Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

CÓ TIẾNG LÀ SỐNG MÀ LÀ CHẾT-

Chúa Giê-su phán về mình; “Ta là ...sự sống” (Giăng 14:6). Chúa nói về nguồn gốc sự sống của Ngài: “Như Cha hằng sống đã sai Ta, và Ta sống bởi Cha...” (Giăng 6: 57). Sứ đồ Giăng nói về Chúa Giê-su, “Trong Ngài có sự sống” (Giăng 1:4).

 Đây là sự sống zoe, sự sống của Đức Chúa Trời, sự sống siêu nhiên, vĩnh hằng. Sự sống là một thân vị, không phải là một sức sống của Ngài. Sự sống zoe là Ngài và Ngài là sự sống.

Trong Thi thiên 110, Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa Giê-su, “Trong ngày lâm chiến dân ngươi sẽ hiến mình tình nguyện; Từ lúc sáng sớm rạng đông, Những thanh niên tuấn tú được trang sức thánh sẽ đến với ngươi”

Bản dịch khác, “Trong ngày Chúa biểu dương sức mạnh, Con dân Ngài sẽ tình nguyện hiến thân; Những chàng trai mặc trang phục thánh đi theo Ngài, Lấp lánh như những giọt sương từ lòng rạng đông”.

Đức Thánh Linh dùng những lời cao nhã để miêu tả những con dân đầy sự sống của Chúa khi họ đứng lên phụng hiến thân mình, những chàng trai tuấn tú, như những giọt sương lấp lánh của rạng đông.

Từ đàng xa, tôi tin bạn từng nghe danh tiếng lẫy lừng của những mục tử chăn bầy, nhưng chàng trai nhiệt thành bùng cháy vì chính nghĩa của Chúa, nhưng khi đến gần họ, hay gặp họ, tôi nghĩ bạn sẽ thất vọng vì họ chỉ có tiếng là sống mà là chết.

 Đa số Cơ Đốc nhân ghê gớm tội lỗi, nên khi thấy ai phạm tôi gì đó thì họ biếm nhẻ, coi khinh. Nhưng hằng ngày khi thấy những mục tử, những viên chức cao cấp của tôn giáo hoạt động như con thoi, hay thấy các chàng  trai năng nổ đang chạy việc nhà Chúa, thì họ không tiếc lời  khen ngợi và tán thưởng.

 Khi một người nào qua đời, thì đội tẩn liệm tức thì bỏ thi hài người quá cố vào một cái bao nhựa dày và chắc chắn rồi khằn lại rất kỹ càng, vì họ không muốn mùi tử thi lan tràn trong ngôi nhà. Dân Chúa không gớm mùi sự chết, nọc sự chết mà chỉ ghê tởm những hành vi tội lỗi bề ngoài của những ai đó.

Có ba loại sự sống: sự sống của thân thể động vật (bios), sự sống của hồn người (psuche) , như năng lực tinh thần, tâm trí, tình cảm, và sự sống của Đức Chúa Trời (zoe).

 Hễ còn sống thì ba loại sự sống nầy cứ đang phát triển hằng ngày, không có sự thối lui hay đứng lại bao giờ.

Người ta nói núi già không còn phát triển và núi non đang phát triển mỗi ngày. Sứ đồ Phi-e-rơ nói tín nhân không phải là viên gạch chết, mà là viên đá sống đang phát triển. “Hãy đến cùng Ngài là hòn đá sống, ... anh em cũng như đá sống được xây nên nhà thuộc linh” (1 Phi-e-rơ 2:4-5). Chúa là Đá sống, chúng ta, người tin cũng vậy.

Chúa là sự sống, sự sống nầy là một thân vị vẫn đang phát triển không  ngừng. Ngài ban cho chúng ta bánh hằng sống, nước hằng sống , hơi thở hằng sống để chính Ngài là sự sống trong chúng ta được phát triển không thôi.

 Nhưng Chúa Giê-su nói có người có tiếng là sống, đáng lẽ có sự phát triển của sự sống trong mình mỗi ngày , họ lại thành người chết. Chết đây không phải là qua đời về thân xác, nhưng chết trong tâm linh, sự sống zoe của Chúa đã được trồng trong họ phải dừng lại, không phát triển nữa .

 Nhà khoa học định nghĩa “sự chết” là sự cắt đứt với môi trường của mình.

Sau khi tôi cắt một cành hoa và cắm vào một chiếc bình, cành hoa đó đã chết, đã bị cắt đứt với nhựa sống của  gốc cây hoa. Cho dù nó còn sống 4 hay 5 ngày trong chiếc bình có nước, cuối cùng nó sẽ chết thật.

 Rô ma 8:2 nói đến luật của tội lỗi và luật của sự chết hành động trong tín nhân thường xuyên. Khi luật của tội lỗi tác động, người tín đồ thất bại không thể không phạm tội gì đó. Khi luật của sự chết họat động, người tín đồ thất bại sẽ bại liệt những thao tác thuộc linh như đọc Kinh thánh, cầu nguyện, đi nhóm hay làm chứng đạo. Họ không có sức đáp ứng nếp sống bình thường của một Cơ Đốc nhân, nhất là cầu nguyện.

 Tôi quan sát thấy rất nhiều thánh đồ, dẫu còn sống náo nhiệt trong cộng đồng Cơ Đốc, nhưng họ đã bị cắt đứt với Chúa như là gốc cây thuộc linh  của họ. Họ như cành hoa nổi tiếng vì hương sắc của mình, nhưng họ đang chết trong chính họ mà người ngoài ít khi  nhận biết. Mấy năm trước có một mục tử nhỏ tuổi hơn tôi, đến thăm tôi, theo lịch sự tôi mời anh cầu nguyện cảm tạ Chúa về bữa ăn. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì mục tử đó tìm hết cách để từ chối cầu nguyện. Phải chăng  ông còn sống mạnh mẽ  trong xác thể mà đã chết trong tâm linh, nên không đủ sức cầu nguyện?

 Lâu ngày không gặp nhau, nên khi có cơ hội, người ta thường thức thâu đêm để tâm tình cạn cùng với nhau. Đôi khi gặp sự tranh luận giáo lí, có mục tử nói với tôi, tôi có khả năng viết 1000 bức thơ để tranh luận với ông. Ô một tâm trí dũng mãnh, một sự sống thuộc hồn siêu việt, sự sống psuche hùng mạnh hiếm có!.

Trái lại khi gặp lúc cầu nguyện, những lọai người khỏe trong hồn đó lại không mở miệng cầu nguyện nổi, né tránh hoặc cầu nguyện chiếu lệ bề ngoài, không thể cầu nguyện bằng tâm linh nóng cháy, bằng tâm trí thông suốt, bằng sự mở rộng lòng mình giải bài hết mọi sự cho Chúa .

 Năm nay tuổi tôi đã quá cổ lai hi, tôi đã mời nhiều người cầu nguyện với tôi trước khi chia tay khi họ đến thăm tôi, hay cầu nguyên trên mạng internet. Biết bao người ngậm miệng không thể mở miệng kêu cầu Chúa từ đáy lòng, nhiều kẻ thối thác, chạy trốn hay lần lữa không cầu nguyện hiệp ý với tôi trên mạng được. Chỉ có một thiểu số.

 Thật đúng như lời Chúa nói, họ “có tiếng là sống mà là chết”(Khải 3:1)

 Hodos May 11, 2021

BA NGÀY NGỒI DƯỚI CÂY VẢ-

Giăng 1: 19-51.

Sách 1 Các vua 4:15 chép, “Trọn đời vua Sa-lô-môn trị vì, cả Giu-đa và Y-sơ-ra-ên từ Đan cho đến Bê-e Sê-ba dân chúng đều được an cư lạc nghiệp, mỗi người ở dưới cây nho và cây vả của mình”.

Đây là thời thịnh trị của triều vua Sa-lô-môn. Trong Giăng 15:1, Chúa Giê-su nói: “Ta là Cây Nho thật”. Chúa ví sánh mình là Cây Nho, thế thì cây vả  có biểu thị Ngài chăng? Tất nhiên là có rồi vì hình ảnh hai cây nầy đi đôi với nhau. Cho nên sứ đồ Giăng đã đặc biệt ghi lại câu chuyện Chúa Giê-su được Giăng Báp-tít giới thiệu, và kết quả là 5 môn đồ, trong đó có hai người là Anh-rê và Giăng mời gọi thêm ba người bạn, và cả năm người đã hội kiến Chúa Giê-su và được Ngài ban cho sự vui hưởng trái vả thần thượng trong thời gian ba ngày đó.

1--Tìm kiếm người lãnh đạo: 1: 19-28

Sau 4 thế kỉ yên lặng, dân Do thái tại đất Israel đã ghi nhận ngay sự xuất hiện một con người sống ngoài tôn giáo của người Do Thái và sống độc lập với sinh họat đền thờ.

Họ nhớ lời Chúa căn dặn Môi se trong Cựu ước như “Từ giữa anh em ngươi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lập lên một đấng tiên tri như ta--Bấy giờ, Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng:...Ta sẽ lập lên cho chúng một đấng tiên tri như ngươi” (Phục 18:15, 18), hoặc lời Đa ni-ên 9:27, “Sau sáu mươi hai tuần lễ đó, Đấng chịu xức dầu (Mê-si-a) sẽ bị trừ đi” hay câu nầy “Nầy, Ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi” (Ma-la-chi 4: 5). Chúa hứa một tiên tri giống Môi-se sẽ đến, Đấng chịu xức dầu sẽ hiện ra, và tiên tri Ê-li hiện đến. Cả ba đã đến rồi, nhưng sự tái lâm của Đấng Christ thì chưa.

 Dân tôn giáo Do thái xưa và dân Cơ Đốc hôm nay thích tìm một giáo chủ. Chúa Giê su không muốn làm giáo chủ. Ngài đến để m Tân lang hứa hẹn với Hội thánh là vợ hứa của Ngài, Ngài đã đến để m Cứu Chúa của Thân Thể và Đầu của Hội thánh (Ê-phê-sô 5: 23). Anh chị em ơi, đừng tìm kiếm giáo chủ, anh sẽ  dễ sa vào tay những antichrist hiện hành đang tự xưng là Đấng Christ hiện nay ở Hàn quốc chẳng hạn. Hội thánh Phi-la-đen-phi-a cập nhật cuối thế kỉ trước đã sa  bại khi tôn thờ một con người làm giáo chủ không sai lầm.

 Họ đến để tìm hiểu ông là ai? Giăng Báp-tít trả lời câu hỏi của họ, “Người trả lời: Ta là tiếng của người kêu trong đồng vắng” hay bản dịch khác dịch, “Ta là tiếng vang, kêu lên nơi đồng hoang”. Chúa là Ngôi Lời (The Word), là nội dung, là ý nghĩa, còn Giăng báp tít hay chúng ta ngày nay chỉ là tiếng kêu (the voice), tiếng vang, không có nội dung nào, mà chỉ để chuyển tải nội dung là “Lời” của Đức Chúa Trời.

2—Chúa Giê-su được giới thiệu là Chiên Con và Bồ Câu- 1:29- 34

Giăng Báp tít hai lần gii thiệu Chúa hai cách kc nhau:

-         Kìa Chiên con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi của thế gii đi.

-         Kìa Chiên con của Đức Chúa Trời.

Lời giới thiệu thứ nhất nói về công việc của Ngài. Lần thứ hai chỉ nói về thân vị Ngài. Tội lỗi mà Giăng nói ở đây là danh từ số ít, “The sin, tội lỗi”.

Sứ đồ Phao lô chú thích rằng tội lỗi (the sin) ở dạng số ít, ám chỉ Sa-tan. “Bởi điều tôi muốn thì tôi không làm, còn điều tôi ghét thì tôi lại làm. Vậy, nay chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội lỗi  (sin) ở trong tôi”. Khi đọc Kinh tnh Tân ước, nếu anh chị em thấy chữ “tội lỗi” ở dạng số  nhiều (sins) như Rô-ma 4:7, 1 Cor 15: 17), chúng ta khá hiểu đó các hành vi tội ô, còn tội lỗi ở thể số ít, và nhiều khi có mạo từ the ( sin), chúng ta nên biết đó là thân vị, là sa-tan, là một nguyên tắc đã được sa tan cài đặt mặc định trong loài người khiến họ tự dộng phạm tội. Rô ma 8:2 nói đến luật tội lỗi đã được cài đt trong chúng ta từ thỉ tổ là A-đam. Do đó, con người không thể không phạm tội. Tín đồ thì thỉnh thoảng té ngã như con cứu rớt xuống vũng bùn, thì bằng mọi cách leo lên liền. Còn người vô tín như con heo vui sướng mà lăn lóc trong vũng bùn tội lỗi.

Thi thiên 32:1 nói trong thời xưa, Chúa chỉ dùng của tế  lễ che đây, khỏa lấp các tội lỗi  “Phước cho người nào Có sự vi phạm được tha thứ,Tội lỗi mình được khỏa lấp” nên Hê-bơ-rơ 10: 3-4 giải thích, “Nhưng các tế lễ đó hằng năm nhắc nhở về tội lỗi, vì không thể nào dùng huyết bò đực và dê đực mà cất bỏ tội lỗi được”, nhưng Chiên Con Đức Chúa Trời bởi hiến tế chính thân thể mình trên thập tự giá, Ngài có thể cất bỏ tội lỗi (the sin) và loại trừ quyền kiểm chế của nó đối với mọi tín nhân sống trong Ngài hằng ngày.  Ai sống trong xác thịt hay sống trong hồn, trong bản ngã, thì tội lỗi vẩn còn chi phối họ, nhưng khác biệt với cách tội lỗi hoàn toàn chế ngự dân vô tín. Sau nước 1000 năm, Đức Chúa Trời  sẽ cất bỏ tội lỗi ra khỏi vũ trụ và giam cầm nó trong hồ lửa. Anh chị em chúng ta sẽ sống trong trời mới đất mới, trong sự công nghĩa trọn vẹn.

Đức Chúa Trời giới thiệu Đấng Mê-si-a qua hình ảnh Chiên Con có chim bồ câu đáp đậu luôn trên Ngài, như Đấng chịu xức dầu. Chiên Con và Bồ Câu là hai diện của một thân vị: Jesus Christ. Ngài là  Chiên Con chết thay cho chúng ta, Ngàì cũng là Bồ Câu sống thay cho chúng ta qua đời sống của chúng ta.

--Chiên con được hiến tế đem lại sự cứu chuộc cho chúng ta. Chiên Con cất tội lỗi khỏi con người, và đem họ đến cùng Đức Chúa Trời.

--Bồ Câu là dầu xức trên Chúa Giê-su. Bồ câu đem Đức Chúa Trời là sự sống đến với con người, để họ trở thành những Cơ Đốc nhân, các christ nhỏ, các kẻ chịu xức dầu nhỏ hơn Đấng Mê-si-a –“Đức Chúa Trời của Chúa, đã lấy dầu vui vẻ xức cho Chúa, trổi hơn đồng bạn của Chúa” (Heb. 1:9). Anh chị em và tôi là những kẻ chịu xức dầu thấp kém hơn Đấng Chịu Xức Dầu—Đấng Mê-si-a hay Đấng Christ.

 Trong tiếng Hi lạp chữ “kristos” được dịch là Christ, Ky-tô hay Cơ Đốc.

 3- Dây chuyền Sự sống xuyên qua 5 môn đồ: 1:35-51

-- Câu Sáng ngày sau” xuất hiện 3 lần ở 1: 29, 35, 43.

Giăng Báp-tít như cảnh sát viên, như trụ chỉ đường của Đức Chúa Trời. Liên tiếp trong ba buổi sáng, ông đứng trụ tại đó để chỉ dẫn người dân, thậm chí chỉ dẫn và buông hai môn đồ của mình cho Chiên Con của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy chỉ dẫn người ta đến cùng Chúa Giê-su, đừng chỉ họ đến cùng chúng ta hay cùng giáo chủ nào khác.

-- Đức Giê-su đi qua-

“Sáng ngày sau nữa Giăng cùng đứng với hai môn đồ mình, thấy Đức Jêsus đi qua”. Chúa dùng nhiều phương tiện khác nhau để khải thị chính thân vị Ngài cho chúng ta hằng ngày hầu thu hút chúng ta đến với Ngài. Nhưng cần có người chỉ đường và giải thích  sự hiện diện của Chúa trong những chuyển động, trong các chuyển biến lớn trên thế giới hằng ngày ở thời nay.

-- Anh -rê và Giăng:

“Hai môn đồ nghe người nói, bèn theo Đức Jêsus”, hai người theo Chúa ở lại tại nơi Ngài trú suốt buổi sáng để thông công và ăn trái vả của Ngài. Một người là Giăng, tác giả phúc âm thứ tư. Đến cuối sách Giăng, ông thố lộ thân phận mình là; “Phi-e-rơ xây lại, thấy môn đồ mà Jêsus thương yêu theo sau, tức là người đang bữa ăn tối kia nghiêng trên ngực Jêsus …Môn đồ ấy là người làm chứng về những điều nầy;  cũng đã chép  những điều nầy (Tin lành Giăng); chúng ta biết lời chứng của người là thật” (21: 20, 24).

 Còn người môn đồ kia là ai? “Một trong hai người nghe điều Giăng nói, và theo Jêsus đó, là  Anh-rê, em của Si-môn Phi-e-rơ”.

--Anh -rê đưa Si-môn Phi-e-rơ đến cùng Chúa:

“Trước hết người gặp anh mình là Si-môn, thì nói rằng: “Chúng ta đã gặp Đấng Mê-si-a” . Người bèn dẫn anh đến cùng Chúa Jêsus, Chúa Jêsus nhìn Si-môn, mà phán rằng: “Ngươi là Si-môn, con của Giăng, ngươi sẽ được gọi là Sê-pha (dịch là Phi-e-rơ)”.

 Trong tiếng Hi lạp, Sê-pha là Kephas, theo tiếng A-ram, có nghĩa là rock – vầng đá; còn chữ “Phi-e-rơ” theo nguyên văn là Petros, người Pháp phiên âm là Pierre, và Phan Khôi dịch là Phi-e-rơ, người Anh dịch âm là Peter, tất cả đều có nghĩa là “viên đá nhỏ”. Phi-e-rơ chịu ấn tượng về sự Chúa đặt tên mới nầy cho mình, nên khi về già ông viết, “anh em cũng như đá sống được xây nên nhà thuộc linh” (1 Phi-e-rơ 2:5). Nền thứ nhất trong 12 nền thành thánh Jesusalem là Phi-e-rơ. Khải 21. Đá quý Petros trở thành ngọc, cho nên Chúa tiên tri từ trước 2000 năm cho Phi-e-ơ nghe.

-- Đức Giê-su tìm Phi-líp-

Do sự giới thiệu của Phi-e-rơ, sáng hôm sau Chúa Giê-su cùng Phi-e-rơ đi đến Bết sai -đa, bên bờ biển Ga-li-lê tìm Phi-líp bạn đồng nghiệp của Phi-e-rơ, một ngư phủ, tên là Phi-líp.

--Phi-líp tìm Na-tha-na-ên

Chúa Giê-su tìm Phi-líp, sau đó Phi-líp đi tìm Na-tha-na-ên, là bạn thân của mình. Đó là phương pháp lan truyền phúc âm, rao giảng cho thân nhân và bạn bè.

Na-tha-na-ên còn có một tên khác là Ba-thê-lê-mi (Ma-thi-ơ 10: 3) hai người nầy là đôi bạn thân. Cả hai ông đều thạo thuộc Kinh thanh Cựu ước. Phi-líp nói, “Chúng ta đã gặp Đấng mà Môi-se đã ghi trong luật pháp, và các tiên tri cũng chép đến, ấy là Đức Jêsus con của Giô-sép, quê ở Na-xa-rét”.

 Na-tha-na-ên quen thuộc Kinh thánh và biết rằng không có tiên tri nào xuất thân từ Na-xa-rét, Ga-li-lê cả,  nên Na-tha-na-ên nói rằng: “Há có chi tốt có thể ra từ Na-xa-rét được sao?” Phi-líp nói: “Hãy đến xem.”

Đang khi hai người đến cùng Chúa Giê-su, có lẽ là nhà của Phi-líp hay nhà Phi-e-rơ chăng? Chúa Giê-su giới thiệu Na-tha-na-ên với mọi người: “Kìa, thật là người Israel, trong người không có sự quỉ quyệt!”.

Chúa Giê su hai lần nhấn mạnh sự kiện ngồi “dưới cây vả”, ngụ ý rằng Ta là Cây Vả trái ngọt cho các ngươi vui hưởng trái và các ngươi nghỉ ngơi dưới bóng râm của Ta.

--Cái thang kết liên trời và đất-

Đáp lại với thái độ của Na-tha-na-ên kinh ngạc, sững sờ về sự toàn tri của Chúa, và tôn thờ Ngài là: Con Đức Chúa Trời! và là Vua Y-sơ-ra-ên, Chúa Giê-su phán cùng 5 môn đồ đầu tiên : “Ngươi sẽ còn thấy việc lớn hơn điều đó nữa. Ngài lại phán: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và thiên sứ của Đức Chúa Trời lên xuống trên Con người.”

 Chúa Giê-su ứng dụng Gia cốp ngày xưa cho Na-tha-na-ên. Chúng ta thấy Chúa ngụ ý: Tên tuổi  “Phi-e-rơ”, là viên đá, là chiếc gối mà Gia cốp đã gối đầu trong giấc ngủ tại Bê-tên. Dầu mà Gia-cốp xức cho hòn đá  được Bồ Câu trên đây biểu thị. Cái thang bắc từ đất lên trời mà Gia-cốp thấy ngày xưa thì hôm nay chính là Con Người, Chúa Giê-su.

  Có thể tại nhà Phi-líp, Chúa Giê-su nói rõ cùng 5 môn đồ đầu tiên rằng: “Ta chinh là cái thang thuộc trời, nối liền trời và đất, gắn kết cõi trần nầy và lãnh vực thần thượng vô hình, qua Ta là cái thang, các người sẽ vào được Bê tên, hội chúng của Chúa, và rồ sẽ bước vào cõi vĩnh hàng.

 Tiệc cưới Ca-na trong Phúc âm Giăng chương 2 là mô hình thu nhỏ của giáo hội của Chúa hôm nay, tức là Bê-tên  và đó cũng là tiệc cưới trong nước ngàn năm.

Khải Đạo May, 12, 2021

 

 

NHỮNG NGÔI SAO TẮT LỊM-


 NHỮNG NGÔI SAO TẮT LỊM-

(1 Sa-mu-ên 1:- 4:)
Chúng ta thấy mặt Trời màu trắng, trên thực tế nó do các màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím cấu tạo nên. Nhiệt độ của một ngôi sao càng cao thì thành phần trong tia sáng của nó phát ra màu xanh càng nhiều, nên ta thấy ngôi sao đó có màu sáng xanh. Nếu nhiệt độ ngôi sao đó xuống thấp thì trong thành phần tia sáng nó phát ra ánh sáng đỏ nhiều, nên ta sẽ nhìn thấy ngôi sao nào đó màu đỏ, là ngôi sao mờ rồi.
Do đó màu sắc của các ngôi sao là do nhiệt độ bề mặt của nó quyết định. Màu sắc khác nhau thể hiện nhiệt độ bề mặt của chúng khác nhau. Dưới đây là mối quan hệ tương ứng về đại thể giữa màu sắc và nhiệt độ bề mặt của các ngôi sao trong bầu trời nhà Chúa
Lời Kinh thánh thường ví sánh đời sống thánh đồ như những vì sao. “Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy. -Giô-sép lại nằm chiêm bao nữa, thuật cùng các anh mình rằng: Tôi còn có một điềm chiêm bao nữa: Nầy mặt trời, mặt trăng, và mười một ngôi sao đều sấp mình xuống trước mặt tôi!” (Sáng 15:5 ; 37: 9).
Những con trai Gia-cốp, đều là thánh đồ, dầu có kẻ có tính sát nhân như Si-mê-ôn, có lòng lang sói ưa cắn xé như Bên-gia-min, nhưng Đức Thánh Linh vẫn gọi họ là các vì sao sáng.
Trên bầu trời cuối thời các Quan xét, tôi thấy hai vì sao lạc là “hai con trai của Hê-li, là Hóp-ni và Phi-nê-a, thầy tế lễ của Đức Giê-hô-va”. Họ lạm dụng hội mạc của Chúa phục vụ cho bản ngã của mình. Họ dẫn dắt dân Israel sai lạc trong sự phụng hiến tại đền thánh, và dẫn Israel vào thời kì làm mất rương chứng cớ suốt 107 năm. Họ “như sao vơ vẫn, có sự mịt mù của tối tăm đã để dành cho họ đến đời đời”(Giu-đe 1:13)
Có các thầy tế lễ giáo hội đã tự ý mời gọi nhiều thầy tế lễ khác lập tờ thỉnh nguyện đơn dâng mình cho một giáo chủ nhân tạo để đưa một bộ phận nhà Chúa quy phục một tổ chức tôn giáo, một biến tướng của giáo hội thời Trung cổ, sống theo chủ thuyết Kinh viện văn tự. Ánh sáng những vì sao nầy đã tắt ngấm từ lâu rồi.
---“Hai con trai của Hê-li là người gian tà, chẳng nhận biết Đức Giê-hô-va-Tội lỗi của hai người trai trẻ nầy lấy làm rất lớn trước mặt Đức Giê-hô-va; vì họ gây cho người ta khinh bỉ các của tế lễ dâng cho Đức Giê-hô-va Điều sẽ xảy đến cho hai con ngươi, là Hóp-ni và Phi-nê-a, sẽ dùng làm dấu hiệu cho ngươi: Cả hai đều sẽ chết trong một ngày-“ (1 Sa-mu-ên 2)
Tôi ví sánh cụ thượng tế Hê-li như một vì sao phát ra ánh sáng màu đỏ. Nhiệt độ trong ngôi sao hạ thấp thì ánh sáng ngôi sao phát ra sẽ có màu đỏ.
Cụ là một thầy tế lễ chính quy của Chúa, thuộc chi tộc đàn em là Y-tha-ma. Tôi không biết lí do và thời kì nào mà chi tộc Y-tha-ma được giữ vai trò thượng tế trong hội mạc.
Cụ là một người thánh đồ dày kinh nghiệm thuộc linh thực tiễn của Chúa, nhưng khi tuổi con người lên bậc thượng thọ, 98 tuổi, thì lẽ ra cụ phải phát ra ánh sáng xanh hoặc ánh sáng màu trắng bạc đến cuối đời. Rất tiếc ánh sáng đến giữa trưa của cụ hóa ra màu đỏ đục và càng lúc càng xuống màu cho đến khi tắt lịm:
--"An-ne nói trong lòng, chỉ nhóp nhép miệng mà thôi, không có ai nghe tiếng nàng; nên Hê-li tưởng nàng say, bèn hỏi rằng: Chừng nào nàng mới hết say? Hãy đi giã rượu đi. Chớ tưởng con đòi của ông là một người đàn bà gian ác;”. —
Thật tai hại khi một người trách nhiệm nhà Chúa đánh giá và cảm nhận sai lầm về linh trình của các thánh đồ khác.
--"Hê-li bèn tiếp rằng: Hãy đi bình yên, nguyện Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên nhậm lời nàng đã cầu xin cùng Ngài!- Hê-li chúc phước cho Ên-ca-na và vợ người, rằng: Cầu xin Đức Giê-hô-va ban cho ngươi những con cái bởi người nữ nầy, để đổi lấy đứa mà nàng đã cầu nơi Đức Giê-hô-va!”
Dù là ngôi sao có ánh sáng đỏ, cụ vẫn còn năng lực thuộc linh chúc phước được cho hai vợ chồng Ên-ca-na. “Người bực cao chúc phước cho kẻ bực thấp, ấy là điều không cãi được” (Heb. 7:7)
--"Vả, Hê-li tuổi đã rất cao, được hay mọi điều hai con trai mình làm cho cả Israel, và thế nào họ nằm cùng các người nữ hầu việc tại cửa hội mạc. Người nói cùng chúng nó rằng: Sao chúng bay làm như vậy? Vì ta đã nghe cả dân chúng nói về các việc xấu của chúng bay”.
Một người quản gia nhà Chúa không còn quyền năng và thẩm quyền để cai trị nhà mình nữa, thì làm sao cai trị cộng đồng dân Chúa? Trước cộng động anh nói năng “đâm năm chém mười” nhưng khi về nhà thì anh bị bà vợ chế phục gần như tuyệt đối. Vợ áp anh ăn cắp tiền bạc kho thánh anh cũng nghe theo. Vợ kêu anh đưa con cái vào hội đồng quản trị tôi cao anh cũng chấp hành.
--"Bấy giờ, Hê-li hiểu rằng Đức Giê-hô-va gọi đứa trẻ. Người nói cùng Sa mu-ên rằng: Hãy đi ngủ đi, và nếu có ai gọi con, con hãy nói: Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy phán,kẻ tôi tớ Ngài đương nghe”.
Một tôi tớ lịch lãm trong những kinh nghiệm thông công với Đức Chúa Trời, dù nay không còn được trực tiếp nghe tiếng Chúa, nhưng ông cũng truyền lại cho thế hệ đi sau những kinh nghiệm chân thật của mình.
--"Sa-mu-ên bèn thuật lại hết, chẳng giấu gì với người. Hê-li đáp rằng: Ấy là Đức Giê-hô-va,nguyện Ngài làm điều đẹp ý Ngài!”
Người tôi tớ già đã cúi đầu trước phán quyết của Chúa trên gia đình ba cha con của mình với thái độ ăn năn, nhưng đã quá trễ để sửa đổi.
“Vậy, dân chúng bèn sai những sứ giả đến Si-lô, từ đó đem về hòm giao ước của Đức Giê-hô-va vạn quân, là Đấng ngự giữa các chê-ru-bim. Hai con trai của Hê-li, là Hóp-ni và Phi-nê-a, đều đi theo hòm giao ước của Đức Chúa Trời”.
Tại sao cụ Hê-li không cản trở hành động ngông cuồng của hai con trai mình? Ông đã bị những nhà lãnh đạo trẻ của nhà Chúa lấn lướt, giải nhiệm rồi, ông không còn chút quyền nào trong sự sắp xếp cho nếp sống của nhà Chúa. “Con nít lấn lướt kẻ già cả, người hèn hạ lấn lướt người tôn trọng” (Ê-sai 3:5).
--'Hê-li đương ngồi trên ghế mình tại bên mé đường, trông đợi cách áy náy; vì lòng Hê-li run sợ về hòm của Đức Chúa Trời. Vả, Hê-li đã chín mươi tám tuổi, mắt đui, không thế thấy được …hòm của Đức Chúa Trời đã bị cướp lấy…Người vừa nói đến hòm của Đức Chúa Trời, thì Hê-li ngã ngửa xuống khỏi ghế mình ở bên phía cửa, gãy cổ và chết; vì người đã già yếu và nặng nề. Người đã làm quan xét cho Israel trong bốn mươi năm”
Tôi tin ngòi bút của Sa-mu-ên đã phơi bày cách trung thực tâm trạng của một người tôi tớ già, một ngôi sao ánh sáng đỏ, đã tắt lịm vào giờ bi thảm: -- hòm của Đức Chúa Trời đã bị cướp lấy. Ông tắt thở không vì hai con mình chết, mà vì cái rương thánh, mà Chúa đã ký thác vào tay ông suốt 40 năm chức vụ!
-- Con dâu người, là vợ của Phi-nê-a, đương có thai gần đẻ; khi nàng nghe tin về việc cướp lấy hòm của Đức Chúa Trời, cùng hay rằng ông gia và chồng mình đã chết, thì thình lình bị đau đớn, khòm xuống và đẻ. Trong lúc nàng gần chết, các người đàn bà có mặt đó nói rằng: Chớ sợ chi, nàng đã sanh một con trai. Nhưng nàng không đáp lại, chẳng đếm xỉa chi các lời đó. Nàng đặt tên cho đứa trẻ là Y-ca-bốt, vì nàng nói rằng: Sự vinh hiển đã lìa khỏi Israel; nàng nói ngụ ý về sự mất hòm của Đức Chúa Trời, về sự chết của ông gia và chồng mình. Nàng lại tiếp: Thật, sự vinh hiển của Israel đã mất rồi, vì hòm của Đức Chúa Trời đã bị cướp lấy”-
Ô một ngôi sao đang lên, một ngôi sao có ánh sáng màu xanh lam rạng rỡ đã vội tắt lịm, làm mai một những tia sáng xanh lam có nhiệt năng nóng cháy. Nàng đã cứ trung thành với nhà Chúa khi sống chung với một ông chồng tồi tệ trải nhiều năm trong sự chịu đựng. Cả tấm lòng nàng quan tâm theo dõi về sự an toàn của sanh mạng chồng và về chiếc rương thánh. Nàng đã tắt lịm khi sinh con, nhưng vẫn còn đủ tình táo thuộc linh đặt tên “Y-ca-bốt” cho con để đánh dấu một thời điểm bi thương trong lịch sử dân thánh.
“Y-ca-bốt” vinh quang của Chúa đã ra đi. Có ai ở đây ngậm ngùi đau đớn khi thấy vinh quang của Chúa trong các loại cộng đồng dân Chúa tại Việt Nam hiện nay, nhất là trong giáo hội cập nhật, Phi-la-đen phi, đã ra đi rồi chăng??
Giê-hô-gia-đa May 14, 2021

Ô CHÚA GIÊ-SU, XIN HÃY ĐẾN!


 

Ô CHÚA GIÊ-SU, XIN HÃY ĐẾN!

Gậy kẻ ác trổ hoa, Chúa hỡi,

Kiêu căng nẩy nụ cuối thời nầy,

Sự đồi bại đã ngự ngai,

Đất khô khí nóng khốn thay loài người!

(Ezekiel 7:10, Ê-sai 25:5; Thi thiên 12:8)

-

Dân thế giới bỏng môi, cháy trán,

Dân giáo hội khô cạn tâm linh,

Ước mong nước mát cứu mình,

Sương mai mát mẻ trường sinh thấm đầy.

 (Châm  ngôn 25:25).

-

Sa mạc Việt xin Ngài ban phước,

Nhiều nụ hồng trổ được diệu kỳ,

Sắc hoa đỏ thắm diệu vi,

Hương hoa thơm ngát đúng kỳ thiên cơ.

-

Xin Chúa tưới cây khô vườn Chúa,

Chốc chốc ban Lời tựa mưa tro,

Chồi non, cây lớn bơ phờ,

Xin mưa tầm tã trong giờ nóng rang.

(Ê-sai 27:6; Phục truyền 32:2).

-

Xin Chúa đến chặn ngăn khí nóng,

Ồn ào dân ngoại chóng im hơi,

Bài ca cường đạo hết thời,

Bóng mây, hơi nóng đổi ngôi trên đời.

Minh Khải—15-5-2021-

(Tác giả cảm tác bài thơ nầy do kinh văn quý báu của bạn Huỳnh Đức Toàn cảm thúc)

Ezekiel 7:10, “Nầy, ngày đây! Nầy, ngày đến! Sự bại hoại định cho ngươi đã đến; gậy đã trổ  bông, sự kiêu căng đã nẩy nụ”.

Thi thiên 12:8, “Khi sự hèn mạt được đem cao lên giữa loài người,

Thì kẻ ác đi dạo quanh tứ phía”

Ê-sai 25: 5:“Ngài sẽ dứt sự ồn ào của dân ngoại, như trừ khí nóng trong nơi đất hạn; ngừng tiếng hát mừng của kẻ cường bạo, như hơi nắng tan đi bởi bóng mây”

 

 

CHÚA ĐẾN-


 

CHÚA ĐẾN-

Đây tin vui, Chúa ta đang đến,

Quét sạch bầu không khí u buồn,

Đem lại niềm hi vọng vinh hiển,

Xóa tan bao tuyệt vọng thê lương.

-

Ngài đến, núi Giu-đê reo hát,

Sa-lem thức dậy quá mừng vui,

Đấng Mê-si-a thật yêu quý,

Đến trong tình yêu vinh hiển trời.

-

Vua ngươi đang trên đường hiện đến,

Chấm dứt bao khổ não, gian tà,

Ban vui mừng thay cho khóc lóc,

Chuyển đổi buồn rầu thành bài ca.

-

Lau khô nước mắt các thế đại,

Ban cho mão miện đẹp sáng choang

 Áo công bình đoan trang đẹp bấy,

Mão vàng vinh hiển thật cao sang

-

Nâng vực khỏi đau buồn, giọt lệ,

Lập ngươi trên ngôi rất cao sang,

Dân chọn lựa của Chúa vinh hiển,

Vương quốc cao quý chẳng suy tàn.

Khải Đạo—May 15-5-2021