Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

ĐỨC GIÊ-HÔ-VA SHALOM- Và GHÊ-ĐÊ-ÔN-


Các quan xét, 6:24, “Ghi-đê-ôn lập tại đó một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va và đặt tên là Giê-hô-va Sa-lôm”.
Tôi sinh ra tại xứ A-bi-ê-xê-rít, tại cây thông Óp-ra, thuộc chi phái Ma-na-se. Bố tôi tên là Giô-ách..Ông sinh ra bảy con trai, ai cũng có thân hình vạm vỡ, đẹp trai như các hoàng tử, và tôi là con út (Quan 8:18).
Trong khuôn viên của bố tôi có một bàn thờ Ba anh rất lớn, được dân chúng xây dựng từ nhiều năm rồi. Họ xây dựng trong đất của bố tôi vì bố tôi có cuộc sống nổi tiếng như một nhân sĩ trong vùng, gia đình giàu có bề thế, đất thổ cư rộng lớn..
Vào thời đó, đất nước tôi bị dân Ma-đi-an xâm lăng, chiếm cứ và đô hộ. Khi dân của chúng tôi gieo trồng lúa mạch hay lúa mì thì quân Ma đi an cướp phá trước ngày giờ đồng hương tôi thu hoạch vụ mùa. Nên một tình trạng thiếu thốn bần cùng xảy ra cho dân tộc tôi, nhất là cho chi tộc Ma-na se, vùng đất tôi đang sinh sống.
Ngoại hình của tôi lực lưỡng, điển trai, nhưng tánh tôi ưa nhát sợ, như đàn bà. Nhưng vì sự sinh tồn của bố mẹ tôi và những người nhà, tôi phải bạo dạn cùng các tôi tớ lén cắt nhiều bó lúa mạch đem về giấu trong hầm ép rượu nho, và dùng tay mình đập lúa từ từ. Nên ngày kia khi tôi đang đập lúa trong hầm, một vị Thiên Thần ánh sáng chói lòa hiện ra gần bên tôi. Ông khen tôi là dõng sĩ. Người uỷ nhiệm công cuộc đánh đuổi quân xâm lăng và giải phóng đất nước cho tôi. Sau khi tôi dâng con dê con làm của lễ thiêu. Và sau khi thấy thiên sứ đó giơ gậy chạm vào của lễ và làm cho nó bốc cháy, thiên sứ biến hình đi, tôi nhận biết đó chính là Chúa Giê-hô-va mà tổ tiên tôi từng kể chuyện.Tôi đặt tên bàn thờ đó là Giê-hô-va Shalom.- Giê hô va Bình an..
Đố các bạn biết lý đo tôi đặt tên bàn thờ là Giê-hô-va Bình An.? Vì tôi có tính nhút nhát, ưa sợ nầy nọ, không có sự bình an trong lòng về công cuộc giải phóng đất nước, nên muốn nhờ vào danh thánh nầy làm chỗ dựa và lấy lại sự bình an và trấn tỉnh tâm hồn nhát sợ bẩm sinh của mình..
Tối hôm đó, Chúa phán với tôi phải bắt con bò của cha tôi, để sau khi đập phá bàn thờ của Ba-anh trong đất của ông, tôi nên dâng con bò trên bàn thờ Giê-hô-va Shalom và dùng gỗ của tượng Ba anh làm củi. Cũng vì tánh nhát sợ, nên tôi phải gom 10 người tôi tớ trong nhà và đợi ban đêm chúng tôi mới thi hành theo lệnh của Chúa.
Tôi vẫn còn lo sợ, còn hoài nghi, nên thử Chúa đến hai lần bằng tấm lông chiên. Linh của Chúa cảm dộng, giáng xuống trên tôi, tôi cảm thấy trong mình rất phấn khởi và có sự can đảm tươi mới. Tôi thổi kèn tại quê qiuán, hết thảy trai tráng trong huyện của tôi hiệp lại với tôi rất đông. Tôi sai các đầy tớ thân tín đi khắp chi phái Ma-na-se, và vài chi phái khác như A-se, Sa-bu-lôn, Nép ta li mời dân chúng theo tôi đánh giặc. Chúa cứ nhắm vào tính thiên nhiên ưa nhát sợ của tôi mà tấn công. Chúa nói với tôi: ‘ba mươi hai ngàn người ở với con là quá đông. Ta không muốn dùng số đông đánh trận, kẻo sau khi thành công họ tự khoe về sức lực của số đông trong dân mình’..
Chúa bảo tôi tuyên triệu cùng họ, “Ai cảm thấy run sợ và kinh hãi, thì hãy rời khỏi núi Ga-la-át mà trở về nhà đi”. Hai mươi hai ngàn người đã trở về nhà . Sứ điệp nầy làm tôi nhột nhạt, vì chính tôi cũng là một người run sợ và kinh hãi như họ. Nhưng Chúa lại trắc nghiệm 10 ngàn người còn lại qua việc cho họ xuống mé nước để uống nước. Chúa chỉ chọn 300 người lấy tay vốc nước mà uống, ngụ ý họ có tính cảnh giác. Còn 9.700 người kia cúi đấu uống nước mà bỏ vủ khí. Dù cảm thây Linh của Đức Giê-hô va đang ngự trên minh, nhưng với số sĩ tốt có 300 ai mà không run rẩy.
Sau đó, Đức Giê-hô-va Shalom đã khẳng định hứa với tôi: “Hãy trỗi dậy, đi xuống tấn công trại quân Ma-đi-an, vì Ta đã phó chúng vào tay con”. Theo lý trí tôi hiểu rằng Chúa đã ban cho sự toàn thắng rồi, nên tôi đi lần nầy là cùng 300 anh em chiến đấu trong sự chiến thắng rồi của Chúa, chớ không cố chiến đấu để giành chiến thắng..Chúa là Đấng kêu gọi tôi, dư biết rõ tánh tình thiên nhiên của tôi nên Ngài bảo: “Còn nếu con sợ không dám tấn công thì hãy cùng đầy tớ con là Phu-ra đi xuống trại quân. Con sẽ nghe những gì chúng nói, sau đó con sẽ mạnh dạn mà tấn công trại chúng.”.
Thầy trò tôi đã bò trong đêm tối, lén tiếp cận trai quân địch: Ngày khi đến đó, thầy trò tôi nghe cuộc nói chuyện về giấc mơ của hai tên lính liên quan chiếc bánh lúa mạch kỳ lạ. Nghe xong, tôi cảm thây trong mình có sức mạnh phi thường. Tôi vội sấp mình xuống đất thờ lạy Chúa rồi trở về nhà kêu gọi 300 anh em ra quân. Ô sự chiến thắng khải hoàn đã đến!. Ngợi khen Đức Giê-hô-va Shalom đã vui dùng một con người, bề ngoài thì có ngoại hình nhưng bên trong thì là một tâm hồn chết nhát cố hữu.Tôi thuộc trong đoàn thể những người mặc cảm về mình, người không dám tin lời hứa chiến thắng của Chúa. Ôi nếu tôi đã nghe được những sư suy nghĩ, những đánh giá của địch quân về chúng tôi trước, thì tôi đâu có đôi ba phen thử Chúa.
Suốt 40 năm còn lại của cuộc đời, tôi mãi suy gẫm và thờ lạy Đức Giê-hô va Shalom. Đấng đã vui dùng một con người chết nhát, thần kinh yếu ớt suy nhược di truyền để làm nên công việc hiển hách cho Danh Ngài. Vì cái tên Ghê-đê-ôn chỉ có ý nghĩa là “người đốn cây” tầm thương mà thôi. Người khen Đức Giê-hô-va Shalom. A men.
MK.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

THƯƠNG YÊU NGƯỜI LÂN CẬN-

Mathio 22: 37-40, “Đức Chúa Jêsus đáp:“‘Ngươi phải hết lòng, hết tâm hồn, hết sự hiểu biết mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.’ Ấy là điều răn thứ nhất và quan trọng hơn hết. Còn điều răn thứ hai cũng giống như vậy: ‘Ngươi phải yêu người lân cận như chính mình.’ Tất cả luật pháp và lời tiên tri đều tùy thuộc vào hai điều nầy.”.

 Động từ “kính mến“ và “yêu” trên đây đều là agapao-- tình thương yêu thần thượng, mà chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể thao tác được.

--& Thương yêu Chúa là Đức Chúa Trời:: “Hết lòng, hết tâm hồn, hết sự hiểu biết mà thương yêu Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” (Greek).-- Mác 12:30, “Ngươi phải hết lòng, hết tâm hồn, hết tâm trí, hết sức lực mà thương yêu (agapao) Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.’

 Chúa muốn chúng ta “agapao” (thương yêu) Đức Chúa Trời với hết cả tấm lòng, hết cả tâm hồn, hết cả tâm trí, hết cả sức lực. Lu ca 10:27 cũng chép như vậy.

 Trong Nhã ca 8:6, Sa lô môn nói tình yêu thương mạnh như sự chết. Bạn có kinh nghiệm hay thấy những cặp nam nữ đang yêu nhau tha thiết, nóng cháy chưa?. Họ dành hết sức mạnh, tâm trí, sự suy nghĩ, trí khôn, hết cả tấm lòng, hết cả tâm hồn, hết cả tình cảm, hêt cả thì giờ để thương yêu bạn mình. Chúa Giê su muốn chúng ta thương yêu (agapao) Đức Chúa Trời như vậy.. Anh em đã đáp ứng nổi đòi hỏi nầy chưa?

--& ”Ngươi phải yêu thương (agapao) người lân cận như chính mình”:.

 Truyền thống giáo hội dạy dỗ chúng ta “kính Chúa“ và “yêu người” và tưởng yệu thương người đây là yêu thương đồng hương, đồng loại, đồng bạn trong hội thánh và ngoài hội thánh. Tôi xin quả quyết rằng ngụ ý của Chúa Giê-su không phải như vậy.

Vì mỹ đức Cơ đốc nhân chúng ta phải yêu mến kẻ thù được chép ở Mathio 5: 44, “Nhưng Ta bảo các con: Hãy thương yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con”. Còn 1 Cô-rinh-tô 13 bàn luận rất đầy đủ về tình thương yêu agape của chúng ta đối với mọi Cơ Đốc nhân khác, mà tôi tin và biết rằng  95% anh em chúng ta không thể thức hành nổi-- thí dụ tình thương agape Cơ Đốc trong câu: “Tình yêu thương hay nhịn nhục, tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương không ghen tị, không khoe mình, không kiêu ngạo, không cư xử trái lẽ, không kiếm tư lợi, không nhạy giận, không nuôi dưỡng điều dữ, không vui về điều bất công, nhưng vui trong sự thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, hi vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự” (1Cor. 13:4-7)..

 Tôi xin trắc nghiệm tình thương yêu agape của anh như sau: - anh em lấy tên của mình thay thế vào các chữ “tình yêu thương” trong các câu kinh thánh 1 Cor 13: 4-7, và đọc lên xem mình có thực hành được như vậy không?!

 Trở lại vấn đề thương yêu người lần cận mà Chúa Giê-su đề cập-“Ngươi phải yêu thương (agapao) người lân cận như chính mình”:.

 Ai là người lận cận của các anh em? Trong khi kết luận câu chuyện về Người Sa-ma-ri nhân lành ở Lu ca 10, sử gia Lu ca chép, “Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ mình là công chính nên thưa với Đức Chúa Jêsus: “Ai là người lân cận tôi?” - Ông hỏi Chúa Giê-su ai là người lân cận của ông. Rồi sau khi kể câu chuyện về nạn nhận bị trấn lột, nằm dở sống dở chết bên đường đi, Chúa lại hỏi ông :”Theo ngươi nghĩ, trong ba người đó, ai là người lân cận với kẻ bị cướp?” Luật gia thưa: “Ấy là người đã bày tỏ lòng thương xót đối với nạn nhân.” Đức Chúa Jêsus phán: “Hãy đi, làm theo như vậy.”

 Ông nầy được sáng tỏ rằng Người lân cận mà ông phải thương yêu là Người Sa- ma- ri nhân lành,.Vì dân Do thái thời đó từng nói ngay mặt Chúa: “Những người Do Thái đáp: “Chúng tôi nói Thầy là người Sa-ma-ri và bị quỷ ám, không đúng lắm sao?” Đức Chúa Jêsus trả lời: “Ta không bị quỷ ám” (Giăng 8:48-49). Chúa đáp rằng Ngài không bị quỷ ám, nhưng Ngài làm thinh về việc họ chụp mũ Ngài là người Sa- ma- ri. Thực ra Chúa không phải là Người Sa ma ri theo nghĩa đen, nhưng là Người Sa ma ri trong câu chuyện Người Sa- ma- ri nhân lành ở Lu ca 10..

 Chúa kết luận với thầy thông giáo trong Lu ca 10. “Hãy đi, làm theo như vậy.”. “Làm như vậy” là phải thương yêu Người Lân cận, là thương yêu chính Ngài. Tôi hoài nghi vào ngày hôm ấy nhà thông giáo ấy hiểu ra rằng chính Chúa Giê su là Người lân cận mà ông phải hết lòng thương yêu.

-- & Kết luận:  Trong Thi thiên số 2, những câu  trên thì nói về Đức Giê Hô va và Đấng chịu xức dầu của Ngài, là Chúa Giê-su, nhưng trong phần cuối của thi thiên nầy kêu gọi chúng ta: “Hãy hôn Con, kẻo Người nổi giận Và các ngươi sẽ bị hủy diệt trong đường lối mình, Vì cơn thịnh nộ của Người sẽ nhanh chóng bùng lên”. Sách Khải huyền . bày tỏ về cơn thịnh nộ của Chiên Con và về Chúa Giê su, Chiên Con Đức ChúaTrời, là Thường Vụ Viên của Đức Chúa Trời Ba Một. Bạn ơi, chúng ta hãy “hôn Ngài” hãy thương yêu Ngài tha thiết, Ngài là Người Lân Cận đến từ trời, là Em- ma- nu- ên, ở gần cùng chúng ta , để chúng ta dễ tiếp cận và dễ thương yêu.

 Hãy hết lòng, tâm hồn, trí khôn, tâm trí, sức mạnh mà thương yêu Đức Chúa Trời Đấng không thấy được và đồng thời cũng phải thương yêu Chúa Giê Su, Người Lân cận đang ở bên cạnh chúng ta hôm nay. A men.

Minh Khải 26-202022

 

 

 

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Trình Bày Sai Sự Thật - Giá Của Lòng Trung Thành-

1 Samuel 17:28, "Nhưng Ê-li-áp, anh cả, nghe Đa-vít nói vậy thì nổi giận với chàng, và nói: “Tại sao mầy đến đây? Mầy bỏ mấy con chiên trong hoang mạc cho ai? Tao biết tính kiêu ngạo và sự độc ác của lòng mầy. Vì muốn xem đánh nhau nên mầy mới đến đây.”

Nê hê mi 6: 6-7, "Trong thư viết: “Trong các dân tộc người ta nghe đồn và chính Gát-mu cũng nói rằng ông và người Do Thái âm mưu dấy loạn nên mới xây sửa tường thành, và cứ theo lời đồn đó thì ông muốn lên làm vua của họ. Ông đã lập những nhà tiên tri để công bố tại Giê-ru-sa-lem về ông rằng: ‘Có một vua trong xứ Giu-đa!’
-
Đa-vít đã phải đau khổ vì lòng sùng kính Đức Chúa Trời. Người này, người một mình thấy tầm quan trọng của công việc mà ông ta phải làm, người này một mình có những ý nghĩ về Chúa trong lòng, những quan niệm về Chúa, cảm xúc của Chúa, cái nhìn sâu sắc về Chúa; Người ở giữa tất cả dân Y-sơ-ra-ên trong ngày đen tối của sự yếu đuối và suy tàn về thuộc linh này đã đứng về phía Đức Chúa Trời, nhìn mọi sự theo cách chân thật, đã phải chịu đựng điều đó.
Khi ông ấy đến hiện trường, và với nhận thức và cái nhìn sâu sắc về những gì đang bị đe dọa phản bội chính mình trong sự phẫn nộ của ông ấy, cơn thịnh nộ của ông ấy, lòng nhiệt thành của ông ấy đối với Chúa, bắt đầu thách thức điều này, các anh em của ông ấy đã phản đối ông ấy. Làm sao? Theo cách tồi tệ nhất đối với bất kỳ người nào như vậy, cách được tính toán nhiều nhất để lấy lòng bất kỳ tôi tớ chân chính nào của Đức Chúa Trời. Họ áp đặt những động cơ sai trái. Họ nói thực tế: Bạn đang cố gắng tạo ra một con đường cho chính mình; cố gắng để có được sự công nhận cho bản thân; cố gắng để được dễ nhìn thấy! Bạn chỉ bị thúc giục bởi những sở thích cá nhân, những tham vọng cá nhân! Đó là một đòn tàn nhẫn.
Mọi người chống lại kẻ đã chiếm đoạt vị trí của Đức Chúa Trời theo bất kỳ cách nào, và đứng một mình cho Đức Chúa Trời chống lại các thế lực thịnh hành, đều phải chịu đòn đó. Người ta nói với Nê-hê-mi rằng: Bạn đang cố gắng tạo nên danh cho mình, để được các nhà tiên tri đặt bạn ở trên cao và rao truyền khắp đất nước rằng có một người vĩ đại tên là Nê-hê-mi ở Giê-ru-sa-lem! Những điều tương tự đã được nói với Phao-lô.
Trình bày sai là một phần của giá cả. Trái tim của Đa-vít không có bất kỳ thứ gì giống như bất kỳ trái tim nào có thể có được. Ông ta đã chú tâm đến Chúa, vinh quang của Chúa, sự hài lòng của Chúa, nhưng ngay cả như vậy, loài người sẽ nói: Tất cả là vì bản thân, danh riêng, danh tiếng, địa vị của chính mình. Điều đó được tính toán nhiều hơn để lấy lòng một người hơn là một sự phản đối công khai. Giá như họ ra sân và chiến đấu một cách công bằng và sòng phẳng! Nhưng Đa-vít đã không khuất phục; người khổng lồ! Cầu xin Chúa ban cho chúng ta một tấm lòng giống như Đa-vít, vì đó là tấm lòng giống như tấm lòng của Ngài.
Chúng ta thấy nơi Đa-vít phản ảnh Chúa Giê-su, Đấng đã bị ăn mòn bởi lòng nhiệt thành đối với Nhà của Chúa, Đấng đã trả giá cho lòng nhiệt thành của Ngài, và theo một nghĩa nào đó, trên tất cả những người khác, là Người đẹp lòng của Đức Chúa Trời.

ĐA-VÍT CĂM GHÉT XÁC THỊT KHÔNG CẮT BÌ-

Đa-vít nổi bật với tư cách là người vừa lòng Đức Chúa Trời. Đó là điều được ghi nhận trong hành động công khai đầu tiên của Đa-vít tại thung lũng Ê-la. Tất nhiên, chúng ta đề cập đến cuộc thi dấu của anh ấy với Gô-li-át. Hành động công khai đầu tiên này của Đa-vít là một hành động đại diện và bao hàm, giống như cuộc chinh phục Giê-ri-cô với Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời dự định rằng những gì đúng ở Giê-ri-cô phải đúng với mọi cuộc chinh phục khác sau đó, mà nền tảng phải là một đức tin tuyệt đối; chiến thắng nhờ đức tin, chiếm hữu nhờ đức tin.

Cuộc thi đấu của Đa-vít với Gô-li-át là như vậy. Nó tập hợp đầy đủ mọi thứ mà cuộc đời của Đa-vít muốn thể hiện. Đó là sự tiết lộ toàn diện hoặc tiết lộ trái tim của Đa-vít. Ông là một người vừa lòng Đức Chúa Trời. Trong trường hợp của Đa-vít, trái tim mà Đức Chúa Trời đã nhìn thấy thì đã được tiết lộ trong cuộc tranh tài với Gô-li-át, và chính trái tim đó đã khiến Đa-vít trở thành người theo đuổi trái tim của Đức Chúa Trời suốt phần đời sống còn lại của ông
.
Gô-li-át là gì? Anh ta là ai? Anh ta là một nhân vật khổng lồ mà đằng sau anh có tất cả những người Phi-li-tin ẩn núp. Anh ấy là một cái toàn diện, một cái bao hàm; trong thực tế, toàn bộ lực lượng Phi-li-tin; vì khi thấy vị tướng của mình đã chết, họ bỏ chạy. Điển hình người Phi-li-tin là gì? Chúng đại diện cho cái rất gần với những gì thuộc về Chúa, luôn ở gần, luôn tìm cách lấn tới những gì của Chúa; để nắm bắt, nhìn vào, tìm hiểu, khám phá những điều bí mật của Đức Chúa Trời.

Họ luôn tìm cách khám phá những bí mật của Chúa, nhưng luôn luôn theo đuổi một cách tự nhiên. Chúng được gọi là dân "chưa cắt bì" Đó là những gì Đa-vít đã nói về Gô-li-át: “Người Phi-li-tin chưa cắt bì này.” Qua cách giải thích của Phao-lô, chúng ta biết rằng điều điển hình đó có nghĩa là đời sống tự nhiên không được cắt bì. Đời sống tự nhiên luôn tìm cách nắm bắt những điều của Đức Chúa Trời ngoài công việc của thập tự giá; vốn không công nhận Thập giá. Họ đặt thập tự giá sang một bên, và nghĩ rằng nó có thể tiến hành mà không cần thập giá vào những việc của Đức Chúa Trời. Họ vốn bỏ qua sự thật rằng không có con đường nào vào những điều của Thánh Linh Đức Chúa Trời ngoại trừ việc qua Thập tự giá như một điều đã trải qua, như một sức mạnh phá vỡ sự sống tự nhiên và mở ra một con đường cho Thánh Linh.
Để trở thành một người vừa lòng Đức Chúa Trời, chúng ta phải là những người có một sự căm ghét hoàn toàn đối với cuộc sống tự nhiên, không được cắt bì.
T.A. S.

CON SỐ MƯỜI-十-

Sáng thế ký 31: 41, "Hai mươi năm con ở trong nhà cha là thế đấy. Con phải giúp việc cho cha mười bốn năm để được hai cô con gái của cha, sáu năm để có được bầy súc vật từ bầy của cha, mà cha còn thay đổi tiền công của con đến mười lần".
Khải huyền 17:12, "Mười sừng mà ngươi đã thấy là mười vua chưa nhận được vương quốc, nhưng họ sẽ nhận được vương quyền cùng với con thú trong một giờ". Mười ngón chân trong pho tựng khổng lồ ở Đa-ni-ên 2 và 10 sừng của con thú có cùng một ý nghĩa, vương quốc 10 vua của antichrist, tuyệt đỉnh của văn minh Nim-rốt-
Mỗi con số trong Kinh thánh đều có ý nghĩa, như 1, 2, 3,4....10, 40, 70.... Hôm nay tôi bàn luận con số 10. Con số 10 nói lên sự phát triển của con người đến chỗ tuyệt đỉnh cả về mặt công nghĩa hay gian ác, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực. Sự gain ác của La-ban đến chỗ cực ác khi thay đổi công giá của con rễ đến 10 lần. Lạ lùng thay tục ngữ Viết Nam chúng ta có câu: "nọc người bằng 10 nọc rắn".
Nền văn minh của nhân lọai sẽ lên đến tuyệt đỉnh trong vương quốc gồm có 10 tiều vương quốc tại  châu.
1- Tiếng Hebrew: chữ עֶשֶׂר, phiên âm là ‛eśer , đọc là eh'-ser, có nghĩa là mười.
2. Tiếng Hi lạp: δέκα, phiên âm là deka, đọc là dek'-ah. người Anh phiên âm là ten, là 10.
2- Tiếng Trung Hoa:
--Chữ 十, người Việt Nam đọc là thập, có nghĩa là 10 và cũng có nghĩa là đủ hết, ngụ ý con số 10 là sự đầy đủ nhất.
--Chữ 古, Người Việt Nam đọc là cổ, nghĩa là ngày xưa, cổ xưa. Các bạn có suy nghĩ ý nghĩa của chữ thập 十 đứng trên chữ khẩu 口 có hàm ý nghĩa gì không? Lời nói hay sự việc gì truyền khẩu, nói từ đời nầy qua đời kia, đến 10 đời, thì đó là việc cổ xưa rồi. Tại sao không truyền 5 đời hay 8 đời, mà truyền 10 đời?
-- Chữ 計, người Việt nam đọc là kế, kế sách, mưu kế. Chữ 計 gồm có chữ ngôn, là lời nói 言, và chữ thập 十, là 10, đứng kế bên. Ngụ ý phải có đầy đủ 10 lời, 10 sự mưu tính, 10 phương sách mới được gọi là kế.
Tại sao các nhà thông thái Trung Hoa cho rằng 10 là con số của sự đầy đủ tuyệt đối. Họ đã biết rõ tứ A Đam đến Nô-ê thì có 10 đời là : A-đam, Sết, Ê-nót, Kê-nan, Ma-ha-la-le, Giê-rệt, Hê-nóc, Mê-tu-sê-la, Lê-méc, Nô-ê. Đến đời Nô-ê, tội ác con người thời đó đã lên đến cực đỉnh, phát triển đến mức đại ác. Nô-ê là đời thứ 10, là nhân vật chuyển đổi thời đại- từ nhân loại cũ sang nhân lọai mới. Nhân loại nầy tồn tại đến hôm nay.
Các nhà thông thái thấy Chúa chuyển đởi nhân loại vào thế hệ thứ 10, nên họ lấy con số 10 làm con số phát triển đầy đủ. E-xơ-ra là một thầy thông giáo, một học giả bậc thầy cũng dùng đủ 10 chữ là: luật pháp, chứng cớ, đường lối, giềng-mối, điều răn, sự xét-đoán , lời, mạng-lịnh, luật-lệ, đoán ngữ trong Thi thiên 119, dài 176 câu, đển miêu tả 10 phương diện của Kinh thánh.
Tất cả các tư tưởng trên nói lên con số 10, là con số đầy đủ trong sự phát triển về mặt tích cực và tiêu cực. Ngợi khen Chúa đã dùng các nhà thông thái Trung Hoa, sáng chế ra hai chữ CỔ và KẾ, hàm chứa một ý nghĩa rất là thâm thúy về con số 10.
MK. 20-2-2022-
Không có mô tả ảnh.

KHỔ ĐẮNG- PAIN- 苦 .

Chúa phán với A-đam: “Vì con đã nghe theo lời vợ, Ăn trái cây mà Ta đã ra lệnh cấm ăn, Nên đất đai sẽ vì con mà bị nguyền rủa; Con phải khổ nhọc suốt đời mới có miếng ăn từ đất sinh ra. Đất sẽ sinh gai góc và cây tật lê, Và con sẽ ăn rau cỏ ngoài đồng ruộng. Con phải làm đổ mồ hôi trán Mới có miếng ăn Cho đến ngày con trở về đất, Là nơi con từ đó mà ra. Vì con là cát bụi, Con sẽ trở về với cát bụi" (Sáng thế kí 3:17-19)
Nỗi đau khổ của A- đam sẽ đến từ công việc lao động kiếm ăn của ông ấy giữa những bụi gai và cây tật lê. Chữ ku trong tiếng Trung Hoa--người Việt nam đọc là "khổ"-- cho thấy những chiếc gai và cây tật lê này là cỏ dại cổ xưa. Hơn nữa, bức ảnh có thể thực sự cho thấy A-đam đang tự kiếm ăn giữa những đám cỏ dại này, vì chữ viết Trung quốc cổ đại có thể mở rộng thêm để hiển thị con số 10 十 (có lẽ là 10 ngón tay) và miệng 口 của ông ta.
Chữ 楛 - khổ - nầy có nghĩa đau buồn, đau khổ, cay đắng. Dựa vào ý tưởng trong lời Chúa nói cùng A-đam ở Sáng 3: 17-19, các nhà thông thái Trung Hoa gom ba chữ: 1/ Thảo-艹- là cỏ. 2/ 十- thập= 10 . 3/ 口, khẩu, miệng.. Họ ngụ ý hai bàn tay 10 ngón phải lao động cực nhọc, cay đắng giữa rau cỏ, gai góc, cỏ dại mới có lương thực để cho cái miệng ăn. Đó là nỗi đau khổ khi lao động trong kíếp củ con người khi còn sống trên đất.
Khoảng 1000 năm sau, Chúa soi sáng cho Môi se dùng chữ Hê bơ rơ viết chữ "khổ nhọc" đó trong Sáng thế kí 3: 17 là: עִצָּבוֹן, phiên âm là ‛itstsâbôn, đọc là its-tsaw-bone'. Tự điển Hebrew dịch chữ nầy là: worrisomeness, that is, labor or pain, sorrow, toil-- lo lắng, mệt mỏi, lao tác, đau đớn, vất vả. Ngũ cốc, trái cây họ thu hái được không ngon ngọt như khi còn ở trong vườn Ê-đen. Có nhiều trái đắng, trái chát.
Không có mô tả ảnh.

TỔ TIÊN--ANCESTOR- 祖先-

1. Tiếng Hebrew : Sáng thế ký 4:20, 10:21.
Chữ :אָב, phiên âm là 'âb, đọc là awb, có nghĩa là father in a literal and immediate, chief, (fore-) father, cha, tổ phụ., người cha đầu tiên.
2. Tiếng Hi-lạp: Mathio 23:30, Heb. 1:1;
Chữ πατήρ, phiên âm là patēr, đọc là pat-ayr', nghĩa là “father” (literally or figuratively, near or more remote): - father, parent.-- cha, ông tổ.
3. Tiếng Trung Hoa:
Hai chữ Hebrew và Hi lạp trên đây đồng nghĩa với chữ 祖. Người Hoa đọc là shu (tổ). Họ thêm một chữ 先 ( tiên), nên họ nói 祖先-, ông tổ (cha) trước nhất, xa hơn nữa.
Khi chúng ta chiết tự chữ 祖. (tổ) thấy nó có hai chữ ghép lại: là God đứng kế bên và chữ moreover, xa hơn nữa.
Là người đầu tiên, A-đam là tổ tiên chung của chúng ta. Zu, một từ ngữ tiếng Trung Hoa có nghĩa là "ông Tổ", tiết lộ chi tiết về bản chất của A-đam. Các thành phần của từ ngữ tiết lộ theo nghĩa đen A-đam là đức chúa trời xa hơn nữa đối với nhân loại. Hãy xem xét những gì Đức Chúa Trời đã nói về việc tạo ra A-đam:
Sáng thế ký 1:26-27, "Đức Chúa Trời phán: “Chúng Ta hãy sáng tạo nên loài người theo hình ảnh Chúng Ta và giống như dạng Chúng Ta, ...Đức Chúa Trời sáng tạo loài người theo hình ảnh Ngài. Ngài sáng tạo loài người theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Ngài sáng tạo người nam và người nữ."
A-đam có hình ảnh bên trong giống bản tánh Đức Chúa Trời, như vào lúc ấy ông vô tội, khôn ngoan, biết suy nghĩ..và giống như dạng Đưc Cha Trời là dạng của Chúa Giê-su. Dù 4000 năm sau Chúa Giê-su mới hiện hữu trên trái đất, nhưng như Colose 1:15 nói, thì Đức Chúa Trời đã tạo ra thân thể của Chúa Giê-su từ trước khi có muôn vật, và thiên sứ.
Tóm lại A-đam mang hình ảnh bên trong và hình dạng bên ngoài của Đức Chúa Trời, nên ông là ông tổ, người cha đầu nhất, xa hơn của nhân loại.
Có thể là hình ảnh về văn bản