Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

BA NGÀY NGỒI DƯỚI CÂY VẢ-

Giăng 1: 19-51.

Sách 1 Các vua 4:15 chép, “Trọn đời vua Sa-lô-môn trị vì, cả Giu-đa và Y-sơ-ra-ên từ Đan cho đến Bê-e Sê-ba dân chúng đều được an cư lạc nghiệp, mỗi người ở dưới cây nho và cây vả của mình”.

Đây là thời thịnh trị của triều vua Sa-lô-môn. Trong Giăng 15:1, Chúa Giê-su nói: “Ta là Cây Nho thật”. Chúa ví sánh mình là Cây Nho, thế thì cây vả  có biểu thị Ngài chăng? Tất nhiên là có rồi vì hình ảnh hai cây nầy đi đôi với nhau. Cho nên sứ đồ Giăng đã đặc biệt ghi lại câu chuyện Chúa Giê-su được Giăng Báp-tít giới thiệu, và kết quả là 5 môn đồ, trong đó có hai người là Anh-rê và Giăng mời gọi thêm ba người bạn, và cả năm người đã hội kiến Chúa Giê-su và được Ngài ban cho sự vui hưởng trái vả thần thượng trong thời gian ba ngày đó.

1--Tìm kiếm người lãnh đạo: 1: 19-28

Sau 4 thế kỉ yên lặng, dân Do thái tại đất Israel đã ghi nhận ngay sự xuất hiện một con người sống ngoài tôn giáo của người Do Thái và sống độc lập với sinh họat đền thờ.

Họ nhớ lời Chúa căn dặn Môi se trong Cựu ước như “Từ giữa anh em ngươi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lập lên một đấng tiên tri như ta--Bấy giờ, Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng:...Ta sẽ lập lên cho chúng một đấng tiên tri như ngươi” (Phục 18:15, 18), hoặc lời Đa ni-ên 9:27, “Sau sáu mươi hai tuần lễ đó, Đấng chịu xức dầu (Mê-si-a) sẽ bị trừ đi” hay câu nầy “Nầy, Ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi” (Ma-la-chi 4: 5). Chúa hứa một tiên tri giống Môi-se sẽ đến, Đấng chịu xức dầu sẽ hiện ra, và tiên tri Ê-li hiện đến. Cả ba đã đến rồi, nhưng sự tái lâm của Đấng Christ thì chưa.

 Dân tôn giáo Do thái xưa và dân Cơ Đốc hôm nay thích tìm một giáo chủ. Chúa Giê su không muốn làm giáo chủ. Ngài đến để m Tân lang hứa hẹn với Hội thánh là vợ hứa của Ngài, Ngài đã đến để m Cứu Chúa của Thân Thể và Đầu của Hội thánh (Ê-phê-sô 5: 23). Anh chị em ơi, đừng tìm kiếm giáo chủ, anh sẽ  dễ sa vào tay những antichrist hiện hành đang tự xưng là Đấng Christ hiện nay ở Hàn quốc chẳng hạn. Hội thánh Phi-la-đen-phi-a cập nhật cuối thế kỉ trước đã sa  bại khi tôn thờ một con người làm giáo chủ không sai lầm.

 Họ đến để tìm hiểu ông là ai? Giăng Báp-tít trả lời câu hỏi của họ, “Người trả lời: Ta là tiếng của người kêu trong đồng vắng” hay bản dịch khác dịch, “Ta là tiếng vang, kêu lên nơi đồng hoang”. Chúa là Ngôi Lời (The Word), là nội dung, là ý nghĩa, còn Giăng báp tít hay chúng ta ngày nay chỉ là tiếng kêu (the voice), tiếng vang, không có nội dung nào, mà chỉ để chuyển tải nội dung là “Lời” của Đức Chúa Trời.

2—Chúa Giê-su được giới thiệu là Chiên Con và Bồ Câu- 1:29- 34

Giăng Báp tít hai lần gii thiệu Chúa hai cách kc nhau:

-         Kìa Chiên con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi của thế gii đi.

-         Kìa Chiên con của Đức Chúa Trời.

Lời giới thiệu thứ nhất nói về công việc của Ngài. Lần thứ hai chỉ nói về thân vị Ngài. Tội lỗi mà Giăng nói ở đây là danh từ số ít, “The sin, tội lỗi”.

Sứ đồ Phao lô chú thích rằng tội lỗi (the sin) ở dạng số ít, ám chỉ Sa-tan. “Bởi điều tôi muốn thì tôi không làm, còn điều tôi ghét thì tôi lại làm. Vậy, nay chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội lỗi  (sin) ở trong tôi”. Khi đọc Kinh tnh Tân ước, nếu anh chị em thấy chữ “tội lỗi” ở dạng số  nhiều (sins) như Rô-ma 4:7, 1 Cor 15: 17), chúng ta khá hiểu đó các hành vi tội ô, còn tội lỗi ở thể số ít, và nhiều khi có mạo từ the ( sin), chúng ta nên biết đó là thân vị, là sa-tan, là một nguyên tắc đã được sa tan cài đặt mặc định trong loài người khiến họ tự dộng phạm tội. Rô ma 8:2 nói đến luật tội lỗi đã được cài đt trong chúng ta từ thỉ tổ là A-đam. Do đó, con người không thể không phạm tội. Tín đồ thì thỉnh thoảng té ngã như con cứu rớt xuống vũng bùn, thì bằng mọi cách leo lên liền. Còn người vô tín như con heo vui sướng mà lăn lóc trong vũng bùn tội lỗi.

Thi thiên 32:1 nói trong thời xưa, Chúa chỉ dùng của tế  lễ che đây, khỏa lấp các tội lỗi  “Phước cho người nào Có sự vi phạm được tha thứ,Tội lỗi mình được khỏa lấp” nên Hê-bơ-rơ 10: 3-4 giải thích, “Nhưng các tế lễ đó hằng năm nhắc nhở về tội lỗi, vì không thể nào dùng huyết bò đực và dê đực mà cất bỏ tội lỗi được”, nhưng Chiên Con Đức Chúa Trời bởi hiến tế chính thân thể mình trên thập tự giá, Ngài có thể cất bỏ tội lỗi (the sin) và loại trừ quyền kiểm chế của nó đối với mọi tín nhân sống trong Ngài hằng ngày.  Ai sống trong xác thịt hay sống trong hồn, trong bản ngã, thì tội lỗi vẩn còn chi phối họ, nhưng khác biệt với cách tội lỗi hoàn toàn chế ngự dân vô tín. Sau nước 1000 năm, Đức Chúa Trời  sẽ cất bỏ tội lỗi ra khỏi vũ trụ và giam cầm nó trong hồ lửa. Anh chị em chúng ta sẽ sống trong trời mới đất mới, trong sự công nghĩa trọn vẹn.

Đức Chúa Trời giới thiệu Đấng Mê-si-a qua hình ảnh Chiên Con có chim bồ câu đáp đậu luôn trên Ngài, như Đấng chịu xức dầu. Chiên Con và Bồ Câu là hai diện của một thân vị: Jesus Christ. Ngài là  Chiên Con chết thay cho chúng ta, Ngàì cũng là Bồ Câu sống thay cho chúng ta qua đời sống của chúng ta.

--Chiên con được hiến tế đem lại sự cứu chuộc cho chúng ta. Chiên Con cất tội lỗi khỏi con người, và đem họ đến cùng Đức Chúa Trời.

--Bồ Câu là dầu xức trên Chúa Giê-su. Bồ câu đem Đức Chúa Trời là sự sống đến với con người, để họ trở thành những Cơ Đốc nhân, các christ nhỏ, các kẻ chịu xức dầu nhỏ hơn Đấng Mê-si-a –“Đức Chúa Trời của Chúa, đã lấy dầu vui vẻ xức cho Chúa, trổi hơn đồng bạn của Chúa” (Heb. 1:9). Anh chị em và tôi là những kẻ chịu xức dầu thấp kém hơn Đấng Chịu Xức Dầu—Đấng Mê-si-a hay Đấng Christ.

 Trong tiếng Hi lạp chữ “kristos” được dịch là Christ, Ky-tô hay Cơ Đốc.

 3- Dây chuyền Sự sống xuyên qua 5 môn đồ: 1:35-51

-- Câu Sáng ngày sau” xuất hiện 3 lần ở 1: 29, 35, 43.

Giăng Báp-tít như cảnh sát viên, như trụ chỉ đường của Đức Chúa Trời. Liên tiếp trong ba buổi sáng, ông đứng trụ tại đó để chỉ dẫn người dân, thậm chí chỉ dẫn và buông hai môn đồ của mình cho Chiên Con của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy chỉ dẫn người ta đến cùng Chúa Giê-su, đừng chỉ họ đến cùng chúng ta hay cùng giáo chủ nào khác.

-- Đức Giê-su đi qua-

“Sáng ngày sau nữa Giăng cùng đứng với hai môn đồ mình, thấy Đức Jêsus đi qua”. Chúa dùng nhiều phương tiện khác nhau để khải thị chính thân vị Ngài cho chúng ta hằng ngày hầu thu hút chúng ta đến với Ngài. Nhưng cần có người chỉ đường và giải thích  sự hiện diện của Chúa trong những chuyển động, trong các chuyển biến lớn trên thế giới hằng ngày ở thời nay.

-- Anh -rê và Giăng:

“Hai môn đồ nghe người nói, bèn theo Đức Jêsus”, hai người theo Chúa ở lại tại nơi Ngài trú suốt buổi sáng để thông công và ăn trái vả của Ngài. Một người là Giăng, tác giả phúc âm thứ tư. Đến cuối sách Giăng, ông thố lộ thân phận mình là; “Phi-e-rơ xây lại, thấy môn đồ mà Jêsus thương yêu theo sau, tức là người đang bữa ăn tối kia nghiêng trên ngực Jêsus …Môn đồ ấy là người làm chứng về những điều nầy;  cũng đã chép  những điều nầy (Tin lành Giăng); chúng ta biết lời chứng của người là thật” (21: 20, 24).

 Còn người môn đồ kia là ai? “Một trong hai người nghe điều Giăng nói, và theo Jêsus đó, là  Anh-rê, em của Si-môn Phi-e-rơ”.

--Anh -rê đưa Si-môn Phi-e-rơ đến cùng Chúa:

“Trước hết người gặp anh mình là Si-môn, thì nói rằng: “Chúng ta đã gặp Đấng Mê-si-a” . Người bèn dẫn anh đến cùng Chúa Jêsus, Chúa Jêsus nhìn Si-môn, mà phán rằng: “Ngươi là Si-môn, con của Giăng, ngươi sẽ được gọi là Sê-pha (dịch là Phi-e-rơ)”.

 Trong tiếng Hi lạp, Sê-pha là Kephas, theo tiếng A-ram, có nghĩa là rock – vầng đá; còn chữ “Phi-e-rơ” theo nguyên văn là Petros, người Pháp phiên âm là Pierre, và Phan Khôi dịch là Phi-e-rơ, người Anh dịch âm là Peter, tất cả đều có nghĩa là “viên đá nhỏ”. Phi-e-rơ chịu ấn tượng về sự Chúa đặt tên mới nầy cho mình, nên khi về già ông viết, “anh em cũng như đá sống được xây nên nhà thuộc linh” (1 Phi-e-rơ 2:5). Nền thứ nhất trong 12 nền thành thánh Jesusalem là Phi-e-rơ. Khải 21. Đá quý Petros trở thành ngọc, cho nên Chúa tiên tri từ trước 2000 năm cho Phi-e-ơ nghe.

-- Đức Giê-su tìm Phi-líp-

Do sự giới thiệu của Phi-e-rơ, sáng hôm sau Chúa Giê-su cùng Phi-e-rơ đi đến Bết sai -đa, bên bờ biển Ga-li-lê tìm Phi-líp bạn đồng nghiệp của Phi-e-rơ, một ngư phủ, tên là Phi-líp.

--Phi-líp tìm Na-tha-na-ên

Chúa Giê-su tìm Phi-líp, sau đó Phi-líp đi tìm Na-tha-na-ên, là bạn thân của mình. Đó là phương pháp lan truyền phúc âm, rao giảng cho thân nhân và bạn bè.

Na-tha-na-ên còn có một tên khác là Ba-thê-lê-mi (Ma-thi-ơ 10: 3) hai người nầy là đôi bạn thân. Cả hai ông đều thạo thuộc Kinh thanh Cựu ước. Phi-líp nói, “Chúng ta đã gặp Đấng mà Môi-se đã ghi trong luật pháp, và các tiên tri cũng chép đến, ấy là Đức Jêsus con của Giô-sép, quê ở Na-xa-rét”.

 Na-tha-na-ên quen thuộc Kinh thánh và biết rằng không có tiên tri nào xuất thân từ Na-xa-rét, Ga-li-lê cả,  nên Na-tha-na-ên nói rằng: “Há có chi tốt có thể ra từ Na-xa-rét được sao?” Phi-líp nói: “Hãy đến xem.”

Đang khi hai người đến cùng Chúa Giê-su, có lẽ là nhà của Phi-líp hay nhà Phi-e-rơ chăng? Chúa Giê-su giới thiệu Na-tha-na-ên với mọi người: “Kìa, thật là người Israel, trong người không có sự quỉ quyệt!”.

Chúa Giê su hai lần nhấn mạnh sự kiện ngồi “dưới cây vả”, ngụ ý rằng Ta là Cây Vả trái ngọt cho các ngươi vui hưởng trái và các ngươi nghỉ ngơi dưới bóng râm của Ta.

--Cái thang kết liên trời và đất-

Đáp lại với thái độ của Na-tha-na-ên kinh ngạc, sững sờ về sự toàn tri của Chúa, và tôn thờ Ngài là: Con Đức Chúa Trời! và là Vua Y-sơ-ra-ên, Chúa Giê-su phán cùng 5 môn đồ đầu tiên : “Ngươi sẽ còn thấy việc lớn hơn điều đó nữa. Ngài lại phán: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và thiên sứ của Đức Chúa Trời lên xuống trên Con người.”

 Chúa Giê-su ứng dụng Gia cốp ngày xưa cho Na-tha-na-ên. Chúng ta thấy Chúa ngụ ý: Tên tuổi  “Phi-e-rơ”, là viên đá, là chiếc gối mà Gia cốp đã gối đầu trong giấc ngủ tại Bê-tên. Dầu mà Gia-cốp xức cho hòn đá  được Bồ Câu trên đây biểu thị. Cái thang bắc từ đất lên trời mà Gia-cốp thấy ngày xưa thì hôm nay chính là Con Người, Chúa Giê-su.

  Có thể tại nhà Phi-líp, Chúa Giê-su nói rõ cùng 5 môn đồ đầu tiên rằng: “Ta chinh là cái thang thuộc trời, nối liền trời và đất, gắn kết cõi trần nầy và lãnh vực thần thượng vô hình, qua Ta là cái thang, các người sẽ vào được Bê tên, hội chúng của Chúa, và rồ sẽ bước vào cõi vĩnh hàng.

 Tiệc cưới Ca-na trong Phúc âm Giăng chương 2 là mô hình thu nhỏ của giáo hội của Chúa hôm nay, tức là Bê-tên  và đó cũng là tiệc cưới trong nước ngàn năm.

Khải Đạo May, 12, 2021