái. B. được......tuổi khi sinh ra C., v..v.
Động từ được dịch là “sanh” nhiều khi đã được dùng không phải là chỉ một hậu duệ cận tiếp, nhưng là nhiều thế hệ kế tiếp nhau. Thí dụ Xinh-ba đã được bảo là sanh đến các chắt nội của bà (Sáng 46:18). Từ ngữ Hy-bá-lai văn được dịch là “sanh” trong câu này cũng chính là từ ngữ đã được dịch ra là “sanh” trong những khúc sách khác. Bi-la được bảo là đã sanh các cháu nội của bà (46:25). Ca-na-an được bảo là đã sanh ra toàn thể nhiều dân tộc (10:15-18).
Thế là chúng ta đã thấy rằng trong công thức đã viện dẫn trên đây, ý nghĩa vốn không nhất thiết rằng B. quả thật là con trai của A. Nói cho đúng hơn, thì B. có thể đúng là con trai A, nhưng cũng có thể là một hậu duệ xa xôi, cách nhiều đời của A. Có lẽ đã có nhiều thế kỷ chen vào giữa A và B. Lẽ dĩ nhiên, đã không hề có ý định niên đại học nào khi viết về các nhân vật này cả. Chủ đích của chúng không hề nhằm chứng minh cho tuổi thọ của thế giới. Do đó, chúng ta thấy không nhất thiết là có xung khắc thật sự giữa niên đại học đích thực của Thánh Kinh với bất luận một phát kiến sử học hiện đại nào về thời cổ đại của loài người.