Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Các Thời Kỳ Của Các Dân Ngoại

“Họ sẽ ngã dưới lưỡi gươm, bị đem làm phu tù giữa các dân, Giê-ru-sa-lem sẽ bị người Ngoại bang giày đạp cho đến chừng các thời kỳ Ngoại bang được trọn”. (Lu ca 21:24).

Thuật ngữ "các thời kỳ của các dân ngoại (dân tộc)," chỉ được tìm thấy một lần trong Lời Chúa, và đó là trong Luca 21 nơi chính Chúa Giêsu Christ minh định là toàn bộ thời gian mà trong đó con cái của Israel làm dân lang thang giữa các quốc gia, Jerusalem và vùng đất của Palestine bị giày đạp dưới chân các dân ngoại. Biểu hiệu này "các thời kỳ của dân ngoại" bao gồm một khoảng thời gian mà bây giờ đã đạt đến một khoảng hơn 2600 năm. Nó được biểu hiệu trong pho tượng bằng kim loại lớn như Nebuchadnezzar nhìn thấy trong giấc mơ của mình, có liên quan trong Daniel 2, và trong một hình thức khác khi vị tiên tri đã thấy trong tầm nhìn của ông, có liên quan trong chương 7. Nó bao gồm tất cả các thời đại từ khi Đức Chúa Trời cho phép Nebuchadnezzar nắm quyền thống trị trên toàn thế giới, và phó dân của Ngài vào tay của vua ấy, như là một sự trừng phạt cho sự thờ thần tượng bền bỉ của họ. Từ ngày đó đến nay, Jerusalem đã bị chi phối bởi quyền hạn các dân ngoại.

Đức Chúa Trời là ánh sáng, trong Ngài không có sự tối tăm



Thật là mt ch đ vinh diệu khi bc thư đu tiên ca John m ra vi lời " Đức Chúa Trời là ánh sáng." Đó là mt hoa văn thm vào toàn b Kinh Thánh, t Sáng Thế Ký đến Khi Huyn. Nhng gì tương phn với điều này là thuyết nh nguyên lm cm của tư tưởng Trí huệ giáo mà đặt ánh sáng nghịch vi bóng ti trong mt trn chiến vũ tr v quyn ưu thế.

Trong sphân bit vinh diệu, ánh sáng ca Đức Chúa Trời --con ngưi  Giêsu Christ đã thấm nhp bóng ti ca thế gii sa ngã này và tràn như lũ lt trên bóng ti vi ssáng chói v đo đc. Như Thánh Kinh tuyên bố cách rt đp, " Dân đi trong nơi tối tăm đã thấy sự sáng lớn; và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết " ( E sai 9:1 ) và " nhưng Đức Giê-hô-va sẽ làm sự sáng đời đời cho ngươi, Đức Chúa Trời ngươi sẽ làm vinh quang cho ngươi."( Ê-sai 60:19 ).

Đối kháng vi tt c các h thng đc thn ca tôn giáo, khi h đưa ra v thn ca h như là mt s thng nht đơn đc, còn Đức Chúa Trời tam nhất cơ đốc ng trong mt sự cột chặt và tha thích hỗ tương, ca Cha, của Con, và Thánh Linh,--với mt tấm lòng, hoàn toàn cởi m vi nhau, ging ht nhau trong mc đích và kế hoch, mt sự tương giao vĩnh cu ca tình yêu, cng đng và ánh sáng. Không nên có thc mc vì sao Giêsu có thc vào lch s và công b rõ ràng, "Ta là ánh sáng thế giới" ( Giăng 8:12 ).

Ánh sáng khuếch tán. Ánh sáng thâm nhp. Ánh sáng đang dò tìm. Ánh sáng đang tiết l. Ngay t đu trong Sáng thế ký, khi Đức Chúa Trời gi  ánh sáng hiện hũu. Rồi vào cui cùng trong Khi huyn 21:23, nơi mà chúng ta đc, "Thành phố không cần mặt trời, mặt trăng soi sáng, vì vinh quang của Đức Chúa Trời sáng toả, và Chiên Con là đèn của thành".

Steve Fazekas,



TIỂU DẪN HAI SÁCH I, II SỬ KÝ

Vua Giô-si-a xé áo khi nghe đọc luật pháp


Hai sách I, II Sử ký bàn về gia phả nhân lọai từ A đam đến Abraham và về tuyển dân Đức Chúa Trời từ Ahraham đến gia đình Sau-lơ, và lịch sử Israel từ vua Sau-lơ đến Israel hồi hương từ cuộc lưu đày. Tư tưởng trung tâm của hai sách nầy như sau:

Thứ nhất, chúng đưa ra niên đại học đầy đủ về chuyển động của Đức Chúa Trời trong lịch sử loài người bằng cách bao gồm gia phả từ A đam đến Samuel (so sánh niên đại học trong I, II Samuel và I, II Các Vua, đều bắt đầu với Samuel). Niên đại học nầy chỉ dẫn rằng chuyển động của Đức Chúa Trời trong lịch sử con người để chuẩn bị con đường cho Đức Chúa Trời thực hiện cuộc gia tể đời đời của Ngài trong nhân loại, là một sự việc không chỉ liên quan lịch sử của tuyển dân Đức Chúa Trời, nhưng cũng liên quan lịch sử toàn thể dòng dõi loài người (Mathio 1:1-17; Luca 3:23-38).

CHÚA TRỪNG PHẠT TỘI ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

Chặt vợ làm 12 mảnh
Mặc dù có việc giảng dạy của các nhà xã hội học, thế giới này không càng trở nên tốt hơn, nhưng thay vào đó càng phát triển tồi tệ hơn và tồi tệ hơn nữa. Càng có sự cố gây sốc về đạo đức, một sự sụp đổ hoàn toàn của đạo đức: nội dung khiêu dâm, đồng tính luyến ái, hiếp dâm, lạm dụng trẻ em, giết người, ngoại tình, và vô luật pháp. Sau đó, trong lắm Hội thánh tuyên xưng, có một " bề ngoài hình như kỉnh kiền, nhưng thực ra đã chối bỏ quyền năng của sự ấy." Trong những năm gần đây, cũng có một cuộc xâm lược của các quỷ vào văn hóa phương Tây của chúng tôi, việc đó đã dẫn đến các sự cố tai hại và bi thảm.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Tiểu Dẫn Các Sách Tiên Tri

Cá nuốt Jonah

Chúng tôi đã có như vậy, tiếp theo lịch sử, sự phát triển đạo đức của tấm lòng con người, và của Linh  của Đức Chúa Trời làm việc trong nhiều cách khác nhau trong tấm lòng của con người: đặc biệt trong Truyền đạo, tấm lòng của con người được làm cho nó thành một trung tâm, và cố gắng nuôi chính nó, trong Nhã ca, tấm lòng ra khỏi chính nó để vào  tấm lòng của Đấng Christ

Các tiên tri.

Trong các tiên tri này (ngoại trừ Giô-na, và, trong một nghĩa nào đó, Daniel), chúng ta tìm thấy những hành động của Linh Đức Chúa Trời ở giữa dân Ngài, để duy trì quyền uy và tính chất của sự kêu gọi ban đầu của họ, làm chứng chống lại việc dân chúng tẻ tách, và tiết lộ Đấng Messiah đang khi thiết lập chúng trong phước lành trên một thế đứng mới --do đó nâng đỡ đức tin của các người kỉnh kiền trong khi có sự bỏ đi của các đoàn thể, và tuyên bố phán quyết trên những người kiên trì trong tình trạng không trung tín.

DẪN LUẬN SÁCH I, II CÁC VUA

Vua Jeroboam


Điểm nổi bật của các sách lịch sử về Israel là chúng phô diễn cách chi tiết, theo lối tiêu biểu học, làm thế nào chúng ta kinh nghiệm Đấng Christ như miền đất tốt lành đã được Đức Chúa Trời ban cho chúng ta như phần hưởng của chúng ta. Thứ nhất, sách Giô suê bày tỏ cách chiếm hữu, chiếm lấy và gìn giữ miền đất. Sau đó, các sách Các quan xét, Ru tơ và I, II Samuel bày tỏ thêm nhiều bài học làm sao tiếp tục cư ngụ và vui hưởng miền đất tốt lành

MOSES ĐÃ VIẾT SÁNG THẾ KÝ KHÔNG?

Moses tại Ai Cập

Trong một nền văn hóa nơi mà Lời Chúa liên tục bị tấn công từ những người cả bên trong và bên ngoài hội thánh, chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng đưa ra bào chữa cho niềm hy vọng trong chúng ta. Trong loạt bài biện giáo nầy được thiết kế để cung cấp cho bạn những công cụ cần thiết để bảo vệ đức tin.

   Giới thiệu

Trong vài trăm năm qua, Thánh Kinh đã bị tấn công nghiêm trọng bởi những người hoài nghi khoa học và triết học của tất cả các loại. Trong thời đại khoa học này cuốn sách bị tấn công nhất của Kinh Thánh là Sáng thế ký, đặc biệt là mười một chương đầu tiên. Địa chất học lâu đời, Big Bang vũ trụ học, khảo cổ học thế tục, thần học tự do, và các sự tấn công triết lý vào phép lạ trong Kinh Thánh đã lừa dối nhiều người tin rằng Kinh Thánh không đúng sự thật và do đó không đáng tin cậy.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

RUTH – TĂNG TRƯỞNG ĐẾN MỨC TRƯỞNG THÀNH--8




ĐƯỢC ĐEM VÀO TRONG MỐI LIÊN HIỆP VỚI CHRIST



Khi Ruth chương ba kết thúc, Naomi nói rằng Boaz sẽ không yên nghỉ cho đến khi ông hoàn thành điều ông phải làm ngày hôm qua. Do đó, chương bốn bắt đầu với việc Boaz giải quyết với người bà con có quyền ưu tiên trên Ruth và di sản của nàng. Theo Phục Truyền 25: 5, người bà con gần nhất chịu trách nhiệm kết hôn với vợ của người nam đã chết để dấy lên con cái theo tên của người đã qua đời. Nếu không, di sản của người đã chết trong miền đất Israel có thể bị mất khỏi chi phái của mình (Dân 36: 7-8). Đây là chủ đích của cuộc giao dịch này.
Bây giờ vấn đề là: Người bà con gần nhất này đại diện cho ai? Người ta có thể tranh cãi rằng Ruth chính yếu muốn nói đến một câu chuyện đẹp, và các giáo lý không phải là đặc điểm của sách này. Theo cái nhìn này, khi Boaz nói: “Có một người bà con gần hơn ta”, điều đó chỉ giới thiệu thêm kịch tính và sự lãng mạn cho câu chuyện này. Tuy nhiên, rõ ràng Boaz đại diện cho Christ, và Ruth đại diện cho chúng ta. Vì vậy, điều đó phải có nghĩa là tuy niềm ao ước của Ruth hướng về Boaz và nàng dâng mình cho ông, nhưng có một người bà con gần với nàng hơn Boaz.

RUTH – TĂNG TRƯỞNG ĐẾN MỨC TRƯỞNG THÀNH--7



SỰ CHUẨN BỊ VÀO BAN ĐÊM

Trong Ruth chương ba, Naomi đã hướng dẫn Ruth rất cụ thể, vì bà nhận thức rằng đã đến lúc Ruth bước vào trong điều sẽ đem đến sự yên nghỉ cho nàng. Naomi thật sự quan tâm đến Ruth. Cho dù điều đó có nghĩa là bà có thể đánh mất mọi sự. Nhưng bà chăm lo cho sự thịnh vượng của Ruth hơn là của chính mình. Bà đã chiến đấu cho Ruth và hành động với ý định vì sự thịnh vượng của Ruth. Ý định của bà là tìm ra điều đem đến sự yên nghỉ cho Ruth (3: 1, Bản King James). Sự yên nghỉ đó cho Ruth là một con người-Boaz. Nhiều lần chúng ta có thể bám chặt một số người vì chúng ta cảm thấy ích lợi cho chúng ta và hội thánh. Nếu chúng ta quan tâm đến những điều họ có thể làm cho chúng ta nhiều hơn sự tăng trưởng thuộc linh của họ, thì chúng ta ngăn trở hội thánh trong việc thực tại hóa phước hạnh lớn hơn đi kèm với sự tăng trưởng của họ. Chúng ta phải vì lợi ích của người khác và xem xét điều gì tốt nhất cho họ chứ không phải họ có ích gì cho chúng ta.



Naomi nhận thức rằng giai đoạn tăng trưởng kế tiếp cho Ruth là tìm kiếm sự yên nghỉ với Boaz. Chúng ta phải chăm sóc cho những người ở với chúng ta theo cùng một cách. Thân vị của Christ có trở nên sự yên nghỉ của họ như Ngài đáng phải trở nên không?

RUTH – TĂNG TRƯỞNG ĐẾN MỨC TRƯỞNG THÀNH-4





TÌM THẤY SỰ PHỤC SINH



TRONG CÁNH ĐỒNG CỦA CHÚA


Ruth 1 kết luận với việc Naomi và Ruth trở về Bethlehem từ miền đất Moab “vào đầu mùa gặt lúc mạch” (câu 22). Ý định của họ là trở về với sự cung cấp của Đức Chúa Trời (câu 6). Sau mọi kinh nghiệm bi thảm của bà trong miền đất Moab, Naomi trở nên nhạy bén đối với chính Đức Chúa Trời và hành động của Ngài. Trước lúc này, Bethlehem chỉ là kho thực phẩm trên danh nghĩa. Tuy nhiên, bây giờ Bethlehem là nơi chính Chúa đã thăm viếng bằng cách ban cho dân Ngài bánh (câu 6). Kinh nghiệm trước đây của Naomi tại Bethlehem là kinh nghiệm về nạn đói và thiếu sự chúc phước của Chúa. Bây giờ, bà nghe về sự chúc phước của Chúa tại Bethlehem và nhận thức rằng khi có Chúa, bà có thức ăn, và nếu thiếu thức ăn, thì bà thiếu chính Chúa. Khi thiếu vắng Chúa, thức ăn có thể có hoặc không, nhưng khi chúng ta có sự hiện diện của Chúa, chắc chắn chúng ta cũng có nguồn cung ứng của Chúa.

RUTH – TĂNG TRƯỞNG ĐẾN MỨC TRƯỞNG THÀNH-1



SỰ TƯƠI MỚI

SAU SỰ THẤT BẠI, ĐÓI KÉM VÀ CHẾT



Thật tốt biết bao khi chúng ta có cơ hội này để đến với Lời Đức Chúa Trời một lần nữa! Chủ đích của sự nghiên cứu này là để có sự vui hưởng sâu hơn về sự sống, sự hiểu biết sâu hơn về lẽ thật và được làm hoàn hảo thêm nữa trong sự luyện tập của chúng ta và các tín đồ trong nếp sống hội thánh.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Tổng Thống Mỹ Obama chấp thuận vi mạch ( Con chip 666)

Các bạn yêu dấu của tôi, xin vui lòng đọc hết thông tin nầy VÀ XIN CHUYỂN THÔNG BÁO NẦY CHO NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA ĐỂ CÙNG BIẾT VÀ TỈNH THỨC !


Hãy đọc thông tin mới nầy và tỉnh thức, vì thật đúng theo KT đã nói trước rằng khi những điều nầy xảy ra thì chúng ta biết rằng quả thật ngày cuối cùng đã đến, vì Chúa Jesus phán rằng  ngày và giờ Chúa đến sẽ không ai biết ngoại trừ Cha trên trời. Đừng để Satan lừa dối khi tin rằng ngày Chúa chưa trở lại...và khi điều nầy xảy ra thì càng thêm bằng chứng rõ ràng chắc chắn cho chúng ta.


Israel: chìa khóa cho sự kết thúc thời đại

Chúa Jesus tái lâm

" Nầy, hãy học thí dụ nơi cây vả: vừa lúc nhành non, lộc nứt, thì các ngươi biết mùa hạ đã gần. Cũng vậy, khi các ngươi thấy những điều ấy xảy đến, khá biết rằng Con người đã gần, thật đang ở trước cửa " (Mác 13:28-29).

Nhìn vào thế giới xung quanh chúng ta. Há không có những dấu hiệu về sự sớm trở lại của Chúa và Cứu Chúa của chúng ta, đã không hiển thị theo Lời Thánh của Đức Chúa Trời trên các điều kiện của thế giới này sao? Những dấu hiệu là gì? Ta hãy liệt kê một vài:

1.Sự thối nát đạo đức của thế giới này. Mỹ là quốc gia cuối cùng trình bày chi tiết các nguyên tắc kỉnh kiền. Thật không may ngôi sao của nó đang mờ dần như niềm hy vọng lớn nhất cuối cùng của thế giới. Có vẻ giống cho đến một thành phố chói sáng trên một ngọn đồi, nhưng sự thối nát đạo đức sẽ đưa thành phố ấy vào hố sâu.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

TÓM TẮT HAI SÁCH I, II SAMUEL

Vua Saul và David

Nội dung của I, II Samuel là lịch sử của Samuel, Saul và David, mà tiếp tục lịch sử Các quan xét và là phần chủ yếu của đường hướng trung tâm trong lịch sử của Israel. Samuel là một người Lê-vi do sinh ra và là một người Na xi rê do dâng mình, ông đã trở nên một thầy tế lễ, một tiên tri và một quan xét. Ông đã đề khởi chức tiên tri thay thế chức tế lễ tàn úa, để phát ngôn cho Đức Chúa Trời, chấm dứt chế độ Quan xét, đem vương quyền đến, có Saul là một vị vua giữa vòng dân Israel theo cách tiêu cực, và David là vua theo lối tích cực.

THÁNH KINH VÀ CÁC CON SỐ---con số 1


Thánh kinh là logos của Đức Chúa Trời, là lời thường xuyên được Linh Đức Chúa Trời sử dụng gần 40 người viết ra cách chính xác về lẽ thật, lịch sử, địa lí, khoa học theo văn pháp và hình thức số mục có ý nghĩa. Chúa Jesus phán, “Vì quả thật, ta nói cùng các ngươi, mãi đến khi trời đất qua đi, một chấm một nét trong luật pháp hẳn không qua đi cho đến khi mọi sự thành tựu rồi.” (Math. 5:18).

Trong tiếng nói thanh tao, bóng bẩy, nhưng thiếu chính xác của tiếng Việt, chúng ta thường không nói rõ về số lượng ít hay nhiều. Tính chất số nhiều (plural) ít thể hiện rõ trong văn nói và văn viết của Việt ngữ. Trái lại, trong Kinh thánh cách diễn tả số nhiều hay số ít rất rõ ràng. Thí dụ, xem Khải 1:5b, 18, “Đấng thương yêu chúng ta, đã lấy huyết mình rửa các tội chúng ta,---- Ta sống cho đến đời đời vô cùng, cầm các chìa khoá của sự chết và Âm phủ”. Nhưng trong cả hai trường hợp nầy, bản Thánh kinh Việt văn chỉ dịch mơ hồ là “tội” và “chìa khóa” cách chung chung, thiếu mạo từ “các” để diễn tả số nhiều—mà số nhiều rất có ý nghĩa trong văn mạch.

Ý NGHĨA CỦA SÁCH RU-TƠ

Bô-ô và Ru-tơ

Ru tơ là phần phụ đính cho sách Các Quan Xét, xảy ra đồng thời với nửa phần đầu của sách Các Quan Xét. Sách Các Quan Xét là lịch sử khốn cùng của Israel, tối tăm, ngu dại; Ru tơ là văn kiện về câu chuyện cặp vợ chồng tuyệt vời, chói sáng và thơm tho. Tính chất chủ yếu trong câu chuyện nầy giống như đóa hoa huệ mọc lên từ trong bụi gai và như vì sao sáng trong đêm đen.

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

THÁNH KINH SỐ MỤC—CON SỐ 4


Con số 3 tiêu biểu Đức Chúa Trời tam nhất trong chức năng, và trong cuộc gia tể. Con số 3 cũng nói lên sự phục sinh của Đấng Christ, vì Ngài đã sống lại vào ngày thứ ba.

Con số 4 xuất hiện lần đầu tiên ở Sáng 2:10 “một con sông ra từ E đen để tưới vườn, và tại đó nó phân chia và trở thành 4 nhánh”. Đức Chúa Trời định ý 4 nhánh sông nầy, 4 con sông nầy sẽ tưới cả địa cầu, nên con số 4 tiêu biểu cho muôn vật thọ tạo. Bốn cái sừng nơi 4 góc bàn thờ đồng trong Cựu ước nói lên quyền năng của thập tự giá ảnh hưởng cả muôn vật (Xuất 27:2; 30:2).Giê 49:36 nói đến 4 phương trời, Khải 7:1 nói về 4 góc trái đất, cả hai đều tượng trưng trái đất

NỘI DUNG SÁCH CÁC QUAN XÉT

Ghi đê ôn

Theo phạm vi đầy đủ của Cựu Ước, tại núi Sinai, Đức Chúa Trời đã cưới Israel cách thuộc linh (Xuất 20). Trong quan niệm và khát vọng của Ngài, Đức Chúa Trời muốn làm Chồng đối với Israel, và Ngài muốn Israel làm Vợ cho Ngài, sống trong sự tiếp xúc rất thân thiết với Ngài trong  sự liên hiệp hôn nhân kỳ diệu nầy.

Khi viết các sách lịch sử, tiên tri Samuel đặt sách Các Quan Xét sau sách Giô suê, bày tỏ cho chúng ta loại sự sống mà Israel phải sống đối với Chồng mình. Như được tiết lộ trong sách nầy, Israel đã không có tấm lòng làm vợ  của Đức Jehovah.  Họ đã bỏ Đức Jehovah như Chồng mình và ra đi như một kỹ nữ, chạy theo các thần khác và thờ lạy chúng—2:11-13.17; 3:7; 8:33; 10:6; Giê 16;25; Exech. 16:15-26; Ô se 1;2;2:2).

Tiếp sau văn kiện về Giu đa va Ca lép trong 1:1-20, lịch sử Israel được ghi lại trong sách nầy đầy dẫy sự thối tha và hư hoại của một con điếm. Trong khi sách Giô suê đầy dẫy các chiến thắng kỳ diệu trên cư dân của Canaan trước mặt Đức Jehovah, sách Các Quan Xét là lịch sử Israel, đầy dẫy các thất bại khốn cùng dưới quyền các kẻ thù của họ trong khi lìa bỏ Đức Jehovah. Đây là ý nghĩa nội tại của sách Các Quan Xét.

Nội dung của sách Các Quan Xét bao gồm việc con cái Israel tin cậy Đức Chúa Trời, từ bỏ Đức Chúa Trời, bị kẻ thù họ đánh bại, ăn năn với Đức Chúa Trời trong cơn khốn khổ của họ, được các quan xét giải cứu và trở lại hư hoại nữa (1:1-2; 2:11-5:11). Điều nầy đã trở thành chu kỳ lặp lại 7 lần trong sách Các Quan Xét.

Thời Quan xét hỗn loạn tơi bời,
Đường tội lỗi dân cứ tới lui,
Không có vua nên họ tự quyết,
Phán quan chỉ giải cứu từng hồi.

G.C.   ngày  9-6-2013