-
Thánh Kinh dạy rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ hết mọi chuyện có thể biết được về Ngài cho nhân loại, trong đó có dân tộc Việt Nam (Rô-ma 1:19). Ngài đã đặt để trong lương tâm, tình cảm của mỗi dân tộc hình ảnh của Ngài, là Đấng Tạo Hóa, là chủ tể của muôn loài. Do đó, mặc dù không có ai dạy cho biết, người Việt Nam thời xưa cũng có những câu ca dao sau đây để bày tỏ sự hiểu biết của mình về Đức Chúa Trời hay “ông Trời”:
-
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày....
-hay là:
Lưới Trời lồng lộng bao la,
Thưa mà chẳng lọt, chẳng qua mảy nào.
Thưa mà chẳng lọt, chẳng qua mảy nào.
-hay là:
Không nên dối gạt mọi người,
Dối người có thể, dối Trời được đâu.
-
Đấng Tạo Hóa là Đấng sáng tạo nên vũ trụ này và muôn loài, trong đó có loài người. Khác với các loài thú, vai trò của loài người thật đặc biệt đối với Đức Chúa Trời vì khi sáng tạo nên loài người, Ngài muốn sự vinh hiển của mình thể hiện qua đó như người cha muốn người con mang hình ảnh của mình vậy (Sáng Thế Ký 1:27). Do đó, về phương diện sáng tạo, loài người là con của Thiên Chúa, là tấm gương phản chiếu sự vinh hiển của Thiên Chúa. Điều đáng buồn là mặc dù biết mình có gốc gác từ ông Trời, nhiều người Việt Nam chối bỏ nguồn gốc từ ông Trời của mình mà hãnh diện nhận mình là "con rồng cháu tiên."
-
Truyền thuyết "con rồng cháu tiên" nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Theo đó, Lạc Long Quân, là con của Kinh Dương Vương (vua nước Xích Quỷ - tức là Quỉ Đỏ) và bà Long Nữ, là giống rồng. ông lấy bà âu Cơ (giống tiên) sinh ra 100 cái trứng, nở ra 100 người con. Sau vì sống với nhau không hợp, hai ông bà đồng ý chia hai số người con; năm mươi người con theo mẹ lên núi, số còn lại theo cha xuống biển. Sau đó, nước Xích Quỉ chia thành nhiều nước gọi là Bách Việt. Một trong các nước nhỏ này là nước Văn Lang. Lạc Long Quân về sau phong cho người con trưởng làm vua nước Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng được lịch sử Việt Nam xem là vua đầu tiên của đất nước [1].
-
Không những người Việt Nam mà người Trung Hoa, Nhật Bản, v.v. cũng xem mình có gốc gác từ con rồng. Người Trung Hoa khắp nơi trên thế giới tự xưng là “Lung Tik Chuan Ren” tức là “Con cháu rồng.” Con rồng là biểu tượng cho hoàng đế: áo vua mặc gọi là long bào, giường vua nằm gọi là long sàng, thân thể của vua gọi là long thể, diện mạo vua thì gọi là long nhan, khi vua chết thì gọi rằng "long ngự thượng tân" (cởi rồng về chầu trời). Các hoàng đế Trung Hoa tin rằng mình thật sự là rồng nhập thế. Người Nhật cũng tin rằng mình có gốc tích rồng. Hoàng Đế Nhật là Hirohito tin rằng mình có gốc từ Công Chúa Fruitful Jewel là con gái của Vua Rồng sống ở biển [2]. Không một ai từng thấy con rồng, nhưng hình ảnh của nó thì đầy dẫy trong nghệ thuật á Đông. Theo từ điển Thời Đại Mới, con rồng (tiếng Trung Hoa là Lung, tiếng Nhật là Ryu, tiếng Sankrit - Ấn Độ là Naga), là một vật có sừng như con nai, đầu như con lừa hay ngựa, mắt như tôm hùm hay ác quỉ, cổ như con rắn, bụng như một con hến khổng lồ, vảy như vảy cá, móng vuốt như diều hâu, chân như chân cọp, tai như tai bò [3]. Con rồng theo khái niệm Đông Phương là linh vật trấn giữ các kho tàng kín và các lâu đài trên trời, có khả năng điều khiển mưa gió, và ban phước cho kẻ làm lành. Con rồng trong Phật giáo là linh vật Hộ Pháp, tức là bảo vệ cho giáo lý Phật Giáo và những ai theo đuổi giáo lý đó. Con rồng được xem là một trong tứ quí: Long, Lân, Qui, Phụng. Nhiều nơi người ta lập đền thờ để thờ con rồng.
-
--Phân tích truyền thuyết “con rồng cháu tiên” trên bình diện vật thể và tâm trí
Dối người có thể, dối Trời được đâu.
-
Đấng Tạo Hóa là Đấng sáng tạo nên vũ trụ này và muôn loài, trong đó có loài người. Khác với các loài thú, vai trò của loài người thật đặc biệt đối với Đức Chúa Trời vì khi sáng tạo nên loài người, Ngài muốn sự vinh hiển của mình thể hiện qua đó như người cha muốn người con mang hình ảnh của mình vậy (Sáng Thế Ký 1:27). Do đó, về phương diện sáng tạo, loài người là con của Thiên Chúa, là tấm gương phản chiếu sự vinh hiển của Thiên Chúa. Điều đáng buồn là mặc dù biết mình có gốc gác từ ông Trời, nhiều người Việt Nam chối bỏ nguồn gốc từ ông Trời của mình mà hãnh diện nhận mình là "con rồng cháu tiên."
-
Truyền thuyết "con rồng cháu tiên" nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Theo đó, Lạc Long Quân, là con của Kinh Dương Vương (vua nước Xích Quỷ - tức là Quỉ Đỏ) và bà Long Nữ, là giống rồng. ông lấy bà âu Cơ (giống tiên) sinh ra 100 cái trứng, nở ra 100 người con. Sau vì sống với nhau không hợp, hai ông bà đồng ý chia hai số người con; năm mươi người con theo mẹ lên núi, số còn lại theo cha xuống biển. Sau đó, nước Xích Quỉ chia thành nhiều nước gọi là Bách Việt. Một trong các nước nhỏ này là nước Văn Lang. Lạc Long Quân về sau phong cho người con trưởng làm vua nước Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng được lịch sử Việt Nam xem là vua đầu tiên của đất nước [1].
-
Không những người Việt Nam mà người Trung Hoa, Nhật Bản, v.v. cũng xem mình có gốc gác từ con rồng. Người Trung Hoa khắp nơi trên thế giới tự xưng là “Lung Tik Chuan Ren” tức là “Con cháu rồng.” Con rồng là biểu tượng cho hoàng đế: áo vua mặc gọi là long bào, giường vua nằm gọi là long sàng, thân thể của vua gọi là long thể, diện mạo vua thì gọi là long nhan, khi vua chết thì gọi rằng "long ngự thượng tân" (cởi rồng về chầu trời). Các hoàng đế Trung Hoa tin rằng mình thật sự là rồng nhập thế. Người Nhật cũng tin rằng mình có gốc tích rồng. Hoàng Đế Nhật là Hirohito tin rằng mình có gốc từ Công Chúa Fruitful Jewel là con gái của Vua Rồng sống ở biển [2]. Không một ai từng thấy con rồng, nhưng hình ảnh của nó thì đầy dẫy trong nghệ thuật á Đông. Theo từ điển Thời Đại Mới, con rồng (tiếng Trung Hoa là Lung, tiếng Nhật là Ryu, tiếng Sankrit - Ấn Độ là Naga), là một vật có sừng như con nai, đầu như con lừa hay ngựa, mắt như tôm hùm hay ác quỉ, cổ như con rắn, bụng như một con hến khổng lồ, vảy như vảy cá, móng vuốt như diều hâu, chân như chân cọp, tai như tai bò [3]. Con rồng theo khái niệm Đông Phương là linh vật trấn giữ các kho tàng kín và các lâu đài trên trời, có khả năng điều khiển mưa gió, và ban phước cho kẻ làm lành. Con rồng trong Phật giáo là linh vật Hộ Pháp, tức là bảo vệ cho giáo lý Phật Giáo và những ai theo đuổi giáo lý đó. Con rồng được xem là một trong tứ quí: Long, Lân, Qui, Phụng. Nhiều nơi người ta lập đền thờ để thờ con rồng.
-
--Phân tích truyền thuyết “con rồng cháu tiên” trên bình diện vật thể và tâm trí
Mặc dù một số người Việt Nam hãnh diện với gốc tích “con rồng cháu tiên,” nhưng nhiều người Việt không tin vào truyền thuyết này, trong đó có sử gia Trần Trọng Kim. ông viết rằng: “Nhưng ta phải hiểu rằng nước nào cũng vậy, lúc ban đầu mờ mịt, ai cũng muốn tìm cái gốc tích mình ở chỗ thần tiên để cho vẻ vang cái chủng loại của mình. Chắc cũng bởi lẽ ấy mà sử ta chép rằng họ Hồng Bàng là con tiên, cháu rồng…” [4]
-
Cũng như sử gia Trần Trọng Kim, chúng tôi không tin truyền thuyết “con rồng cháu tiên” (con rồng, cháu tiên, 100 cái trứng nở ra 100 con) là nguồn gốc của dân tộc Việt. Do đó chúng tôi có tự do để nhìn vào vấn đề một cách khách quan mà không mang tiếng là báng bổ tổ tiên của mình. Để sáng tỏ vấn đề, chúng ta có thể nhìn vào truyền thuyết này qua khía cạnh sinh vật học (vật thể) và xã hội tâm lý học (tâm trí) rồi từ đó rút ra kết luận cho mình. Trước tiên, theo sinh vật học, chỉ có loài bò sát, cá, chim và côn trùng mới sinh ra trứng, từ trứng mới nở ra con. Chúng ta không thể truy ra là tại sao và từ đâu lại có truyền thuyết dân tộc Việt là hậu thân của 100 cái trứng. Nhưng hình như có một sự liên quan giữa “100 cái trứng” với chi tiết “con rồng.” Con rồng là một loại bò sát, vì nó có thân mình như con rắn. Như vậy khi nói rằng dân tộc Việt là hậu thân của 100 cái trứng từ con rồng chúng ta đã vô tình cho rằng tổ tiên thật chúng ta là loài bò sát và chúng ta là trứng của nó. Điều này là điều không thể chấp nhận được về mặt sinh học và cả mặt đạo đức. Chỉ có người mới sinh sản ra người. Loài bò sát không thể nào sinh sản ra được người. Về mặt tâm lý đạo đức, chắc hẳn người mọi người Việt Nam sẽ nổi giận khi nghe người ngoại quốc mắng dân tộc mình là đồ súc sinh, thì tại sao chúng ta lại tự cho rằng mình là con cháu của loài bò sát?
-
Theo khía cạnh xã hội tâm lý học, câu chuyện Lạc Long Quân và âu Cơ là một câu chuyện buồn. Đó là câu chuyện của một gia đình đổ vở vì không thể giải quyết những xung đột bên trong. Gia đình đổ vở ly tán, xã hội không đứng vững. Chúng ta hãy nghe Phạm Cao Dương kể lại chuyện tình buồn này:
-
Cũng như sử gia Trần Trọng Kim, chúng tôi không tin truyền thuyết “con rồng cháu tiên” (con rồng, cháu tiên, 100 cái trứng nở ra 100 con) là nguồn gốc của dân tộc Việt. Do đó chúng tôi có tự do để nhìn vào vấn đề một cách khách quan mà không mang tiếng là báng bổ tổ tiên của mình. Để sáng tỏ vấn đề, chúng ta có thể nhìn vào truyền thuyết này qua khía cạnh sinh vật học (vật thể) và xã hội tâm lý học (tâm trí) rồi từ đó rút ra kết luận cho mình. Trước tiên, theo sinh vật học, chỉ có loài bò sát, cá, chim và côn trùng mới sinh ra trứng, từ trứng mới nở ra con. Chúng ta không thể truy ra là tại sao và từ đâu lại có truyền thuyết dân tộc Việt là hậu thân của 100 cái trứng. Nhưng hình như có một sự liên quan giữa “100 cái trứng” với chi tiết “con rồng.” Con rồng là một loại bò sát, vì nó có thân mình như con rắn. Như vậy khi nói rằng dân tộc Việt là hậu thân của 100 cái trứng từ con rồng chúng ta đã vô tình cho rằng tổ tiên thật chúng ta là loài bò sát và chúng ta là trứng của nó. Điều này là điều không thể chấp nhận được về mặt sinh học và cả mặt đạo đức. Chỉ có người mới sinh sản ra người. Loài bò sát không thể nào sinh sản ra được người. Về mặt tâm lý đạo đức, chắc hẳn người mọi người Việt Nam sẽ nổi giận khi nghe người ngoại quốc mắng dân tộc mình là đồ súc sinh, thì tại sao chúng ta lại tự cho rằng mình là con cháu của loài bò sát?
-
Theo khía cạnh xã hội tâm lý học, câu chuyện Lạc Long Quân và âu Cơ là một câu chuyện buồn. Đó là câu chuyện của một gia đình đổ vở vì không thể giải quyết những xung đột bên trong. Gia đình đổ vở ly tán, xã hội không đứng vững. Chúng ta hãy nghe Phạm Cao Dương kể lại chuyện tình buồn này:
“…Vốn giòng dõi Long Nữ, Lạc Long Quân thường hay ở lâu dưới thủy phủ bỏ mặc âu Cơ và các con một mình khiến âu Cơ buồn nản muốn bỏ về đất Bắc nhưng không được, lại phải dẫn con trở về phương Nam và gọi Lạc Long Quân rằng ‘Bố ở nơi nào mà mẹ con tôi cô độc buồn khổ thế này?’ Long Quân trở về. Gặp lại chồng, âu Cơ nói: ‘Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu, vô phụ, chỉ biết thương mình.’ Long Quân trả lời rằng ‘Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, ở lâu với nhau không được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về núi, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên.” [5]
-
Truyền thuyết “con rồng cháu tiên” này thật sự đi ngược lại một truyền thống khác của người Việt Nam. Chúng ta biết rằng trong các ngày đầu năm (tết), người Việt Nam có lệ tránh xung đột với người chung quanh vì tin rằng đầu năm mà gây gổ thì sẽ gây gổ suốt năm. Do đó, người Việt Nam nhìn những ngày đầu năm như là một bắt đầu mới; những thù oán, hiềm khích trong năm cũ đều được bỏ qua để bắt đầu lại từ đầu. Ấy thế mà chúng ta lại tin vào một truyền thuyết buồn và xấu cho cả một dân tộc, khi mà “tổ phụ” bỏ “tổ mẫu” và các con cái mình không ai chăm sóc để vui chơi một mình. Đã không có trách nhiệm làm chồng, làm cha, “tổ phụ” chúng ta lại không có ý chí để giải quyết chuyện lục đục gia đình mà chọn một phương cách thật dễ dàng: bỏ cuộc! ông hình như cũng không dành lý trí và tình cảm cho bầy con mà một nửa sẽ không có cha bên cạnh để được dạy dỗ, còn nửa kia sẽ không có mẹ chăm sóc.
-
Tâm lý học xã hội cho rằng, khi một đứa trẻ lớn lên thiếu tình thương của cha mẹ, nó sẽ gặp vấn đề về giao tiếp trong xã hội; ít thì lánh xa tiếp xúc với tha nhân, nặng thì trở thành tội phạm. Tin vào câu chuyện “ly dị” này là tin rằng dân tộc Việt Nam có một vấn đề gia đình và xã hội ngay từ buổi đầu lập quốc. Điều này có phải đã thành sự thật không khi lịch sử Việt Nam tỏ ra là một lịch sử máu xương và tủi nhục vì hơn 1000 năm chúng ta làm nô lệ cho người Trung Hoa, 100 trăm năm nô lệ cho người Pháp, không biết bao nhiêu năm nội chiến, và chiến tranh với các nước lân bang khác. Có nhiều người Việt khác cho rằng, câu chuyện “ly dị” của Lạc Long Quân và âu Cơ là “điềm xui” cho nên mới có nạn 12 sứ quân, Trịnh Nguyễn phân tranh, Quốc Cộng phân tranh, tinh thần thiếu đoàn kết của người Việt trong khi làm việc, v.v... Có tục truyền khác cho rằng vì Cao Biền là quan Thái Thú Trung Hoa trong khi cai trị Việt Nam đã dùng bùa yếm trấn những phong thổ yếu huyệt cho nên đất nước Việt Nam ngóc đầu lên không nỗi [6]. Ở đây chúng tôi không chấp nhận những lời giải thích mê tín cho những vết đen của lịch sử dân tộc, nhưng chúng tôi tin vào sự “tự kỷ ám thị”. Có nghĩa rằng khi chúng ta, từ thế hệ này qua thế hệ khác, tin rằng mình là con cháu của những cái trứng của một loài bò sát, thì chúng ta sẽ không làm được những chuyện lớn của loài người. Khi chúng ta cho rằng tổ phụ chúng ta bỏ gia đình đi rong chơi là một chuyện bình thường thì quan hệ gia đình chúng ta không có gì khả quan cho lắm. Niềm tin tự nó chứng nghiệm nó (self fulfilling). Do đó, đất nước chúng ta có lụn bại là điều gần như hiển nhiên.
-
--Phân tích truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” trên bình diện tâm linh
-
Truyền thuyết “con rồng cháu tiên” này thật sự đi ngược lại một truyền thống khác của người Việt Nam. Chúng ta biết rằng trong các ngày đầu năm (tết), người Việt Nam có lệ tránh xung đột với người chung quanh vì tin rằng đầu năm mà gây gổ thì sẽ gây gổ suốt năm. Do đó, người Việt Nam nhìn những ngày đầu năm như là một bắt đầu mới; những thù oán, hiềm khích trong năm cũ đều được bỏ qua để bắt đầu lại từ đầu. Ấy thế mà chúng ta lại tin vào một truyền thuyết buồn và xấu cho cả một dân tộc, khi mà “tổ phụ” bỏ “tổ mẫu” và các con cái mình không ai chăm sóc để vui chơi một mình. Đã không có trách nhiệm làm chồng, làm cha, “tổ phụ” chúng ta lại không có ý chí để giải quyết chuyện lục đục gia đình mà chọn một phương cách thật dễ dàng: bỏ cuộc! ông hình như cũng không dành lý trí và tình cảm cho bầy con mà một nửa sẽ không có cha bên cạnh để được dạy dỗ, còn nửa kia sẽ không có mẹ chăm sóc.
-
Tâm lý học xã hội cho rằng, khi một đứa trẻ lớn lên thiếu tình thương của cha mẹ, nó sẽ gặp vấn đề về giao tiếp trong xã hội; ít thì lánh xa tiếp xúc với tha nhân, nặng thì trở thành tội phạm. Tin vào câu chuyện “ly dị” này là tin rằng dân tộc Việt Nam có một vấn đề gia đình và xã hội ngay từ buổi đầu lập quốc. Điều này có phải đã thành sự thật không khi lịch sử Việt Nam tỏ ra là một lịch sử máu xương và tủi nhục vì hơn 1000 năm chúng ta làm nô lệ cho người Trung Hoa, 100 trăm năm nô lệ cho người Pháp, không biết bao nhiêu năm nội chiến, và chiến tranh với các nước lân bang khác. Có nhiều người Việt khác cho rằng, câu chuyện “ly dị” của Lạc Long Quân và âu Cơ là “điềm xui” cho nên mới có nạn 12 sứ quân, Trịnh Nguyễn phân tranh, Quốc Cộng phân tranh, tinh thần thiếu đoàn kết của người Việt trong khi làm việc, v.v... Có tục truyền khác cho rằng vì Cao Biền là quan Thái Thú Trung Hoa trong khi cai trị Việt Nam đã dùng bùa yếm trấn những phong thổ yếu huyệt cho nên đất nước Việt Nam ngóc đầu lên không nỗi [6]. Ở đây chúng tôi không chấp nhận những lời giải thích mê tín cho những vết đen của lịch sử dân tộc, nhưng chúng tôi tin vào sự “tự kỷ ám thị”. Có nghĩa rằng khi chúng ta, từ thế hệ này qua thế hệ khác, tin rằng mình là con cháu của những cái trứng của một loài bò sát, thì chúng ta sẽ không làm được những chuyện lớn của loài người. Khi chúng ta cho rằng tổ phụ chúng ta bỏ gia đình đi rong chơi là một chuyện bình thường thì quan hệ gia đình chúng ta không có gì khả quan cho lắm. Niềm tin tự nó chứng nghiệm nó (self fulfilling). Do đó, đất nước chúng ta có lụn bại là điều gần như hiển nhiên.
-
--Phân tích truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” trên bình diện tâm linh
Qua phần trên, chúng ta đã phân tích truyền thuyết "con rồng" theo hướng vật thể (sinh vật học) và tâm trí (tâm lý xã hội học). Cả hai hướng này đều dẫn tới sự vô lý của truyền thuyết đó. Tuy nhiên truyền thuyết này vẫn được nhiều người Việt từ mọi thành phần xã hội, có học cũng như bình dân, đàn ông cũng như đàn bà, trẻ tuổi cũng như lớn tuổi, v.v... tin. Niềm tin vào con rồng không phụ thuộc vào trình độ học vấn. Như vậy học vấn không khống chế được niềm tin này. Như vậy, phải có một "mặt phẳng" cao hơn, sâu hơn, cơ bản hơn "mặt phẳng" vật thể và tâm trí, mà trên đó, vấn đề "con rồng" hiện hữu gay gắt để chúng ta giải quyết. "Mặt phẳng" này ảnh hưởng, điều động, khống chế lên hai "mặt phẳng" kia. Chúng tôi gọi nó là "mặt phẳng tâm linh."
-
Trên mặt phẳng tâm linh có một câu hỏi cơ bản vẫn chưa được trả lời: Từ đâu sinh ra hình ảnh của một con vật kinh sợ, gớm ghiếc đó? Có nhiều người cho rằng đó là do sự tưởng tượng của nghệ thuật gia. Nhưng chúng ta lại hỏi tiếp tại sao một hình ảnh "tưởng tượng" đó lại có thể chiếm ngự sự yêu mến, kính sợ, tôn thờ của nhiều người? Một sản phẩm của trí tưởng tượng lại đáng để cho nhiều người sùy sụp cúi lạy? Có sợi dây liên hệ nào giữa sản phẩm của "trí tưởng tượng" (là con rồng) và sự thờ lạy, là một hành động cụ thể của hoạt động tâm linh?
-
Trên mặt phẳng tâm linh có một câu hỏi cơ bản vẫn chưa được trả lời: Từ đâu sinh ra hình ảnh của một con vật kinh sợ, gớm ghiếc đó? Có nhiều người cho rằng đó là do sự tưởng tượng của nghệ thuật gia. Nhưng chúng ta lại hỏi tiếp tại sao một hình ảnh "tưởng tượng" đó lại có thể chiếm ngự sự yêu mến, kính sợ, tôn thờ của nhiều người? Một sản phẩm của trí tưởng tượng lại đáng để cho nhiều người sùy sụp cúi lạy? Có sợi dây liên hệ nào giữa sản phẩm của "trí tưởng tượng" (là con rồng) và sự thờ lạy, là một hành động cụ thể của hoạt động tâm linh?
Để giải quyết vấn đề tâm linh như vấn đề con rồng, chúng tôi trở lại Thánh Kinh là lời của Đức Chúa Trời. Ngài đã mặc khải rằng con rồng là hình ảnh của quỉ Satan như sau:
-
“Bây giờ có một cuộc chiến đấu trên trời: Mi-chen và các sứ người tranh chiến cùng con rồng, rồng cũng cùng các sứ mình tranh chiến lại; song chúng nó không thắng, và chẳng còn thấy chúng nó ở trên trời nữa. Con rồng lớn đó bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là ma quỉ và Satan, dỗ dành cả thiên hạ; nó đã bị quăng xuống đất, các sứ nó cũng bị quăng xuống với nó.” (Khải Huyền 12:7-9)
-
“Bây giờ có một cuộc chiến đấu trên trời: Mi-chen và các sứ người tranh chiến cùng con rồng, rồng cũng cùng các sứ mình tranh chiến lại; song chúng nó không thắng, và chẳng còn thấy chúng nó ở trên trời nữa. Con rồng lớn đó bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là ma quỉ và Satan, dỗ dành cả thiên hạ; nó đã bị quăng xuống đất, các sứ nó cũng bị quăng xuống với nó.” (Khải Huyền 12:7-9)
(Satan là một thiên sứ có oai quyền của Đức Chúa Trời. Satan bị liệng ra khỏi thiên đường khi nó bắt đầu phản loạn, chống nghịch Đức Chúa Trời. Nó và các tay sai bắt đầu quậy phá trên đất. Nó cải trang thành kẻ hiền từ để che dấu bản chất ác độc của mình, để quyến rủ, mua chuộc loài người bằng lợi lộc, v.v... để loài người phản loạn cùng Đức Chúa Trời.)
-
Dưới áng sáng soi dẫn của Thánh Kinh, chúng ta sẽ thấy rằng con rồng trong văn hóa Á Đông chính là con rồng, tức là Satan được mô tả trong Thánh Kinh.
-
Dưới áng sáng soi dẫn của Thánh Kinh, chúng ta sẽ thấy rằng con rồng trong văn hóa Á Đông chính là con rồng, tức là Satan được mô tả trong Thánh Kinh.
1- Hình thù của con rồng:
Theo từ điển Thời Đại Mới và theo hình vẽ con rồng trong nghệ thuật á Châu, con rồng có thân mình là rắn. Thánh Kinh cũng cho biết con rồng có thân mình là rắn (Khải Huyền 12:7-9). Khải Huyền 12:7-9 cũng nhắc tới "con rắn xưa" tức là con rắn đã dụ dỗ ê-va là người nữ đầu tiên của loài người phạm tội bất tuân Thiên Chúa (Sáng Thế Ký 3:1). Như vậy chúng ta thấy rằng con rồng của Thánh Kinh và của á Châu đồng nhất về mặt hình thể, tức là có hình thù của con rắn, là một loài bò sát.
2- Đặc tính của con rồng:
Thân mình của con rồng là một tập hợp của nhiều con thú khác, trông rất ly kỳ, nhưng đối với nhiều người là "vô thưởng vô phạt." Tuy nhiên, có một chi tiết trong từ điển Thời Đại Mới mà chúng ta rất dễ bỏ qua: đó là cặp mắt của con rồng, là cặp mắt của ác quỉ. Người ta nói rằng cặp mắt là cửa sổ của tâm hồn; con người có thể che dấu nội tâm biểu lộ qua tiếng nói, nụ cười, nhưng chính con mắt phản bội nội tâm của mình. Ở đây chúng ta tự hỏi rằng không một ai đã từng thấy ác quỉ, thì tại sao biết cặp mắt con rồng là mắt của ác quỉ? Chúng tôi đưa ra hai giả thuyết:
2.1- Vì cặp mắt con rồng thể hiện tính độc ác nên chúng ta biết nó là mắt của quỉ. Mặc dù con người bị ô nhiễm bởi tội lỗi, trong con người vẫn còn sót lại một chút tính thiện. Nhờ vào tính thiện này, con người vẫn còn có khả năng nhận biết được sự ác, và sự ác là công việc của ma quỉ.
2.2- Cha con thì nhận ra nhau. Thánh Kinh dạy rằng nếu con người được đổi mới trong tâm linh thì nhận biết được những gì thuộc về Đức Chúa Trời. Vì khi được Đức Chúa Trời đổi mới, tâm linh chúng ta sống lại; chúng ta trở nên con của Ngài về mặt tâm linh, ngoài việc chúng ta đã là con của Ngài về mặt sáng tạo rồi. Cha con thì nhận ra nhau. Tương tự như vậy, nếu một người thờ lạy Satan và nhận nó là cha, thì người đó cũng nhận biết được những gì thuộc về Satan. Do đó, một người dù ở bên thiện hay bên ác, hay ở lưng chừng vẫn có thể nhận diện được Satan.
3- Công việc của con rồng (hay Satan):
Công việc của Satan là quyến rủ con người phản loạn cùng Đức Chúa Trời mà thờ lạy nó. Để thực hiện điều này cho có hiệu quả lớn, Satan theo chiến thuật sau:
3.1- Ngụy trang và lừa dối: Satan ngụy trang trong cái vỏ của một người đạo đức. Chúng ta biết rằng bản chất của Satan là ác. Nếu nó xuất hiện với cặp sừng, răng nanh, mặt đen, miệng đầy máu tươi, v.v... thì mọi người đều nhận diện được nó mà tránh xa vì mọi người trong chúng ta, trừ những kẻ đã nhận Satan làm cha, vẫn còn tính thiện không ít thì nhiều. Do vậy, nó phải ngụy trang trong cái vỏ của người đạo đức để đánh lừa người dễ tin. Thánh Kinh dạy rằng Satan ngụy trang trong hình ảnh của thiên thần ánh sáng: “Nào có lạ gì, chính quỉ Sa-tan mạo làm thiên sứ sáng láng.” (II Cô-rinh-tô 11:14). Lời dạy của Thánh Kinh chứng nghiệm thực tế của văn hoá á Đông khi con rồng có cặp mắt của ác quỉ lại là con vật "hiền," biết "ban phước cho người làm lành," và chính nó cũng là "Hộ Pháp" cho một tôn giáo lớn.
-
3.2- Cám dỗ: Thánh Kinh cũng cho biết rằng Satan thao túng thế giới này và cả miền trên không trung (Ma-thi-ơ 4:9, ê-phi-sô 6:12). Lời dạy của Thánh Kinh cũng chứng nghiệm thực tế khi con rồng á Đông nắm quyền điều khiển mưa gió và canh gác các kho báu trên trời. Chúng ta biết rằng nắm quyền điều khiển mưa gió tức là nắm bao tử của nhiều dân tộc mà phần chính của tổng sản lượng quốc gia đến từ nông nghiệp. Do đó, để lôi kéo con người về phe phản loạn, Satan thường tấn công vào bao tử, túi tiền, nhà cửa, của cải vật chất của con người để đem con người sụp xuống trên đầu gối mình mà thờ lạy nó. Satan không chừa một ai, kể cả Chúa Jesus. Nó cám dỗ Chúa như vậy: “Ví bằng người sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy; thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự này” (Ma-thi-ơ 4:9). Vì nó nắm nhiều kho báu trên trời và cả dưới đất, nên nó có thể cho chúng ta bất cứ những gì chúng ta muốn nếu chúng ta sẵn lòng bán linh hồn cho nó. Khi chúng ta nhận nó làm cha, chúng ta tuyên án chết cho linh hồn mình.
-
Nhận diện được Satan và công việc của nó, chúng ta hiểu được tại sao người Việt và một số các dân tộc khác biết được "ông Trời" là Đấng Tạo Hóa, là Đấng tạo dựng ra mình, là Cha của mình, mà mình lại không hãnh diện mang lấy hình hài của Người mà lại đi nhận một con bò sát là cha. Chúng ta cũng trả lời được câu hỏi là từ đâu sinh ra một hình ảnh quái gở là hình ảnh của con rồng. Chúng ta cũng biết được con rồng là một vật không có trong thế giới (hay "mặt phẳng") vật chất và tâm trí nhưng nó có thật trong thế giới (hay "mặt phẳng") tâm linh.
-
3.2- Cám dỗ: Thánh Kinh cũng cho biết rằng Satan thao túng thế giới này và cả miền trên không trung (Ma-thi-ơ 4:9, ê-phi-sô 6:12). Lời dạy của Thánh Kinh cũng chứng nghiệm thực tế khi con rồng á Đông nắm quyền điều khiển mưa gió và canh gác các kho báu trên trời. Chúng ta biết rằng nắm quyền điều khiển mưa gió tức là nắm bao tử của nhiều dân tộc mà phần chính của tổng sản lượng quốc gia đến từ nông nghiệp. Do đó, để lôi kéo con người về phe phản loạn, Satan thường tấn công vào bao tử, túi tiền, nhà cửa, của cải vật chất của con người để đem con người sụp xuống trên đầu gối mình mà thờ lạy nó. Satan không chừa một ai, kể cả Chúa Jesus. Nó cám dỗ Chúa như vậy: “Ví bằng người sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy; thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự này” (Ma-thi-ơ 4:9). Vì nó nắm nhiều kho báu trên trời và cả dưới đất, nên nó có thể cho chúng ta bất cứ những gì chúng ta muốn nếu chúng ta sẵn lòng bán linh hồn cho nó. Khi chúng ta nhận nó làm cha, chúng ta tuyên án chết cho linh hồn mình.
-
Nhận diện được Satan và công việc của nó, chúng ta hiểu được tại sao người Việt và một số các dân tộc khác biết được "ông Trời" là Đấng Tạo Hóa, là Đấng tạo dựng ra mình, là Cha của mình, mà mình lại không hãnh diện mang lấy hình hài của Người mà lại đi nhận một con bò sát là cha. Chúng ta cũng trả lời được câu hỏi là từ đâu sinh ra một hình ảnh quái gở là hình ảnh của con rồng. Chúng ta cũng biết được con rồng là một vật không có trong thế giới (hay "mặt phẳng") vật chất và tâm trí nhưng nó có thật trong thế giới (hay "mặt phẳng") tâm linh.
--Kết luận
Truyền thuyết “con rồng cháu tiên” là một sự lừa dối của Satan để dụ dỗ dân tộc Việt Nam phản loạn cùng Đức Chúa Trời mà thờ lạy nó. Tin theo truyền thuyết này là tự chuốc hại lấy cho dân tộc mình, chẳng những về mặt đạo đức, tâm lý, và xã hội, mà khủng khiếp hơn cả, là về mặt tâm linh. Chấp nhận truyền thuyết "con rồng cháu tiên" là khước từ nguồn gốc thiêng liêng, cao quý CON TRỜI của mình để chấp nhận mình là hậu duệ của ma quỉ. Tôn cao, thờ lạy con rồng là tôn cao, thờ lạy kẻ thù của Cha mình (Đức Chúa Trời). Điều này giải thích tại sao dân tộc chúng ta không được phước của Đức Chúa Trời vì "Nước nào có Chúa Hằng Sống làm Đức Chúa Trời mình, dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay" (Thi Thiên 33:12). Vậy, người Việt chúng ta nên chối bỏ nguồn gốc quỉ tính "Con Rồng Cháu Tiên" và trở lại cùng Đức Chúa Trời là Cha thật của mình.
--Lê Anh Huy & Huỳnh Christian Timothy
Chú Thích
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược I, trang 12-13
http://www.cdot.org/history/dragon_articles.htm
New Age Dictionary, page 51
Trần Trọng Kim, trang 16
Phạm Cao Dương, Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam I, trang 36-37
Trần Trọng Kim, trang 65
http://www.cdot.org/history/dragon_articles.htm
New Age Dictionary, page 51
Trần Trọng Kim, trang 16
Phạm Cao Dương, Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam I, trang 36-37
Trần Trọng Kim, trang 65