Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

TÌNH THẦY TRÒ TRONG KINH THÁNH-


-
Lu-ca 6: 40 TKTC, "Một đệ tử không hơn thầy của nó, nhưng mọi người, sau khi đã được huấn-luyện đầy đủ, sẽ như thầy của nó". 
Xin bạn đừng hiểu lầm là sau khi được huấn luyện thành thục, chúng ta sẽ như Chúa, như Thầy của chúng ta.
Trong cuộc đời theo Chúa của tôi , bởi ân điển Chúa ban cho, tôi có truyền thụ cách không chuyên nhưng tận lực cho một vài anh em trẻ tuổi về lời Chúa. Tôi không bao giờ gọi những anh em đó là môn đệ, nhưng những bạn bè cao niên của tôi dè bỉu tôi và gán cho những anh em nầy danh hiệu "đệ tử". Do đó có người lên án tôi chốmg lại kinh thánh, vì Kinh thánh bảo ta chỉ gọi nhau là anh em, là chi thể đồng hạng trong Thân Thể Đấng Christ. Chúng ta không được gọi ai là ra-bi, là kinh sư theo Mathio 23.
Đọc kĩ lời Chúa  chúng ta thấy Sứ đồ Phao lô đã có môn đồ, khi ông nói với Ti-mô-thê "ngươi hãy tiếp-tục trong những điều ngươi đã học và đã được thuyết-phục về chúng, biết ngươi đã học chúng từ ai" (2 Ti 3 :14). Lu ca chép về Phao-lô, "nhưng các môn-đồ của người đem người vào ban đêm, và thả người xuống qua một lỗ trong vách tường, hạ người xuống trong một cái thúng lớn"(Công vụ 9 :25).

Giới Hạn Mỏi-



-
Một người muốn bẻ gãy một thanh sắt không cần phải dùng sức nhiều; anh ta chỉ cần uốn thanh sắt ấy theo chiều này, rồi trở nó ngược lại, uốn theo chiều kia; uốn qua uốn lại như vậy nhiều lần thì thanh sắt ấy sẽ gãy. Người ta nói rằng thanh sắt ấy không phải gãy vì đã tới giới hạn bền của vật liệu nhưng đã tới giới hạn mỏi. Một cấu trúc bị gãy do mỏi chịu tải trọng không lớn, nhưng theo chu kỳ, khi thì “nóng” khi thì “lạnh,” khi “cao” khi “thấp,” lập đi lập lại nhiều lần trong thời gian dài.
-
Hội thánh cũng có giới hạn mỏi nếu bị đặt dưới “tải trọng mỏi” trong một thời gian dài. Muốn đem Hội Thánh tới giới hạn mỏi thì Xa-tan làm thế nào? Bằng cách cứ vài chục năm, hoặc vài trăm năm tung tin đồn là Chúa sẽ tái lâm vào giờ nọ ngày nọ tháng nọ và năm nọ. Lẽ đương nhiên khi có tin đồn rằng Chúa Jesus sẽ tái lâm vào một thời điểm nào đó, thì chắc chắn Chúa sẽ không trở lại vào thời điểm đó. Đó là vì chỉ có Đức Chúa Cha biết ngày Đức Chúa Con tái lâm; ngay cả chính Đức Chúa Con cũng không biết được ngày này (Mathew 24:36).

Hình & tượng và thờ hình-tượng-



-
1- Cuộc cách mạng đã trễ của vua Giơ-si-gia (640 TCR – 609 TCR): Ông là vua thứ 16 của vương quốc Giu-đa (vương quốc phương Nam). Chúng ta nhớ lại rằng sau khi Sơ-lô-mô (970 TCR-928 TCR) qua đời, vương quốc Dích-ra-ên bị chia làm hai nước: Phương Bắc gọi là Dích-ra-ên, và phương Nam gọi là Giu-đa. Các triều vua của cả hai miền được liệt kê theo tài liệu sau: “Các triều vua của Dích-ra-ên (Phương Bắc) và Giu-đa (Phương Nam)” http://thanhkinhtieuchuan.org/node/19. Giô-si-gia lên ngôi khi mới 8 tuổi, nhưng ông đã làm nhiều chuyện kinh thiên động điạ. Sự trở mình của Giô-si-gia bắt đầu khi thầy tế lễ Khinh-ki-gia tìm được một cuốn sách luật pháp của Đức Chúa Trời trong đền thờ. Khinh-ki-gia gởi cuốn sách đó cho vua, vua đọc, và xé rách quần áo mình vì vua nhận ra rằng các vua đời trước không tuân theo luật pháp của Đức Chúa Trời (nghĩa là luật Mô-se). Ngay sau đó, vua đã làm những việc triệt để sau đây:

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Chủ Nhật-


-
Lê Anh Huy
1- Dẫn nhập: 
Trong bài “Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với ngày Sa-bát” [1] chúng tôi dẫn chứng bằng Thánh Kinh rằng Luật Môi-se, mà dấu là ngày Sa-bát đã được chính Đức Chúa Jesus và các sứ đồ tuyên bố hết hạn. Vì vậy, những điều luật trong luật Môi-se, ngoại trừ những điều răn được phục truyền qua Tân Ước, không có quyền hạn trên Cơ-đốc nhân. Trái với Giao Ước Môi-se, Tân Ước không qui định một ngày nào là ngày nghỉ chính thức cho Hội Thánh Chúa. Vì trong Hội Thánh ban đầu có khuynh hướng ép buộc Cơ-đốc nhân người ngoại phải tuân phục luật Môi-se, nên Sứ Đồ Phao-lô trong nhiều thư tín, khuyên lơn Cơ-đốc nhân biết chấp nhận lẫn nhau nếu có sự khác biệt về sự chọn lựa ngày nghỉ (Rô-ma 14). Cụ thể là chọn ngày Thứ Bảy hoặc Chủ nhật hoặc bất cứ một ngày nào trong tuần là ngày nghỉ để thờ phượng Chúa đều được Đức Chúa Trời chấp nhận. 

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Truyền thuyết con rồng cháu tiên-



-
Thánh Kinh dạy rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ hết mọi chuyện có thể biết được về Ngài cho nhân loại, trong đó có dân tộc Việt Nam (Rô-ma 1:19). Ngài đã đặt để trong lương tâm, tình cảm của mỗi dân tộc hình ảnh của Ngài, là Đấng Tạo Hóa, là chủ tể của muôn loài. Do đó, mặc dù không có ai dạy cho biết, người Việt Nam thời xưa cũng có những câu ca dao sau đây để bày tỏ sự hiểu biết của mình về Đức Chúa Trời hay “ông Trời”:
-
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày....
-hay là:
Lưới Trời lồng lộng bao la,
Thưa mà chẳng lọt, chẳng qua mảy nào.
-hay là:
Không nên dối gạt mọi người,
Dối người có thể, dối Trời được đâu.
-
Đấng Tạo Hóa là Đấng sáng tạo nên vũ trụ này và muôn loài, trong đó có loài người. Khác với các loài thú, vai trò của loài người thật đặc biệt đối với Đức Chúa Trời vì khi sáng tạo nên loài người, Ngài muốn sự vinh hiển của mình thể hiện qua đó như người cha muốn người con mang hình ảnh của mình vậy (Sáng Thế Ký 1:27). Do đó, về phương diện sáng tạo, loài người là con của Thiên Chúa, là tấm gương phản chiếu sự vinh hiển của Thiên Chúa. Điều đáng buồn là mặc dù biết mình có gốc gác từ ông Trời, nhiều người Việt Nam chối bỏ nguồn gốc từ ông Trời của mình mà hãnh diện nhận mình là "con rồng cháu tiên."

Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát



-
Lê Anh Huy
Lời nói đầu
Trong bài “Chia rẽ và bè đảng trong Hội Thánh” [1] tác giả có đề cập tới một
vấn nạn trong Hội Thánh ban đầu là việc Cơ-đốc nhân gốc Pha-ri-si áp lực người ngoại (Gentiles) chịu cắt bì theo luật Môi-se để được trở thành Cơ-đốc nhân. Sở dĩ có vấn nạn này là vì những Cơ-đốc nhân đầu tiên là người Pha-ri-si, và ảnh hưởng của luật Môi-se vẫn còn trong họ. Trong bài đó, tác giả có bàn một cách tổng quát tương quan giữa hai bộ luật, luật Môi-se và luật Đấng Christ.
Trong bài này tác giả xin bàn đến luật Môi-se kỷ càng và chi tiết hơn. Đây là một vấn đề có thể ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống Cơ-đốc của đọc giả. Tác giả không muốn lạm dụng lời Chúa để làm sai lạc đọc giả, vì làm thế, tác giả phạm tội rất lớn với Đức Chúa Trời. Vì vậy về phần mình, tác giả bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu, bàn thảo với nhiều Cơ-đốc nhân, trong đó có Người Chăn tại Hội Thánh địa phương nơi tác giả thờ phượng Chúa. Tác giả cũng còn tham khảo cuốn luận án tiến sĩ thần học của Arnold G. Fruchtenbaum, có tựa là “Israelology – The missing link in systematic theology” (Do-thái học − Gạch nối bị mất trong thần học hệ thống). Cả Người Chăn của tác giả lẫn Arnold Fruchtenbaum là người Do-thái, trở lại tin nhận Jesus là Đấng Christ. Lẽ đương nhiên, và quan trọng hơn cả, là tác giả đọc Thánh Kinh và cầu nguyện nhiều để Đức Thánh Linh ban cho sự hiểu biết. Dù vậy, tác giả vẫn muốn đề cập tới yếu tố con người vì trong Hội Thánh vẫn còn có những giáo sư mà Chúa muốn chúng ta học hỏi họ. Vả lại, tác giả không muốn tạo ra một ấn tượng là tác giả
theo “phe Christ” là phe dành dựt Đức Thánh Linh về phần mình để lấy thế thượng phong với các Cơ-đốc nhân khác. Tác giả cũng không có ý khoe đọc sách nhiều, chỉ muốn đọc giả hiểu rằng tác giả đã làm hết cách để giảm thiểu những sai sót khả dĩ do sự hạn chế trong sự hiểu biết về lời Chúa của mình. Về phần đọc giả, tác giả yêu cầu quí vị đọc với sự cẩn trọng bội phần. Quí vị nên đọc với tinh thần của người Bê-rê: “…sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng” (Công Vụ Các Sứ Đồ 17:11). Như thường lệ, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ của một trang mạng (http://www.biblegateway.com/) có nhiều ấn bản Thánh Kinh theo nhiều ngôn ngữ (kể cả Việt ngữ) để đọc giả tiện truy cứu. Tác giả khuyến khích đọc giả, nếu có thể, đối chiếu với các ấn bản Thánh Kinh trong các ngôn ngữ khác.
-

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Áp-ra-ham -12-



Một Con Chiên Trong Bụi Cây-

"Lúc ấy Áp-ra-ham ngước mắt mình lên và nhìn, và kìa, đằng sau người một con chiên đực bị vướng trong bụi cây bởi các sừng của nó; Áp-ra-ham bèn đi và bắt con chiên đực đó, và dâng nó lên làm một của-lễ thiêu thế chỗ cho con trai của mình" (Sáng thế ký 22:13).

Đức Chúa Trời không bao giờ không có lối thoát. Sự cùng đường của con người là cơ hội của Ngài. Ngay cả trong lúc cần một sinh tế thay thế cho Y-sác, Chúa vẫn có cách để tôn vinh chính mình: một con chiên, sừng mắc trong bụi cây, đã đứng sẵn sàng.

CÁC ĐỒN LŨY TỐI TĂM-



Một người đã bạn viết cho tôi:
Gan 20 nam nay Chua giup toi lam cong viec Chua, danh cac don luy toi tam nhu Thuyet Tien Hoa, truyen thuyet Con Rong Chau Tien va cac dieu khac trong Văn Hoa Viet. Con thanh luy cuoi cung.. ..la xong cong tac Chua giao.
Tôi trả lời: “Những lời nầy của Anh làm tôi vui mừng ngợi khen Chúa và được an ủi. Vì Ngài ban cho Anh gánh nặng, rồi ban cho trí tuệ, quyền năng viết lách, sự xức dầu đã đánh sập các đồn lũy như vậy trong tâm trí dân Việt chúng ta trên thế giới. 15 năm trở lại đây tôi được Chúa củng cố sức mạnh đánh các đồn lũy Philadenphi giả mạo, nhất là tấn công các ông nicola ưa đánh đập bạn đồng công. Tôi cũng mãn nguyện vì làm xong sự thúc đẩy của Chúa”.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Khởi Đầu Của Những Cơn Đau Đẻ -



-
Chúa Jesus ngồi xuống trên Núi Ô-liu và bắt đầu nói về một khoảng thời gian trước khi kết thúc thời đại nầy, sẽ trải qua sự lừa dối, nhiều Christ giả, chiến tranh và tin đồn về chiến tranh, nạn đói, dịch hại và động đất.
 Ma-thi-ơ 24: 4-8 TKTC , “Và Giê-xu trả lời và phán cùng họ: “Hãy coi chừng rằng không ai lừa bịp các ngươi. Vì nhiều kẻ sẽ đến trong danh Ta, nói: ‘Ta là Đấng Christ,’ và sẽ dẫn nhiều người đi lạc. Và các ngươi sẽ nghe về các cuộc chiếntranh và các tin-đổn về chiến-tranh. Hãy nắm chắc rằng các ngươi không hoảng-sợ; vì các điều này phải xảy ra, nhưng đó chưa là sự cuối-cùng. Vì quốc-gia sẽ nổi lên chống lại quốc-gia, và vương-quốc chống lại vương-quốc, và ở các nơi khác nhau sẽ có nạn đói và động đất. Nhưng tất cả các điều này chỉ là khởi đầu của các cơn đau đẻ”.

ISRAEL 71 TUỔI-



 (14-5-1948---14-5-2019)

Thật kinh ngạc khi bạn nghĩ về Israel đã bảy mươi mốt năm!

Khi David Ben Gurion đứng trước hội nghị vào chiều ngày 14 tháng 5 năm 1948 tại Tel Aviv, ông nói với thế giới rằng Israel đã lại bước vào lịch sử.

Những người sáng lập nhà nước Israel thậm chí còn chưa chắc chắn nên gọi nhà nước mới là gì. Trong số những cái sở hữu như : Si-ôn.
Cuối cùng, họ đã giải quyết nan đề và gọi là nhà nước Israel,  lời tiên tri của kinh thánh ứng nghiệm. Ngày nay, Israel là một phép lạ sống động.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Áp-ra-ham-11-



-
--Thiên thần của Chúa can thiệp-
"Nhưng vị thiên-sứ của Đức GIAVÊ gọi người từ trời, và phán: "Áp-ra-ham, Áp-ra-ham!" Và người thưa: "Có con đây." Ngài phán: "Đừng đưa thẳng tay ngươi ra hại thằng bé, và chớ làm gì nó; vì bây giờ Ta biết rằng ngươi là kẻ kinh-sợ Chúa TRỜI, vì ngươi đã chẳng giữ lại đứa con trai của ngươi, đứa con trai độc nhất của ngươi, khỏi Ta"( Sáng thế ký 22:11, 12)

Cho đến lúc đó, Đức Chúa Trời  vẫn dõi theo trong im lặng. Nhưng bây giờ, khi Áp-ra-ham đã cầm con dao trên tay để giết con trai mình, Ngài đã gọi tên ông hai lần từ trời. Hai lần nhắc đến sự nhấn mạnh của tên Áp-ra-ham và tầm quan trọng của cảnh tượng dâng tế lễ này. Đức Chúa Trời không cho phép Áp-ra-ham thực hiện hành động giết con ông. Áp-ra-ham đã đi đến cực điểm. Nhưng Đức Chúa Trời không thể và sẽ không để ông  vượt qua điều đó. Đức Chúa Trời đã cứu người cha, nỗi đau mà ông không tiếc khi ban con của mình dù cho  phải chết.
Khi Con Đức Chúa Trời bị treo trên thập tự giá, không có tiếng nói nào từ trời, không có thiên thần nào can thiệp và không tìm thấy người thay thế. Đức Chúa Trời im lặng khi Đấng Cứu Rỗi của chúng ta kêu lên một tiếng lớn trên thập tự giá (Math. 27:46, Mác 15:34). Y-sác được tha mạng, nhưng Đức Chúa Trời  không tha cho con trai của Ngài, mà từ bỏ con ấy cho chúng ta trên Gô-gô-tha.
-

CHÚA XÉT XỬ BẠN CÁCH KHOAN HỒNG?



Ma-thi-ơ 11: 20-24 TKTC, “Đoạn Ngài bắt đầu trách các thành-thị trong đó Ngài đã làm hầu hết các phép lạ, vì chúng đã chẳng ăn-năn. “Khốn cho ngươi, Cô-ra-xin!
Khốn cho ngươi, Bết-sai-đa! Vì nếu các phép lạ đã xảy ra cho các ngươi, đã xảy ra cho Ty-rơ và Si-đôn thì chúng hẳn đã ăn-năn từ lâu trong vải gai và tro. Tuy vậy Ta bảo các ngươi, sẽ chịu đựng dễ hơn cho Ty-rơ và Si-đôn trong ngày phán-xét, hơn là cho các ngươi. Và ngươi, Cabê-na-um, ngươi sẽ được nâng cao tới trời ư? Không, ngươi sẽ bị đem xuống tới Âm-phủ; vì nếu các phép lạ đã xảy ra cho ngươi, đã xảy ra cho Sô-đôm thì nó hẳn đã còn lại cho đến ngày nầy. Tuy vậy Ta bảo ngươi, sẽ chịu đựng dễ hơn cho xứ Sô-đôm trong ngày phán-xét, hơn là cho ngươi.”
Mát-thêu 11: 24 Bản Công giáo, “Vì thế, Ta nói cùng các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn các ngươi”.