Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát



-
Lê Anh Huy
Lời nói đầu
Trong bài “Chia rẽ và bè đảng trong Hội Thánh” [1] tác giả có đề cập tới một
vấn nạn trong Hội Thánh ban đầu là việc Cơ-đốc nhân gốc Pha-ri-si áp lực người ngoại (Gentiles) chịu cắt bì theo luật Môi-se để được trở thành Cơ-đốc nhân. Sở dĩ có vấn nạn này là vì những Cơ-đốc nhân đầu tiên là người Pha-ri-si, và ảnh hưởng của luật Môi-se vẫn còn trong họ. Trong bài đó, tác giả có bàn một cách tổng quát tương quan giữa hai bộ luật, luật Môi-se và luật Đấng Christ.
Trong bài này tác giả xin bàn đến luật Môi-se kỷ càng và chi tiết hơn. Đây là một vấn đề có thể ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống Cơ-đốc của đọc giả. Tác giả không muốn lạm dụng lời Chúa để làm sai lạc đọc giả, vì làm thế, tác giả phạm tội rất lớn với Đức Chúa Trời. Vì vậy về phần mình, tác giả bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu, bàn thảo với nhiều Cơ-đốc nhân, trong đó có Người Chăn tại Hội Thánh địa phương nơi tác giả thờ phượng Chúa. Tác giả cũng còn tham khảo cuốn luận án tiến sĩ thần học của Arnold G. Fruchtenbaum, có tựa là “Israelology – The missing link in systematic theology” (Do-thái học − Gạch nối bị mất trong thần học hệ thống). Cả Người Chăn của tác giả lẫn Arnold Fruchtenbaum là người Do-thái, trở lại tin nhận Jesus là Đấng Christ. Lẽ đương nhiên, và quan trọng hơn cả, là tác giả đọc Thánh Kinh và cầu nguyện nhiều để Đức Thánh Linh ban cho sự hiểu biết. Dù vậy, tác giả vẫn muốn đề cập tới yếu tố con người vì trong Hội Thánh vẫn còn có những giáo sư mà Chúa muốn chúng ta học hỏi họ. Vả lại, tác giả không muốn tạo ra một ấn tượng là tác giả
theo “phe Christ” là phe dành dựt Đức Thánh Linh về phần mình để lấy thế thượng phong với các Cơ-đốc nhân khác. Tác giả cũng không có ý khoe đọc sách nhiều, chỉ muốn đọc giả hiểu rằng tác giả đã làm hết cách để giảm thiểu những sai sót khả dĩ do sự hạn chế trong sự hiểu biết về lời Chúa của mình. Về phần đọc giả, tác giả yêu cầu quí vị đọc với sự cẩn trọng bội phần. Quí vị nên đọc với tinh thần của người Bê-rê: “…sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng” (Công Vụ Các Sứ Đồ 17:11). Như thường lệ, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ của một trang mạng (http://www.biblegateway.com/) có nhiều ấn bản Thánh Kinh theo nhiều ngôn ngữ (kể cả Việt ngữ) để đọc giả tiện truy cứu. Tác giả khuyến khích đọc giả, nếu có thể, đối chiếu với các ấn bản Thánh Kinh trong các ngôn ngữ khác.
-

1- Dẫn nhập
Một Cơ-đốc nhân có tên là Nguyễn Văn A dẫn gia đình mình đi xin học cho một đứa con tại một trường Trung Học Cấp I tại Hoa Kỳ. Trường này do một Hội Thánh sáng lập và điều hành. Hội Thánh này thuộc về một giáo phái chủ trương tuân giữ ngày Sa-bát. (Tác giả gọi cộng đồng này là một “Hội Thánh” vì tác giả giả thiết đây là tập hợp những người đã được cứu. Còn thật sự họ đã được cứu chưa ngoài tầm hiểu biết của tác giả. Trong bài này chúng ta không bàn đến sự khác biệt giữa Hội Thánh và giáo hội). Trước khi chấp nhận một học sinh vào học, theo thông lệ, ông hiệu trưởng Joe Smith thăm dò chổ đứng của gia đình này trong đức tin Cơ-đốc bằng trắc nghiệm. Trong bản trắc nghiệm có một câu hỏi như sau:
-
“Bạn có đồng ý rằng Mười Điều Răn là quan trọng không?” (Trong Muời Điều Răn có điều răn về ngày Sa-bát) Có hai lựa chọn cho câu trả lời: “Có” hoặc “Không.” Ông A trả lời “Có.” Tuy nhiên, gia đình ông A lại đi nhóm tại Hội Thánh của mình vào ngày Chủ Nhật, nhưng lại tin rằng ngày nào cũng quan trọng giống nhau. Như vậy câu hỏi đặt ra cho ông Nguyễn Văn A
-
--Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 2- 
hay là có phải ông đã nói láo với ông hiệu trưởng. Câu trả lời là ông A đã không nói láo cũng chẳng “ba phải.” Lý do là cuộc đời phức tạp, nhất là về lãnh vực tâm linh. Một cái máy vi tính dù phức tạp đến đâu cũng chỉ ở vào một trong hai trạng thái; nếu không mở thì tắt,
nếu không tắt thì mở. Còn tâm lý của con người phức tạp hơn: Có khi chúng ta buồn, cũng có khi vui, nhưng cũng có khi không buồn cũng không vui, lại cũng có khi vừa vui vừa buồn.
Lãnh vực tâm linh lại càng phức tạp hơn: Nó đòi hỏi chúng ta nhìn sâu hơn những gì xuất hiện trên bề mặt. Nhiều khi chúng ta phải “nhìn” bằng trí và cả tấm lòng mới thấy điều mình muốn thấy. Không phải chỉ có Cơ-đốc nhân trung bình xem nhiều tín lý của Thánh Kinh là phức tạp, mà ngay cả Sứ Đồ Phi-e-rơ cũng phải công nhận là nhiều vấn đề mà Sứ Đồ Phao- lô nêu lên trong các thư tín của ông là phức tạp (2 Phi-e-rơ 3:16). Chúng ta biết rằng Thánh Kinh Tân Ước có hai mươi bảy sách, nhưng Phao-lô đã viết hết mười ba sách. Trong các thư tín này, Phao-lô đã bàn đến nhiều vấn đề nhức nhối trong Hội Thánh, những điều đòi hỏi chúng ta phải bỏ thời gian và tâm tư để suy nghiệm.
Một trong các vấn đề đó là luật pháp và ân điển và sự tương quan giữa chúng. Luật pháp là nội dung của Giao Ước Môi-se và ân điển là nội dung của Giao Ước Mới. Giao Ước Môi-se liệt kê nhiều điều răn, luật và lệ, trong đó có ngày Sa-bát. Như vậy, ngày Sa-bát là gì? Tại sao có Cơ-đốc nhân tuân giữ, có người không? Thái độ của người giữ đối với người không giữ (hoặc ngược lại) nên như thế nào theo sự dạy dỗ của Thánh Kinh? Trong bài này, chúng ta sẽ cố gắng trả lời những câu hỏi đó.
-
2- Giao Ước Môi-se
Có thần học gia cho rằng có tám giao ước Đức Chúa Trời thiết lập với loài người [2]. Đó là Giao Ước Ê-đen (The Edenic Covenant), Giao Ước A-đam (The Adamic Covenant), Giao Ước Nô-a (The Noahic Covenant), Giao Ước Áp-ra-ham (The Abrahamic Covenant), Giao Ước Môi-se (The Mosaic Covenant), Giao Ước Đất Hứa (The Land Covenant), Giao Ước Đa-vít (The Davidic Covenant) và Giao Ước Mới (The New Covenant). Có thần học gia nhập Giao
Ước Ê-đen và Giao Ước A-đam vào một, giảm tổng số các giao ước từ tám xuống bảy. Có thần học gia gọi Giao Ước Đất Hứa là Giao Ước Palestinian (The Palestinian Covenant). Dù vậy, họ đồng ý về các giao ước khác; trong số này, Giao Ước Môi-se và Giao Ước Mới được Cơ-đốc nhân nhắc tới nhiều nhất.
2.1- Đối tượng của Giao Ước Môi-se Đức Chúa Trời lập Giao Ước Môi-se với ai? Ngài lập giao ước này chỉ với Y-sơ-ra-ên, khi họ vừa mới ra khỏi Ai-cập để vào đồng vắng, không phải lập với người ngoại hay Hội Thánh:
“Tháng thứ ba, sau khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, trong ngày đó dân Y-sơ-ra-ên đến nơi đồng vắng Si-na-i. Từ Rê-phi-đim ra đi, đến nơi đồng vắng Si-na-i, đóng trại tại đó, đối diện cùng núi. Môi-se bèn lên đến Đức Chúa Trời, Đức Giê-hô-va ở trên núi gọi người mà phán rằng: Ngươi hãy nói như vầy cho nhà Gia-cốp, và tỏ điều nầy cho dân Y-sơ-ra-ên: Các ngươi đã thấy điều ta làm cho người Ê-díp-tô, ta chở các ngươi trên cánh chim ưng làm sao, và dẫn các ngươi đến cùng ta thể nào. Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho ta. Bấy nhiêu lời đó ngươi sẽ nói lại cùng dân Y- sơ-ra-ên. Môi-se đến đòi các trưởng lão trong dân sự, thuật cùng họ mọi lời Đức Giê-hô-va đã dặn mình nói lại. Cả dân sự đồng thinh đáp rằng: Chúng tôi xin làm mọi việc Đức Giê-hô-va đã phán dặn. Môi-se bèn thuật lại lời của dân sự cùng Đức Giê-hô-va.” (Xuất Ê-díp-tô ký 19:1-8)
Và:
--Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 3
“Vả chăng, há có dân lớn nào mà có các thần mình gần như chúng ta có Giê-hô-vaĐức Chúa Trời gần chúng ta, mọi khi chúng ta cầu khẩn Ngài chăng? Lại, há có nước lớn nào có những mạng lịnh và luật lệ công bình như cả luật pháp nầy, mà ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi chăng?” (Phục Truyền Luật Lệ ký 4:7-8)
Và:
“Các ngươi khá nhớ lại luật pháp của đầy tớ ta là Môi-se, mà ta đã truyền cho nó tại Hô-rép, tức là những lề luật và mạng lịnh cho cả Y-sơ-ra-ên.” (Ma-la-chi 4:4)
Thời điểm Y-sơ-ra-ên nhận Giao Ước Môi-se được xem là điểm đầu của giao ước này. 2.2- Dấu của Giao Ước Môi-se
Nội dung của Giao Ước Môi-se là Luật Môi-se trong đó có điều răn về ngày Sa-bát (Xuất Ê- díp-tô ký 20:10). Ngày Sa-bát là ngày thứ bảy trong tuần. Theo phong tục Do-thái, ngày Thứ Bảy bắt đầu lúc mặt trời lặn của ngày Thứ Sáu và chấm dứt vào lúc mặt trời lặn của ngày Thứ Bảy. Như Cầu Vòng là dấu hiệu của Giao Ước Nô-a (Sáng Thế Ký 9:13), Cắt Bì cho Giao Ước Áp-ra-ham (Sáng Thế Ký 17:11), Sa-bát là dấu hiệu cho Giao Ước Môi-se, vì: “…Nhất là các ngươi hãy giữ ngày sa-bát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời, để thiên hạ biết rằng ta, là Đức Giê-hô-va, làm cho các ngươi nên thánh.” (Xuất Ê-díp-tô ký 31:13)
Kết hợp với mục (2.1), chúng ta hiểu rằng “Các ngươi” trong câu Thánh Kinh trên chỉ về Y- sơ-ra-ên chứ không phải là dân ngoại hay Hội Thánh. Vì Sa-bát là dấu hiệu của Giao Ước Môi-se nên không thể bàn tới giao ước này mà không bàn tới nó. 2.3- Sự bất phân chia của bộ Luật Môi-se Ngũ Kinh (Sáng Thế Ký, Xuất Ê-díp-tô Ký, Lê-vi Ký, Số và Phục Truyền Luật Lệ Ký) qui định toàn bộ Luật Pháp Môi-se, là nội dung của Giao Ước Môi-se. Cơ-đốc nhân có thói quen chia nó theo hai cách để tiện nghiên cứu:
• Cách 1: Tách Mười Điều Răn khỏi các điều luật khác
• Cách 2: Chia nó thành ba loại: Loại đạo đức (moral law), lễ nghi (ceremonial law) và dân sự (civic law)
Tuy nhiên, toàn bộ luật này là một đơn vị bất phân. Những câu Thánh Kinh sau đây chứng minh điều này là đúng:
“Vậy, phải nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi và giữ theo những điều răn và luật lệ của Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay.” (Phục Truyền Luật Lệ ký 27:10)
Trong ấn bản Anh Ngữ King James, “điều răn” là “commandments” và “luật lệ” là “statutes.” Và:
“Nhưng nếu ngươi không nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, không cẩn thận làm theo các điều răn và luật pháp của Ngài mà ta truyền cho ngươi ngày nay, thì nầy là mọi sự rủa sả sẽ giáng xuống trên mình ngươi và theo kịp ngươi” (Phục Truyền Luật Lệ ký 28:15)
Trong ấn bản Anh Ngữ King James, “điều răn” cũng là “commandments” và “luật pháp” là “statutes.” Và:

-Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 4
“Các ngươi khá nhớ lại luật pháp của đầy tớ ta là Môi-se, mà ta đã truyền cho nó tại Hô-rép, tức là những lề luật và mạng lịnh cho cả Y-sơ-ra-ên.” (Ma-la-chi 4:4)
Trong ấn bản Anh Ngữ King James, “luật pháp” là “the law,” “lề luật” là “statutes” và “mạng lịnh” là “judgments.” Như vậy, “Luật pháp−the law” bao gồm “điều răn−commandments, lề luật−statutes và mạng lịnh−judgments.”
Chính Đức Chúa Jesus xác nhận “Luật Pháp−The Law” là một đơn vị bất phân. Trong bài giảng trên núi Ngài phán: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.” (Ma-thi-ơ 5:17)
Trong ấn bản King James, “luật pháp” là “the law.” “Luật pháp−the law” đây là gì? Phải
chăng là Mười Điều Răn hay toàn bộ Luật Môi-se? Chúng ta chỉ cần cứu xét hai điều sau là có thể trả lời câu hỏi trên:
• Giáo huấn của Chúa Jesus về ly dị: Luật Môi-se cho phép người đàn ông ly dị vợ mình vì nàng “ô uế” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 24:1-3). Đức Chúa Jesus sửa đổi và nâng cấp luật này để hạn chế sự lạm dụng của người đàn ông: Từ “có thể ly dị vợ vì nàng ‘ô uế’” thành “chỉ có thể li dị vợ vì nàng phạm tội ngoại tình” (Ma-thi-ơ 5:31, 32). Li dị là lề luật không có trong Mười Điều Răn, nhưng Đức Chúa Jesus vẫn quan tâm như các Điều Răn khác.
• Giáo huấn của Chúa Jesus về sự báo trả: Luật Môi-se cho phép một người báo trả kẻ vi phạm với một mức độ ngang bằng với mức độ vi phạm “mắt đền mắt, răng đền răng” (Xuất Ê-díp-tô ký 21:24), nhưng Đức Chúa Jesus dạy đừng chống cự kẻ ác (Ma-thi-ơ 5:38-39). Luật báo trả không thuộc về Mười Điều Răn, nhưng Đức Chúa Jesus vẫn quan tâm như các Điều Răn khác.
Nếu “Luật Pháp” chỉ là Mười Điều Răn thôi thì tại sao Đức Chúa Jesus lại quan tâm tới và giảng dạy về vấn đề li dị và báo trả là hai điều không có trong Mười Điều Răn? Do đó, chúng ta rút ra kết luận rằng “Luật pháp−the law” bao gồm “điều răn−commandments, lề luật−statutes và mạng lịnh−judgments,” là một khối bất phân. Mười Điều Răn chỉ là một phần của bộ luật Môi-se; chúng ta không thể tách chúng ra khỏi bộ luật này.
--2.4- Tính tạm thời của Giao Ước Môi-se
Cho tới đây chúng ta chứng minh được Luật Môi-se được lập chỉ với một mình Y-sơ-ra-ên, và toàn bộ luật này là một khối bất phân. Trong mục này chúng ta chứng minh thêm rằng Luật Môi-se có sự hết hạn. Hãy nghe Đức Chúa Jesus phán tiếp: “Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn.” (Ma-thi-ơ 5:18)
Câu Kinh Thánh này rất dễ bị hiểu lầm là Luật Môi-se tồn tại vĩnh viễn vì sự to tát của “trời đất.” (Ai có thể tưởng tượng ra được khi nào trời đất sẽ qua đi?) Tuy nhiên nếu chúng ta chú ý tới những chữ có mang thời tính như “chưa” và “cho đến khi” thì chúng ta sẽ nhận ra tính tạm thời của bộ Luật Môi-se. Để thuyết phục đọc giả, chúng tôi xin đương cử những người sau đây, chứng nhận rằng Luật Môi-se có hạn kỳ. Họ là ban lãnh đạo Hội Thánh Giê-ru-sa- lem, tác giả sách Hê-bơ-rơ và Sứ Đồ Phao-lô.
-
--Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 5
2.4.1- Hội nghị Giê-ru-sa-lem
Trong Hội Thánh đầu tiên có một số Cơ-đốc nhân gốc Pha-ri-si muốn ép tín đồ gốc ngoại phải chịu cắt bì để đuợc cứu rỗi (Công Vụ Các Sứ Đồ 15:1, 5). Nhóm tín đồ này gây ra xào xáo và chia rẽ trong Hội Thánh. Đứng trước vấn nạn này, ban lãnh đạo Hội Thánh tại Giê- ru-sa-lem nhóm lại, với Sứ Đồ Phi-e-rơ tuyên bố như sau:
“Ngài chẳng phân biệt chúng ta với người ngoại đâu, vì đã lấy đức tin khiến cho lòng họ tinh sạch. Vậy bây giờ, cớ sao anh em thử Đức Chúa Trời, gán cho môn đồ một cái ách mà tổ phụ chúng ta hoặc chính chúng ta cũng chưa từng mang nổi?” (Công Vụ Các Sứ Đồ 15:9, 10)
Và Gia-cơ tiếp lời như sau:
“……Vậy, theo ý tôi, thật chẳng nên khuấy rối những người ngoại trở về cùng Đức Chúa Trời; song khá viết thơ dặn họ kiêng giữ cho khỏi sự ô uế của thần tượng, sự tà dâm, sự ăn thịt thú vật chết ngột và huyết.” (Công Vụ Các Sứ Đồ 15:19-20)
Chúng ta hãy tự hỏi: Tại sao Cơ-đốc nhân gốc Pha-ri-si chỉ đặt vấn đề cắt bì mà Sứ Đồ Phi- e-rơ lại nhắc tới “cái ách tổ phụ chúng ta hoặc chính chúng ta cũng chưa từng mang nổi”?
Cái ách đó là gì? Có phải nó chỉ là phép cắt bì? Chắc chắn phép cắt bì không phải là một cái ách không mang nổi vì tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác hầu hết mọi trẻ sơ sinh đều chịu cắt bì vì lý do y tế mà không ai ta thán gì! Như vậy, cái “ách” đó phải mang ý nghĩa khác.
Chúng ta nhớ lại Luật Môi-se là một bộ luật có điều kiện, nghĩa là, nếu làm được các điều răn thì được phước, nếu không sẽ bị rủa sả (Phục Truyền Luật Lệ Ký 11:26). Đáng tiếc rằng Y-sơ-ra-ên đã không đáp được sự đòi hỏi của Luật Môi-se, nên danh Chúa bị phạm trước dân ngoại, nên họ phải chịu rủa sả từ Đức Chúa Trời, cụ thể là bị đày qua Ba-bi-lôn. Luật Môi-se, vì vậy, trở thành một chướng ngại vật để họ vấp té (Ô-sê 14:9). Nó là một cái ách vì Y-sơ-ra-ên phải luôn luôn tròng vào cổ mình, nặng nhọc, và vấp ngã vì nó. Việc Cơ-đốc nhân gốc Pha-ri-si đặt vấn đề cắt bì đối với người ngoại đưa tới nghi vấn là Luật Môi-se có quyền hạn như thế nào trên Cơ-đốc nhân. Vì thế mà chúng ta thấy ban lãnh đạo Hội Thánh Giê-ru-sa-lem nhóm lại để rà soát lại bộ luật này.
Chúng ta lại tự hỏi tiếp: Tại sao luật về Ngày Sa-bát không được ban lãnh đạo lập lại cho Giao Ước Mới? Chúng ta biết rằng Ngày Sa-bát là dấu của Giao Ước Môi-se (mục 2.2); Y-sơ- ra-ên bị đày qua Ba-bi-lôn vì thờ hình tượng và làm ô uế Sa-bát (Ê-xê-chi-ên 20:13). Nếu Sa-bát là điều sống chết đối với Cơ-đốc nhân như đối với Y-sơ-ra-ên thì nó phải được ban lãnh đạo lập lại như là một điều luật trong Giao Ước Mới. Ấy vậy mà trong bốn điều hội nghị căn dặn tín đồ gốc ngoại kiêng giữ không có chổ nào cho ngày Sa-bát.
Vì vậy, chúng ta đi đến kết luận rằng theo quyết định của Hội Nghị Giê-ru-sa-lem, tín đồ gốc ngoại không cần phải tuân giữ Ngày Sa-bát. Vì nó là dấu của Giao Ước Môi-se, không tuân giữ Ngày Sa-bát có nghĩa là Cơ-đốc nhân không chịu phục dưới giao ước này.
-
--2.4.2- Tác giả Hê-bơ-rơ
Luật Pháp Môi-se qui định chi phái Lê-vi được biệt riêng ra để phụ giúp A-rôn làm công việc của thầy tế lễ (Dân Số 3:5-13). Tuy nhiên, nếu chức tế lễ theo ban A-rôn (tức là thầy tế lễ Lê-vi) \là trọn vẹn thì tại sao Đức Chúa Jesus lại được dấy lên theo ban của Mên-chi-xê-đéc, là thầy tế lễ vĩnh viễn (7:11, 21, 24)? Đó là vì “điều răn trước kia vì không quyền không ích nên đã bị bỏ rồi” (7:18) và nếu “chức tế lễ đã thay đổi thì luật pháp cũng cần phải thay đổi” (7:12) “Luật pháp” đây là gì? “Điều răn” đây là gì? Là Mười Điều Răn hay điều răn thiết
lập chức tế lễ (Dân Số Ký 3:5-13, Xuất Ê-díp-tô ký 28, 29) hay toàn bộ Luật Pháp Môi-se?
-
-Đó là chính là toàn bộ Luật Pháp Môi-se vì:
--Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 6
• Mười Điều Răn không qui định mục vụ của Lê-vi.
• Toàn bộ Luật Pháp Môi-se là một khối thống nhất (mục (2.3)) nên muốn thay một điều luật trong nó phải thay toàn bộ bộ Luật. Cụ thể là muốn thay điều răn về chức tế lễ thì toàn bộ luật pháp Môi-se phải được thay thế.
Tóm lại, tác giả sách Hê-bơ-rơ làm chứng rằng toàn bộ Luật Pháp Môi-se đã bị “đã bị bỏ rồi” để được thay thế bởi một luật pháp mới.
--2.4.3- Sứ Đồ Phao-lô
Trước hết, Phao-lô ví Y-sơ-ra-ên như một người nữ đã có chồng. “Chồng” của bà là Luật Môi-se. Ông viết như sau:
“Hỡi anh em (vì tôi nói với những kẻ biết luật pháp), …đờn bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì luật pháp buộc phải theo chồng bấy lâu” (Rô-ma 7:1-2)
Khi chồng chết thì: “… người vợ được thoát khỏi luật pháp đã buộc mình với chồng…vợ được buông tha khỏi luật pháp” (Rô-ma 7:2-3)
Sau khi chồng đã chết, người nữ đó được quyền lấy chồng mới mà không phạm tội ngoại tình. Điều này tương đương với thực tế rằng một người Y-sơ-ra-ên đang bị ràng buộc bởi (hay ở dưới) Luật Pháp Môi-se, khi tiếp nhận Đấng Christ làm Chúa thì Luật Môi-se “hết hạn.” Người ấy nay là phối ngẫu của người chồng mới; đó là Đấng Christ, tức là Đấng từ kẻ chết sống lại, theo như lời của Phao-lô: “… anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại…” (Rô-ma 7:4)
Xin chúng ta ghi nhận một điều tại đây là tín đồ gốc ngoại như người Việt Nam chẳng bao giờ bị ràng buộc bởi Luật Pháp Môi-se vì nó chỉ được lập cho Y-sơ-ra-ên mà thôi (Xin xem lại mục (2.1)). Trước khi tin nhận Đức Chúa Jesus, chúng ta đứng ngoài luật pháp Môi-se, bị hư mất không phải vì phạm luật này, vì “song đâu không có luật pháp, thì đó cũng không có sự phạm luật pháp” (Rô-ma 4:15) nhưng phạm vào lương tâm đã mang luật của Đức Chúa Trời theo lẽ tự nhiên (Rô-ma 2:14-15). Tín đồ gốc ngoại chỉ là những cành ô-li-ve được tháp vào cây chính (Rô-ma 11:17), vì vậy, chúng ta chỉ có một “đời chồng.” Người chồng đó là Đấng Christ mà chúng ta đã tiếp nhận. Cây ô-li-ve đó mang rễ là lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Áp-ra-ham, là cha của đức tin.
Đối với tín đồ gốc Do-thái, Luật Môi-se đã hết hạn theo Phao-lô:
“và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới, chẳng phải giao ước về chữ, bèn là giao ước về Thánh Linh; vì chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống. Vả, nếu chức vụ về sự chết, chạm chữ trên bảng đá, đã là vinh hiển lắm đến nỗi con cái Y-sơ-ra-ên không có thể ngó trên mặt Môi-se, vì cớ sự sáng láng trên mặt người, dầu là tạm, phương chi chức vụ của Thánh Linh càng vinh hiển hơn biết bao! Vậy, nếu chức vụ về sự định tội còn được vinh hiển, thì chức vụ về sự công bình được vinh hiển hơn bội phần. Vả lại, cái điều được bồi hoàn trong chức vụ thứ nhứt biến đi bởi sự vinh hiển rất cao hơn của chức vụ thứ nhì; vì nếu sự phải qua đi còn có lúc vinh hiển thay, phương chi sự bền ở sẽ có vinh hiển dường nào nữa!” (2 Cô- rinh-tô 3:6-11)
-
--Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 7
Theo đó, Giao Ước Môi-se là sự biến đi hay phải qua đi. “Qua đi” trong bản King James là “done away” (Hy ngữ: καταργέω (katargeō) /kat-arg-eh'-o/). Hy ngữ καταργέω có các nghĩa tiếng Anh được liệt kê trong bảng 1.
-Bảng 1: “καταργέω” hay “Qua đi” trong Việt ngữ
Anh Việt
Abolish Xoá bỏ
Cease Ngừng
Cumber Làm trở ngại
Deliver Giao
Destroy Hủy
Do away Làm xong đi
Become (make) of no (none, without) effect Vô hiệu hóa
Fail Thất bại
Loose Tuột mất
Bring (come) to nought Vô hiệu hóa
Put away (down) Dẹp đi
Vanish away Biến mất
Make void Làm trổng
Nói tóm lại, Luật Môi-se là một sự đã qua đi, biến mất, đã xong rồi, hết hạn, bị hủy đi, ngừng hiệu lực đối với một người Do-thái trở lại tin nhận Đức Chúa Jesus. Cây ô-li-ve bây giờ có cả nhánh cũ (người Do-thái) và nhánh được tháp vào (người Việt Nam chẳng hạn).
Cây này sống được nhờ nhựa của đức tin của Áp-ra-ham chứ không phải luật Môi-se.
2.5- Chung điểm của Luật Môi-se
Sứ đồ Phao-lô nói về vai trò của Đức Chúa Jesus đối với Luật Pháp Môi-se như sau:
“For Christ is the end of the law for righteousness to every one that believeth”
“vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình”
(Rô-ma 10:4)
Chữ “the end” trong Hy ngữ là τέλος (telos /tel'-os/). “Telos” mang hai nghĩa được nhiều người nhắc tới: Chúng là “goal−đích” hay “termination−chấm dứt” (theo tiếng Anh và tiếng Việt ngữ tương ứng) [3]. Cả hai nghĩa này đều đúng. Trước hết, Đấng Christ là cái đích của Luật Pháp Môi-se vì nó hiện hữu chỉ để nói về Ngài:
“Vì nếu các ngươi tin Môi-se, cũng sẽ tin ta; bởi ấy là về ta mà người đã chép.”
(Giăng 5:46) “mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các Thi Thiên phải được ứng nghiệm” (Lu-ca 24:44)
Sau cùng, nghĩa “termination−chấm dứt” cũng đúng vì:
“… anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật
pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại…” (Rô-ma
7:4)
Khi biết được Đức Chúa Jesus là mục đích và cũng là chung điểm của Luật Môi-se rồi thì làm sao chúng ta biết được nó đã được Ngài làm trọn và được trọn bằng cách nào theo Ma-thi-ơ
-
-Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 8
5:18? Câu trả lời cho cả hai câu trả lời trên chính là thập giá. Chúng ta biết được khi chịu đóng đinh trên thập giá Ngài đã chịu án phạt cho tội lỗi chúng ta, vì “tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23) và “khi chúng ta còn là kẻ có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô-ma 5:8). Vì thế, những người trong Đức Chúa Jesus sẽ không còn bị rủa sả nữa (Rô-ma 8:1). Chúng ta nhớ lại Luật Môi-se là một bộ luật có điều kiện, nghĩa là, nếu làm được các điều răn thì được phước, nếu không sẽ bị rủa sả (Phục Truyền Luật Lệ Ký 11:26).
Chịu chết thế cho chúng ta, Đức Chúa Jesus đã mang hết sự rủa sả đó vào Ngài vì chúng ta.
Như vậy, còn câu hỏi cuối cùng là khi nào thì Luật Môi- se được trọn? Câu trả lời cũng chính là thập giá. Trước khi Đức Chúa Jesus trút hơi thở cuối cùng, Ngài phán: “Mọi việc đã được trọn” (Giăng 19:30). Lời tuyên bố này trả lời cho lời tuyên bố trước của Ngài: “…cho đến khi mọi sự được trọn” (Ma-thi-ơ 5:18).
Tóm lại, qua Thánh Kinh chúng ta đã chứng minh rằng Luật Môi-se là một bộ luật ngắn hạn; nó có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Chính Đức Chúa Jesus là cái đích và là chung điểm của nó. Khi Ngài chết trên thập giá, Ngài làm trọn Luật Pháp Môi-se cho chúng ta, vì chúng ta. Khi Ngài trút hơi thở cuối cùng, toàn bộ Luật Pháp Môi-se, trong đó có điều răn về dâng 1/10, được công bố ngừng hoạt động.
-
--2.6- Mười điều răn trong Tân Ước
Đọc tới đây chắc có đọc giả tự hỏi như thế Cơ-đốc nhân được phép thờ hình tượng? Được phép giết người? Được phép tà dâm, gian dâm?
Không phải như vậy, vì tất cả các Điều Răn, trừ một điều, được Đức Chúa Trời truyền qua Giao Ước Mới, giống như phép Cắt Bì được Ngài truyền từ Giao Ước Áp-ra-ham qua Giao Ước Môi-se. Dù Luật Pháp Môi-se và Luật Mới có điều chung, nhưng Cơ-đốc nhân bị buộc bởi Giao Ước Mới, chứ không phải Giao Ước Môi-se. Điều này dễ hiểu như luật pháp Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều điều giống nhau, nhưng công dân của nước nào chịu buộc bởi luật pháp
của nước đó.
Chúng tôi lập bảng 2 sau đây để đối chiếu Mười Điều Răn trong Cựu Ước qua Tân Ước. Tất cả đều được lập lại trong Tân Ước trừ Điều Răn thứ tư về Ngày Sa-bát là không được truyền qua. Về mặt hình thức, các điều răn trong Tân Ước không được viết dưới dạng “Các người chớ…” hay “Các ngươi phải…” nhưng chúng vẫn có nội dung như cũ. Riêng về Điều Răn thứ tư, chữ “Sa-bát” và “ngày thứ bảy” xuất hiện 57 lần từ sách Ma-thi-ơ tới Khải Huyền và chỉ có 12 lần từ Công Vụ Các Sứ Đồ tới Khải Huyền. Như vậy, “Sa-bát” xuất hiện 45 lần trong
các sách Tin Lành, trong thời đoạn này Đức Chúa Jesus vẫn còn sống và giảng đạo cho người Do-thái. Chúng tôi tin rằng Hội Thánh bắt đầu khi Đức Chúa Jesus hà hơi vào các môn đồ để họ nhận Đức Thánh Linh [4] (Giăng 20:22). Như vậy, tổng cộng “Sa-bát” được nhắc lại là 12 lần sau khi Hội Thánh đã được thành hình. Trong hầu hết mọi lần, Sa-bát được nhắc tới là vì các Sứ Đồ đi làm chứng cho người Do-thái trong các nhà hội trong ngày đó chứ không có một dấu chỉ nào cho biết ngày Sa-bát là một điều luật buộc Cơ-đốc nhân. Ngược lại, Sứ Đồ Phao-lô còn cảnh báo người Cô-lô-se đừng trở lại đạo Do-thái bằng cách tuân giữ các ngày tháng (trong đó có ngày Sa-bát) (Cô-lô-se 2:16).
-
-Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 9
Bảng 2: Bảng đối chiếu Mười Điều Răn trong Giao Ước Mới
Giao Ước Môi-se (Xuất 20:3-17) Giao Ước Mới
1- Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.
Vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa…họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư
nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn trùng…(Rô-ma 1:21-24)
2- Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó. Hãy tránh khỏi sự thờ lạy hình tượng. (1 Cô-rinh-tô 10:14)
3- Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi.
…hầu cho danh hiệu và đạo lý của Đức Chúa Trời khỏi bị làm trò cho người phạm thượng. (1 Ti-mô-thy 6:1)
4- Ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va
Đức Chúa Trời ngươi ????????????????????????????????????????
5- Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi. Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha
mẹ mình trong Chúa (E-phê-sô 6:1)
6- Ngươi chớ giết người. Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người. (1 Giăng 3:15)
7- Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Nhưng thân thể chẳng phải vì sự dâm dục đâu. (1 Cô-rinh-tô 6:13)
8- Ngươi chớ trộm cướp. Trong anh em chớ có ai chịu khổ như kẻ
giết người, như kẻ trộm cướp. (1 Phi-e-ơ 4:15)
9- Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận
mình.
Vì có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối (1 Giăng 4:20)
10- Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.
Anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em, mà là gian dâm, hoặc tham
lam, hoặc thờ hình tượng,…(1 Cô-rinh-tô 5:11)
Tuy vậy, vẫn có một số Cơ-đốc nhân tuân giữ ngày Sa-bát. Họ có những lý do riêng:
• Ngày Sa-bát thuộc về luật đạo đức như chín Điều Răn kia vì luật đạo đức tồn tại vĩnh viễn nên Cơ-đốc nhân phải tuân giữ ngày Sa-bát. Thật sự, Luật Môi-se không bao giờ xem ngày Sa-bát là một điều luật về đạo đức, mà là một điều luật hoàn toàn về lễ nghi. Có những việc không làm được trong ngày Sa-bát lại làm được trong ngày thường. Nếu nó là một luật đạo đức thì những Cơ-đốc nhân không tuân giữ nó phải là những người vô luân.
Nhưng không có chổ nào trong Tân Ước liệt kê “tội” không giữ ngày Sa-bát là tội vô luân cả.
Trong danh sách các tội vô luân như “gian dâm, hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chưởi rủa, hoặc say sưa, hoặc chắt bóp” (1 Cô-rinh-tô 5:11) mà Phao-lô liệt kê không có “tội không tuân giữ ngày Sa-bát.” Ở một nơi khác Phao-lô liệt kê công việc của xác thịt như “gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét,
-
--Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 10
buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy” (Ga-la-ti 5:19-21) không thấy có “không tuân giữ ngày Sa-bát.” Như vậy, “không tuân giữ ngày Sa-bát” không phải là một cái tội theo tiêu chuẩn của Tân Ước.
• Sa-bát là điều luật tạo dựng (Creation ordinance) vì nó là ngày nghỉ của Đức Chúa
Trời sau khi tạo dựng vũ trụ (Sáng Thế Ký 2:2-3) nên Cơ-đốc nhân cũng phải nghỉ. Nếu ngày Sa-bát thật sự là một điều luật về tạo dựng thì nó phải được áp dụng cho cả người Do- thái và người ngoại (vì cả hai đều do Đức Chúa Trời tạo ra), mà điều này không đúng cho Luật Môi-se. Sáng Thế Ký 2:2-3 chỉ tường thuật về sự tạo dựng của Đức Chúa Trời mà không có sự phân biệt gì về người Do-thái và dân ngoại, cũng không thiết lập một điều luật nào. Ngay cả luật hôn phối (là một điều luật tạo dựng) (Sáng Thế Ký 2:23) cũng không bắt buộc mọi người phải tuân theo. Trong Tân Ước, sống độc thân được xem là ngang hàng với lập gia đình nếu không nói là cao hơn (1 Cô-rinh-tô 7:1, 7).
Hình 1- Vị trí của Ngày Sa-bát trong hai bộ luật
• Ê-xê-chiên tiên tri về sự hành lễ thiêu và lễ thù ân vào ngày Sa-bát (46:1-3) trong đền thờ Giê-ru-sa-lem mới (40-48), được gọi là Đền Thờ Một Ngàn Năm (Millennial Temple) theo các nhà thần học. Trong một ngàn năm đó, Đức Chúa Jesus Christ trị vì cả thế giới từ Giê-ru-sa-lem trong thể chế thần chủ (theocracy). Điều này sẽ xẩy ra sau khi Chúa trở lại vào thời điểm cuối của Bảy Năm Đại Nạn. Đền Thờ Một Ngàn Năm và các lễ nghi như trong Cựu Ước (1 Sử Ký 23:31) làm cho các nhà thần học khó nghĩ vì tại sao sự chết cứu chuộc
trên thập giá của Chúa đã chấm dứt các cuộc sinh tế rồi mà chúng lại được tái diễn trong
Một Ngàn Năm? Chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là có hai yếu tố cần thiết trong một giao ước: đối tượng tiếp nhận và thời tính. Rất có thể trong Một Ngàn Năm, Đức Chúa Trời có một giao ước khác nữa với các dân tộc trên đất. Họ là những người sống sót Cơn Đại Nạn vì đã không nhận dấu ấn của Satan (Khải Huyền 13:15). Các dân tộc này không bao gồm Hội Thánh, vì Nàng Dâu của Đức Chúa Jesus Christ đã được Cất Lên trước đó [5] và đã theo Ngài trở lại trái đất để đồng trị. Các dân tộc này cũng không bao gồm Y-sơ-ra-ên vì tuyển dân của Chúa đã trở lại tin nhận Đấng Christ. Như vậy, lời giải đáp hợp lý nhất cho sự lập lại của các lễ nghi trong Luật Môi-se trong thời đoạn Một Ngàn Năm là sự nhắc nhở các dân tộc này sự thương khó của Đức Chúa Jesus Christ trong quá khứ. Nói một cách khác, lễ sinh tế và Ngày Sa-bát trong Cựu Ước được thi hành để Y-sơ-ra-ên trông về tương lai, nơi có cái chết cứu chuộc của Đấng Christ và sự yên nghỉ trong Chúa; còn sinh tế và Sa-bát trong Một Ngàn Năm để các dân tộc nhìn lui về quá khứ để tưởng niệm Ngài [6]. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Đền Thờ Một Ngàn Năm cũng là vật ngắn hạn vì sau khi mục đích tưởng niệm đã được trọn rồi thì đền thờ không còn nữa. Đền thờ bấy giờ chính là “…Đức Chúa Trời toàn năng và Chiên Con…” (Khải Huyền 21:22).
Tóm lại, nội dung của chín Điều Răn được truyền qua Tân Ước. Không có nơi nào trong Tân Ước đòi hỏi Cơ-đốc nhân tuân giữ ngày Sa-bát cả. Vị trí của Ngày Sa-bát trong hai bộ luật được minh họa theo Hình 1. Cảm tạ Đức Chúa Trời là chúng ta đang ở trong thời đại Hội Thánh, tức là thời đại ân điển.
3- Ân điển của Đức Chúa Trời
Nếu đã biết toàn bộ luật Môi-se đã hết hiệu lực tại sao ông Nguyễn Văn A lại trả lời rằng Mười Điều Răn là quan trọng? Thật sự hai vấn đề này rất khác nhau. (Vấn đề thứ nhất là Mười Điều Răn có quan trọng không, và vấn đề thứ hai là nó còn hiệu lực không.) Nếu ông hiệu trưởng Joe đừng hỏi dạng trắc nghiệm để cho ông A có dịp giải thích thì câu trả lời rõ hơn của ông A sẽ là Mười Điều Răn quan trọng nhưng đã hết hạn đối với Cơ-đốc nhân. Thật sự, từ “hết hạn” chỉ áp dụng cho Cơ-đốc nhân gốc Do-thái như Arnold G. Fruchtenbaum, đã nói.
-
--Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 11
một thời chịu phục luật Môi-se. Còn đối với Cơ-đốc nhân như Nguyễn Văn A, luật Môi-se chưa bao giờ có dịp đặt để quyền lực lên ông. Theo ông A, tuy không có quyền hạn trên mình, Luật Môi-se quan trọng vì:
• Phản ảnh phần nào sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 3:7):
“Vả, nếu chức vụ về sự chết, chạm chữ trên bảng đá, đã là vinh hiển lắm đến
nỗi con cái Y-sơ-ra-ên không có thể ngó trên mặt Môi-se”
• Khải thị sự sa đọa của loài người (Rô-ma 3:9-19):
“Thế nào! Chúng ta có điều gì hơn chăng? Chẳng có, vì chúng ta đã tỏ ra rằng
người Giu-đa và người Gờ-réc thảy đều phục dưới quyền tội lỗi, như có chép
rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.
Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không. Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Miệng chúng nó đầy những lời nguyền rủa và cay đắng. Chúng nó có chơn nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặc những sự tàn hại và khổ nạn, Chúng nó chẳng hề biết con đường bình an. Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó. Vả, chúng ta biết rằng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời”
• Dạy cho loài người biết sự bất lực của công đức (Rô-ma 3:20):
“vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng
công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi.”
• Lùa con người tới với Đấng Christ (Ga-la-ti 3:24-25):
“Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu
cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. Song khi đức tin đã đến,
chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa.”
• Luật Môi-se vẫn còn quyền lực trên người Do-thái chưa tin Chúa mặc dù họ đọc Luật mà chẳng hiểu gì (2 Cô-rinh-tô 3:15-16):
“Ấy vậy, cho đến ngày nay, mỗi lần người ta đọc sách Môi-se cho họ, cái màn
ấy vẫn còn ở trên lòng họ. Khi họ sẽ trở lại cùng Chúa, thì màn ấy mới cất
khỏi.”
Ông A có phải “ba phải” không khi trả lời với ông Joe là ngày Sa-bát quan trọng nhưng lại đi nhóm ngày Chủ Nhật, trong khi tin rằng ngày nào cũng quan trọng giống nhau?
Ông A tin rằng “…còn lại một ngày yên nghỉ cho dân Đức Chúa Trời. Vì ai vào sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời, thì nghỉ công việc mình, cũng như Đức Chúa Trời đã nghỉ công việc của Ngài vậy” (Hê-bơ-rơ 4:9, 10). Khi đã vào sự yên nghỉ trong Đức Chúa Jesus, thì mọi ngày trong tuần đều quan trọng giống nhau đối với ông. Ông nhóm ngày Chủ Nhật chỉ vì Hội Thánh địa phương nơi ông thờ phượng Chúa quyết định đây là ngày tiện cho
oàn Hội Thánh.
-
-Thái độ của Cơ-đốc nhân đối với Ngày Sa-bát 12
Qua ân điển của Chúa, ông A biết ông không ba phải bởi vì Đức Chúa Trời chấp nhận tất cả Cơ-đốc nhân khác biệt nhau về thức ăn, thức uống, và ngày nghỉ (Rô-ma 14) (Xin xem chú thích). Ông A không có tội với Đức Chúa Trời vì không tuân giữ ngày Sa-bát. Ông Joe cũng không có tội vì tuân giữ ngày Sa-bát, mặc dù ông không bị buộc phải làm vậy. Có điều cả hai ông cần “phải…tin chắc ở trí mình” (Rô-ma 14: 5) là điều Chúa muốn mình làm chứ không phải nghe và làm theo người khác như cái máy. Sứ Đồ Phao-lô đã dành cả chương 14 của sách Rô-ma để dạy Cơ-đốc nhân cách xử lý những dị biệt lẻ tẻ về ăn, uống và ngày nghỉ để giữ gìn sự hiệp một trong Hội Thánh. Ông Nguyễn Văn A, người đi nhóm Chủ Nhật, là ai mà phán xét ông hiệu trưởng Joe là người tuân giữ Sa-bát? Bạn, một Cơ-đốc nhân tuân giữ Sa-bát, là ai mà đi phán xét tôi, là người tin rằng ngày nào cũng quan trọng giống nhau? Có phải Chúa đã chết cho tất cả ông A, ông Joe, bạn và tôi rồi không?
Mỗi khi Chúa đã chấp nhận hết chúng ta, là những người có sự khác biệt về thức ăn, thức uống và ngày nghỉ, thì chúng ta lấy thẩm quyền gì để phán xét lẫn nhau? Thẩm quyền của Luật Môi-se ư? Nó đã được chính Đức Chúa Jesus công bố hết hạn rồi. Phán xét anh em mình điều mà Chúa không xem là có tội mang tội với Ngài và với anh em mình.
-
Lời cuối
Khi Cơ-đốc nhân đi trong Thánh Linh, người không ở dưới Luật Môi-se nữa mà ở dưới Luật Đấng Christ. Luật Đấng Christ là gì? Đó là luật của Ân Điển. Tác giả hy vọng mình càng ngày càng lớn lên trong ân điển và kiến thức về Đức Chúa Jesus Christ (2 Phi-e-rơ 3:18) để có chất liệu cống hiến quí đọc giả trong các bài viết sau.
-
Chú thích
“Ngày nghỉ” ở đây là ngày lễ trong Luật Môi-se như Ngày Sa-bát và Ngày Tân Nguyệt (Cô- lô-se 2:16). “Ngày nghỉ” này không bao gồm Lễ Giáng Sinh (Christmas) và Phục Sinh (Easter) trong Cơ-đốc giáo vì hai ngày này được sáng chế ra ít nhất là ba trăm năm sau khi Sứ Đồ Phao-lô viết các thánh thư. Các ngày nghỉ trong Luật Môi-se do Đức Chúa Trời truyền cho Y-sơ-ra-ên, vì vậy chúng là thánh, tuy không cần thiết cho Cơ-đốc nhân. Còn hai ngày lễ trong Cơ-đốc giáo do con người sáng chế ra, và có nguồn gốc thờ hình tượng (xin xem
“Một quan điểm Thánh Kinh về Giáng Sinh,”http://prayers4vn.net/node/135).
-
Tài liệu tham khảo
1- Lê Anh Huy, “Chia rẽ và bè đảng trong Hội Thánh,” trang 3,http://prayers4vn.net/node/134
2- Arnold Fruchtenbaum, “The eight covenants of the Bible,”http://www.messianicassociation.org/ezine17-af.covenants.htm
3- Arnold G. Fruchtenbaum, Israelology – The missing link in systematic theology, Ariel Ministries, p. 644 (2001)
4- Lê Anh Huy và Huỳnh Christian Timothy, “Hội Thánh Đức Chúa Trời,” trang 10, http://thanhkinhthanhoc.net/con…/hoi-thanh-cua-duc-chua-troi
5- Lê Anh Huy và Huỳnh Christian Timothy, “Sự Cất Lên,” trang 14,
http://www.thanhkinhthanhoc.net/ebook/TKTH_SuCatLen.pdf
6- John F. Walvoord, Prophecy in the new millennium, Kregel Publications, p. 149 (2001)